Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

tiểu luận kinh tế du lịch nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.03 KB, 37 trang )

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM

1.1.
Cơ sở lý thuyết
Du lịch:
Từ lâu hoạt động du lịch đã xuất hiện trong đời sống con người. Cùng với sự phát
triển, quan niệm du lịch cũng thay đổi theo quá trình phát triển của nó. Nhìn chung hiện
nay đại đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng nên xem xét thuật ngữ du lịch dưới hai
góc độ: Du lịch là hiện tượng của xã hội và Du lịch là một ngành kinh tế. Việc nhận
định rõ hai góc độ cơ bản của khái niệm du lịch có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát
triển của du lịch.
Đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn tự lo lấy việc đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi ở nơi du
lịch, lúc đó du lịch chưa được coi là hoạt động kinh doanh, nó nằm ngoài lề của nền
kinh tế. Vì vậy vào thời kỳ này, người ta coi du lịch như là một hiện tượng nhân văn,
hiện tượng xã hội nhằm làm phong phú thêm nhận thức của con người. Trên quan điểm
này, du lịch được coi là hiện tượng những người đến một nơi khác ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoại trừ mục đích kiếm tiền
và ở đó những người này phải tiêu tiền mà họ kiếm được ở nơi khác.
Du lịch ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng gắn bó
và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Dưới góc độ này, du
lịch được coi là một ngành công nghiệp với toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là kết
hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và văn hoá với các hàng hoá, dịch vụ
để tạo ra sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Cho đến nay, không ít người chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế, do đó, mục
tiêu quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế, điều đó cũng đồng nghĩa với việc
tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch
còn là một hiện tượng xã hội. Nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng
đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết... Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách
nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch. Như vậy, cùng với sự phát triển của hoạt
động du lịch, khái niệm du lịch cũng có sự phát triển, đi từ hiện tượng đến bản chất.



1


Tuỳ thuộc vào từng góc độ nghiên cứu mà người ta sử dụng khái niệm du lịch với
các nội dung khác nhau. Có thể tham định nghĩa được tổng hợp của khoa Du lịch và
Khách sạn ( Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội): "Du lịch là một ngành kinh
doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá
và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn
uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt
động đó phải đem lại lơị ích kinh tế chính trị- xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và
cho bản thân doanh nghiệp".
-

Tăng trưởng ngành du lịch:
Trải qua hai cuộc chiến tranh đất nước ta đã bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế suy

sụp, dân ta nghèo khổ, các nước còn e dè trong quan hệ với ta. Trước tình hình đó nước
ta cần phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Đảng và nhà nước đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng
mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát
triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và
khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã
hội của đất nước” (Trích pháp lệnh du lịch 2/1999) và coi “phát triển du lịch là một
hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Trích chỉ thị 46/CTTW ban bí thư
trung ương đảng khoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn” (Trích văn kiện đại hội đảng khoá IX).
1.2. Tăng trưởng ngành du lịch ở Việt Nam
1.2.1. Thực trạng ngành du lịch ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, ngành Du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát
triển tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc,
giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp
ứng một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong nước, bước đầu
đã thu được kết quả nhất định về kinh tế.
Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như
khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Thị trường khách du lịch là một yếu tố rất quan
trọng, nó mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của ngành du lịch. Việc nghiên
2


cứu và phân tích thị trường khách du lịch là một cơ sở khoa học để lựa chọn thị trường
ưu tiên, xây dựng chiến lược về thị trường và chiến lược sản phẩm... nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động du lịch.
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thì hàng loạt máy móc đã
được tạo ra thay thế con người trong quá trình lao động sản xuất do đó dẫn đến một
lượng người bị thất nghiệp và gây sức ép lên nền kinh tế của đất nước. Nhưng nhờ có sự
phát triển của du lịch và dịch vụ mà một lượng lớn những người này đã có công ăn việc
làm, có thu nhập ổn định. Chính du lịch đã góp phần làm giảm gánh nặng cho nền kinh
tế của dất nước, góp phần đưa nền kinh tế của nước nhà phát triển ổn định và nhanh
chóng.
Sự phát triển không ngừng của ngành Du lịch góp phần vào GDP Việt Nam, bao
gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng (tương đương
13,9% GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng
(tương đương 6,6% GDP). Tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh vực việc làm toàn quốc
(gồm cả việc làm gián tiếp) là hơn 6,035 triệu việc làm, chiếm 11,2%. Trong đó, số việc
làm trực tiếp do ngành Du lịch tạo ra là 2,783 triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm). Mặt
khác, du lịch còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch. Đó là cảnh quan thiên
nhiên, khí hậu, giá trị của di tích lịch sử, văn hoá… Xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ
trong xuất khẩu dịch vụ, doanh thu của ngành Du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu

dịch vụ của cả nước, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ
“xuất khẩu”, đồng thời có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành vận tải, bưu
chính viễn thông và dịch vụ tài chính. So sánh với xuất khẩu hàng hóa, doanh thu ngoại
tệ từ xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là xuất khẩu
dầu thô, dệt may, giầy dép và thủy sản. Thêm nữa, với tư cách là hoạt động “xuất khẩu
tại chỗ”, du lịch lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo ra nhiều việc làm có thu
nhập cho xã hội mà hiện nay chưa tính toán hết được.
Ảnh hưởng du lịch đến văn hoá: một trong những chức năng của du lịch là giao
lưu văn hoá giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn được xâm nhập
vào các hoạt động văn hoá của địa phương qua đó du khách có thêm những hiểu biết
mới. Du lịch còn góp phần cho việc phục hồi và phát triển văn hóa dân tộc. Nhu cầu về
nâng cao nhận thức văn hoá trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng
chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì, các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề… Du
3


