Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả bước đầu ứng dụng liệu pháp chân không bằng dụng cụ tự tạo trong cố định mảnh ghép da mỏng tự thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.41 KB, 4 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2012

Kết quả bước đầu ứng dụng liệu pháp
chân khơng bằng dụng cụ tự tạo trong
cố định mảnh ghép da mỏng tự thân
Trần Xn Thạch,
Vũ Trung Trực,
Nguyễn Hồng Hà
Khoa Phẫu thuật
Tạo hình - Hàm mặt,
Bệnh viện Việt Đức

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Cố đònh mảnh ghép da mỏng tự thân bằng gối gạc kinh điển, ba yếu tố
chính ảnh hưởng đến sức sống của mảnh da ghép là áp lực ép, tụ dòch dưới mảnh ghép
và sự cấp máu của nền nhận. Để giảm thiểu các yếu tố bất lợi và rút ngắn thời gian
nằm viện điều trò, chúng tôi áp dụng phương pháp cố đònh mảnh ghép da mỏng tự thân
bằng phương pháp hút áp lực âm với máy tạo áp lực âm cải tiến.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả lâm sàng 25 bệnh nhân (BN)
khuyết hổng phần mềm, được phẫu thuật ghép da mỏng tự thân áp dụng phương pháp
cố đònh mảnh ghép da bằng hệ thống hút áp lực âm cải tiến trong 3-4 ngày. Đánh giá
kết quả dựa vào diện tích sống của mảnh da ghép và biến chứng của ghép da.
Kết quả: Có 19 nam, 6 nữ tuổi từ 7 đến 59. Vò trí tổn thương: 32% tay, 64% chân, 4%
da đầu. Tất cả 25 trường hợp da ghép sống hoàn toàn và không có biến chứng. Thời
gian nằm viện điều trò nội trú được rút ngắn, giảm chi phí điều trò cho BN.
Kết luận: Sử dụng hệ thống hút áp lực âm cải tiến trong cố đònh mảnh ghép da mỏng
tự thân là một phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, có nhiều ưu điểm hơn so với phương
pháp cố đònh mảnh ghép bằng gối gạc truyền thống.
Từ khóa: hệ thống hút áp lực âm, VAC, ghép da mỏng tự thân.

Application of the vacuum-assisted closure system as


a pressure dressing for autologous split thickness
skin graft
Tran Xuan Thach,
Vu Trung Truc,
Nguyen Hong Ha

Summary
Introduction: Dressing autologous thickness skin graft by the traditional bolster
dressings, there are three major factors that affect the vitality of the skin graft: dressing
pressure, interstitial oedema and the blood supply of the recipient. To minimize the
adverse factors, we used vacuum-assisted closure (VAC) system as a negative pressure
dressing autologous split thickness skin graft.
Patient and method: The prospective study describes 25 patients who had soft tissue
defect, were operated by autologous thickness skin graft. Using VAC system to fixed it
within 3-4 days. Evaluation result on the viability of skin graft and complications.
Result: There are 19 men and 6 women, aged from 7 to 59. Location lesion: 32% upper
extremity, 64% lower extremity and 4% scalp. In all 25 patients, there was a 100% take
of the graft, no complication encountered. The patient discharged hospital soon and
saving money.
Conclusion: Using VAC system as a negative pressure dressing autologous thickness skin
graft is simple method, easy to apply. It has many advantages more than the traditional
bolster dressing.
Key word: Vacuum assisted closure system, VAC, Split thickness skin graft

320


ĐẶT VẤN ĐỀ

Quy trình phẫu thuật [1][3][4]:


