Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiểu luận môn Hành vi con người và môi trường xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.67 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÔN HỌC: HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Từ thực tiễn công việc của một nhân viên công tác xã hội, Anh/Chị hãy trình
bày ví dụ về một thân chủ đang gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống (việc
làm, hôn nhân, tình yêu…) và cần sự hỗ trợ của nhân viên CTXH. Anh/Chị hãy áp
dụng những kiến thức đã học về hành vi con người và môi trường xã hội để đưa ra
những giải pháp hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề của họ.

Trang 1


NỘI DUNG TRÌNH BÀY TIỂU LUẬN GỒM CÁC PHẦN SAU:
I. Lý do chọn đề tài
II. Case study
III. Phân tích các vấn đề của thân chủ
IV. Các giải pháp áp dụng nhằm hỗ trợ thân chủ
V. Kết luận
VI. Tài liệu tham khảo

Trang 2


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn
hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành Công tác xã hội là nổ
lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất


bình đẳng. Thực chất của nghề Công tác xã hội là cung cấp dịch vụ cho người dân,
nhân viên xã hội là người phục vụ chứ không phải là người chủ. Nghề công tác xã hội
luôn quan tâm tới môi trường sống của những người được giúp đỡ. Môi trường sống
bao gồm: môi trường tự nhiên, gia đình, bạn bè, họ hàng, hàng xóm, nhà trường, cơ
quan và đồng nghiệp, chính quyền địa phương và hệ thống luật pháp...). Thuyết hành
vi, hay còn được gọi là Tâm lý học hành vi, là một học thuyết về học tập dựa trên quan
niệm: tất cả các hành vi đều có thể được học thêm có điều kiện (điều kiện hóa). Điều
kiện hóa xuất hiện thông qua các tương tác của đối tượng với môi trường.
Trong công tác tại đơn vị- trường THPT T tỉnh Bến Tre, ngoài nhiệm vụ
chuyên môn là giáo viên giảng dạy môn Sinh học, tôi được ban giám hiệu phân công
làm công tác tư vấn học đường. Với nhiệm vụ này, giáo viên làm công tác tư vấn học
đường có vai trò gần như tương đương một nhân viên xã hội trong trường học . Tôi có
cơ hội tiếp cận, chia sẻ và hỗ trợ học sinh giải quyết các vấn đề nhiều hơn. Ở lứa tuổi
vị thành niên, học sinh có rất nhiều vấn đề khác nhau cần được hỗ trợ như: học tập,
hướng nghiệp, sức khỏe, giới tính, tình bạn, tình yêu, gia đình...Ở một huyện nghèo
của tỉnh Bến Tre, học sinh cũng có nhiều hoàn cảnh khác nhau như: hộ nghèo, hộ khó
khăn, gia đình đông con, cha mẹ ly hôn, trẻ mồ côi... Các vấn đề này của học sinh nếu
không được hỗ trợ kịp thời, nguy cơ dẫn đến việc học tập sa sút và bỏ học là rất cao.
Vì vậy, vai trò của giáo viên làm công tác tư vấn học đường rất quan trọng trong việc
hỗ trợ các em học sinh vượt qua được những khó khăn tâm lý để học tập tốt.
Sau 2 năm đảm nhận vai trò tư vấn học đường ở trường, tôi gặp và hỗ trợ nhiều
case học sinh khác nhau. Trong đó, giới tính và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên là vấn đề mà tôi chú trọng quan tâm nhất ở học sinh. Bản thân tôi từng có 2 dự án
về giới tính được chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục do Bộ giáo dục phối hợp với
Trung ương Đoàn trao giải thưởng và được Nhà xuất bản Trẻ hỗ trợ xuất bản thành
sách. Điều đó làm động lực rất lớn để tôi tiếp tục tiếp cận, hỗ trợ học sinh. Đặc biệt là
Trang 3


bước ngoặc về đội của Khoa Công tác xã hội của trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn. Sau đây, tôi xin giới thiệu trường hợp case của học sinh Nguyễn Thị K.X,
lớp 12A2, trường THPT T, năm học: 2019-2020. Vấn đề gặp phải của em là sức
khỏe, giới tính, tình cảm học đường, học tập. Vận dụng kiến thức đã học ở môn Hành
vi con người và môi trường 2 do PGS.TS Đỗ Hạnh Nga giảng dạy, tôi xin trình bày
case, phân tích các vấn đề của thân chủ, trình bày các giải pháp đã áp dụng và kết quả
sau khi thực hiện.
II. CASE STUDY
K.X là một học sinh khá giỏi của lớp 12A2, trường THPT T . X đến gặp tôi để
nhờ sự trợ giúp vào ngày 18/12/2019. Do tôi từng là giáo viên chủ nhiệm của X năm
lớp 10, nên khi một mình em đến phòng tư vấn học đường gặp tôi, X khá cởi mở khi
trình bày vấn đề của mình. Sau khi hỏi thăm em X về vấn đề học tập để tạo sự thoải
mái thì X bắt đầu chia sẻ. X tâm sự: “ Em thích A của lớp 12A1. Do nhà gần nhau,
hằng ngày đi học chung đường, nên tụi em biết và thích nhau. Em nghĩ bạn ấy cũng có
tình cảm với mình. Nhưng em không biết cảm xúc này có đúng không và em lo lắng
về điều đó. Em muốn mình không nghĩ nhiều đến bạn ấy để tập trung vào việc học
nhưng càng cố tránh mặt, không nhắn tin với bạn ấy thì em càng nghĩ đến bạn ấy nhiều
hơn. Thấy em thay đổi, bạn ấy cũng rất buồn. Cha mẹ muốn em đậu đại học năm nay,
nhưng hiện tại em cảm thấy căng thẳng và không tập trung vào việc học được. Đã 4
tháng nay em không có kinh nguyệt. Em thấy hoang mang nên cần sự tư vấn hỗ trợ”.
Sau khi nghe câu chuyện của X, để hiểu rõ thêm tình trạng, tôi hỏi thêm một vài
vấn đề về gia đình, học tập và quan hệ tình cảm của hai bạn. Qua chia sẻ của em, được
biết Xuyến sống cùng cha và mẹ. X còn có một đứa em trai vừa vào lớp 1. Cha mẹ làm
ruộng và rất yêu thương con cái, hai chị em cũng quý mến nhau và hiếu thảo với cha
mẹ. Cha mẹ rất kỳ vọng vào em và mong muốn em sẽ trở thành sinh viên đại học sau
khi tốt nghiệp. Chương trình học lớp 12 nặng, thêm áp lực phải đỗ đại học khiến em
phải xoay vòng trong việc học ở trường và học thêm. Để thức khuya học bài, em
thường uống nhiều cà phê vào buổi tối. Có hôm em chỉ ngủ có 3 tiếng, ăn uống thì
không đảm bảo giờ giấc.
Sau gọng kính trắng và mái tóc dài thướt tha, đôi bàn tay đan vào nhau để giảm
bớt sự bối rối, X tiếp tục câu chuyện. X và bạn A gần nhà, nên dù không chung lớp

