Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đời sống lao động khmer nhập cư ở đô thị tiếp cận xu hướng tái cấu trúc cộng đồng của một nhóm cư dân thành phố thuận an, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 13 trang )

/>
ĐỜI SỐNG LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƢ Ở ĐÔ THỊ - TIẾP CẬN
XU HƢỚNG TÁI CẤU TRÚC CỘNG ĐỒNG CỦA NHÓM CƢ DÂN
THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG
Lê Anh Vũ(1)
(1)Trường Đại học Thủ Dầu Một
Ngày nhận bài 12/12/2019; Ngày gửi phản biện 20/01/2020; Chấp nhận đăng 30/03/2020
Liên hệ email:
/>
Tóm tắt
Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, làn sóng di cư từ nông
thôn ra thành thị đã trở nên phổ biến. Là một trong những địa phương năng động trong
phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, Bình Dương đã và đang là điểm đến của
nhiều làn sóng di dân trong đó có người lao động Khmer từ Đồng bằng sông Cửu Long.
Dựa trên dữ liệu định tính được thu thập từ cuộc điền dã dài ngày tại cộng đồng, bài viết
tập trung phân tích cách thức tổ chức cộng đồng và quan hệ xã hội ở quê nhà cũng như tại
nơi ở mới của lao động Khmer. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cư trú thành cộng đồng
dựa trên mối quan hệ thân tộc - đồng hương và cố gắng duy trì truyền thống văn hóa như
một chiến lược ứng phó với những khó khăn khi mưu sinh nơi đất khách. Những người lao
động nhập cư Khmer có xu hướng “tái cấu trúc cộng đồng” thông qua việc tổ chức các lễ
hội truyền thống, giao tiếp với nhau bằng tiếng Khmer, hình thành và phát triển các điểm
dịch vụ ăn uống, buôn bán tạp hóa, chăm sóc sắc đẹp dành cho người Khmer. Những phân
tích này gợi ý cho việc phát huy vai trò của mạng lưới đồng hương trong những hoạt động
hỗ trợ dành cho người lao động Khmer nhập cư trong thời gian tới.
Từ khóa: cấu trúc cộng đồng, lao động Khmer nhập cư, mạng lưới xã hội
Abstract

THE LIFE OF KHMER IMMIGRANTS IN URBAN AREAS– APPROACH
FROM COMMUNITY RESTRUCTURING TENDENCY OF A RESIDENTIAL
GROUP IN THUAN AN CITY, BINH DƯƠNG PROVINCE
Affected by industrialization and urbanization, the campaign of emigration from


rural area to urban area becomes more and more popular. As a dynamics in economic
development, attracting foreign investment, Binh Duong province has been a good
destination of many movements of emigration among which there are a lot of Khmer
people from Mekong delta. Based on the qualitative data in the long-term fieldwork in
the community, the article focuses on organize community and social relations in their
home country as well as in the new place of migrant Khmer workers. The research
68


Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một

Số 2(45)-2020

results show that residence as a community is based on a kinship-country system and
trying to maintain cultural identity as a living strategy to cope with the difficulties of
living in a foreign land. The laborers immigrated have trending to restructure their
community through traditional festivities, mutual communication in ethnic minority
language Khmer people shape and develop drinking and eating points, purchasing
grocery, taking care of beauty just for Khmer people. These analyses suggest speeding
up the role of the website of countrymen for the activities supporting for immigration of
Khmer people in upcoming time.
1. Đặt vấn đề
Cộng đồng và cấu trúc cộng đồng ở đô thị là một chủ đề được nhiều nhà xã hội
học quan tâm nghiên cứu. Họ thường đặt trọng tâm vào mối liên hệ giữa các định chế xã
hội với các nhóm xã hội trong một địa bàn đô thị nhất định. Theo Trịnh Duy Luân
(2009) khi nghiên cứu cộng đồng, nhà nghiên cứu không chỉ chú ý đến quan hệ trong
nội bộ cộng đồng mà còn phải quan tâm đến các tác động ngoài cộng đồng. Dưới tác
động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, làn sóng di cư từ nông thôn ra thành
thị đã trở nên phổ biến. Trong dòng di cư, có người lao động Khmer từ đồng bằng sông
Cửu Long lên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Hồ Chí

Minh, Đồng Nai và Bình Dương để tìm kiếm việc làm. Tính riêng tại Bình Dương, theo
số liệu của Ủy ban Nhân dân tỉnh tính đến 8/8/2018 có 18.655 người thiểu số nhập cư
đến từ Tây Nam Bộ (UBND, 2018), trong đó ước tính có khoảng 90% là người Khmer.
Sự chuyển đổi không gian sống từ nông thôn sang đô thị, cùng với những thay đổi
về việc làm tạo nên những khác biệt về lối sống và phong tục tập quán. Đây chính là
những thách thức của người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương. Chiến lược thích
nghi của họ là sống tập trung trong những khu trọ và hình thành mạng lưới xã hội trong
nội bộ cộng đồng để hỗ trợ nhau trong quá trình mưu sinh nơi đất khách. Vấn đề là việc
cư trú tập trung đó mang lại những lợi ích gì cho họ? Và có hay không những rào cản đối
với việc hòa nhập xã hội khi lựa chọn cách cư trú này? Việc tổ chức mạng lưới được hình
thành như thế nào và đóng vai trò gì trong đời sống vật chất và tinh thần của người lao
động Khmer? Vai trò của quan hệ đồng hương có liên quan gì trong việc hình thành mạng
lưới cộng đồng? Những câu hỏi này rất cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc để có
những hàm ý cho việc đề xuất những biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để giúp người lao
động Khmer có thể sinh sống, làm việc ổn định tại Bình Dương. Đồng thời nghiên cứu
cũng đóng góp cho sự phát triển bền vững của vùng đất này, phù hợp với chính sách dân
tộc của Đảng cũng như định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của Bình Dương. Bài viết
này dựa trên nguồn tư liệu định tính thu thập được qua nghiên cứu điền dã dài ngày tại
một cộng đồng người lao động Khmer tại Bình Dương (thuộc địa bàn phường Bình
Hòa, thành phố Thuận An). Bài viết phân tích cách thức tổ chức cộng đồng và quan hệ
xã hội của người lao động Khmer ở quê nhà cũng như tại nơi ở mới.
69


