Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

tiểu luận kinh tế du lịch tiềm năng phát triển du lịch chữa bệnh ở tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.41 KB, 30 trang )

1.

Lịch sử và sự phát triển của loại hình du lịch chữa bệnh trên thế giới

1.1.

Khái niệm

Du lịch chăm sóc sức khỏe hay du lịch chữa bệnh (tên tiếng Anh là medical
tourism hay medical travel) là hình thức kết hợp du lịch nghỉ dưỡng với các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe dưới các hình thức đa dạng: chữa trị bằng tây y, bằng đông y, bằng
các hình thức tự nhiên như tắm nước khoáng, ngâm bùn, ăn các thức ăn hoa quả có tác
dụng đẩy lùi bệnh tật.
Khái niệm du lịch chăm sóc sức khỏe đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước khi
những người Hy Lạp đi từ vùng Địa Trung Hải rộng lớn đến vùng lãnh thổ nhỏ bé
thuộc vịnh Saronic có tên gọi Epidauria. Nơi đây thờ vị thần chữa bệnh Asklepios vì
thế mà Epidauria trở thành điểm du lịch chăm sóc sức khỏe đầu tiên. Các suối nước
khoáng cho du khách những người có nhu cầu chữa bệnh đến nghỉ ngơi, tắm và hồi
phục sức khỏe có thể được coi là dạng đầu tiên của loại hình du lịch này.
Du lịch chữa bệnh đã phát triển ở Châu Âu. Ngày nay hình thức này cũng đã và
đang phát triển ở các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore…
1.2.

Nhu cầu của con người về loại hình du lịch chữa bệnh

Nhu cầu du lịch hiện nay ngoài mong muốn được khám phá, trải nghiệm phong
cảnh, địa hình, văn hóa các vùng miền các quốc gia thì nhu cầu cao hơn đó là phục hồi
và tăng cường sức khỏe. Sức khỏe con người là tài sản quý giá nhất vì vậy mà nhu cầu
du lịch chữa bệnh ngày càng tăng cao. Tính đến hết 2014, trên thế giới có 1.334 tỷ lượt
người đi du lịch, tốc độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 4%. Loại hình du lịch chữa bệnh
ngày càng được khách du lịch ưa chuộng, đặc biệt là những người cao tuổi. Những


người này có chế độ hưu, có số tiền tích lũy và con cái đã trưởng thành. Nhưng quá
trình lão hóa diễn ra với tốc độ nhanh đồng thời phát sinh các căn bệnh tuổi già, vì thế
họ cần những nơi nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Các căn bệnh phổ biến thường gặp là tim
mạch, huyết áp cao, tiểu đường, đau khớp…


Hiện nay trên thế giới ước tính có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và
tiếp tục có dấu hiệu tăng lên. Năm 2010 thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu
đường. Năm 2025 dự báo lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh
tăng lên ở các nước phát triển là 42% nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt
Nam) sẽ là 170%. Số lượng người già trên thế giới và khu vực nói chung, tại Việt Nam
nói riêng theo dự báo sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn “già hóa dân số” vào năm 2017.
Đến năm 2035, cơ cấu dân số nước ta, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi và người già từ 60 tuổi
trở lên là 1/1, nghĩa là cứ 1 trẻ em thì có 1 người già. Còn đến năm 2049, tỷ lệ sẽ là
1/1.41 nghĩa là cứ 1 trẻ em thì có 1.41 người già. Thực trạng bệnh tật trở nên phức tạp
và vấn đề già hóa dân số làm cho nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ này phổ biến hơn.


Tại sao mô hình du lịch chữa bệnh lại thu hút lượng lớn du khách và có

tiềm năng phát triển như vậy? Có chăng là vì chi phí cao cho việc chăm sóc sức khỏe,
thời gian chờ đợi các thủ tục khá lâu gây ra sự không hài lòng khi khám chữa bệnh
thông thường. Sự hội nhập kinh tế của các nước ngày càng sâu rộng đã giúp cho việc
du lịch quốc tế thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết. Công nghệ và các tiêu chuẩn
chăm sóc sức khỏe ở nhiều quốc gia được cải thiện và tối ưu hóa xây dựng nên tính
cạnh tranh và sức thu hút đối với du khách từ các quốc gia khác. Loại hình dịch vụ này
đáp ứng được nhu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, nó không chỉ tập trung vào đối
tượng người già mà những người trẻ cũng đang có xu hướng ưa thích hình thức du lịch
này.
Đời sống ngày càng phát triển, giáo dục, công nghệ y tế nâng cao nên con người

càng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tăng tuổi thọ và tận hưởng các dịch vụ
nghỉ dưỡng. Khách du lịch có nhu cầu về loại hình du lịch chữa bệnh này đến từ mọi
nơi trên thế giới bao gồm Châu Âu, Anh, Trung Đông, Nhật Bản, Mỹ và Canada. Lý
do là bởi các nước này dân số đông, tương đối giàu có, chi phí chăm sóc sức khỏe cao
hoặc thiếu các lựa chọn chăm sóc sức khỏe có thể tin cậy cùng những mong đợi về sự
tôn trọng đối với bệnh nhân. Họ tìm đến hình thức này kỳ vọng một sự thuận tiện và
nhanh chóng, lại có được cơ hội du lịch kết hợp rất thoải mái, tiết kiệm. Những nước
có hệ thống chăm sóc sức khỏe với tiêu chuẩn khắt khe có thể gây mất thời gian và

1


làm người bệnh phải lãng phí chờ đợi trong trường hợp bệnh không khẩn cấp. Chẳng
hạn, ở Anh và Canada để có thể phẫu thuật khớp hông, có khi bệnh nhân phải chờ đợi
đến 1 năm hoặc hơn trong khi đó nếu sử dụng dịch vụ du lịch chữa bệnh tại Singapore,
HongKong, Thái Lan, Cuba, Colombia, Philippines hay Ấn Độ họ sẽ được phẫu thuật
ngay khi đến nơi. Vì thế mà nhu cầu của con người đối với dịch vụ này ngày càng tăng
cao và du lịch chữa bệnh trở thành một mảnh đất tiềm năng cho các nhà kinh doanh du
lịch khai thác.
Tuy nhiên loại hình này vẫn còn những điều khiến mọi người nghi ngại khi lựa
chọn để du lịch. Một số rủi ro khi thực hiện chữa bệnh tại nước đến du lịch có thể có
những biến chứng phát sinh, bệnh nhân không được bảo hiểm hoặc không thể tìm
kiếm những khoản bồi thường thông qua các vụ kiện. Dù vậy, những dịch vụ được bảo
hiểm hiện đang được cung cấp có thể bảo vệ các bệnh nhân khi xảy ra các sơ suất
trong các ca điều trị ở nước ngoài. Đặc biệt nếu là ở một số nước châu Á, với khí hậu
nhiệt đới – một môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virut, các loại dịch bệnh nguy
hiểm và lây lan nhanh khiến cho nhiều người cũng rất lo lắng. Một số nước như Ấn
Độ, Malaysia, Costa Rica hay Thái Lan có những loại bệnh truyền nhiễm khác với
châu Âu và Bắc Mỹ, và sự lan truyền cũng không giống nhau của những căn bệnh
tương tự so với các nước như Mỹ, Canada và Anh. Bị nhiễm bệnh mà chưa có sự miễn

dịch tự nhiên sẽ trở thành một vấn đề lớn với những người ốm yếu, đặc biệt là những
bệnh lây qua đường ruột (viêm gan A, lỵ amíp, phó thương hàn) có thể tác động không
tốt tới quá trình điều trị, các bệnh do muỗi truyền, cúm và lao (ví dụ 75% người dân
châu Phi có vi khuẩn lao). Bênh cạnh đó, đi du lịch ngay sau khi phẫu thuật có thể làm
tăng nguy cơ biến chứng. Ví dụ, các vết sẹo sẽ thâm hơn và dễ phát hiện hơn nếu
chúng bị phơi nắng trong quá trình phục hồi. Những chuyến bay dài sẽ tác động rất
xấu với những người có vấn đề về tim (nghẽn mạch) và thở.

