Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ý kiến về xây dựng, triển khai moodboard trong thiết kế nội thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 22 trang )

BÀI TẬP NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NỘI THẤT
LỚP : 15K1


A – CÁC LOẠI VẬT LIỆU CHẤT LIỆU TRONG
THIẾT KẾ NỘI THẤT
I.

TƯỜNG

Tường trong ngôi nhà chiếm một tỷ lệ rất lớn (khoảng 60%), có tác dụng :
- Chịu lực
-Bao che và phân chia không gian bên trong nhà
-Trang trí


1. Phân loại tường ( Phân loại
theo vật liệu xây dựng)
a. Tường gạch, đá
b. Tường đất
c. Tường bê tông, bê tông cốt thép
d. Các loại tường khác
e.Hoàn thiện bề mặt tường

a. Tường gạch
a.1. đặc điểm chung
- Gạch là loại vật liệu được chế thẹo rời, có
kích thước hợp với điều kiện thi công bằng
tay, được liên kết với nhau bằng vữa xây tạo
thành các kết cấu tường cột, tạo ra các không
gian.


-Gạch phổ biến là đất sét nung.
-Kích thước : 220x105x55mm
-Khối lượng: 2,5-3 kg/viên
-Cường độ chịu lực ép (mác):
Gạch máy

R=75-200kg/cm2

Gạch thủ công

R=35-75kg/cm2

-Vữa xây: để kết dính, cùng tham gia chịu lực nên có cùng mác, mạch vữa rộng 10-12mm, vữa Xi
măng cát vàng hoặc cát đen.


b. Tường đá
b.1. Phân loại:
-Tường đá có quy cách
-Tường đá không quy cách

b.2.Phương pháp xây
-Xây thành hang: các mạch vữa ngang
cùng nằm trên mặt phẳng ngang (tránh đá
bị trượt)
-Các mạch vữa đứng không trùng nhau
(tránh bị nứt theo chiều đứng)
-Thớ đá xay nằm ngang (thẳng góc với
hướng tác động của lực)
-Không dung đá cong và dài

-Góc tường có viên đá to để câu hai đầu
tường
-Mạch vữa không quá dày (30 đối với đá
không quy cách, 10 đối với đá quy cách)


c.Tường bê tông, bê tông cốt thép (BTCT) , bê tông cốt thép đổ toàn khối
( BTCT đổ toàn khối)
c.1. Tường bê tông
- Áp dụng cho những nơi tường thấp, chủ yếu chịu nén và chống thấm.
c.2. Tường bê tông cốt thép
-Chịu nén và chịu uốn tốt, dùng cho nhà cao tầng, tầng hầm…
c.3. Tường BTCT đổ toàn khối
-Ứng dụng: các tường tầng hầm nhà cao tầng, buồng thang máy (vách cứng), bể nước lớn, thành bể
bơi, các sườn cứng cho cồng trình thể thao, văn hóa có khán đài…
-Thi công bằng cốp pha trượt


-Ưu điểm: Tăng độ cứng và ổn định toàn nhà, nhất là đối với nhà cao tầng, có khả năng chống thấm và
chống xâm thực môi trường tốt.
-Nhược điểm: giá thành cao, trọng lượng tường và toàn nhà lớn.

d.Các loại tường khác
d.1.Tường Kính (vách kính)



d.2.Tường gạch hoa gió trang trí
-Tăng tính thẩm mỹ công trình, tạo sự thông thoáng.


d.3.Tường cách nhiệt, cách âm
-Thường dùng gạch rỗng hoặc có lớp cách nhiệt, cách âm ở
giữa.

d.4.Tường (vách) thạch cao
-Cơ động, nhẹ nhàng,thi công nhanh chóng

e.Hoàn thiệt mặt tường


-Mặt tường không trát (để lộ gạch nung)
-Mặt tường trát (vữa xi măng, bê tông trần, bả + lăn sơn màu sắc,….)
-Mặt tường ốp (đá tự nhiên, gạch, giấy xốp dán tường, nhựa PVC dán tường, …)

II. TRẦN


Không còn là những bức tường nhạt nhòa, trần nhà trong kiến trúc hiện đại đã có nhiều đổi
mới với những trang trí, thiết kế ấn tượng, mang đến không gian mới mẻ cho căn nhà.
Không cần quá cầu kỳ và tốn kém, chỉ cần một vài chi tiết nhỏ trong thiết kế trần nhà cũng
sẽ khiến căn nhà trở nên ấm áp và thoải mái.

