Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hiệu quả hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh và chăm sóc da kề da ngay sau sinh của cán bộ y tế xã và huyện, tỉnh Thanh Hóa năm 2015-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.37 KB, 5 trang )

SẢN KHOA – SƠ SINH

LƯƠNG NGỌC TRƯƠNG, NGÔ VĂN TOÀN, NGÔ TOÀN ANH

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP NÂNG CAO
KIẾN THỨC VỀ DẤU HIỆU NGUY HIỂM
CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ CHĂM SÓC DA KỀ DA
NGAY SAU SINH CỦA CÁN BỘ Y TẾ XÃ VÀ HUYỆN,
TỈNH THANH HOÁ NĂM 2015-2016
Lương Ngọc Trương(1), Ngô Văn Toàn(2), Ngô Toàn Anh(3)
(1) Trung tâm CSSKSS Thanh Hoá, (2) Đại học Y Hà Nội, (3) Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Từ khoá: Kiến thức, dấu hiệu
nguy hiểm, da kề da, sơ sinh.
Key words: Knowledge, danger
signs, skin to skin, neonatal.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức
chăm sóc sơ sinh tuyến huyện/xã tại tỉnh Thanh Hoá.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành tại 4 bệnh viện
đa khoa huyện và 98 trạm y tế xã tại tỉnh Thanh Hoá từ tháng 4 năm
2015 đến tháng 3 năm 2016.
Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ cán bộ y tế xã biết về các dấu hiệu
nguy hiểm của trẻ sơ sinh đã tăng từ 39,3% trước can thiệp lên 55% sau
can thiệp. Hiệu quả thay đổi kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm của cán
bộ y tế tuyến huyện từ 56% trước can thiệp lên 65,3% sau can thiệp.
Sự thay đổi về kiến thức da kề da của cán bộ y tế huyện từ 43,8% lên
49,3% sau can thiệp. Hiệu quả thay đổi về kiến thức da kề da của CBYT
xã từ 33,1% lên 47,6% ở nhóm can thiệp.


Kết luận: Các hoạt động can thiệp đào tạo nâng cao kiến thức chăm
sóc da kề da và phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm của các cán bộ y tế
huyện và xã được nâng cao rõ rệt tại tỉnh Thanh Hoá. Cần tiếp tục tăng
cường công tác đào tạo bổ sung về chăm sóc sơ sinh tại khoa sản, khoa
nhi cũng như tại trạm y tế xã và tăng cường đào tạo liên tục về chăm sóc
sơ sinh thiết yếu và chăm sóc lồng ghép trẻ bệnh.
Từ khoá: Kiến thức, dấu hiệu nguy hiểm, da kề da, sơ sinh.

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

Abstract

54

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Lương Ngọc Trương, email:

Ngày nhận bài (received): 10/06/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
24/06/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 30/06/2016

EFFECT OF INTERVENTION TO IMPROVE THE
COMMUNE AND DISTRICT HEALTH STAFF’S
KNOWLEDGE IN SKIN TO SKIN CARE AND DANGER
SIGNS IN THANH HOA PROVINCE 2015-2016

Objective: To evaluate the effectiveness of interventions to improve

knowledge neonatal care in Healthcare services in Thanh Hoa province.
Materials and methods: The study was carried out in four districts
hospitals and 98 communes health stations in Thanh Hoa province
period of April, 2015 to March, 2016.


Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong trẻ em đã giảm đáng
kể từ 58/1000 năm 1990 xuống còn 23,3/1000
năm 2012 [11]. Tuy nhiên, tử vong sơ sinh giảm
chậm và có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng miền
và tỷ lệ tử vong sơ sinh cao, đặc biệt là trong tuần
đầu sau đẻ [11]. Chăm sóc sức khoẻ sơ sinh đã
được nhà nước và ngành y tế quan tâm đặc biệt
trong thập kỷ qua, tuy nhiên tốc độ giảm tử vong
trẻ sơ sinh vẫn còn chậm hơn nhiều so với tử vong
ở trẻ dưới 1 tuổi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo
báo cáo của Vụ Sức khỏe trẻ em năm 2014, tỷ lệ
tử vong sơ sinh đang chiếm khoảng 60% số tử vong
trẻ dưới 5 tuổi và hơn 70% tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi
[10]. Vì vậy, các can thiệp giảm tử vong sơ sinh
vẫn cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong
các can thiệp về cứu sống trẻ em.
Văn bản “Hướng dẫn tổ chức thực hiện đơn
nguyên sơ sinh và góc sơ sinh tại các tuyến y tế”
của Bộ Y tế ban hành năm 2011 là một văn bản
pháp lý quan trọng nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 04/
BYT-CT về “tăng cường chất lượng chăm sóc và
giảm tử vong sơ sinh” trong toàn quốc [1]. Để có
thể thực hiện được các can thiệp nhằm cứu sống
trẻ sơ sinh thì sự sẵn có nguồn nhân lực, vật lực và

tài lực là rất quan trọng, đặc biệt nguồn nhân lực
y tế. Trong điều kiện hiện nay, việc đào tạo cán
bộ y tế tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất
định ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Việc đào
tạo lại thường xuyên cho cán bộ y tế, đặc biệt là
đào tạo về nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm

và chăm sóc da kề da ngay sau sinh vẫn chưa
được thực hiện đầy đủ, đặc biệt là cho cán bộ y tế
xã và huyện. Thanh Hóa là một trong những tỉnh
thực hiện Chỉ thị 04/BYT-CT rất sớm ngay sau khi
Chỉ thị được ban hành và đã giảm được đáng kể
tỷ lệ tử vong sơ sinh. Tuy nhiên, việc triển khai các
can thiệp về chăm sóc sơ sinh còn rất khó khăn ở
các huyện miền núi, vì thế tỷ lệ tử vong còn cao
ở các vùng này. Tại Việt Nam, trong những năm
gần đây, mới chỉ có 1 số nghiên cứu tại một số tỉnh
được thực hiện mô tả thực trạng kiến thức và thực
hành chăm sóc sơ sinh ở một số tỉnh can thiệp của
Quỹ dân số liên hiệp quốc và Tổ chức cứu trợ trẻ
em quốc tế. Ngày 18/4/2011 Bộ Y tế ra Quyết
định 1442/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn triển khai
Đơn nguyên tuyến huyện và góc sơ sinh tuyến xã
[2]. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu cho thấy
kiến thức và thực hành của CBYT về CSSS chỉ đạt
khoảng 10% và rất ít nghiên cứu can thiệp đánh
giá hiệu quả sau can thiệp chăm sóc sơ sinh [6].
Chính vì vậy, đề tài được nghiên cứu nhằm mục
tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo và giám sát nhằm
nâng cao kiến thức về nhận biết các dấu hiệu nguy

hiểm và chăm sóc da kề da của cán bộ y tế xã và
huyện tại tỉnh Thanh Hoá năm 2015- 2016.

2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các cán bộ y tế tuyến cơ sở (bệnh viện huyện
và trạm y tế xã) tại 4 huyện của tỉnh Thanh Hoá.

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

1. Đặt vấn đề

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(03), 54 - 58, 2016

Results: It shown that percentage of commune health staff in knowledge of neonatal danger signs
increased from 39.3-50% before intervention to 40-55% after intervention. Percentage of district
health staff in knowledge of neonatal danger signs increased from 56% before intervention to 60.3%
after intervention. Percentage of district health staff in knowledge of skin to skin increased from 43.8
before intervention to 49.3% after intervention. Percentage of commune health staff in knowledge of
skin to skin increased from 33.1 before intervention to 47.6% after intervention.
Conclusions: The interventions improved significantly the knowledge of skin to skin method and
the ability to detect emergency signs in neonatal care by health staff in Thanh Hoa province.
Key words: Knowledge, danger signs, skin to skin, neonatal.

