ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HOÀNG THỊ BIÊN
TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NỘI
DUNG KIẾN THỨC PHẦN “CÔNG - NĂNG LƯỢNG” VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG
CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
HÀ NỘI – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HOÀNG THỊ BIÊN
TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA NỘI DUNG KIẾN THỨC PHẦN “CÔNG - NĂNG LƯỢNG” VẬT LÝ
LỚP 10 NÂNG CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
Chuyên nghành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VẬT LÝ)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ HƯƠNG TRÀ
HÀ NỘI – 2012
v
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
i
Danh mục viết tắt
ii
Danh mục các bảng
iii
Danh mục các hình, sơ đồ
iv
Mục lục
v
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC DỰ ÁN
1
1.1. Quá trình dạy học
6
1.2. Phương pháp dạy và học tích cực
6
1.3. Tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh
7
1.3.1. Khái niệm
8
1.3.2. Biểu hiện của tính tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh
9
1.4. Dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực
10
1.4.1. Tổ chức dạy học để rèn luyện PP tự học
10
1.4.2. Tổ chức dạy học để rèn luyện hoạt động học tập của mỗi cá nhân,
phối hợp với học hợp tác
11
1.4.3. Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu
cầu và lợi ích của xã hội
11
1.4.4. Dạy học coi trọng hướng dẫn tìm tòi
12
1.4.5. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
12
1.5. Đổi mới PP dạy và học theo hướng tích cực như thế nào?
13
1.6. Dạy học dự án
14
1.6.1. Khái niệm dự án và dạy học theo dự án
14
1.6.2. Mục tiêu của dạy học dự án
15
1.6.3. Đặc điểm của DHDA
15
1.6.4. Các dạng của dạy học theo dự án
16
1.6.5. Tiến trình thực hiện DHDA
17
1.6.6. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học dự án
26
1.6.7. Điều kiện để thực hiện có hiệu quả
27
1.7. Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông
27
1.7.1. Vai trò của hoạt động ngoại khóa
27
1.7.2. Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa
28
1.7.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa
29
vi
1.7.4. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa
30
1.8. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học dự án thông qua
hoạt động ngoại khóa nội dung kiến thức phần “Công- Năng lượng” vật lý
10, ở một số trường trong huyện Kinh Môn - Kinh Môn – Hải Dương
32
1.8.1.Mục đích điều tra
32
1.8.2. Phương pháp điều tra
33
1.8.3. Đối tượng điều tra
33
1.8.4. Kết quả điều tra
33
1.8.5. Đề xuất giải pháp
35
Kết luận chương 1
36
Chƣơng 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG NGOẠI KHÓA NỘI DUNG KIẾN THỨC PHẦN “CÔNG -
NĂNG LƢỢNG’’ VẬT LÍ LỚP 10 NÂNG CAO
37
2.1. Phân tích nội dung kiến thức phần “ Công - Năng lượng”
37
2.1.1. Nội dung kiến thức phần “Công - Năng lượng” trong sách giáo khoa
vật lí THCS và THPT
37
2.1.2. Mục tiêu dạy học phần kiến thức “ Công - Năng lượng’’
39
2.1.3. Sơ đồ cấu trúc lôgic kiến thức phần “Công- Năng lượng”
40
2.2. Thiết kế một số dự án phần công và năng lượng
41
2.2.1. Dự án 1: Năng lượng xung quanh ta
41
2.2.2. Dự án 2: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị phục vụ đời sống và sản
xuất cho bà con dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa.
43
2.3. Kế hoạch triển khai dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa
45
2.3.1. Kế hoạch
45
2.3.2. Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ việc thực hiện dự án
48
2.4. Nội dung của hội thi giữa các đội tham gia học dự án
49
2.4.1. Kế hoạch của hội thi vật lí.
49
2.4.2. Nội dung của hội thi
49
2.4.3. Các tiêu chí đánh giá cho hội thi
51
2.4.4.Tổng kết quá trình thực hiện dự án và hội thi đánh giá và rút kinh
nghiệm.
64
Kết luận chương 2
65
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
66
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
66
3.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm
66
vii
3.3. Thời gian thực nghiệm sư phạm
66
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
66
3.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm sư
phạm.
67
3.6. Đánh giá hiệu quả của dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa
đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh
86
3.7. Đánh giá hiệu quả của dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa
đối với việc phát huy tính chủ động của học sinh
88
3.8. Đánh giá hiệu quả của dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa
đối với việc phát huy tính sáng tạo của học sinh
89
Kết luận chương 3
91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
93
1. Kết luận
93
2. Khuyến nghị
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
95
PHỤ LỤC
96
1
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang bước vào thế kỉ 21. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp
hóa hiện đại hóa, đang chuyển từ cơ chế hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản
lí của nhà nước. Thế giới đang xảy ra sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ. Trước
tình hình đó đòi hỏi đòi hỏi nền giáo dục của nước ta phải đổi mới mạnh mẽ sâu sắc, toàn
diện để có thể đào tạo cho đất nước những con người lao động có hiệu quả trong hoàn
cảnh mới. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam khóa VIII đã chỉ rõ: Phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức,
thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực trí
tuệ.
Mục đích giáo dục Việt nam cũng như thế giới trong thế kỉ 21 này là không chỉ dừng
lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức kĩ năng loài người đã tích lũy trước đây, mà
còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo ra những tri thức
mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh đất nước, mỗi dân
tộc.[10]
Nội dung kiến thức về “Công - Năng lượng” trong chương trình vật lý phổ thông
rất quan trọng đối với học sinh. Đặc biệt định luật “Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng”
định luật này là định luật tổng quát, mọi hiện tượng trong tự nhiên đều liên quan đến. Khi
học kiến thức này nếu học sinh chỉ dừng lại kiến thức sách giáo khoa thì chưa đủ, các em
cần phải tìm hiểu thêm rất nhiều các hiện tượng khác trong thực tế liên quan đến hiện
tượng này, hoặc các em phải tạo ra được các thiết bị hoạt động dựa trên nguyên tắc bảo
toàn và chuyển hóa năng lượng để từ đó các em sẽ hiểu sâu kiến thức sách giáo khoa và
gắn liền được kiến thức lí thuyết vào thực tiễn từ đó phát huy được, tính tích cực chủ
động, sự độc lập sáng tạo trong học vật lý và trong nhận thức khoa học.