2


1.3.

Một số mô hình du lịch nghỉ dưỡng trên thế giới

1.3.1.

Mô hình ở Singapore

Singapore là trung tâm y tế hàng đầu châu Á, với năng lực nghiên cứu trình độ
cao cũng như có những bệnh viện tốt và 2 trung tâm y tế được JCI cấp chứng nhận
(JCI -Joint Commission International, là Tổ chức giám định chất lượng bệnh viện của
Mỹ hoạt động trên 80 quốc gia kể từ năm 1994. Tiêu chuẩn JCI là lấy bệnh nhân làm
trung tâm, tập trung đặc biệt vào sự an toàn, chất lượng chăm sóc y tế và hệ thống
quản lý chất lượng). Đó là một trong những lý do tại sao JCI chọn Singapore làm nơi
đặt văn phòng đại diện khu vực châu Á – Thái Bình Dương của mình vào năm 2006.
Vì thế mà Singapore phát triển hình thức du lịch chữa bệnh bằng y tế hiện đại chứ
không phải là cổ truyền hay các hình thức truyền thống khác. Hiện tại, các bệnh viện
của Singapore đang tiếp cận các hệ thống chứng nhận bệnh viện của châu Á và châu
Âu trong một nỗ lực nhằm mở rộng thị trường, vì chứng nhận của JCI là dành cho thị

trường Mỹ, một phần nhỏ trong thị trường lớn toàn cầu.
Tháng 10/2003, Tổng cục Du lịch Singapore phối hợp với Cục Phát triển kinh tế
và Cục Đầu tư nước ngoài Singapore đưa ra sáng kiến liên ngành thành lập cơ quan
“Singapore – Medicine”. Mục đích hoạt động của cơ quan này là thu hút du khách
quốc tế đến chữa bệnh tại Singapore nhằm phát triển nước này thành trung tâm chữa
bệnh hàng đầu tại Châu Á. Năm 2015, khoảng 900.000 khách đã đến Singapore chỉ
đơn thuần để được chăm sóc về mặt y tế. Nhiều người đến từ các nước láng giềng như
Indonesia và Malaysia. Số lượng bệnh nhân đến từ Đông Dương, Nam Á, Trung Đông
và Trung Quốc lục địa cũng đang tăng nhanh chóng. Bệnh nhân đến từ các nước phát
triển như Mỹ cũng chọn Singapore là điểm đến cho các chuyến du lịch chăm sóc sức
khỏe với chi phí có thể chấp nhận được tại một thành phố sạch.
Ngoài ra Singapore được biết đến là thành phố xanh – sạch – đẹp nhất thế giới
cùng với ý thức tự giác cao của người dân nơi đây. Môi trường trong lành kết hợp dịch
vụ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng đã đưa Singapore trở thành một đất nước vô

3


cùng phát triển hình thức du lịch chữa bệnh. Đến với Singapore, sau khi khám chữa
bệnh mọi người có thể tham quan hòn đảo Sentosa thơ mộng cách trung tâm thành phố
Singapore khoảng 15 phút, đây là hòn đảo lớn thứ 4 của Singapore. Sentosa là một khu
du lịch phức hợp ấn tượng nhất bởi sự kết hợp khu vui chơi giải trí, trung tâm di sản,
công viên thiên nhiên. Hàng năm hòn đảo thu hút hơn 5 triệu người , Sentosa có bãi
biển dài 2 km, pháo đài Siloso, hai sân golf và 2 khách sạn 5 sao, hàng năm đảo
Sentosa lấn ra biển một ít do những công trình độc đáo được các nhà đầu tư du lịch
thiết kế. Nếu như đến với Vương Quốc Côn Trùng, mọi người sẽ được thấy bao quanh
bởi những cây nhiệt đới xanh tươi, mát mẻ mang đến một cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt
vời cùng với các loài sinh vật đa dạng và những quần thể sinh vật đặc trưng đó là quần
thể bướm muôn màu muôn sắc hòa huyện vào nhau tạo nên một một khu du lịch hoang
dã tự nhiên…

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Singapore luôn nhấn mạnh ba tiêu chí: Chất lượng,
An toàn và Tin cậy với các cơ sở y tế được chứng nhận quốc tế và các bác sĩ danh
tiếng được đào tạo từ những trung tâm hàng đầu thế giới. Hệ thống y tế Singapore
được Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng thứ sáu trên thế giới và tốt nhất ở Châu Á năm
2000. Chất lượng chăm sóc sức khỏe tại Singapore còn thể hiện ở những chỉ số y tế
được công bố rộng rãi. Du khách đến Singapore có thể hoàn toàn yên tâm rằng họ
được chăm sóc sức khỏe với tiêu chuẩn quốc tế trong một môi trường an toàn, thoải
mái.
1.3.2.

Mô hình ở Thái Lan

Nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở Thái Lan trong thời gian gần đây được niêm
yết trên Thị trường Chứng khoán Thái để gây quỹ đầu tư trang thiết bị, xây dựng và
nhận được nguồn vốn đáng kể, thu hút nhiều khách hàng đến kiểm tra sức khoẻ trong
những tour du lịch sức khỏe. Hiện nay chi phí kiểm tra sức khoẻ ở Thái chỉ bằng một
phần nhỏ so với chi phí ở các quốc gia phát triển. Đây là một lợi thế cạnh tranh và thu
hút của Thái Lan với du khách quốc tế. Mặc dù gặp vấn đề trở ngại về ngôn ngữ, một

4


số bệnh viện ở Thái nắm vững mọi mặt trong việc kinh doanh du lịch và tiếp thị các
dịch vụ của mình với các cơ quan điều hành du lịch trong nước. Nhiều cơ quan trong
số trên cũng thường xuyên tham dự các Hội chợ thương mại quốc tế như ITB ở Berlin
và Arabian Travel Mart.
Thái Lan có hơn 400 bệnh viện với tiêu chuẩn cao và giá phục vụ cực kỳ thấp. Vì
vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi có đa số du khách quyết định phẫu thuật tại
Vương quốc này trong thời gian lưu trú. Chẳng hạn như với phẫu thuật thẩm mỹ dù
trong giai đoạn hậu phẫu, điều trị mắt bằng lasik hay phẫu thuật tim, du khách có thể