Tổn thương khuyết da là một trong những thương tổn
thường gặp, là nơi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và là nơi
mất nhiệt, mất dịch nếu khơng được điều trị hợp lý và kịp
thời [1]. Theo bậc thang tạo hình, những thương tổn này
có nhiều phương pháp để che phủ từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp. Trong đó, ghép da mỏng tự thân là một
trong những phương pháp đơn giản và đem lại hiệu quả
khá cao. Mảnh da ghép sẽ phục hồi tính liên tục của da,
ngăn chặn q trình nhiễm khuẩn, bảo vệ các tổ chức phía
dưới [1]. Với phương pháp cố định mảnh da ghép bằng gối
gạc kinh điển, ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sức sống của
mảnh da ghép là áp lực ép, tụ dịch dưới mảnh ghép và sự
cấp máu của nền nhận.
Trên thế giới, phương pháp hút áp lực âm liên tục
(VAC - Vacuum assisted closure) hay còn gọi là liệu pháp
chân khơng đã được áp dụng rộng rãi trong điều trị khuyết
hổng phần mềm từ những năm 90 của thế kỷ trước [2].
Tác dụng của việc hút áp lực âm là tạo một áp lực hút
làm sạch dịch tiết và tổ chức hoại tử của khuyết hổng, tạo
mơi trường thiếu oxy hạn chế sự phát triển của vi khuẩn
ái khí và làm tăng q trình tạo tân mạch cấp máu cho vết
thương [2][3].
Việc ứng dụng phương pháp này trong cố định da ghép
đã được nghiên cứu từ những năm 1997-1998. Ở Việt
Nam chưa thấy có một báo cáo nào nghiên cứu về vấn đề
này. Vì vậy chúng tơi đã ứng dụng phương pháp cố định
mảnh ghép da mỏng tự thân bằng hệ thống hút áp lực âm
cải tiến .


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu mơ tả thử nghiệm
lâm sàng, 25 BN khuyết hổng phần mềm với 33 khuyết
hổng phần mềm, được phẫu thuật ghép da mỏng tự thân
và áp dụng phương pháp cố định mảnh ghép da bằng hệ
thống hút áp lực âm cải tiến tại bệnh viện Việt Đức từ
1/2012 đến 3/2013.

- BN được vơ cảm bằng mê nội khí quản hoặc tê vùng.
Chuẩn bị nền nhận sạch, lấy mảnh ghép da mỏng, đặt và
cố định mảnh ghép lên nền nhận.
- Đặt hệ thống VAC cải tiến cố định mảnh ghép: đặt
gạc mỡ trên bề mặt mảnh ghép, tiếp tục đặt 2 lớp gạc ẩm
lên trên, giữa 2 lớp gạc ẩm đặt một ống hút có nhiều lỗ ở
thành bên (thường dùng là sonde dạ dày). Sử dụng một
tấm opsite cỡ lớp bọc tồn bộ bề mặt của vùng ghép da và
đảm bảo kín để có thể hút tạo một áp lực âm trong khoang.
Hệ thống này được nối với một máy hút nhỏ tự chế hoặc
dẫn lưu Redon hoặc hệ thống hút trung tâm.
- Tháo VAC sau 3 - 4 ngày sau phẫu thuật. Sau đó, vùng
ghép da được đắp gạc mỡ và băng chun ép nhẹ nhàng và
BN có thể ra viện ngay ngày hơm sau.
Đánh giá kết quả dựa vào các tiêu chí: sức sống của
mảnh da ghép, tình trạng tụ dịch dưới mảnh ghép và quanh
tổn thương, thời gian nằm viện của BN.

KẾT QUẢ
Từ 1/2012 đến 3/2013, 25 BN với 33 tổn khuyết phần
mềm đã được phẫu thuật ghép da mỏng tự thân, áp dụng
phương pháp hút áp lực âm liên tục để cố định mảnh ghép.

Bao gồm 19 BN nam và 6 BN nữ, tuổi từ 7 đến 59 tuổi
trung bình là 24,5.
Ngun nhân tổn thương chủ yếu do chấn thương
chiếm 80% các trường hợp, mở cân sau phẫu thuật do
bệnh lý mạch máu 16%, sau cắt bỏ khối u da đầu 4%.
Vị trí tổn thương chiếm đa số là ở chi dưới chiếm 64%,
tiếp đến là chi trên chiếm 32%. Chỉ có một trường hợp là ở
đầu, đây là trường hợp BN bị một khối u sắc tố da đầu kích
thước 4 x 8cm.
Tổn thương phối hợp thường gặp là tổn thương xương
gãy hở độ III. Ở những trường hợp tổn thương gãy hở IIIc
tổn thương khuyết da rộng chủ yếu do mở cân chủ động
giải phóng chèn ép sau sửa chữa tổn thương mạch máu
và do chấn thương trực tiếp, trước đó đã được phẫu thuật
chuyển cơ che xương. 4 BN tổn thương phần mềm (PM)
đơn thuần.