Trang 4


nhưng hai bạn thường có cơ hội đi học chung và tiếp xúc gần gũi. Cùng là nữ nên
chuyện vui buồn gì cũng chia sẻ cùng nhau. Hai bạn còn hứa hẹn sẽ học cùng một
trường đại học để tiếp tục được gần nhau. Mỗi khi X thấy bạn trai nào khác tán tỉnh
hoặc đến gần A thì X có cảm giác không vui, ghen tức và giận dỗi bạn. A cũng nhận
thấy điều đó nên cũng từ chối các lời tỏ tình của các bạn trai khác. Cả hai vẫn đang rất
vui vẻ với mối quan hệ “trên mức tình bạn thân”.
Trong quá trình nhận case, tôi ghi chép lại câu chuyện của X. Tiến hành thu
thập thêm một số thông tin từ giáo viên chủ nhiệm, bạn bè, gia đình của thân chủ nhằm
có cơ sở hỗ trợ X tốt hơn.
III. PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CỦA THÂN CHỦ
Vận dụng phương thức đa chiều đối với hành vi con người và môi trường để
áp dụng phân tích case. Từ câu chuyện, chúng ta có thể thấy X là một học sinh nữ có
nhữ tính, ý thức học tập tốt, có mục đích học tập rõ ràng. Mối quan hệ gia đình rất tốt
đẹp. X xuất thân từ một gia đình thuần nông. Tuy không khá giả nhưng gia đình yêu
thương nhau. X cũng yêu thương cha mẹ, quý mến em trai của mình. X và A có sự
thân thiết từ lâu, việc hằng ngày hai bạn cùng nhau đi học dẫn đến sự phát sinh tình
cảm là chuyện hoàn toàn bình thường. Vì yêu thương gia đình và nghĩ tình cảm mình
là sai trái, X muốn tập trung vào việc học, nên muốn tránh mặt A. Tuy nhiên, X cảm
thấy càng đau khổ và không tập trung học tập hơn khi chỉ nghĩ đến A.
1. Những đặc điểm cá nhân của thân chủ X
a. Con người sinh học
- Giới tính sinh học: nữ
- Bản dạng giới: người không chuyển giới
- Xu hướng tính dục: là đồng tính nữ
- Tuổi: 17
- Sức khỏe: gặp một số vấn đề liên quan đến học tập và khó khăn tâm lý:
+ Hệ thần kinh: mắt bị cận, có nguy cơ suy nhược cơ thể do cường độ học tập căng

thẳng.
+ Hệ tiêu hóa: có nguy cơ đau bau tử do ăn uống thất thường.
+ Hệ sinh sản: mất kinh nguyệt 4 tháng, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
b. Con người tâm lí
Trang 5


- Có ý thức tốt: học tập khá giỏi.
- Sống tình cảm: yêu thương gia đình, thân thiết với bạn bè.
- Cái tôi cảm xúc có sự đấu tranh giằng xé giữa việc lựa chọn sống đúng với xu hướng
tính dục và việc che giấu để làm một đứa con ngoan của gia đình.
c. Con người tinh thần
X có một ước mơ hoài bão rõ ràng là trở thành một sinh viên đại học. Cố gắng học tập
để có một công việc, nghề nghiệp ổn định trong tương lai.
d. Con người tâm linh: không được đề cập đến trong tình huống.
2. Những đặc điểm của môi trường
a. Môi trường vật lý
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, gia đình thuần nông, tâm hồn chân chất và trong sáng.
Hình ảnh ruộng lúa, lũy tre làng, sông nuốc đã in vào tuổi thơ và cả hành trình lớn lên
của em. Học tập ở trường cấp 3 gần nhà là một lợi thế. Hằng ngày, X đến trường bằng
xe đạp cùng với A.
b. Văn hóa
- X được sinh ra và lớn lên ở Bến Tre, truyền thống yêu thương gia đình đã có từ bao
đời nay. Việc X cố gắng học tập không phai chỉ vì tương lai mà còn vì thể hiện sự yêu
thương cha mẹ, cố gắng đền đáp công ơn sinh thành.
- Tâm lý văn hóa của người Việt Nam là con gái lớn lên phải lấy chồng và sinh con. Vì
vậy, khi nhận thấy sự khác biệt trong cảm xúc, X không khỏi hoang mang và lo sợ về
sự khác biệt của mình. Tự hỏi, cảm xúc đó là đúng hay sai luôn đè nặng lên tâm lý của
em.
c. Cấu trúc xã hội và các thiết chế xã hội

Việt Nam không cấm kết hôn đồng giới nhưng pháp luật không công nhận kết hôn
đồng giới. Xã hội có nhiêu cởi mở hơn với đồng tính luyến ái, tuy nhiên ở vùng nông
thôn, nhiều người vẫn chứa nhìn nhận đúng. Nhiều người chê bai thậm chí xem thường
những người đồng tính. Điều này làm cho X càng lo sợ khi nhận thấy mình có cảm xúc
với một bạn nữ cùng giới.
d. Bộ đôi
- Cha và X: mối quan hệ cha con.
- Mẹ và X: mối quan hệ mẹ con.
Trang 6