tin tưởng vào dịch vụ chất lượng và 24/24 tại Bangkok, các thành phố chính ở các tỉnh
và các trung tâm du lịch. Tìm được dịch vụ chăm sóc vào ngày nghỉ là chuyện dễ
dàng.
Các bác sĩ và chuyên gia có thể nhận bệnh án của bệnh nhân tức thì bằng vệ tinh.
Các bệnh viện thuê nhân viên lưu loát tiếng Anh đã được đào tạo ở nước ngoài và
những người nói tiếng Ả rập để đáp ứng nhu cầu dịch vụ từ các nước vùng Trung
Đông.
Chuyên gia nước ngoài, chuyên viên quản trị của các công ty đa quốc gia và nhân
viên sứ quán đều chứng thực điều trị của các bệnh viện ở Thái Lan thật xuất sắc với
chi phí thấp. Dù dự định kiểm tra sức khoẻ hay điều trị bệnh, dịch vụ cũng đáp ứng
nhanh chóng, trong điều kiện hoàn toàn thoải mái với các nhân viên có chuyên môn
cao và thân thiện. Tổng cục Du lịch Thái Lan giới thiệu một vài bệnh viện dành cho
người nước ngoài như bệnh viện Bumrungrad và Bệnh viện Đa khoa Bangkok nơi tất
cả bác sĩ đều được đào tạo ở nước ngoài, thường là Hoa Kỳ, Anh hay Úc và nhân viên
nói nhiều thứ tiếng được thuê đặc biệt dành cho chăm sóc bệnh nhân. Cơ quan
Restored Beauty Getaways được thành lập để đáp ứng nhu cầu làm đẹp và giải phẫu
thẩm mỹ ngày càng gia tăng, tận dụng thế mạnh về dịch vụ chất lượng tầm cỡ thế giới,
hợp túi tiền và an tâm. Restored Beauty Getaways đầu tư nhiều thời gian để bảo đảm
các phẫu thuật đạt chất lượng cao nhất và chăm sóc hậu phẫu tổng quát. Restored

5


Beauty Getaways đại diện bệnh viện đoạt giải quốc tế về bệnh viện ở bờ biển Bangkok
Pattaya.
Nhân công giá rẻ giúp hạ thấp đáng kể chi phí phẫu thuật so với các bệnh viện ở
Mỹ và có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc cá nhân hóa nhiều hơn so với việc các khách
phương Tây được chăm sóc trong các bệnh viện ở đất nước mình. Trên 1 triệu người
đến Thái Lan mỗi năm để thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ hay phẫu thuật tim.
Năm 2015, một bệnh viện ở Bangkok đã phục vụ gần 800.000 bệnh nhân nước ngoài.

Năm 2016, du lịch chăm sóc sức khỏe đã mang về cho đất nước này 63.4 tỉ baht.
Một bệnh nhân thực hiện phẫu thuật động mạch vành tại bệnh viện quốc tế
Bumrungrad cho biết chi phí phẫu thuật là 12.000 USD, rẻ hơn nhiều so với 100.000
USD nếu thực hiện ở nước mình. Vé máy bay 2 chiều cho một chuyến đi từ châu Âu,
Bắc Mỹ và những nơi khác trên thế giới đến Thái Lan khoảng 500-2.500 USD/người
nên nhiều khách hàng có thể thực hiện những ca phẫu thuật với chi phí thấp như thế.
Bệnh viện Bangkok, có khu vực dành riêng cho khách Nhật, bệnh viện Phyathai
có phiên dịch viên cho 22 thứ tiếng khác nhau, bên cạnh các nhân viên y tế nói tiếng
Anh. Khi thủ tướng Nepal Girija Prasad Koirala cần được chăm sóc về mặt y tế hồi
năm 2006, ông đã đến Bangkok. Một số bệnh viện ở nước này có quan hệ với các cơ
sở đào tạo ở Anh và Mỹ (như đại học Sheffield Hallam có quan hệ với Bangkok).
Trung tâm thông tin của Lãnh sự quán Mỹ cho điểm rất cao đối với hệ thống chăm sóc
sức khỏe của Thái Lan vì chất lượng, đặc biệt là các cơ sở ở Bangkok. Thái Lan phục
vụ tất cả các loại hình phẫu thuật từ phẫu thuật tim đến thay các bộ phận cơ thể người
với giá rẻ hơn nhiều ở Mỹ và châu Âu, trong một môi trường an toàn, sạch sẽ.
Tuy nhiên, có một vấn đề không thể phủ nhận liên quan đến HIV/AIDS, được tổ
chức y tế thế giới xác nhận và bệnh sốt xuất huyết ngày càng trở nên thông thường.
Thái Lan cũng có ngày càng nhiều bệnh viện nhận được chứng nhận của
JCAHO. Các chứng nhận bệnh viện ở cấp quốc tế là một cách để các bệnh viện thể
hiện giá trị của mình và những bệnh viện đang cạnh tranh với nhau trong lĩnh vực này
có thể cần phải nhận được nhiều hơn nữa các chứng nhận quốc tế.

6


1.3.3.

Mô hình ở Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có xuất phát điểm du lịch và một số điều kiện địa lý, hoàn

cảnh lịch sử và tài nguyên văn hóa tự nhiên tương đối tương đồng với Việt Nam.
Trong những năm gần đây nhờ có chính sách quản lý và vận hành phát triển du lịch
hợp lý nên ngành du lịch nước này phát triển cao và ổn định, được du khách và các
chuyên gia du lịch thế giới đánh giá cao. Cụ thể, năm 2011, khi thảm họa sóng thần
xảy ra, số lượng khách quốc tế tới Nhật Bản chỉ khoảng 6,21 triệu khách; năm 2012 là
8,35 triệu khách; năm 2013 là 10,36 triệu khách và lần đầu tiên số khách quốc tế đến
Nhật Bản vượt ngưỡng 10 triệu lượt; năm 2014 là 13,41 triệu khách; năm 2015 là
19,73 triệu khách, và tăng gần bốn lần so với 5,21 triệu khách đã đến thăm Nhật Bản
vào năm 2003. Nếu xét mốc thời gian 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015 thì số khách
tới Nhật Bản tăng hơn 300%, một con số thể hiện tốc độ tăng trưởng thần kỳ trong
việc đón khách quốc tế đến của ngành du lịch Nhật Bản. Bên cạnh hệ thống bệnh viện
hiện đại Nhật Bản còn phát triển các loại hình du lịch sáng tạo kết hợp văn hóa, chế độ
ăn uống, tắm suối nước nóng độc đáo với nhiều điểm đến thú vị đã khiến Nhật Bản đạt
được sự phát triển thần kỳ.
1.4.

Thực trạng mô hình du lịch chữa bệnh ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, ngành du lịch Việt Nam đang không ngừng
phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, loại hình du lịch chữa bệnh lại
chưa phát triển mạnh mẽ và thực sự chuyên nghiệp mặc dù một số nơi đã xuất hiện các
hình thức như: tắm nước khoáng nóng, tắm bùn, tắm lá thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu,
bắt mạch, kê đơn thuốc nam, thuốc đông y địa phương… Các hình thức mang tính chất
nhỏ lẻ, chưa có sự phối hợp đồng bộ và mang tính chất chuyên nghiệp cao để có thể
phục vụ không chỉ du khách trong nước mà còn du khách quốc tế.
a.

Miền Bắc

Các nguồn nước khoáng nóng ở miền Bắc thường được tổ chức công đoàn các

cấp xây dựng các khu nghỉ dưỡng cho người lao động, có thể kể đến những địa điểm
là: Khu nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Thanh Thủy (Phú

7


Thọ), Kênh Gà (Ninh Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Quang Hanh (Quảng Ninh),
Thanh Hà (Hà Giang), Sơn Kim (Hà Tĩnh), Bang (Quảng Bình). Dịch vụ chủ yếu ở
đây là nghỉ dưỡng, tắm và ngâm nước khoáng còn dịch vụ chữa bệnh lại chưa được
chú trọng phát triển nên còn thô sơ, điều kiện nghèo nàn và nhiều hạn chế. Khách du
lịch phần lớn là người địa phương hoặc khách du lịch nội địa đến tắm nước khoáng. Sự
liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành với chính quyền địa phương
còn yếu kém nên chưa có chính sách hay biện pháp để đưa hình thức du lịch chữa bệnh
phát triển.
b.

