Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp dược phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.73 KB, 52 trang )

GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I: QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM
I. Tổng quan về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
1. Khái niệm chung về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Kế hoạch hoá từ lâu được coi như là công cụ để thiết lập cũng như
thực hiện các quyết đọnh chiến lược. Tuy nhiên vai trò này không phải lúc
nào cũng được thừa nhận nhất quán, nó có thể là công cụ quản lý không thể
thiếu của đối tượng này, nhưng lại là thủ phạm của sự cứng nhắc đới với đối
tượng khác. Qua quá trình lịch sử phát triển của nền kinh tế Kế hoạch hoá có
nhiều nghĩa khác nhau và luôn là chủ đề quan tâm và có nhiều ý kiến trái
ngược.
Hiểu một cách tổng quát nhất thì, kế hoạch hoá là một phương thức
quản lý theo mục tiêu, nó “ Là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức
và vân dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế
để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực
hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất”. Theo
cách hiểu này thì, kế hoạch hoá được thể hiện ở nhiều qui mô khác nhau: của
nền kinh tế, của doanh nghiệp, của địa phương… Kế hoạch hoá hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (gọi tắt là kế hoạch hoá doanh
nghiệp) được xác định là một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục
tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của các
nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
của đơn vị mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hay nói một cách
khác “ Kế hoạch hoá doanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép
4
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai của doanh nghiệp
và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó”.
Như vậy, kế hoạch hoá trong doanh nghiệp thể hiện khả năng phán
đoán mục tiêu phát triển và tổ chức thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Qua đây


chúng ta nhận thấy rằng trong công tác này gồm các hoạt động sau:
- Lập kế hoạch: đây là khâu giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công
tác kế hoạch hoá doanh nghiệp, nó là quá trình xác định các mục tiêu, các
chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất các giải pháp chính sách để áp dụng. Sau quá
trình này sẽ cho kết quả là bản kế hoạch của doanh nghiệp và nó là cơ sở cho
thực hiện các công tác sau của kế hoạch hoá. Kế hoạch doanh nghiệp chính
là thể hiện ý đồ phát triển của các nhà lãnh đạo và quản lý đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các giải pháp thực thi. Bản kế
hoạch thường được hình thành thông qua những câu hỏi mang tính bản chất
của nó như sau: (1) Trạng thái của doanh nghiệp hiện tại, kết quả và những
điều kiện hoạt động kinh doanh? (2) Hướng ưu tiên phát triển của doanh
nghiệp? (3) Làm thế nào để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh
nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra…
- Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế
hoạch là những hoạt động tiếp theo của công tác lập kế hoạch nhằm đưa kế
hoạch vào thực tế các hoạt động của doanh nghiệp. Đây là quá trình tổ chức,
phối hợp hoạt động của các bộ phận, các nguồn lực của doanh nghiệp, triển
khai các hoạt động thực hiện theo các mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra. Trong
quá trình thực hiện còn phát hiện những điều bất ngờ có thể xảy đến trong
quá trình hoạt động và khả năng ứng phó với những sự kiện bất ngờ đó. Quá
trình kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch giúp doanh nghiệp xác định
được các rủi ro trong quá trình hoạt động mà còn giúp doanh nghiệp quản lý,
và đưa ra các biện pháp xử lý các rủi ro đó.
5
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
2. Vai trò của lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với
những tác động bên ngoài, tác động các qui luật của thị trường. Sự tồn tại
của kế hoạch hoá chính là để giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động của
mình trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của kế hoạch được thể hiện ở các

mặt sau:
- Tập trung sự chú ý của các hoạt động của doanh nghiệp vào các mục
tiêu. Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch hoá là đạt được những mục tiêu mà
doanh nghiệp đề ra, cho nên chính các hoạt động của công tác kế hoạch hoá
là tập trung sự chú ý vào những mục tiêu này. Trong nền kinh tế thị trường
luôn biến động thì kế hoạch và quản lý bằng kế hoạch giúp doanh nghiệp dự
kiến được những cơ hội, thách thức có thể xảy ra để từ đó có đưa ra quyết
định nên làm những gì, làm như thế nào, làm vào lúc nào… Mặc dù các diễn
biến của thị trường là rất khó dự đoán tuy nhiên chúng ta không thể để mặc
chúng tự diễn ra, như thế là để mặc cho doanh nghiệp mình đối đầu với
những biến động của thị trường, như thế thì rủi ro sẽ càng lớn.
- Công tác kế hoạch hoá với việc ứng phó những sự thay đổi của thị
trường. Lập kế hoạch là dự kiến những vần đề của tương lai, chính vì thế nó
ít khi chắc chắn. Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn cao thì các nhà lãnh
đạo vẫn cần có kế hoạch để phân công, phối hợp các hoạt động của các bộ
phận trong doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu và tháo gỡ, ứng phó với
những diễn biến bất ngờ có thể xảy ra.
- Công tác kế hoạch với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong
doanh nghiệp. Công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn
nhân logic các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá
trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. Trên nền
tảng đó, các nhà quản lý thực hành phân công, tổ chức các hoạt động cụ thể,
6
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
chi tiết theo đúng trình tự, bảo đảm cho sản xuất sẽ không bị rối loạn và ít bị
tốn kém.
II. Qui trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
1. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp.
1.1. Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh.

