Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả điều trị gãy kín mâm chày theo phân loại Schatzker V, VI bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Việt Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.7 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN MÂM
CHÀY THEO PHÂN LOẠI SCHATZKER V, VI BẰNG
NẸP KHÓA TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Nguyễn Xuân Thùy
Lê Mạnh Sơn
Đặng Trung Kiên
Nguyễn Trung Hiếu

TÓM TẮT
Đặt vấn đề
Gãy mâm chày là gãy đầu trên xương chày phạm khớp do nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó chủ yếu là tai nạn giao thông. Có nhiều cách phân loại gãy mâm
chày nhưng phân loại theo Schatzker thường được ứng dụng trên lâm sàng trong đó
loại gãy Schatzker V, VI là loại gãy phức tạp, điều trị không tốt sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Có nhiều phương pháp điều trị gãy mâm chày
trong đó nẹp khóa là một phương tiện kết xương mới cho kết quả khả quan.
Đối tượng, PPNC
Nghiên cứu 55 bệnh nhân (BN) gãy kín mâm chày theo phân loại Schatzker V, VI
tại viện CTCH Bệnh viện Việt Đức từ 6/2013 đến 6/2015 cho thấy bệnh thường
gặp ở lứa tuổi 18 - 60, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm
92,6%, tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt chiếm 7,4%.
Kết quả
Liền vết mổ kỳ đầu 94,6%, nhiễm khuẩn nông vết mổ chiếm 5,4%, nắn chỉnh
hết di lệch 90,9%, còn di lệch ít chiếm 9,1%. Thời gian theo dõi trung bình
15,3 - 6,1tháng. 100% liền xương tốt. Kết quả phục hồi chức năng khớp gối đạt
tốt và khá chiếm 96,4 %, trung bình3,6 %, không có kết quả kém.
Từ khóa
Gãy mâm chày, nẹp khóa.


Nguyen Xuan Thuy
Lê Manh Son
Đang Trung Kien
Nguyen Trung Hieu

ABSTRACT
Background
Fracture of Tibial plateau, the upper portion of tibial, is the fracture affect the
knee joint surface and due to many different causes, which mostly traffic accidents.
There are many classifications of tibial fracture plateau and classified according
Schatzker usually use in clinical applications. In this classification, types V and
VI is kind of complicated fractures, if the treatment is not good will affect the life
quality of patients directly. In many treatments for this fracture, Using locking
plate is the new treatment for positive results.
Object and Method
The study of 55 patients fractured tibial plateau accord with the Schatzker
classification type V and VI at the Orthopaedic and Trauma department of
Vietnam-Germany hospital from 6/2013 to 6/2015 showed a common fracture in
ages 18-60, men more than women. The cause of traffic accidents accounted for
92.6%, labor accidents and domestic accidents accounted for 7.4%.
Results
94.6% first stage wound healing, shallow wound infections accounted for 5.4%,

226


nondisplaced manipulation is 90.9% and less displacement is 9.1%. The average
follow-up period of 15.3 ± 6.1 months. 100% have good bone healing result. The
Resultt of knee rehabilitation achieve good and quite accounted for 96.4%, 3.6%
average, no poor result.

Key Words
Tibial plateau fracture, locking plate.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy mâm chày là gãy đầu trên xương chày phạm khớp
do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là tai
nạn giao thông. Có nhiều cách phân loại gãy mâm chày
nhưng phân loại theo Schatzker thường được ứng dụng
trên lâm sàng trong đó loại gãy Schatzker V, VI là loại gãy
phức tạp, thường khó điều trị, nguy cơ để lại các di chứng
như lệch trục, hạn chế vận động khớp gối, thậm chí thoái
hóa khớp. Có nhiều phương pháp điều trị gãy kín mâm
chày và nẹp khóa là phương tiện kết xương mới có nhiều
ưu điểm về mặt cơ sinh học đã được nhiều các tác giả trong
và ngoài nước áp dụng, bước đầu đã đem lại nhiều kết quả
khả quan.
Để tổng kết điều trị, rút ra những kinh nghiệm ứng
dụng loại phương tiện kết xương mới này cho điều trị gãy
mâm chày, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả điều trị gãy kín mâm chày theo
phân loại Schatzker V, VI bằng nẹp khóa tại Bệnh Viện Việt
Đức” với 2 mục tiêu:

