Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ hán trong chương trình ngữ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.94 KB, 14 trang )

Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7
Lời giới thiệu
Dạy học là một nghệ thuật mà trong đó việc sử dụng ngôn từ, vận dụng
các phương pháp phải hết sức tinh tế, linh hoạt mới có thể truyền tải tới học sinh
một khối lượng kiến thức nhất định. Mỗi bài học là một cánh cửa tri thức mà
nhiệm vụ của người giáo viên là cần định hướng cho học sinh chiếm lĩnh trọn
vẹn trên tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
Môn Ngữ Văn có đặc thù của một bộ môn thuộc khoa học xà hội nên khối
lượng kiến thức rộng. Để nắm bắt hết giá trị nghệ thuật, n ội dung của một tác
phẩm văn học đòi hỏi phải kết hợp với nhiều lĩnh vực kiến thức khác như: lịch
sử, địa líĐặc biệt với những tác phẩm văn học nước ngoài, văn học cổ để hiểu
đúng, hiểu chính xác nội dung của tác phẩm là cả một vấn đề không đơn giản
chút nào. Nếu người giáo viên đứng lớp không nắm bắt hết nội dung tư tưởng
của tác phẩm hoặc hiểu sai lệch, phiến diện về tác phẩm ắt sẽ dẫn tới việc định
hướng cho học sinh không chính xác. Điều này rất nguy hiểm trong dạy học Ngữ
Văn. Tuy nhiên hiện nay Bộ Gi áo Dục và Đào Tạo đà cung cấp cho giáo viên
cuốn Chuẩn kiến thức kỹ năng để giúp cho giáo viên định hướng chính xác
mục tiêu mỗi bài học từ đó sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối
tượng học sinh của mình để mỗi giờ giảng có hiệu quả cao nhất .
Tuy nhiên, để có một tiết giảng văn thành công, học sinh hiểu chắc và vận
dụng tốt lý thuyết vào làm bài tập là cả một quá trình xuyên suốt của các khâu
lên lớp, rèn kĩ năng cho học sinh của mỗi giáo viên.
Trong chương trình ngữ văn THCS bản thân tôi t hấy việc giảng dạy thơ
chữ Hán dịch Việt đối với giáo viên(nhất là giáo viên trẻ) còn có nhiều khó khăn.
Điều này có thể lí gi¶i bëi mét sè lÝ do sau:
+ Thø nhÊt do các văn bản thơ chữ Hán đều có thời gian ra đời từ những
thế kỷ trước. Đó là những tác phẩm còn lưu giữ được nên thường tiêu biểu có giá
trị nội dung và nghệ thuật cao.
+ Thứ hai do sự hiểu biết, kinh nghiệm giảng dạy thể loại này của giáo
viên còn nhiều hạn chế. Chưa có thời gian trau dồi các tài liệu liên quan, chưa
hiểu sâu về hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm.


+ Thứ ba do tác phẩm đà được dịch nên việc giảng dạy rất khó khăn khi
giáo viên hầu hết chỉ dạy phần dịch thơ mà lướt qua phần phiên âm và dịch nghĩa
điều này trong một phạm vi nhất định sẽ không làm sáng rõ và truyền tải hết
những nét đặc sắc của tác phẩm.
Vì vậy tôi xin được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một vài kinh nghiệm
của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn THCS. Với mong
muốn được góp một tiếng nói riêng vào phong trào chung Đổi mới phương pháp
dạy học của giáo dục Lương Tài.

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao

1


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7
I. phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
a. Khách quan:
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xà hội, môn văn có tầm quan trọng
trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là
môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các
môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và
ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đạt ra yêu
cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học v ới hành, gắn kiÕn thøc
víi thùc tiƠn hÕt søc phong phó, sinh ®éng của cuộc sống.
Đổi mới dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu c ầu của một đất nước trong
giai đoạn phát triển mới, đồng thời nhằm cải thiện tình trạng trì trệ của việc dạy
học hiện nay đang là yêu cầu và cũng là niềm mong mỏi của đội ngũ giáo viên.
Chương trình THCS mới với những thay đổi quan trọng chính là một khâu then
chốt của quá trình này.