a. Kế hoạch Marketing.
Cũng như những chức năng khác trong doanh nghiệp, chức năng
Marketing có nhiệm vụ là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như
sản xuất sản phẩm. Chức năng Marketing giữ vai trò kết nối mọi hoạt động
của doanh nghiệp với thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp hướng theo thị trường, lấy thị trường làm cơ sở cho các quyết
định kinh doanh. Xét về yếu tố cấu thành của nội dung quản lý thì Marketing
là một chức năng có mối liên hệ thống nhất với các chức năng khác, là đầu
mối quan trọng của một cơ thể quản lý thống nhất trong điều kiện nền kinh
tế thị trường.
Kế hoạch Marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân
tích thị trường và môi trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cho
công ty hoặc nhóm sản phẩm, sau đó xác định các biện pháp và các phương
tiện cần thiết để thực hiện kế hoạch đó. Như vậy, chúng ta thấy rằng kế
hoạch Marketing là một chương trình hành động trong đó gồm có:
- Một bảng phân tích chi tiết về các khả năng của thị trường và của
daonh nghiệp.
- Một phần diễn giải về những giả thiết phát triển, các khả năng lựa
chọn và lý do đưa ra các lựa chọn đó.
- Các mục tiêu trên cơ sở các số liệu dự báo và phản ánh một sự cam
kết phấn đấu của doanh nghiệp.
7
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
- Kế họach phối hợp các phương tiện và hành động cho phép đạt các
mục tiêu kể trên.
- Các chỉ tiêu và ngân sách dành cho các hoạt động trên, và là công cụ
để tổng hợp, phối hợp và kiểm tra.
b. Kế hoạch sản xuất và dự trữ.
Là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý sản
xuất, kế hoạch hoá sản xuất nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực.

Trên thực tế luôn có sự sai lệch giữa dự báo và thực tế thị trường nơi mà
doanh nghiệp có mặt, vì vậy kế hoạch phải được xây dựng dựa trên năng lực
sản xuất và các phân tích, đánh giá dự báo nhu cầu của sản phẩm trên thị
trường. Kế hoạch sản xuất được điều chỉnh linh hoạt, sao cho thích ứng với
mọi biến động của môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự biến động về nhu
cầu. Kế hoạch sản xuất sẽ phải xác định được các nội dung sau đây:
- Khối lượng sản xuất cho mỗi sản phẩm.
- Các sản phẩm khác nhau được sản xuất tại mỗi đơn vị sản xuất.
- Lượng dự trữ cần thiết đối với thành phẩm và bán thành phẩm.
- Sử dụng các yếu tố sản xuất.
- Cung ứng nguyên vật liệu và bán thành phẩm.
- Các kế hoạch thuê ngoài.
Việc xác định các yếu tố này phải thoả mãn các ràng buộc chặt chẽ về
kỹ thuật, các mục tiêu của doanh nghiệp và các nguồn lực của các bộ phận
khác nhau trong doanh nghiệp, đặc biệt là các ràng buộc về mục tiêu bán
hàng, khả năng cung ứng nhân sự và các mục tiêu hiệu quả.
Cùng với quá trình sản xuất sản phẩm thì do một số lý do về kỹ thuật
như: thời hạn sản xuất của các đơn hàng, và tận dụng công suất của máy
móc thiết bị. Và lý do thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp
sẽ phải dự trữ sản phẩm. Việc dự trữ cũng mang đến nhiều phiền toái cho
8
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
doanh nghiệp. Ví dụ như: vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ bị đọng lại
trong kho và doanh nghiệp sẽ tốn chi phí bảo quản chúng, ngoài ra có thể
phải tính đến các sản phẩm bị hỏng trong quá trình lưu kho. Cùng với dự trữ
sản phẩm thì doanh nghiệp còn tiến hành dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu
phục vụ cho quá trình sản xuất. Mục đích của dự trữ nguyên vật liệu để đáp
ứng hai mục tiêu cơ bản, đó là đáp ứng nhu cầu đầu vào cho sản xuất với chi
phí thấp nhất.
c. Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, máy móc.

Trong quá trình công nghiệp hoá, năng suất tạo nên sự khác biệt giữa
các doanh nghiệp. Chính vì thế các doanh nghiệp luôn rất quan tâm tới việc
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho dây truyền sản xuất của mình.
Việc mua sắm này khá tốn kém, chính vì thế doanh nghiệp cần có kế hoạch
cụ thể cho việc mua sắm của mình sao cho còn cân đối với các kế hoạch tác
nghiệp khác trong khuôn khổ ngân sách.
Như mục trên chúng ta đã nói, việc dự trữ nguyên liệu là rất cần thiết,
và để đảm bảo cho kho nguyên liệu đáp ứng được nhu cầu sản xuất chung
của doanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp cần có những kế hoạch mua sắm
nguyên liệu vào những thời điểm thích hợp, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất
và tiêu chí tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
d. Kế hoạch nhân sự.
Quản lý nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình
quản lý doanh nghiệp, bởi quản lý con người là thực hiện quản lý một trong
những nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, và nó không thể thiếu
với mọi loại hình doanh nghiệp. Mục tiêu hàng đầu của quản lý nhân sự là
giúp doanh nghiệp đảm bảo một số lượng thích hợp những người lao động
với mức trình độ ký năng phù hợp và đúng vị trí và đúng thời điểm, nhằm
hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Chính vì thế chúng ta có thể nói,
9
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
quản lý nhân sự là một công việc khó khăn và phức tạp, bởi vì nó liên quan
đến những con người cụ thể, với những hoàn cảnh và các đặc trưng riêng
biệt. Kế hoạch nhân sự cho phép các nhà quản lý và bộ phận nhân sự dự báo
các nhu cầu tương lai về nhân sự của doanh nghiệp và khả năng cung ứng
lao động.
Trong một bản kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp chúng cần có
những nội dung sau đây:
Kế hoạch về nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp trong thời gian tới:
nhu cầu này được tính toán dựa trên khả năng cung ứng lao động trong nội