55



SẢN KHOA – SƠ SINH

LƯƠNG NGỌC TRƯƠNG, NGÔ VĂN TOÀN, NGÔ TOÀN ANH

Tại bệnh viện đa khoa huyện bao gồm các bác sỹ,
hộ sinh, y sỹ sản nhi, điều dưỡng sản tại các khoa
khám bệnh, khoa nhi, khoa cấp cứu, khoa sản. Tại
trạm y tế bao gồm các bác sỹ, y sỹ sản nhi, hộ sinh,
điều dưỡng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm:
Địa bàn nghiên cứu can thiệp tại các xã của 2
huyện Quan Sơn và Thọ Xuân.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Thời gian thực hiện can thiệp 1 năm (tháng
4/2015- 3/2016). Trên cơ sở kết quả điều tra cơ
bản xác định những vấn đề cần can thiệp trong đó
lựa chọn 2 can thiệp chính là đào tạo về chăm sóc
sơ sinh và giám sát thực hành chăm sóc sơ sinh.
Thiết kế can thiệp cộng đồng, so sánh kết quả trước
sau, nhóm chứng và nhóm can thiệp.
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo công thức nghiên cứu
can thiệp của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG):

Trong đó: n1: cỡ mẫu nghiên cứu nhóm đối
chứng, n2: cỡ mẫu nghiên cứu nhóm can thiệp, α:
mức ý nghĩa thống kê với α = 5%; Zβ lực mẫu (β
= 80%); p1: Tỷ lệ kiến thức đúng các hiểu biết dấu
hiệu nguy hiểm 50%; p2: Tỷ lệ kiến thức đúng về

dấu hiệu nguy hiểm trẻ sơ sinh kỳ vọng sau can
thiệp (70%); p: Giá trị trung bình của p1 và p2. Cỡ
mẫu n1=n2 = 384.
Kiến thức về chăm sóc sơ sinh được đánh giá
bằng bảng hỏi theo Hướng dẫn quốc gia về Chăm
sóc sức khoẻ sinh sản [6].
Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Y Hà Nội
và Sở Y tế Thanh Hoá thông qua. Các cán bộ y tế
huyện và xã được thông báo về mục tiêu và phương
pháp nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện tham gia
nghiên cứu bằng phiếu chấp thuận.

Bảng 1. Một số đặc trưng cá nhân của cán bộ y tế xã/ huyện nghiên cứu
Bệnh viện huyện
Trạm y tế xã
Yếu tố
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
<30
21
18,9
72
24,7
Tuổi
≥ 30
90
81,1
219
75,3
Nam

33
29,7
38
13,1
Giới
Nữ
78
70,3
253
86,9
Bác sỹ
20
18,0
48
16,5
Chức danh
Nữ hộ sinh
30
27,0
61
21,0
Điều dưỡng
42
37,8
182
62,5
Nơi làm việc
111
27,6
291

72,4
<5 năm
9
8,1
12
4,1
Thâm niên
10-15 năm
72
64,9
152
52,2
>15 năm
30
27,0
127
43,6

công tác từ 10-15 năm chiếm 52,2% và trên 15
năm chiếm 43,6%.
3.2. Hiệu quả nâng cao kiến thức về
dấu hiệu nguy hiểm sau sau sinh

Biểu đồ 1. Hiệu quả thay đổi kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh trong số các cán bộ
y tế tuyến xã

Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ cán bộ y tế xã có kiến
thức về dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh tăng từ
52% lên 55 % ở nhóm can thiệp có ý nghĩa thống
kê p < 0,05.

Bảng 2. Hiệu quả thay đổi về kiến thức chăm sóc da kề da của cán bộ y tế xã
Nhóm Đối chứng Nhóm can thiệp
Chỉ số hiệu
CSHQ
p
(n= 122)
(n= 169)
quả (CSHQ)
Hiệu quả
CT/ĐC
CT/ĐC
(%)
Trước (%) Sau (%) Trước (%) Sau (%) ĐC (%) CT (%)
Chăm sóc 46,7 48,3 33,1 47,6 3,4 43,8 0,275 1188
da kề da
p > 0,05
p < 0,05

Bảng 2 cho thấy tỷ lệ cán bộ y tế xã có kiến
thức về chăm sóc da kề da tăng từ 33,1 % trước
can thiệp lên 47,6% sau can thiệp ở nhóm can
thiệp có ý nghĩa thống kê với p< 0,05, chỉ số hiệu
quả 1188%.