2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô
tả, can thiệp, không nhóm chứng.
Phương pháp mổ
Chuẩn bị BN: BN được chụp XQ khớp gối thẳng
nghiêng, chụp CT 64 dãy dựng hình mâm chày để xây
dựng kế hoạch cụ thể.

Tư thế: BN nằm ngửa, kê gối dưới khoeo chân, garo
1/3 trên đùi.
Đường mổ: Chúng tôi sử dụng đường mổ là đường
trước ngoài và đường sau trong hoặc cả 2 đường mổ nếu
cần thiết.
Đường trước ngoài là đường rạch da theo 1 đường
cong ở phía ngoài xương bánh chè xuống dưới cách
mào chày 1cm.

1. Mô tả các thương tổn giải phẫu của gãy kín mâm
chày theo phân loại Schatzker V, VI.

Đường sau trong là đường rạch da theo đường cong
từ đỉnh lồi cầu trong đến bờ sau trong của xương chày.
Có thể mở rộng đường rạch da này lên trung tâm hoặc
ngoại vi. Tùy vi trí xương gãy mà lựa chọn đường mổ
phù hợp với tổn thương nhất.

2. Đánh giá kết quả điều trị gãy kín mâm chày theo
phân loại Schatzker V, VI bằng nẹp khóa.

Thì 1: Rạch da theo đường trước ngoài hoặc đường
sau trong, tách qua cân cơ vào tổn thương.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thì 2: Rạch theo bờ dưới sụn chêm, khâu chỉ Sa phin
số 1 vào bờ ngoài sụnđể vén sụn này lên trên và thấy rõ
ổ gẫy. Kiểm tra đánh giá thực trạng diện khớp, sụn chêm
và dây chằng chéo.


1. Đối tượng nghiên cứu
- 55 BN được chẩn đoán gãy kín mâm chày theo
phân loại Schatzker V, VI,điều trị tại viện CTCH- Bệnh
viện Việt Đức từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm
2015.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: được kết xương bằng nẹp khóa
- Tiêu chuẩn loại trừ: Gãy xương bệnh lý, gãy xương
hở, gãy xương có biến chứng mạch máu cần phải mổ
cấp cứu, có gãy xương khác trên cùng một chi thể, bệnh
nhân không hợp tác điều trị.
- Phương tiện kết xương: Nẹp khóa chuyên dụng cho
đầu trên xương chày.

Thì 3: Nắn chỉnh phục hồi diện khớp mâm chày,
kiểm tra trên màn tăng sáng nếu được thì bắt vít xốp cố
định mảnh gãy hoặc xuyên kim Kirschner cố định tạm
thời mảnh gãy trước khi cố định nẹp khóa.
Bước tiếp theo là nắn chỉnh ổ gãy giữa mâm chày
với đầu trên xương chày, đặt nẹp khóa, khoan bắt các vít
khóa cố định nẹp với mâm chày và xương chày.
Chụp C-arm thẳng nghiêng kiểm tra đương gãy, diện
khớp, vị trí các vít sau khi kếtxương.
Thì 4: Nới ga rô, cầm máu kỹ, bơm rửa sạch vùng
mổ, dẫn lưu, đóng vết mổ.
Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung
227