1. Các loại trần nhà đẹp phổ biến hiện nay
1.1 Trần nhà bằng thạch cao
Trần thạch cao là loại trần phổ biến nhất hiện nay, bất kỳ không gian nào cũng có thể sử dụng
trần thạch cao. Trần nhà thạch cao có ưu điểm là dễ thi công, dễ tạo hình, nhẹ và an toàn. Hơn
nữa, trần nhà làm bằng thạch cao cũng có khả năng chống thấm, cách âm rất tốt. Với chi phí
thấp, độ bền cao nên trần nhà thạch cao được sử dụng rộng rãi từ nhà ở, văn phòng, nhà hàng,
siêu thị,…



Trên thị trường hiện nay, trần nhà thạch cao có 2 loại: Trần thả nổi và trần chìm. Với loại
trần nhà thạch cao thả nổi thì khung trần sẽ lộ ra bên ngoài và các đường ghép tấm ẩn sau phần
khung thích hợp trong việc thiết kế thi công trần nhà ở, rạp chiếu phim, phòng hát karaoke...
Còn đối với trần chìm thì phải cần đến hệ thống khung riêng và tăng khả năng kết hợp
với các loại đèn trang trí trần nhà bằng gỗ hay sử dụng sơn, các loại hoa văn trang trí trần với
tính thẩm mỹ cao, nhiều mẫu mã, đặc biệt là kiểm trang trí trần nhà cổ điển dạng vòm, mang đến
những trần nhà đẹp đơn giản. Tác dụng của trần chìm là chi đi phần khung và xà dầm, mang đến
tính thẩm mỹ cao hơn cho không gian.
Hiện tại, giá trần thạch cao dao động trong khoảng từ 130.000 – 230.000 VNĐ/m2.

1.2 Trần nhà bằng gỗ
Trần nhà bằng gỗ mang đến sự sang trọng và tinh tế cho không gian. Các loại gỗ thường
được sử dụng trong thiết kế trần nhà bao gồm: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, gỗ xoan, vật liệu giả
gỗ,… Trần nhà bằng gỗ tạo cho không gian tinh tế, sang trọng và dễ dàng kết hợp với các món
đồ nội thất bằng gỗ khác như tủ, ghế, giá sách,…


Trần nhà bằng gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp có mức giá khác nhau. Với trần nhà gỗ tự
nhiên, giá dao động từ 600.000 – 5.000.000/m2. Với trần nhà bằng gỗ công nghiệp thì giá thấp
hơn nhất nhiều, chỉ từ 550.000/m2.

1.3Trần nhựa PVC
Trần nhà sử dụng chất liệu nhựa PVC cũng khá phổ biến bởi giá thành khá thấp cũng như
nhiều mẫu mã, thi công lắp đặt dễ dàng, đặc biệt phù hợp với những căn nhà cao tầng. Trần nhựa
PVC là một chọn những giải pháp để tăng thêm giá trị thẩm mỹ cùng với khả năng cách nhiệt sẽ
giảm thiểu hiện tượng ẩm ướt và giảm thiểu hiện tượng ngưng đọng nước gây ẩm mốc.


Hiện nay, giá thi công trần nhựa PVC khá rẻ, chỉ từ 80.000 – 500.000 VNĐ bạn sẽ lựa

chọn được những mẫu trần nhựa PVC ưng ý.

1.4 Trần nhà nhôm
Với đặc tính cách nhiệt tốt và độ bền cao, nhôm cũng được lựa chọn làm chất liệu để thiết kế
trần nhà. Ưu điểm của trần nhôm là có thể dễ dàng tạo hình và độ bền cao. Tuy nhiên khi lựa
chọn và sử dụng trần nhôm quý khách cần phải lưu ý rằng đây là một trong những loại vật liệu
chỉ mang đến khả năng chống nóng và khá hạn chế về giá trị thẩm mỹ. Ngoài ra, còn rất nhiều
những nhược điểm liên quan đến vấn đề an toàn điện đặc biệt là với tiếng ồn khó chịu. Trần nhà
nhôm hiện đang có giá từ 300.000 – 2.000.000 VNĐ.