bộ doanh nghiệp, nhu cầu thuyên chuyển các cán bộ, nhu cầu nhân sự từ bên
ngoài, và còn căn cứ dựa trên phân tích về thị trường lao động.
e. Kế hoạch tài chính.
Tài chính là một trong những nguồn lực cực kì quan trọng của doanh
nghiệp, nó là bộ phận không thể thiếu của các hoạt động tài chính doanh
nghiệp. Quản lý tài chính doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quản lý doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập của doanh nghiệp, sự
thành bại của doanh nghiệp trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh
của mình.
Kế hoạch tài chính là một trong nhữg thành phần quan trọng của hệ
thống kế hoạch hoá doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của nó là xây dựng
hệ thống quản lý tài chính hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến lược của
doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính cũng là phương tiện để thực hiện chính
sách tài chính của doanh nghiệp.
Kế hoạch tài chính là quá trình soạn thảo các kế hoạch và các chỉ tiêu
quan trọng nhằm đảm bảo các nguồn lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Sau đây là các nội dung quan trọng của kế hoạch tài chính: kế hoạch tài
chính xác định các nhu cầu sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp,
10
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
xác định các nguồn vốn cơ bản và cơ cấu của nguồn vốn, đưa ra các quyết
định về thu hút nguồn tài chính từ bên ngoài, thiết lập cơ chế phân bổ nguồn
lực tài chính một cách hợp lý cho các nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp,
đồng thời xác định các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các tổ
chức tài chính khác.
1.2. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh.
Là phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng trong phân tích thị trường,
trong tổng hợp phân tích các số liệu thu thập thông tin, số liệu. Việc sử dụng
phương pháp tính toán dự báo các con số trong bản kế hoạch có ảnh hưởng
lớn tới chất lượng của bản kế hoạch, từ đó tác động tới khả năng thực hiện

kế hoạch đã đề ra.
1.2.1 pp
1.2.1 pp
2. Qui trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Soạn lập kế hoạch là khâu quan trọng hàng đầu trong công tác kế
hoạch hoá doanh nghiệp. Kết quả của quá trình soạn thảo là một bản kế
hoạch của doanh nghiệp, nó là cơ sở cho việc thực hiện các công tác sau của
kế hoạch hoá. Chính vì thế, một qui trình tiến hành lập kế hoạch hợp lý sẽ
cho sản phẩm là một bản kế hoạch có chất lượng tốt. Sau đây chúng ta sẽ
xem xét các bước trong qui trình lập kế hoạch kinh doanh của một doanh
nghiệp:
2.1. Phân tích môi trường.
Qua quá trình đánh giá này doanh nghiệp nhận thức được cơ hội dựa
trên các hiểu biết về môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xác định được các thành phần thật sự có ý nghĩa với mình, thu
thập và phân tích thông tin về các thành phần này. Trong quá trình phân tích
11
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
thị trường doanh nghiệp tìm hiểu các cơ hội có thể có trong tương lai và xem
xét chúng một cách toàn diện, rõ ràng. Biết được điểm đứng hiện tại của
doanh nghiệp trên cơ sở điểm yếu và điểm mạnh của mình. Bước này là
bước rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới các quyết định sau này của doanh
nghiệp, vì các mục tiêu đưa ra là phụ thuộc vào các phân tích về thị trường
đã được tiến hành.
2.2. Xác định các nhiệm vụ, mục tiêu.
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và các phòng ban
cấp dưới chính là xác định các kết quả cuối cùng cần thu được, nó chỉ ra
được điểm mốc mà chúng ta đã hoàn thành hoặc là điểm kết thúc của các
công việc cần làm. Qua quá trình xác định các mục tiêu cho từng phòng ban
này, doanh nghiệp xác định được các điểm, các công việc cần ưu tiên. Từ đó

có hệ thống chiến lược, các chính sách, các chương trình hỗ trợ cho việc
thực hiện các mục tiêu đã đề ra có thể thành hiện thực.
2.3. Lập kế hoạch chiến lược.
Sau hai bước đã tiến hành trên, doanh nghiệp tiến hành so sánh các
mục tiêu đề ra (yếu tố mong muốn chủ quan) với kết quả nghiên cứu về môi
trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp (yếu tố tác động làm giới
hạn mục tiêu của doanh nghiệp). Qua sự so sánh giữa mục tiêu và các yếu tố
giới hạn chúng, chúng ta thấy được sự chênh lệch giữa chúng và bằng việc
sử dụng các phương pháp phân tích để đưa ra các phương án kế hoạch chiến
lược khác nhau. Lập kế hoạch chiến lược xác định hình ảnh của doanh
nghiệp trong tương lai trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Trong một
bản kế hoạch chiến lược xác định các mục tiêu dài hạn, chính sách thực hiện
mục tiêu đó. Trong bước quan trọng này thì nó gồm những khâu và công
việc cụ thể sau:
12
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
- Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: Bước này xác định các
phương án kế hoạch hợp lý, và tìm ra các phương án có nhiều triển vọng
thực hiện nhất.
- Đánh giá các phương án lựa chọn: sau khi tìm được các phương án
có triển vọng nhất, chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành đánh giá và xem xét các
điểm mạnh và yếu của từng phương án trên cơ sở định lượng của các chỉ
tiêu.
- Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược: Trong quá trình lựa
chọn phương án cần lưu ý đến những phương án dự phòng và những phương
án phụ để dự phòng trong những trường hợp cần thiết. Đây là khâu quan
trọng quyết định tới việc cho ra đời một bản kế hoạch.
2.4. Xác định các chương trình và dự án.
Bước này thể hiện sự cụ thể của các kế hoạch thành các phân hệ nhỏ
hơn. Các chương trình thường xác định sự phát triển của một trong các mặt

