Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường phân tích nguyên nhân kinh tế gây suy thoái đất nông lâm nghiệp và đất ngập nước ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.59 KB, 37 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp từ bao đời nay với hơn 70% dân số sống dựa
vào ruộng vườn, canh tác. Chính vì vậy, đất đai là tư liệu sản xuất, là tài sản vô cùng
quí giá đối với người nông dân. Tuy nhiên, đất nước ngày một đổi thay, hòa mình vào
xu thế phát triển chung của thời đại cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa học – kỹ
thuật, với những quá trình tất yếu diễn ra như công nghiệp hóa – hiện đại hóa, dân số
có xu hướng tập trung đông tại các thành phố lớn đã gây ra nhiều tác động tiêu cực lên
đất đai. Giờ đây, chất lượng đất không còn phụ thuộc chủ yếu vào bàn tay cần cù của
người nông dân, ngược lại, đang phải oằn mình gánh chịu những hậu quả nặng nề từ
các khu công nghiệp mọc lên như nấm, từ lượng chất thải sinh hoạt khổng lồ, và còn
từ chính những hoạt động canh tác của con người. Đây chính là mặt trái của sự cải
tiến đời sống theo hướng mà chúng ta đang sống và chứng kiến hiện nay. Xu hướng
vận động này của xã hội loài người nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng tất yếu sẽ
duy trì trong tương lai, nên hậu quả đối với đất đai chắc chắn càng thêm xấu đi nếu
không có những biện pháp cải tạo song song. Nhưng đang phơi bày trước mắt là thực
tế, con người chỉ quan tâm nhiều nhất và trước nhất đến lợi ích của mình, rất ít người
có ý thức quan tâm đến việc môi trường, cụ thể ở đây là môi trường đất đã bị bàn tay
con người hủy hoại, làm cho suy thoái nghiêm trọng đến như thế nào trong khi đất đai
là tài sản hữu hạn, con người không thể sống thiếu đất. Vì những lí do trên, suy thoái
môi trường đất đã và đang là một vấn đề hết sức nhức nhối.
Chính vì thế, chúng em lựa chọn đề tài “Phân tích nguyên nhân kinh tế gây suy
thoái đất nông – lâm nghiệp và đất ngập nước ở Việt Nam hiện nay” nhằm đưa ra
những tìm hiểu tổng quát về ba loại đất nêu trên, sau đó mới đi sâu phân tích ba
nguyên nhân chính gây suy thoái môi trường đất, cuối cùng là đề xuất giải pháp ứng
với mỗi nguyên nhân đã được làm rõ.
Trong quá trình làm tiểu luận, chúng em không tránh khỏi những hạn chế, và thiếu
sót. Vì vậy, chúng em rất mong được cô góp ý để bài tiểu luận của nhóm hoàn thiện
hơn.

2



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤT VÀ SUY THOÁI MÔI
TRƯỜNG ĐẤT
1.1. Các loại đất chính ở nước ta
Nước ta có ba loại đất chính: ferralit, đất phù sa và đất mùn núi cao
1.1.1. Đất feralit
Đất feralit chiếm 65% diện tích đất tự nhiên, là nhóm đất có diện tích lớn nhất, hình
thành trực tiếp ở vùng đồi núi thấp. Nhóm đất này có đặc tính chua, nghèo mùn, nhiều
sét và có màu đỏ, vàng do các hợp chất sắt, nhôm. Đất bị xấu đi nhanh chóng và
không thể trồng trọt được. Do đó, đất feralit thích hợp với các loại cây công nghiệp
như cao su, cà phê, điểu,… ngoài ra cũng có thể trồng các loại cây lương thực như lúa,
ngô, sắn,…
1.1.2. Đất phù sa
Đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên, tập trung tại các vùng đồng bằng, bao
gồm các loại đất như đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ
miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở
các vùng trũng Tây Nam Bộ,… Nhóm đất này có đặc điểm phì nhiêu, dễ canh tác và
làm thủy lợi, ít chua, tơi xốp và giàu mùn. Đất phù sa thích hợp được sử dụng trong
nông nghiệp để trồng lúc, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…
1.1.3. Đất mùn núi cao
Nhóm đất này chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu dưới thảm rừng á
nhiệt đới hoặc vùng núi cao ôn đới. Đất mùn núi cao có đặc điểm xốp, nhiều mùn, có
màu đen hoặc màu nâu. Loại đất này thích hợp để trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
1.2. Đất ngập nước là gì?
Công ước RAMSAR ra đời năm 1971 tại Iran nhằm bảo tồn những vùng đất ngập
nước và đã được quốc tế ghi nhận. Theo Công ước, “Đất ngập nước bao gồm những vùng
đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng
ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước


3


ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi
triều thấp”.
1.3. Vai trò của đất nông – lâm nghiệp và đất ngập nước
1.3.1. Vai trò đất nông – lâm nghiệp
Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không
gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất
như cày, bừa, xới xáo...) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt,
chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì
nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất.
1.3.2. Vai trò của đất ngập nước:


Đảm bảo nguồn cấp nước cho thế giới: đất ngập nước chỉ chiếm 0.75% lượng

nước ngọt thế giới nhưng lại trực tiếp cấp nước cho các hoạt động của con người.


Lọc các chất độc hại: 80% lượng nước thải thải thẳng ra ngoài môi trường tự

nhiên mà không được xử lý. Các loài thực vật, động vật sống trong vùng đất ngập
nước có thể lọc những chất độc hại ra khỏi môi trường nước ở một mức độ nhất định.


Lưu trữ carbon: Chỉ riêng đất mùn ở vùng đất ngập nước lưu trữ 30% lượng

carbon trong đất, gấp đôi lượng carbon lưu trữ trong các khu rừng, việc này có thể
giúp chống lại các tác động của biến đổi khí hậu.



Vùng phòng giảm thiểu thiên tai, giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong

điều kiện thời tiết cực đoan. Chúng lưu trữ nước mưa, nước chảy tràn khi mưa bão
giúp giảm lũ lụt và hỗ trợ cấp nước khi hạn hán.


Vùng đảm bảo đa dạng sinh học: là môi trường sống của hơn 100.000 loài sinh

vật.


Đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp như

cá, trồng cây lương thực…


Tạo nên các nguồn sinh kế cho khoảng 61,8 triệu người đang trực tiếp mưu

sinh từ các nguồn lợi thủy sản và dịch vụ về nước.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất
4


Muốn đánh giá được chất lượng đất thì cần xác định, đánh giá mức độ dinh dưỡng
của đất thông qua các chỉ tiêu như:
-

Độ ẩm và nhiệt độ đất


-

Độ màu mỡ

-

Độ chặt, độ cứng và độ thẩm thấu

-

Độ pH của đất

-

Đo nồng độ CO2

-

Đo hàm lượng nito, chất béo

-

Đo diện tích lá

-

Độ quang hợp của cây

1.5. Hiện trạng sử dụng đất

(Đơn vị tính: nghìn ha)
Tổng diện

Đất đã giao cho các đối

Đất đã giao cho các

tích

tượng sử dụng

đối tượng quản lý

Đất nông nghiệp

27.268,6

24.437,3

2.831,3

Đất sản xuất nông nghiệp

11.508,0

11.397,2

110,8

Đất lâm nghiệp


14.910,5

12.197,6

2.712,9

Đất ở đô thị

158,9

158,0

0,9

Đất ở nông thôn

556,0

554,9

1,1

Đất chuyên dùng

1.874,3

926,5

947,8


phi nông nghiệp

274,5

272,0

2,5

Đất chưa sử dụng

2.105,3

513,0

1.592,3

Đất sản xuất, kinh doanh

1.6. Thực trạng đất
Hiện nay, lớp đất mặt đang có nguy cơ bị biến mất một phần trong tương lai. Liên
Hợp Quốc đưa ra cảnh báo, khoảng 1/3 tài nguyên đất trên hành tinh đang bị suy thoái

5


do xói mòn, ô nhiễm, quá trình axit hóa và suy giảm chất dinh dưỡng. Hiện nay, 10%
đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hóa.
1.7. Tác động tích cực của con người lên tài nguyên đất nông nghiệp
Đối mặt với vấn đề môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề, nhà nước và toàn dân đã có

những biện pháp, hành động thiết thực, hữu ích giúp hạn chế sự thay đổi tiêu cực của
môi trường đất.
1.7.1. Những chính sách kịp thời của chính phủ
Theo nghị định số 155/2016/NĐ-CP, nhà nước sẽ áp dụng hình thức phạt tiền tối đa
đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ đất nói riêng và môi
trường sống nói chung là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng
đối với tổ chức.
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP được ban hành với khung và mức phạt cao, hình
thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả nghiêm khắc (ngoài bồi thường
thiệt hại, khắc phục hậu quả vi phạm, buộc phải dừng hoạt động…), có tính răn đe cao
đã tạo sự chuyển biến tích cực đối với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã có ý thức
khắc phục ngay các tồn tại, vi phạm, đã quan tâm đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt
quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và vận hành thường xuyên hệ thống xử lý chất thải
đạt QCVN; thu gom, quản lý, xử lý chất thải…
1.7.2. Những hành vi tích cực của cá nhân và doanh nghiệp
Những năm gần đây, phong trào bảo vệ môi trường diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là
năm 2019 vừa qua.
Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Sở NN&PTNT Hà Nội đã
phối hợp với các địa phương đôn đốc chủ rừng và các xã có rừng tích cực trồng rừng,
trồng và chăm sóc cây xanh để tránh xói mòn đất. Vào dịp xuân Kỷ Hợi năm 2019, toàn
thành phố đã có 30 quận, huyện, thị xã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ
ơn Bác Hồ”. Đến nay, toàn thành phố đã trồng mới được 81.908 cây xanh đô thị, cây
bóng mát, đạt 49,1% kế hoạch; trồng mới được 131.309 cây ăn quả, đạt 73% kế hoạch.

Các quận, huyện đã tích cực trong việc thu gom và xử lý rác thải đúng cách. Tiêu
biểu có thể kể đến như huyện Củ Chi, Đến nay, toàn huyện có 128.077/129.247 hộ
6


đăng ký thu gom và xử lý rác đạt 99,09%. Tần suất thu gom rác từ 2 – 3 lần/tuần. Bên

cạnh đó, nhiều trường học, cơ sở giáo dục đã trang bị các thùng rác phân loại rác.
Trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube… hay các trang thương mại
điện tử như: Shopee, Lazada… có thể thấy rất nhiều mặt hàng thay thế cho đồ nhựa
dùng một lần như bình nước cá nhân, ống hút bằng thủy tinh, kim loại… được bán với
giá thành hợp lý chỉ từ 20.000 đến 50.000 VNĐ có thể sử dụng trong rất nhiều năm và
vẫn đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng.
Các doanh nghiệp, nhãn hàng đã có hàng loạt những chính sách nhằm khuyến
khích người tiêu dùng bảo vệ môi trường như: giảm giá 1000 VNĐ cho những khách
hàng sử dụng túi cá nhân, không lấy túi nilon của chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K, dự
án sản xuất cốc có thể tái chế và phân hủy hoàn toàn của Starbucks…
CHƯƠNG 2: CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM TÀI NGUYÊN ĐẤT
2.1. Suy giảm tài nguyên đất do công nghiệp hóa
2.1.1. Chuyển đổi đất nông nghiệp và thu hẹp đất ngập nước phục vụ công nghiệp

Ở Việt Nam, quá trình hiện đại hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh
mẽ trên khắp cả nước, gây áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên đất nông nghiệp.
BIẾN ĐỔI TỶ SỐ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN
2015-2018
0.139

0.1383

0.138

0.1375

0.137
0.136
0.135


0.1365
0.1354

0.134
0.133
2015

2016

2017

2018

(Tính toán dựa trên thống kê diện tích đất của Bộ Tài nguyên Môi trường)
Biến đổi trên cho thấy tốc độ tăng diện tích đất nông nghiệp thấp hơn so với tốc độ mở
rộng diện tích đất phục vụ cho công nghiệp hóa. Hiện nay chính phủ vẫn đang thực hiện
chính sách thu hồi đất nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, giảm tỉ trọng ngành
nông nghiệp thì con số đó sẽ ngày càng tăng thêm nữa, làm cho đất nông nghiệp

7


dần thu hẹp. Chẳng hạn như tại tỉnh Vĩnh Phúc, hơn 13,7% diện tích của xã được thu
hồi để xây dựng dự án Cụm công nghiệp Đồng Sóc, nhiều hộ ở thôn Vũ Di đã dành từ
70%-80% diện tích đất nông nghiệp của gia đình cho dự án. Hay Nghị quyết 80 của
Chính phủ ngày 19.6.2018 cho phép TP HCM được chuyển đổi 26.000 ha đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp các loại, trong đó hơn 2.000 ha phục vụ cho công
nghiệp.
Bên cạnh đó, việc quai đê, lấn biển hoặc san lấp các ao, hồ để phát triển các khu