- X và em trai: Mối quan hệ chị gái và em trai.
- X và A: mối quan hệ trên mức bạn bè, có tình cảm yêu đương.
e. Gia đình
Gia đình hạt nhân gồm cha mẹ và hai con (X và em trai). Gia đình có tình cảm tốt. Cha
mẹ chăm sóc con cái. Con cái yêu thương, kính trọng cha mẹ, chăm lo học hành.
f. Những nhóm nhỏ
- Nhóm học thêm
- Nhóm bạn chơi chung
g. Các tổ chức chính thức
- Tập thể lớp 12A2: lớp mà X học tập.
- Trường THPT Phan Ngọc Tòng: trường học của X.
- Lớp học thêm: nơi X và A học tập.
- Tổ NDTQ số 9, xã ANT nơi X ở.
h. Các cộng đồng: không được đề cập trong tình huống
j. Phong trào xã hội: Không được đề cập trong tình huống
3. Những đặc điểm về thời gian ( theo sự kiện)
- Từ nhỏ: sinh ra trong gia đình có đầy đủ cha mẹ và em trai yêu thương. Cuộc sống
bình thường.
- Đến lúc đi học: quen và chơi chung, đi học chung, dần thân thiết với A.

- Hiện tại: có tình cảm trên mức tình bạn với A, tự cảm thấy lo lắng về xu hướng tính
dục dục của mình.
IV. CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG NHẰM HỖ TRỢ THÂN CHỦ
1. Hệ thống lý thuyết được vận dụng
Để hỗ trợ thân chủ một cách tốt nhất, nhân viên công tác xã hội cần nắm rõ hệ
thống lý thuyết hành vi, vận dụng linh hoạt các quan điểm dựa trên các lý thuyết tâm
lý học và xã hội học. Sau đây, tôi xin tóm tắt các lý thuyết và vận dụng vào tiến trình
giải quyết case như sau:
1.1. Lý thuyết hệ thống
a. Lý thuyết

Quan điểm hệ thống xem hành vi con người như một hệ quả của việc
tác động qua lại giữa người với người được thực hiện trong các hệ thống xã
Trang 7


hội liên kết. Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên
hệ với nhau để hoạt đông thống nhất. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ
thống,đồng thời là một bộ phận của hệ thống lớn hơn. Trong công tác xã hội cá
nhân, hai hình thức cơ bản của lý thuyết hệ thống được phân biệt rõ ràng là: Lý
thuyết hệ thống tổng quát và lý thuyết hệ thống sinh thái.
* Lý thuyết hệ thống tổng quát.
Trọng tâm là hướng đến những cái “tổng thể” và nó mang tính “hoà nhập”
trong công tác xã hội. Pincus và Minahan áp dụng lý thuyết hệ thống vào thực
hành công tác xã hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ
thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thoả mãn
được cuộc sống riêng, do đó công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống.
Ba hình thức hệ thống tổng quát đó là: Hệ thống chính thức, hệ thống phi chính
thức và hệ thống xã hội.
- Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân, cộng sự đồng nghiệp…

- Hệ thống chính thức: Các nhóm cộng đồng, các tổ chức công đoàn…
- Hệ thống xã hội: Bệnh viện, cơ quan, tổ chức đoàn thể nhà nước, nhà trường…
Tuy nhiên sự phân biệt trên chỉ mang tính tương đối vì với các nhân này
hệ thống trợ giúp có thể là hệ thống chính thức nhưng với cá nhân khác lại là hệt
hống xã hội. Vì thế cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối. Hoặc có thể đối
với cá nhân này hệ thống A là hệ thống chính thức, nhưng đối với cá nhân khác
lại là hệ thống Xã hội.
* Hệ thống sinh thái: ( Mô hình cuộc đời)
Mô hình đời sống về thực hành công tác xã hội của Germain và
Gitterman(1980) là một mô hình chính trong hệ thống sinh thái. Mô hình cuộc
đời nhìn nhận các nhân như việc họ thích ứng thường xuyên trong một sự trao
đổi lẫn nhau với nhiều khía cạnh khác nhau về môi trường sống của họ.Tất cả
chúng đều biến đổi thông qua môi trường. Ở đâu chúng ta có thể trao đổi và phát
triển thông qua cách này qua môi trường thì sự thích ứng qua lại qua môi trường
cũng tồn tại.
Trang 8


Những vấn đề xã hội ( nghèo đói, bệnh tật, bất bình đẳng ) đều làm ô
nhiễm môi trường, làm giảm khả năng thích ứng tương hỗ. Do vậy sự tương tác
giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường sẽ giảm đi. Các hệ thống của
cuộc sống cũng phải duy trì một sự phù hợp tốt với môi trường. Chúng ta đều
cần một đầu vào phù hợp nhằm duy trì chúng ta và đảm bảo sự phát triển.Vấn đề
của công tác xã hội xảy ra khi các hệ thống cá nhân sống tron đó không thích
ứng được với môi trường sống của họ.
Thực chất trong cuộc sống mọi vấn đề chúng ta gặp phải đều có thể tạo ra
những áp lực, nhưng quan trọng là sự ảnh hưởng và tính chất của nó ra sao.
Không phải những tình huống nào cũng hướng đến những áp lực thực tế. Những
áp lực chỉ xuất hiện trong những tình huống cá nhân không thích ứng được trong
sự trao đổi với môi trường. Cốt lõi của thuyết này nhấn mạnh đến tầm quan

