Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhận xét thực trạng mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.67 KB, 5 trang )

SẢN KHOA
TỔNG
– SƠQUAN
SINH

LÊ HOÀI CHƯƠNG, MAI TRỌNG DŨNG, NGUYỄN ĐỨC THẮNG, ĐOÀN THỊ THU TRANG

NHẬN XÉT THỰC TRẠNG MỔ LẤY THAI
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2017
Lê Hoài Chương, Mai Trọng Dũng, Nguyễn Đức Thắng, Đoàn Thị Thu Trang
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Từ khóa: phẫu thuật lấy thai.
Keywords: cesarean delivery.

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện phụ sản
trung ương năm 2017; Phân tích các yếu tố liên quan đến chỉ định phẫu
thuật lấy thai.
Phương pháp: mô tả hồi cứu.
Kết quả: Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai 54,4%; phẫu thuật chủ động
55,45%; phẫu thuật khi chuyển dạ 44,55%. Có 51,3% số ca phẫu thuật
lấy thai khi tuổi thai ≥ 39 tuần; 34,2% khi tuổi thai 38 tuần và 14,5% khi
tuổi thai ≤ 37 tuần. Phẫu thuật lấy thai chủ động và tuổi thai khi mổ có
mối liên quan đến tiền sử phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật lần đầu, điều
trị hỗ trợ sinh sản và song thai với p<0,001.
Kết luận: Tỷ lệ mổ đẻ tại bệnh viện Phụ sản trung ương còn cao
hơn so với thế giới; các yếu tố làm tăng tỉ lệ mổ đẻ cũ, hỗ trợ sinh sản,
song thai.
Từ khóa: phẫu thuật lấy thai.



Abstract

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

COMMENT ABOUT CESAREAN DILIVERY AT
THE NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND
GYNEOLOGY IN 2017

92

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Nguyễn Đức Thắng,
email:
Ngày nhận bài (received): 02/04/2018
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
02/04/2018
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 27/04/2018

Objective: dermine the rate of cesarean delivery in National Hospital
of Obstetrics and Gynecology in 2017; analyse relative factors to
cesarean delivery.
Methods: retrospective cohort study.
Results: the rate of cesarean delivery was 54.4%; initiative
cesarean delivery was 55.45%; cesarean delivery on labor was
44.55%. Cesarean sections at gestational age ≥ 39 weeks were 51.3%;
34.2% at gestational age of 38 weeks and 14.5% at gestational age
≤ 37 week. Cesarean delivery and gestational age of sections were

relative with history of cesarean delivery, first-line cesarean delivery,
support fertility and twin pregnancies with p<0.001.


1. Đặt vấn đề

Phẫu thuật lấy thai (PTLT) là kỹ thuật can thiệp ngoại
khoa được thực hiện khi có bất thường trong cuộc đẻ
hay trong các trường hợp mà người thầy thuốc nhận
định cuộc đẻ có thể nguy hiểm cho người mẹ, thai nhi.
Theo một số nghiên cứu trong vòng 20 năm trở lại đây
tỷ lệ PTLT ở nhiều nước trên thế giới tăng nhanh đặc
biệt là khi các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phát triển (IVF,
IUI). Tại Việt Nam, tỷ lệ PTLT tăng nhanh theo nghiên
cứu của Vương Tiến Hòa năm 2004 là 36,9% [1],
nghiên cứu của Ninh Văn Minh năm 2012 là 23,1%
[2]. Trên thế giới tỷ lệ PTLT tăng từ 5-7% trong những
năm 70 lên 25-30% vào thời điểm hiện nay [3],[4].
Theo một số nghiên cứu mới đây tỉ lệ tai biến do
PTLT có giảm bớt nhờ sự tiến bộ không ngừng của
kỹ thuật PTLT với các trang thiết bị tiên tiến, thuốc
tốt cùng các kỹ thuật giảm đau và gây mê hồi sức.
Tuy nhiên việc mở rộng quá mức các chỉ định phẫu
thuật lấy thai cũng có những bất lợi nhất định, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh
như chảy máu, nhiễm khuẩn vết mổ... hay các
nguy cơ có thể gặp về sau như rau cài răng lược,
chửa sẹo vết mổ... hay các tai biến cho sơ sinh như
suy hô hấp sau mổ. Để nhìn nhận lại các chỉ định
PTLT giúp duy trì các chỉ định PTLT một cách hợp lý

chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: (1)
Xác định tỉ lệ phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Phụ
Sản Trung ương năm 2017. (2) Phân tích một số
yếu tố liên quan đến chỉ định phẫu thuật lấy thai.

2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu

phẫu thuật mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung
ương trong năm 2017.
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các sản phụ đến phẫu thuật mổ lấy thai tại Bệnh viện
hồi
cứu mô tả, dữ liệu nghiên cứu
Phụ SảnPhương
Trung ươngpháp
trong năm
2017.
được
lấypháp
tạinghiên
kho cứu
hồ sơ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.
2.2.
Phương
PhươngDữ
phápliệu
hồi cứu
mô tả, dữcứu

liệu nghiên
cứuthống
được lấy kê
tại kho
hồ sơ
Bệnh viện
nghiên
được
tính
toán
trênPhụ
Sản Trung ương.
phần mềm SPSS 16.0
Dữ liệu nghiên cứu được thống kê tính toán trên phần mềm SPSS 16.0
3. Kết quả nghiên cứu

3. Kết quả nghiên cứu
Mổ lấy thai:
54,4%

Đẻ thường:
45,6%

Đẻ thường

Mổ lấy thai

Biểu Biểu
đồ 1. Tỷđồlệ1.PTLT
tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2017

Tỷ lệ PTLT tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2017
Tổng số ca đẻ năm 2017 là 21722, trong đó PTLT có 11166 ca, chiếm 54,40%.

Tổng
số ca đẻ năm 2017 là 21722, trong đó
Bảng 1. PTLT chủ động và PTLT có chuyển dạ theo tiền sử PTLT
PTLT có 11166 ca, Chuyển
chiếmdạ 54,40%.Chủ động
Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ%

Tổng

Bảng
1. PTLT chủ động và PTLT có1983
chuyển dạ 35,44
theo tiền sử PTLT3613
Có tiền sử PTLT
64.56
5596
Chuyển dạ53,69
Chủ
động 46,31

PTLTĐặc
lầnđiểm
đầu
2991
2579
Tổng 5570
Số lượng
Tỷ44,55
lệ % Số lượng6192 Tỷ lệ%55,45
Tổng
4974
11166
Có tiền sử PTLT
1983
35,44
3613
64.56
5596
c2= 686,46, p<0,001
PTLT lần đầu
2991
53,69
2579
46,31
5570
Tổng
4974
44,554
6192
55,45

11166
X2= 686,46, p<0,001

Trong nghiên cứu của chúng tôi Có 1037 thai
phụ có biện pháp hỗ trợ sinh sản, trong đó PTLT
chủ động 278 ca chiếm tỷ lệ 26,81%; có 759 ca
PTLT có chuyển dạ chiếm tỷ lệ 73,19%. Có 1101 ca
song thai được PTLT trong đó PTLT chủ động có 691
ca chiếm tỷ lệ 62,67%; có 410 ca PTLT khi chuyển
dạ chiếm tỷ lệ 37,24%.
Tỷ lệ PTLT khi đã chuyển dạ ở nhóm hỗ trợ
sinh sản chiếm cao nhất với 73,19%, thấp nhất

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các sản phụ đến

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(01), 92 - 96, 2018

Conclusion:The rate of caesarean section in the National Hospital Obstetrics and Gynecology is
higher than others in the world; factors that increase the rate of caesarean section were history of
cesarean delivery, fertility, twin pregnancy.
Keywords: cesarean delivery.