công nghiệp, các hạ tầng du lịch, hay ngăn các dòng chảy để xây dựng các công trình
thủy lợi, khai hoang, khai thác nước ngầm dẫn đến làm mất hoặc phá hủy nguồn lợi
đất ngập nước, gây nên hiện tượng xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng, hủy hoại tính
đa dạng sinh học vốn có ở các vùng đất ngập nước ngọt, mặn và nước lợ. Do đó làm
suy thoái, thu hẹp một cách nhanh chóng các vùng đất ngập nước. Điển hình là việc
xây dựng công trình thuỷ điện Đắk Mi 4 trên phần thượng nguồn phía Phước Sơn Quảng Nam dẫn đến không trả đủ lưu lượng mùa kiệt về sông Vu Gia (diễn ra từ năm
2011-2012 đến nay) khiến vùng ven sông Vu Gia - Đà Nẵng nhiễm mặn rất nặng.
2.1.2. Chất thải công nghiệp
Chất thải công nghiệp là chất thải được tạo ra từ hoạt động công nghiệp, bao gồm
bất kỳ vật liệu nào không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất tại các nhà máy,
công nghiệp, luyện kim và hoạt động khai thác. Các loại chất thải công nghiệp bao
gồm bụi bẩn, phế liệu, dầu, dung môi, hóa chất,... và thường được phân loại thành
nhóm chất thải rắn, lỏng và khí.
Theo báo cáo của Cục quản lý tài nguyên nước, khoảng 5 - 20% lượng nước sử dụng là
cho ngành công nghiệp. Một vài ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng nước rất cao, như
sản xuất giấy, nhựa, chế biến thực phẩm. Nhiều ngành công nghiệp đang được mở rộng
quy mô sản xuất, cũng như phạm vi phân bố. Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải
rất lớn, nhưng mức đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu. Theo báo
Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 6/2019, toàn TP Hà Nội có 70 cụm công
nghiệp đang hoạt động. Trong đó, 49 cụm công nghiệp, chiếm 70% tổng số cụm công
nghiệp trên địa bàn Hà Nội chưa có trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ các khu
công nghiệp chủ yếu chứa chất lơ lửng, chất hữu cơ và kim loại nặng.

8


Tình hình KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung
trên cả nước những năm gần đây
300
250

200
150
100
50
0

2014

2015

2016

2017

2018

Số KCN đi vào hoạt
động

209

212

220

223

251

Tỷ lệ KCN đang hoạt

động có hệ thống xử
lý nước thải tập trung

75.5

84.4

86

87

88.05

(Thống kê dựa trên số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Bên cạnh đó, tình trạng chất thải rắn công nghiệp những năm gần đây cũng phát
sinh rất lớn. Thống kê năm 2016 cho thấy riêng TP. Hồ Chí Minh khối lượng chất thải
rắn công nghiệp phát sinh khoảng 1.500 - 2.000 tấn/ngày từ hơn 2.000 nhà máy lớn và
khoảng 10.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, nằm trong và ngoài các khu công nghiệp;
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát sinh khoảng 1.000 tấn/ngày, chủ yếu là xỉ thép, tạp chất
từ phế liệu thép nhập khẩu, xỉ than đá, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải…
Khi các nhà máy không có một hệ thống xử lý nước thải hay chất thải rắn tốt, đạt
chuẩn mà xả thải ra ngoài môi trường, đặc biệt là các chất thải kim loại nặng như chì,
kẽm, đồng, Niken, Cadimi… có trong các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, màu vẽ, công
nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất, hay ở các khu khai thác
mỏ, các khu công nghiệp, thì sẽ tác động đến sự hoạt động của các vi sinh vật đất và
ảnh hưởng đến số lượng cá thể, đa dạng về thành phần loài của chúng, gây thoái hóa
và làm giảm độ phì của đất.
Giới hạn tối đa hàm
Kim


lượng trong tầng đất

loại

mặt (mg/kg đất khô)

nặng

Đất nông

Đất lâm

nghiệp

nghiệp

Ảnh hưởng đến đất

9


- giảm số lượng vi khuẩn; giảm lượng CO2 giải phóng
- giảm sinh khối vi sinh vật đất đến 44% và 36% ở các đất hữu cơ

Đồng
(Cu)

100

150


là đất khoáng so với đất không bị ô nhiễm
- giảm khả năng khoáng hóa 82% ở các đất kiềm và 20% ở đất
axit
- giảm cả số lượng vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, các loại giun tròn và

Cadimi
(Cd)

giun đất; giảm lượng CO2 giải phóng
1,5

3

- ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme nitrogenase trong quá
trình cố định nitơ sinh học

Kẽm
(Zn)

- giảm số lượng các loại chân đốt, đặc biệt là ve và nấm; làm tăng
200

200

70

100

Chì

(Pb)

số lượng bọ bật đuôi
- ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme nitrogenase trong quá
trình cố định nitơ sinh học

Thủy

- giảm 73% tốc độ khoáng hóa nitơ ở đất axít và 32 – 35% ở các

ngân

đất kiềm

(Tổng hợp dựa trên Thông tư Số: 64/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường)
Bên cạnh kim loại nặng thì khí thải từ công nghiệp cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến
môi trường đất. Hoạt động đốt than sản xuất điện tại các nhà máy nhiệt điện than có thể
phát thải ra những chất gây ô nhiễm môi trường như SO2, NOx, các loại bụi mịn PM 10,
PM 2.5. Hay khi sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra từ 0,5-1 tấn xỉ, 10.000 m3 khí thải, 100kg
bụi và các chất ô nhiễm như: axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim, các oxit (FeO, MnO,
Al2O3, SiO2, CaO, MgO) và các loại khí thải chứa CO, CO2, SO2, NO2. Các khí thải
này làm ô nhiễm không khí, khi mưa xuống, chúng kết hợp với nước tạo thành các axit
mạnh như sulfuric, nitoric gây ra mưa axit, làm tăng quá trình chua hoá đất.
Môi trường các vùng đất ngập nước cũng đối mặt với sự suy thoái ngày càng nặng nề
do chất thải công nghiệp. Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, các khu chế xuất và khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam mỗi ngày thải hơn 111.600m3 nước thải, trong đó có hơn 15 tấn chất rắn
lơ lửng, 20 tấn BOD5, 1,6 tấn nitơ và 500kg phốt pho xả vào hệ thống sông Đồng Nai-Sài
Gòn. Hàm lượng lindan cao trong bùn đáy của lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn tới 6-32

