Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quy trình lập kế hoạch sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.14 KB, 5 trang )

Quy trình lập kế hoạch sản phẩm
1. Dự án PD nào sẽ được thực hiện?
Sau khi xem xét tất cả các dự án khả thi có khả năng theo đuổi, quyết định
lựa chọn dự án nào khả thi nhất, và sau đó là khởi đầu mỗi dự án với những
nhiệm trọng tâm cụ thể. Cơ sở để lập kế hoạch cho sản phẩm:
 Kế hoạch phát triển sản phát triển sản phẩm phải xác định vốn đầu tư
 cho sản phẩm sẽ được phát triển và thời điểm giới thiệu ra thị trường.
 Phải xem xét cơ hội phát triển sản phẩm được cung cấp từ nhiều
 nguồn thông tin như: những đề nghị từ hoạt động tiếp thị, nghiên cứu,
khách hàng,nhóm phát triển. Từ các cơ hội này ta phải lựa chọn vốn đầu tư, vạch
thời gian và chỉ định nguồn lực cho dự án.
 Kế hoạch phát triển sản phẩm phải được cập nhật thường xuyên để tiếp
nhận và phản hồi về những thay đổi trong môi trường cạnh tranh, những thay đổi về
công nghệ và những thông tin về thành công của các sản phẩm đang tồn tại.
 Kế hoạch phát triển sản phẩm được thiết lập phải phù hợp với mục tiêu,
năng lực của công ty, những ràng buộc và môi trường cạnh tranh.
Thông thường quyền quyết định kế hoạch phát triển sản phẩm thuộc về
người quản lý của tổ chức. Kế hoạch này có thể được phê duyệt từng năm một hoặc
một vài lần trong năm. Trong một số tổ chức tồn tại chức danh giám đốc kế hoạch
chịu trách nhiệm quản lý cả quá trình này.
 Các tổ chức không lập kế hoạch cẩn thận về vốn đầu tư cho dự án phát
triển thường vấp phải các khó khăn như sau:
+) Thị phần không lớn bằng các sản phẩm cạnh tranh
+) Xác định thời gian giới thiệu sản phẩm ra thị trường không chính xác
+) Có sự không tương ứng giữa tổng năng lực phát triển và số lượng các dự
án đang theo đuổi
+) Phân phối nguồn tài nguyên không hợp lý, một số dự án thừa nhân
+) viên trong khi một số dự án lại thiếu
1



Quy trình lập kế hoạch sản phẩm
+) Hủy bỏ dự án ngay từ khi bắt đầu hay trong quá trình phát triển vì
+) không hiểu đầy đủ sản phẩm
+) Thường xuyên thay đổi hướng phát triển của dự án

2. Kết hợp sản phẩm mới, nền tảng hạ tầng và sản
phẩm phát sinh để theo đuổi.
Dựa vào 4 kiểu dự án phát triển sản phẩm:
- Dự án dựa trên nền tảng mới: trong loại dự án này các hoạt động phát triển
sản phẩm sẽ tạo ra 1 nhóm sản phẩm mới dựa trên cùng nền tảng chung mới.
Nhóm những sản phẩm này sẽ nhắm đến thị trường và loại sản phẩm quen
thuộc. Chẳng hạn máy in Xerox Lakes tập trung vào phát triển hệ máy
Photocopy mới trên cơ sở kỹ thuật số là 1 ví dụ cho kiểu dự án này.
- Dự án dựa trên nền tảng của những sản phẩm đang tồn tại: Dự án mở rộng
nền tảng của các sản phẩm đang tồn tại: dự án này mở rộng nền tảng của các
sản phẩm đang tồn tại hướng tới một thị trường quen thuộc tốt hơn với 1 hay
nhiều sản phẩm mới. Ví dụ như dự án phát triển loại máy photocopy mới
dựa trên dựa trên nền tảng thấu kính ánh sáng đang tồn tại là 1 ví dụ cho dự
án này.
- Dự án cải tiến từ những sản phẩm đã có: nội dung chính của dự án này là
thêm vào hoặc sửa đổi một số đặc tính của sản phẩm cũ để phù hợp với hiện
tại và giữ được khả năng cạnh tranh. Ví dụ tiến hành 1 thay đổi nhỏ để khắc
phục một số nhược điểm của sản phẩm máy photocopy đang tồn tại trên thị
trường.
- Dự án phát triển sản phẩm về cơ bản sản phẩm hoàn toàn mới: Dự án này
cho ra những sản phẩm hoàn toàn mới hay dựa trên công nghệ chế tạo hoàn
toàn mới và giúp hướng đến thị trường mới. Những dự án như vậy thường
mang nhiều rủi ro. Tuy nhiên những thành công về lâu dài của công ty phụ
thuộc những gì học được thông qua các dự án quan trọng này. Ví dụ dự án
2