/>
2. Cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Khái niệm tái cấu trúc cộng đồng
Về mặt khái niệm, cấu trúc cộng đồng theo Ferdinand Tönnies (1855 – 1936) thể
hiện những đặc trưng sau: thứ nhất, về tính quan hệ xã hội mang tính chất tinh thần,
thân thiện. Thứ hai, là tính bền vững theo nghĩa là tính cộng đồng phải được khẳng định

qua dòng chảy của lịch sử. Thứ ba, tính cộng đồng khi được xét bởi các vị thế xã hội
gán nhãn và cuối cùng tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ làm quan niệm cơ bản và
mang cả hai đặc trưng: dòng họ là huyết thống và dòng họ trở thành khuôn mẫu văn hóa
của sinh hoạt cộng đồng (Tô Duy Hợp - Lương Hồng Quang, 2000). Đề cập đến tái cấu
trúc cộng đồng, tác giả Nguyễn Đức Lộc còn đề xuất khái niệm về cấu hình xã hội rất
đáng chú ý. Theo đó, cấu hình xã hội được coi như một cấu trúc xã hội đa hệ thống mà
trong đó các cá nhân hay nhóm xã hội tương tác với nhau, phụ thuộc lẫn nhau tạo nên
một tổng thể đời sống xã hội (Nguyễn Đức Lộc, 2015). Như vậy, trong cấu trúc cộng
đồng, mối quan hệ tương tác qua lại của các tác nhân như cá nhân, nhóm trong cộng
đồng không hoàn toàn thụ động và không chỉ phụ thuộc vào cộng đồng mà còn tác động
ngược trở lại. Mặt khác, dựa trên quan điểm của Nguyễn Đức Lộc (2015), chúng tôi cho
rằng tái cấu trúc cộng đồng được hiểu là việc thiết lập một cấu trúc cộng đồng mới
thường gắn liền với các điều kiện sau: thứ nhất, là sự di cư của một hay nhiều nhóm dân
cư có cùng chung các đặc điểm văn hóa, tôn giáo, dân tộc. Thứ hai, họ cùng tới định cư
tại một địa vực cư trú mới và có điều kiện cố kết cộng đồng, tái thiết lập các mô hình tổ
chức làng xã cũ nhằm duy trì các chức năng sinh tồn của các thành viên trong cộng
đồng. Khái niệm người lao động trong bài viết này dựa vào khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao
động năm 2012: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động,
làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của
người sử dụng lao động”
2.2. Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Về mặt tư liệu, những nghiên cứu về người lao động Khmer nhập cư trong thời
gian vừa qua cũng đề cập đến những đặc trưng văn hóa – xã hội của họ như là những tác
nhân giúp họ thích ứng với sinh kế ở nơi đến. Ngô Văn Lệ (211), cho rằng giá trị văn
hóa có vai trò rất quan trọng trong gắn kết cộng đồng và tạo nên bản sắc dân tộc của
người Khmer nhưng văn hóa cũng có thể trở thành một lực cản gây hạn chế trong việc
phát triển nguồn nhân lực trong một xã hội hiện đại. Nhận định sâu sắc này được minh
chứng bằng những nghiên cứu thực nghiệm của Ngô Thu Trang và cộng sự (2016);
Trương Hoàng Trương và Vũ Ngọc Thành (2016). Khi phân tích sự thích ứng sinh kế
của người nhập cư Khmer tại phường Bình Trị Đông B và phường An Lạc, quận Bình

Tân, thành phố Hồ Chí Minh, Ngô Thu Trang và cộng sự đã phát hiện sinh kế của dân
nhập cư Khmer là kết quả của một mạng lưới xã hội với sự dẫn dắt và hướng dẫn từ
những người dẫn đường, những người thực hiện di dân trước đó đã ổn định công việc
hay cả những mạnh thường quân là người Khmer sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ cho những
70


Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một

Số 2(45)-2020

người mới đến. Ngoài ra, phần lớn người dân nhập cư Khmer vẫn còn “co cụm” trong
các khu cư trú của họ và ít tham gia các tổ chức và các mạng lưới xã hội chính thức. Ở
một khía cạnh khác liên quan đến văn hóa, nghiên cứu của Trương Hoàng Trương và
Vũ Ngọc Thành về việc làm của thanh niên dân tộc người Khmer ở Thành phố Hồ Chí
Minh cũng cho thấy việc phải về quê tham gia vào các lễ hội truyền thống có ý nghĩa
thiêng liêng trong đời sống tinh thần trong nhiều ngày cũng ảnh hưởng lớn đến tính ổn
định việc làm của người Khmer nhập cư.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Trần Hạnh Minh Phương (2017) cho biết nhóm
người Khmer An Giang di cư các năm 1975, 1976, 1978 sống tại Long Hòa (Dầu
Tiếng). Nhóm Khmer quê ở Bình Phước di cư năm 1960 hiện cư ngụ tại An Bình (Phú
Giáo). Tại các địa phương này, người Khmer sống theo cộng đồng nên lưu giữ được khá
nhiều nét văn hóa truyền thống. Theo tác giả, chính ba mối quan hệ dòng họ, láng giềng
và đồng tộc người thể hiện qua việc có cùng thời gian di cư, địa điểm định cư đầu tiên,
và đôi khi có cùng sinh kế. Ba mối quan hệ này là định chế phi chính thức quy định và
điều chỉnh các hành vi ứng xử trong cộng đồng.
Đối với người lao động Khmer đến Bình Dương từ khi tái lập tỉnh (1997), nghiên
cứu của Lê Anh Vũ (2019) cho thấy người Khmer đến Bình Dương thường tìm kiếm
việc làm thông qua mạng lưới đồng hương và quan hệ dòng họ. Họ cư trú tập trung
trong các khu trọ ở Thuận An, Bến Cát hay cư trú tại nơi làm việc trong các cơ sở sản