lịch đã góp phần đưa hình ảnh đất nước ta đến với bạn bè quốc tế đồng thời giúp chúng
ta có cái nhìn rộng hơn bên ngoài mà qua đó ta làm cho cuộc sống tinh thần trở nên
phong phú và đầy đủ hơn.
Hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia
tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du
lịch. Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan di sản văn hoá
Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động Phong
Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc, du lịch sự kiện Nha Trang...
ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn của khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ
hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành những sản phẩm du lịch quan trọng, như: lễ
hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa Xứ, festival Huế, carnaval Hạ Long, lễ hội pháo hoa Đà
Nẵng, festival hoa Đà Lạt... Tuy nhiên, hầu như chưa được chú trọng đầu tư đúng mức,
đến nay mới chỉ có Hạ Long - Cát Bà, Hội An, Mỹ Sơn là phát huy được tiềm năng du
lịch. Một số khu du lịch, công trình nhân tạo khác cũng có sức hút tạo sản phẩm như

thủy điện Sơn La, chùa Bái Đính, hầm đèo Hải Vân, khu vui chơi tổng hợp Đại Nam...
Mặt khác lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam tiếp giáp với biển cũng tạo cho
chúng ta những bãi biển cát mịn và đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha
Trang, Vũng Tàu…
Những sản phẩm và những giá trị nổi bật của điểm đến Việt Nam dần được hình
thành và định vị tại các thị trường khách du lịch mục tiêu. Các khu, điểm du lịch quốc
gia và các đô thị du lịch là những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm du lịch
được định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển ngành Du lịch.
Ảnh hưởng du lịch đến môi trường: mục đích chủ yếu của du khách khi đi du lịch
là được tiếp xúc, đắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác sự
hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan thiên nhiên. Nó tạo điều kiện
cho họ hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời
sống con người. Điều này có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất
tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan
tâm. Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã
kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành những
khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao quanh thành
phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo
4


nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của du khách. Để gia tăng thu nhập từ du
khách phải có chính sách maketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch
ngày càng hấp dẫn.
Ảnh hưởng du lịch đến an ninh, chính trị: trước hết cần khẳng định du lịch là
chiếc cầu nối hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các
dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị văn hoá của đất nước bạn.
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, du lịch Việt Nam cũng đang gặp nhiều
khó khăn, một số nội dung tiêu chí là ngành kinh tế mũi nhọn chưa đạt hoặc đạt nhưng
chưa bền vững, như: Chiến lược phát triển thị trường khách chưa rõ ràng, thiếu tính

khoa học và không nhạy bén với sự biến động của kinh tế và chính trị nên khi có diễn
biến xảy ra đã không chủ động và không lường hết tác động đến thị trường khách; chiến
lược kinh doanh của các công ty du lịch thiếu bền vững và lâu dài về thị trường khách
du lịch quốc tế, đang còn bị động phụ thuộc vào một vài thị trường khách lớn; kích cầu
du lịch nội địa chưa hiệu quả, năng lực cạnh tranh còn thấp...
Nguyên nhân của tình trạng trên là bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan như:
Hệ thống chính chính sách, vai trò quản lý, năng lực đội ngũ chưa đáp ứng được yêu
cầu,... còn do sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của các cấp,
các ngành từ Trung ương đến địa phương chưa được phát huy đầy đủ; nhận thức về phát
triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đầu tư du lịch còn hạn chế và chưa mang
lại hiệu quả như mong muốn; một số chính sách có liên quan đến du lịch còn bất cập,
chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch để nâng cao khả năng cạnh
tranh và thu hút khách du lịch; vấn đề an ninh an toàn cho khách du lịch còn chưa được
đảm bảo…

5


1.2.2. Tăng trưởng ngành du lịch ở Việt Nam
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có
biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số
nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta nằm ở vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, đúng
vào khu vực gió mùa Đông Nam Á, do đó, mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa
Châu Á. Nhờ đó mà Việt Nam có hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng. Nước ta
có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú,
có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều lễ
hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ
thuật đặc sắc, giàu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thông minh, cần cù và
giàu lòng nhân ái. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt con

người Việt Nam thân thiện, hiếu khách đã tạo sự thoải mái cho du khách.
Năm 2018, ngành Du lịch đã đón khoảng 15,6 triệu khách quốc tế đến, phục vụ
trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng. Các địa phương
là trung tâm du lịch lớn của cả nước có tốc độ tăng trưởng mạnh như: TPHCM đón 36,5
triệu lượt khách, trong đó đạt 7,5 triệu lượt khách quốc tế; Hà Nội đón khoảng 28 triệu
lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 5,5 triệu khách quốc tế, Quảng Ninh đón 12,5
triệu lượt khách, trong đó 5,3 triệu lượt khách quốc tế; Đà Nẵng đón 7,7 triệu lượt khách
du lịch, trong đó khách quốc tế đạt gần 3 triệu.... Nhiều địa phương khác cũng đón
lượng khách khá lớn, từ 6 triệu lượt khách trở lên: Khánh Hoà, Hải Phòng, Kiên Giang,
Lâm Đồng, Quảng Nam, Thanh Hoá...
Khách du lịch nội địa:

6


Khách nội địa
90000
80000
70000
60000
50000

Khách nội địa ( nghìn lượt
khách)

40000
30000
20000
10000
18

20

16
20

14
20

10

12
20

20

20

08

06
20

04
20

02
20

20


00

0

Khách quốc tế đến:

Khách quốc tế đến
18000
16000
14000
12000
10000

Khách quốc tế đến (nghìn lượt
khách)

8000
6000
4000
2000
0
20

00

20

02

20


04

20

06

20

08

20

10

20

12

20

14

20

16

20

18


Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, số lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam
tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm do dịch
SARS 2003 (-8%) và suy thoái kinh tế thế giới 2009 (-11%). Nếu lấy dấu mốc lần đầu
tiên phát động “Năm Du lịch Việt Nam 1990” (khởi đầu thời kỳ đổi mới) với 250.000
lượt khách quốc tế, thì đến nay đã có hơn 15 triệu lượt khách đến Việt Nam trong năm
2018. Xét về thị trường, Châu Á là khu vực có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều
nhất với gần 12,1 triệu lượt, tăng 23,7% so với năm 2017 và chiếm 77,9% tổng lượng
khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, khách đến từ Trung Quốc là nhiều nhất với gần
7