Để phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo năng lực tự học, tự nghiên
cứu của người học, phát huy khả năng làm việc hợp tác và làm việc nhóm của học sinh,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. với lí do trên chúng tôi chọn và
nghiên cứu đề tài “Tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa nội dung
kiến thức phần “Công- Năng lƣợng’’ Vật lý lớp 10 nâng cao.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đầu thế kỷ 20 các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sơ lý luận cho phương pháp
dự án (The Project Method) và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy
2
học lấy HS làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi
thầy giáo là trung tâm.
Ở Việt Nam, các đề án môn học, đề án tốt nghiệp từ lâu cũng đã được sử dụng trong
đào tạo đại học, các hình thức này gần gũi với dạy học theo dự án.
Gần đây tác giả Nguyễn Diệu Linh, đã nghiên cứu đề tài: Tổ chức dạy học dự án
thông qua hoạt động ngoại khóa chương “Các định luật bảo toàn”ở lớp 10 THPT trong
luận văn thạc sĩ sư phạm vật lý năm 2010 của ĐHGD- ĐHQG Hà nội. Tác giả Tạ Đăng
Thái trong luận văn Thạc sĩ sư phạm vật lý năm 2011 của ĐHGD -ĐHQG Hà nội đã tổ
chức một dự án lớn trong toàn trường đó là: chế tạo dụng cụ tên lửa nước hoạt động theo
nguyên tắc định luật bảo toàn động lượng. Khi đọc các luận văn trên tôi vần chưa thấy
thỏa mãn vì vậy tôi sẽ tiếp tục áp dụng dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa để
giải quyết một số dự án thuộc phần kiến thức “Các định luật bảo toàn‟‟ cụ thể phần kiến
thức “Công – Năng lƣợng ”.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa vào việc dạy
nội dung kiến thức phần “Công- năng lượng‟‟vật lý lớp 10 nâng cao nhằm giúp HS
hướng đến hoạt động nhận thức tích cực, chủ động, sáng tạo trong tìm tòi giải quyết vấn
đề từ đó học sinh sẽ gắn được các kiến thức lí thuyết với thực tiễn, hiểu sâu sắc vấn đề.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động dạy và hoạt động học của giáo viên và học sinh qua tiến trình dạy học
dự án nội dung kiến thức phần “Công - Năng lượng” Vật lý 10 nâng cao.
5. Mẫu khảo sát
Học sinh lớp 11D trường THPT Kinh Môn - Kinh Môn - Hải Dương.
6. Vấn đề nghiên cứu
Làm thế nào để tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa
nội dung kiến thức phần “Công - năng lượng‟‟ Vật lý 10 nâng cao để hướng học sinh đến
hoạt động nhận thức tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo trong tìm tòi và giải quyết vấn đề
?
7. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng quan điểm của lí luận dạy học hiện đại về tổ chức dạy học dự án
thông qua hoạt động ngoại khóa khi dạy học thuộc phần “Công – Năng lượng” thì sẽ phát
huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo trong tìm tòi và giải quyết vấn đề.
8. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu quan điểm của lí luận dạy học hiện đại về dạy học dự án.
3
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa.
- Nghiên cứu các tài liệu giáo khoa liên quan phần “Công - năng lượng” trong chương
trình vật lý phổ thông và các tài liệu thí nghiệm liên quan đến phần này.
- Tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa nội dung kiến thức phần “ Công
- Năng lượng ” Vật lý lớp 10 Nâng cao.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của đề tài, rút kinh nghiệm
và hoàn chỉnh để thực hiện đồng loạt trên các khối lớp.
9. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực nghiệm giảng dạy trên lớp 11THPT.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn
được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học dự án.
Chương 2: Tổ chức dạy học dạy án thông qua hoạt động ngoại khóa nội dung kiến thức
phần “Công - Năng lượng‟‟Vật lý lớp 10 nâng cao.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC DỰ ÁN
1.1. Quá trình dạy học
Quá trình dạy học là một quá trình tương tác giữa thầy và trò, trong đó thầy chủ
đạo nhờ các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh,
còn trò tự giác, tích cực, chủ động thông qua việc tự tổ chức, tự điều chỉnh hoạt động
nhận thức của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học.
Quá trình dạy học là một quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, bao
gồm nhiều thành tố cấu trúc: Mục đích và nhiệm vụ dạy học, phương tiện dạy học,
phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, nội dung dạy học, điều kiện dạy học,
chủ thể dạy học, đối tượng dạy học, kết quả dạy học.
Tất cả những thành tố trong cấu trúc quá trình dạy học tồn tại trong mối quan hệ
thống nhất biện chứng với nhau thống nhát với nhau . [3,tr.3]
1.2. Phƣơng pháp dạy và học tích cực
Thuật ngữ “PP dạy học tích cực” được dùng để chỉ những PP giáo dục/dạy học nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
4
PP dạy và học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa
hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó các hoạt động học
tập được tổ chức, định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động chờ đợi mà tự lực.
Trong dạy và học tích cực, mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh
với học sinh là mối quan hệ tác động qua lại trong môi trường học tập an toàn [1]
1.3. Tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh
Trong quá trình hoạt động nhận thức học sinh phải phát huy được cao độ tính tích
cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh.
1.3.1. Khái niệm
Khái niệm về: Tính tích cực,tính tự chủ (chủ động), tính Sáng tạo
Qua nghiên cứu tài liệu thấy rằng:
Tính tích cực là biểu hiện của sự nảy sinh phát triển tính tự chủ trong nhận thức, khi tự
chủ trong nhận thức thì chúng ta có khả năng tư duy sáng tạo trong tìm tòi và giải quyết
vấn đề.
1.3.2. Biểu hiện của tính tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh
1.3.2.1.Tính tích cực
*Các cấp độ của tính tích cực trong học tập
Tính tích cực bắt chước, tái hiện, tính tích cực tìm tòi, tính tích cực sáng tạo.
* Những yếu tố thúc đẩy tính tích cực của học sinh
Sự gần gũi với thực tế, sự phù hợp với mức độ phát triển, không khí và các mối quan hệ
trong nhóm, mức độ và sự đa dạng của hoạt động, phạm vi tự do sáng tạo học.
1.3.2.2. Năng lực sáng tạo
* Các biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh
+ Học sinh đề xuất được các phương án làm các sản phẩm với nhiều nguyên liệu khác
nhau, học sinh đưa ra được phương án cuối cùng làm sản phẩm để có tinhs khả thi và có
ứng dụng vào thực tiễn.
+ Học sinh sáng tạo trong cách làm bản trình chiếu và cách thuyết trình.