Căn cứ định hướng chung, chương trình ngữ văn THCS quán triệt các yêu
cầu: tích hợp, tích cực, giảm tải. Sự thay đổi một cách toàn diện cả về cầu trúc,
nội dung chương trình đà tạo cho dạy học Ngữ văn THCS nhiều dấu hiệu tích
cực.
Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay và đặc
biệt là việc dạy thơ chữ Hán dịch Việt trong nhà trường THCS không chỉ nhằm
mục đích trang bị những kiến thức cơ bản của bộ mô n cho học sinh, mà còn phải
nâng cao kỹ năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng nghe - nói - đọc - viết trong giao tiếp.
Để hình thành nên những con người XHCN có trình độ văn hoá, bản lĩnh, có
năng lực và tư duy sáng tạo.
b. Chủ quan:
Việc giảng dạy môn Ngữ văn hướng tới mục đích chung là đào tạo những
con người phù hợp với những đổ i thay của xà hội. Để đạt được hiệu quả đó,
người giáo viên phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể. Đó là việc thực
hiện thiết kế giáo án trong mỗ i giờ dạy phải phù hợp với đặc trưng bộ môn, phải
nổi bật kiến thức trọng tâm của bài, thực hiện dạy học theo đúng phương pháp
đổi mới, tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực tham gia hoạ t động.
Giảng dạy thành công một bài thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ văn 7

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao

2


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7

lớp 7 đề học sinh thấy hết những giá trị của từng câu, từng chữ trong bài thơ,
thấy được sự đặc sắc của từng bài là điều vô cùng khó đối với người dạy. Bởi thơ
chữ Hán thường khó hiểu, mặt khác phần dịch nghĩa và dịch thơ thường không
chuyển tải hết ý nghĩa của tiếng Hán gốc trong bài. Điều này khiến nhiều giáo

viên tá ra lóng tóng trong viƯc gi¶ng gi¶i cho häc sinh.
Vì vậy sau một thời gian thực hiện giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7 THCS tôi
đà tự rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân về việc giảng dạy thơ chữ Hán
trong chương trình ngữ văn 7 có hiệu quả và coi đây là một kinh nghiệm nhỏ bé
cùng đưa ra để trao đổi với các đồng nghiệp.
2. Mục đích
Để mỗi giáo viên trước khi bước vào giảng dạy một bài thơ c hữ Hán trong
chương trình Ngữ văn 7 cần xác định và tìm hiểu rõ về bài thơ đó. Biết so sánh
đối chiếu giữa các bản phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa để từ đó sử dụng phương
pháp khai thác kiến thức cho học sinh một cách phù hợp vag đúng đắn nhất,
không bỏ sót ý, không làm mất đi cái hay của từng từ, từng câu.
Để thực hiện được đúng phương pháp đổi mới trong một tiết dạy thơ chữ
Hán dịch Việt. Người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản của bài học đó mà còn phải hệ thống hóa, so sánh các giá trị kiến
thức giữa các bản phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa theo một quy trình cụ thể.
Vì vậy việc đổi mới phương pháp trong dạy thơ chữ H án dịch Việt, là yêu
cầu cần thiết trong giảng dạy ngữ văn THCS. Thông quan phân môn văn và đặc
biệt là việc dạy thơ chữ Hán-dịch Việt, học sinh có thêm kiến thức để cảm nhận,
phân tích cái hay, cái đẹp trong văn bản. Đồng thời có kiến thức, kỹ năng phục
vụ trong quá trình phân tích hưởng thụ văn bản. Ngoài ra học sinh còn nắm được
các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Hán tiếng Việt (nghĩa của các từ), hoàn cảnh
tạo lập văn bản. Để từ đó các em thực hành kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trên cơ
sở vận dụng tri thức lý thuyết.
3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, đối tượng khảo sát.
a. Đối tượng nghiên cứu: Các bài thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ văn
7 ở THCS.
b. Các phương pháp nghiên cứu chính:
- Điều tra, quan sát.