trọng về khả năng thích ứng, kiểm soát , nhận thức môi trường bên ngoài của
mỗi cá nhân.
b. Áp dụng quan điểm lý thuyết hệ thống vào case
Chúng ta phải nhìn nhận một vấn đề, hệ thống vấn đề của em X là một hệ
thống nhỏ, có tính mở, mang tính giao thoa của các hệ thống lớn hơn là: hệ
thống gia đình, hệ thống bạn bè, hệ thống xã hội. Hành vi của các thành viên
trong gia đình, bạn bè và xã hội có tác động ít nhiều đến nhận thức và hành vi
của X.
- Hệ thống gia đình gồm: cha mẹ và em trai. Đây là hệ thống gia đình hạt nhân.
Các thành viên yêu thương, gắn bó với nhau. Chính vì sự yêu thương gia đình
sâu sắc, nên X càng không muốn chuyện tình cảm của mình ảnh hưởng đến việc
học, làm cho cha mẹ buồn lòng. Dẫn đến hành vi muốn xa lánh bạn A
- Hệ thống bạn bè gồm: bạn bè trong lớp, bạn A, bạn bè chung lớp học thêm.
Bạn A cũng có dành tình cảm đặc biệt cho X. Vì vậy, X thích A và có sự ghen
tức khi các bạn trai khác tỏ tình A. Môi trường bạn bè cũng chi phối đến hành vi
của X, tâm lý sợ bạn bè phát hiện mình có tình yêu đồng giới khiến bạn X phải
sống khép mình.
Trang 9


- Hệ thống xã hội gồm: hàng xóm, người dân địa phương, thầy cô, trường học...
cũng ảnh hưởng đến hành vi che giấu bản thân của X.

Sơ đồ phả hệ thể hiện hệ thống gia đình của X
1.2. Lý thuyết xung đột
a. Lý thuyết

Lý thuyết xung đột là quan điểm xã hội học và tâm lý học xã hội. Quan điểm
xung đột đề cập đến các mâu thuẫn, sự mất cân bằng, các ưu thế và sự áp bức
trong đời sống xã hội. Từ đây, con người sẽ xuất hiện các khó khăn tâm lý và

chúng sẽ được giải quyết bằng quan điểm lựa chọn hợp lý. Nó nhấn mạnh sự
bất bình đẳng xã hội, chính trị, hay tài liệu của một nhóm xã hội, mà phê phán
hệ thống chính trị-xã hội rộng lớn, hoặc nếu không làm giảm đi thuyết chức
năng cấu trúc và bảo thủ ý thức hệ. Lý thuyết xung đột hút sự chú ý đến sự khác
biệt về quyền lực, chẳng hạn như mâu thuẫn giai cấp, và nói chung là tương
phản tư tưởng lịch sử chi phối. Do đó, một phân tích mức độ vĩ mô của xã hội.
b. Áp dụng quan điểm xung đột vào case
Trong câu chuyện của X, sự xung đột không thể hiện ở giữa cá nhân mà
chủ yếu trong diễn biến tâm lý của X. Cụ thể:
- Tình yêu đồng giới với A xung đột với tình cảm gia đình.
- Tình yêu đồng giới với A xung đột với mối quan hệ bạn bè, thầy cô, mọi người
xung quanh..
- Tình yêu đồng giới với A xung đột với việc học tập, định hướng nghể nghiệp
và tương lai của X.
Trang 10


Từ những xung đột tâm lý này, trong X luôn xuất hiện song song những
mâu thuẫn. Khái niệm đúng sai đan xen vào nhau. Dẫn đến những khó khăn tâm
lý, khó khăn lựa chọn, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của em.
1.3.

Lý thuyết lựa chọn hợp lý

a. Lý thuyết
Lựa chọn hợp lý còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hay lý thuyết hành
động hợp lý, là một khuôn khổ cho sự hiểu biết và thường chính thức mô
hình hóa hành vi kinh tế và xã hội. Quan điểm lựa chọn hợp lý xem hành vi
con người dựa trên lợi ích cá nhân và những lựa chọn hợp lý về cách để đạt
mục tiêu. Những tiền đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn hợp lý là kết quả hành vi

xã hội tổng hợp từ các hành vi của các diễn viên cá nhân , mỗi người được quyết
định cá nhân của họ. Do đó, lý thuyết tập trung vào yếu tố quyết định sự lựa
chọn cá nhân (cá nhân luận).
Lý thuyết lựa chọn hợp lý sau đó giả định rằng một cá nhân có sở thích
trong số các lựa chọn thay thế lựa chọn có sẵn cho phép họ để nêu một phương
án mà họ thích. Những sở thích được giả định là đủ (người luôn có thể nói đó
của hai lựa chọn thay thế họ xem xét thích hợp hơn hoặc không được ưa thích
đến khác) và bắc cầu (nếu tùy chọn A được ưa thích hơn tùy chọn B và tùy chọn
B được ưa thích hơn tùy chọn C, sau đó A được ưa thích hơn C). Các đại lý hợp
lý được giả định để lấy tài khoản của các thông tin có sẵn, xác suất của các sự
kiện, và các chi phí và lợi ích trong việc xác định sở thích, và hành động phù
hợp trong việc lựa chọn các lựa chọn tốt nhất tự xác định các hành động.
Tính hợp lý được sử dụng rộng rãi như là một giả định về hành vi của cá
nhân trong các mô hình kinh tế vi mô và các phân tích và xuất hiện ở hầu hết các
phương pháp điều trị kinh tế sách giáo khoa của con người quyết định. Nó cũng
là trung tâm của một số khoa học chính trị hiện đại, xã hội học, và triết học. Một
phiên bản đặc biệt của lý tính là hợp lý công cụ, trong đó có việc tìm kiếm các
chi phí-hiệu quả nhất phương tiện để đạt được một mục tiêu cụ thể mà không
cần suy nghĩ về sự xứng đáng của mục tiêu đó.
Trang 11