5 triệu lượt người, tăng 23,9%. Tiếp theo là Hàn Quốc với gần 3,5 triệu lượt người, tăng
44,3% so với năm 2017. Đứng thứ ba là khách du lịch đến từ Nhật Bản với hơn 826.000
lượt, tăng nhẹ 3,6%. Châu Âu là khu vực có lượng du khách đến Việt Nam nhiều thứ hai
với hơn 2 triệu lượt khách, chiếm 13,1% tổng lượng khách quốc tế, tăng 8,1% so với
năm 2017. Khách đến từ châu Mỹ, châu Úc và Châu Phi lần lượt đứng các vị trí phía
sau với lượng du khách đạt lần lượt 903.000 lượt khách (chiếm 5,8%), 437.819 lượt
khách (chiếm 3,2%) và 42.761 lượt người. Đáng chú ý, riêng khách đến từ Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ chiếm đến 69% tổng khách quốc tế đến Việt
Nam. Trong đó, khách đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc đóng góp 54,5% tổng số khách
quốc tế đến Việt Nam. Mặt khác, lượng khách đến từ Campuchia và Lào bị sụt giảm so
với năm 2017. Theo đó, khách đến từ Campuchia chỉ đạt 203.000 lượt người, giảm
8,8% và khách đến từ Lào đạt 120.000 lượt người, giảm 15,2% so với năm 2017.
Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giai đoạn vừa qua, từ 1 triệu
lượt năm 1990 đến 2018 đạt con số 80 triệu lượt với tốc độ tăng trưởng không ngừng
mới tốc độc trung bình là 11,9% từ năm 2000 đến 2018. Sự tăng trưởng không ngừng về
khách du lịch đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của ngành Du lịch trên mọi lĩnh
vực.
Bên cạnh đó, thị phần khách quốc tế đến Việt Nam trong khu vực và trên thế giới

không ngừng tăng lên. Từ chỗ chiếm 4,6% thị phần khu vực Đông Nam Á; 1,7% thị
phần khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và 0,2% thị phần toàn cầu vào năm 1995 đến
2016 Du lịch Việt Nam đã chiếm 8,2% thị phần khu vực ASEAN; 2,4% khu vực Châu
Á-Thái

Bình

Dương



0,68%

thị

phần

toàn

cầu.

Tính đến nay, cả nước hiện có 1.985 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 380
doanh nghiệp được cấp phép mới. Chỉ trong vòng 13 năm từ năm 2005 đến 2018, tổng
số doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã tăng lên 1557 doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng
khá tốt, chỉ từ năm 2015 trở lại đây tuy tốc độ tăng trưởng có thấp hơn nhưng hầu như
không đáng lo ngại.

Năm

2005

2006

Doanh
nghiệp
nhà
nước

Công
ty
TNHH

119
94

222
276

Loại hình doanh nghiệp
Doanh
Doanh
nghiệp
Doanh
nghiệp
có vốn
nghiệp
cổ
đầu tư
tư nhân
phần
nước

ngoài
74
3
10
119
4
11
8

Tổng
số

428
504

Tăng
trưởng
(%)

18%


2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

2015
2016
2017

85
69
68
58
13
9
9
8
7
5
5

350
389
462
527
621
731
845
949
1.012
1.081
1.164

169
227

249
285
327
371
428
474
475
489
556

4
4
4
5
4
6
8
9
10
10
11

12
12
12
13
15
15
15
15

15
15
16

620
701
795
888
980
1132
1305
1456
1519
1600
1752

23%
13%
13%
12%
10%
16%
15%
12%
4%
5%
10%

Tổng cục Du lịch
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005-2017

Chỉ tính riêng năm 2018, có 113 cơ sở lưu trú trong phân khách từ 3-5 sao được công
nhận, trong đó 26 cơ sở lưu trú hạng 5 sao, 35 cơ sở lưu trú hạng 4 sao. Hiện nay, cả
nước có 28.000 cơ sở lưu trú với trên 550.000 buồng phòng, tăng hơn 2.400 có sở lưu
trú so với năm 2017. Trong số này, có 145 khách sạn 5 sao với 47.111 buồng, 267 khách
sạn 4 sao với 35.467 buồng phòng. Số lượng buồng phòng khách sạn 4-5 sao tăng
nhanh thể hiện một phần việc khách quốc tế cao cấp, phân khúc thị trường có mức chi
trả cao tăng. Đồng thời thể hiện khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam so với các
nước trong khu vực và trên thế giới cũng tăng nhanh.

Năm

Công suất
Số lượng cơ Tăng trưởng
Tăng
Số buồng
buồng bình quân
sở
(%)
trưởng (%)
(%)

2000

3.267

-

72.200

-


-

2002

4.390

34,4

92.500

28,1

-

2004

5.847

33,2

125.400

35,6

49,9

2006

7.039


20,4

160.500

28,0

60,0

2007

9.080

29,0

178.348

11,1

60,7

2008

10.406

14,6

202.776

13,7


59,9

2009

11.467

10,2

216.675

6,9

56,9

2010

12.352

7,7

237.111

9,4

58,3

2011

13.756


11,4

256.739

8,3

59,7

9


2012

15.381

11,8

277.661

8,1

58,8

2014

16.000

-


332.000

-

69,0

2015

19.000

18,7

370.000

11,4

55,0

2016

21.000

10,5

420.000

13,5

57,0


2017

25.600

21,9

508.000

21,0

56,5

2018

28.000

9,4

550.000

8,3

-

Nguồn: Số liệu do Trung tâm Thông tin du lịch tổng hợp từ Vụ Khách sạn (TCDL) và
các Sở VHTTDL
Sự tăng trưởng của các yếu tố trên là dấu hiệu đáng mừng cho tăng trưởng chung
của cả ngành Du lịch ở Việt Nam. Nhờ đó, tổng thu nhập từ khách du lịch cũng đã có sự
tăng trưởng đáng kể:
Năm


Tổng thu từ khách du
lịch (nghìn tỷ đồng)

2000

17,40

2001

20,50

17,8

2002

23,00

12,2

2003

22,00

-4,3

2004

26,00


18,2

2005

30,00

15,4

2006

51,00

70,0

2007

56,00

9,8

2008

60,00

7,1

2009

68,00


13,3

2010

96,00

41,2

2011

130,00

35,4

10

Tốc độ tăng
trưởng (%)