Miền Trung và miền Nam

Các nguồn nước khoáng nóng ở hai vùng miền này đều được khai thác phục vụ
du lịch, điển hình là một số công ty khai thác du lịch chữa bệnh đã có thương hiệu
như:
- Khu du lịch và nước khoáng Thanh Tân (Thừa Thiên Huế)
Nguồn nước khoáng ở đây được người Pháp nghiên cứu từ năm 1928 có thể
uống, ngâm tắm, chữa được nhiều bệnh như: tiêu hóa, ngoài da, thần kinh, cơ khớp,
mạch máu, phụ khoa…Công ty Thanh Tân đã quy hoạch và xây dựng đi vào hoạt động
từ năm 2000.
- Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà (Nha Trang)
Đây là một khu du lịch nổi tiếng không chỉ với Nha Trang mà còn cả nước. Hàng
năm, khu vực du lịch này đón tiếp gần 500000 lượt khách trong nước và quốc tế. Các
dịch vụ chủ yếu là: + ngâm, tắm nước khoáng

+ ngâm bùn nóng khoáng nóng
+ xông hơi, xoa bóp, bấm huyệt
+ bán bùn khoáng tươi hoặc khô
+ ăn uống
+ dịch vụ lưu trú

8


- Khu du lịch suối khoáng nóng Sài Gòn-Bình Châu (Vũng Tàu)
Đây là khu du lịch đạt chuẩn quốc tế 4 sao được xây dựng trong khu bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu. Sự kết hợp tắm khoáng nóng, ngâm bùn và du lịch
sinh thái thu hút và rất hấp dẫn khách du lịch.


Vấn đề khai thác y dược học cổ truyền cần được quan tâm hơn nữa.

Trong những năm qua, Nhà nước và bộ Y tế đã có nhiều văn bản về bảo tồn, kế thừa,
phát triển y dược học dân tộc kết hợp với y dược hiện đại. Bên cạnh đó, thống kê cho
thấy nước ta có 3850 loài thực vật đang được sử dụng làm thuốc thuộc 309 họ mà
tuyệt đại đa số là cây mọc tự nhiên. Có 406 loài động vật và trên 70 khoáng vật dùng
làm thuốc. Tiềm năng của Việt Nam trong việc phát triển du lịch chữa bệnh là rất lớn.
Để khai thác được lợi ích từ loại hình này, cần có sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa
các bên liên quan đưa ra các phương pháp tối ưu cho loại hình này.
2.

Tiềm năng phát triển loại hình du lịch chữa bệnh ở Tuyên Quang

2.1.


Điều kiện tự nhiên

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, có quy mô
diện tích ở mức trung bình so với cả nước với khoảng 5686 km2 (chiếm 1.78% diện
tích cả nước), với dân số khoảng 731000 người. Tuyên Quang có toạ độ địa lý 21030’
đến 22040’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ Đông, cách Thủ đô Hà Nội 165
km. Tỉnh Tuyên Quang có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang ở ranh giới địa phận các huyện
Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng ở ranh
giới huyện Na Hang, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên ở các huyện Na Hang,
Chiêm Hóa, Yên Sơn, Sơn Dương, phía Nam giáp Vĩnh Phúc ở huyện Sơn Dương,
phía Tây – Nam giáp Phú Thọ ở huyện Yên Sơn và Sơn Dương, phía Tây giáp Yên
Bái ở huyện Yên Sơn và Hàm Yên.

9


2.1.1.

Địa hình

Đây là một trong những thành phần quan trọng của tự nhiên tỉnh Tuyên Quang.
Đối với du lịch đây cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch, tạọ nền cho
phong cảnh. Địa hình của Tuyên Quang tương đối đa dạng và phức tạp với hơn 70%
diện tích là đồi núi. Phần lớn địa hình có hướng nghiêng từ Bắc – Tây Bắc xuống Nam
– Đông Nam. Các dãy núi chính cũng chạy theo hướng này và có cấu trúc vòng cung
rõ rệt nhưng không kéo dài liên tục. Địa hình tỉnh Tuyên Quang bị chia cắt bởi nhiều
dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít
bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia
Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình đồi núi sau:
a.


Núi và cao nguyên (độ cao trên 500m)

Vùng núi phía Bắc tỉnh là khu vực vùng núi cao, chiếm trên 50% diện tích toàn
tỉnh, độ cao phổ biến từ 200 – 600m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình
là 25 độ.
Có một số ngọn núi cao trên 1000m như: Cuối Toong cao 1112m, Ta Pao cao
1388m. Điểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1578m so với mực
nước biển và một số ngọn núi khác như Núi Pắc Tạ (còn gọi là Pắc Ban), Đèo Cổ
Yểng (huyện Na Hang) phù hợp phát triển du lịch mạo hiểm.
b.

Đồi, trung du (50m – 500m)

Vùng đồi núi thấp chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình dưới
500m và theo hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dấp thấp dần dưới 25 độ.
Vùng đồi núi phía Nam tỉnh mang đặc điểm địa hình trung du.
Mang đặc điểm địa hình này có Núi Dùm – Cổng Trời có ý nghĩa với phát triển
du lịch ở tỉnh Tuyên Quang.
c.

Karst

Dạng địa hình này chiếm một phần khá nhỏ trong diện tích tỉnh Tuyên Quang, và
nơi đây chủ yếu là Karst núi. Đây là một trong những dạng địa hình có ý nghĩa quan
trọng và to lớn đồi với ngành du lịch. Có thể kể đến một số hang động có giá trị được
công nhận là danh thắng quốc gia như Quần thể hang động thuộc xã Yên Phú, huyện

10



Hàm Yên; Động Song Long thuộc xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình; Động Tiên thuộc
huyện Hàm Yên các thành pố Tuyên Quang khoảng 50km; Hàng Bà Cún, Hang Dơi,
Hang Ngà Voi (Núi Dùm).


Mặc dù địa hình núi cao, dốc nhưng lại thuận lợi tạo nên phong cảnh

thiên nhiên trùng trùng điệp điệp, tạo cho khách du lịch một không gian thoải mái hít
thở không khí trong lành, thám hiểm, thư giãn đầu óc, là các yếu tố thuận lợi thúc đẩy
du lịch chữa bệnh phát triển nơi đây. Ngoài ra, địa hình như vậy thích hợp cho nhiều
loại cây thuốc quý phát triển, tạo điều kiện cung cấp thuốc đông y cho du khách chữa
bệnh.
2.1.2.

Khí hậu

Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ
rệt: mùa đông lạnh – khô hanh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong
năm từ 22 – 24 0C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 1800 mm, độ ẩm trung bình là 83
%. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây
trồng nhiệt đới, các cây thuốc quý và hiếm, thuận lợi cho việc phát triển du lịch chữa
bệnh. Song nơi đây cũng tồn tại nhiều tai biến thiên nhiên gây khó khăn cho việc phát
triển du lịch như sướng muối, mưa đá, lốc bão, có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
và gây ảnh hưởng đi lại giữa các điểm du lịch.
Khí hậu của Tuyên Quang có thể chia làm hai tiểu vùng:
- Tiểu vùng phía Bắc có mùa đông tương đối dài (5 – 6 tháng), thường xuất hiện
sương muối vào đầu mùa đông và gió, lốc xoáy vào mùa hạ.
- Tiểu vùng phía Nam bao gồm phần lại có mùa đông ngắn (4 tháng) nhưng
lượng mưa tương đối cao, trên 1800 mm, các tháng đầu mùa hạ thường xuất hiện mưa

dông và mưa đá.