hoạt động quan trọng của doanh nghiệp: ví dụ như các chương trình hoàn
thiện công nghệ, chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm… Thông
thường các chương trình ít khi được thực hiện một mình, nó thường là một
hệ thống các chương trình, giữa các chương trình luôn có sự tác động qua lại
lẫn nhau. Còn các dự án thì thường định hướng đến một mặt hoạt động cụ
thể của doanh nghiệp: như dự án phát triển thị trường, đổi mới thị trường…
Các dự án thường được xác định một cách chi tiết hơn chương trình, nó bao
gồm các thông số về tài chính kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổ chức huy
động và sử dụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế tài chính.
2.5. Lập các kế hoạch chức năng.
Mục tiêu cuối cùng của các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
hướng tới là: Đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả của hoạt
động kinh doanh, quản lý một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực… Để
13
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
thực hiện được những mục tiêu nói trên thì kế hoạch chiến lược cần phải cụ
thể hoá thành các kế hoạch chức năng, xem như đó là các kế hoạch tác
nghiệp chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh. Hệ thống các nguồn kế
hoạch chức năng bao gồm: kế hoạch sản xuất sản phẩm, kế hoạch phát triển
sản phẩm mới, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, kế hoạch nhân sự, kế
hoạch tài chính, kế hoạch marketing.
Sau khi các kế hoạch tác nghiệp được xây dựng xong cần lượng hoá
chúng dưới dạng tiền tệ các dự toán về mua sắm yếu tố sản xuất, phục vụ
bán hàng… gọi là soạn lập ngân sách. Các kế hoạch chức năng và ngân sách
có liên quan mật thiết với nhau, ngân sách sẽ trở thành phương tiện để kết
hợp các kế hoạch chức năng với nhau, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng để
đo lường sự tăng tiến của kế hoạch.
2.6. Điều chỉnh các bước của kế hoạch.
Đây là bước thẩm định cuối cùng trước khi cho ra một văn bản kế
hoạch. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng với các nhà chuyên môn kế

hoạch cũng như chức năng kế hoạch khác, có thể sử dụng thêm các nhà
chuyên gia, các nhà tư vấn kiểm tra lại các mục tiêu, chỉ tiêu, các kế hoạch
chức năng… phân định kế hoạch theo các pha có liên quan đến tổ chức thực
hiện kế hoạch, trên cơ sở đó tiến hành các phê chuẩn cần thiết để chuẩn bị
chuyển giao nội dung kế hoạch cho các cấp thực hiện.
III. Một số đặc trưng riêng của ngành dược có ảnh hưởng tới lập kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Một số tiêu chuẩn chất lượng cần đảm bảo.
Ngành sản xuất nào cũng cần đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của
mình, với đặc thù của ngành là tạo ra các sản phẩm chữa bệnh và nâng cao
sức khoẻ cho khách hàng nên ngành dược càng đòi hỏi đảm bảo các tiêu
chuẩn chất lượng khắt khe. Đang trên con đường hội nhập với thế giới nên
14
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã và đang cố gắng tiến hành các qui
trình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chung của quốc tế.
1.1. Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất (GMP).
Bản dự thảo đầu tiên của tổ chức y tế thế giới WHO về thực hành tốt
sản xuất thuốc được xây dựng theo yêu cầu của Hội đồng y tế Thế giới lần
thứ 20 (Nghị quyết WHA 20.34) năm 1967 do một nhóm chuyên gia thực
hiện. Sau đó bản dự thảo này được trình lên Hội đồng y tế Thế giới lần thứ
21 dưới tiêu đề “ Dự thảo Quy định trong thực hành tốt trong sản xuất và
kiểm tra chất lượng thuốc và tá dược” và được thông qua. Thực hành tốt sản
xuất thuốc là một phần của đảm bảo chất lượng, giúp đảm bảo rằng các sản
phẩm được sản xuất ra một cách đồng bộ và được kiểm soát theo các tiêu
chuẩn chất lượng phù hợp với mcụ đích sử dụng của chúng cũng như theo
các giấy phép lưu hành. Các nguyên tắc trong GMP trước hết hướng tới loại
bỏ những nguy cơ dễ xảy ra trong sản xuất dược phẩm, đó là: nhiễm chéo và
lẫn lộn. Thực hiện GMP đòi hỏi:
- Tất cả các quy trình sản xuất phải được xác định rõ ràng, được rà