2012

160,00

23,1

2013

200,00


25,0

2014

230,00

15,0

2015

337,83

*

2016

400,00

18,4

2017

510,90

27,5

620,00

21,4


2018

Tổng cục Du lịch
Bảng: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 – 2018
Theo thống kê mới nhất ngày 24/1/2019 của Tổng cục Du lịch, tổng nguồn thu từ
khách du lịch năm 2018 đạt hơn 620.000 tỉ đồng, tăng hơn 109.000 tỉ đồng so với năm
ngoái với tốc độ tăng trưởng 21,4%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ
khách du lịch tuy không đều nhưng luôn khả quan chỉ trừ tăng trưởng âm năm 2003 (4,3%) do tác động của bối cảnh chung của toàn năm đó. Thứ nhất là kinh tế thế giới lúc
đó còn bị suy trầm hoặc phục hồi khá chậm, ngoại trừ tại Hoa Kỳ. Thứ hai, cũng từ Hoa
Kỳ, nguy cơ chiến tranh với Iraq và nạn khủng bố đã ảnh hưởng tới sinh hoạt kinh tế
toàn cầu và có lúc làm giá dầu thô tăng đến 40 đô la một thùng. Và hơn hết là tại Đông
Á, dịch viêm phổi cấp tính là bệnh Sars bất ngờ bùng nổ và lập tức đánh sụt số thu về
du lịch. Doanh thu tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2006 là lên đến 70% và tiếp đến
năm 2010 là 41,2%.
Đánh giá những kết quả đạt được của ngành du lịch năm 2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, trong 3 năm trở lại đây, ngành du
lịch đã đạt được thành tích vượt bậc, lượng khách tăng cao, cơ sở hạ tầng du lịch được
đầu tư, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Tuy nhiên, ngành du lịch cũng đang phải
đối diện nhiều khó khăn cũng như cạnh tranh điểm đến đầy gay gắt. “Để đạt mục tiêu
năm 2019, du lịch Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, cần đẩy mạnh xúc tiến
quảng bá, tập trung vào các thị trường trọng điểm; bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng
khách. Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, lưu trú, lữ hành nhằm tạo ấn tượng tốt
về du lịch Việt Nam với bạn bè quốc tế” - Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo. Năm
2019, ngành du lịch sẽ tập trung triển khai các đề án của Chính phủ; tổ chức thành công
Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF tại Quảng Ninh và Hội chợ Travex 2019; thực hiện các
chính sách kích cầu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam…

11



Với những gì du lịch đem lại cho kinh tế, xã hôi, văn hoá, môi trường… thì việc
phát triển du lịch ở nước ta là điều rất cần thiết để phục vụ cho sự xây dựng và phát
triển đất nước trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
Chính tất cả những tiềm năng trên là một nền tảng để du lịch Việt Nam phát triển,
hội nhập với các nước trên thế giới. Nhưng vấn đề là chúng ta tận dụng những tiềm
năng đó như thế nào nó phụ thuộc vào cách làm của chúng ta.

12


CHƯƠNG 2:
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NGÀNH
DU LỊCH Ở VIỆT NAM
2.1. Tài nguyên du lịch
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên (bao gồm khí hậu và môi trường)
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần tự nhiên, các tổng thể tự nhiên trực
tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng tao ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho
mục đích phát triển du lịch.
Các dạng tài nguyên luôn gắn bó với nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung
và hỗ trợ cho nhau và cùng được khai thác để tạo nên các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.
Có thể rút ra các đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên: Với tác dụng giải trí nhiều
hơn nhận thức; Thường tập trung ở những khu vực xa trung tâm dân cư; Có tính mùa rõ
nét, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên; Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên du lịch
tự nhiên có tính chất định lượng nhiều hơn ; Tài nguyên du lịch tự nhiên tác động đến
du khách theo một quá trình từ thông tin tiếp xúc đến nhận thức để rồi đưa ra đánh giá,
nhận xét.
Các tài nguyên du lịch thiên nhiên là:
-


Địa hình: Địa hình ở một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong

cảnh nơi đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình
đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên (biển, rừng, sông hồ, núi, v.v) mới thu hút được
khách du lịch.Việt Nam với rất nhiều địa danh thu hút du lịch nhờ địa thế đặc biệt như
Hạ Long, Nha Trang, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng, ... hay
những bãi biển trải dài dọc miền đất nước như Sầm Sơn, Mỹ Khê, Phú Quốc, ... Ngoài
miền Bắc, với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, Quảng Ninh trong những năm gần đây
cũng đang ghi dấu ấn của mình vào bản đồ du lịch Việt Nam với sự tăng trưởng tốc độ
cao của dòng khách du lịch. Tốc độ tăng trưởng trung bình của lượt khách đến Quảng
Ninh giai đoạn 2010-2017 đạt hơn 17%/năm. Năm 2017 Quảng Ninh đạt 10 triệu lượt
khách, tăng mạnh ở mức 20% so với năm 2016, trong đó, khách du lịch quốc tế tăng tới
22%, đạt 4.3 triệu lượt, tương đương 33% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Trong nửa đầu năm 2018, lượng du khách quốc tế tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái,
đạt hơn 2.4 triệu lượt, đứng thứ 3 cả nước sau TP.HCM và Hà Nội. Trong mấy năm trở
13


lại đây, Phú Quốc tiếp tục vươn lên trở thành một điểm đến yêu thích của khách quốc tế.
Năm 2017, số lượng du khách đến Phú Quốc tăng mạnh ở mức 52%, trong đó, khách du
lịch quốc tế tăng tới 27%, khách trong nước tăng 56%. Nửa đầu năm 2018, lượng du
khách quốc tế tăng mạnh ở mức 70.9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 0.3 triệu lượt,
và có khoảng 1.4 triệu du khách trong nước - tăng xấp xỉ 19% so với cùng kỳ năm
trước. Phú Quốc trở thành điểm đến mới nhưng xét trên số liệu tuyệt đối thì số lượng
khách vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Khí hậu: Những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích Đà
Lạt, Mộc Châu,..Tuy nhiên mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác
nhau. Như Sapa, Hà Giang nhiệt độ rất thấp vào mùa đông nhưng lại thu hút được
khách du lịch vì những hiện tượng thiên nhiên hiếm gặm ở Việt Nam.
Thực vật- động vật : Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát trển của du

lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lượng nhiều rừng, hoa,.. Rừng là nhà máy sản xuất
oxy, là nơi yên tĩnh và trận tự. Nếu thực vật phong phú và quý hiếm thì sẽ thu hút được
cả khách du lịch vân hóa với lòng ham tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên. nhiều loài động
vật có thể là đối tượng cho săn bán du lịch, có những loại động vật quý hiếm là đối
tượng để nghiên cứu, thăm quan. Việt Nam với nhiều vườn quốc gia Cúc Phương,
Phong Nha- Kẻ Bàng,... đang được được sự quan tâm, chú ý của các tổ chức thế giới và
các du khách đặt biệt là các du khách nước ngoài với 12.000 loài thực vật; 300 loài thú
bậc cao mạch thuộc; 830 loài chim hơn 2.256 chi, 305 họ; 69 loài thực vật hạt; 260 loài
bò sát trần; 12.000 loài thực vật; 158 loài ếch hạt kín; 5.300 loài côn trùng; 2.200 loài
nấm; 2.176 loài tảo; 547 loài cá nước ngọt; 481 loài rêu; 2.038 loài cá biển; 368 loài vi
khuẩn lam; 691 loài dương xỉ; 9.300 loài động vật; 100 loài khác không xương sống
(Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích - Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới –
IUCN)
Tài nguyên nước: Các nguồn tài nguyên nước như ao, hồ, sông, ngòi, đầm, ... vừa
tạo điều kiện để điều hòa không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung,
vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng. Cà Mau đang là địa
điểm du lịch nổi bật ở vùng Nam Bộ nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc. Các bãi nông ven
bờ, các bãi biển , các hồ nước, các dòng sông - suối ( Sông Son, Sông Hương, sông
Hậu, sông Tiền…), các điểm nước khoáng, suối nước nóng ( Kim Bôi – Hoà Bình, Vĩnh
Hảo, Ninh Thuận, Hội Vân, Quang Hanh, Tiên Lãng..)
Vị trí địa lý: Với bất lợi là khoảng cách đối với du lịch quần chúng, tuy nhiên
ngày nay ngành vận tải không ngừng được cải tiến sẽ giảm bớt bất lợi trên. Trong một

14


số trường hợp, khoảng cách xa lại có sức hấp dẫn đối với những khách hàng có khả
năng thanh toán cao và có tính kiêu kỳ.
2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị

và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, môtj vùng
hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều
nhu cầu và mục địch khác nhau của chuyến du lịch.
-

Các giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt đối với khách du lịch có hứng thú hiểu biết.

Tất cả các nước đều có các giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị lịch sử ấy lại có
sức hấp dẫn khác nhau đối với khách du lịch. Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và
giữ nước, Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hoá phong phú và độc đáo. Nổi tiếng
với Cố đô Hoa Lư- Tràng An, Đền Hùng, Đền Ngọc Sơn, Đền Phù Đổng, Kinh thành
Huế, ...
-

Các giá trị văn hóa: tương tự các giá trị văn hóa cũng thu hút khách du lịch với

mục đích tham quan, nghiên cứu. Hầu hết các khách du lịch ở trình độ trung bình đều có
thể thường thức các giá trị văn hóa của đất nước đến thăm. Thường có ở các thành phố,
thủ đô với các thư viện quốc gia lớn, các viện khoa học, nhiều tòa nhà với kiến trúc đẹp,
các triển lãm tranh, ...
-

Các phong tục tập quán cổ truyền: Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du

khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam. Hiện
nay, cả nước đã có hơn 2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói,
sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian. Đi dọc Việt
Nam du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dày đặc
rải từ bắc vào nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nôi, Hà Tây, Hải Dương, Hưng
Yên, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế… Làng nghề truyền thống Việt Nam chứa đựng tiềm

năng dồi dào về du lịch còn bởi vì du khách muốn đến tận nơi xem các công đoạn nghệ
nhân làm ra sản phẩm và cũng muốn tận tay tham gia làm sản phẩm theo trí tưởng
tượng của riêng mình.
-

Các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc vùng: Khách du lịch có thể đánh giá

trình độ phát triển của quốc gia đó dựa trên các thành tựu đạt được từ các triển lãm,
trưng bày, hội chợ, các công trình xây dựng,...Tòa tháp Bitexco nổi tiếng tại Sài Gòn

15


cao 68 tầng với kiến trúc ấn tượng, tòa nhà The Landmark81 cao nhất Việt Nam, Bà Nà
Hills cùng với cây Cầu Vàng mới lạ,...
-

Các thành tựu về chính trị với những chính sách chủ yếu về đời sống xã hội.

Khách du lịch có thể tham khảo tới những vấn đề xã hội liên quan tới văn hóa và mức
sống khi chọn lựa địa điểm du lịch phù hợp. Việt Nam là một trong số ít quốc gia an
toàn nhất thế giới - thông tin từ Bản báo cáo Chỉ số khủng bố toàn cầu được Viện
Nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình Australia công bố.
2.2. Kinh tế
2.2.1. Các ngành kinh tế bổ trợ
Điều kiện kinh tế chung của một quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển ngành du lịch của quốc gia đó. Du lịch là
một hiện tượng đã diện liên quan đến sự di chuyển và lưu lại ở các nơi đến du lịch bên
ngoài nơi cư trú thường xuyên của du khách. Du lịch là một ngành có định hướng tài
nguyên rõ rệt nhưng khi nền kinh tế xã hội thấp kém thì dù cho có tài nguyên phong phú

cũng khó có thể phát triển được. Bởi vậy, kinh tế là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến
trước hết là sự hình thành, tăng trưởng và sau đó là đến phát triển của ngành du lịch.
Như vậy, các ngành kinh tế có mối quan hệ và tác động hữu cơ tới sự tăng trưởng của
ngành du lịch.
Đa số người dân đi du lịch với mục đích giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, tìm
hiểu… Một khi những nhu cầu này đã phát sinh thì du khách sẽ đòi hỏi sự phục vụ đầy
đủ, có chất lượng. Hầu hết các yếu tố đầu vào của du lịch được cung cấp bởi các lĩnh
vực, ngành khác chứ không phải từ bản thân nó vì du lịch có tính chất liên ngành rất
cao.
Một điều chắc chắn rằng du lịch một vùng, quốc gia có thể tăng trưởng tốt, thu hút
khách du lịch khi có nguồn cung ứng tốt trong nước. Vì khi nhập khẩu nguyên vật liệu,
trang thiết bị từ nước ngoài thì trước hết không thể đảm bảo tính chủ động của doanh
nghiệp mà còn đẩy giá thành của sản phẩm, dịch vụ lên cao, khiến người tiêu dùng là
những du khách cảm thấy không thỏa mãn và sẵn sàng chi tiêu cho điểm du lịch đó,
phần nào gây ra sự kìm hãm trong tăng trưởng ngành. Chính vì vậy, cách ngành kinh tế
phụ trợ có ảnh hưởng rất lớn tới tăng trưởng của ngành du lịch.