* Các phương pháp dạy học tích cực đều hướng tới việc bồi dưỡng tính tích cực và tư
duy sáng tạo của học sinh trong đó có phương pháp Dạy học dự án
1.4. Dấu hiệu đặc trƣng của dạy và học tích cực
1.4.1. Tổ chức dạy học để rèn luyện PP tự học
GV rèn cho học sinh tự khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã
biết. Qua đó người học không những chiếm lĩnh được kiến thức kĩ năng mà còn làm chủ
cách thức xây dựng kiến thức, từ đó tự chủ và sáng tạo được bộ lộ và được rèn luyện
1.4.2. Tổ chức dạy học để rèn luyện hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với
học hợp tác
5
Để người học có điều kiện bộc lộ, phát triển khả năng của mình, cần đặt vào môi
trường học tập hợp tác trong mối quan hệ thầy trò, trò - trò. Trong mối quan hệ quan hệ
tương tác đó, người học không chỉ được học qua thầy mà còn học được qua bạn,phát triển
các năng lực và các kĩ năng của người học.
1.4.3. Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi
ích của xã hội
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được lựa chọn vấn đề mà mình quan tâm
ham thích
- Các chủ đề /nội dung tìm hiểu, nghiên cứu có thể do học sinh tự đề xuất gắn với nhu
cầu, lợi ích của người học cũng như thực tiễn xã hội.
Dạy và học chú trong đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu lợi ích, của xã
hội nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động rèn luyện cho học sinh cách làm việc
độc lập, phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức công việc, trình bày kết quả.[1,tr.25]
1.4.4. Dạy học coi trọng hướng dẫn tìm tòi
- Mỗi GV khi dạy học giúp HS phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và HS có thể học
được phương pháp học thông qua hoạt động.
- GV có tài liệu cụ thể hướng dẫn HS, dưới sự giúp đỡ của GV học sinh phải tích cực tìm
lời giải đáp cho vấn đề đặt ra.
1.4.5. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy và học tích cực, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và
điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh và hoạt động của GV, trong dạy và học tích
cực ngoài sự đánh giá của GV còn sự tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau (đánh giá đồng
đẳng) hai hình thức đánh giá này giúp HS điều chỉnh bản thân và hoàn thiện mình.
1.5. Đổi mới PP dạy và học theo hƣớng tích cực nhƣ thế nào ?
Đổi mới PP dạy học theo hướng tích cực chính là phát huy tính tích cực của nhận
thức của học sinh, nói cách khác là “Dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm”
6
Vai trò của người dạy và người học thể hiện trong sơ đồ sau:
Mục đích của dạy học tích cực so với dạy học thụ động là:
- Học có hiệu quả hơn, bài học sinh động hơn.
- Quan hệ giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh phải tốt hơn.
- Hoạt động học tập phải phong phú hơn, học sinh hoạt động nhiều hơn.
- Giáo viên có nhiều cơ hội giúp đỡ học sinh hơn.
- Quan tâm nhiều tới sự phát triển của cá nhân, tính sáng tạo của người học.[1]
1.6. Dạy học dự án
1.6.1. Khái niệm dự án và dạy học theo dự án
Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan
điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và
quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và
hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự
lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm
và khả năng cộng tác làm việc của người học.
Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh là projicere
và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch,
trong đó đề án, dự thảo hay kế hoạch này cần được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra.
Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội:
trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lý xã hội
1.6.2. Mục tiêu của dạy học dự án
DH Dự án hướng tới sự phát triển kĩ năng tư duy bậc cao, có khả năng vận dụng
linh hoạt vào thực tế cuộc sống.[1]
1.6.3. Đặc điểm của DHDA
Ngƣời dạy
Định hướng/ hướng dẫn
Tổ chức
Trọng tài, cố vấn ,
kết luận, kiểm tra
Ngƣời học
Nghiên cứu, tìm tòi
Thực hiện
Tự kiểm tra và tự điều
chỉnh
Trọng tài, cố vấn ,
kết luận, kiểm tra
Sơ đồ 1.1.Vai trò của ngƣời dạy và ngƣời học trong dạy và học tích
cực
Nguồn: [1, tr. 29]
7
Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà sư
phạm Mỹ đầu thế kỷ 20 khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PPDH này đã nêu ra 3 đặc điểm cốt
lõi của DHDA: định hướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Cụ thể hoá
các đặc điểm của DHDA như sau:
Định hướng thực tiễn, Có ý nghĩa thực tiễn xã, định hướng hứng thú người học,
tính phức hợp, định hướng hành động, tính tự lực cao của người cộng tác làm việc, định
hướng sản phẩm.
1.6.4. Các loại của dạy học theo dự án
Trong dạy học dự án có thể phân làm nhiều loại như tài liệu [9]
- Phân loại theo chuyên môn.
- Phân loại theo sự tham gia của người học
- Phân loại theo sự tham gia của GV
- Phân loại theo quỹ thời gian
- Phân loại theo nhiệm vụ
1.6.5. Tiến trình thực hiện DHDA
1.6.5.1. Qui trình thực hiện dạy học dự án
*Lập kế hoạch
+ Lựa chọn chủ đề : Chủ đề khởi đầu bằng một ý tưởng có liên quan đến nội dung học
tập, gắn với thực tiễn mà HS quan tâm.
+ Xây dựng tiểu chủ đề
Ý tưởng hoặc chủ đề lớn ban đầu được phát triển thành nhiều chủ đề nhỏ (tiểu chủ đề)
bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy.
+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập.[1]
*Thực hiện dự án
Thu thập thông tin, xử lý thông tin, thảo luận với các thành viên khác,trao đổi và xin ý
kiến giáo viên hướng dẫn.[1]
*Tổng hợp kết quả
+ Xây dựng sản phẩm
+ Trình bày sản phẩm
+ Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án.[1]
1.6.5.2. Các bước chuẩn bị của giáo viên và học sinh khi tổ chức dự án học tập
- Triển khai bài học thành dự án
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài dạy
+ Câu hỏi khái quát (CHKQ):
8
+ Câu hỏi bài học (CHBH):
+ Câu hỏi nội dung (CHND):
- Thiết kế dự án
- Thiết kế tài liệu hỗ trợ giáo viên và người học
- Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án
1.6.5.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
a. Giáo viên
Không dạy nội dung bài học mà: Thúc đẩy vai trò của người học để gắn sự chủ động của
người học trong việc giải quyết nội dung bài học [9]
b. Học sinh
Học sinh phải tham gia tích cực, chủ động vào cả 3 giai đoạn của quá trình (Nhập dữ
liệu: nghe, nhìn, đọc; Xử lí dữ liệu: xử lí phân tích, xử lí tổng hợp, xử lí khái quát hóa;
Xuất dữ liệu). Trong đó, giai đoạn 3 là giai đoạn hoạt động quan trọng, thể hiện các kết
quả của giai đoạn trước và là giai đoạn học sinh phát huy được các phong cách tư duy,
khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề của mình [9]
1.6.5.4. Các kĩ thuật dạy học
Trong phương pháp dạy học tích cực, có sử dụng rất nhiều các kĩ thuật dạy học.