Từ những phân tích trên ta có thể thấy thời gian hợp lý nhất để đi du lịch

chữa bệnh ở Tuyên Quang đó là vào mùa đông giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 4, khí
hậu lạnh và khô ráo, thích hợp du lịch chữa bệnh kèm theo tham quan thám hiểm.

11


2.1.3.

Nguồn nước

a.

Sông

Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân phối đều giữa 3 vùng,
đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy, phục vụ các tuyến du
lịch trên sông, du lịch thăm nhà máy thủy điện, du lịch tham quan và khám phá cho
khách du lịch chữa bệnh trên phạm vi toàn tỉnh.
Tuy nhiên sông ngòi dốc, nhiều thác ghềnh cùng với chế độ khí hậu có hai mùa
rõ rệt dễ dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng trong mùa mưa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động du lịch, vì vậy đòi hỏi chính quyền và người dân phải xây dựng các hệ
thống cấp thoát nước đầy đủ để khắc phục khó khăn, thu hút khách du lịch chữa bệnh
và tham quan trên địa bàn toàn tỉnh.
b.


Hồ và thác nước

Do tính chất của địa hình tỉnh Tuyên Quang, nơi đây có mạng lưới hồ rất phong
phú và đa dạng. Đa phần nơi đây đều là hồ tự nhiên, cũng có một số hồ nhân tạo phục
vụ cho ngành du lich như: Hồ Khởn (Hàm Yên), Hồ Tân Quang, Hồ thủy điện Na
Hang, Thác Mơ, Thác Pác Hầu (Na Hang), Thác Đát Tư Khang, Thác Cổng Trời (Núi
Dùm),.. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị thu hút khách du lịch cho tỉnh
Tuyên Quang.
c.

Nước Khoáng

Tuyên Quang nổi tiếng với 2 suối khoáng là Bình Ca và Mỹ Lâm, trong đó suối
khoáng Mỹ Lâm nổi tiếng hơn với nguồn nước khoáng ngầm.
Suối khoáng Mỹ Lâm (hay còn gọi là suối khoáng sunfua, do hàm lượng sunfua
trong nước rất cao) với nhiệt độ 40-42, có tác dụng điều hòa tiêu hóa, xương, cơ, thấp
khớp, đại tràng. Nơi đây hấp dẫn với dịch vụ tắm khoáng và tắm bùn rất được khách
du lịch ưa thích
2.1.4.

Sinh vật

Tuyên Quang là một trong ba tỉnh có mật độ che rừng che phủ lớn nhất cả nước
với đặc trưng tiêu biểu của rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh. Tuyên Quang có

12


rất nhiều khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia thích hợp với
du lịch tham quan, chữa bệnh, nghỉ dưỡng kết hợp với nghiên cứu khoa học. Hệ sinh

thái rừng ở Tuyên Quang rất đa dạng và phong phú với hệ thực vật và sinh vật quý
hiếm.
- Vườn quốc gia Tam Đảo: kéo dài 3 tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên. Vườn quốc gia Tam Đảo được che phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc,
nhiều tầng và đa dạng về loài, đa dạng về quần xã sinh học và sinh thái. Có gần 1500
loài động thực vật quý hiếm. Có nhiều địa danh thích hợp cho nghỉ mát, du lịch chữa
bệnh như Thác Bạc, Đền Mẫu Bà Chúa Thượng Ngàn, cầu Đái Tuyết, Am Gió Thang
Mây.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu: Với diện tích 58187 ha, khu bảo tồn thiên
nhiên Chạm Chu không những đa dạng về các kiểu hệ sinh thái rừng, mà hệ thực vật ở
đây còn phong phú về thành phần loài.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang: Nơi đây có nhiều sông ngòi với hai con sông
lớn là sông Gâm và sông Năng. Đây là khu rừng ẩm nhiệt đới vẫn còn ở tình trạng
nguyên sinh trong đó có khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi, và vùng rừng thường
xanh với trên 3000 loài động thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam.


Từ những phân tích và tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên trên đây,

ta có thể nhận thấy Tuyên Quang là một trong những nơi có tiềm năng phát triển khu
du lịch chữa bệnh, đặc biệt ở Suối khoáng Mỹ Lâm.
Khu nghỉ dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm tỉnh Tuyên Quang với tổng diện tích quy
hoạch hơn 1.160ha, trải rộng trên triền đồi xanh thoai thoải, có dòng suối chảy qua thơ
mộng, khung cảnh thiên nhiên hữu tình, yên ả, rất lý tưởng để du khách nghỉ ngơi, thư
giãn. Đặc biệt, tại đây có nguồn nước khoáng tự nhiên chảy ngầm trong lòng đất, rất
trong, được bơm trực tiếp từ mạch nước sâu 150m đến các cơ sở, khu du lịch, khu điều
dưỡng, và cả bệnh viện suối khoáng Mỹ Lâm.

13



Đến với khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, chúng ta ẽ được thỏa thích tắm
khoáng, tắm bùn và thư giãn ngâm mình trong bồn nước ấm. Nước khoáng luôn điều
hòa và giữ ấm ở nhiệt độ 40 - 42oC sẽ tạo cảm giác khoan khoái, dễ chịu. Bùn khoáng
nơi đây không chỉ khiến cơ thể giảm mỏi mệt, căng thẳng mà còn có tác dụng chữa
bệnh, với nguyên lý là tác động lên cơ thể để huy động các cơ chế bù trừ và kích thích
tăng cường sức đề kháng như: Tắm nước khoáng bồn, bồn xoáy, Tắm xông hơi, trị
liệu, massage, Tắm bể bơi ngoài trời, tắm thác, Tắm bùn ở suối khoáng Mỹ Lâm, Tắm
lá thuốc của người dân tộc...
Trong khuôn viên khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm có hàng chục cơ sở nghỉ
dưỡng để có thể nghỉ ngơi và tắm khoáng tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà dân có làm
dịch vụ, hoặc đăng ký ở tại khu điều dưỡng để thụ hưởng các dịch vụ trị liệu chuyên
nghiệp.
Khi du khách đến với suối khoáng khá dễ dàng, Tuyên Quang cách thủ đô Hà
Nội khoảng 165km, suối khoáng lại chỉ cách cách trung tâm thị xã Tuyên Quang 13km
về phía đông nam, thuận tiện cho du khách đến với điểm du lịch. Khi đến đây, du
khách còn có thể kết hợp du lịch tham quan, khám phá, mạo hiểm với du lịch chữa
bệnh với phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, không khí trong lành thư giãn đầu óc hữu
hiệu cho việc chữa bệnh.
2.2.

Tiềm năng khác

Điều kiện tự nhiên là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho Tuyên Quang, là
điều kiện cần để phát triển du lịch chữa bệnh ở đây. Tuy nhiên, tiềm năng về tự nhiên
chưa đủ để Tuyên Quang đẩy mạnh ngành kinh tế tiềm năng này. Muốn thúc đẩy du
lịch chữa bệnh phổ biến rộng rãi và phát triển mạnh mẽ cần có sự tổng hòa của yếu tố
tự nhiên và các yếu tố xã hội và nền tảng y tế tốt.
2.2.1.