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao


3


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7
- Thực giảng.
- Phân tích sản phẩm.
c. Đối tượng khảo sát: học sinh khối 7 trường THCS Lâm Thao.
4. Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện .
a. nhiệm vụ: các bài thơ chữ Hán dịch Việt trong chương trình sách giáo
khoa THCS đều đà ghi lại bằng ba văn bản: p hiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Phần
dịch thơ sách giáo khoa đà chọn những bản dịch sát, hay và nhìn chung đ à giữ
đúng thể thơ, kết cấu, bố cục và nhịp điệu của nguyên tác. Tuy nhiên do nguyên
tắc hiệp vần thơ nên một số bản dịch thơ có một số từ ngữ bị chệch.
Vì vậy mà nhiệm vụ nghiên cứu trong bài tập nghiên cứu khoa học này là
định hướng cụ thể cho giáo viên khi giảng dạy văn thơ chữ Hán dịch Việt là
tạo hứng thú học tập cho học sinh.
b. Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện thực tiễn, tôi chỉ đưa ra
những kinh nghiệm mang tính cơ bản nhất của việc giảng dạy thơ chữ Hán
dịch Việt trong chương trình Ngữ văn 7 THCS.
c. Thời gian thực hiện:
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy Ngữ văn lớp 7 năm học 2009-2010.
5. Đóng góp về mặt khoa học của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua sáng kiến của mình tôi hi vọng mỗi giáo viên sẽ tích lũy thêm cho
mình một kinh nghiệm giảng dạy hữu ích, từ đó áp dụng có hiệu quả nhất vào
công việc giảng dạy.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay sẽ mang lại những hiệu
quả thiết thực hơn, làm cho kiến thức sách vở gần với thực tế hơn. Cùng với
đó là làm cho các tác phẩm văn chương sẽ dễ đi vào tâm hồn các em học sinh,
trau dồi cho các em lòng say mê văn học, yêu cái đẹp, yêu cuộc sống đồng

thời tạo hứng thú hơn cho các em học sinh mỗi khi đón nhận một giờ học Ngữ
văn.
Thay đổi nhận thức của một bộ phận giáo viên khi dạy thơ chữ Hán chỉ
chú trọng vào việc giảng kiến thức của phần dịch thơ mà bỏ quên giá trị nghệ
thuật của phần phiên âm và dịch nghĩa, làm cho bài thơ trở thành thơ thuần
Việt mất đi sắc thái của bài thơ.

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao

4


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7
ii. Phần Nội dung
Chương 1: cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn

Đa số các bài thơ chữ Hán - dịch Việt được đưa và chương trình giảng dạy
đều đà được ghi lại bằng ba văn bản: p hiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.Nội dung
phiên bản dịch nghĩa khá rõ ràng, dễ hiểu và trung thành với phiên âm.
Phần dịch thơ, sách giáo khoa đà chọ n những bản dịch sát, hay và nhìn
chung đà giữ đúng thể thơ , kết cấu, bố cục và nhịp điệu của nguyên t ác. Tuy
nhiên do quy tắc hiệp vần thơ, nên một số t ừ ngữ dịch bị chệch đi không còn
chuyển tải được hết ý nghĩa của từ gốc Hán vì thế mà nội dung dịch thơ so với
phiên âm chưa thật sát, làm giảm đi ý nghĩa của bài thơ.
Điều này đôi khi do chuẩn bị bài, tìm hiểu bài chưa tốt giáo viên có thể bỏ
qua làm cho bài giảng chỉ dừng lại ở việc chuyển tải nội dung mà chưa thực sự
nổi bật, khai thác sâu những ý nghĩa của bài thơ còn nằm ở phần phiên âm và
dịch nghĩa.
chương 2: thực trạng việc giảng dạy thơ chữ hán
trong chương trình ngữ văn 7