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

3. Kết quả nghiên cứu

56


3.1. Một số đặc trưng cá nhân của cán
bộ y tế
Bảng 1 cho thấy đa số cán bộ y tế được
nghiên cứu có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên (75,3%),
nữ giới chiếm tỷ lệ rất cao (86,9%). Thâm niên

Biểu đồ 2. Hiệu quả thay đổi kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh trong số các cán bộ
y tế tuyến huyện


Bảng 3 cho thấy tỷ lệ cán bộ y tế huyện có
kiến thức về chăm sóc da kề da tăng từ 23,9% lên
30,5%, có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 với chỉ số
hiệu quả là 142,1%.

4. Bàn luận

Trong chăm sóc sơ sinh, nội dung chăm sóc theo
phương pháp da kề da là rất quan trọng nhằm giúp
cho trẻ không bị mất nhiệt lượng cơ thể và giúp cho
mẹ có sữa non ngay trong vòng 30 phút sau sinh.
Tương tự, việc nhận biết các các dấu hiệu nguy hiểm
của trẻ sơ sinh sẽ giúp cho cán bộ y tế điều trị kịp
thời [4]. Mặc dù đã có một số nghiên cứu về thực
trạng kiến thức của cán bộ y tế về vấn đề này nhưng
các nghiên cứu can thiệp thì vẫn còn rất hạn chế.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ cán
bộ y tế xã có kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm đã
tăng từ 52% trước can thiệp lên 55 % sau can thiệp ở

nhóm can thiệp có ý nghĩa thống kê. Tương tự, tỷ lệ
cán bộ y tế xã có kiến thức đúng về chăm sóc da kề
da đã tăng từ 33,1 % trước can thiệp lên 47,6% sau
can thiệp trong nhóm can thiệp, có ý nghĩa thống
kê và chỉ số hiệu quả 1188%. Trong giai đoạn từ
năm 2000 trở lại đây, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc
và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế đã có các dự án
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sơ sinh
trên địa bàn một số tỉnh trọng điểm. Đào tạo cán bộ
là những nội dung cán thiệp chính trong các dự án
này. Kết quả nghiên cứu sau can thiệp của các dự
án này cho thấy, kiến thức của cán bộ y tế về chăm
sóc sơ sinh đều có tăng nhưng ở mức độ rất khác
nhau. Kết quả ngiên cứu đều cho thấy rằng mức độ
kiến thức chăm sóc sơ sinh tăng khoảng 10%/năm
[2, 7, 8]. Một nghiên cứu khác tại Lào cũng cho kết
quả tương tự [9].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ cán bộ y
tế huyện có kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm tăng

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

Bảng 3. Hiệu quả thay đổi về kiến thức chăm sóc da kề da của cán bộ y tế huyện
Nhóm Đối chứng Nhóm can thiệp
Chỉ số hiệu
CSHQ
p
(n= 57)
(n= 54)

quả (CSHQ)
Hiệu quả
CT/ĐC
CT/ĐC
(%)
Trước (%) Sau (%) Trước (%) Sau (%) ĐC (%) CT (%)
Chăm sóc 15,8 17,6 23,9 30,5 11,4 27,6 0,215 142,1
da kề da
p > 0,05
p < 0,05