Nền y học cổ truyền lâu đời

Theo nhận định chung của các hãng lữ hành cũng như chuyên gia trong ngành
Du lịch, Tuyên Quang có một nền y học cổ truyền lâu đời với nhiều bác sỹ giỏi. Trong

14


đó, liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc (châm cứu, khí công, yoga) hay chữa bệnh
bằng thuốc Nam đang dần được du khách trong và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên, để
duy trì và phát triển tinh hoa này của dân tộc trở thành loại hình du lịch kết hợp chữa
bệnh rất cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, của các cấp, các ngành.
Trong số các loại hình chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền, châm cứu là một
trong những thế mạnh của nền y học dân tộc Việt Nam và được nhiều du khách biết
đến nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tuyên Quang đã có trung tâm lớn như Bệnh viện
Y học Cổ truyền Tuyên Quang.
Bên cạnh việc mở những tour du lịch khám chữa bệnh bằng đông y như châm
cứu, luyện khí công thì Việt Nam cũng có điều kiện để khai thác và thực hiện những
tour du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh rất lớn tại khu du lịch nước suối khoáng
Mỹ Lâm.
Đối với loại hình du lịch chữa bệnh dựa vào tài nguyên thiên nhiên và y học dân
tộc truyền thống, nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc..phát triển rất mạnh.Trong một chương trình du lịch của người nước ngoài đến
thăm Trung Quốc, khách du lịch sẽ được đến thăm một cơ sở chữa bệnh bằng đông y.
Tại đây khách được xoa bóp, bắt mạch miễn phí và được tư vấn cách chữa các loại
bệnh đang có trong cơ thể, nơi chữa trị hoặc mua thuốc của họ về để uống. Đó là sự
kết hợp giữa du lịch và các cơ sở chữa trị bệnh bằng y học dân tộc. Theo y học dân tộc,
để chữa trị khỏi bệnh có 3 yếu tố cần được kết hợp chặt chẽ, đó là tinh thần của người
bệnh phải thanh thản và thoải mái, thường xuyên rèn luyện sức khỏe hoặc xoa bóp,
châm cứu trong một môi trường có không khí trong lành, không gian thoáng mát và

yên tĩnh. Yếu tố thứ hai đó là chế độ ăn, uống sao cho phù hợp với thể trạng của người
bệnh và có tác dụng chữa trị các bệnh trong cơ thể. Yếu tố thứ ba mới là thuốc đặc trị
chữa bệnh bằng các cây thuốc có sẵn từ thiên nhiên. Từ những yếu tố trên, các nước đã
xây dựng các khu điều dưỡng, các khu du lịch để thu hút khách đến vừa nghỉ dưỡng,
vừa tham quan du lịch và vừa chữa trị một số bệnh. Đây chính là loại hình du lịch chữa
bệnh dựa vào tài nguyên thiên nhiên và y học dân tộc truyền thống. Với ba điều kiện

15


trên, Tuyên Quang hoàn toàn có thể đáp ứng được. Bởi tiềm năng của khu vực này là
rất lớn.
2.2.2.

Nền y học hiện đại kết hợp với trang thiết bị tiên tiến

Ngày nay, xu thế kết hợp giữa y học cổ truyền với nền y học hiện đại ngày càng
được ưa chuộng. Vì thế Tuyên Quang đang dần hoàn thiện hệ thống bệnh viện, khu
nghỉ dưỡng với hàng loạt các trang thiết bị hiện đại.
Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
Đây không những là yêu cầu, trách nhiệm trước những đòi hỏi và nhu cầu được
chăm sóc sức khỏe của nhân dân mà còn nhằm phát triển loại hình du lịch chữa bệnh.
Do đó, trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tỉnh đã triển khai các giải pháp thu hút nguồn vốn
đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa bảo đảm xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các
đơn vị y tế ngày càng khang trang, hiện đại.
Ông Đào Duy Quyết, Giám đốc Sở Y tế khẳng định, trong 5 năm thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, ngành Y tế tỉnh cơ bản đã thực hiện được các
chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ngày càng được củng cố.
Ngành đã thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, tiếp nhận các dự
án y tế; sử dụng hiệu quả, đúng mục đích các nguồn vốn được Trung ương, tỉnh đầu tư

nâng cấp, xây mới, trang bị thiết bị y tế cho các trung tâm, bệnh viện, trạm y tế xã.
Đến thời điểm này, ngành Y tế tỉnh đã xây mới và trang cấp thiết bị cho 70 trạm y
tế xã; cung cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm Y tế huyện Lâm Bình, Na Hang. Tỉnh
đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến
huyện và khu vực. Theo đó, đã đưa vào sử dụng khu nhà điều trị 5 tầng với nhiều trang
thiết bị hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Na Hang, Lâm Bình,
Sơn Dương, Bệnh viện Đa khoa khu vực ATK Yên Sơn, Yên Hoa (Na Hang) và 8
Phòng khám Đa khoa khu vực.
Nếu khéo léo kết hợp những điều kiện, xây dựng các cơ sở chăm sóc sức khỏe tại
các điểm du lịch, các khu nghỉ dưỡng với chất lượng dịch vụ tốt, giá cả ưu đãi sẽ thu

16


hút được khách du lịch. Hiện ở Tuyên Quang có những công ty khai thác tour du lịch
trong nước đưa khách đến các trung tâm phục hồi sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp như suối
nước nóng, tắm bùn kết hợp thiền, khí công, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu. Những
tour này đang nhận được sự quan tâm của nhiều du khách. Các trung tâm chăm sóc sức
khỏe có thể nằm trong các khách sạn, khu nghỉ mát, khu suối nước nóng hoặc độc lập
với quy trình điều dưỡng khép kín. Tuy nhiên, ngành du lịch chữa bệnh chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng
Nâng cao trình độ y tế, trau dồi y đức
Nghề y là nghề đặc thù bởi liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Người
thầy thuốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện mục tiêu tối thượng là cứu
sống bệnh nhân. Nhận thức được nhiệm vụ cao cả đó, đội ngũ y bác sỹ của tỉnh cần
phải luôn trau dồi y đức, nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, y đức cho đội ngũ y
bác sỹ luôn được ngành Y tế quan tâm. Các bác sỹ được tạo điều kiện học thêm
chuyên sâu, học lên Thạc sỹ, Tiến sỹ để nâng cao trình độ tay nghề cũng như kiến
thức. Đây là bước đột phá trong công tác đào tạo cán bộ ngành Y tế của tỉnh, bởi trong

các nhiệm kỳ trước chưa có cán bộ ngành y tế nào được đào tạo trình độ Tiến sỹ,
khẳng định Đảng bộ tỉnh đặc biệt coi trọng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực phục vụ du lịch. Đến hết năm 2014, toàn tỉnh đạt 7,2 bác sỹ/10.000 dân; đến
hết năm 2015 tăng thêm 24 bác sỹ, đạt 7,5 bác sỹ/10.000 dân.
Ngành Y tế tỉnh đã tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ từ tuyến
tỉnh đến cơ sở để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút cán bộ có trình độ cao về
công tác tại tỉnh.
Ngành Y tế tỉnh còn chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên, điều
dưỡng, đội ngũ y tế thôn bản. Bác sỹ Đào Duy Quyết, Giám đốc Sở Y tế khẳng định,
đội ngũ kỹ thuật viên, điều dưỡng quyết định 70% chất lượng điều trị du khách. Nếu
đội ngũ này được đào tạo bài bản, nâng cao trình độ sẽ giúp du khách nhanh lành bệnh
hơn, giảm chi phí tốn kém cho họ. Tới đây, Sở sẽ tiến hành rà soát, đánh giá toàn bộ

17


đội ngũ này để có biện pháp đào tạo, đào tạo lại đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe
du khách. Sở đã chỉ đạo trạm y tế các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, lập danh
sách đội ngũ y tế thôn bản để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Trường Trung cấp Y tế
Tuyên Quang đã mở các lớp đào tạo y tá 9 tháng cho đội ngũ y tế thôn, bản và hết năm
2015 sẽ có 100% y tế thôn, bản có trình độ 9 tháng.
2.2.3.