Sau đây là một vài kĩ thuật dạy học mà chúng tôi đã sử dụng trong thực nghiệm của đề
tài.
1.6.5.4.1. Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”
1.6.5.4.2. Kỹ thuật “Tia chớp”
1.6.5.4.3. Kĩ thuật “3 lần 3”
1.6.5.4.4. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Ngoài ra còn một kĩ thuật khác 5W1H là kĩ thuât dặt cau hỏi cũng được sử dụng trong đề
tài
1.6.6. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học dự án
1.6.6.1. Ưu điểm
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm.
- Phát triển khả năng sáng tạo.
- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.
- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc.
- Phát triển năng lực đánh giá.
9
1.6.6.2. Nhược điểm
Trong các phương pháp dạy học mới tuy có nhiều ưu điểm song bên cạnh đó còn tồn tại
những nhược điểm
- DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ
thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản.
- DHDA đòi hỏi nhiều thời gian.
- DHDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp, nghiệp vụ sư phạm, tích cực
yêu nghề.
1.6.7. Điều kiện để thực hiện có hiệu quả
Để thực hiện dạy học dự án có hiệu quả thì chúng ta phải:
Xác định rõ mục tiêu học tập của học sinh, tập trung vào tư duy bậc cao, nội dung /chủ đề
gắn với thực tiễn, hoặc những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh mang tính
thời sự.
1.7. Hoạt động ngoại khóa trong nhà trƣờng phổ thông
1.7.1. Vai trò của hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khoá nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến
thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân và kích thích thiên hướng của các em
về một mặt hoạt động nào đó.[3]
1.7.2. Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa
Theo tác giả Nguyễn Quang Đông Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy
học có đặc điểm:
+ Hoạt động ngoại khoá được thực hiện ngoài giờ học chính khóa
+ Hoạt động ngoại khoá có thể được tổ chức dưới nhiều dạng.
+ Hoạt động ngoại khoá có thể được tổ chức theo nhiều hình thức.
+ Nội dung ngoại khoá rất đa dạng.
+ Ngoại khoá do giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và học sinh của một lớp hay một số lớp thực hiện.
1.7.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa
1.7.3.1. Hội vui Vật lí
Đây là một hình thức phổ biến của hoạt động ngoại khóa. Hội vui có thể tổ chức
theo từng lớp hoặc toàn trường. Một số hình thức của hội vui Vật lí như: thi nói chuyện
về tiểu sử các nhà bác học Vật lí, biểu diễn các thí nghiệm, giới thiệu ứng dụng của Vật lí
trong kĩ thuật hay các thành tựu của Vật lí hiện đại
1.7.3.2. Tham quan ngoại khóa Vật lí
10
Tham quan ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học trong thực tế nhờ quan sát trực
tiếp của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cơ sở tham quan nhằm nghiên cứu sự
vật, hiện tượng cần tìm hiểu trong nội dung dạy học.
1.7.3.3. Câu lạc bộ Vật lí:
Câu lạc bộ Vật lí nhằm mở rộng tầm nhận thức, hiểu biết văn hóa, khoa học giáo
dục lòng yêu lao động, ý thức đạo đức, giúp phát triển toàn diện các khả năng sáng tạo và
năng khiếu của con người. Hoạt động của câu lạc bộ có thể tổ chức các buổi thảo luận, tổ
chức thi giữa các nhóm tham gia ngoại khóa, tổ chức các buổi giao lưu tìm hiểu kiến
thức.
Chúng tôi sẽ vận dụng hình thức "Câu lạc bộ Vật lí" để tổ chức hoạt động ngoại
khóa cho học sinh.
1.7.4. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa
Qua tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu chúng tôi thấy quy trình tổ chức
hoạt động ngoại khóa Vật lí có thể diễn ra theo các bước sau:
1.7.4.1. Lựa chọn chủ đề ngoại khóa
1.7.4.2. Lập kế hoạch ngoại khóa
+ Xác định mục tiêu.
+ Dự kiến hình thức tổ chức.
+ Dự kiến thời gian thực hiện các giai đoạn của hoạt động ngoại khóa.
+ Dự kiến những việc cần sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục khác.
1.7.4.3. Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch
Khi tổ chức ngoại khóa theo kế hoạch, giáo viên lưu ý những nội dung sau:
+ Theo dõi HS để hướng dẫn kịp thời.
+ Đối với hoạt động qui mô lớn thì GV là người điều khiển.
+ Đối hoạt động có qui mô nhỏ, HS tự chủ mọi việc.
1.7.4.4. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng
1.8. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động
ngoại khóa nội dung kiến thức phần “Công- Năng lƣợng” vật lý 10, ở một số trƣờng
trong huyện Kinh Môn - Kinh Môn – Hải Dƣơng
Chúng tôi đã tìm hiểu thực tế dạy và học phần “Công- Năng lượng” vật lý lớp 10
nâng cao THPT để xác định hiệu quả của việc dạy học chương này và tìm hiểu việc tổ
chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa vật lý ở trường THPT, để từ đó đề
xuất giải pháp chúng tôi sẽ tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa để :
Kích thích hứng thú học tập cho học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo,
của học sinh trong giải quyết các nhiệm vụ học tập, HS sẽ gắn được vấn đề lí thuyết với
thực tiễn hiểu sâu sắc hơn.
11
Kết luận chƣơng 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận về dạy học hiện đại: Trình
bày được quá trình dạy học là gì, thế nào là dạy học tích cực, cơ sở lí luận của việc phát
huy tính tích cực của học sinh, qua đó trình bày cơ sở lí luận dạy học theo định hướng
phát huy tính tích cực của người học và phát triển tư duy bậc cao với trọng tâm là Dạy học
dự án. Chúng tôi đã nêu được một vài kĩ thuật sử dụng trong dạy học hiện đại đó là kĩ thuật
sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật phản hồi như kĩ thuật tia
chớp, kĩ thuật 3 lần 3. Chúng tôi cũng đã trình bày được vai trò, đặc điểm, một số hình thức
hoạt động ngoại khóa, quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa.