16


2.2.2. Ảnh hưởng từ kinh tế Thế giới
Sự biến động của nền kinh tế trên Thế giới nói chung và trong các khu vực lân cận
nói riêng đều ít nhiều gây ra những tác động, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế Việt
Nam, trong đó bao gồm cả tăng trưởng ngành du lịch. Một ví dụ tiêu biểu cho thấy điều
đó không thể không kể đển chính là Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 20072008.
Đó là một cuộc khủng hoảng diễn ra vào các năm 2007, 2008, bao gồm sự đổ vỡ
hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và
mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng
tài chính ở Hoa Kỳ. Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở
Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát

mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật
thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều
nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Trong giai đoạn này, các chuyên gia trong ngành du lịch đã thẩm định là nguyên
nhân chính khiến cho lượng du khách ngoại quốc ít đến Việt Nam lần này là tình hình
kinh tế khó khăn chung trên toàn thế giới, khiến mọi người có xu hướng giảm chi tiêu,
trong đó có chi phí du lịch. Việc chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mặc dù không
quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến cho lượng khách du lịch nội địa tăng lên chậm hơn
so với năm trước. Từ đó khiến cho tổng doanh thu từ khách du lịch trong giai đoạn này
cũng tăng trưởng khá chậm. Mặt khác, hiện tượng giá dầu có lúc tăng vọt, làm tăng giá
vé máy bay, cũng khiến nhiều du khách từ bỏ kế hoạch đi xa.

17


Tổng thu từ khách

Khách du lịch nội địa

Khách du lịch quốc

du lịch giai đoạn

giai đoạn

tế giai đoạn

2004 – 2010
Tổng


2004 – 2010

2004 – 2010

thu từ
khách
Năm

du
lịch
(nghìn
tỷ

Tốc

Khách

độ

nội địa độ

tăng

Năm (nghìn

Khách

Tốc


quốc

tăng

trưởng

lượt

(%)

khách) (%)

Năm

trưởng

tế
(nghìn
lượt
khách)

Tốc
độ
tăng
trưởng
(%)

đồng)
2004 26,00


2004 14.500

2004 2.928

2005 30,00

15,4

2005 16.100 11,0

2005 3.477

18,4

2006 51,00

70,0

2006 17.500 8,7

2006 3.583

3

2007 56,00

9,8

2007 19.200 9,7


2007 4.172

16

2008 60,00

7,1

2008 20.500 6,8

2008 4.254

0,6

2009 68,00

13,3

2009 25.000 22,0

2009 3.747

-10,9

2010 96,00

41,2

2010 28.000 12,0


2010 5.050

34,8

Theo: Tổng cục Du lịch
Theo những thống kê của Tổng cục Du lịch, lượng khách nội địa có sự gia tăng,
năm 2008 Việt Nam có tổng số 20.500.000 lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng so với
năm trước là 6,8%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đã giảm đi gần 3% so với năm 2007. Bên
cạnh đó, khách du lịch quốc tế có sự sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2008, số lượt khách
quốc tế đến Việt Nam hầu như không tăng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng giảm
mạnh từ 14% năm 2007 xuống còn 0,6% năm 2008. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
toàn cầu vẫn còn rất nặng nề đối với nhiều quốc gia trên thế giới, do đó đến năm 2009,
lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có sự sụt giảm nghiêm trọng và rơi vào tăng
trưởng âm so với năm 2008 (-10,9%), năm 2009 chỉ đạt khoảng 3.747.400 lượt khách,
giảm hơn 500.000 lượt khách. Mặc dù tổng doanh thu từ du lịch năm 2008 vẫn tăng so
với năm 2007 nhưng tăng rất ít chỉ khoảng 4 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của
doanh thu đạt mức 7,1%, ít hơn năm trước 2,7%.
18


2.2.3. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá
FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi
cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được
biểu hiện bởi một tiền tệ khác. Như vậy, tỷ giá hối đoái chính là một biến phản ánh thực
trạng kinh tế của một quốc gia được so sánh trong mối quan hệ với các quốc gia khác.
Trong lĩnh vực du lịch, tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến quyết định điểm tới của du
khách khi đi du lịch nước ngoài. Tỷ giá hối đoái quyết định đến lượng sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ mà khách tiêu dùng hay nói cách khác chính là chi tiêu của du khách đối
với sản phẩm du lịch. Cùng một lượng tiền như nhau nhưng ở quốc gia này, du khách có

thể tiêu dùng nhiều dịch vụ, hàng hóa hơn quốc gia khác, tùy vào tỷ giá hối đoái cao
hay thấp.
Trang Howmuch.net ngày 26/4/2016 đã đăng tải một bản đồ tiền tệ của các quốc
gia trên toàn thế giới. Theo đó, đồng tiền các nước được so sánh với giá trị hiện tại của
1 USD. Bản đồ dưới đây thể hiện tỷ giá hối đoái của một số quốc gia. Trong bản đồ
này Việt Nam đồng là đồng tiền yếu thứ hai khu vực và cũng là đồng tiền yếu thứ hai
thế giới sau đồng rial của Iran. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với USD là 22.281
VND đổi 1 USD.