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016


Bất động sau mổ: Các BN kết xương vững chắc được
hướng dẫn tập vận động không tải từ ngày thứ 3.
Đánh giá kết quả sớm sau mổ theo tiêu chuẩn của
Larson – Bostman dựa theo tiến triển vết mổ và kết quả
chỉnh trục xương sau mổ.
Đánh giá kết quả xa: Đánh giá sự phục hồi chức năng
chi thể sau phẫu thuậttheo phân loại Roy Sanders thời
gian tối thiểu 6 tháng sau mổ.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
1. Tuổi và giới
+ Tỷ lệ nam/ nữ 2/1.
+ Tỷ lệ BN trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60
chiếm 52/55BN( 94,5%)

2. Nguyên nhân
Trong nghiên cứu, BN gãy kín mâm chày do TNGT
chiếm chủ yếu với 50/55BN( 92,6%), TNSH và TNLĐ
chiếm 7,4%.

3. Phân loại theo Schatzker
Có 12/55BN( 21,8%) gãy Schatzker V, và 43/55BN (
78,2%) gãy Schatzker VI.
4. Thời điểm phẫu thuật
- 9BN được mổ trong 24 giờ đầu từ khi nhập viện.
- 31BN được mổ trong khoảng thời gian từ ngày thứ 2 – 4.
- 17BN mổ từ ngày thứ 5 - 7 do chi có sưng nề nhiều,
phải điều trị bất động thạm thời, chọc hút máu khớp và

dùng thuốc chống phù nề tích cực, hoặc được xuyên kim
xương gót kéo liên tục.

2. Phương pháp điều trị
1. Đường mổ
- Có 51BN (92,7%) được sử dụng đường mổ trước ngoài.
- Có 4BN (7,3%) được sử dụng cả hai đường mổ
trước ngoài và sau trong.
Nhận xét: việc lựa chọn đường mổ phụ thuộc vào
hình thái gãy, trong đó sử dụng đường mổ trước ngoài
chiếm đa số với 92,7%
2. Dụng cụ sử dụng kết hợp cùng với nẹp khóa
- 14BN( 25,5%)bắt vít xốp hoặc găm đinh kirchner
cố định các mảnh gãy mâm chày trong hoặc ngoài sau
228

đó mới đặt nẹp vít,
- 3BN có lún mâm chày nhiều, sau khi nâng phần
mâm chày bị lún đã ghép xương mào chậu tự thân.

3. Kết quả gần
Theo tiêu chuẩn Larson - Bostman
1. Diễn biến tại vết mổ
-52/55BN( 94,6%) liền vết mổ kỳ đầu.
- 3/55BN( 5,4%) có nhiễm trùng nông tại vết mổ,
được điều trị kháng sinh7-10 ngày, thay băng hàng ngày
và sau đó vết mổ liền tốt, ra viện.
2. Kết quả nắn chỉnh trên phim XQ sau mổ
50/55BN ( 90,9%) nắn chỉnh ổ gãy hết di lệch,
5/55BN ( 9,1%) còn di lệch góc ra trước <50


4. Kết quả xa
Đánh giá theo tiêu chuẩn Roy- Sanders
1. Thời gian theo dõi
Theo dõi kết quả xa cho 55BN, ngắn nhất là 4,5, dài
nhất là 27 tháng. Trung bình là 15,3±6,1tháng.
2. Kết quả chức năng Theo tiêu chuẩn Roy- Sanders.
+ Không có triệu chứng đau tại khớp gối 46/55BN(
83,6%), thỉnh thoảng đau 7/55BN ( 12,7%), đau
khi đi lại 3/55BN (5,5%).
+ Có 30 BN gấp gối được trên 120º, 55BN duỗi
gối về 0 º
+ Có 45/55BN( 81,8%) đi lại bình thường, 10 BN(
18,2%) đi cầu thang phải vịn.
+ Có 45/55BN (81,9%) trở lại công việc cũ bình
thường. 10/55 BN đánh giá làm việc cũ khó khăn,
tuy nhiên chưa cần chuyển sang làm công việc khác.
+ 100% liền xương tốt.
+ 51/55BN( 92.7%) có sẹo mổ mềm mại.4/55BN(
7,3%) có sẹo mổ lồi do cơ địa.
Kết quả chức năng chung: Kết quả tốt và khá đạt
53/55BN (96,4%). Trung bình có 5,4% và không có kết
quả yếu.