soát mộ cách có hệ thống theo kinh nghiệm, và chứng minh được rằng sản
phẩm sản xuất ra đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng đã định.
- Việc thẩm định phải được thực hiện.
- Có tất cả các nguồn lực cần thiết: nhân viên có chuyên môn, nhà
xưởng đảm bảo, nguyên vật liệu dán mác phù hợp, dây truyền sản xuất đảm
bảo…
- Có ghi chép trong quá trình sản xuất theo đúng hướng dẫn trong qui
trình, có bất kì sai lệch nào đáng kể cũng phải ghi lại đầy đủ và điều tra.
1.2. Nguyên tắc thực hành tốt phân phối thuốc (GDP).
Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BYT ngày
24/01/2007. Thực hành tốt phân phối thuốc là một phần công tác đảm bảo
15
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
chất lượng toàn diện để đảm bảo duy trì chất lượng thuốc được duy trì qua
việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan tới phân phối thuốc: Cơ
sở sản xuất phải có chính sách chất lượng bằng văn bản mô tả những chính
sách và mục đích của nhà phân phối về chất lượng; hệ thống chất lượng phải
phù hợp, về nguồn lực, qui trình, nguồn lực; tất cả các bên liên quan phải
cùng chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm; xây dựng hồ sơ sổ sách
sao cho có thể truy tìm được người cung ứng; xây dựng qui trình cho tất cả
các hoạt động hành chính và kỹ thuật; tất cả mọi sản phẩm phải được lưu
hành hợp pháp.
1.3. Nguyên tắc thực hành bảo quản thuốc (GSP).
Theo quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2001,
để đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người tiêu dùng đòi hỏi
phải thực hiện tố tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ và lưu thông
thuốc. Để có thể thực hiện tốt nguyên tắc này các cơ sở cần đảm bảo các tiêu
chuẩn theo quy định cho trang thiết bị, con người, nhất là các điều kiện trong
kho bảo quản của cơ sở kinh doanh, các tiêu chuẩn về nhãn mác, bao bì.
Trong quá trình vận chuyển lưu hành thuốc cần có sự ghi chép cẩn thận để

có sự kiểm tra đối chiếu.
1.4. Nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc (GPP).
Theo quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007, đưa ra các
nguyên tắc, các tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề thuốc của các dược
sĩ tư nhân và nhân sự trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên
môn. Để thực hiện được tiêu chuẩn này, các cơ sở cần đảm bảo các tiêu
chuẩn sau: Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có chứng chỉ hành
nghề theo qui định; cơ sở có nhân lực đáp ứng được các yêu cầu chung; nơi
bán thuốc phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về diện tích, về các dụng cụ
chứa đựng sản phẩm, kho bảo quản sản phẩm; trong quá trình kinh doanh
16
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
các cơ sở phải ghi chép đầy đủ về sản phẩm đã xuất ra, số lô; các sản phẩm
phải có hướng dẫn sử dụng rõ ràng.
1.5. Nguyên tắc thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP).
Theo quyết định số 1570/200/QĐ-BYT ngày 22/05/2000, doanh
nghiệp cần đảm bảo các điều kiện chung như sau: các doanh nghiệp hoạt
động cần thực hiện theo các hướng dẫn về tổ chức nhân sự, số lượng, bằng
cấp của nhân viên, hồ sơ sức khoẻ của nhân viên...; về hệ thống chất lượng:
chính sách chất lượng, sổ tay chất lượng và nội dung của nó, đánh giá định
kì kiểm tra chất lượng; về cơ sở vậ chất: danh mục các thiết bị kiểm nghiệm,
diện tích và điều kiện của phòng kiểm nghiệm.
2. Sự phân đoạn thị trường của ngành dược.
Từ khi tổ chức lại sản xuất, Traphaco tập trung vào sản xuất các sản
phẩm đông dược, sự đúng đắn trong chính sách phát triển đã đưa Traphaco
tới những thành công. Hiện tại, trong lĩnh vực kinh doanh của mình
Traphaco đã chiếm lĩnh 70% thị phần trong nước, nó tạo nên thế mạnh cho
doanh nghiệp và với những bước tiến trên Traphaco cần có những kế hoạch
phát triển hợp lý để duy trì và ngày càng nâng cao vịe thê hơn nữa. Cùng với
kế hoạch phát triển thị phần trong nước, hiện tại Traphaco cũng đang nỗ lực

mở rộng thị trường sang các nước lân cận: Lào, Campuhia… và các nước ở
Đông Âu. Với định hướng phát triển mở rộng thị trường như trên đã ảnh
hưởng tới những kế hoạch kinh doanh chung của doanh nghiệp trong thời
gian tới. Các chính sách phải đảm bảo mục tiêu duy trì thị phần trong nước,
đồng thời cũng phục vụ cho mục tiêu mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
3. Tác động cuả sự hội nhập với thị trường thế giới.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập với kinh tế thế giới
những năm vừa qua, các doanh nghiệp cũng hoà mình theo dòng chảy đó,
đồng thời cũng phải chấp nhận các tiêu chuẩn chung. Trong vòng vài năm
17
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
vừa qua các doanh nghiệp liên tiếp phải triển khai các công tác để đạt được
các tiêu chuẩn chung về quản lý chất lượng trong ngành dược. Nó thực sự là
khó khăn khi mà để đạt được các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp sẽ phải
đầu tư khá nhiều vào dây truyền, con người… Theo các chuyên gia thì để
đạt được tiêu chuẩn GLP một doanh nghiệp cũng sẽ phải tốn khoảng 30 tỷ,
đó là không nhỏ. Đồng thời trong xu thế hội nhập các doanh nghiệp cón chịu
tác động của giá cả thị trường thế giới biến động liên tục.
Chính do các tác động trên mà các doanh nghiệp cần có kế hoạch
chuẩn bị cho sự gia nhập của mình với thế giới và khi có ý định xâm nhập
vào thị trường nào đó.
IV. Qui trình lập kế hoạch kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp
dược phẩm.
Điểm khác biệt quan trọng trong qui trình lập kế hoạch kinh doanh
của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm là, ngoài các kế
hoạch tác nghiệp như các doanh nghiệp khác thì do phải đảm bảo các tiêu
chuẩn chất lượng khắt khe nên trong qui trình chung của họ có thêm một kế
hoạch tác nghiệp nữa là kế hoạch chất lượng.
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng các bước trong soạn lập kế hoạch
kinh doanh của họ như sau:

18
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
Hình 1.1. Qui trình lập kế hoạch kinh doanh
Bước đầu tiên của qui trình, các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu về thị
trường, rồi xác định các mục tiêu cho doanh nghiệp. Từ sự so sánh mục tiêu
và đánh giá về môi trường mà các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch chiến lược
để hiện thực hoá các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Để làm được điều
này các doanh nghiệp tiến hành thực hiện các dự án, chương trình để tập
trung sự chú ý vào các nút quan trọng sao cho đạt được mục tiêu nhanh nhất,
hiệu quả nhất. Khi đã có kế hoạch chung, doanh nghiệp sẽ chuyển chúng
thành các kế hoạch tác nghiệp và giao về các phòng ban cấp dưới để tiến
hành thực hiện kế hoạch. Trong quá trình thực hiện luôn theo dõi và có
những đánh giá để có những điều chỉnh kịp thời, tránh sự chệch hướng kế
hoạch đã đề ra và để có thể giải quyết những vướng mắc.
V. Một số điều kiện đảm bảo chất lượng lập kế hoạch kinh doanh của
doanh nghiệp.
1. Chất lượng nguồn lực con người cho công tác lập kế hoạch.
Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một sản phẩm trí sáng
tạo của con người, chính vì thế yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất
Phân
tích
môi
trường
Nhiệm
vụ và
mục
tiêu
Kế
hoạch
chiến

lược
Chương
trình và
dự án
Kế
hoạch
tác
nghiệp,
chất
lượng và
ngân
sách
Đánh giá
và hiệu
chỉnh
các pha
của kế
hoạch
19
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
tác động tới chất lượng bản kế hoạch. Để có được bản kế hoạch chất lượng,
người lập kế hoạch phải thể hiện được sự tổng hợp của mình, sự nhạy bén
với những điều kiện đang diễn ra trên thị trường và trong nội bộ doanh
nghiệp mình. Kế hoạch phải thể hiện được tầm nhìn của doanh nghiệp trong
tương lai, chính vì thế càng đòi hỏi ở khả năng của người làm kế hoạch. Khi
đã có những định hướng hợp lý, chúng sẽ được cụ thể và đưa vào thực hiện,
khả năng thành công sẽ cao hơn.
Sự chú ý cho nguồn lực con người trong các công tác của doanh
nghiệp nói chung và công tác kế hoạch nói riêng sẽ có ảnh hưởng lớn tới khả
năng thực hiện và thành công của công tác đó. Sự đảm bảo nguồn lực con

người có ý nghĩa quyết định sự đảm bảo cho chất lượng bản kế hoạch.
2. Sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng.
Mối quan hệ giữa các phòng ban có ảnh hưởng không nhỏ tới các công tác
diễn ra trong doanh nghiệp. Việc thu thập được các thông tin từ các phòng
ban trong doanh nghiệp cho sự đánh giá chính xác về nội lực của doanh
nghiệp. Nó quyết định tới việc đưa ra các mục tiêu và thực hiện các mục tiêu
đó của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyết
định bởi các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp có trôi chảy hay không?
Chỉ cần vướng mắc ở đâu đó sẽ có ảnh hưởng tới các hoạt động khác của
doanh nghiệp, qua đó tác động tới hoạt động tổng thể của cả doanh nghiệp.
Chính các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau của các phòng ban sẽ tạo nên sức mạnh
tinh thần trong hiện thực hoá các mục tiêu của doanh nghiệp. Mặt khác, sự
hiểu biết về nội bộ doanh nghiệp sẽ cho biết rằng các mục tiêu của doanh
nghiệp đã đề ra có khả thi hay không?
3. Đảm bảo về tài chính.
Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều cần có ngân sách để thực hiện,
ngân sách như là dòng máu giúp các bộ phận của doanh nghiệp có thể được
20
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
tiến hành. Đồng thời nó còn có ý nghĩa liên lạc giữa các hoạt động đó do tất
cả chịu sự chi phối của giới hạn ngân sách của doanh nghiệp.
Sự đảm bảo về tài chính giúp cho các hoạt động của công tác kế
hoạch có thể được tiến hành, qua sự tác động tới các hoạt động như thu thập
thông tin, tổng hợp số liệu, nghiên cứu thị trường… nó sẽ ảnh hưởng tới chất
lượng của bản kế hoạch, các mục tiêu của kế hoạch doanh nghiệp. Chính sự
ảnh hưởng này sẽ quyết định tới khả năng thực hiện các mục tiêu mà kế
hoạch đã đề ra.
4. Thông tin và các điều kiện vật chất đi kèm.
Các hoạt động thu thập thông tin đóng vai trò là các hoạt động tạo
nguồn cho công tác kế hoạch. Khi có được thông tin đầy đủ về các yếu tố