Các BN được khám, đánh giá thương tổn xác định
kích thước, độ sâu của thương tổn, lựa chọn nơi lấy mảnh
da ghép.
Liên quan giữa kích thước tổn khuyết với ngun nhân (n = 33).
Chấn thương

Bệnh lý
mạch máu

U sắc tố

Tổng


IIIa

IIIB

IIIC

PM

Khuyết da > 50cm2

1

2

11

2

8

0

24

Khuyết da < 50cm2

2

3


1

2

0

1

9

Tổng

3

5

12

4

8

1

33

Phần 3. Phần chấn thương chung
321



TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2012

Kích thước tổn khuyết trung bình là 7 x 12cm,
nhỏ nhất là 4 x 8cm và lớn nhất là 20 x 25 cm.
Thời gian đặt hệ thống hút trung bình là 3,8 ngày,
sớm nhất là 3 ngày và muộn nhất là 5 ngày sau mổ.
Rút ngắn số ngày nằm viện điều trị nội trú cho BN và
giảm chi phí điều trị.
Tất cả các trường hợp sau khi bỏ hệ thống hút,
vùng ghép da khô sạch, không có dịch đọng cả ở
dưới và bên ngoài của da ghép, 100% các trường hợp
da sống tốt, không có trường hợp nào bị hoại tử toàn
bộ hoặc một phần da ghép.

BÀN LUẬN
Điều trị vết thương bằng liệu pháp chân không
được L. Argenta và M. Morykwas nghiên cứu từ năm
1989 [3], sau đó được áp dụng rộng rãi trong điều
trị các khuyết hổng phần mềm: khuyết phần mềm do
gãy xương hở, sau rạch da – cân để giải phóng chèn
ép khoang, loét do tia xạ, loét tỳ đè hoặc do bệnh

đái tháo đường, thậm còn được áp dụng trong điều
trị các vết thương lộ gân xương và lộ phương tiện
kết hợp xương. Các báo cáo trên thực nghiệm và ứng
dụng lâm sàng đều cho những kết quả khả quan.
Ứng dụng hệ thống hút áp lực âm trong cố định
mảnh da ghép đã được nghiên cứu từ những năm
1997 – 1998 [2][3][6]. Kết quả cho thấy việc cố định
chặt mảnh da ghép vào nền nhận luôn được đảm bảo

chắc chắn thậm chí cả ở những vùng không thuận lợi
cho băng ép. Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả
cũng cho tương tự, thậm ở những trường hợp sau cố
định ngoại vi, chúng tôi cũng có thể áp dụng phương
pháp này để cố định mảnh ghép. Tất cả 16 trường
hợp với 20 tổn khuyết do gãy hở độ III có cố định
ngoại vi đã được chúng tôi áp dụng phương pháp này
cho kết quả tốt, áp lực ép đều lên tất cả các vùng của
tổn thương do vậy mà không có vùng nào có tụ dịch
và hoại tử mảnh ghép.