I. Những khó khăn và thuận lợi.

1. Khó khăn:
Hiện nay hầu hết giáo viên dạy môn Ngữ văn trong nhà trường THCS
thường có tâm lý ngại dạy thơ chữ Hán- dÞch ViƯt víi mét sè lý do nh­ sau:
- Thø nhất thơ chữ Hán dịch Việt sử dụng từ Hán Việt có chứa nhiều điển
cố, điền tích cổ điển khó hiểu , để hiểu hết đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời
gian để tìm hiểu kĩ, tìm hiểu sâu qua đồng ng hiệp, qua sách tham khảo và nhiỊu
t­ liƯu míi cã thĨ phơc vơ tèt vµ hiƯu quả cho bài dạy .
- Thứ hai thể thơ thường mô phỏng thơ của Trung Quốc là những thể thơ có
kết cấu, bố cục quy tắc chặt chẽ, niêm luật nghiêm ngặt rất phức tạp. Khi giảng
dạy giáo viên cũng phải nắm chắc niêm luật của thể loại mà mình giảng dạy.
- Thứ ba khi dạy phải so sánh với bản phiên âm chữ H án mất nhiều thời
gian. Khó nhất là làm cho học sinh hiểu được phần phiên âm chữ Hán.
- Thứ tư để giảng dạy có hiệu quả phần thơ chữ Hán đòi hỏi giáo viên phải
là người có kiến thức vững vàng, nhất là kiến thức lịch sử, xà hội, cần có thời

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao

5


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7

gian tìm hiểu kĩ và sâu về từng bài dạy và sử dụng phương pháp giảng dạy phù
hợp nhất. Vậy để có một bài giảng thành công giáo viên sẽ mất nhiều thời gian,
công sức nghiên cứu và tìm hiểu về bài dạy.
Từ những lý do trên dẫn tới đại đa số giáo viên khi dạy thơ chữ Hán dịch
Việt thường giảng dạy theo trình tự sau:
- Đối với việc đọc và hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên thường bỏ qua bản

phiên âm và dịch nghĩa mà chỉ chú ý đọc và hướng dẫn học sinh đọc phần dịch
thơ(chỉ chú trọng vào phần dịch thơ) .
- Đối với phần phân tích tìm hiểu giá trị bài thơ giáo viên thường chỉ căn cứ
vào bản dịch thơ, không hoặc rất ít khi bám vào phiên âm và dịch nghĩa, điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức vì có những bài
thơ, câu thơ dịch chưa thật sát.
- Một số giáo viên khi phân tích có chú ý so sánh giữa bản dịch thơ và
phiên âm nhưng còn lúng túng, máy móc không biết so sánh như thế nào? vì thế
ảnh hưởng nhận thức của học sinh làm giả m hiệu quả của tiết học.
2. Thuận lợi.
- Nắm được những khó khăn của giáo viên thường gắp phải khi giảng dạy
phần thơ chữ Hán-dịch Việt nên trong những năm qua Phòng Giáo dục - Đào tạo
Lương Tài thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng đội ngũ trong đó có
giáo viên dạy ngữ văn. Thông q ua công tác kiểm tra, dự giờ chuyên đề, xây dựng
nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với kiểu bài bước
đầu cho thấy tay nghề giáo viên(nhất là đội ngữ giáo viên trẻ ) có nhiều những
tiến bộ rõ rệt.
- Cùng với đó các nhà trường cũng luôn luôn tập trung nhiều biện pháp cụ
thể phù hợp với tình hình để rèn luyện và nâng cao tay nghề cho giáo viên qua
các đợt thi đua hội giảng, hội học trong năm. Đặc biệt tổ chuyên môn luôn chú
trọng đổi mới phương pháp, dự giờ rút kinh nghiệm, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
trẻ để xây dựng đội ngũ kế cận lâu dài cho nghành . Tổ chức nhiều chuyên đề
thảo luận cùng trao đổi trong tổ hàng tuần để mỗi giáo viên tự trang bị cho mình
nhiều kinh nghiệm quí báu không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả giờ giảng
dạy, nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn của từng giáo viên.
- Hầu hết giáo viên được phân công giảng dạy chương trình Ngữ Văn lớp 7
đều nhận thức được cái khó của việc giảng những bài thơ chữ Hán - dịch Việt.

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao


6


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7
Bản thân giáo viên có sự nỗ lực học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tìm tòi,
nghiên cứu tài liệu tự rút kinh nghiệm sau mỗi giờ lên lớp . Qua so sánh, đối
chiếu kết quả từng năm học cho thấy chất lượng dạy học của giáo viên đà được
nâng cao rõ rệt. Phong trào thi đua dạy tốt học tốt của giáo viên diễn ra sôi nổi
hào hứng trong hầu hết các nhà trường.