xuất gạch, gỗ ở Phú Giáo. Nhìn chung, các nghiên cứu về lao động Khmer nhập cư đều
khẳng định tính cố kết cộng đồng, bản sắc văn hóa là nguồn vốn quan trọng trong quá
trình di cư nhưng cũng chính yếu tố này cũng là rào cản cho họ khi thích nghi với cuộc
sống mới. Tuy nhiên, có phải người Khmer luôn chọn lối sống “khép kín”, “co cụm” ở
nơi ở mới hay lựa chọn này còn phụ thuộc vào đặc điểm của cộng đồng mà họ sẽ có
những cách thích ứng khác nhau? Bài viết này là một trường hợp nghiên cứu cho thấy
xu hướng tái cấu trúc cộng đồng và cố gắng hòa nhập ở nơi ở mới dựa trên mối quan hệ
đồng tộc, đồng hương trong cộng đồng và sự gắn kết với các hoạt động do chính quyền
địa phương tổ chức.
Về phương pháp, dữ liệu của nghiên cứu này được trích ra từ kết quả khảo sát
điền dã dài ngày bằng phương pháp quan sát tham dự từ 2013 đến 2019 tại một cộng
đồng người lao động Khmer ở đường Bình Hòa 20, phường Bình Hòa thuộc thành phố
Thuận An, tỉnh Bình Dương. Những cuộc phỏng vấn chỉ được tiến hành sau khi tác giả
đã có quá trình làm quen, thiết lập mối quan hệ để tạo sự tin cậy và đồng thuận. Trong
bài viết này có trích dẫn tám cuộc phỏng vấn sâu và để đảm bảo tính riêng tư, các nhân
vật được đề cập đều được mã hóa bằng cách đổi tên. Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện
các công cụ PRA như lược sử cộng đồng, sơ đồ tổ chức cộng đồng ở quê nhà và nơi ở
mới. Bên cạnh dữ liệu định tính là chủ yếu, chúng tôi có sử dụng bản câu hỏi để làm rõ
những đặc điểm của cộng đồng thông qua khảo sát 200 lao động Khmer trên tổng số
267 người đang tạm trú tại khu trọ.
71


/>
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Mô tả khu trọ có cộng đồng người Khmer nhập cư sinh sống ở thành phố
Thuận An
Khu trọ 30/4 nằm cuối đường Bình Hòa 20 được xây dựng từ năm 2007 với 40
phòng trọ, thuộc sở hữu của chú Thuận. Tới năm 2010, khu trọ được mở rộng thêm 2 dãy
với 43 phòng do cô Thu là em ruột của chú Thuận làm chủ. Sự ra đời của khu trọ này

nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn như khu
công nghiệp Đồng An, khu chế xuất Linh Trung I. Theo lời kể của chú Thuận, người ở trọ
ban đầu chủ yếu là lao động đến miền Trung và miền Bắc. Nhưng từ khoảng 2008, lao
động người Khmer bắt đầu chiếm đa số. Tính đến thời điểm tháng 4/2019, khu trọ được
mở rộng lên 1000m2, gồm bốn dãy nhà với 83 phòng. Khu trọ hiện có khoảng 267 người
thuê, trong đó chiếm tỷ lệ trên 90% là người Khmer. Đáng chú ý hơn, tất cả họ đều đến từ
huyện Long Phú và huyện Trần Đề thuộc tỉnh Sóc Trăng. Sự quen biết, mối quan hệ họ
hàng chính là lý do đưa đến việc hình thành nên một cộng đồng người Khmer tại khu trọ
30/4. Như câu chuyện của anh Xiêm 44 tuổi, quê ở huyện Trần Đề. Là lao động Khmer ở
lâu năm tại khu trọ, lại có khả năng sửa chữa điện, nước, xây dựng nên anh được chủ trọ
tin cậy giao phó việc bảo trì và được trả thù lao hàng tháng. Anh kể lại việc mình lên Bình
Dương và ở tại khu trọ này: “anh lên khu trọ này từ tháng 10/2010, lúc lên là do có thằng
em vợ giới thiệu, em vợ lên đây làm trước từ hồi 2007 rồi mới giới thiệu lên đây có công
việc gì để làm, dễ kiếm công việc làm hơn mới quyết định lên đây. Hồi lên có 2 vợ chồng
lên à, con còn nhỏ bỏ cho ông bà ngoại giữ, sau này nó lớn lên rồi mới đưa nó lên”
(PVS, Nam, lao động tự do, 44 tuổi).
Câu chuyện của anh Thạch Ni cũng có những nét tương đồng cho thấy vai trò của
bà con, họ hàng trong việc giới thiệu việc làm và chỗ ở cho người thân ở quê. Anh
Thạch Ni 32 tuổi, lên Bình Dương từ năm 2012 và sau đó một năm thì vợ anh cũng lên
ở chung với anh, là người có uy tín trong cộng đồng khi nằm trong nhóm nòng cốt của
chi hội thanh niên công nhân xa quê, anh chia sẻ: “Anh em ở đây phần lớn là cùng quê
ở Sóc Trăng mà biết nhau nên dễ nói nhau nghe, anh em có khó khăn thì mình cùng đi
chia sẻ rồi thông báo bà con trong khu thương nhau để giúp nhau, cũng như mình xa
quê, xa nhà mà ở đây có bà con anh em thì đỡ lắm anh. Như em lúc mới lên khó khăn
lắm, đâu có xin việc được đâu, thất nghiệp cũng hai tháng mà nhờ ở chung với chị hai
nên cũng đỡ tiền ăn, tiền trọ rồi nhờ ông chú ổng làm trước trong công ty Đại Tây
Dương mới bảo lãnh em nên em mới có công việc đó” (PVS, Nam, công nhân, 29 tuổi).
Có thể nói, đây là đặc điểm rất đáng chú ý, khi hầu như tất cả những người ở
trong khu trọ này đa phần có mối quan hệ quen biết ở quê nhà và có quan hệ bà con họ
hàng. Chính đặc điểm này đã tạo nên tính cố kết và tương trợ khá chặt chẽ. Họ thật sự là