93


SẢN KHOA

TỔNG
– SƠQUAN
SINH

LÊ HOÀI CHƯƠNG, MAI TRỌNG DŨNG, NGUYỄN ĐỨC THẮNG, ĐOÀN THỊ THU TRANG

Trong nghiên cứu của chúng tôi Có 1037 thai phụ có biện pháp hỗ trợ sinh sản,

là nhóm có tiền sử PTLT với 32,23%. Ngược lại
PTLTtỷ lệdo
chủ
động
tỷ lệdạcao
ở nhóm có
ca chiếm
62,67%;
có 410
ca PTLTcó
khi chuyển
chiếm tỷnhất
lệ 37,24%.
Tỷ lệsử
PTLT
khi đãvới
chuyển
dạ ở nhóm hỗ
sinh sản nhất
chiếm cao
nhất với hỗ
tiền

PTLT
66,67%
vàtrợthấp
nhóm
73,19%, thấp nhất là nhóm có tiền sử PTLT với 32,23%. Ngược lại PTLT do chủ động
trợ sinh sản với 26,81%. Sự khác biệt có ý nghĩa
có tỷ lệ cao nhất ở nhóm có tiền sử PTLT với 66,67% và thấp nhất nhóm hỗ trợ sinh
(p<0,001).
sản thống
với 26,81%.kê
Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

trong đó PTLT chủ động 278 ca chiếm tỷ lệ 26,81%; có 759 ca PTLT có chuyển dạ

chiếm tỷ lệ 73,19%. Có 1101 ca song thai được PTLT trong đó PTLT chủ động có 691

14,5%

51,3%
34,2%

37 tuần

38 tuần

>= 39 tuần

Biểu 2. Tỷ lệ PTLT theo tuổi
thai2. Tỷ lệ PTLT theo tuổi thai

Biểu
Kết quả cho thấy tỷ lệ PTLT ở tuần ≥39 chiếm hơn 1 nửa số bệnh nhân, tiếp đó

Kết quả cho thấy tỷ lệ PTLT ở tuần ≥39 chiếm
2. Tổng số PTLT theo hình thức thụ thai và theo tuổi thai
hơn Bảng
1 nửa
số bệnh nhân, tiếp đó là tuần thứ 38
Thai tự nhiên
Thai hỗ trợ sinh sản
Tuần
thai
Tổng với
với hơn 1/3Sốbệnh
nhân, tuần
≤ Tỷ
37lệ %ít nhất
lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
14,5%.
≤ 37 Tuần
1123
69,36
496
30,64
1619

là tuần thứ 38 với hơn 1/3 bệnh nhân, tuần ≤ 37 ít nhất với 14,5%.


38 Tuần

2963

77,59

856

22,41

Bảng
Tổng số PTLT theo hình
thai và theo tuổi337
thai
≥ 392.Tuần
5391thức thụ 94,12
5,88
Thai tự nhiên
Thai hỗ trợ sinh sản
5
Tuần thai
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ%
≤ 37 Tuần
1123
69,36
496
30,64
38 Tuần
2963
77,59

856
22,41
≥ 39 Tuần
5391
94,12
337
5,88
Tổng
9477
84,87
1689
15,13
X2= 842,53, p<0,001

3819
5728

Tổng
1619
3819
5728
11166

Tỷ lệ PTLT nhóm có thai tự nhiên thấp nhất ở
thời điểm ≤ 37 tuần với 69,36% và tăng dần đến
thời điểm ≥39 tuần là 84,87%. Tỷ lệ PTLT nhóm
hỗ trợ sinh sản thì ngược lại cao nhất thời điểm ≤
37 tuần với 30,64% và thấp nhất thời điểm ≥ 39
tuần với 15,88%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,001.


Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

Bảng 3. Tỉ lệ PTLT ở sản phụ có tiền sử PTLT theo tuổi thai
Chuyển dạ
Chủ động
Tuần thai
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ%
≤ 37 Tuần
203
39,96
305
60,04
38 Tuần
610
49,88
613
50,12
≥ 39 Tuần
704
24,84
2130
75,16
Tổng
1517
35,44
3048
64.56
X2= 253,01, p<0,001


94

Tổng
508
1223
2834
4565

Bệnh nhân có tiền sử PTLT, PTLT do chuyển
dạ chiếm tỷ lệ cao nhất ở thời điểm 38 tuần với
49,88% và thấp nhất ở thời điểm ≥ 39 tuần với
24,84%. PTLT chủ động cao nhất ở thời điểm ≥
39 tuần với 75,16% và thấp nhất ở thời điểm 38

tuần với 50,12%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,001
Bảng 4. Tỉ lệ PTLT ở sản phụ PTLT lần đầu với tuổi thai
Chuyển dạ
Chủ động
Tuần thai
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ%
≤ 37 Tuần
317
65,09
170
34,91
38 Tuần
770
52,17

706
47,83
≥39 Tuần
1201
48,04
1299
51,96
Tổng
2288
53,69
2175
46,31
X2= 48,16, p<0,001

Tổng
487
1476
2500
4463

Nhóm bệnh nhân lần đầu PTLT, PTLT do
chuyển dạ cao nhất thời điểm ≤ 37 tuần với
65,09% và thấp nhất ở thời điểm ≥ 39 tuần với
48,04%. PTLT do chủ động ngược lại cao nhất
thời điểm ≥ 39 tuần với 51,96% và thấp nhất
thời điểm ≤ 37 tuần với 34,91%. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 5. Tỉ lệ PTLT ở sản phụ có điểu trị hỗ trợ sịnh sản với tuổi thai
Chuyển dạ
Chủ động

Tuần thai
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ%
≤ 37 Tuần
140
45,31
169
54,69
38 Tuần
385
81,22
89
18,78
≥39 Tuần
234
92,13
20
7,87
Tổng
759
73,19
278
26,81
X2= 184,44, p<0,001

Tổng
309
474
254
1037


Nhóm bệnh nhân có điều trị sinh sản, PTLT
do chuyển dạ cao nhất ở thời điểm ≥ 39 tuần
với 92,13% và thấp nhất ở thời điểm ≤ 37 tuần
45,31%. Ngược lại nhóm PTLT do chủ động cao
nhất thời điểm ≤37 tuần với 54,69% và thấp nhất
thời điểm ≥ 39 tuần với 7,87%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 6. Tỉ lệ PTLT ở sản phụ song thai với tuổi thai
Chuyển dạ
Chủ động
Tuần thai
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ%
≤ 37 Tuần
117
37,14
198
62,86
38 Tuần
272
42,11
374
57,89
≥39 Tuần
21
15,00
119
85,00
Tổng
410
37,24

691
62,76
X2= 36,17, p<0,0001

Tổng
315
646
140
1101

Nhóm thai phụ song thai, PTLT do chuyển
dạ cao nhất ở thời điểm 38 tuần với 42,11%
và thấp nhất thời điểm ≥ 39 tuần với 37,24%.
Ngược lại nhóm PTLT chủ động cao nhất thời
điểm ≥ 39 tuần với 85% và thấp nhất thời điểm
38 tuần với 57,89%. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,001.


Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

4.1. Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai tại Bệnh
viện Phụ Sản Trung ương năm 2017
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ
PTLT tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017 là
54,4%. So sánh với các nghiên cứu trước đây chúng
tôi thấy tỷ lệ đã tăng lên một cách đáng kể: so với
nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khanh năm 1997 là
25,2% [5], nghiên cứu của Vương Tiến Hòa năm