trong nội bộ doanh nghiệp và các yếu tố tác động từ bên ngoài thị trường,
doanh nghiệp có được những đánh giá đúng đắn về môi trường mà doanh
nghiệp đang chịu sự tác động. Qua đánh giá tác động này mà doanh nghiệp
có được sự so sánh với các mục tiêu của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các kế
hoạch cụ thể để với các mục tiêu cụ thể với tính khả thi cao hơn.
Các điều kiện vật chất phục vụ cho công tác kế hoạch cũng có vai trò
quan trọng. Các máy móc, thiết bị, phần mềm phục vụ cho chuyên môn kế
hoạch sẽ giúp cho các hoạt động diễn ra trôi chảy, chuyên nghiệp. Đồng thời
trang thiết bị cũng đảm bảo cho quá trình thực hiện kế hoạch được theo dõi
liên tục để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
21
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TRAPHACO
I. Giới thiệu chung về công ty Traphaco.
1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Traphaco.
Là một doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các sản phẩm và thiết bị y
tế khá uy tín trong suốt hơn 30 năm qua, Traphaco ngày càng khẳng định
được vị thế và vai trò của mình. Hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp vật tư và
thiết bị y tế trong công cuộc đổi mới công ty đã nhận được khá nhiều sự
khen ngợi của Nhà Nước và công chúng, dù trong quá trình phát triển có
nhiều sự biến động, thay đổi:
- Được thành lập từ ngày 28/11/1972 thuộc tổ sản xuất thuốc Ty y tế
đường sắt.
Nhiệm vụ chủ yếu: pha chế thuốc theo đơn phục vụ y tế ngành đường
sắt.
- Ngày 28/05/1981: Xưởng sản xuất thuốc đường sắt.
Nhiệm vụ chủ yếu: pha chế thuốc theo đơn phục vụ y tế ngành đường
sắt.
- Ngày 16/05/1994: Công ty dược và thiết bị vật tư y tế GTVT.

Chức năng: sản xuất và mua bán dược phẩm, vật tư, thiết bị y tế.
- Ngày 27/09/1999: Cổ phần hoá thành Công ty cổ phần dược và thiết
bị vật tư y tế GTVT.
Chức năng:
Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu: Dược phẩm, mỹ phẩm, nguyên
liệu hoá dược, vật tư và thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, rượu, bia, nước
giải khát.
Thu mua, nuôi trồng, chế biến dược liệu.
22
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
Tư vấn sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực y, dược.
- Ngày 05/07/2001: Đổi tên thành Công ty cổ phần Traphaco.
Chức năng:
Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu: dược phâmt, mỹ phẩm, nguyên
liệu hoá dược, vật tư và thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, rượu, bia, nước
giải khát.
Thu mua, nuôi trồng, chế biến dược liệu.
Tư vấn sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực y dược.
2. Tổng quan về tổ chức của công ty Traphaco.
Trong lịch sử phát triển của mình, tên gọi và tổ chức của Traphaco đã
có nhiều thay đổi. Từ khi chuyển sang là một doanh nghiệp cổ phần hoá, cơ
cấu tổ chức của Traphaco ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty Traphaco.
23
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
Dựa vào sơ đồ trên chúng ta có thể nhận thấy rằng tổ chức của
Traphaco là khá chặt chẽ và hợp lý, các phòng ban trong công ty có mối liên
hệ với nhau khá tốt để chỉ đạo sản xuất và thực hiện các kế hoạch. Dưới sự

Công ty Cổ phần Traphaco
Công ty TNHH
TraphacoSapa
Công ty Cổ phần
Traphaco CNC
Đại hội đồng cổ đông
Ban giám sát Hội đồng quản trị
Ban tổng giám đốc
Chi nhánh miền Nam Chi nhánh miền Trung
P. ĐBCL
P. KH
P. NCPT
P. KTCL
Nhà máy
GMP-WHO
Hoàng Liệt
P. XNK
P. Tài vụ
P. TCTH
P. KD
PX. Đóng gói
PX. Thuốc mỡ
PX. Viên nén
PX. Thuốc tra
mắt
PX. Thuốc nước
PX. Nang mềm
PX. Nang cứng
24
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập

lãnh đạo của cấp trên các phòng ban luôn giữ mối quan hệ với nhau chặt chẽ
để theo dõi những diễn biến thường xuyên trong công ty, từ đó có những chỉ
đạo kịp thời tránh được những sự cố. Chính cơ cấu tổ chức hợp lý trên là
một yếu tố mang lại thành công cho Traphaco trong những năm vừa qua.
3. Kết quả kinh doanh của Traphaco trong những năm vừa qua.
3.1. Thành tựu đã đạt được của Traphaco trong thời gian qua.
Trong vài năm vừa qua Traphaco luôn giữ được tốc độ tăng trưởng rất
cao, luôn từ 25 – 35%, chính điều này đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng
lực của mình, giúp cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.
Bảng 2.2. Doanh thu của Traphaco trong những năm qua
Năm 2004 2005 2006 2007
Doanh thu 242 303 409 532
Nguồn: Phòng Kế hoạch Đơn vị: tỷ đồng
Chúng ta nhận thấy rằng công ty đã có những thành công xuất sắc
trong kinh doanh với doanh thu tăng liên tục với tốc độ rất cao trong những
năm vừa qua. Thành tựu này có được là do nỗ lực rất lớn của tất cả tập thể
doanh nghiệp. Theo đánh giá của Bộ Y Tế thì Traphaco là một trong những
doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng các sản phẩm mới được tung ra nhiều
nhất, ước tính hàng năm trung bình Traphaco cho ra mắt 20 sản phẩm mới,
đến nay công ty đã được cấp phép cho 231 sản phẩm.
Trong những năm vừa qua, công ty cũng liên tục nhận dược sự khen
ngợi và các danh hiệu cao quí từ Nhà Nước và công chúng:
- Năm 2002 được tặng “ Huân chương lao động hạng ba” của Chủ tịch
nước CHXHCN Việt Nam.
- Năm 2005 đạt danh hiệu “ Doanh nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ” -
giải thưởng Kovalevskaia cho tập thể khoa học nữ Traphaco.
25
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
- Từ năm 1998 – 2007, 10 năm liền đạt danh hiệu “ Hàng Việt Nam
chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn.