Quy trình lập kế hoạch sản phẩm
phát triển máy photocopy kỹ thuật số đầu tiên của Xerox.

3. Làm thế nào để các dự án khác có liên quan đến nhau
như một danh mục đầu tư?
Đưa ra những phương hướng phát triển dự án dựa vào những yêu cầu của các dự án
khác, đưa ra sản phẩm có tính ứng dụng đến các dự án khác.

4. Thời gian và trình tự của dự án
• Thời gian : Dựa vào những dấu mốc thời gian, những sự kiện, những
nhu cầu của người dùng thời điểm đó
• Trình tự của dự án
Gồm 5 bước:

3


Quy trình lập kế hoạch sản phẩm
↪ Bước 1: Xác định những cơ hội
↪ Bước 2: Đánh giá và sắp xếp ưu tiên cho các dự án
↪Bước 3: Chỉ định nguồn lực và dự kiến thời gian
↪Bước 4: Hoàn tất kế hoạch tiền dự án
↪Bước 5: Phản hổi kết quả và quá trình

5. Chiến lược cạnh tranh
1. Đi đầu về công nghệ: công ty cần chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ
mới, cùng với đó là khai thác công nghệ mới này vào việc phát triển sản phẩm.
2. Đi đầu về giá cả: công ty cần cạnh tranh về hiệu quả sản xuất thông qua quy mô

kinh tế, sử dụng phương thức sản xuất tốt hơn, nguồn nhân lực giá rẻ hay quản
lý hệ thống tốt hơn. Phương pháp thiết kế để chế tạo được chú trọng trong các
hoạt động phát triển sản phẩm dưới chiến lược này.
3. Tập trung vào khách hàng: công ty sẽ xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách
hàng cũ và mới để có các đánh giá về những thay đổi trong nhu cầu sử dụng
và sở thích của họ.
4. Bắt chước: Cho phép thăm dò các sản phẩm mới thành công trên thị trường. Khi
các cơ hội được nhận dạng, công ty sẽ nhanh chóng tung ra các sản phẩm mới
bắt chước các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

6. Mục tiêu thị trường
Khách hàng có thể có những nhận xét hữu ích khi họ thuộc về một loại thị
trường cụ thể nào đó. Phân khúc thị trường cho phép công ty xem xét các hành
động của đối thủ cạnh tranh và tăng cường thế mạnh các sản phẩm hiện có của
mình đối với từng nhóm khách hàng cụ thể. Bằng cách phân các sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh thành các loại, công ty có thể đánh giá đúng giá trị của các cơ hội
4


Quy trình lập kế hoạch sản phẩm
nhằm vào các khuyết điểm trong các dòng sản phẩm của mình cũng như khai thác
các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.

7. Các nguồn lực, tư liệu sản xuất và con người
-

Tận dụng triệt để các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên ( địa hình,giao
thông, cơ sở hạ tầng) và con người để phát triển sản phẩm

-


Áp dụng những kĩ thuật tiên tiến vào trong sản xuất để đáp ứng những nhu
cầu của khách hàng

5



×