ug/kg. Xu hướng tăng cao hàm lượng các chất hữu cơ kèm theo các chất dinh

10


dưỡng, hóa chất độc hại thường gây hiện tượng tảo nở hoa, tảo độc (hiện tượng thủy
triều đỏ) đe dọa tài nguyên sinh vật vùng đất ngập nước.
2.1.3. Hoạt động du lịch - giải trí phát triển
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp mang lại những giá trị lớn về mặt kinh tế
cũng như giá trị văn hóa, lịch sử cho mỗi quốc gia. Vùng ven bờ được xem là địa điểm
lý tưởng để phát triển tiềm năng du lịch, kèm theo đó là các hoạt động dịch vụ phục
vụ cho du lịch giải trí như là bơi thuyền, câu cá, ngắm san hô,... Tuy nhiên, bên cạnh
những lợi ích đem lại, thì du lịch giải trí đang gây ra những tác động ảnh hưởng đến
môi trường ven bờ. Các hoạt động của con người trong lĩnh vực này đã góp phần làm
cho môi trường ven bờ bị suy thoái.
Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động du lịch giải trí như
khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng ăn uống và các bãi biển nhân tạo dọc bờ biển dẫn đến
việc san ủi đất gây ra sự xói mòn và trôi chảy trầm tích gây tác hại đến vùng cửa sông
và rạn san hô, làm giảm dần diện tích đất và mặt nước. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, khoảng 5 năm về trước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 5.100ha rừng ngập
mặn, nhưng đến nay diện tích chỉ còn khoảng 2.250ha.
Hoạt động du lịch ở rừng ngập mặn ven bờ như tham quan đi bộ trong rừng, ngắm
cảnh, chụp ảnh, săn bắn, khám phá,... cũng làm ảnh hưởng đến số lượng, nơi cư trú và
sinh sản của một số loài chim sinh sống ở nơi đây, làm thay đổi tập tính và đời sống
của chúng. Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng của các vùng đất ven biển
làm mất đi khu hệ cư trú của các loài hoang dã, phá vỡ các nhân tố sinh sản, nuôi
dưỡng, làm tuyệt chủng cục bộ, làm chết các cá thể sinh vật. Do đó làm hạn chế sự
duy trì môi trường đất ngập nước tự nhiên.
Môi trường ven bờ cũng đang chịu sự tác động của những nguồn ô nhiễm từ đất
liền do chất thải sinh hoạt của du khách vãng lai: các chất thải này có nguy cơ làm

thay đổi chất lượng nước, các hệ sinh thái vùng ven bờ.

11


(Biểu đồ số lượng du khách đến thăm hồ Ba Bể và lượng rác thải rắn thải tự
nhiên ra hồ từ năm 2014 đến năm 2018 – Tạp chí Môi trường số 7/2019)
Hồ Ba Bể là vùng đất ngập nước quan trọng của Việt Nam (được Công ước
Ramsar công nhận năm 2011) với hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Đó cũng là lí do
địa điểm này trở thành khu du lịch hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Tuy
nhiên, lượng chất thải qua mỗi năm ở đây ngày càng tăng lên, cụ thể là tính đến năm
2018 lượng chất thải đã lên đến khoảng 50 tấn. Kết quả là lưu vực sông Năng và 3 con
suối Pác Ngòi, Nam Cường và Tả Han có hiện tượng bồi lắng phù sa; đồng thời tình
trạng chặt phá rừng, xâm lấn, sử dụng đất và xây dựng bất hợp pháp khu vực ven hồ
Ba Bể vẫn còn đang tiếp diễn.
Neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định cũng phá hủy nhiều rạn san hô có giá
trị. Những hành vi thiếu ý thức của khách du lịch khi khám phá các rạn san hô và việc
khai thác san hô làm quà lưu niệm của người dân địa phương, ngoài việc phá hủy trực
tiếp rạn san hô còn góp phần làm xói mòn nghiêm trọng vùng bờ, làm mất đi lớp bảo
vệ bờ biển. Việc sử dụng nước thiếu tính toán cho nhu cầu du lịch dẫn đến tình trạng
thiếu nước cục bộ và làm tăng khả năng bị nhiễm mặn ở khu vực ven biển, làm chết
cây cối.
2.1.4. Hoạt động khai thác
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa, nhu cầu về sử dụng năng lượng
của Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Phần lớn các nguồn cung năng lượng hiện

12


tại bắt nguồn từ các nguồn năng lượng không tái tạo được. Điều này đã tác động làm

gia tăng các vấn đề về môi trường, đặc biệt là môi trường đất.
Khai thác khoáng sản là quá trình con người sử dụng phương pháp khai thác bên
ngoài hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Các hình thức khai thác có thể bằng phương pháp thủ công, khai thác quy mô
vừa và nhỏ. Nhưng bất cứ phương pháp nào thì cũng làm suy thoái môi trường đất.
Khi đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, ngành khai thác khoáng sản đã và đang
để lại những khu đất công nghiệp cằn cỗi, ô nhiễm không phù hợp với trồng cây lương
thực. Với các mỏ kim loại, nếu không chú ý đến các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ra
môi trường thì sẽ gây ra nhưng hậu quả khôn lường. Tác động rõ nét nhất là tàn phá
mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật.
Hiện nay, việc khai thác khoáng sản theo kiểu tận thu, thiếu trách nhiệm với cộng
đồng sau khai thác. Việc khai thác đất đá trên địa bàn huyện Hòa Vang dẫn đến hàng
trăm hecta đất nông nghiệp bị bỏ hoang, trở nên cằn cỗi, không thể canh tác được nữa.
11 xã ở huyện Hòa Vang đều có diện tích đất nông nghiệp không sản xuất được hoặc
chỉ sản xuất 1 vụ. Theo thống kê của UBND huyện Hòa Vang thì tổng diện tích đất
không sản xuất, đất không chủ động nguồn nước trên địa bàn là 537,4 ha. Trong đó,
126,13 ha bị ảnh hưởng bởi dự án khai thác than đá (101,69 ha không có khả năng
chuyển đổi; 24,24 ha có khả năng chuyển đổi. Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi khai
thác khoáng sản là 28,29 ha.
Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhưng ô nhiễm
về môi trường đất, phá bỏ đi cảnh quan tự nhiên của đất. Quá trình đào xới tự do, vận
chuyển đất đá làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp, ngược lại quá trình đổ đất đá, chất
thải rắn làm bãi thải tâng cao lên làm cho môi trường đất bị thay đổi về cấu trúc cơ bản.
Cụ thể, để sản xuất 1 tấn than, doanh nghiệp cần bóc đi từ 8 đến 10 m³ đất phủ và thải từ
1 đến 3 m³ nước thải mỏ. Trung bình hàng năm, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp
Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải ra môi trường 182,6 triệu m³ đất đá, các bãi đất đá
thải thường có dạng chất đống, tiềm ẩn nhiều tai biến liên quan như các hiện tượng sạt lở
các bãi thải, lũ bùn đá liên quan đến bãi thải và sự cố vỡ bờ bao