một cộng đồng. Theo Ferdinand Toennies (1885) , “cộng đồng là nhóm người dựa trên
tình cảm gắn kết và có mối quan hệ ràng buộc nhau. Duy trì tình cảm gắn kết và quan
hệ ràng buộc là mục tiêu của cộng đồng”.
72


Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một

Số 2(45)-2020

Khi nhìn sơ đồ tổ chức cộng đồng ở khu trọ 30/4 trong hình 1, chúng ta thấy hệ
thống đồng hương có mức độ gắn bó, gần gũi và có tác dụng tích cực nhất đối với người
dân ở cộng đồng. Ngoài ra, mức độ gắn bó và gần gũi còn là các nhóm nòng cốt, tiệm
tạp hóa và có sự xuất hiện của Đoàn thanh niên thông qua chi hội thanh niên công nhân
xa quê tại khu trọ. Các nhóm nhậu, nhóm chơi game được đánh giá là những nhóm có
ảnh hưởng tiêu cực. Anh Vi Lai là người tham gia thực hiện cuộc đánh giá này cho biết:
“có những anh em ra ca xong rồi nhậu nhẹt, hát hò gây ồn ào không cho ai nghỉ ngơi,
chủ nhà trọ và anh em ra nhắc thì có khi không vui, rồi nhây nhây mệt lắm” (PVS,
Nam, công nhân, 35 tuổi)
Quy ƣớc:
: tổ chức phi chính thức
: tổ chức chính thức
: gần gũi
__
: bình thường
------: xa cách
Màu đen
: tích cực
Màu trắng
: bình thường

Màu trắng có chấm: tiêu cực

Hình 1. Sơ đồ tổ chức cộng đồng ở khu trọ 30/4
Bảng 1 là thông tin khảo sát về đặc điểm lao động Khmer trong cộng đồng, kết
quả khảo sát từ 200 người ở trong khu trọ 30/4, thực hiện tháng 8 năm 2018.
Bảng 1. Đặc điểm lao động Khmer ở khu trọ 30/4

Học vấn

Tuổi
Công việc hiện tại

Mức lương

Đặc trƣng cá nhân
Mù chữ
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
30 tuổi trở xuống
31 – 40 tuổi
41 tuổi trở lên

Tần số (ngƣời)
9
63
97
31
72
89

39

Độ tuổi trung bình
Công nhân
Lao động tư do
Mức lương trung bình
dưới 5 triệu
5 triệu đến dưới 7 triệu
7 triệu trở lên

33.54
184
16
6.32 triệu
25
132
43

73

Tần suất (%)
4.5
31.5
48.5
15.5
36.0
44.5
19.5
92.0
18.0

12.5
66.0
21.5


/>
Tình trạng hôn nhân

Chưa lập gia đình
Đã lập gia đình
Ly thân/ly hôn

54
139
7

27.0
69.5
3.5

Bảng 1 cho thấy người lao động Khmer có trình học vấn tương đối thấp và chủ
yếu là ở trình độ cấp một và cấp hai (31.5% và 48.5%. Họ có tuổi đời khá trẻ với độ tuổi
bình quân là 33.54 nhưng đa số là đã lập gia đình (139 người với tỷ lệ 69.5%). Về việc
làm, đa phần là làm công nhân ở các khu công nghiệp gần nơi ở trọ như khu công
nghiệp Đồng An, khu chế xuất Linh Trung 1. Mức lương trung bình của người lao động
Khmer tại cộng đồng là 6.32 triệu đồng cao hơn khảo sát của chúng tôi về mức lương
của người lao động Khmer trên địa bàn Bình Dương và mức lương trung bình của lao
động thiểu số trong trong báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh về tình hình di dân của
đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nam Bộ ở Bình Dương năm 2018 là 5,8 triệu.
Cộng đồng người Khmer tại khu trọ được đề cập trong nghiên cứu này được hình