1.5 Trần nhà bằng tôn
Trần nhà bằng tôn được sử dụng khá phổ biến tại các công trình nhà ở và xây dựng. Tùy theo
mục đích người dùng có thể sử dụng trần tôn lạnh, trần nhà bằng tôn giả vân gỗ hoặc trần tôn 3
lớp.
Trần nhà bằng tôn lạnh là một
trong những dòng sản phẩm
được thiết kế và sử dụng cho
trần nhà dân dụng, văn phòng
công ty, các tòa nhà cao ốc,…
Nguyên liệu chính của tôn lạnh
là thép nền với mạ kẽm và hợp
kim nhôm kẽm phủ màu chất
lượng. Tôn lạnh có khả năng
chống nóng không kém gì ngói
đồng thời giá thành của chúng
cũng rẻ hơn rất nhiều.
Với trần tôn giả vân gỗ có tính thẩm mỹ cao,
loại trần này hay được sử dụng để dùng cho các
văn phòng, nhà riêng, khu vui chơi,…. Chỉ từ

200.000 – 500.000VNĐ/m2 trần tôn, bạn đã có
được những lớp trần tôn đẹp.

1.6 Trần xuyên sáng
Trần xuyên sáng là mẫu thiết kế trần nhà hiện
đại và đang là xu hướng thiết kế hot nhất trong
năm 2019. Xuyên sáng là loại trần ứng dụng
công nghệ khúc xạ ánh sáng kết hợp với các
bức tranh 3D và các tấm khung xương viền.

Trần xuyên sáng (hay Trần căng xuyên sáng) là
một loại trần treo, dùng để trang trí trần, tường,
cột… trong thiết kế nội thất. Nó có nhiều chức
năng khác nhau, có khả năng tạo ra nhiều hình
dạng độc đáo và linh hoạt trong màu sắc.
Trần xuyên sáng rất nhẹ và bền. Nó được thiết
kế phù hợp với từng loại công trình.


Nhờ sự biến hoá đa dạng của màng làm trần xuyên sáng và hệ thống khung xương linh hoạt mà
với bất cứ hình dạng nào: tròn, vuông, ovan, thoi, elip, kéo dài, căng, truyền thống,… dốc, hầm,
đường cong, sóng, 3D, … Trần xuyên sáng đều có thể đáp ứng!

Bạn có thể áp dụng vật liệu xuyên sáng này của cho
trần phòng họp, trần sảnh lớn, trần phòng khách,
hoặc thậm chí cả trần phòng đọc sách. Ánh sáng
được xuyên qua, tán đều và được cản bớt giúp cho
bạn ko có cảm giác chói và mỏi mắt. Ngoài ra với
đặc tính của vật liệu bạn có thể thiết kế theo nhiều
hình dạng trần khác nhau. Ứng dụng của hệ thống

trần căng còn có thể sử dụng che phủ tường, xuyên
sáng, khuếch tán ánh sáng, tấm treo trang trí, dựng
khung triển lãm và tạo hình kiến trúcnghệ thuật.
Hệ thống chiếu sáng được lắp đặt ở phần trên của
trần nhà như: Đèn Neon, Đèn Led, Đèn Sợi quang,
Đèn downlight. Các tấm trần xuyên sáng có nhiều
mức độ xuyên sáng từ 40% – 90% ánh sáng chiếu
ra cho bạn có thể lựa chọn. Trần xuyên sáng
khuếch tán ánh sáng trong một cách ngọt ngào và
đồng nhất. Màu sắc khác nhau và mức độ khuếch
tán ánh sáng của các tấm sẽ phụ thuộc theo ý muốn
của người thiết kế. Trần xuyên sáng có thể biến đổi
mầu sáng nhờ hệ thống biến đổi áng sáng cho phép
thể hiện nhiều trạng thái và màu sắc tạo nên nhịp
điệu, hình ảnh động.