13



các bãi thải quặng đuôi. Các chất thải vô cơ tích tụ nhiều trên bề mặt đất làm suy giảm
chất lượng đất, gây thoái hóa lớp đất mặt.
Theo thống kê thì có hơn 170 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khoáng
sản. Do vốn đầu tư của các doanh nghiệp còn hạn chế, công cụ khai thác chưa được
cải tiến và chưa sử dụng những máy móc hiện đại nên việc khai thác còn khó khăn, dễ
để lại hậu quả. Ví dụ như khoáng sản Titan nằm sau trong đất, sau khi khai thác xong
không hoàn thổ nên mặt đất bị cày nát thành các hố sâu. Bên cạnh đó, việc các doanh
nghiệp chạy đau theo lợi nhuận nên dùng nước biển lọc quặng thô nên về lâu dài vùng
đất đó bị nhiễm mặn không thể trồng trọt.
Nghiêm trọng hơn nữa, do mang lại nhiều lợi ích to lớn, vùng đất ngập nước đang
bị con người khai thác quá mức mà không quan tâm tới hậu quả. Chẳng hạn như diện
tích thảm cỏ biển đang suy giảm từ 40-50% bời hàng loạt tác động của con người như
hoạt động đánh bắt thủy sản theo lối hủy diệt, dùng các chất nổ.
2.1.5. Ảnh hưởng của tràn dầu đến vùng đất ngập nước
Tràn dầu không chỉ ảnh hưởng đến môi trường biển. mà nó còn có ảnh hưởng gián
tiếp đến các đầm lầy ven biển, rừng ngập mặn hoặc các vùng đất ngập nước khác.
Dầu chứa độc tố làm tổn thương và có thể gây suy vong hệ sinh thái bởi dầu chứa
nhiều thành phần khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật. Đặc biệt
trong thành phần dầu có lượng lưu huỳnh chiếm 0,1 – 0,5%, dầu tràn càng nhiều thì
các sinh vật trong môi trường đất ngập nước càng có khả năng bị nhiễm độc lưu
huỳnh, đồng thời làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi
phục của hệ sinh thái đất ngập nước.
Bên cạnh đó, tràn dầu hạn chế việc vận chuyển oxy của rễ cây trong đất, ảnh hưởng
đến quá trình trao đổi khí, quá trình trao đổi năng lượng mặt trời. Dầu nhẹ hơn nước, hai
chất này không hòa tan trong nhau nên khi ngấm vào thì dầu đẩy nước ra ngoài làm cho
môi trường đất hầu như không còn nước và chiếm hầu hết khoảng không khí trong đất
gây hại đến hệ sinh thái, làm cho môi trường đất trở nên cằn cỗi. Việc loại bỏ dầu khỏi rễ
cây ngập mặn không dễ dàng, cần được làm sạch bằng tay và là quá trình tỉ mỉ,


14


lâu dài. Do đó, các diện tích rừng ngập mặn do bị nhiễm dầu đang chết dần chết mòn,
dẫn đến động, thực vật nước lợ hầu như tuyệt chủng.
2.2. Suy giảm tài nguyên đất do đô thị hóa
2.2.1. Chất thải từ các khu đô thị, bệnh viện
2.2.1.1. Thực trạng rác thải sinh hoạt ở các khu đô thị và rác thải y tế hiện nay
Tính đến tháng 11/2018, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước thải rác nhiều nhất,
bằng với Hoa Kỳ và Malaysia, cao hơn mức trung bình 10% của thế giới.
Hội thảo Diễn đàn Chính sách Vai trò của phụ nữ và các bên phi chính thức trong
quản lý rác thải nhựa và nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên thống kê tổng lượng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh là 38.000 tấn/ngày, trong đó, tỉ lệ thu gom đạt khoảng
85%; lượng chất thải rắn đô thị là 11,5 triệu tấn/năm, dự báo năm 2020 là 30 triệu
tấn/năm, năm 2025 là 40 triệu tấn/năm. Hiện công nghệ xử lý chất thải chủ yếu chôn
lấp, ủ sinh học làm phân hữu cơ và công nghệ đốt.
Hiện nay, tại các đô thị lớn ở Việt Nam, người dân sử dụng nhựa rất nhiều. Lượng
nhựa tiêu thụ bình quân đầu người năm 2019 là 41kg/người, gấp hơn 10 lần so với
lượng tiêu thụ 3,8kg/người vào năm 1990. Thống kê của Bộ TN&MT cũng cho thấy,
mỗi ngày Hà Nội thải ra 4.000 - 5.000 tấn rác, trong đó rác thải ni lông chiếm 7 - 8%,
chỉ tính riêng 2 TP lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thải ra môi trường khoảng 80
tấn nhựa và túi nilon/ngày. Đáng chú ý, lượng chất thải nhựa và túi ni lông của cả
nước chiếm khoảng 8 - 12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10%
lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì
lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh
nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng".
Về rác thải y tế, khoảng 50% số bệnh viện tại Việt Nam vẫn chưa thể đem quy trình xử
lý rác đạt chuẩn vào áp dụng. Trong khi đó, mỗi ngày có 120 nghìn m3 nước thải y tế
được thải ra, 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Nước thải của một số bệnh viện

ô nhiễm nặng vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép: 82,54% tụ cầu vàng, 15% trực
khuẩn mủ xanh, 52% E.coli… Nước thải chưa qua xử lý ngấm vào đất, môi trường

15


đất ẩm là điều kiện tốt cho vi khuẩn càng phát triển, khiến cho đất trở thành môi
trường tích tụ vi khuẩn độc hại và ảnh hưởng lâu dài về sau.
2.2.1.2. Nguyên nhân
– Xử lý chất thải không đúng cách ở các hộ gia đình
Chất thải sinh hoạt được tạo ra từ các hoạt động gia đình như dọn dẹp nhà cửa, nấu
ăn, sinh hoạt,…. Chất thải từ hộ gia đình gồm lượng rất lớn các túi đựng bằng nhựa.
Chất thải này được trộn lẫn với chất thải y sinh từ bệnh viện và phòng khám. Hơn
nữa, không có hệ thống phân loại chất thải hữu cơ, vô cơ và tái chế ở cấp hộ gia đình.
– Thiếu hệ thống quản lý chất thải rắn
Phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay gồm chôn lấp, sản xuất phân
hữu cơ và đốt. Đó là những biện pháp hết sức thô sơ, cộng thêm việc không được đầu
tư và nghiên cứu kỹ lưỡng đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề không chỉ đối với môi
trường đất.
Rác thải sinh hoạt chủ yếu được xử lý dưới dạng chôn lấp. Cả nước có 660 bãi chôn
lấp quy mô trên 1ha, mỗi ngày tiếp nhận 52.538 tấn rác thải trong đó có 30% bãi hợp vệ
sinh, còn lại không hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh có thể gây ra ô
nhiễm môi trường đất, không khí và đặc biệt là nước thải rỉ rác từ các bãi chôn lấp.