Chương 3: Những Giải pháp tiến hành giảng dạy
một bài thơ chữ hán trong chương trình ngữ văn 7
I. Nội dung chương trình Ngữ văn THCS.
Phần thơ chữ Hán dịch Việt được đưa vào giảng dạy ở THCS (thuộc
chương trình Ngữ văn lớp 7 và lớp 8 với tổng số là 6 tiết), trong đó:
* Lớp 7: 05 tiết (07 bài):
1. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam).
2. Tụng giá hoàn kinh sư(Phò giá về kinh).
3. Thiên Trường vÃn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ).
4. Vọng Lư sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư ).
5. Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ).
6. Hồi hương ngẫu thư (Ngầu nhiên biết nhân buổi mới v ề quê ).
7. Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng).
* Lớp 8: 01 tiết (02 bài)
1. Ngắm trăng (Vọng nguyệt).
2. Đi đường (Tẩu lộ).
Tất cả các bài thơ đều có cả ba bản phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa trong
sách giáo khoa
II. Tiến hành một tiết giảng dạy thơ chữ Hán -dịch Việt.
1. Bước chuẩn bị.

* Về phía giáo viên:
Quá trình chuẩn bị bài giáo viên cần n ắm vững nội dung bài giảng : đại ý,

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao

7


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7

thể thơ, nghĩa từng câu, vẻ đẹp từng hình ảnh, những từ ha y, từ khó, từ có chứa
điển tích, điển cố.
Thuộc bản phiên âm, dịch thơ trên cơ sở nắm vững nội dung phiên bản dịch
nghĩa cụ thể:
+ Với bản phiên âm: giáo viên hiểu từng câu, từng chữ (dựa vào bản dịch
nghĩa, chú thích sgk và qua tìm hiểu sách, tài liệu, qua Internet ) so sách đối
chiếu với bản dịch thơ để phát hiện ra những chữ hay hoặc không sát...
- Với bản dịch nghĩa: nắm chắc đ ể tham khảo, mở rộng, hiểu sâu hơn bản
dịch thơ và nguyên tác.
- Với bản dịch thơ: hiểu kỹ từng từ, chữ, hình ảnh, điển tích được vận dụng.
Chỗ nào chưa hiểu thì đối chiếu với bản dịch nghĩa, phiên âm hoặc tra cứu thêm
các loại sách công cụ (Từ điển tiếng Việt, từ điển văn học Việt Nam, sổ tay từ
Hán Việt). Đặc biệt giáo viên phải biết so sánh đối chiếu bản dịch thơ với
phiên âm để phân tích cho học sinh thấy hết giá trị của tác phẩm.
- Nghiên cứu bài, soạn bài và đưa ra các phương án tối ưu trong việc sử
dụng phương pháp, phương tiện phục vụ bài dạy sao cho phù hợp để đạt hiệu quả
cao nhất.
* Đối với học sinh: giáo viên cần có định hướng cụ th ể để hướng dẫn học
sinh học bài. Yêu cầu học sinh phải soạn bài dựa vào hệ thống câu hỏi hướng
dẫn tìm hiểu ở sgk và đọc trước bài ở nhà để nắm được sơ lược nội dung bản

dịch nghĩa, dịch thơ, trên cơ sở xem xét kỹ phần chú giải trong sách giáo khoa.
Căn cứ vào nội dung bài giảng và hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa giáo
viên sẽ hướng dẫn cho học sinh cách tự tìm hiểu bài thơ để thấy hết giá trị nghệ
thuật, nội dung tư tưởng của bài .
2. Các bước lên lớp.
- Giáo viên chủ động về nội dung kiến thức, linh hoạt về phương pháp dạy
học, dựa trên quá trình đà chuẩn bị .
- Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp, lô gíc để học sinh khai thác được kiến
thức của tác phẩm. Tiến hành các bước đúng quy trình của bài giảng văn(phân
tích thơ).
Nội dung bài mới được tiến hành như sau:
2.1. Đọc và thảo luận tìm hiểu chú thích sgk.