2004 là 36,9% [1], nghiên cứu của Ninh Văn Minh
năm 2012 là 23,1% trong đó con so chiếm 51,9% [2].
So sánh với các nghiên cứu nước ngoài vào thời điểm
hiện nay thì tỷ lệ của chúng ta đang ở mức rất cao: tỷ
lệ phẫu thuật lấy thai tại Mỹ hiện nay là 31,9% [3], tại
Anh là 26,2 [4].
Chúng tôi cho rằng tỷ lệ lấy thai tăng có nhiều
nguyên nhân: thứ nhất Bệnh viên Phụ sản Trung ương
là bệnh viện đầu ngành về sản khoa nên những bà
mẹ mang thai có chỉ định phẫu thuật lấy thai rõ ràng
thường chuẩn bị trước để khám và phẫu thuật; mong
muốn của họ là được chăm sóc với kỹ thuật tốt nhất.
Thứ hai là có thể do giá thành mỗi ca phẫu thuật hiện
nay giữa các bệnh viện là không nhiều, ở cùng một
mức viện phí thì người bệnh có xu hướng đến những
nơi có trình độ khoa học cao hơn. Hơn nữa, bệnh viên
Phụ sản Trung ương còn là nơi cung cấp dịch vụ hỗ
trợ sinh sản lớn của cả nước, những người thừa hưởng
dịch vụ này thường là con quý, con hiếm và họ thường
chủ động đề nghị phẫu thuật lấy thai làm cho tỷ lệ
phẫu thuật lấy thai tăng lên.
So sánh với các thống kê của nước ngoài hiện
nay thì tỷ lệ phẫu thuật lấy thai trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn. Sự khác biệt này chủ yếu là do
phương pháp thống kê. Kết quả trong nghiên cứu của
Mỹ, Anh... thấp hơn là vì đó là kết quả của cả quốc
gia, ở tất cả các vùng trong khi đó kết quả của chúng
tôi được thống kê chỉ đơn thuần ở một bệnh viện. Tuy
nhiên kết quả đó cũng cảnh báo chúng ta cần chặt
chẽ hơn trong các chỉ định mổ để đem lại lợi ích nhiều

hơn cho người bệnh.
4.2. Các yếu tố liên quan đến chỉ định
phẫu thuật lấy thai
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ
thai phụ được PTLT chủ động chiếm 55,45%. Thống
kê từng nhóm với các yếu tố liên quan thì nhóm thai
phụ có tiền sử PTLT có sự chủ động PTLT lần này

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(01), 92 - 96, 2018

4. Bàn luận

66,67%; con so chủ động PTLT có tỷ lệ 46,31%; nhóm
hỗ trợ sinh sản chủ động PTLT chiếm 26,81%, nhóm
song thai chủ động PTLT chiếm tỷ lệ 62,76%. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu
của Nguyễn Thị Huệ thì việc phẫu thuật chủ động tại
bệnh viện Nhật Tân chỉ đạt 11,1% [6]. Sự khác biệt
này theo chúng tôi là do sự khác biệt về tính chất, quy
mô và đặc điểm của từng bệnh viện và hiện nay, hệ
thống giao thông công cộng tốt hơn trước đây nên
người bệnh sẽ đến những nơi rẻ, ưu việt hơn.
Về tuần thai khi thực hiện PTLT: trong nghiên cứu
của chúng tôi PTLT ở thời điểm tuổi thai thai ≥ 39 tuần
chiếm 51,3%; ở tuần 38 chiếm tỷ lệ 34,2% và tỷ lệ
PTLT ở thời điểm tuổi thai ≤ 37 tuần chiếm 14,50%.
So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình tại bệnh
viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ
PTLT ở tuổi thai 22-36 tuần chiếm 5,2%, từ 37-41 tuần
chiếm 90,5%, > 41 tuần chiếm 4,3% thì thấy rằng