Lý thuyết lựa chọn hợp lý đã trở nên ngày càng được sử dụng trong khoa
học xã hội khác hơn kinh tế, chẳng hạn như xã hội học, lý thuyết tiến hóa và
khoa học chính trị trong những thập kỷ gần đây. Nó đã có ảnh hưởng sâu rộng
tác động vào việc nghiên cứu khoa học chính trị, đặc biệt là trong các lĩnh vực
như các nghiên cứu của các nhóm lợi ích, các cuộc bầu cử, hành vi trong cơ
quan lập pháp, các liên minh, và quan liêu. Trong các lĩnh vực này, việc sử dụng
các mô hình lựa chọn hợp lý để giải thích các hiện tượng xã hội rộng rãi là đề tài
tranh cãi đang hoạt động. Hành động, giả định, và sở thích cá nhân. Quan điểm

lựa chọn hợp lý xem hành vi con người dựa trên lợi ích cá nhân và những
lựa chọn hợp lý về cách để đạt mục tiêu.
b. Áp dụng quan điểm lựa chọn hợp lý vào case

Sơ đồ sinh thái của trường hợp K.X
Quan sát sơ đồ sinh thái của trường hợp KX, chúng ta thấy có rất nhiều
thứ thuộc về môi trường tác động đến tâm lý, cảm xúc, hành vi của X như: tình
Trang 12


cảm của bạn A, tình cảm của cha mẹ và em trai, thu nhập của cha mẹ,bạn bè,
trường học... Đối mặt với các xung đột tâm lý, mong muốn gia đình vẫn yêu
thương, bạn bè, thầy cô vẫn tin yêu mình, X đã cố che giấu cảm xúc và lựa chọn
từ chối tình cảm của mình bằng cách xa lánh bạn A. Tuy nhiên, đây là sự lựa
chọn chưa có hiệu quả tích cực. Kết quả là bạn X càng thêm stress, không tập
trung học tập, sức khỏe ảnh hưởng trầm trọng. Lựa chọn cuối cùng là đến gặp
giáo viên làm công tác tư vấn học đường để có sự hỗ trợ tốt nhất.
1.4. Lý thuyết xây dựng xã hội.
a. Lý thuyết
Quan điểm xây dựng xã hội tập trung vào cách học cũa mỗi con người,
thông qua sự tương tác lẫn nhau, để hiểu rõ về thế giới và những gì xung
quanh. Để hiểu rõ hành vi của con người, quan điểm xây dựng xã hội chú trọng
vào con người học tập như thế nào trong sự tương tác với người khác để phân
loại thế giới và vị trí của nó. Ý thức con người và ý thức cái tôi được định hình
bởi sự tương tác xã hội. Hiện thực xã hội được tạo ra khi con người trong tương
tác xã hội phát triển hiểu biết chung về thế giới của họ. Con người có thể điều
chỉnh ý nghĩ trong mối quan hệ xã hội. Xã hội bao gồm tiến trình xã hội chứ
không phải cơ cấu xã hội
b. Áp dụng quan điểm xây dựng xã hội vào case
Nếu X sống trong một xã hội khác, một nơi sẵn sàng công nhận mối quan

hệ tình cảm đồng tính thì có lẽ mọi việc đã dễ dàng. Và X sẽ không có bất kì
một sự khó khăn tâm lý nào cần phải đấu tranh hay vượt qua. Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn là một nước chưa công nhận hôn nhân đồng giới. Mặc dù xã hội Việt
Nam đã có nhiều cởi mở hơn với quan hệ đồng tính nhưng vẫn còn nhiều quan
điểm cổ hữu chưa khai phóng hết được. Vì vậy, dưới tác động của yếu tố xã hội,
thay vì chọn cách sống với đúng giới tính của mình, thì X lại muốn che giấu nó
đi và sống theo hướng khác. Dẫn đến các khó khăn tâm lý càng trở nên gay gắt
trong chính bản thân của em.
1.5. Quan điểm tâm lý năng động
Trang 13


a. Lý thuyết
Bản chất của con người bao gồm 3 hệ thống: id (bản năng), ego (bản ngã)
và siêu ngã. Bản năng: đại diện cho những động cơ bẩm sinh. Bản ngã (cái Tôi):
là cái biểu hiện ra bên ngoài mọi người đều thấy. Siêu ngã (cái Thiện): đối
nghịch với bản năng, siêu ngã là phần cao cấp. Trong ba thành phần cấu tạo nên
bản chất con người, bản ngã là thành phần quan trọng nhất. Nó không ngừng đối
phó với những lực nội tại cũng như ngoại lai và trưởng thành lên theo thời gian.
Quan điểm tâm lý học năng động đề cập đến các quá trình nội tâm như nhu
cầu, nghị lực và cảm xúc thúc đẩy hành vi con người như thế nào.
Có hai hướng can thiệp ứng dụng thuyết năng động tâm lý:
Hướng 1: duy trì bản ngã nếu khám phá ra rằng chức năng bản ngã của thân
chủ không bị tổn hại. Phương pháp này giúp thân chủ hiểu rõ hơn về những
động cơ và hành vi của mình và vận dụng những điểm mạnh của bản thân để
giải quyết vấn đề. Với phương cách này, thân chủ được khuyến khích phát triển
và duy trì những tương quan tích cực, khám phá, diễn tả và giải tỏa những cảm
xúc để có cái nhìn khách quan về những khó khăn hiện tại phản ánh tình hình và
con người, tìm ra những giải pháp cho vấn đề hiện thời. Nhân viên xã hội có thể
chỉ cho thân chủ các nguồn tài nguyên sẵn có hay tác động trực tiếp lên thân

chủ, đặc biệt khi thân chủ đang gặp khủng hỏang và không thể phán đóan tốt
được.
Hướng 2: thay đổi bản ngã: kỹ thuật này được sử dụng khi nhân viên xã hội
khám phá ra rằng trong quá khứ, thân chủ có lúc đã trải qua những giai đoạn
thích nghi không tốt trong quá trình phát triển. nhân viên xã hội tạo điều kiện để
thân chủ tự ý thức bằng cách khám phá ra các kiểu hành vi bất thường của thân
chủ, cho giải thích mới về các kiểu tương quan đối phó với những cơ chế tự vệ
lệch lạc sửa chữa những lỗ hổng trong quá trình phát triển và hướng dẫn thân
chủ đi vào những tương quan đúng đắn.
b. Áp dụng quan điểm tâm lý năng động vào case