thành trên mười năm (từ 2007 đến nay). Việc hình thành cộng đồng dựa vào việc quen
biết nhau trong dòng họ và đồng hương. Người lao động Khmer trong cộng đồng là
những người xa quê, có cùng nhu cầu mưu sinh, khá tương đồng về trình độ học, nghề
nghiệp (công nhân và lao động tự do) nên dễ kết thân và tương trợ nhau. Mặt khác,
chính những điểm tương đồng về đời sống tinh thần, tâm linh thông qua những phong
tục, tập quán truyền thống cũng là chất keo kết dính cộng đồng mà chúng tôi sẽ phân
tích sâu hơn ở phần sau.
3.2. Xu hướng tái cấu trúc cộng đồng như là một chiến lược thích ứng với cuộc
sống nơi đất khách
Chuyển từ không gian sống quen thuộc ở nông thôn để tìm kiếm việc làm tại một
không gian sống mới ở đô thị đối với những người lao động Khmer là những thách thức
rất lớn. Sự khác biệt của thói quen sinh hoạt, con người, môi trường văn hóa, ngôn ngữ,
tính chất công việc dễ làm họ trở nên lạc lõng và khó hội nhập. Chính vì thế, xu hướng
cư trú cùng nhau dựa trên mối quan hệ đồng hương, dòng họ để tái hình thành lại một
cộng đồng cũ ở nơi mới giúp họ có thể duy trì được phần nào tập quán, sinh hoạt văn
hóa truyền thống. Cách thức thích nghi với cuộc sống mới này của họ có thể được coi
như là một chiến lược sống nơi đất khách.
Trong truyền thống, người Khmer sinh tụ lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long. Để
tồn tại và phát triển, duy trì truyền thống văn hoá tộc người, người Khmer đã tập hợp
nhau lại thành những khu vực cư trú và tổ chức thành những đơn vị xã hội tự quản
truyền thống với hai thiết chế xã hội là “phum” và “sóc” (srok). Về đại thể, “phum” là
đơn vị xã hội nhỏ nhất, “sóc” là đơn vị xã hội hoàn chỉnh của người Khmer do nhiều
phum hợp thành gắn liền với đất ở và đất canh tác, ràng buộc nhau bởi các phong tục, lễ
nghi mà ở đó ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa. (Bùi Thị Hồng Loan, 2010). Kết
quả nghiên cứu về tổ chức cộng đồng ở quê nhà được thể hiện ở hình 2

74


Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một


Số 2(45)-2020
Quy ƣớc:
: tổ chức chính thức
: tổ chức chính thức
: gần gũi
__ : bình thường
-------: xa cách
Màu đen: tích cực
Màu trắng: tiêu cực

Hình 2. Sơ đồ tổ chức cộng đồng quê nhà
Kết quả cũng cho thấy tầm quan trọng của nhà chùa, gia đình và họ hàng trong
cuộc sống ở quê nhà. Họ đã sắp xếp nhà chùa là gần nhất và có ảnh hưởng tích cực đối
với đời sống của họ. Trong những câu chuyện về quê nhà, chùa luôn được lao động
Khmer xa quê nhắc đến với một sự gắn bó và trân trọng. Anh Thạch Hol cùng vợ lên
Bình Dương làm công nhân được bảy năm. Khi kể về ký ức ở quê nhà, anh nhớ về
khoảng thời gian tám năm đi tu: “Lúc nhỏ thì mình tu báo hiếu cho mẹ đến hơn 22 tuổi
thì mình tu báo hiếu cho cha. Tu để đền ơn cho mẹ thì tu đến bậc Tỳ kheo còn tu báo
hiếu cho cha thì tới Sa di. Mình vô chùa, sáng mình đi học, tới trưa đi bưng bát mà từ
trưa đến chiều là không được ăn đồ mặn chỉ uống nước, uống sữa đồ thôi. Vô chùa thì
chủ yếu là đi học, cũng như bên tiếng Việt thì mình cũng học một năm một lớp vậy đó.
Trong chùa, mình học được nhiều thứ không chỉ học chữ Khmer mà còn học vi tính, học
làm thuốc nữa. Nói chung, phong tục bên người Khmer thì người con trai được khuyến
khích đi chùa để tu cũng giống như là mình đi tu để đền ơn cha mẹ cũng như tu tâm,
dưỡng tánh để sống cho tốt hơn vậy đó. Mà bên người mình, chùa quan trọng lắm, ngày
tết, ngày gì cũng tổ chức ở chùa nên ai cũng gắn bó với chùa từ nhỏ đến lớn. Đến khi
chết cũng mang vô chùa để cúng. Bên mình có câu: sống vô chùa gửi thân, chết vô chùa
gửi cốt mà” (PVS Nam, công nhân, 32 tuổi). Là người cùng quê với anh Hol, chị Trang
khi kể về cuộc sống ở quê chị nhớ nhiều đến những ngày lễ tết. Chị cho biết dù điều

kiện kinh tế còn khó khăn, đa số bà con đều nghèo nhưng vào ngày tết thì nhà cửa và
chùa được các phật tử dọn dẹp sạch sẽ để đón tết cổ truyền “Chôl Chhnăm Thmây”
(diễn ra vào khoảng trung tuần tháng 4 Dương lịch). Trong dịp này, họ làm những món
ăn truyền thống của dân tộc để cúng tiễn Chư Thiên cũ về trời và đón Chư Thiên mới
giáng trần. Chị kể “tết bên em vui lắm, mọi người làm bánh tét để cúng rồi kiếm đồ đẹp
mặc mang theo bánh trái rồi nhang đèn lên chùa làm lễ, đông lắm, ai mà đi làm ăn xa
75