BÀN LUẬN
1. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu
Theo kết quả nghiên cứu, có 67,3% là nam và 32,7% là nữ
Theo Yong Zang và CS (2012) trong 54 BN được
nghiên cứu có 61,1% là nam và 38,9% là nữ [1]



1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu
Theo nghiên cứu của chúng tôi trong 55 BN có
67,3% là nam và 32,7% là nữ.
Tuổi trung bình là n= 55 s= 43,4±11,7
Trong đó BN thấp nhất 18 tuổi, BN cao tuổi nhất 68 tuổi.
Kết quả trên cũng tương đương với nghiên cứu của
Phạm Đăng Ninh, CS (2014)
Với BN trẻ nhất 16 tuổi, lớn tuổi nhất 65 tuổi [2].
Theo Yong Zang, cs (2012) nghiễn cứu trong 54 BN
có tuổi trung bình 45,2 tuổi, thấp nhất 19 tuổi, cao nhất
65 tuổi [1],[3].
2. Đặc điểm nguyên nhân chấn thương
Theo nghiên cứu của chúng tôi nguyên nhân chấn
thương chủ yếu là TNGT chiếm 92,6%, TNLĐ và
TNSH chiếm 7,4%.
Theo Trần Lê Đồng và CS (2014) TNGT chiếm
87,1%, TNLĐ và TNSH chiếm 12,9% [4].

2. Kết quả sau phẫu thuật
1. Kết quả liền xương mâm chày
Kết quả liền xương sau mổ 3 tháng là 55/55 BN (100%).
So sánh với các tác giả khác:
- Cole (2004), kết xương nẹp khóa cho 77 BN gãy
mâm chày, tỉ lệ liền xương là 96,1% [5].
- Gösling T năm 2005 kết xương nẹp khóa cho
69 trường hợp mâm chày và tỉ lệ liền xương là
61/62BN(98,3%) [6].
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương tự kết quả của các tác giả khác

2. Kết quả phục hồi chức năng gấp duỗi gối
Kết quả phục hồi chức năng theo tiêu chuẩn Roy Sandercó 53/55 BN (96,4%) đạt tốt và khá.
Có 2/55 BN (3.6%) có hạn chế gấp gối với biên độ
gấp gối trong khoảng 100-105º
Kết quả này cao hơn kết quả của tác giả Burri.C,
Bartzke.G (với p<0,05) khi kết xương nẹp vít thông
thường cho 163BN với 83,1% gấp gối trên 100º [7].
Điều này cho thấy nẹp khóa cố định vững ổ gãy, khả
năng chống lún mâm chày tốt cho phép BN tập vận
động sớm để khôi phục tốt chức năng khớp gối.
Khả năng đi lại và làm việc sau phẫu thuật:
Qua nghiên cứu có 45/55BN (81,9%) trở lại công việc
cũ bình thường. 10/55 BN đánh giá làm việc cũ khó khăn,
tuy nhiên chưa cần chuyển sang làm công việc khác

3. Thời điểm phẫu thuật
Về thời điểm phẫu thuật, còn nhiều quan điểm khác
nhau. Theo Bassi J.L, Yamin M, thời điểm phẫu thuật
tốt nhất nên tiến hành trong vòng 24 – 48 giờ đầu [11],
khi mà phần mềm chưa sưng nề nhiều, dễ đóng vết mổ.
Nhiều tác giả cho rằng, chỉ nên phẫu thuật khi điều kiện
phần mềm quanh gối ổn định [12],[13],[14].
Trong nghiên cứu này có 9 BN được mổ trong vòng
24 giờ đầu (16,4%), 31 BN được mổ từ ngày thứ 2 đến
ngày thứ 7 sau tai nạn (72,7%). Đây là những BN có tổn
thương phần mềm độ 1, 2, được xử trí sớm: cố định tốt,
dùng thuốc giảm đau toàn thân, thuốc chống phù nề tại
tuyến trước. Đến với chúng tôi khám thấy, tại chỗ nề
vừa, tình trạng toàn thân tốt và đã được kết xương nẹp
khóa. Kết quả sau mổ tốt. Kiểm tra chức năng khớp gối