Trần xuyên sáng cho phép thể hiện hiệu ứng 3D trực quan ban đầu cho các bức tường hoặc trần
nhà. Như trần, tường, đèn 3D … thường được thiết kế nhiều trong không gian như rạp chiếu
phim, nhà hàng, trung tâm mua sắm, cửa hàng, sân bay, phòng trưng bày, gian hàng, v.v


Quy trình lắp đặt rất đơn giản và
nhanh chóng không bụi bẩn giúp cho
không gian của bạn dù là đã hoàn
thiện hay là đang hoàn thiện đều
không bị vướng bận gì.

2. Những lưu ý để thiết

kế trần nhà đẹp

Lựa chọn trần nhà đã khó, nhưng làm thế nào để thiết kế trần nhà đẹp còn khó hơn. Chúng
tôi sẽ gửi đến bạn những tips cực hay để thiết kế trần nhà đẹp.

2.1Sự tương phản
Màu sắc của trần nhà và đồ nội thất tương phản nhau sẽ tạo nên sự ấn tượng cho không gian.
Nếu bạn chọn trần nhà bằng gỗ thì hãy lựa chọn tone màu nội thất màu trắng sẽ tạo nên căn
phòng hoàn hảo.
2.2 Sử dụng đèn âm trần
Ánh sáng từ đèn sẽ mang đến nhiều hiệu ứng kích thích thị giác và mang đến sự ấm áp cho
căn nhà.
2.3 Trần gỗ thô
Đây là xu hướng thiết kế mới, sử dụng gỗ thô mang đến sự mộc mạc, giản dị nhưng cũng
không kém phần tinh tế.
2.4 Kết hợp những chất liệu khác nhau
Với trần nhà, chất liệu thường gặp nhất là tường thạch cao. Tuy vậy, hãy thừ biến tấu 1 chút với
gỗ, cùng sự giúp sức của ánh sáng, sẽ tạo nên những màng sáng tối vừa bí ẩn, lại rất sang trọng.
2.5 Thiết kế dựa vào màu sắc của tường
Khi sử dụng cùng 1 màu sơn cho tường và trần nhà, hãy chú ý kết hợp các sắc độ khác nhau từ
đậm đến nhạt để căn phòng sinh động hơn nhưng vẫn không bị rối mắt.


III. SÀN NHÀ
1. Khái niệm
-

Sàn là bộ phận kết cấu chịu lực (chịu tải trọng; Giằng liên kết các tường – cột) và bao
che (phân chia nhà thành các tầng)

-


Sàn + mặt sàn ( đảm bảo yêu cầu tính mỹ quan, tín chất sử dụng) + kết cấu chịu lực
( yêu cầu bền chắc, ổn định) + trần sàn ( đảm bảo yêu cầu mỹ quan, các yêu cầu khác)

-

Các yêu cầu:

-

Bền chắc (chịu được các tải trọng)

-

Kinh tế(sàn chiếm khá nhiều kinh phí) – công nghiệp hóa chế tạo

-

Chống cháy cao

-

Khác: cách âm, chách ẩm, chống thấm, đẹp, không bụi, ấm…

2. Phân Loại theo vật liệu thông dụng trong nội thất

2.1.

-

Sàn trải thảm.


-

Sàn ốp đá tự nhiên.

-

Sàn gạch, gạch men.

-

Sàn ốp gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp.

-

Sàn

ốp
Gạch

ván
Ceramic

Là loại vật liệu lát sàn phổ biến nhất hiện nay,
được làm từ đất nung. Hiện có rất nhiều công ty
sản xuất và kinh doanh gạch ceramic trong nước
có chất lượng tốt như Đồng Tâm, Viglacera, Mỹ
Đức,
Thạch
Bàn…

- Ưu điểm: Có rất nhiều lựa chọn về mẫu mã, màu
sắc

kích
cỡ.
- Nhược điểm: Không phải loại gạch ceramic nào
cũng được phủ lớp chống thấm. Dễ vỡ và sứt mẻ
nếu bị va đập, thi công cần có vữa xi măng lót và
liên kết.

sàn

nhựa.

(Gạch

Gốm)


2.2 Gạch men màu: Cũng giống gạch
ceramic, được phủ lớp men sứ bảo vệ và
tạo
hoa
văn.
- Ưu điểm: Có rất nhiều lựa chọn về mẫu
mã, màu sắc và kích cỡ. Bề mặt giống đá
tự nhiên, cứng hơn gạch ceramic, bền và
hầu như không cần bảo dưỡng.
- Nhược điểm: Trơn và gây cảm giác
không thoải mái khi đi chân trần hoặc nằm

lâu.