hoàn toàn có sự khác biệt [7]. Xu hướng phẫu thuật
lấy thai trong nghiên cứu của chúng tôi là sớm hơn.
Để lý giải điều này chúng tôi cho rằng: thứ nhất các
trường hợp bắt buộc phải PTLT đối với thai non tháng
thì thai phụ lựa chọn bệnh viện chúng tôi với mong
muốn được chăm sóc sơ sinh non tháng tốt hơn. Thứ
hai là do bệnh viện đã và đang điều trị rất nhiều các
trường hợp thai phụ dọa dẻ non, rau tiền đạọ, tiền sản
giật… mà trong nhiều trường hợp bắt buộc phải PTLT
do bệnh lý mẹ và bệnh lý thai. Ngoài ra trong một số
ít trường hợp được ghi nhận bệnh nhân muốn PTLT
sớm do quan niệm mê tín, muốn chọn ngày giờ đẹp
và gây nên áp lực rất nhiều cho thầy thuốc.
PTLT theo hình thức thụ thai cho thấy ở hình thức
thụ thai tự nhiên ≤ 37 tuần chiếm 69,36%; ở tuần 38
chiếm 77,59%; ở tuần 39 chiếm 84,47%. PTLT ở các
thai phụ có hỗ trợ sinh sản ≤ 37 tuần chiếm 30,64%,
tuần 38 chiếm 22,41% và ≥ 39 tuần chiếm 15,13%.
Có thể thấy nhóm hỗ trợ sinh sản, việc PTLT chiếm tỷ
lệ cao ≤ 37 tuần và giảm dần đến tuần 39. Việc phẫu
thuật sớm có nhiều nguyên nhân, tuy vậy ở đây đều
là những sản phụ rất khó khăn về phương diện sinh
sản, họ đều mang tâm lý rất căng thẳng và sợ hãi
có những bất trắc xảy ra trong quá trình chuyển dạ,
không những sức ép với sản phụ và gia đình họ mà
ngày cả những người làm chuyên môn cũng bị điều
này chi phối tới quyết định PTLT hay không.
Ở sản phụ có tiền sử PTLT, phẫu thuật lấy thai chủ
động là 64.56%, trong đó ở ≤ 37 tuần là 60,04%, ở


95


SẢN KHOA
TỔNG
– SƠQUAN
SINH

LÊ HOÀI CHƯƠNG, MAI TRỌNG DŨNG, NGUYỄN ĐỨC THẮNG, ĐOÀN THỊ THU TRANG

38 tuần là 50,12% và ≥39 tuần là 75,16%. PTLT ở sản
phụ lần đầu, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
tỷ lệ phẫu thuật chủ động là 46,31%, trong đó ở thời
điểm thai ≤ 37 tuần là 34,91%; 38 tuần là 47,83%; ≥
39 tuần là 51,96%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ
và cộng sự có 17 thai phụ có vết PTLT cũ, 15 ca được
PTLT, tỷ lệ 88,2% [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thanh Tâm năm 2007, tỷ lệ này là 96-98% [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm điều trị hỗ
trợ sinh sản, tỷ lệ phẫu thuật lấy thai chủ động chiếm
26,81%, trong đó phẫu thuật chủ động tại thời điểm
thai ≤ 37 tuần chiếm 54,69%, thời điểm thai 38 tuần
18,78%, thời điểm thai ≥ 39 tuần là 7,87%. Nghiên
cứu Bệnh viện Sản nhi Thái Bình ở các trường hợp phẫu
thuật lấy thai con so cho thấy có 29 trường hợp vô sinh,
con quý hiếm (trong đó có 12 trường hợp có thai bằng
phương pháp IVF, có 10 trường hợp vô sinh từ 5 đến
20 năm và có 07 trường hợp tiền sử sản khoa nặng nề)
[9]. Đây đều là những sản phụ rất khó khăn về phương
diện sinh sản, họ đều mang tâm lý rất căng thẳng và

sợ hãi có những bất trắc xảy ra trong quá trình chuyển
dạ, không những sức ép với sản phụ và gia đình họ
mà ngày cả những người làm chuyên môn cũng bị
điều này chi phối tới quyết định PTLT hay không. Tuy
vậy đây không phải lý do để PTLT, vì chỉ cần khám
thai, quản lý thai, theo dõi chuyển dạ chặt chẽ phát
hiện sớm những nguy cơ để xử trí kịp thời và tư vấn tốt
sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ PTLT ở những sản phụ này.
Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm sản phụ
song thai tỷ lệ phẫu thuật chủ động chiếm 62,76%,