Chúng tôi cũng đã nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học dự án
thông qua hoạt động ngoại khóa nội dung kiến thức phần “Công- Năng lượng” ở một số
trường trong huyện Kinh Môn - Kinh Môn - Hải Dương, bằng các phiếu điều tra đối với
GV và HS, phỏng vấn GV, tham quan cơ sở vật chất để tìm hiểu rõ và vận dụng phương
pháp này vào dạy học đạt hiệu quả. Tất cả những lí luận trên sẽ được chúng tôi vận dụng
để tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa nội dung kiến thức phần “Công
- Năng lượng‟‟ Vật lí lớp 10 nâng cao.
CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NỘI
DUNG KIẾN THỨC PHẦN “ CÔNG - NĂNG LƢỢNG’’
VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO
2.1. Phân tích nội dung kiến thức phần “Công - Năng lƣợng ”
2.1.1. Nội dung kiến thức phần “Công - Năng lượng ”trong sách giáo khoa vật lí
THCS và THPT
2.1.1.1. Ở sách giáo khoa vật lí THCS
2.1.1.2. Kiến thức phần “Công – Năng lượng’’ ở THPT
Ở chương trình vật lí lớp 10 THPT
+ HS nghiên cứu khái niệm công trong trường hợp tổng quát;
+ Các khái niệm, động năng, thế năng bao gồm thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi, cơ
năng của vật và có công thức định lượng đi kèm, cơ năng bảo toàn khi vật chuyển động
trong trường lực thế.
+ Độ biến thiên cơ năng khi vật chuyển động chịu tác dụng thêm cả lực không thế.[6]
2.1.2. Mục tiêu dạy học phần kiến thức “ Công - Năng lượng”
Mục tiêu của các bài sau:
Bài 25 (2 tiết). Công và công suất
Bài 26 (1 tiết). Động năng
Bài 27(2 tiết ).Thế năng
Bài 28.(1 tiết). Cơ năng
12
Bài 29(2 tiết). Bài tập về các định luật bảo toàn
Mục tiêu phần kiến thức “Công - Năng lượng” trong tài liệu [6]
2.1.3. Sơ đồ lôgic kiến thức phần “Công- Năng lượng”
Sơ đồ lôgic đã thể hiện được thứ tự nghiên cứu kiến thức phần “Công - Năng lượng”
2.2. Thiết kế một số dự án phần công và năng lƣợng
2.2.1. Dự án 1: Năng lượng xung quanh ta
2.2.1.1. ý tưởng dự án
2.2.1.2. Mục tiêu dạy học
Kiến thức
W = A
Lực không thế
Độ biến thiên
động năng
Động năng
W
d
=
2
2
mv
Hệ cô lập
Có ma sát
Không bảo toàn cơ
năng
W
0
Công của lực
A=F.S.cos
Hệ cô lập
F
ngoại lực
=0
Bảo toàn cơ
năng
W = 0
Hệ cô lập
Không ma sát
Cơ năng
W= W
d
+ W
t
Thế năng
W
t
Độ biến thiên
thế năng
Thế năng
Đàn hồi
W
t
=
2
2
kx
Thế năng hấp
dẫn
W
t
= mgh
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cấu trúc lôgic kiến thức phần “Công- Năng lƣợng”
13
+ Học sinh ghi nhớ các kiến thức về khái niệm công, năng lượng, và biết được ý nghĩa
của các nó trong thực tiễn.
+ Học sinh vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng chế tạo các đồ chơi vật lí
đơn giản từ các dụng cụ là phế liệu như xốp, đĩa CD hỏng , bìa.
Kĩ năng
+ Học sinh biết tìm ra các phương án chế tạo các sản phẩm, và lập được kế hoạch để làm
sản phẩm.
+ Tìm giải pháp để tạo sản phẩm.
+ Biết cách trình bày một bản báo cáo.
+ Rèn luyện được kĩ năng làm việc theo nhóm và làm việc hợp tác.
+ Phát triển kĩ năng tư duy bậc cao: phân tích tổng hợp đánh giá, thuyết trình trước đám
đông.
Thái độ: Yêu thích môn học, ham học hỏi, thích khám phá, tìm kiếm.
2.2.1.3. Bộ câu hỏi định hướng
CHKQ: Làm thế nào để cuộc sống của trẻ em có thể tốt hơn ?
CHBH: Các đồ chơi trẻ em hoạt động dựa trên nguyên tắc nào ?
CHND:
1. Động năng là gì? Phụ thuộc vào đại lượng nào? Muốn biến đổi động năng ta
làm như thế nào ?
2. Thế năng là gì ? có mấy loại thế năng ? để biến đổi thế năng ta làm như thế
nào?
3. Cơ năng là gì ? phát biểu định luật bảo toàn cơ năng và nêu điều kiện áp
dụng định luật bảo toàn cơ năng ?
4. Năng lượng là gì? Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng?
5. Động lượng là gì? định luật bảo toàn động lượng?
2.2.1.3. Nhiệm vụ cuả giáo viên và học sinh trong quá trình thưc hiện dự án
GV:
+ Đề xuất với học sinh thực hiện nhiệm vụ chế tạo đồ chơi dựa trên định luật bảo toàn và
chuyển hóa năng lượng.
+ Hỗ trợ khi cần thiết để HS thực hiện dự án
HS: Lập kế hoạch, thực hiện dự án, tổng hợp kết quả đánh giá.
2.2.2. Dự án 2: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị phục vụ đời sống và sản
xuất cho bà con dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa.
2.2.2.1. Ý tưởng dự án
2.2.2.2.Mục tiêu dạy học
Kiến thức:
Hiểu rõ được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
14
Kĩ năng
+ Biết đề xuất vấn đề và đưa ra các phương án để giải quyết vấn đề.
+ Biết thu thập thông tin và dữ liệu.
+ Biết cách làm việc hợp tác với nhau.
+ Phát triển kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp.
Thái độ: Yêu thích môn vật lí.
2.2.2.3. Xác định bộ câu hỏi định hướng
CHKQ: Làm thế nào để phục vụ đời sống của bà con dân tộc miền núi tốt và thân
thiện với môi trường?