Giao thông

Bên cạnh những tiềm năng về kiến thức y học, giao thông cũng là một trong
những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của du lịch chữa bệnh ở Tuyên
Quang.
Chỉ mất hơn 2 giờ đồng hồ để đi từ thành phố Tuyên Quang đến Hà Nội qua
Quốc lộ 2C (khoảng 130 km) và hơn 3h đồng hồ nếu đi qua Quốc lộ 2. Trong tỉnh,

Tuyên Quang có 100% các xã có đường ô tô đến tận nơi, hơn 80% trong số này đã
được nhựa hóa.
Các tuyến Quốc lộ chạy qua tỉnh Tuyên Quang bao gồm Quốc lộ 2 từ Hà Giang
qua Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đến Hà Nội. Khoảng 90 km chạy qua tỉnh
Tuyên Quang. Quốc lộ 2C từ trung tâm huyện Na Hang qua các huyện Chiêm Hóa,
Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang, Sơn Dương kết nối với các khu công nghiệp, du
lịch của tỉnh Vĩnh Phúc ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo và thành phố
Vĩnh Yên. Quốc lộ 279 nối các huyện vùng cao của Tuyên Quang với các tỉnh Bắc
Kạn, Cao Bằng, Hà Giang. Tuyến Quốc lộ 37 kết nối Tuyên Quang với các tỉnh Thái
Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái.
Giao thông đường thủy thuận lợi, tuyến đường thủy chính là tuyến sông Lô, đáp
ứng tốt nhu cầu vận chuyển đường thủy với các tàu đường sông có tải trọng tương đối
lớn. Hiện tỉnh Tuyên Quang đã có 3 bến thủy, 2 bến khách ngang sông và chuẩn bị xây
dựng cảng đường sông.
2.2.4.

Cơ sở lưu trú

Những chính sách về mở rộng hệ thống hạ tầng du lịch; xây dựng nguồn nhân lực
du lịch; tăng cường liên kết, hợp tác, quảng bá... đã tạo động lực quan trọng để ngành

18


du lịch có điều kiện phát triển hiệu quả. Không chỉ thường xuyên quan tâm, tạo điều
kiện thuận lợi cho mọi cá nhân, tổ chức tham gia phát triển các hoạt động du lịch, tỉnh
Tuyên Quang còn xây dựng những cơ chế riêng về phát triển hạ tầng du lịch, qua đó
nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Nếu như năm 2010, toàn tỉnh mới có 129 cơ sở
lưu trú du lịch với 1.612 phòng, 2.938 giường thì đến hết năm 2015, Tuyên Quang đã
mở rộng lên trên 255 cơ sở khai thác các dịch vụ lưu trú, với trên 2.200 phòng, 3.500

giường; trên 100 nhà hàng phục vụ ăn uống. Đặc biệt, tỉnh Tuyên Quang đã có 33
khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao và 2 sao.
2.2.5.

Sự kết hợp của nhiều loại hình du lịch

Trong các tỉnh miền núi phía Bắc, Tuyên Quang được biết tới như là một trong
những tỉnh có nhiều thế mạnh nổi bật về các loại hình du lịch như: Văn hóa lịch sử;
văn hóa cộng đồng; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng... Không khó để kể
ra những địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã và đang dần có sức hút mạnh mẽ đối với
du khách trong nước cũng như quốc tế. Tiêu biểu như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt
Tân Trào; Khu di tích Kim Bình; Khu di tích ATK - Kim Quan; khu du lịch Suối
khoáng Mỹ Lâm; Khu du lịch sinh thái Na Hang, thác Bản Ba, động Tiên, hồ Khởn;
Hệ thống các công trình văn hóa như: Đền Thượng, đền Mẫu Ỷ La, đền Minh Cầm
(Yên Sơn), đền Pác Tạ (Na Hang)... Và nhất là hàng loạt những lễ hội truyền thống
mang đậm những giá trị văn hóa như: Lễ hội Động Tiên - chợ Quê; Lễ hội Lồng
Tông.. Với sự quan tâm thường xuyên của các cấp, các ngành, những tiềm năng này đã
được khai thác có hiệu quả gắn với đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách
thập phương. Chính sự đa dạng về loại hình du lịch đã tạo được một lối tắt cho du lịch
chữa bệnh ở Tuyên Quang- loại hình mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây.
Du khách có thế đến đây tham quan các di tích lịch sử, khám phá nền văn hóa đặc biệt
ở đây đồng thời có những giây phút thư thái cùng với dịch vụ nghỉ dưỡng tuyệt vời
này. Đến với Tuyên Quang, du khách không chỉ thư thái về tinh thần mà còn có cơ hội
nâng cao sức khỏe của mình.

19


2.2.6.
Đây


tiề

Cầu về du lịch chữa bệnh tăng cao

Dân số

Tỷ lệ

Thay đổi

Mật

Tỷ lệ

Dân cư đô

% dân

Dân số toàn

tăng

hàng năm

độ dân

dân cư

thị


số toàn

cầu

số

đô thị

trưởng

cầu

m
năn
g
khô
ng
chỉ
của
Tuy
ên
Qua
ng


của
cả
ngà
nh

du
lịch
chữ
a
bện
h
Việt
Na

20


m.
XNă
m
2016
2015
2010
2005
2000
1995
1990
1985
1980
1975
1970
1965
1960
1955


94,444,200
93,447,601
88,357,775
84,203,817
80,285,563
75,198,975
68,209,604
61,049,370
54,372,518
48,729,397
43,407,291
37,860,014
32,670,623
28,147,785

1.07%
1.13%
0.97%
0.96%
1.32%
1.97%
2.24%
2.34%
2.22%
2.34%
2.77%
2.99%
3.03%
2.56%


996,599
1,017,965
830,792
783,651
1,017,318
1,397,874
1,432,047
1,335,370
1,128,624
1,064,421
1,109,455
1,037,878
904,568
667,576

305
301
285
272
259
243
220
197
175
157
140
91
105
91


34.10%
33.60%
30.60%
27.50%
24.60%
22.40%
20.50%
19.80%
19.40%
19%
18.50%
9.80%
14.80%
13.20%

32,247,358
31,371,674
27,063,643
23,174,885
19,715,397
16,866,266
13,957,680
12,061,240
10,566,004
9,236,237
8,012,205
3,709,961
4,838,108
3,709,961


1.27%
1.35%
1.36%
1.37%
1.40%
1.42%
1.41%
1.38%
1.34%
1.32%
1.57%
1.25%
1.18%
1.11%

7,432,663,275
7,349,472,099
6,929,725,043
6,519,635,850
6,126,622,121
5,735,123,084
5,309,667,699
4,852,540,569
4,439,632,465
4,061,399,228
3,682,487,691
2,758,314,525
3,018,343,828
2,758,314,525


Từ bảng số liệu ta thấy, dân số Việt Nam những năm gần đây đều tăng trưởng
trên 1% hàng năm (xấp xỉ 1 triệu người tăng thêm mỗi năm). Dân số thế giới tăng với
tốc độ nhanh hơn (1,27% năm 2016, những năm trước tăng từ 1,3 đến 1,4%). Dân số
thế giới nói chung và dân số Việt Nam nói riêng tăng trưởng mạnh (mặc dù tốc độ tăng
những năm gần đây có giảm) là nhân tố quan trọng làm tăng cầu về dịch vụ du lịch
(trong đó có cả du lịch chữa bệnh).
Bên cạnh sự tăng nhanh của dân số thì thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam
cũng tăng qua các năm. Năm 2010 chỉ đạt 1.273 USD. Nhưng sau 6 năm, năm 2016
đạt trên 2200 USD tăng gần gấp đôi. Điều đó chứng tỏ rằng đời sống của người dân
đang ngày một nâng cao. Họ sẽ chi nhiều tiền hơn cho việc nghỉ ngơi và sức khỏe. Cầu
về du lịch chữa bệnh tăng là điều tất yếu.