từ 59,3% trước can thiệp lên 65,3 % sau can thiệp
ở nhóm can thiệp có ý nghĩa thống kê. Tương tự, tỷ
lệ cán bộ y tế huyện có kiến thức về chăm sóc da
kề da tăng từ 23,9% lên 30,5%, có ý nghĩa thống
kê với p< 0,05 và chỉ số hiệu quả là 142,1%. Các
nghiên cứu đánh giá kết thúc dự án cũng cho kết
quả tương tự tại các tỉnh dự án tại Thái Nguyên,
Thừa Thiên Huế và Vĩnh Long năm 2012 cũng như
tại 7 tỉnh thuộc chương trình hợp tác giữa Việt Nam
và Quỹ Dân số liên hiệp quốc năm 2010 [3, 8].
Một nghiên cứu tại tỉnh Đắc Lắc năm 2016 cho
thấy tỷ lệ cán bộ y tế kể được các bước chăm sóc
thiết yếu cho trẻ sơ sinh của các cán bộ y tế tại
huyện và xã còn rất thấp, đặc biệt, không có cán
bộ y tế nào kể được cả 8 bước về chăm sóc thiết
yếu cho trẻ sơ sinh sau sinh [3]. Kiến thức của các
nhân viên y tế về hai biến chứng thường gặp ở
cán bộ y tế có kiến thức chưa thật tốt về các câu
hỏi liên quan đến xử trí trẻ ngạt. Kết quả nghiên

cứu này hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên
cứu ở trong nước trong giai đoạn 2010-2013.Chất
lượng nhân lực sản, nhi ở tuyến huyện còn hạn chế.
Trong số bác sỹ đang làm chuyên ngành sản, nhi
tại BV huyện, đa số là BSĐK (59,9% BSĐK so với
27,8% BSCK Sản và 12,3% BSCK Nhi). Còn gần
một nửa số Trưởng khoa CSSKSS/Đội trưởng đội
KHHGĐ có trình độ YSSN/YSĐK (21,8%), hoặc
NHS (24,4%) [5]. Nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ
trẻ em quốc tế tại Cà Mau và Yên Bái cũng chỉ rõ
kiến thức chung của các đối tượng nghiên cứu về
chăm sóc trẻ sơ sinh còn hạn chế đa số ở mức trung
bình, chỉ có 16% cán bộ y tế tại tuyến xã được
đánh giá có kiến thức tốt 14% cán bộ y tế tại tuyến
huyện được đánh giá có kiến thức tốt [5]. Kiến thức
của các đối tượng nghiên cứu về chăm sóc trẻ sơ
sinh sau sinh còn yếu, không có bất kỳ một cán bộ
y tế nào nêu được cả 8 bước chăm sóc sức khỏe
trẻ sơ sinh. Tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu trả lời
đúng tất cả các trường hợp chuyển tuyến rất thấp,
tính chung cho tất cả đối tượng là 34,8%. Cao nhất
là các bác sỹ sản khoa (50%) và thấp nhất là các
nữ hộ sinh tuyến xã (28,1%). Kiến thức về các phát
hiện và xử trí đúng các biến chứng cho trẻ sơ sinh
còn thấp như phát hiện và xử trí biến chứng ngạt,
hạ thân nhiệt, định nghĩa đúng về đẻ non chiếm
64,1% [5]. Các nghiên cứu này đã nêu rõ vai trò
giám sát của các cán bộ y tế tuyến tỉnh và tuyến

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(03), 54 - 58, 2016


Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ cán bộ y tế huyện có kiến
thức về dấu hiệu nguy hiểm tăng từ 59,3% trước can
thiệp lên 65,3 % sau can thiệp ở nhóm can thiệp. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

57


SẢN KHOA – SƠ SINH

LƯƠNG NGỌC TRƯƠNG, NGÔ VĂN TOÀN, NGÔ TOÀN ANH

huyện là rất quan trọng đóng góp vào việc nâng
cao kiến thức và thực hành của cán bộ y tế huyện
và tỉnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một
hạn chế là chưa quan sát được thực hành của cán
bộ y tế về phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm của
trẻ sơ sinh khi sinh và chăm sóc da kề da tại các xã
và huyện nghiên cứu.