2.3 Gạch granite và đá nhân tạo: Được làm từ
bột (hạt) đá, chất kết dính và tạo màu, sau đó được
ép với cường độ cao và mài bóng.
- Ưu điểm: Cứng, độ chống mài mòn cao, không
thấm nước. Bề mặt dễ tạo bóng (bóng gương hoặc
bóng mờ), trông giống đá granite tự nhiên, dễ lau
chùi. Giá thành hợp lý. Sử dụng thích hợp ở những
sàn

nhiều
người
đi
lại.
- Nhược điểm: Mẫu mã không đa dạng.
2.4. Đá tự nhiên: Vốn là đá granite, đá marble, đá slate… được xẻ thành tấm hoặc cắt thành các
viên
đã
hoàn
thiện
bề
mặt.
- Ưu điểm: Đẹp và sang trọng, hoặc tạo cảm giác gần gũi tự nhiên. Đá granite rất cứng, dễ tạo
bóng mà không trơn, thường sử dụng ở những sàn có nhiều người đi lại.
- Nhược điểm: Vì là vật liệu tự nhiên nên kích thước và hoa văn phụ thuộc vào từng thời điểm và
nguồn xuất xứ. Đá có độ dày lớn (khoảng 1,5 cm – 1,8 cm) và nặng. Thi công đòi hỏi thợ tay
nghề cao và thường phải cắt ghép nhiều tại chỗ gây bụi bẩn và tiếng ồn.
2.5. Gỗ ván sàn công nghiệp (sàn Laminate): Tuy là vật liệu mới nhưng hiện nay lọai vật liệu
này

cũng
rất
phổ
biến

quen
thuộc
trên
thị
trường.
Cấu

tạo gỗ

ván

sàn công

nghiệp


- Ưu điểm: Bề mặt rất giống gỗ tự nhiên, màu
sắc và vân phong phú. Giá thành không cao và
thi công rất nhanh, không cần đinh hay keo liên
kết. Chống bám bẩn, trầy xước cao. Dễ dàng
tháo dỡ và lặp đặt vào vị trí khác.
- Nhược điểm: Không chịu được nước, do đó
không nên lát sàn nhà vệ sinh hoặc sàn tầng 1
hoặc những sàn thường xuyên bị dính nước. Lưu
ý không dùng loại ván sàn công nghiệp rẻ tiền

hoặc không rõ xuất xứ, những loại kém chất
lượng này dễ cong vênh và bạc màu không đều.

2.6. Gỗ

tự

nhiên

Là loại vật liệu tự nhiên, truyền thống, luôn đứng ở vị trí hàng
đầu về vật liệu lát nền. Trên thị trường phổ biến là sàn
gỗ Giáng Hương, Căm Xe, Pơ mu, Teak, Birch, Kenji… với
nhiều quy cách (kích thước của mỗi tấm ván sàn) và kiểu
ghép khác nhau. Ván sàn gỗ tự nhiên thường có chiều dày
1,5m hoặc 1,8cm. Ván sàn có kích thước tấm càng lớn thì
càng ít vết ghép và giá thành cùng càng cao.
-

Ưu

điểm:

+ Bền, đẹp, thân thiện và tạo cảm giác thoải mái cho người
sử dụng (ấm áp vào mùa đông và mát vào mùa hè). Chưa bao
giờ (cũng có thể sẽ không bao giờ) là vật liệu lỗi mốt. Sơn
hoàn thiện bề mặt có loại bóng và bóng mờ, che đi vết xước
của thớ gỗ nhưng vẫn nhìn thấy và cảm nhận được vẻ đẹp tự
nhiên
của
các


vân

gỗ.

+ Sàn gỗ tự nhiên dễ lau chùi, không cứng như sàn gạch, đá. Ngày nay, sàn gỗ tự nhiên lắp ráp
theo công nghệ hèm khoá, không cần xương gỗ và không dùng đinh, keo nên thời gian thi công
cũng rất nhanh, khả năng tháo dỡ và lắp lại cũng dễ dàng như sàn gỗ công nghiệp.
- Nhược điểm: Tốn chi phí bảo dưỡng. Không đa dạng về màu sắc và vân gỗ. Hiện nay rất ít sàn
gỗ tự nhiên có màu sáng (do gỗ màu sáng thường không cứng hoặc công nghệ làm trắng gỗ trong
nước còn hạn chế), phổ biến là sàn gỗ màu nâu đỏ.