Trang 14


Đồng tính luyến ái không phải là bệnh mà chỉ là một xu hướng tính dục
của con người. Nó góp phần vào sự đa đạng tính dục của con người. Vì vậy,
quan điểm tâm lý năng động được áp dụng trong trường hợp này là duy trì bản
ngã. Có nghĩa là thân chủ nên chấp nhận xu hướng tính dục của mình. Nhìn
nhận lại thân chủ, khi cố tình che giấu cảm xúc, thân chủ đã rất đau khổ dẫn đến
stress kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập thậm chí là tương lai của em.
Vì vậy, thay vì cố né tránh, thân chủ nên tự chấp nhận bản thân, đồng thời sử
dụng các thế mạnh của bản thân để thay đổi các mối quan hệ xã hội khác theo
hướng tích cực hơn. Ví dụ, tâm sự để cha mẹ chấp nhận tình cảm của mình.
1.6. Quan điểm phát triển
a. Lý thuyết
Quan điểm phát triển tập trung vào cách bộc lộ của con người trong đời
sống. Phát triển xã hội được coi là nâng cao liên tục năng lực lao động của con
người cho phúc lợi của bản thân họ cũng như của những người khác; đồng thời
bao gồm “thay đổi cấu trúc” (structural change), “lồng ghép kinh tế xã hội”
(socioeconomic integgration), “phát triển thiết chế” (íntitutional development)

và “đổi mới lại” (renewal).
Do mục tiêu tối hậu của phát triển xã hội là tăng cường các cơ hội cho
mọi người để có được cuộc sống tốt đẹp hơn nên mục tiêu tối hậu lại là phân
phối lại thu nhập và của cải xã hội một cách công bằng hơn để đồng thời động
viên cả công bằng xã hội và hiệu xuất sản xuất. Sự thay đổi cấu trúc về chất
trong xã hội phải được tiến hành song song với sự phát triển kinh tế. Và, sự phân
tầng cách biệt giầu nghèo quá lơn trong xã hội hiện nay phải được giảm đi dần
dần.

b. Áp dụng quan điểm phát triển vào case
Trong gia đình của X, quan điểm phát triển thể hiện ở chỗ cả cha mẹ của
X luôn cố gắng làm tốt công việc đồng ruộng để chăm lo cho cái. Cah mẹ luôn
Trang 15


dành tình yêu và sự kì vọng đối với con cái của mình. Ngược lại, hai chị em
cũng rất yêu thương nhau và yêu thương gia đình, cố gắng học tập chăm ngoan.
Và đặc biệt, việc cố gắng che giấu cảm xúc cũng vì mogn muốn bảo vệ gia đình,
không muốn tình cảm gia đình bị xáo trộn khi cha mẹ biết con gái mình có một
tình cảm không giống theo số đông.
1.7.

Quan điểm hành vi

a. Lý thuyết
Quan điểm hành vi cho biết hành vi con người được học như những cá
thể tương tác trong môi trường. Hành vi là tất cả những sinh hoạt và phản ứng
của con người mà quan sát được hay đo lường được. Ví dụ các cử động, tư thế
cơ thể, giọng nói cũng như tất cả những gì thay đổi bên ngoài mà ta nhận ra
được. Chỉ những gì quan sát được mới đáng kể, phần trừu tượng trong hoạt động

của tâm lý không đáng quan tâm.
Các nhà tâm lý học hành vi tin rằng phản ứng của con người đối với kích thích
từ môi trường chính là cái tạo nên hành vi. hành vi có thể được học tập một cách có hệ
thống và được quan sát một cách rõ ràng từ bên ngoài, không đi sâu vào diễn biến tâm
lý nội tâm. Về cơ bản, người ta chỉ xét đến những hành vi quan sát được – những thứ
như nhận thức, cảm xúc và tâm trạng, đều khó được xem xét.
Những nhà tâm lý học hành vi thuần túy tin rằng bất kỳ ai cũng có khả năng
được đào tạo để thực hiện một công việc nào đó dù nền tảng di truyền, đặc trưng tính
cách và những suy nghĩ nội tâm có như thế nào chăng nữa (tất nhiên là xét trong điều
kiện thể chất tối thiểu). Yêu cầu duy nhất ở đây là đưa ra một điều kiện phù hợp. Nói
một cách đơn giản, những nhà tâm lý học hành vi thuần túy tin rằng tất cả các hành vi
đều là kết quả của trải nghiệm. Bất kỳ ai, dù nền tảng xuất thân học vấn có là gì đi nữa,
vẫn có thể được đào tạo theo một cách thức nào đó với các điều kiện tác động phù hợp.

Có 2 loại điều kiện hóa chính:
* Điều kiện hóa cổ điển là một kỹ thuật thường được sử dụng trong huấn luyện hành
vi. Tại đây, một kích thích trung tính được thực hiện kết hợp với kích thích tự nhiên
Trang 16


xuất hiện trước đó. Kết quả là kích thích trung tính sẽ đưa đến phản ứng tương tự như
cách kích thích tự nhiên làm được trước đó, thậm chí nó đưa đến phản ứng ngay cả khi
không có mặt kích thích tự nhiên cói từ trước. Kích thích kết hợp này nay được gọi là
kích thích có điều kiện và hành vi có được được biết đến với tên gọi phản ứng có điều
kiện.
* Điều kiện hóa từ kết quả (đôi khi còn được gọi là điệu kiện hóa phương tiện) là
một phương thức học tập có được thông qua các tác nhân củng cố và trừng phạt. Với
điều kiện hóa từ kết quả, một liên kết được hình thành giữa một hành vi và kết quả của
hành vi đó. Khi một kết quả tích cực có được sau khi thực hiện một hành động, hành
động đó có khả năng xuất hiện trở lại trong tương lai. Ngược lại, các phản ứng theo

sau bởi kết quả tiêu cực sẽ ít có khả năng lặp lại trong tương lai.