19


Trang web Price of Travel mới đây cũng đưa ra top 137 thành phố du lịch rẻ nhất
thế giới, trong đó Việt Nam chiếm tới 3 thành phố trong top 10. Các con số này đều
được cập nhật tỷ giá hối đoái hàng ngày và đây là kết quả mới nhất được cập nhật vào
tháng 1 năm 2019.

20


Qua đây có thể thấy sức mạnh của Việt Nam đồng tuy không mấy khả quan nhưng
đó lại được xem như một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút du khách
quốc tế đến du lịch, góp phần tăng trưởng ngành Du lịch.
Không chỉ ở trong nước mà những biến động của tiền tệ các nước trên thế giới
cũng có tác động một phần tới việc du lịch của du khách. Một ví dụ được đưa ra là đối
với đối tượng khách du lịch đến từ Trung Quốc-thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2015, việc đồng Nhân dân tệ (NDT) bị
phá giá kỷ lục trong thời gian qua, Ngân hàng trung ương Trung Quốc lần lượt hạ tỷ giá
tham chiếu với các mức 2%, 1,6% và 1,1%. Đây là mức phá giá kỷ lục của nước này từ
năm 1994, đảo ngược chính sách ổn định đồng nội tệ trước đó đã khiến cho du khách

Trung Quốc đến Việt Nam tiếp tục “thắt lưng buộc bụng”. Theo các chuyên gia du lịch,
việc NDT mất giá liên tiếp sẽ khiến người dân Trung Quốc hạn chế đi du lịch hoặc mua
sắm ở nước ngoài, do chi phí đắt đỏ hơn.
Quốc gia
Trung

2018

Quốc (không bao 4.966.468

2017

2016

4.008.253 2.696.848

2015

2014

2013

2012

1.780.918

1.947.236

1.907.794


1.428.693 1.416.804

gồm Hồng Kông)
Theo Tổng cục Du lịch
Năm 2015, số lượt khách từ Trung Quốc đến Việt Nam đạt 1.780.918 lượt, giảm
gần 200.000 lượt khách so với năm 2014. Mặc dù không có tác động quá lớn đến tổng
thể tăng trưởng ngành du lịch nhưng sự sụt giảm của lượng khách trên vẫn chứng minh
rằng yếu tố về tỉ giá hối đoái có tác động. Tuy không gây ảnh hưởng quá lớn đến tăng
trưởng chung của ngành Du lịch nhưng tình trạng đó cũng khiến cho doanh thu từ thị
trường Trung Quốc bị giảm đi.
2.3. Tình hình chính trị, hòa bình ổn định của đất nước và các điều kiện an toàn
đối với du khách
Có thể nói, không một ngành kinh tế nào lại có thể nhạy cảm với tình hình chính
trị-an ninh trật tự xã hội như ngành Du lịch. Một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên
về du lịch cũng khó có thể đạt được những thành tựu trong tăng trưởng ngành du lịch
nếu ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hòa
bình (không có điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch và cũng không thu hút được
khách du lịch). Nếu một vùng/quốc gia xảy ra chiến tranh, nhân dân vùng đó khó có
21

2011


điều kiện ra ngoài du lịch và ngược lại, khách du lịch ở các vùng/quốc gia khác cũng
khó có điều kiện để đến đó du lịch.
Chỉ cần một sự bất ổn nhỏ trong tình hình an ninh-chính trị là đã có thể tác động
rất lớn đến hoạt động du lịch, đến cung cầu du lịch và đến cả sự tăng trưởng-phát triển
ngành Du lịch của vùng/quốc gia. Sự mất an toàn trong du lịch có thể xuất hiện do sự
mất lòng tin về an toàn và tính hấp dẫn của điểm du lịch gây ra. Do cảm nhận, suy đoán
như vậy, nên có những ảnh hưởng rất xấu và rất khó khắc phục. Cảm nhận về sự an toàn

của du khách là yếu tố hàng đầu, quyết định sự phát triển và tiếp tục tăng trưởng của
ngành Du lịch.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, Việt Nam nổi bật và thu
hút khách không chỉ bởi những vẻ đẹp thiên nhiên, con người thân thiện mà chính còn
bởi nền chính trị ổn định, an ninh đảm bảo.
Viện nghiên cứu Quốc tế về Kinh tế và Hòa bình (IEP) có trụ sở chính tại Sydney,
Úc (và chi nhánh ở New York, The Hague, và Mexico City) vừa công bố Bảng xếp
hạng Chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) thường niên năm 2018 với danh sách gồm tới 163
quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bảng xếp hạng của IEP dựa trên 23 yếu tố đánh giá mức độ hòa bình của các quốc
gia. Trong các yếu tố này có tỷ lệ án mạng, tội ác bạo lực, tác động của khủng bố và số
người chết do các cuộc xung đột nội bộ, sự bất ổn về chính trị cũng như sự tham gia vào
tình trạng bất ổn trên thế giới và mức độ quân sự hóa
.

22


Các quốc gia xếp nửa đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số hòa bình toàn cầu 2018
Mỗi quốc gia được tính một điểm hòa bình tổng thể và điểm số càng thấp thì càng
thanh bình. Việt Nam được xếp hạng 60 (với chỉ số hòa bình tổng thể là 1,905), không
tăng - không giảm so với năm 2017 (trước đó, năm 2016, Việt Nam được xếp hạng 59.
Cũng cùng năm 2016, theo công bố của IEP, Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia hoàn
toàn không xảy ra xung đột). Trong nhiều năm gần đây, tình hình an ninh, trật tự an toàn
xã hội ở nước ta vẫn luôn được đảm bảo tốt. Chưa có một sự cố lớn đáng tiếc nào xảy ra
đối với ngành du lịch liên quan đến những bất ổn trong chính trị, an ninh xã hội của Việt
Nam. Theo thông tin từ AFP-một hãng thông tấn lâu đời trên Thế giới, Việt Nam đã thu
được những lợi ích nhất định từ những bất an trong khu vực. Khi những vụ tấn công,
khủng bố đẫm máu ở Bali phủ bóng đen lên điểm du lịch rất nổi tiếng ở Đông Nam Á
hay tình hình khủng hoảng chính trị ở Thái Lan những năm 2018-2010 với các cuộc bạo