Hình 1: BN Phạm Thị Vân A, nữ, 7 tuổi.
1. Tổn khuyết da cổ bàn chân 20 x 12cm; 2. Tổn khuyết sau điều trị liệu pháp chân không; 3.
Da ghép ngay sau phẫu thuật; 4. Đặt hệ thống hút áp lực âm; 5. Lắp hệ thống vào máy hút
cải tiến; 6. Bỏ hệ thống hút sau phẫu thuật 3 ngày
Hệ thống hút áp lực âm ngoài tác dụng tạo một
áp lực đều lên toàn bộ vùng đặt băng còn có tác dụng
hút sạch dịch tiết từ nền nhận làm giảm nguy cơ hình
thành dịch và máu tụ dưới mảnh ghép. Với việc mảnh
da ghép mỏng được đục mắt lưới, dịch và máu tiết ra
từ nền nhận đều được hút ra ngoài qua hệ thống hút
[2][3][6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy,
tất cả các trường hợp được áp dụng phương pháp này
đều không có máu và dịch tụ dưới mảnh da ghép đảm
bảo cho da ghép sống tốt và bề mặt cũng không có tụ
dịch. Trong khi đó với phương pháp cố định mảnh da
ghép bằng gối gạc truyền thống, sau khi cắt bỏ gối
gạc, các mép vết mổ và nơi đục lỗ mắt lưới thường tụ
322


các mảng dịch đọng và cần thay băng ít nhất 2 – 3 lần
thì vùng ghép da mới khô sạch được. Ngoài ra, vì áp
lực ép không đều nên một số vùng ngóc ngách hoặc
hốc của nền nhận thường hay bị tụ dịch dẫn tới hoại
tử mảnh ghép.
Vùng ghép da được băng kín toàn bộ cùng với một
áp lực hút liên tục, vì vậy mà môi trường bên trong của
băng là môi trường thiếu oxy và đây là điều kiện mà
các vi khuẩn hiếu khí không thể phát triển, làm giảm
nguy cơ nhiễm khuẩn từ ngoài vào và từ bên trong ra
các BN khác. Các báo cáo cũng cho thấy vùng ghép da
được hút sạch dịch tiết và các mảnh tổ chức bẩn, hoại
tử nhỏ do vậy mà không có nguy cơ nhiễm khuẩn [1]


[2][3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, các
BN sau khi được tháo bỏ hệ thống hút da ghép đều sống
tốt và không có biến chứng nhiễm khuẩn vùng ghép da.
Một lợi ích nữa của điều kiện thiếu oxy đó là kích thích quá
trình tân mạch giúp tăng cường cung cấp máu cho nền nhận
mảnh ghép và đây cũng là điều kiện thuận lợi đảm bảo cho
mảnh ghép sống hoàn toàn [1]. Cùng với hút áp lực âm liên
tục sẽ làm tăng sinh mạch máu cung cấp cho nền nhận, điều
này đã được chứng minh qua nghiên cứu thực nghiệm của
Walgenbach và CS: sự tăng sinh mạch máu lên tới 200% so
với nhóm chứng ở lực hút 150mmHg [5].
Hiện nay có rất nhiều loại máy tạo áp lực âm cho điều
trị các khuyết hổng phần mềm với rất nhiều ưu điểm: nhỏ
gọn p: 1,4 – 6 kg, hệ thống đồng bộ, áp lực hút có thể thay
đổi từ 25 – 400 mmHg, máy chạy bằng pin khô có thể cho

phép BN di chuyển [2]... Tuy nhiên có một nhược điểm
là giá thành của máy cao. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử
dụng một máy hút áp lực âm nhỏ, đôi khi chỉ cần sử dụng
một bơm tiêm 50cc dùng để hút áp lực âm cho vùng ghép
da và tạo hệ thống hút bằng những vật tư tiêu hao rất sẵn
có và rẻ tiền. Với những khuyết hổng lớn phải ghép da với
diện tích lớn, máy hút nhỏ không đủ áp lực hút chúng tôi
sử dụng hệ thống hút trung tâm được gắn trên tường và để
áp lực hút khoảng 20 mmHg.
Ngoài ra, khi sử dụng các máy hút liên tục với áp lực
cao trong 5 - 7 ngày không được ngắt quãng sẽ tạo ra các
“nụ thịt” ở những chỗ đục mắt lưới trên mảnh da ghép [2]
[4]. Đau do áp lực hút quá cao cũng là một phiền toái cho
các BN. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng máy tạo áp lực
âm nhỏ và hút trong 3 -– 4 ngày nên tất cả các trường hợp
ghép da đều không có dấu hiệu nổi “nụ thịt” và đặc biệt
BN không đau trong suốt quá trình hút liên tục.