21


Ngoài ra còn có nhiều chỉ số phản ánh sự tăng của cầu du lịch chữa bệnh như
tuổi thọ trung bình, áp lực công việc,... Tuy nhiên trong giới hạn của tiểu luận, chúng
em chưa đưa được đầy đủ.
Qua phân tích trên, dự báo cầu về du lịch chữa bệnh sẽ tiếp tục tăng trong các
năm tiếp theo ở Việt Nam nói chung và Tuyên Quang nói riêng. Đây là một động lực
to lớn thúc đẩy cung cho ngành dịch vụ này. Nếu biết cách đầu tư, mở rộng sao cho
hiệu quả thì du lịch chữa bệnh sẽ có một tiềm năng vô cùng lớn ở Tuyên Quang.
3.

Phương hướng phát triển du lịch chữa bệnh tại tỉnh Tuyên Quang

3.1.

Hướng đi chính: Khai thác y dược học cổ truyền trong loại hình du


lịch chữa bệnh tại tỉnh Tuyên Quang
Ở Châu Á, Singapore và Thái Lan là hai quốc gia đi đầu về du lịch chữa bệnh.
Nếu Singapore cung cấp những dịch vụ y tế tốt nhất trong những lĩnh vực như: Cấy
ghép bộ phận, tim, phẫu thuật ung thư thì Thái Lan mạnh về khám chữa bệnh tổng
hợp. Mấy năm gần đây, Hàn Quốc lại nổi lên với thế mạnh về phẫu thuật thẩm mỹ,
thần kinh, xương khớp và giá tour chỉ ngang với Singapore.

22


Ngoài việc được thế giới đánh giá cao về kỹ thuật châm cứu bởi khả năng chữa
được nhiều bệnh mà giá cả lại hợp lý. Việt Nam còn sở hữu những cây thuốc quý với
những vườn dược liệu lớn, gần nhất là Hà Nội với vườn thuốc nam Ba Vì, Tuyên
Quang có Bệnh viện Y học Cổ truyền Tuyên Quang.
Hiện nay, thế giới đã công nhận bệnh viện châm cứu Việt Nam có khả năng chữa
khỏi 53 bệnh lý, giá cả dịch vụ y tế là thấp và hấp dẫn. Giá dịch vụ du lịch mặc dù có
tăng nhưng không quá cao so với các nước trong khu vực.
Việt Nam nên phát triển du lịch chữa bệnh Đông y vì ngày càng có nhiều du
khách phương Tây tìm đến với phương thức chữa bệnh này, đặc biệt là về khả năng dự
báo bệnh. Khách nước ngoài rất thích được bắt mạch, trị liệu theo phương pháp cổ
truyền phương Đông.
Đặc biệt, Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, Về độ tuổi, số khách du lịch đến
Việt Nam có độ tuổi từ 25 - 34 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất 31,9%, độ tuổi từ 35 - 44
tuổi chiếm 22,6%, tiếp đến là độ tuổi 45 - 54 tuổi chiếm 19,6 ; độ tuổi 55 - 64 tuổi
chiếm 10,2%. Như vậy, nhữnng khách du lịch đến với Việt nam có tới gần 70% từ độ
tuổi 35 đến 65 tuổi. Những du khách này có nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe cơ thể,
tức là chẩn đoán bệnh, nghỉ dưỡng và điều trị. Dịch vụ này không chỉ phục vụ cho
khách du lịch nước ngoài mà còn có khách du lịch nội địa có nhu cầu chăm sóc sức
khỏe cũng như cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi và người mắc các bệnh về huyết
áp, tim mạch, tiểu đường, đau khớp,….tại Việt Nam và trên Thế giới.

Đây nên là hướng đi chính của du lịch Tuyên Quang trong những năm tới: kết
hợp du lịch nghỉ dưỡng với khám chữa bệnh Đông y, đối tượng chính hướng đến là độ
tuổi trên 35.
Song song cạnh đó, một đặc điểm nổi bật của tỉnh Tuyên Quang là sự đa dạng về
tài nguyên du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Vì thế bên cạnh hướng đi chính là phát
triển du lịch chữa bệnh Đông y, cần kết hợp để phát triển giới thiệu bảo tồn các giá trị
văn hóa lịch sử.

23


3.2.

Những bước đi đầu tiên

Singapore, Thái Lan hay Malaysia đã đưa ra những quyết sách đúng đắn và bài
bản để thúc đẩy sự phát triển mô hình du lịch kết hợp chữa bệnh. Họ chấp nhận chi ra
những khoản đầu tư khổng lồ vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo tay nghề bác
sỹ, thậm chí lôi kéo bác sỹ giỏi từ khắp nơi trên thế giới về làm việc tại đất nước họ,
chi phí nghiên cứu dược phẩm sinh học... và đặc biệt là quảng cáo. Nhờ vậy, thị trường
du lịch chữa bệnh của các nước này đã đạt mức tăng trưởng hàng tỷ đô la mỗi năm và
có danh tiếng không chỉ ở trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Có thể tham khảo
qua cách làm của Thái Lan, đất nước rất gần Việt Nam nhưng đã bỏ xa chúng ta trong
loại hình du lịch chữa bệnh.
3.2.1.

Xây dựng cơ sở vật chất

Có tiềm năng lớn nhưng Du lịch Chữa bệnh tại Việt Nam chưa phát triển như kỳ
vọng do cơ sở vật chất còn hạn chế, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu du

khách
Trong khuôn viên khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm có hàng chục cơ sở nghỉ
dưỡng với đầy đủ các dịch vụ theo nhu cầu, từ bình dân cho đến cao cấp; tắm khoáng
tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà dân có làm dịch vụ, hoặc đăng ký ở tại khu điều
dưỡng để thụ hưởng thêm các dịch vụ trị liệu chuyên nghiệp
Mặc dù các hình thức dịch vụ rất đa dạng như: tắm nước khoáng nóng, tắm bùn,
tắm lá thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu, bắt mạch, kê đơn thuốc nam, thuốc đông y địa
phương…v.v. Tuy vậy các hình thức này chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, chưa có sự phối
hợp đồng bộ và mang tính chất chuyên nghiệp cao nhằm không chỉ phục vụ người dân
trong nước mà cả khách nước ngoài. Cũng bởi không được đồng bộ ngay từ đầu nên
cơ sở hạ tầng không đồng bộ, phương thức giới thiệu , phát triển cũng theo phát triển
theo tư nhân, theo từng đơn vị đầu tư: Công ty TNHH Ngọc Hà; Công ty Cổ phần Du
lịch & Dịch vụ Hà Phú, Khách sạn Á Châu; Trung tâm quản lý, khai thác suối nước
nóng Mỹ Lâm,..

24


×