theo tiêu chuẩn của Roy Sanders đều đạt khá và tốt.
Có 15 BN được mổ sau 7 ngày (27,3%). Ở thời điểm
này, phần mềm quanh gối của các BN này giảm sưng nề
và hết phổng nước.
3 BN nhiễm khuẩn vết mổ là các trường hợp gãy loại
VI có kèm trật khớp gối ra ngoài, phần mềm tổn thương độ
2, được phẫu thuật vào ngày thứ 10-11 sau chấn thương.
Chúng tôi sử dụng 1 đường mổ cho những trường hợp này.
Điều này cho thấy, đối với những BN gãy 2 mâm chày
có tổn thương phần mềm nặng nề cần kéo liên tục đến
khi phần mềm thật sự ổn định (hết sưng nề, hết rối loạn
dinh dưỡng...) mới mổ KHX nẹp khóa, thông thường là
sau 1 tuần; cố gắng KHX với kỹ thuật can thiệp tối thiểu.
Nếu cần thiết phải chỉnh mở mâm chày trong thì PTV mở
thêm 1 đường mổ nhỏ sau trong để tiếp cận trực tiếp ổ gãy
chứ không nên lóc phần mềm rộng.
Theo chúng tôi, việc phẫu thuật chỉ nên tiến hành
sau khi BN được khám kỹ và đánh giá đầy đủ các tổn
thương. Đồng thời các phương tiện KHX được chuẩn bị
đầy đủ . Trong thời gian chờ mổ, phần mềm tại chỗ và
thể trạng toàn thân phải được chăm sóc tốt. Có kế hoạch
trước mổ chu đáo và chủ động về số đường rạch da, vị
trí đặt nẹp để ít làm tổn thương phần mềm nhất.
4. Kỹ thuật kết xương nẹp khóa mâm chày
Mục đích của cuộc phẫu thuật là phục hồi cấu trúc
giải phẫu mâm chày, cố định vững ổ gãy. Vì vậy cần đưa
ra chỉ định cho từng loại thương tổn.
* Đường mổ, vị trí đặt nẹp
Đối với gãy loại V, VI : thường dùng 1 đường mổ
trước ngoài và đặt 1 nẹp khóa ở phía mâm chày ngoài.

Có thể hỗ trợthêm bằng bắt vít xốp ngoài nẹp để ép 2
Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung
229


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016

mâm chày, tăng độ nén ép ổ gãy trước khi đặt nẹp khóa.

12/55BN(21.8%), Schatzker VI 43/55BN (78,2%).

Có 51/55BN(92,7%) được phẫu thuậtvới 1 đường
mổ trước ngoài và sử dụng 1 nẹp khóa .

- Chúng tôi chụp MSCT dựng hình khớp gối bị vỡ
mâm chày cho 15/20BN tiến cứu (75%).

Có 4/55BN(7,3%) BN mổ với 2 đường mổ sử dụng 2
nẹp để nắn chỉnh và cố định ổ gãy.

2. Kết luận 2: Kết quả điều trị gãy mâm chày theo
Schatzker V, VI bằng nẹp khóa

Gösling (2005) [6], Boldin C. (2006) [15], Richard
L (2008) [14] đều cho rằng hầu hết các trường hợp gãy
mâm chày V, VI sử dụng một nẹp khóa cũng có thể nắn
chỉnh và cố định vững chắc được.
Quan điểm dùng thêm nẹp khóa thứ 2 khi gãy 2 mâm
chày có mảnh vỡ dọc phía sau mâm chày trong phù hợp
với các tác giả Barei D.P (2004) [8], Yong Zang (2012) [9].