CHBH:
1. Chúng ta sử dụng sức nước và sức gió cho cuộc sống như thế nào?
2. Làm thế nào để tạo ra điện từ nước và gió?
3. Làm thế nào để giã gạo và đưa nước lên đồng ruộng?
CHND:
1. Nêu cấu tạo của guồng nước, tua bin gió, cối giã gạo, cọn nước?
2. Cách lắp đặt guồng nước, tua bin gió, cối giã gạo và cọn nước?
3. Cách sử dụng guồng nước, tua bin gió, cọn nước và cối giã gạo hiệu quả?
2.2.2.4. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện dự án
GV:
+ Đề xuất với học sinh thực hiện nhiệm vụ chế tạo các thiết bị phục vụ đời sống và sản
xuất của bà con dân tộc miền núi
+ Hỗ trợ khi cần thiết để HS thực hiện dự án
HS: Lập kế hoạch, thực hiện dự án, tổng hợp kết quả đánh giá.
2.3. Kế hoạch triển khai dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa
2.3.1. Kế hoạch
Để triển khai dạy học dự án đạt hiệu quả, ta có một kế hoạch cụ thể cho việc học
tập theo dự án: với 7 buổi sinh hoạt, trong đó 6 buổi học trên lớp, buổi thứ 7 tổ chức
ngoại khóa để đánh giá kết quả của học sinh.
Trước 1 tuần: Xin ý kiến lãnh đạo và chuẩn bị điều kện cần thiết
Buổi 1: Tổ chức lớp để học theo dự án, trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết để
học dự án, và xem một số dự án, giới thiệu tài liệu tham khảo.
Buổi 2: Tổ chức HS tìm ý tưởng chế tạo sản phẩm và tên gọi dự án, lấy thông tin phản
hồi từ HS.
Buổi 3: Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, hoàn thành nhiệm vụ được
giao, lấy thông tin phản hồi từ HS.
15
Buổi 4: Báo cáo kết quả làm được bằng thông tin từ các thành viên trong nhóm, dùng kĩ
thuật dạy học để phản hồi.
Buổi 5. GV cùng HS tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn HS hoàn thiện sản phẩm, hỗ trợ về
công nghệ thông tin để HS hoàn thiện bản trình chiếu, lấy thông tin phản hồi từ HS.Hoàn
thành sổ dự án, chuẩn bị kế hoạch cụ thể cho hội thi.
Buổi 6. HS thuyết trình thử về sản phẩm và trả lời câu hỏi chất vấn.
Buổi 7. Tổ chức hội thi và tổng kết kết quả đánh giá.
2.3.2. Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ việc thực hiện dự án
Về công nghệ, tài liệu SGK, SGV, và một số tài liệu khác. Sổ theo dõi dự án, kế hoạch
dạy học dự án. Địa chỉ các trang Web cần thiết.
2.4. Nội dung của hội thi giữa các đội tham gia học dự án
Mỗi đội tham gia có 3 thành viên đó là các thành viên ưu tú của các đội được trang bị tốt
các kiến thức về học theo dự án và tham gia trực tiếp vào việc hoàn thành bài trình bày đa
phương diện và hoàn thành sản phẩm.
2.4.1. Kế hoạch của hội thi vật lí
- Chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất
- Chuẩn bị kịch bản cho một hội thi vật lý.
2.4.2. Nội dung của hội thi
- Khai mạc hội thi.
- Phần thi thứ nhất: Các đội lần lượt lên sân khấu giới thiệu (10% số điểm )
- Phần thi thứ hai: Giới thiệu sản phẩm
Các đội lần lượt lên thực hiện dự án 1 (40% số điểm ), dự án 2 (40% số điểm )
- Phần thứ ba: Phần thi trả lời nhanh của khán giả.
- Tổng kết và đánh giá cho điểm các nhóm, trao phần thưởng, tặng hoa và rút kinh
nghiệm và đánh giá cho hội thi.
2.4.3. Các tiêu chí đánh giá cho hội thi
Thông qua việc nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp
dạy học dự án và thông qua hoạt động ngoại khóa để đánh giá kết quả của dạy học dự án.
Tôi đưa ra tiêu chí đánh giá cho việc tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại
khóa. Ở đây tôi chọn cách đánh giá phù hợp với trình độ học sinh.
+ Đánh giá đồng đẳng (có 4 học sinh tham gia làm ban giám khảo )
+ Đánh giá học sinh (có 3 GV trong tổng số ban giám khảo) đánh giá học sinh.
Trong đó số điểm đánh giá của giáo viên là hệ số 2, số điểm đánh giá của học sinh là hệ
số 1. Trong đó phần đánh giá gồm 3 mục:
+ Đánh giá phần giới thiệu của học sinh ( 10 %).
16
+ Đánh giá dự án: 80%.
- Bản trình chiếu cả hai dự án 30%. Vậy mỗi dự án 15 %.
- Sản phẩm 50 %. Mỗi một dự án là 25 %.
+ Đánh giá qua sổ theo dõi dự án và quá trình thực hiện dự án (10%).
Tổng điểm 100% là 100 điểm.
Các tiêu chí đánh giá và cho điểm cho từng phần cụ thể:
2.4.3.1. Đánh giá sổ theo dõi dự án và quá trình thực hiện dự án
- 10%,10 điểm.
- Tiêu chí đánh giá và số điểm tối đa cho từng mục ở trong luận văn.
2.4. 3.2. Phần thi giới thiệu
- 10%, 10 điểm
- Tiêu chí đánh giá và số điểm tối đa cho từng mục ở trong luận văn.
2.4.3.2. Đánh giá bản trình chiếu powerpoint
- 2 dự án 30%, mỗi dự án tối đa 15 điểm.
- Tiêu chí đánh giá và số điểm tối đa cho từng mục ở trong luận văn
2.4.3.3. Đánh giá sản phẩm
- 2 sản phẩm 50%, mỗi sản phẩm điểm tối đa 25 điểm.
-Tiêu chí đánh giá và số điểm tối đa cho từng mục ở trong luận văn
2.4.4. Tổng kết quá trình thực hiện dự án và hội thi đánh giá và rút kinh nghiệm
2.4.4.1. Đại diện ban giám hiệu tổng kết đánh giá hội thi.
2.4.4.2. GV dạy học dự án lên nhận xét đánh giá hội thi và kết luận những điều làm được
từ dự án và điều gì là chưa làm được.
Kết luận chƣơng 2
Qua chương 2 chúng tôi đã phân tích được nội dung kiến thức phần “Công - Năng
lượng” ở sách giáo khoa THCS và sách giáo khoa THPT từ đó chúng tôi đã thiết kế được
sơ đồ lô gic kiến thức phần “ Công –Năng lượng”.