Con người có khuynh hướng tự nhiên tìm kiếm lạc thú và tránh khổ đau.
Hành vi của con người thường hướng đến mục tiêu này. Mọi người học cách cư
xử từ những phản ứng trực tiếp của môi trường, từ việc quan sát người khác
hành xử ra sao. Hành vi có thể thay đổi được. Từ việc phân tích hành vi này,
nhân viên xã hội xác định được các yếu tố kích thích làm củng cố và duy trì
hành vi.
b. Áp dụng quan điểm hành vi vào case
Hành vi của X xuất phát từ diễn biến tâm lý và trước và sau khi tiến hành “xa
lánh A để quên đi tình cảm của mình”. Trước khi thực hiện hành vi này này, X
đã phải tự đấu tranh nội tâm rất nhiều giữa việc sống đúng giới tính,thổ lộ tình
cảm với người và việc che giấu cảm xúc đi. Chọn cách che giấu cảm xúc, bạn X
lại càng cảm thấy stress và đau khổ. Tuy nhiên do nhận thức kịp thời vấn đềm X
đã đến gặp nhân viên công tác xã hội tại trường học. Đây được xem là một hành
vi đúng đắn, kịp thời giúp em vượt qua được cơn khủng hoảng tâm lý.

1.8.

Lý thuyết nhân văn

a. Lý thuyết

Trang 17


Quan điểm nhân văn nhấn mạnh giá trị vớn có của một cá thể, tự do
hành động và tìm tòi ý nghĩa. Lý thuyết nhân văn cho rằng con người có khả
năng nhận biết phải trái, tự do hành động và lựa chọn, không bị ảnh hưởng bỏi
tôn giáo, thần linh hay một sức mạnh nào khác tương đương. Nói như thế, con

người khi làm điều trái không thể đổ tội cho cho cái gì khác.
Lý thuyết này là một bộ phận của hoạt động phúc lợi, khác với hoạt động
nhân đạo hay tôn giáo, cũng không chỉ là sự ứng sử tôn trọng con người, tôn
trọng giá trị con người, mà là coi con người có trí tuệ, có ý thức về cái gì đúng,
cái gì sai, có sự độc lập, có quyền dân chủ để lựa chọn cái gì nên làm, cái gì
không nên làm, con người biết đánh giá và có thể cộng tác với nhau, có thể kiểm
soát được số phận của mình. Lý thuyết nhân văn xuất hiện và có ảnh hưởng vào
thế kỷ 19 (những năm 1800) khi ảnh hưởng của tôn giáo ở Châu Âu bị suy giảm.
b. Áp dụng quan điểm hành vi vào case
Quan điểm nhân văn được thể hiện trong case này được thể hiện ở chỗ X
nghĩ cho mình, nghĩ cho A và nghĩ cho gia đình. Sự cố che đậy cảm xúc chủ yếu
do lo sợ xã hội cười chê mình, người yêu và gia đình. Do X chưa được tư vấn hỗ
trợ come out, nên những khủng hoảng cũng là điều dễ hiểu.
2. Tiến trình hỗ trợ thân chủ
Đây là trường hợp áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân. Các bước
trong tiến trình được thực hiện nhằm hỗ trợ thân chủ như sau:
2.1. Bước 1: Thiết lập mối quan hệ
-

Tạo sự cởi mở trong lần gặp đầu tiên.

-

Gợi mở để thân chủ trình bày vấn đề của mình.

-

Kết hợp giáo viên chủ nhiệm để hiểu rõ hôn về thân chủ.

-


Tìm kiếm thông tin về thân chủ thông qua nhiều kênh: gia đình, bạn bè,

Đoàn trường...
2.2. Bước 2: Xác định và phân tích vấn đề
Đầu tiên, nhân viên công tác xã hội cần nhận định đây là một case liên quan
đến một tổ hợp vấn đề của học sinh bao gồm: sức khỏe, giới tính, học tập và tình
Trang 18


cảm học đường. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời và đúng đắn của nhân viên công tác
xã hội thì các vấn đề của học sinh sẽ trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả
học tập, sức khỏe, thậm chí là tương lai của em ấy. Cụ thể:
+ Sức khỏe: ăn uống thất thường dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa, thức khuya
quá nhiều dẫn đến mệt mỏi, kinh nguyệt vẫn tiếp tục không có lâu dần ảnh hưởng đến
sức khỏe sinh sản.
+ Học tập: không tập trung vào việc học dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
+ Giới tính, tình cảm: lo lắng và không chấp nhận xướng tính dục của mình,
chọn cách xa lánh người mình thích dẫn đến sự đấu tranh tâm lý. Dẫn đến không tập
trung được vào việc học tập.

2.3.
-

Bước 3: Lượng giá đầu vào vấn đề
Điểm mạnh của thân chủ: gia đình yêu thương, có nhận thức tốt,

học tập tốt, người yêu dành nhiều tình cảm cho mình.
-


Điểm yếu: áp lực học tập cao, áp lực xã hội, áp lục tâm lý

-

Nhận xét: nhân viên công tác xã hội trường học có thể trực tiếp hỗ

trợ case, không cần chuyển case.
2.4.

Bước 4. Phát triển kế hoạch can thiệp

Thứ tự các vấn đề cần giải quyết:
+ Khai phóng tâm lý cho thân chủ.
+ Kiểm tra sức khỏe và điều chỉnh chế độ ăn uống, học tập cho hợp lý.
+ Định hướng động cơ học tập đúng đắn cho thân chủ.
+ Định hướng thời điểm come out phù hợp với gia đình
2.5.

Thực hiện và giám sát kế hoạch can thiệp

Căn cứ vào thứ tự và mức độ các vấn đề cần giải quyết đã định ra trong kế
hoạch, nhân viên công tác xã hội xây dựng kết khoạch can thiện nhằm hỗ trợ
thân chủ như sau:
* Khai phóng tâm lý cho thân chủ trong lần gặp đầu tiên: NV CTXH cần
giải thích cho thân chủ một số vấn đề bao gồm:
- Đồng tính luyến ái không phải là bệnh mà là một xu hướng tính dục.