- Từ năm 2003 – 2007: Đạt giải thưởng “ Sao vàng đất Việt ”.
- Năm 2007:
+ Được tặng “ Huân chương lao động hạng nhì ” của Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam, “ Huân chương lao động hạng ba ” của Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam cho đoàn công ty.
+ Doanh nghiệp dược duy nhất được trao tặng “Cúp vàng Techmart”.
3.2. Một số hạn chế của công ty.
Sự nỗ lực trong sản xuất kinh doanh đã mang lại cho Traphaco những
thành tự đáng khen ngợi, tuy nhiên khó có doanh nghiệp nào lại không có
những hạn chế, khó khăn trong quá trình hoạt động của mình. Traphaco
cũng có những hạn chế, khó khăn riêng của mình:
- Là một doanh nghiệp mạnh trong kinh doanh đông dược, đã có
nghiên cứu và triển khai vùng cung cấp nguyên liệu, tuy nhiên Traphaco vẫn
phải nhập ngoại 35% nguyên liệu cho việc phục vụ sản xuất. Dưới tác động
của biến động giá cả trên thị trường thế giới, ít nhiều doanh nghiệp cũng
phải chịu tác động.
- Khi bắt đầu áp dụng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chung
của quốc tế doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn để có thể đạt được các
tiêu chuẩn này, gặp khó khăn trong cải tiến dây truyền sản xuất theo hướng
đạt các tiêu chuẩn chất lượng áp dụng.
II. Các bước tiến hành trong qui trình lập kế hoạch của Traphaco.
Để thấy được sự hợp lý hay không trong qui trình lập kế hoạch kinh
doanh của Traphaco, tôi sẽ đi vào nghiên cứu các bước tiến hành trong qui
trình kế hoạch theo qui trình chuẩn đã trình bày ở phần trước:
1. Phân tích môi trường.
26
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
Với định hướng phát triển chủ yếu trong lĩnh vực đông dược, chính vì
thế trong phân tích môi trường của doanh nghiệp, phân khúc thị trường mà
doanh nghiệp lựa chọn chính là lĩnh vực mà doanh nghiệp đã lựa chọn dựa

trên thế mạnh của mình. Traphaco xác định không dồn lực vào lĩnh vực tây
dược, không phải điểm mạnh của doanh nghiệp.
Quá trình phân tích môi trường của Traphaco có điểm tốt là đã xác
định hướng phát triển dựa vào xu hướng phát triển chung của thị trường,
công ty luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi
theo xu hướng chung là chăm sóc cho sức hàng ngày theo cách giản đơn với
các sản phẩm dễ sử dụng.
Việc tiến hành phân tích các điều kiện của nội bộ doanh nghiệp sẽ
giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về khả năng của mình, giúp cho các
mục tiêu xác định có cơ sở để thực hiện hơn.
Tuy nhiên trong quá trình quan trọng này Traphaco và cũng như hầu
hết các doanh nghiệp khác, chưa dự đoán được qui mô và triển vọng của thị
trường. Điều này là nguy hiểm khi mà sản xuất của doanh nghiệp lại chỉ dựa
trên phát triển của những năm trước, nếu như có những biến động trong thị
trường thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thực hiện các kế hoạch của
mình.
2. Xác định các mục tiêu.
Trong bước này doanh nghiệp cần định ra các điểm đến mà mình
mong muốn đến trong tương lai, Traphaco mới xác định các mục tiêu ở dạng
định tính như là:
Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về Sản xuất - Phân phối - Kinh
doanh dược phẩm cho đến năm 2012.
Mục tiêu cụ thể:
27
GVHD: Ths. Vũ Cương Bản thảo chuyên đề thực tập
1. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 30-35%/năm. Đạt hiệu
quả tối đa về kinh tế và xã hội.
2. Hợp tác quốc tế xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp đạt
tiêu chuẩn GDP, tăng cường xuất nhập khẩu.
3. Thành lập trung tâm nghiên cứu hướng tới liên doanh thành lập các

doanh nghiệp Khoa học công nghệ.
4. Đầu tư cơ sở vật chất: văn phòng hiện đại áp dụng công nghệ thông
tin cho hệ thống quản lý và phân phối.
5. Duy trì các tiêu chuẩn GPs của WHO (GMP, GSP, GLP, GDP,
GPP) và ISO (ISO 9001-2000 và ISO 9001-14000). Áp dụng chương trình
“Nâng cao năng suất 5S” của Nhật Bản.
6. Niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK Hồ Chí Minh vào đầu năm 2008
và trở thành cổ phiếu Bluechip.
Công ty đưa ra các định hướng phát triển cho tương lai với các mục
tiêu chưa có sự cụ thể về mặt định lượng, như thế sẽ có nhiều khó khăn
trong lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp. Khi bước
xác định các mục tiêu cụ thể này gặp khó khăn sẽ gây khó khăn cho các
bước tiếp theo của công tác kế hoạch.
Khi phân tích môi trường gặp khó khăn mà các mục tiêu của doanh
nghiệp lại quá mơ hồ như thế thì một điều rất dễ có thể xảy ra là kế hoạch
chiến lược của doanh nghiệp đứng trước nguy cơ không thực hiện được.
Điều này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý doanh nghiệp trong thời gian dài, không
những kế hoạch đang thực hiện mà cả các kế hoạch sau này.
3. Lập kế hoạch chiến lược.
Khi mà các mục tiêu không được định lượng rõ ràng thì việc so sánh
các yếu tố môi trường với mục tiêu để đưa ra bản kế hoạch chiến lược thể
hiện tầm nhìn của doanh nghiệp là rất khó khăn. Dù có bản kế hoạch này
nhưng do sự mơ hồ, không chắc chắn trong các bước đi trước đã ảnh hưởng
28

×