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao

8


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7
- Phần đọc văn bản: Giáo viên hướng dẫn đọc, đọc mẫu và cho học sinh đọc
chính xác phần phiên âm chữ Hán, phần dịc h nghĩa, dịch thơ.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ phần phiên âm, phầ n giải nghĩa chữ
Hán, phần dịch nghĩa và hướng dẫn học sinh so sách bài thơ với nguyên tác để
học sinh hiểu đúng, sát câu thơ, đồng thời giúp học sinh tăng thêm vốn từ Hán
Việt. Điều này rất có ý nghĩa khi mà từ gốc Hán trong tiếng Việt chiếm một tỷ lệ
đặc biệt lớn.
2.2 Phần phân tích.
Căn cứ vào bản dịch thơ làm văn bản giảng dạy trên lớp. Nhưng tuyệt đối
không được để rơi phần mất phiên âm.
- So sánh đối chiếu với phiên âm để phát hiện nh ững chữ dịch hay, thoát ý,

sát ý và những chữ dịch chưa sát, chưa thoát ý (dựa vào bản dịch nghĩa).
- Phân tích rút ra giá trị, tác dụng, hạn chế câu thơ dịch. Trong quá trình so
sánh, đối chiếu giữa bản dịch thơ và phiên âm chúng ta sẽ gặp phải bốn dạng
sau:
2.2.1 Bản dịch thơ sát ý, thoát ý.
- Cần phát hiện ra những chữ, câu dịch hay, giúp học sinh cảm nhận được
ngôn từ qua phiên âm.
Ví dụ: Hai câu 3 và 4 trong bài Đi đường.
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian

Dịch:

Núi ca lên đến tận cùng
Thu và tầm mt muôn trùng nước non.

Hai cầu thơ dịch thoát ý rất hay , diễn tả niềm vui sướng khi người đi đường
đến được vị trí cao nhất, cũng tức là tốt nhất, để tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh
núi non hùng vĩ bao la trải ra trước mắt.
2.2.2 Đối với những câu thơ dịc h chưa sát, chưa đúng với phiên âm
- So sánh với bản phiên âm với dịch thơ thông qua bản dịch nghĩa phát hiện

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao

9


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7

những chữ chưa sát, chưa đúng. Phân tích để thấy rõ việc dịch chưa sát, chưa

đúng ấy có ảnh hưởng đến thơ như thế nào.
Ví dụ: trong bài Vọng nguyệt (Ngắm trăng) câu thơ thứ hai Bác viết Đối
thử lương tiêu nại nhược hà có nghĩa là Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế
nào?. Câu thơ dịch Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ đà làm mất đi cái xốn
xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hỏi nại nhược hà? ( biết làm thể nào?), mà
chính cái xốn xang, bối rối đó mới cho thấy tâm hồn nghệ sỹ rấ t nhạy cảm trước
vẻ đẹp thiên nhiên của Bác Hồ. Dịch là khó hững hờ thì lại cho thấy nhân vật
trữ tình quá bình thản, có phần hững h ờ, chứ không rung cảm mạnh mẽ như
trong câu thơ nguyên tác.
Câu thơ thứ tư trong bản dịch có hai từ gần đồng nghĩa (nhòm, ngắm) rõ
ràng là chưa cô đúc, đó là chưa kể đến chữ nhòm ở đây không được nhà (nhất
là lại nhòm khe cửa).
2.2.3 Đối với những câu thơ dịch thoát ý nhưng không giữ được thể thơ,
cấu trúc thơ.
- Về thể thơ: cần so sánh số câu, chữ, gieo vần... ở bản dịch thơ và phiên âm
rút ra nhận xét, giáo viên phân tích lý do không giữ đúng thể thơ, nêu hạn chế .
Ví dụ: + Bài Tu lộ (Đi đường), nguyên tác viết theo thể thất ngôn tứ
tuyệt, bài dịch theo thể lục bát, câu lục bát của bài thơ dịch tuy khá mềm mại tự
nhiên nhưng phần nào giảm đi cái chắc chắn , chặt chẽ, gân guốc phù hợp với nội
dung tư tưởng của bài thơ.
+ Bài Vọng nguyệt (Ngắm trăng) bài dịch giữ đúng thể thơ nhưng thay
đổi cấu trúc của bài thơ nguyên tác.
Trong phiên âm hai câu kết có kết cấu khá chặt chẽ, mỗi câu là một tiểu đối
nhân và minh nguyệt; nguyệt và thi gia , bản thân hai câu thơ cũng tạo thành một
cặp đối: nhân và nguyệt, minh nguyệt và thi gia, trong bản dịch thơ của Nam
Trân làm mất đi cấu trúc đăng đối đó, tức là làm giảm đi hiệu quả nghệ thuật,
khiến ý và tình cảm giao hoà gắn bó giữa tình cảm con người và thiên nhiên
cũng giảm đi.
2.2.4. Đối với những câu thơ dịch chưa đầy đủ.
- So sánh với phiên âm để ph át hiện ra chữ chưa được dịch và phân tích rõ ý