Với phương pháp cố định mảnh ghép bằng gối gạc,
chi thể thường phải được bất động bằng nẹp bột để tránh
xô lệch của mảnh ghép da. Bên cạnh đó, băng ngoài của
gối gạc cũng phải được thay 2 ngày 1 lần. Tuy nhiên với
phương pháp cố định bằng hút áp lực âm, chúng tôi không
cần phải bất động chi vì vậy BN có thể bắt đầu sớm liệu
trình phục hồi chức năng và tránh được những biến chứng
của việc bất động hoàn toàn [2]. Một lợi ích nữa của
phương pháp này là cách sử dụng rất đơn giản vì vậy một
số BN có thể điều trị ngoại trú mà không cần nằm viện [6].
Phương pháp này cũng đã mang lại nhiều ưu điểm như:
giảm số lần thay băng do vết thương khô sạch không đọng

dịch, giảm ngày điều trị do thời gian cố định mảnh ghép
ngắn 3 – 4 ngày sau mổ so với 5 – 7 ngày với phương pháp
cố định bằng gối gạc, giảm chi phí điều trị thuốc kháng
sinh tiêm…
Tuy nhiên phương pháp cố định mảnh ghép bằng hút
áp lực âm cũng có một số nhược điểm nhất định. Thứ nhất,
sử dụng máy hút nhỏ cho những tổn thương ghép da diện
tích lớn là không đủ để tạo áp lực âm lên toàn bổ mảnh da
ghép. Thứ hai, những trường hợp gãy hở từ độ III, có cố
định ngoại vi sẽ khó khăn cho việc băng kín vùng ghép da
(không khí sẽ vào từ chân đinh), do đó sẽ không tạo được
áp lực âm mà phải dùng phương pháp cố định bằng gối
gạc truyền thống. Thứ ba, không thể lắp đặt hệ thống hút
áp lực âm cho những vùng ghép da ở gần các hốc tự nhiên
của cơ thể.

KẾT LUẬN
Ứng dụng hệ thống hút áp lực âm cải tiến trong cố định
mảnh ghép da mỏng tự thân là một phương pháp đơn giản,
dễ áp dụng, cho kết quả tốt và có nhiều ưu điểm hơn so với
phương pháp cố định mảnh ghép bằng gối gạc kinh điển.

Tài liệu tham khảo
1.

Bộ môn Phẫu thuật tạo hình trường Đại học Y Hà Nội,
Kỹ thuật ghép da, NXB Y học, trang 72 – 78, 2006.

5.


Walgenbach KJ và CS, Induction of angiogenesis following
vacuum sealing, J Wound Healing, 13:9, 2000.

2.

Nguyễn Việt Tiến, Điều trị vết thương bằng liệu pháp chân
không, NXB Y học – 2012.

6.

3.

Argenta LC và CS, Vacuum-assisted closure: a new method
for wound control and treatment: clinical experience. Ann
Plas Surg, 38 (6): 563, 1997.

Warrren Matthew Rozen và CS, An improved alternative
to vacuum – assisted closure (VAC) as a negative pressure
dressing in lower limb split skin grafting: A clinical trial, J of
plastic, reconstructive and Aesthetic surgery 61, pp. 334 –
337, 2008.

4.

Schwarze H và CS, Vacuum therapy technique on alloplastic
and autogenous tissue transfer in burn patients, The Theory
and Practice of Vacuum Therapy, Scientific Basis, Indications
for use, Case Reports Practical Advice, 149, 2006.

7.


Willy C: Indication and contraindication, The Theory and
Practice of Vacuum Therapy, Scientific Basis, Indications for
use, Case Reports Practical Advice, 17, 2006.

Thông tin tác giả: Ths. Bs. TRẦN XUÂN THẠCH - Khoa PTTH – HM – Bệnh viện HN Việt Đức.
SĐT: 0978.987.936. Email:
Phần 3. Phần chấn thương chung
323



×