– Sự thiếu quan tâm của chính quyền
Sự thiếu quan tâm, thờ ơ đối với việc xử lý chất thải là một vấn đề đã dẫn đến
những khó khăn trong việc thực hiện các quy định về chất thải sinh hoạt.
2.2.1.3. Hậu quả của chúng đối với môi trường đất
Rác thải sinh hoạt là một trong những nguồn ô nhiễm môi trường đất lớn nhất. Đất
bị ô nhiễm do chất thải đổ vào nó, làm cho “đất vô sinh”.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đô thị ở Việt Nam hiện nay có chất lượng môi
trường đất bị ô nhiễm ngày càng gia tăng do chịu tác động các chất độc hóa học tồn lưu
từ chất thải. Chẳng hạn, nước thải từ khu vực sản xuất, các khu dân cư không qua xử lý
xả thẳng ra môi trường theo kênh, mương ngấm vào đất, gây ô nhiễm và làm thay đổi
hàm lượng các chất hóa học trong đất. Một số kênh, mương, hồ, ao trong các

16


khu vực đô thị đã trở thành những nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, thường xuyên bị ô
nhiễm, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Mặt khác, nhiều cơ sở sản
xuất không xử lý nước thải, một số bệnh viện và cơ sở y tế lớn với hệ thống xử lý nước
thải hoạt động không hiệu quả đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước mặt bị
ô nhiễm này ngấm vào đất, gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, một số khu vực là nơi chứa đựng
và lưu trữ các chất thải của quá trình sản xuất, hay chất thải rắn sinh hoạt tiềm tàng nhiều
nguy cơ gia tăng ô nhiễm đất. Tại khu vực đô thị, chỉ có khoảng 15% số bãi chôn lấp chất
thải rắn bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh. Nước rỉ từ các hầm ủ, bãi chôn lấp không được xử lý
theo quy định sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm.

Theo các nhà khoa học, chất thải gây ô nhiễm đất ở mức cao tại các đô thị hiện nay
chủ yếu là chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, màu vẽ, hóa chất. Nhiều loại chất hữu cơ có
trong nước cống, rãnh thành phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn
nước tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.
2.2.2. Mở rộng diện tích đất xây nhà ở, các cơ sở vật chất khác
Đô thị hóa luôn đi kèm với mở rộng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, khiến tỉ lệ đất
nông nghiệp giảm sút, đồng thời, đất phi nông nghiệp cũng làm giảm độ phì nhiêu có
trong đất, có thể gây xói mòn đất, làm thiệt hại về nguồn đất. Tình trạng mở rộng là do
những nguyên nhân sau:
2.2.2.1. Dân số đông:
Dân số đông và liên tục tăng tất yếu kéo theo nhu cầu mở rộng đất để đảm bảo an sinh

xã hội. Theo thống kê Tổng dân số và nhà ở năm 2019, Sau 10 năm, quy mô dân số Việt
Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019
là 1,14%/năm. Mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với
năm 2009. Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam
Á, sau Phi-li-pin (363 người/km2) và Xin-ga-po (8.292 người/km2)

Cụ thể, Thành phố Hà Nội:
-

Dự báo dân số đến năm 2030, khoảng 9,0-9,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng

65-68%, tổng diện tích đất xây dựng đô thị chiếm khoảng 28,3% diện tích tự nhiên, đất
dân dụng khoảng 34.900ha; chỉ tiêu đất xây dựng dân dụng khu vực nội đô khoảng 60-

17


65m2/người, khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng khoảng 90-95 m2/người, đất
ngoài dân dụng khoảng 20.300ha. Đến năm 2050, dân số tối đa khoảng 10,8 triệu
người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70-80%.
-

Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía

Tây, Nam đến đường vành đai 4 về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía
Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.
2.2.2.2. Nóng vội mở rộng
Một số địa phương còn chủ quan, nóng vội trong việc mở rộng đất phát triển đô thị
nhưng chưa tính toán chính xác các yếu tố, nguồn lực phát triển... nên để xảy ra nhiều
dự án "treo".

Theo Bộ Xây dựng, thực trạng “quy hoạch treo” tại các đô thị được hiểu là loại quy
hoạch đã được lập và phê duyệt nhưng tổ chức thực hiện chậm hoặc không thực hiện
được một số nội dung quy hoạch. Mặc dù tính đến thời điểm hiện nay, cơ quan chức
năng vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ về “quy hoạch treo” trên phạm vi cả nước
song theo Bộ Xây dựng, đây là hiện tượng khá phổ biến ở một số địa phương.
Một số điểm nóng của hiện tượng quy hoạch treo đó là: Khu liên hợp thể thao tỉnh
Khánh Hòa tại Phước Đồng, Nha Trang (Khánh Hòa) được quy hoạch trên diện tích 63ha,
thuộc 2 thôn Phước Lợi và Phước Hạ, mục đích xây dựng khu dịch vụ thể dục thể thao,
phục vụ nhu cầu tập luyện, thi đấu cho các vận động viên trong tỉnh và khu vực xung
quanh. Dù được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 từ tháng 8 năm 2012, nhưng đến nay,
dự án vẫn chưa có dấu hiệu khởi động. Trên địa bàn TPHCM, tình trạng quy hoạch treo,
dự án treo diễn ra khá phổ biến tại những quận, huyện vùng ven. Tại huyện Củ Chi, dọc
Quốc lộ 22, qua rà soát hiện còn hơn 20.000 hộ dân mắc kẹt trong vùng quy hoạch Khu
đô thị Tây Bắc rộng 5.000ha, Khu công nghiệp (KCN) Bàu Đưng 175ha, Khu viện trường
y tế 105ha và KCN hóa dược 220ha… Đây được coi là những điểm nóng về quy hoạch
treo mà người dân phản ánh trong nhiều năm liền. Trong khi đó, tại quận Bình Thạnh, dự
án Khu đô thị du lịch, sinh thái Bình Quới - Thanh Đa tính đến nay “ngủ quên” đã qua 2
thập niên, kể từ khi phê duyệt vào năm 1992. Đến thời điểm này, dù dự án đã 2 lần đổi
chủ đầu tư nhưng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

18


vẫn dở dang. Ngoài ra rất nhiều khu đất đã duyệt quy hoạch nhưng không kêu gọi
được nhà đầu tư, hoặc nhà đầu tư xí đất làm dự án “ma”.
Hệ quả người dân mất đất canh tác, mất đất ở, trong khi đất đai hoang hóa rất lãng
phí.
2.2.2.3. Do nhu cầu phát triển của đất nước
Vì đô thị hóa thường gắn với tăng trưởng kinh tế và tăng thu cho ngân sách nên
nhiều chính quyền địa phương nước ta muốn đẩy nhanh đô thị hóa hơn nữa, nâng loại