5. Kết luận và kiến nghị

Các hoạt động can thiệp đào tạo nâng cao kiến
thức chăm sóc da kề da và phát hiện các dấu hiệu
nguy hiểm của các cán bộ y tế huyện và xã được

Tài liệu tham khảo

Tập 14, số 03

Tháng 07-2016

1. Bộ Y tế (2003). Chỉ thị 04/CT- BYT ngày 10 tháng 10 năm 2003
về việc tăng cường chất lượng chăm sóc sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ
tử vong sơ sinh.
2. Bộ Y tế (2011). Quyết định 1142/QĐ-BYT ngày 18/4/2011 của
về phê duyệt tài liệu chuyên môn “ Hướng dẫn tổ chức thực hiện
đơn nguyên sơ sinh và góc sơ sinh tại các tuyến y tế”.
3. Tạ Như Đính, Ngô Toàn Anh, Chu Hùng Cường, Ngô Văn Toàn,
Nguyễn Anh Dũng (2016). Thực trạng kiến thức của cán bộ y tế,
cơ sở hạ tầng và thuốc thiết yếu cho chăm sóc sơ sinh tại tuyến y
tế cơ sở của hai huyện tỉnh Đắc Lắc.
4. Nguyễn Thu Hà, Đào Huy Khê, Nguyễn Văn Thịnh (2005). Nhận
thức và thực hành của cán bộ Y tế tuyến xã về chăm sóc sức khỏe
sinh sản theo Chuẩn Quốc gia, Tạp chí Y học, chuyên đề Trung tâm
nghiên cứu dân số và sức khỏe nông thôn, Tổng hội Y dược học
Việt Nam, Hà Nội, tr 37- 42.
5. Trần Thị Phương Mai (2004). Nghiên cứu tử vong mẹ tại Việt
Nam năm 2000-2001. Tạp chí Y học thực hành 2004; 4: 23-26.

58

nâng cao rõ rệt tại tỉnh Thanh Hoá. Tỷ lệ cán bộ
y tế xã biết về các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ
sinh đã tăng từ 39,3% trước can thiệp lên 55% sau
can thiệp. Hiệu quả thay đổi kiến thức về dấu hiệu
nguy hiểm của cán bộ y tế tuyến huyện từ 56% lên
65,3% sau can thiệp. Sự thay đổi về kiến thức da kề
da của cán bộ y tế huyện từ 43,8% lên 49,3% sau
can thiệp. Hiệu quả thay đổi về kiến thức da kề da

của CBYT xã từ 33,1% lên 47,6% nhóm can thiệp.
Cần tiếp tục tăng cường công tác đào tạo bổ
sung về chăm sóc sơ sinh tại khoa sản, khoa nhi
cũng như tại tuyến y tế xã.

6. Save the Children International (2013). MCH report in three
provinces in Vietnam. Hanoi, Vietnam. Project report, 2013.
7. Lê Thiện Thái, Ngô Văn Toàn (2012). Đánh giá hiệu quả các biện
pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc sơ
sinh của các bà mẹ tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Thừa thiên- Huế, Vĩnh Long
giai đoạn 2008- 2011, Tạp chí Y học Thực hành , 2012, tr 16-21.
8. Ngô Văn Toàn, Bùi Văn Nhơn, Lê Anh Tuấn, Khamphanh
Prabouasone (2012). Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và
thực hành về làm mẹ an toàn cho các bà mẹ 15-49 tuổi tỉnh Bo lị
khăm xay, Lào năm 2011, Tạp chí Y học Thực hành số năm 2012.
9. Lương Ngọc Trương, Ngô Văn Toàn, Bùi Văn Nhơn (2015).
Kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm và thực hành chăm sóc sơ sinh
của cán bộ y tế bệnh viện huyện và trạm y tế xã tại tỉnh Thanh Hoá
năm 2014-2015. Tạp chí Y học Thực hành số 11/2015, tr. 135-138.
10. Vụ Sức khoẻ Bà mẹ trẻ em- Bộ Y tế (2014), Báo cáo Tổng kết công
tác Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản 2014- Phương hướng nhiệm vụ 2015.
11. World Health Organization and Save the Children (2013).
Surviving the First Day: State of the World’s Mother 2013.



×