/>
cũng cố mà về quê những ngày này. Hầu như ngày nào, em cũng ở chùa vì có nhiều trò
chơi dân gian, rồi hát múa nhạc Khmer nữa” (PVS, nữ công nhân, 32 tuổi).
Những mô tả dựa trên lời của những nhân vật trong nghiên cứu này thể hiện trong
tâm thức của mình, người Khmer luôn gắn bó với Phật giáo mà hiện thân là ngôi chùa
trong cộng đồng của họ với một tình cảm sâu sắc. Với họ, chùa không chỉ là nơi để tu
dưỡng đạo đức, cách làm người mà còn là trung tâm tổ chức sinh hoạt văn hóa của cộng
đồng, là nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa mà họ luôn nhớ về với những hoài
niệm tốt đẹp trong bước đường mưu sinh gian khó nơi đất khách.
Quê nhà trong ký ức của lao động Khmer nhập cư là cuộc sống thanh bình với
những lễ hội truyền thống gắn liền với ngôi chùa và giáo lý nhà Phật. Những lời chia sẻ
của họ cho thấy mọi buồn vui trong cuộc sống đều gắn liền với ngôi chùa mà câu nói
của anh Hol “sống vô chùa gửi thân, chết vô chùa gửi cốt” đã như là một sự đúc kết về
sự gắn bó này. Quê nhà trong ký ức của họ còn là tình làng, nghĩa xóm là khung cảnh
bình yên của quê nhà, trong ký ức đó còn là những khốn khó trong đời sống thường nhật
buộc họ phải rời quê hương để mưu sinh. Trong hành trang nơi đất khách, những ký ức
về văn hóa cộng đồng là yếu tố cố kết để hình thành các nguồn vốn quan trọng giúp họ
thích nghi và thích ứng.
Tính từ thời điểm thành lập khu trọ vào năm 2007 cho đến nay đã được 13 năm,
từ 40 đến 83 phòng trọ. Trong đó, người Khmer đến từ huyện Long Phú và huyện Trần
Đề từ số lượng rất ít khoảng 30 người đến nay đã chiếm hơn 90% số lượng người ở trọ.

Một điểm đáng lưu ý hơn, đa phần người Khmer ở tại khu trọ 30/4 từ lúc mới lên Bình
Dương cho đến nay và hầu như không chuyển đi nơi khác, trừ phi họ về lại quê nhà.
Những đặc điểm này cho thấy tính ổn định và phát triển của cộng đồng lao động Khmer,
dù thời gian hình thành không phải quá dài. Khi bàn về tái cấu trúc cộng đồng, người ta
thường quan tâm đến sự cố kết cộng đồng dựa trên mối quan hệ đồng hương, bà con họ
hàng, những niềm tin tôn giáo và phong tục tín ngưỡng dân gian. Chính những ký ức về
truyền thống ở quê nhà với những nghi lễ tôn giáo đã góp phần tạo nên sự đoàn kết,
thống nhất về mặt tinh thần để tạo nên những sức mạnh cố kết cộng đồng mới giúp họ
vượt qua trở ngại, khó khăn khi mưu sinh trên đất khách.
Với người Khmer, những ngày lễ tết có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đó là những
dịp thể hiện tình cảm với niềm tin tôn giáo, ông bà, cha mẹ, tưởng nhớ tổ tiên và nối kết
cộng đồng. Tuy nhiên, khi rời quê lên Bình Dương lập nghiệp, họ buộc phải thích nghi
với lối sống công nghiệp, vì thế việc trở về quê trong những dịp lễ tết là trở ngại lớn.
Thấy được điều này, những người có uy tín trong cộng đồng như anh Xiêm, anh Ni, anh
Vi Lai đã quyết định vận động bà con quyên góp và đứng ra tổ chức Tết Chol Chnam
Thmay lần đầu tiên vào năm 2013. Địa điểm tổ chức là bãi đất trống đằng sau khu trọ và
người tham gia là bà con trong khu trọ. Dù với quy mô nhỏ nhưng vì không nắm rõ
những thủ tục xin phép tổ chức nên bị nhắc nhở và xử phạt. Tuy nhiên, từ đó chính
quyền địa phương cũng nhận ra đây là nhu cầu chính đáng của bà con nên đã đồng
76


Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một

Số 2(45)-2020

thuận và giao Đoàn Thanh niên phối hợp với nhóm thanh niên nòng cốt của cộng đồng
tổ chức thường niên hàng năm. Việc tổ chức tết truyền thống được chúng tôi ghi chép
lại trong nhật ký điền dã: “Hôm nay là lễ mừng Chol Chnam Thmay do Đoàn phường
phối hợp với chi hội Thanh niên công nhân Khmer tổ chức. Bản thân tôi cũng có sự bất

ngờ trước sự tham gia rất đông của thanh niên công nhân Khmer, ước tính có khoảng
3.000 người tham gia. Buổi lễ diễn ra trang trọng với nhiều tiết mục truyền thống như
điệu Apsara rồi biểu diễn thời trang trong ngày cưới của người Khmer. Các nghi lễ
“tắm núi cát” và “tắm Phật” đều được thực hiện một cách tôn nghiêm và xúc động. Tôi
thấy mọi người tham gia rất vui trong tiếng nhạc truyền thống Khmer réo rắt, nhìn ai
cũng thấy phấn khởi. Tôi hỏi anh Triệu La là chi hội phó chi hội thanh niên công nhân
Khmer cho biết: tụi em ở đây cũng được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng
như bên Đoàn Thanh niên cũng hỗ trợ anh em làm lễ tết cho bà con, mọi người cũng
phấn khởi tham gia, làm xa quê mà những ngày lễ tết được tổ chức trang trọng như vậy
là niềm vui của những người con xa quê. Rồi tổ chức lễ như vậy cũng là dịp để tụi em
giới thiệu truyền thống văn hóa của dân tộc mình đến với người dân địa phương để
cùng giao lưu, học hỏi” (trích tư liệu điền dã của Lê Anh Vũ ngày 15/4/2017).
Có thể nói, việc tổ chức lễ tết truyền thống và nỗ lực tái hiện đầy đủ các nghi lễ
như ở quê nhà là một trong những điều tự hào của cộng đồng công nhân Khmer ở đây.
Điều đặc biệt hơn với họ, trong những dịp lễ tết đó, đều có các sư thầy từ chùa Phnota
Nieu ở xã Lịch Hội Thượng lên để thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Việc tổ chức lễ tết
một cách trang trọng, có sự tham gia của các nhà sư ở quê hương đã giúp cho cộng đồng
lao động Khmer ở đây vơi bớt đi nỗi nhớ nhà và yên tâm làm việc. Để tổ chức thành
công, họ phân công nhiệm vụ một cách cụ thể như lời chia sẻ của anh Thạch Ni: “tụi em
chia ra thành các nhóm, như mình với Vi Lai thì chịu trách nhiệm liên hệ với bên
Phường, nhóm liên hệ với các sư thầy và lo đón tiếp, nhóm lo sân khấu, nhóm lo văn
nghệ, MC, nhóm chịu trách nhiệm hậu cần, tụi em cũng làm giống như ở dưới quê khi
tổ chức tết lễ vậy thôi. Mỗi lần như vậy, anh em lại đoàn kết hơn và tới bây giờ thì quen
rồi. Trước một tháng, anh em họp lại với những người lớn tuổi trong khu trọ để thống
nhất chương trình là triển khai thôi” (PVS, Nam, công nhân, 31 tuổi).
Không chỉ trong những dịp lễ tết, ở sinh hoạt đời thường, lao động Khmer luôn có
tâm thức hướng về quê nhà nhất là trong những hoạt động sinh hoạt văn hóa, tinh thần.
Ở khu trọ, có thành lập các đội bóng đá mini, trong đó đội nòng cốt có tên “Maspero”,
đó là tên con sông nổi tiếng ở Sóc Trăng, nơi thường tổ chức các hội đua ghe ngo vào
các ngày lễ tết. Việc lấy tên này cũng là một cách để nhớ về quê nhà như lời anh Thạch