đô thị hiện có, chuyển thị trấn, đôi khi là cả huyện (như Chí Linh) thành thị xã, thậm
chí muốn chuyển cả tỉnh (như Bắc Ninh) hoặc tách đô thị lớn (như Đà Lạt, Vinh)
thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đến tháng 12/2012, cả nước có 765 đô thị
(nguồn: Bộ XD). Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam (phê duyệt
năm 2009) dự kiến đến năm 2025 cả nước sẽ có khoảng 1000 đô thị với 52 triệu
người, đưa tỷ lệ đô thị hóa lên 50%.
Trong quá trình đô thị hóa, việc tăng dân số đô thị đều đi đôi với tăng diện tích đất
đô thị, tức là nhiều diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sẽ được chuyển đổi
thành đất đô thị. Nếu đô thị ở giữa vùng trồng lúa thì chắc chắn diện tích đất trồng lúa
và trồng rau vùng ven nội sẽ giảm đi, dù có được bảo vệ bằng cách nào đi nữa. Đấy là
chưa kể đến hiện tượng đô thị hóa không chính thức không được thống kê, diễn ra
theo dạng đô thị lan tỏa dọc các quốc lộ, đã cùng với các nhà máy bám theo đường
vừa chiếm dụng vừa làm ô nhiễm khá nhiều đất trồng lúa, đồng thời gây trở ngại cho
giao thông khu vực.
Không những thế, để phục vụ nhu cầu của dân đô thị, nhiều diện tích đất nông
nghiệp ngoại thành đã phải nhường chỗ cho các trung tâm giải trí (như Thiên đường
Bảo Sơn) hay sân gôn (như ở Vân trì, Hà Nội), thể hiện thế lực đáng nể của thị trường
bất động sản. Điều này khiến lãng phí nguồn đất
2.3. Suy giảm tài nguyên đất do hoạt động nông nghiệp
2.3.1. Trồng trọt: Sử dụng nông dược chưa phù hợp
2.3.1.1. Khái niệm

19


Nông dược là các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ
cây trồng phát triển, tăng năng suất, sản lượng, điều chỉnh mùa vụ, thời gian thu hoạch,
được phân loại theo nhiều cách nhưng nếu phân loại theo mục đích sử dụng thì gồm 4
nhóm: các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại; các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ


vi sinh vật gây hại; các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng; các chất
diệt chuột và động vật gặm nhấm.
2.3.1.2. Vì sao sử dụng nông dược không hợp lý sẽ gây ra ô nhiễm môi trường
đất?
Tuy có hiệu quả cao, song nông dược cũng sẽ bộc lộ nhiều mặt trái của nó nếu
không được sử dụng một cách hợp lý, một trong số đó chính là làm ô nhiễm môi
trường đất. Đây đồng thời là tác hại lớn nhất khi phun thuốc, bón phân bừa bãi.
Bình thường, trong điều kiện được bón thích hợp thì hiệu suất sử dụng phân bón
cũng không bao giờ có thể đạt được 100% - điều này có nghĩa là nếu bón 100kg phân
bón hóa học, cây trồng sẽ không thể hấp thụ toàn bộ; vì vậy, một phần phân bón sẽ
còn tồn dư trong đất, hoặc bị rửa trôi gây ô nhiễm đất, trong đó một số loại phân bón
có tồn dư axit, làm chua đất và tăng độc tố trong đất. Hơn nữa, bón phân hóa học quá
nhiều sẽ làm cho đất trở nên chai cứng, giảm độ thoáng khí, khả năng giữ nước kém,
… nói chung là đất dần dần suy thoái về mặt vật lý.
Bón nhiều phân hóa học cũng khiến cho hệ hấp thu của đất bị phá hủy, đất bị trơ về
mặt hóa học, khả năng giữ phân bón lại trong đất để cung cấp từ từ theo nhu cầu của cây
trồng tất yếu bị suy giảm, điều này giúp hoàn thiện nốt một chu trình nhân quả khép kín:
bón nhiều phân thì làm đất trơ về mặt hóa học, khi đó, hiệu quả bón phân càng thấp, mà
hiệu quả bón phân càng thấp thì người nông dân lại càng tăng cường bón thêm vào. Quá
trình này khiến cho lượng phân bón dư thừa trong đất ngày càng nhiều lên, gây ra hiện
tượng suy thoái đất trầm trọng. Không chỉ thoái hóa về mặt vật lí và hóa học như đã phân
tích trên, sử dụng phân bón bừa bãi còn khiến cho nguy cơ đất bị suy thoái về mặt sinh
học là tất yếu. Cụ thể, như vừa nêu trên, bón quá nhiều phân làm cho đất đai giảm độ
thoáng khí – đây lại là điều kiện để các vi sinh vật gây hại, ưa sống trong môi trường kị
khí phát triển mạnh mẽ còn những vi sinh vật ưa khí, hầu hết là có ích lại không có đất
sống, bắt đầu suy giảm dần. Đổi lại, sự suy giảm cả về chất lượng lẫn số

20



lượng của các loài vi sinh vật có lợi cho đất cũng đồng nghĩa với sự suy giảm chất lượng
đất, lí do là bởi đất là nơi cư trú chính của cả một hệ vi sinh vật (bao gồm vi khuẩn, xạ
khuẩn, vi nấm, virus, tảo, nguyên sinh động vật; trong đó vi khuẩn chiếm 90%) vì trong
đất chứa nhiều chất hữu cơ, độ ẩm lí tưởng; mà nhờ vào mối quan hệ của các loài sinh vật
cũng như các hoạt động của chúng, đất đai trở nên phì nhiêu, màu mỡ. Ví dụ, hàm lượng
chất hữu cơ có trong đất một phần là do đặc tính tự nhiên của đất, nhưng con người cùng
có thể tác động vào đất (tưới tiêu, cày xới, bón phân) để tăng hàm lượng hữu cơ này lên.
Nguyên lí này bắt nguồn từ việc những hoạt động kể trên của con người tạo điều kiện cho
hệ vi sinh vật đất phát triển, những loài vi sinh vật đó khi chết, một phần biến thành chất
hữu cơ trong đất, một phần trở thành thức ăn cho giun, côn trùng, nhuyễn thể,… - các
sinh vật giúp cải tạo đất – mà khi chúng chết đi lại tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho đất
và cho sinh vật khác. Các loài sinh vật cứ tác động lẫn nhau như thế tạo thành một hệ sinh
thái đất vô cùng phong phú mà không có nó thì không thể có đất trồng trọt. Ngay khi còn
sống, hoạt động của vi sinh vật, đặc biệt là nhóm hảo khí đã giúp phân giải nhiều chất
dinh dưỡng, nhiều thành phần chất hóa học khó tiêu, khó tan trong đất như protein,
cellulose, cùng với các chất do chúng tự tiết ra như cá loại enzyme, các sản phẩm tự dung
giải của vi khuẩn giữ vai trò quan trọng và tích cực trong sự tích lũy, hình thành và phân
giải mùn – nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong đất. Bởi vậy, nếu chỉ tính đến hàm lượng
chất hữu cơ thì khó giải thích được tại sao ở một vùng đất chiêm trũng hàm lượng chất
hữu cơ, chất mùn, đạm, lân đều cao mà cây trồng phát triển lại kém. Đó là do điều kiện
yếm khí của đất hạn chế các loại vi sinh vật háo khí phát triển làm cho các chất hữu cơ
không được phân giải. Tựu chung lại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ tồn
tại quá lâu trong đất sẽ giết chết những loại sinh vật có ích, còn các sinh vật gây hại thì
sinh sôi nảy nở mạnh mẽ.