động, biểu tình, ném bom... thì Việt Nam nổi lên như một đất nước yên bình trong khu
vực có khá nhiều sóng gió. Theo Ủy ban đánh giá những nguy cơ chính trị và kinh tế có
trụ sở tại HongKong (PERC) tháng 10/2003 thì Việt Nam là nước an toàn nhất để kinh
doanh du lịch tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong báo cáo của mình, ủy ban
này cho biết mặc dù nằm trong khu vực Dông Nam Á nhưng Việt Nam không bị chịu
ảnh hưởng bở những cuộc nổi loạn hồi giáo đang diễn ra tại các nước xung quanh như:
Philipines, Malaysia, Thái Lan… Hơn nữa, biện pháp an ninh của Việt Nam rất chặt chẽ

23


nên khó có khả năng cho những kẻ khủng bố nước ngoài liều lĩnh gây ra sự cố nào ở
đây.
Vì Việt Nam là một quốc gia có tình hình chính trị, hòa bình rất ổn định, không
xảy ra các cuộc biểu tình, đình công hay có những cuộc bạo động vũ trang, các cuộc
xung đột sắc tộc tôn giáo nên điều đó đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và
thân thiện, hấp dẫn khách du lịch không chỉ trong mà cả ngoài nước. Du lịch Việt Nam
đang trong đà tăng trưởng tốt, được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, thân
thiện nhất trong khu vực và thế giới. Để duy trì và phát triển hình ảnh tốt đẹp của Du
lịch Việt Nam đối với du khách quốc tế và nội địa, tiếp tục giữ được đà tăng trưởng cao
như hiện nay, bên cạnh việc định hướng khai thác thị trường phù hợp, tăng cường xúc
tiến quảng bá, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thì việc đảm bảo an ninh, an toàn cho du
khách tại các điểm du lịch trong cả nước cũng có vai trò đặc biệt quan trọng
2.4. Đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước hướng đến tăng trưởng du
lịch
Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trước hết là trong
việc tăng trưởng ngành du lịch và sau đó là đến phát triển du lịch. Sự tăng trưởng có thể
bị kìm hãm nếu đường lối, chính sách sai với thực tế, không nắm bắt được tình hình
thực tế.
2.4.1. Chính sách đối ngoại

Kể từ năm 1991 đến nay, hoạt động đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam thực
hiện trên cả 4 mặt:
-

Thứ nhất: Tạo dựng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở củng cố và thúc đẩy các mối quan hệ song phương,
nhất là quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực cực kỳ quan trọng
với việc thực hiện nhiệm vụ này.
-

Thứ 2: Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi góp phần vào công

cuộc phát triển đất nước, mở rộng hợp tác kinh tế. Nhờ thực hiện chính sách này, Việt
Nam đã mở rộng và đa dạng hóa thị trường thúc đẩy quan hệ thương mại song phương
với hơn 130 nước và vùng lãnh thổ. Sau hơn 30 năm đón vốn FDI, 63 tỉnh, thành phố
của cả nước thu hút gần 26500 dự án FDI của 129 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu
lực với tổng vốn đăng ký 344 tỷ USD.
-

Thứ 3: Nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế

24


-

Thứ 4: Tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình,

độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ.

Không chỉ tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại này, nhiệm vụ hoạt động đối
ngoại trong thời gian tới còn là tiếp tục tạo môi trường và điều kiện quốc tế thuận lợi để
đẩy mạnh, tăng trưởng và phát triển kinh tế. Xét trong lĩnh vực du lịch, chính sách đối
ngoại trên đã có ảnh hưởng như nào đến tăng trưởng của ngành? Chính sách đối ngoại
nêu trên của Đảng và Nhà nước đã tạo ra một bầu không khí hòa bình, thân thiện với
các nước trên thế giới. Đây chính là điều kiện lôi kéo khách du lịch đến với Việt Nam.
Ngoài ra, lời cam kết đối với các nhà đầu tư của chính phủ và nhà nước tạo niềm tin cho
ngày càng nhiều các nhà đầu tư đến Việt Nam, ngay cả khi họ vừa dời các điểm đầu tư
trong khu vực. Việc mở rộng quan hệ với nhiều nước giúp Việt nam tìm kiếm được
nhiều quan hệ song phương, đa phương, tạo điều kiện ký kết các điều khoản, quy định
có lợi cho du lịch như vấn đề xuất nhập cảnh, lệ phí… tạo điều kiện thuận lợi, là động
lực để tăng trưởng ngành du lịch.
Bên cạnh đó, việc đăng cai tổ chức các hội nghị mang tầm cỡ khu vực hay quốc
tế, tổ chức các sự kiện văn hóa, kinh tế, thể thao quan trọng đã tạo cơ hội để quảng bá
hình ảnh Việt Nam đến với du khách quốc tế. Một ví dụ gần đây và tiêu biểu nhất phải
kể đến đó là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 được tổ chức tại Hà Nội.
Khi thông tin này được đưa ra không chỉ khiến riêng người dân Việt Nam nóng lòng chờ
đón mà gần như cả thế giới cùng hướng về Việt Nam. Hàng nghìn phóng viên của các
hãng thông tấn lớn trên thế giới đã lên đường đến đất nước hình chữ S xinh đẹp để
truyền thông về sự kiện. Khoảng 3.000 phóng viên báo chí quốc tế sẽ đến Việt Nam để
đưa tin về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Đây được coi là cơ hội vàng, cơ hội
lịch sử quảng bá du lịch Việt Nam. Trong số 3000 phóng viên đến Việt Nam đưa tin lần
này, có trên dưới 50% là các phóng viên đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,..
Đây cũng chính là thị trường du lịch trọng điểm Việt Nam đang hướng tới (năm 2018,
Trung Quốc dẫn đầu về lượng khách đến Việt Nam với 4.966.468 lượt khách, Hàn Quốc
xếp thứ 3 với 3.485.406 lượt khách, Mỹ xếp thứ 10 với 698.266 lượt khách,..) các thị
trường này chiếm 70% lượng khách quốc tế vào Việt Nam.
2.4.2. Hệ thống pháp luật
Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế then chốt của đất

nước và tăng trưởng phát triển du lịch là định hướng chiến lược trong nền kinh tế-xã hội
của đất nước. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 103 về Chương trình hành
25


×