Trang 19



- Sau khi dậy thì, xu hướng tính dục sẽ được thể hiện rõ. Tình cảm của con
người dành cho nhau là đáng trân trọng, dù là giới tính nào đi chăng nữa.
- Không cần phải cố che đậy cảm xúc của bản thân hay sống khác đi. Cũng
không nên cố gắng chứng tỏ mình có cuộc sống khác thường.
- Cha mẹ yêu thương con cái và sẽ chấp nhận con mình. hãy cho bản thân và gia
đình thêm ít thời gian.
- Nên giữ mối quan hệ với bạn A, và cứ để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Nếu thật sự
hai bạn có tình cảm thì sẽ có cơ hội bên nhau.
* Đề xuất thân chủ kiểm tra sức khỏe và điều chỉnh chế độ ăn uống, học tập cho
hợp lý.
- Cần đi thăm khám để biết rõ tình trạng sức khỏe là như thế nào? Thân chủ có
mắc bệnh lý gì không để kịp thời chữa trị
- Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý: dùng bữa sáng, hạn chế uống cà phê, trà vào
buổi tối. Tăng cường ăn rau xanh và trái cây.
- Thay đổi chế độ nghỉ ngơi hợp lý: ngủ từ 9 giờ, sáng 4 hoặc 5 giờ dậy học bài
sớm. Thay vì phải uống cà phê để thức đến 12 giờ đêm mới ngủ.
* Định hướng động cơ học tập đúng đắn cho thân chủ trong lần gặp mặt thứ 2.
-Thân chủ có sắc mặt vui vẻ, phấn khởi khi thông tin khám không có bệnh và đã
có kinh nguyệt trở lại sau hai tuần thay đổi chế độ dinh dưỡng.
- NV CTXH phân tích cho thân chủ hiểu dù là ai thì cũng cần có một nghề
nghiệp, công việc ổn định trong tương lai. Đề xuất thân chủ cố gắng học tập, để
có kết quả tốt. Gia đình vui lòng thì càng có niềm tin hơn vào sự lựa chọn của
mình.
* Định hướng thời điểm come out phù hợp với gia đình trong lần gặp mặt thứ 3:
- NV CTXH cần xác định hiện lại không phải là thời điểm thích hợp để công
khai giới tính.
- Mọi việc sẽ tốt hơn khi thân chủ có công việc ổn định, tự lo sống bản thân và
không phụ thuộc gia đình.

Trang 20



- Điều quan trọng nhất là mỗi người cần một thời gian để tự nhìn nhận lại bản
thân mình và tự nhận biết một cách chính xách nhất “mình là ai? Mình cần gì?
Và mình nên sống như thế nào?”
* Kết hợp giáo viên chủ nhiện, bạn bè chung lớp phản hồi về sự tahy đổi của X
2.6. Lượng giá đầu ra
- Đã khai phóng được tâm lý của X.
- Cải thiện tình hình sức khỏe, học tập của X.
- Xác định động cơ và mục đích học tập rõ ràng.
- Chưa khao phóng tâm lý của gia đình X.
- Chưa trực tiếp làm việc với A
2.7. Kết thúc
- Tiếp tục hỗ trợ thân chủ trong tương lai nếu gặp các khó khăn khi come out
V. KẾT LUẬN
Trong công tác xã hội, để hỗ trợ tốt giải quyết các vấn đề của mình, nhân
viên xã hội cần lập kế hoạch cùng với thân chủ xây dựng mục tiêu điều chỉnh
hành vi bằng cách xem xét các điều kiện và sự kiện xảy ra trước khi hành vi bắt
đầu xuất hiện để từ đó đề ra những mục tiêu cụ thể để đem lại những hành vi
mới như mong ước. Thân chủ và những người tác động quan trọng đến thân chủ
như gia đình, vợ hoặc chồng, con cái, anh chị em, bạn thân, giáo viên... thống
nhất vai trò của mình trong việc giúp thân chủ thay đổi hành vi bởi hành vi con
người và môi trường luôn có sự tác động bổ trợ qua lại.
Trong case điển cứu, cơ bản tôi đã vận dụng thành công lý thuyết hành vi,
các lý thuyết về tâm lý học, xã hội học trong mối quan hệ với môi trường để hỗ
trợ thân chủ vượt qua được giai đoạn khủng hoảng, tự tin với bản thân và học
tập tiến bộ. Xuất phát từ một giáo viên giảng dạy bình thường, kiêm nhiệm công
tác tư vấn học đường, bản thân tôi còn nhiều non trẻ trong việc giải quyết cũng
như hỗ trợ học sinh. Trong thời gian tời, nhiệm vụ của tôi là cần trau đồi nhiều
hơn kiến thức và kỹ năng các phương pháp xã hội để vận dụng linh hoạt tại cơ

quan công tác.
Trang 21


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Chí An biên dịch (1999), Nhập môn công tác xã hội cá nhân, Ban xuất bản Đại
học mở - bán công TP.HCM.
2. Lê Chí An dịch từ các sách CTXH nước ngoài, Bài đọc về CTXH
3. Lương Thế Huy (2014), Cẩm nang quyền của tôi, Viện nghiên cứu Kinh tế - Xã hội
và Môi trường kết hợp Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt
Nam, Tp. Hồ Chí Minh.
4. Lương Thế Huy và Phạm Quỳnh Phương (Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường iSEE), “Có phải bởi vì tôi là LGBT”: Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính
dục và bản dạng giới tại Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2015
5. Lê Hồng Giang (2010), Đồng tính nữ và quan hệ đồng tính, Nxb Thời Đại, Hà Nội.
6. Hội tâm lý học Hoa Kỳ (2008), Để hiểu rõ hơn về xu hướng tình dục và đồng tính
luyến ái, Isee dịch, Hà Nội
7. Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội, Ban xuất bản Đại học
mở -bán công TP.HCM.
8. Trần Đình Tuấn (2010), Công tác xã hội - Lý thuyết và Thực hành, Nxb Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.

Trang 22



×