Trong trường hợp này, các tác giả đều khuyên chọn đường
mổ trực tiếp vào ổ gãy, tránh bóc tách nhiều phần mềm.
Theo chúng tôi, hầu hết các trường hợp gãy kín mâm
chày được phẫu thuật bằng 1 đường mổ trước ngoài và
được cố định vững bằng 1 nẹp khóa. Chỉ dùng 2 nẹp
khóa khi vỡ 2 mâm chày có kèm gãy dọc phía sau mâm
chày trong. Sử dụng 2 đường mổ giúp PTV dễ dàng
kiểm tra tổn thương và nắn chỉnh những ổ gãy phức tạp.
Số lượng đường mổ, số lượng nẹp, vị trí đặt nẹp cần
được tính toán trên có sở khám xét lâm sàng, phim CT
trong giai đoạn trước mổ.
Đối với những trường hợp gãy lún mâm chày nhiều,
cần nắn chỉnh nâng xương lún, ghép xương mào chậu
tự thân.
Có 3/55 BN lún mâm chày nhiều được ghép xương
mào chậu tự thân, kết quả liền xương tốt.
Chụp MSCT dựng hình 3D trước mổ cho phép đánh
giá mức độ lún, di lệch của mâm chày cũng như những
mảnh vỡ ở phía sau mâm chày.
Trong phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của màn tăng sáng sẽ
giúp phẫu thuật viên tốt hơn trong quá trình nắn chỉnh,
nâng diện lún mâm chày.

KẾT LUẬN
1. Kết luận 1: Đặc điểm thương tổn giải phẫu gãy
mâm chày theo Schatker V, VI
- Nam/ nữ 2/1
- Tuổi trung bình 43,4, thấp nhất 18 tuổi, cao nhất 68 tuổi
- Tổn thương gãy mâm chày theo Schatzker V


230

- Đường mổ và vị trí đặt nẹp khóa
92,7% BN được sử dụng 1 đường mổ trước ngoài
với 1 nẹp
7,3% BN được sử dụng 2 đườn mổ với 2 nẹp.
- Dụng cụ KHX hỗ trợ
16,3% sử dụng kim K-Wire găm kim diện gãy trước
khi đặt nẹp khóa
3,6% sử dụng vis rời cố định mảnh vỡ rời trước khi
đặt nẹp khóa
5,4% sử dụng chỉ thép cố định tổn thương bong điểm
bám DCCT
- Nâng xương lún mâm chày
15% BN tiến cứu được nâng diện lún mâm chày
bằng xương mào chậu tự thân.
- kết quả gần : Theo tiêu chuẩn đánh giá của LarsonBostman
- Tỷ lệ liền vết mổ kỳ đầu 94,6%, nhiễm khuẩn nông
vết mổ 5,4%
- Kết quả liền xương sau mổ: 100%
Tỷ lệ thẳng trục trên XQ 90,9%, lệch trục góc mở
ngoài 9,1%
- Kết quả xa: Theo tiêu chuẩn của Roy Sanders:
Kết quả PHCN chung với mức độ tốt
43/55BN(78,2%), Khá 10/55BN( 18,2%), trung bình
2/55BN(3,6%) và không có kết quả kém.
Gãy mâm chày thường do nguyên nhân tai nạn giao
thông. Cơ chế chấn thương trực tiếp với mức năng lượng
cao gây thương tổn phức tạp cho mâm chày đặc biệt là
loại gãy Schatzker V, VI.Sử dụng nẹp khóa cho thấy ưu

điểm về mặt cơ sinh học cũng như cấu tạo nẹp phù hợp
với giải phẫu của mâm chày. Kết hợp chụp XQ thường
quy và CT dựng hình mâm chày cho phép đánh giá tốt
hơn thương tổn và với sự hỗ trợ của màn tăng sang giúp
cho việc kết hợp xương đảm bảo vững chắc ổ gãy cũng
như giải phẫu của mâm chày được tốt hơn.