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

Tài liệu tham khảo

96

1. Vương Tiến Hoà. Nghiên cứu chỉ định phẫu thuật lấy thai ở người
đẻ con so tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2002. Nghiên cứu Y
học. (Số 5). 2004; 79–84.
2. Ninh Văn Minh. Tình hình mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh
Bình năm 2012. Tạp chí Y học thực hành. số 874. 2013.
3. Brady E Hamilton, Joyce A Martin, Michelle JK Osterman et all. Births:
Provisional Data for 2016. National Vital Statistics Reports. No 2, June 2017.
4. Maternity statistics - England. http:// www.hscic.gov.uk/ catalogue/
PUB16725. 2014.
5. Nguyễn Thị Ngọc Khanh. Thái độ xử trí đối với sản phụ có sẹo mổ
lấy thai cũ tại Viện BVBMTSS năm 1993 – 1994. Công trình nghiên cứu
khoa học. Hà Nội 1997. tr 45 - 50.


trong đó ở thời điểm thai ≤ 37 tuần chiếm 62,86%;
thời điểm thai 38 tuần chiếm 57,89%; thời điểm thai
≥39 tuần chiếm 85%. Nghiên cứu tại Thái Bình ở các
trường hợp phẫu thuật lấy thai con so cho thấy sản
phụ PTLT do song thai chiếm tỷ lệ 1,8% [9]. Song thai
là một trường hợp đẻ khó nguy cơ chuyển dạ kéo
dài… nhưng quan trọng nhất là tai biến khi đẻ thai
thứ hai vì vậy nhiều thầy thuốc cũng như sản phụ lựa
chọn PTLT cho an toàn do đó cũng làm tăng tỷ lệ PTLT.

5. Kết luận

- Nghiên cứu hồi cứu trên 21722 các trường hợp
đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2017, kết
quả có 11166 trường hợp PTLT chiếm tỉ lệ (54,4%).
Trong số các ca PTLT, 55,45 phẫu thuật chủ động;
thời gian PTLT: 510,3% tại thời điểm thai ≥39 tuần;
34,2% tại thời điểm thai 38 tuần và 14,5% tại thời
điểm thai ≤ 37 tuần. Nhóm có tiền sử PTLT phẫu
thuật chủ động 64.56%, nhóm PTLT lần đầu phẫu
thuật chủ động 46,31%, nhóm hỗ trợ sinh sản phẫu
thuật chủ động 26,81%, nhóm song thai phẫu thuật
chủ động 62,76%.
- Kết quả phân tích cho thấy PTLT chủ động có
mối liên quan đến đặc điểm của các trường hợp
(bao gồm tiền sử PTLT, phẫu thuật lần đầu, điều trị
hô trợ sinh sản, song thai) (p<0,001). Thời điểm
PTLT có mối liên quan đến hình thức thụ thai, phẫu
thuật lấy thai chủ động, điều trị hỗ trợ sinh sản và

song thai (p<0,001).

6. Nguyễn Thị Huệ, Phạm Phước Vinh, Trương Thanh Thanh, Châu Hữu
Hầu. Khảo sát tình hình phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Nhật Tân năm
2013. Kỷ yếu hội nghị khoa học. Bệnh viện Đa khoa An Giang. 2014.
7. Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Đức Hinh, Nguyễn Việt Hùng. Nhận xét
tình hình phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên 6 tháng đầu năm 2012. Tạp chí Y học thực hành. 2013; (893).
8. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Đức Hinh. Thực trạng phẫu thuật
lấy thai và một số yếu tố liên quan ở Hoàn Kiếm và Gia Lâm. Y học
Việt Nam. (Số 1), 30–35.
9. Vũ Mạnh Cường. Nghiên cứu về chỉ định và biến chứng phẫu thuật
lấy thai con so tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình. Luận văn thạc sỹ y
học. Đại học Y Hà Nội. 2016.



×