nghĩa tác dụng của những chữ đó , giáo viên có thể bổ sung ý cho hoàn chỉnh ý
thơ.

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao

10


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7
Ví dụ: Câu thơ thứ hai trong bài Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu): xuân
giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên có nghĩa là (sông x uân, nước xuân, tiếp liền
trời xuân). Bản dịch thơ là sông xuân, nước lẫn mầu trời thêm xuân, rõ ràng
câu thơ dịch đà bỏ một chữ xuân khiến câu thơ mất đi vẻ đẹp tràn trề ngân
nga, vang vọng của sức xuân đang lan toả cả đất trời sông nước.
Câu thơ thứ ba Yên ba thâm sứ đàm quân sự có nghĩa là (nơi sâu thẳm
mịt mù khói sóng bàn việc quân).
Câu thơ dịch là: Giữa dòng bàn bạc việc quân như vậy câu thơ dịch đÃ
đánh mất từ yên ba (khói sóng) thường gặp ở đường đi. nếu dựa vào phiên âm
ta có thể tưởng tượng thấy hình ảnh thiêng liêng trang trọng đ ó là những vị tướng
lĩnh chỉ huy cuộc kháng chiến đang họp bàn việc quân như ẩn hiện trong khói
sóng (sóng nước của sông và sương đêm của mùa xuân) trên con thuyền nơi sâu
thẳm (thâm sứ), câu thơ có nét gì đó phảng phấp như những anh hùng cổ xưa, sự
việc hiện tại mà mang phong vị của quá khứ thật gợi cảm.
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy ngữ văn 7 từ năm 2008 đến nay những
kinh nghiệm mà tôi rút ra cùng với những đóng góp quý báu của đồng nghiệp
vận dụng các bước chuẩn bị và lên lớp như trên, bản thân tôi đà có những kết
quả nhất định.
Kết quả ®iĨm thi cđa häc sinh líp 7 tr­êng THCS L©m Thao
năm học 2007 - 2008
Điểm

0->2

Khối

K7

Điểm
3->4

Số
HS SL

%

91

8.8 17 18.7

8

SL

%

Điểm
5 ->6
SL
51

%


Điểm
7->8
SL

%

56.0 15 16.5

Điểm
9->10

Điểm
5 trở lên

SL

%

SL

%

0

0.0

66

72.5


Kết quả điểm thi của học sinh lớp 7 trường THCS Lâm Thao
năm học 2009 - 2010

Khối

Số
HS

Điểm
0->2
SL %

K7

112

3

Điểm
2,5->4,5
SL %

§iĨm
5->6,5
SL %

§iĨm
7->8,5
SL %


2.7 13 11.6 66 58.9 29 25.9

§iĨm
9->10
SL %
1

0.9

§iĨm 5
trở lên
SL %
96 85.7

Như vậy với việc sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp và những kinh

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao

11


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7

nghiệm giảng dạy tích lũy được của bản thân kết quả học tập của học sinh đÃ
được nâng lên một cách rõ rệt. Điều đó minh chững cho sự đúng đắn khi người
giáo viên biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo phương pháp dạy học mới kết hợp
những kinh nghiệm sư phạm sẽ đạt hiệu quả cao và chất lượng giáo dục tốt nhất.
Làm cho học sinh thêm yêu môn học và những kiến thức nhân văn tốt đẹp mà
các em có được sẽ có ý nghĩa hơn trong việc bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách

cho các em.
III: Phần Kết luận
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập của sáng kiến kinh
nghiệm:
Hiện nay sách giáo khoa sách giáo viên đà tạo nên được một cơ chế dạy
học phù hợp, nhịp nhàng, vừa tạo điều kiện cho chủ thể học tập (học sinh) hoạt
động, suy nghĩ độc lập sáng tạo, vừa đảm bảo vai trò chủ đạo của thầy, vừa tạo
điều kiện cho giáo viên đứng lớp dạy đúng phương pháp mới. Dĩ nhiên, thực
hiện tốt bất cứ một điều gì mới cũng đòi hỏi phải có một quá trình. Qua sáng
kiến nhỏ bé này tôi đà đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả một giờ giảng dạy
thơ chữ Hán trong chương trình ngữ văn 7 . Qua đây tôi muốn chia sẻ kinh
nghiệm của bản thân với các bạn đồng nghiệp về việc làm thế nào để nâng cao
hiệu quả một giờ giảng thơ chữ Hán -dịch Việt trong chương trình ngữ văn lớp 7.
2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm này là quá trình thực nghiệm dạy học
thơ chữ Hán- dịch Việt như trình bày ở trên, tôi đà thu được những kết quả khả
quan. Bản thân tôi thấy hứng thú giảng dạy, giúp học sinh chủ động phát huy
khả năng tư duy, so sánh và nhận xét tác phẩm thơ chữ Hán - dịch Việt, học sinh
cảm nhận được cái hay, cái độc đáo của thơ chữ Hán dịch Việt. Qua đây cho
thấy nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo phương pháp dạy học mới
kết hợp những kinh nghiệm sư phạm sẽ đạt hiệu quả cao và chất lượng giáo dục
tốt nhất.
3. Những khuyến nghị quan trọng nhất từ kết quả của sáng kiến kinh
nghiệm:
Qua sang kiến này tôi muốn gửi tới các thầy cô giáo viên dạy Ngữ văn k hi
dạy những bài thơ chữ Hán dịch Việt, giáo viên cần tìm hiểu rõ các câu, chữ,
điển tích, điển cố, hoàn cảnh lịch sử... để đưa học sinh về với không khí lịch sử,

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao


12


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7

từ đó các em có tâm thế lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. Đồng thời các
thao tác so sánh, đối chiếu sẽ giúp các em có điều kiện hiểu kỹ nội dung tác
phẩm, để từ đó cảm thụ hay, sát với nội dung bài học.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi thực hiện giảng dạy những bài thơ
chữ Hán dịch Việt, kết quả là học sinh không còn ngại ngùng khi phải tiếp xúc
với những loại thơ này. Các em đà có hứng thú say mê khi tìm tòi phát hiện ra
cái phong vị cổ điển trong thơ Đường, các em tự hào về sự khám phá những nét
độc đáo trong thơ. Vì thế tiết học không còn cảm giác nhàm chán, buồn tẻ mà
thực sự hứng khởi.
Qua đây tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm nhỏ bé của tôi cùng các bạn
đồng nghiệp trong toàn huyện với một mong muốn duy nhất là đóng góp một ý
kiến nhỏ vào công cuộc chung của ngành. Mong các bạn đồng nghiệp tiếp nhận
và bổ sung thêm để ý kiến của tôi thêm hoàn thiện góp phần nâng cao hơn nữa
chất lượng đại trà nói chung, chất lượng đại trà môn ngữ văn nói riêng của huyện
nhà. Tất cả vì mục tiêu phát triển vững mạnh của sự nghiệp giáo dục.
Lâm Thao, tháng 10 năm 2010

Mục lục

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao

13


Một vài kinh nghiệm giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn lớp 7

Mục
I
1
2
3
4
5
II
Chương I
Chương II
Chương III
III
1
2
3
IV

Nội dung
Phần mở đầu
Lý do
Mục đích
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát
Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện
Đóng góp về mặt khoa học của SKKN
Phần nội dung
Cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn
Thực trạng việc dạy thơ chữ Hán trong CT Ngữ văn 7
Những giải pháp dạy một bài thơ chữ Hán trong CT NV7
Phần kết luận
Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập của SKKN

Hiệu quả của SKKN
Những khuyến nghị quan trọng nhất từ kết quả của SKKN
Mục lục

Giáo viên: Nguyễn Phương Bắc Trường Trung học Cơ sở Lâm Thao

Trang
1
1
2
2
3
3
4
4
4
6
11
11
11
11
13

14



×