Tài liệu tham khảo
1.

Yong Zang, De – Gang Fan, Bao – An, Si – Gio Sun
(2012). Treatment of complicated tibial plateau fractures with
dual plating via a 2 incision technique. Orthopaedics, 35(3).
e359 – e364.

9.

2.

Phạm Đăng Ninh, Nguyễn Quang Trung, Lê Tuấn Dũng,
Đào Thiện Tiến, Nguyễn Đăng Long (2014). Nhận xét kết
quả điều trị gãy kín phức tạp mâm chày loại Schatzker V,VI
bằng nẹp khóa tại bệnh viện 103.

3.

Z. Yu, L. Zheng, Y. Zhang, J. Li, B. Ma (2009). Functional
and radiological evaluations of high-energy tibial plateau
fractures treated with doublebuttress plate fixation.

European journal of medical research, 200-205.

10. Nork S.E Barei D.P, Mills W.J, Cole C.P, Henley B,
Bernirschke S.K (2006). Functional outcomes of severe
bicondylar tibial plataeu fractures treated with dual incisions
and medial and lateral plates. J. Bone Joint Surg Am, 88,
1713 – 1721.

4.

5.

6.

Trần Lê Đồng, Lê Phước Cường, Mỵ Duy Tiến (2014).
Đánh giá kết quả điều trị gãy kín mâm chày loại Schatzker
V,VI bằng kế hợp xương nẹp vít có hỗ trợ chụp cắt lớp vi
tính. Tạp chí Y Dược học Quân sự
Zlowodzki M Cole P.A, Kregor P.J (2003). Less Invasive
Stabilization System (LISS) for fractures of the proximal
tibia: Indications, surgical technique and preliminary results
of the UMC Clinical Trial. Injury, 34(Suppl 1). S16 – S29.
Schandelmaier P Gösling T (2005). Single Lateral Locked
Screw Plating of Bicondylar Tibial Plateau Fractures. Clinical
Orthopaedics and Related Research, 439, 207–214.

7.

Bartzke G Burri C (1979). Fracture of tibia plateau. Clin
Orthop, 138. pp. 84 – 93.


8.

Nork S.E Barei D.P, Mills W.J, Henley B, Bernirschke S.K
(2004). Complications associated with internal fixation of
high-energy bicondylar tibial plateau fractures ultilizing a two
- incision technique. J Orthop Trauma, 18(10), 649 – 657.

De-Gang Fan Yong Zhang, Bao-an, Si-Guo Sun (2012).
Treatmet of complicated tibial plateau fractures with dual
plating via a 2-incision technique. Orthopaedics, 35 (3), e359
– e364.

11. Thái Anh Tuấn (2010). Đánh giá kết quả điều trị gãy kín
mâm chày độ V, VI theo Schatzker bằng phương pháp kết
xương nẹp vít tại viện 103. Luận văn cao học, Học Viện
Quân y.
12. Watson J.T (2001). Tibial: proximal. AO Principles of
Fracture Management, 504 – 521.
13. David L. Helfet Kenneth J. Koval (1995). Tibial plateau
fractures: Evaluation and treatment. Journal of the American
Acad of Orthop Surg, 3, 86 – 94.
14. Jonathon Gainor Richard L. Uhl, Joel Horning (2008).
Treatment of bicondylar tibial plateau fractures with lateral
locking plates. Orthop Trauma update, Vol 31(5). 473 – 477.
15. Fankhauser F Boldin C, Hofer H. P, Szyszkowitz R
(2006). Three-year results of proximal tibia fractures treated
with the LISS. Clin Orthop Relat Res, 445, 222 – 229

Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung

231



×