Để có thể triển khai học tập cho học sinh chúng tôi thiết kế được hai dự án, và đưa ra
được kế hoạch dạy học và học tập cho học sinh cụ thể để học sinh nắm được kế hoạch và
chuẩn bị học tập bằng phương pháp học tập mới này.
Chúng tôi đã vận dụng cơ sở lí luận của chương 1 về hoạt động ngoại khóa trong
hội thi vật lí với chủ đề “Công- Năng lượng trong đời sống và kĩ thuật‟‟ để xây dựng kế
hoạch cho một hội thi vật lí với những tiêu chí đánh giá rất cụ thể, đặc biệt các tiêu chí
của hội thi thống nhất các quan điểm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong học tập và biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tế cuộc sống .
17
Với kế hoạch cụ thể và nội dung như vậy chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm sư
phạm với nội dung thực nghiệm cụ thể như ở chương 3.
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm
Trên cơ sở tiến trình dạy học đề xuất ở chương 2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm
sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài:
“Nếu vận dụng quan điểm của luận dạy học hiện đại về tổ chức dạy học dự án thông qua
hoạt động ngoại khóa khi dạy nội dung kiến thức phần “Công – Năng lượng” thì sẽ phát
huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo trong tìm tòi và giải quyết vấn đề từ đó
học sinh sẽ gắn được vấn đề lí thuyết với thực tiễn, hiểu sâu sắc vấn đề” và qua đó đánh
giá tính khả thi của dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa đối với việc phát huy
tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo trong tìm tòi và giải quyết vấn đề từ đó học sinh
sẽ gắn được vấn đề lí thuyết với thực tiễn, hiểu sâu sắc vấn đề.
3.2. Đối tƣợng của thực nghiệm sƣ phạm
Là học sinh lớp 11 D trường THPT Kinh môn – Kinh môn – Hải dương lớp gồm có
43 học sinh trong đó có 22 học sinh nam và 21 học sinh nữ.
3.3. Thời gian thực nghiệm sƣ phạm
Từ 10/10/2012 đến 17/10/2012. Buổi cuối cùng tổ chức hoạt động ngoại khóa là
ngày 5/11/2012.
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
- GV chia lớp thành 4 nhóm, nhóm 1 có 11 thành viên, nhóm 2 có 10 thành viên, nhóm 3
có 10 thành viên, nhóm 4 có 10 thành viên mỗi nhóm đều có nhóm trưởng và một thư kí,
phát sổ theo dõi dự án cho các nhóm.
- GV chia công việc thực nghiệm ra thành 7 buổi, trong các buổi học cho học sinh hoạt
động nhóm, GV giúp đỡ học sinh tháo gỡ khó khăn khi gặp phải, sau mỗi buổi sinh hoạt
giáo viên lấy ý kiến của học sinh để điều chỉnh quá trình học tập. Trong buổi sinh hoạt
thứ 7 tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh để đánh giá hiệu quả của dạy học dự án.
- Quá trình học tập được ghi hình và chụp ảnh sản phẩm, sản phẩm được từng đội chơi
trưng bày trên sân khấu cho học sinh khối 11 xem và khen thưởng rút kinh nghiệm.
3.5. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm và phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm: tổ chức cho HS học theo dự án 6
buổi, buổi sinh hoạt thứ 7 các đội thi với nhau nội dung các phần thi:
Phần 1: Phần thi giới thiệu
Phần 2: Thi giới thiệu sản phẩm: Các đội lên giới thiệu từng sản phẩm của dự án 1 và dự
án 2
Đội Brave heart: Sản phẩm là thuyền đồ chơi, tua bin gió
18
Đội Study: Sản phẩm là ếch đồ chơi và tua bin nước tạo ra điện
Đội Thunderstorm: Sản phẩm là Máy bay đồ chơi, cối giã gạo.
Đội Frienship: Sản phẩm là ô tô đồ chơi và cọn nước đưa nước lên đồng ruộng
Kết quả của các đội thi:
Bảng 3.1. Phiếu kết quả chấm điểm của các giám khảo
Đội
Cô
Ngọc
Cô
Biên
Thầy
Cường
Đại
diện
nhóm
1
Đại
diện
nhóm
2
Đại
diện
nhóm
3
Đại
diện
nhóm
4
Tổng
Xếp
thứ
Brave heart
94
91
90
94
84,5
91
96
91,55
Ba
Study
94,5
89
96,5
96,5
84,5
91
95,5
92,75
Nhất
Thunderstorm
95
93
90
94,5
85,5
97
96,5
92,5
Nhì
Frienship
92,5
89
89,5
95,5
86
96
96,5
90,6
Ba
* Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm trong 6 buổi học và kết quả đạt được trong hội
thi vật lí
3.6. Đánh giá hiệu quả của dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa đối với
việc phát huy tính tích cực của học sinh
Qua thu thập các dữ liệu thực chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả của dạy học
dự án thông qua hoạt động ngoại khóa đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh,
tính tích cực thể hiện như sau:
Học sinh hồ hởi tham gia, thảo luận tích cực,các em thảo luận trong tất cả giờ ra chơi,
tích cực tìm kiểm nguồn thông tin trên mạng, tích thạm gia các hoạt động khác trong hội
thi vật lí
Như vậy, tổ chức dạy học theo phương pháp dự án thông qua ngoại khóa là phù hợp
khi mà phân phối chương trình rất khắt khe về mặt thời gian, không có thời gian để dạy
học dự án các kiến thức trong chương trình chính khóa, thì hoạt động .
3.7. Đánh giá hiệu quả của dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa đối với
việc phát huy tính chủ động của học sinh
Qua thu thập các dữ liệu thực nghiệm chúng tôi thấy rằng các em học sinh : chủ động
trong mọi hoạt động học tập của mình từ trước khi bước vào buổi sinh hoạt đầu tiên các em đã
chủ động nghiên cứu mọi vấn liên quan đến PP học theo dự án, trong các buổi sinh hoạt tiếp
theo các em chủ động sắp xếp chỗ ngồi cho các thành viên trong nhóm, chủ động phân công
nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, sau đó phản hồi lại với giáo viên hướng dẫn. Cách
chủ động tạo ra các sản phẩm và chủ động nêu ý tưởng thuyết trình sản phẩm, tự thảo luận với
nhau về cách làm bản trình chiếu, báo lại cho giáo viên hướng dẫn.