Độ giãn nở của sàn gỗ tự nhiên lớn nên phải để khe co giãn ở góc phòng và che bằng phào chân
tường. Đối với sàn rộng có thể phải tạo khe co giãn ở giữa sàn. Cát, bụi có thể tích tụ vào khe nối
giữa
các
tấm
ván
sàn.
2.7.

Thảm

Là loại vật liệu quen thuộc với nhiều
người, có loại thảm cuộn lớn, thảm tấm
và thảm ghép miếng. Thảm có thể trải
trên nền bê tông phẳng, nền gạch hoặc
trên bất kỳ nền phẳng nào khác.
- Ưu điểm: Là loại vật liệu nhẹ nên rất

dễ thi công lắp đặt, thời gian thi công rất
nhanh. Đa dạng về màu sắc, hoa văn và
kích cỡ. Dễ thay đổi và giá thành thấp.
- Nhược điểm: Độ bền thấp. Chịu mài
mòn và chống bám bẩn kém. Không sử
dụng được khu vực có nước. Làm vệ
sinh
cần

máy

2.8. Gạch và Ván sàn nhựa: Là loại vật
liệu mới, được làm bằng tấm hợp chất Poly
Vinyl Clorua, được lắp trực tiếp lên bề mặt
nền xi măng (nền bê tông), sau đó được
hàn
lại
với
nhau.
- Ưu điểm: Sản phẩm có rất nhiều mẫu mã
như giả đá, giả gỗ, giả kim loại, ghép
mosaic, nhiều hoa văn và đa dạng về màu
sắc. Dễ thi công và thời gian lắp đạt
nhanh. Tính đàn hồi cao, không sứt mẻ và
biến dạng khi đặt vật nặng. Có cảm giác
êm
chân
khi
sử
dụng.

- Nhược điểm: Vì sản phẩm này làm hoa
văn và màu sắc giả đá, gỗ… nhưng mềm
nên không thể có các đặc tính ưu điểm như
các vật liệu tự nhiên.

móc

chuyên

dụng.


B – Ý KIẾN VỀ XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI
MOODBOARD TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT.
1. Về Moodboard, Moodboard là công cụ hữu ích giúp các nhà thiết kế làm việc hiệu quả
với khách hàng và các thành viên trong nhóm. Nó có thể dễ dàng được tạo ra trong một khoảng
thời gian ngắn và biến một ý tưởng trừu tượng thành một ý tưởng thực sự mà khách hàng có thể
hiểu được. Bằng cách này, các nhà thiết kế có thể chia sẻ hiệu quả ý tưởng của họ với những
người khác qua những hình ảnh, vì hình ảnh trực quan luôn truyền tải tốt hơn các cụm từ khô
khan.
2. Về triển khai Concept thiết kế nội thất, với những khách hàng đã xác định được phong
cách thiết kế thì việc tạo concept không còn khó khăn gì. Nhưng với những khách hàng chưa
định hướng được phong cách thiết kế cho bản thân ngôi nhà của họ thì khi đó moodboard sẽ
được phát huy tác dụng. bởi tạo moodboard với các phong cách khách nhau k tốn quá nhiều thời
gian của các nhà thiết kế mà lại có thể đưa ra cho khách hàng được những phong cách mà khách
hàng có thể lựa chọn. Và moodboard cũng là cầu nối để nhà thiết kế và khách hàng hiểu nhau
hơn trong lúc thảo luận bởi từ ngữ có thể thất bại trong việc định hình một bức tranh trong đầu
của khách hàng nhưng tài liệu trực quan là một hướng dẫn hữu ích, giúp khách hàng tìm hiểu sâu
hơn về chi tiết và hiểu chính xác ý tưởng của nhà thiết kế.
3. Kết luận Moodboard là một trong những công cụ không thể thiếu của một designer trong

quá trình làm việc.


THE END



×