Đôn là đội trưởng của đội tâm sự: “Lấy tên Maspero là để anh em đội bóng luôn nhớ về
quê hương, cố gắng động viên nhau lo làm ăn rồi ngày nghỉ thì đi đá banh rèn luyện
chơi cho vui để hạn chế ăn nhậu vừa tốn tiền, vừa mất sức không làm việc được. Đội tụi
em đá hàng tuần và cũng hay tham gia các giải cho phường tổ chức” (PVS, Nam, công
nhân 38 tuổi).
77


/>
Tính cố kết cộng đồng còn được thể hiện trong việc tương trợ và chia sẻ với nhau
trong cộng đồng. Để giúp đỡ những người khó khăn hơn, anh Xiêm đã làm một thùng
chuyên để đựng ve chai, các vỏ lon chai khi đã qua sử dụng thì bỏ vào thùng để khi đầy
mang ra bán quyên góp cho những hộ nghèo hơn như lời tâm sự của anh: “mình cũng có
nhiều mong muốn lắm nhưng mà bây giờ vẫn còn hơi khó khăn, mình khó mà mình vẫn
thấy nhiều hoàn cảnh người ta khó khăn hơn mình nữa, mình làm cái thùng này để cũng
như là gom lại giúp những người nghèo gặp khó khăn vậy đó…” (PVS, Nam, lao động tự
do, 44 tuổi). Anh nghĩ rằng, trong thời gian đầu khi mới lên Bình Dương, gia đình gặp
nhiều khó khăn. Anh đã được bạn bè, bà con và những người đồng hương giúp đỡ. Đến
bây giờ, khi công việc tạm ổn định hơn thì anh nên làm việc gì đó có ích cho cộng đồng.
Ngoài ra, nếu trong cộng đồng có người ốm đau thì nhóm nòng cốt luôn đứng ra vận
động, quyên góp để giúp đỡ bà con, đồng hương của mình. Đây cũng là cách để họ giúp
nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống ở nơi đất khách. Tinh thần gắn kết cộng
đồng, cùng nhau giữ vững và duy trì bản sắc văn hóa truyền thống ở quê nhà đã tạo điều
kiện cho người lao động Khmer thích ứng với các hoạt động sinh kế ở khu vực này được
dễ dàng hơn. Việc duy trì được các lễ hội và các hoạt động tôn giáo trong cộng đồng có ý
nghĩa rất lớn về mặt tinh thần. Chính điều này cũng là chất xúc tác khiến giữa những
người đi làm ăn xa với gia đình, họ hàng ở quê nhà gắn bó chặt chẽ hơn. Một trong những
khía cạnh thể hiện rõ bản sắc dân tộc là tiếng nói riêng. Có thể coi tiếng nói như là hồn cốt
của mỗi tộc người thì ở cộng đồng mà chúng tôi nghiên cứu, tiếng nói được lao động
Khmer bảo lưu rất tốt. Thông thường họ trao đổi với nhau bằng tiếng Khmer và họ chỉ nói

tiếng phổ thông khi đi làm hoặc khi giao tiếp với người thuộc dân tộc khác. Thậm chí,
những người có uy tín trong cộng đồng còn có ý tưởng sẽ mở lớp dạy tiếng Khmer cho
những em nhỏ và những ai có nhu cầu trong khu trọ mà chưa thực hiện được.
Dữ liệu điền dã dài ngày của tác giả từ năm 2013 đến nay còn cho thấy xu hướng
tái cấu trúc cộng đồng từ việc hình thành và phát triển các điểm dịch vụ về ăn uống,
buôn bán tạp hóa, chăm sóc sắc đẹp dành cho người Khmer. Nếu năm 2013 chỉ có một
quán tạp hóa do người Khmer làm chủ, thì đến tháng 4/2019 trong đường Bình Hòa 20
đã có hai quán tạp hóa, ba điểm bán ăn sáng chuyên bán những món đặc trưng của
người Khmer như bún nước lèo, cháo lòng... đều do người Khmer làm chủ. Ngoài ra,
còn có một quán cà phê vỉa hè cũng của người Khmer chuyên mở nhạc dân tộc hoặc
nhạc trẻ bằng tiếng dân tộc. Bên cạnh đó còn là hai tiệm làm tóc của người Khmer. Như
vậy, có thể thấy cộng đồng Khmer trong nghiên cứu này đã cố gắng phát huy những giá
trị truyền thống về văn hóa, tín ngưỡng để gắn kết và tương trợ lẫn nhau thông qua việc
sống tập trung. Điều này cũng được các tác giả như Ngô Thu Trang (2016), Trương
Hoàng Trương (2018) có đề cập. Tuy nhiên, nếu như các tác giả này phát hiện ra việc
sống tập trung thành từng khu vực như vậy có thể trở thành một lực cản gây hạn chế
trong việc phát triển nguồn nhân lực trong một xã hội hiện đại khi phần lớn người dân
nhập cư Khmer vẫn còn “co cụm” trong các khu cư trú của họ thì ở trong nghiên cứu
này, chúng tôi thấy rằng cộng đồng Khmer ở khu trọ 30/4 tại đường Bình Hòa 20 lại rất
78


Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một

Số 2(45)-2020

tích cực trong việc hội nhập, giao lưu với người dân địa phương và chấp hành tốt những
chủ trương, chính sách của địa phương. Chính vì lẽ đó, cộng đồng đã tạo được niềm tin
cho chính quyền sở tại trong việc chấp thuận tổ chức những lễ hội lớn của dân tộc mình.
Mặt khác, các hoạt động văn hóa, văn nghệ; thể dục thể thao của địa phương đều được

lao động Khmer trong cộng đồng hưởng ứng khá tích cực.
4. Kết luận
Từ quê nhà lên các khu đô thị, đời sống văn hóa - xã hội của lao động Khmer
nhập cư có nhiều biến đổi cho phù hợp với không gian sống mới. Việc cư trú tập trung
theo cộng đồng là cách họ thích ứng về sinh kế. Trong lòng cộng đồng đó, dựa trên sự
tương tác theo mối quan hệ thân tộc và đồng hương, họ cố gắng duy trì các hoạt động
truyền thống như tổ chức lễ tết, sinh hoạt tôn giáo như ở quê nhà. Họ không chỉ giúp
nhau trong việc thích nghi lúc mới lên tìm việc, mà còn cố gắng duy trì mối quan hệ
“tình làng, nghĩa xóm” thông qua việc tổ chức các đội văn nghệ, đội thể thao để giao
lưu với các cộng đồng khác. Họ cũng luôn sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn
hoặc cùng nhau làm những việc có ý nghĩa như mô hình “thùng từ thiện” mà chúng tôi
đã đề cập trong phần nội dung. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ mới
phản ánh xu hướng tái cấu trúc lại cộng đồng ở quê hương với những đặc trưng về văn
hóa, tín ngưỡng cũng như tính gắn kết cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu thông qua
những câu chuyện kể của những lao động xa quê như là một chiến lược thích ứng trong
thời gian họ mưu sinh nơi đất khách. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, cấu trúc cộng
đồng mà chúng tôi nghiên cứu có sự phụ thuộc vào hệ thống dòng họ như Ferdinand
Tönnies (1855 – 1936) đã đề cập. Về mặt thực tiễn, những phân tích từ bài viết này là
một gợi ý trong việc phát huy vai trò của mạng lưới đồng hương trong những hoạt động
hỗ trợ dành cho lao động Khmer nhập cư trong thời gian tới.
Việc chưa có điều kiện điền dã dài ngày ở quê gốc của họ tại huyện Trần Đề và
huyện Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng là một hạn chế của nghiên cứu này. Tuy nhiên,
việc luôn mang tâm thế hướng về quê nhà và đa phần họ đều lựa chọn việc quay trở về
quê hương có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cộng đồng mà họ thiết lập ở đô thị trong thời
gian không xa. Điều này, cũng gợi nên những hứng thú và hấp dẫn cho chúng tôi trong
việc tiếp tục theo đuổi nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Thị Hồng Loan (2010). Tổ chức xã hội truyền thống của người Khmer ở Đồng bằng
ông Cửu Long. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số (6).
[2] Ferdinand Toennies (1885). Gemeinschaft und Gesellschaft (Cộng đồng và xã hội).

.
[3] Lê Anh Vũ (2019). Hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương. Đề tài
khoa học công nghệ. Trường Đại học Thủ Dầu Một.

79


/>[4] Ngô Thu Trang và cộng sự (2016). Thích ứng sinh kế của người nhập cư Khmer tại quận
ven đô: Điển cứu tại phường Bình Trị Đông B và phường An Lạc, quận Bình Tân, thành
phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, số (19).
[5] Ngô Văn Lệ (2011). Các nhân tố văn hóa xã hội đối với sự phát triển và phát triển bền
vững của các dân tộc người thiểu số: Trường hợp nghiên cứu người Khmer và Chăm Nam
Bộ. Hội nghị thông báo Dân tộc học năm 2011. Viện Dân tộc học.
[6] Nguyễn Đức Lộc (2015). Cấu hình xã hội cộng đồng công giáo Bắc di cư tại Nam Bộ: từ
kích thước cộng đồng đến kích thước cá nhân. NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
[7] Quốc hội (2015). Luật việc làm. Hà Nội.
[8] Tô Duy Hợp - Lương Hồng Quang (2000). Phát triển cộng đồng: lý thuyết và vận dụng.
NXB Văn hóa - Thông tin.
[9] Trần Hạnh Minh Phương (2017). Di dân người dân tộc thiểu số và vấn đề văn hóa - xã hội
Bình Dương ngày này. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số (33).
[10] Trịnh Duy Luân (2009). Xã hội học đô thị. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[11] Trương Hoàng Trương - Vũ Ngọc Thành (2016). Việc làm của thanh niên dân tộc người
Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh qua kết quả điều tra định lượng. Tạp chí Khoa học xã
hội, số (2).
[12] Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương - UBND (2018). Tình hình di cư của đồng bào dân tộc
thiểu số khu vực Tây Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, số 1217/BC-VPUB, ngày
8/8/2018.

80




×