Tất cả những yếu tố đó làm cho PP dạy học này trở lên là phương pháp dạy học tích
cực, nó phát huy được tính tự chủ của người học trong quá trình học tập.
19
3.8. Đánh giá hiệu quả của dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa đối với
việc phát huy tính sáng tạo của học sinh
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh, chúng tôi đánh giá
hiệu quả của qui trình đã dạy thông qua quá trình làm việc độc lập, thảo luận nhóm, qua
các dữ liệu thực nghiệm, sản phẩm thật, qua thông tin phản hồi của học sinh
HS rất sáng tạo trong việc đề xuất các ý tưởng, đưa ra nhiều ý tưởng để chế tạo
các đồ chơi khác nhau, sáng tạo trong tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Các em đưa
ra rất nhiều giải pháp chế tạo sản phẩm, các em sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng thuyết
trình sản phẩm và giới thiệu sản phảm như thế nào để gây hấp dẫn cho người xem. Như
vậy, thông qua các dự án HS đã biết vận dụng các kiến thức vật lí và sáng tạo trong giải
thích các vấn đề của thực tế đời sống, giải thích được các hiện tượng diễn ra xung quanh
ta.
Kết luận chƣơng 3
Sau đợt thực nghiệm sư phạm, thông qua việc tổ chức, theo dõi, phân tích dữ liệu
thực nghiệm, thông tin phản hồi của học sinh, kết quả trong hội thi Vật lí, chúng tôi có
nhận xét sau :
Tiến trình dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa nội dung kiến thức phần
„‟Công - Năng lượng‟‟ Vật lí 10 Nâng cao mà chúng tôi thực hiện là có hiệu quả. Việc kết
hợp, giữa làm việc cá nhân và làm việc nhóm ,việc tổ chức thi giữa các đội đã phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Qua hoạt động học tập này, các em rèn luyện được
nhiều kĩ năng, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thực hành, kích thích được hứng thú học tập
của học sinh.
Việc tổ chức học tập cho học sinh để các em vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực
tiễn, giúp các em hiểu hơn về nguyên tắc vật lí, các em sẽ hiểu và yêu thích bộ môn vật lí
hơn, các em sẽ thấy được xung quanh chúng ta bất cứ một sự vận động nào cũng liên
quan đến các qui luật vật lí, từ những đồ chơi đơn giản như máy bay được chế tạo từ
những dụng cụ dễ kiếm miếng xốp, ruột bút bi, dây cao su, chai nhựa lon bia, các thứ đó
đều liên quan đến việc học tập bộ môn vật lí, giúp ta thực hành được, góp phần đào tạo
những con người không chỉ có kiến thức, mà còn có kĩ năng thực hành, có năng lực hành
động.
Hình thức tổ chức hội thi mà chúng tôi đã tiến hành đã thu hút rất nhiều các giáo
viên và học sinh tham gia, các em học sinh có một sân chơi bổ ích ở đó các em học được
nhiều kĩ năng, đặc biệt kĩ năng thuyết trình trước đám đông, từ đó các em sẽ mạnh dạn và
tự tin trong học tập.
Các phân tích thực nghiệm trên đã khẳng định trình dạy học dự án thông qua hoạt động
ngoại khóa mà chúng tôi xây dựng rất khả thi trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở
trường phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời kết quả đó cũng
khẳng định :
20
“ Nếu vận dụng quan điểm của luận dạy học hiện đại về tổ chức dạy học dự án thông qua
hoạt động ngoại khóa khi dạy nội dung kiến thức phần “Công – Năng lượng” thì sẽ phát
huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo trong tìm tòi và giải quyết vấn đề từ đó
học sinh sẽ gắn được vấn đề lí thuyết với thực tiễn, hiểu sâu sắc vấn đề ”
Tuy nhiên chúng tôi thấy còn một số hạn chế sau :
+ Trong qua trình học tập đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học hiện đại (máy
vi tính, máy chiếu, bài giảng điện tử ) sự dòi hỏi cao đối với người học (Sử dụng
powerpoint, internet, cách khai thác tài liệu tham khảo) nên đây là thách thứ cho trường
học và cho cả người học.
+ Dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa theo tiến trình đã soạn thảo còn tốn
nhiều thời gian, không những đòi hỏi GV phải có trình độ chuyên môn vững vàng mà phải
có nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình trong giảng dạy.
+ Thực nghiệm chỉ tiến hành trên phạm vi hẹp với số lượng học sinh là 43 em,
cũng chủ đủ để khẳng định tính hiệu quả với toàn bộ đối tượng học sinh trong các trường
khác nhau, nên tôi sẽ tiếp tục thực nghiệm trên nhiều đối tượng học sinh hơn nữa.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Từ kết quả thu được của luận văn, đối chiếu với nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã giải quyết
được vấn đề của lí luận và thực tiễn :
1. Chúng tôi đã phân tích làm rõ cơ sở lí luận của dạy học hiện đại đặc biệt là
phương pháp dạy học dự án và hoạt động ngoại khóa, nhằm phát huy tính tích cự,
chủ động, tư duy sáng tạo của HS
2. Dựa trên cơ sở lí luận đó chúng tôi đã xây dựng tiến trình dạy học dự án thông qua
hoạt động ngoại khóa nội dụng kiến thức phần „‟Công- năng lượng‟‟ với chủ đề
của hoạt động ngoại khóa là : „‟Công- Năng lượng trong đời sống và kĩ thuật „‟
nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh từ đó
các em đã gắn được vấn đề lí thuyết và thực tiễn.
3. Quá trình thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ tính khả thi của tiến trình dạy học đã
xây dựng. Kết quả thu được sau thực nghiệm đã chứng tỏ không những phát huy
được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học mà còn rèn luyện cho
người học nhiều kĩ năng sống và làm việc như kĩ năng làm việc trong một công
đồng, biết cách hợp tác trong công việc,biết xây dựng kế hoạch thực hiện dự án,
cungc như kế hoạch của hội thi, biết cách đánh giá và tự đánh giá.
2. Khuyến nghị
1. Để phát huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, đòi hỏi
ở các trường phổ thông phải đổi mới một cách toàn diện, các thiết bị thí nghiệm, đặc biệt
là đổi mới về phương pháp dạy học, chú trọng đến phương dạy học tích cực, PP dạy học
„‟Lấy học sinh làm trung tâm‟, và phải từng bước tăng cường các thiết bị dạy học hiện đại
để phục vụ tối đa, hiệu quả cho việc thực hiện các phương pháp dạy học mới.