2.3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng nông dược chưa hợp lý
Thực tế, tình trạng sử dụng nông dược chưa thật sự phù hợp đang diễn ra phổ biến,
thường biểu hiện ở việc bón không đúng chủng loại, liều lượng và tỉ lệ.
Điều này xảy ra do người nông dân, dù đã có nhiều năm kinh nghiệm gắn bó với
ruộng đồng, vườn tược nhưng vẫn chưa thể bù đắp hết được sự thiếu hiểu biết về các

loại chất hóa học, phân hóa học. Chính sự thiếu hiểu biết này cùng bản tính chân chất,
21


tin người, dễ bỏ qua khiến người nông dân rất dễ bị người bán thiếu lương tâm lừa gạt,
nhất là khi trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm viết bằng tiếng nước ngoài, dù không
hiểu lắm nhưng vẫn nghe theo gian thương mua về sử dụng, dẫn đến sử dụng sai mục
đích, sai kĩ thuật, gây hại cho không chỉ cây trồng mà còn gây hại cho đất đai. Đây chính
là nguyên nhân kéo theo giải thích tại sao dù cho bà con có chủ ý thực hiện đúng chăng
nữa, đất đai vẫn phải chịu hệ lụy. Ví dụ, tính sơ qua, danh mục thuốc bảo vệ thực vật
chính thức hiện nay gồm hơn 4.000 tên thương phẩm không phải Tiếng Việt rất khó nhớ
và dễ gây nhầm lẫn; xét riêng trên cây chè đã có 371 tên thuốc thương phẩm, riêng 1 tên
hoạt chất trừ sâu là Fipronil có tới 167 tên thuốc thương phẩm, hoạt chất trừ sâu
Abamectin có 188 tên thương phẩm, hoạt chất trừ bệnh carbendazim có 75 tên thương
phẩm, hoạt chất trừ cỏ Butachlor có 36 tên thương phẩm,... Đó là còn chưa kể đến trên thị
trường, có rất nhiều sản phẩm nông dược bị làm giả, nhập lậu chưa bị phát hiện triệt để
nên vẫn được tiêu thụ. Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột là những loại nông dược thường
không rõ nguồn gốc xuất xứ, được bán tràn lan với giá thành rẻ mạt nên người nông dân
cứ tùy tiện sử dụng vì rẻ mà lại hiệu quả, tiết kiệm thời gian và sức lực, chỉ với 1 lọ thuốc
diệt cỏ 15.000 đồng là có thể diệt cỏ tận gốc trên 1 ha đất.

Thứ hai, vì phân bón vô cơ có hiệu quả quá sức vượt trội nên người nông dân hiện
nay thiên vị sử dụng loại phân bón này. Đặc biệt, đối với những loại cây trồng mang
lại giá trị kinh tế cao, người nông dân còn không tiếc tiền mua phân về bón, mua
thuốc bảo vệ thực vật về phun, cứ có bệnh là lập tức phun, kể cả không sâu bệnh cũng
phun để phòng trừ. Như vậy, chính sự hiệu quả về mặt kinh tế của các loại nông dược
khiến cho người nông dân lạm dụng nó.
Việc lạm dụng phân hóa học, tình trạng mất cân bằng trong sử dụng phân hóa học và
phân hữu cơ một phần đến từ sự thiếu hiểu biết của người dân nhưng Nhà nước cũng
đóng vai trò điều phối, chỉ dẫn, tạo điều kiện nên thực tế này cũng đến từ phía các cơ

quan, các cấp chính quyền. Thứ nhất là do chúng ta thiếu các biện pháp hỗ trợ, khuyến
khích sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ. Thứ hai, hiện hệ thống tiêu chuẩn về phân
bón nói chung và phân bón hữu cơ nói riêng vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế, chưa có quy chuẩn kỹ thuật nào trong lĩnh vực phân bón được xây dựng. Thứ ba,
Nhà nước ta chưa thực sự quản lí tốt các doanh nghiệp sản xuất, các cửa hàng

22


bán các sản phẩm nông dược cũng như kiểm soát được chất lượng của các loại thuốc trừ
sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón các loại,… nên mới để xảy ra tình trạng nông
dược trôi nổi trên thị trường, hàng kém chất lượng trà trộn vào hàng thật, đánh lừa người
tiêu dùng. Hiện có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật, khoảng 100 nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và hơn 30.000 đại lý, nhưng
thực chất chỉ khoảng 15-20 doanh nghiệp chi phối, kiểm soát hầu hết hoạt động sản xuất
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, 15 công ty hàng đầu kiểm soát xấp xỉ 80% doanh số
bán ra. Rõ ràng hàng trăm doanh nghiệp khác là không cần thiết cho việc sản xuất kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta hiện nay. Những doanh nghiệp này tồn tại bắt buộc
phải kinh doanh kiếm thu nhập và phát sinh việc mua đi bán lại, tăng giá, làm hàng giả và
nhiều chuyện tiêu cực khác kể cả lợi ích nhóm (như đăng kí, khảo nghiệm thuốc, danh
mục thuốc bảo vệ thực vật,…). Trong khi đó hệ thống thanh tra loại mặt hàng rất mỏng,
yếu, cơ chế hoạt động rất khó khăn, một thanh tra viên phụ trách

290 đơn vị sản xuất buôn bán, 100.000 ha trồng trọt sử dụng thuốc và 10 vạn hộ nông
dân nên quá tải, rất khó kiểm soát.
2.3.1.4. Thực trạng sử dụng nông dược ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, các hộ nông dân bón chủ yếu là phân vô cơ cho cây trồng. Về vấn đề này,
chia sẻ tại hội nghị, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp
và PTNT) cho biết, thị trường phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đang có sự mất cân đối
nghiêm trọng. Trong số 4.000 sản phẩm thuốc bảo vật thực vật, chỉ có 19% là thuốc sinh

học, còn lại là thuốc hoá học. Với thị trường phân bón, phân vô cơ chiếm trên 90% và
phân bón hữu cơ được sử dụng chỉ khoảng trên 1 triệu tấn, chiếm tỉ lệ chưa đến 10%. Tuy
nhiên, hiệu suất sử dụng phân bón ở Việt Nam rất thấp. Trung bình, cây trồng chỉ hấp thụ
được 50% lượng đạm, 30% lượng lân, 60% lượng kali được bón. Đã vậy, người dân có xu
hướng sử dụng ngày càng nhiều phân bón, hóa chất đối với hoa màu, cây trồng hơn so
với một số quốc gia khác. Cụ thể, lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng cho mỗi ha ở Việt
Nam, Thái lan, Bangladesh, Senegan lần lượt là 2kg/ha; 1,8kg/ha; 1,1kg/ha; 0,2 kg/ha.
Đơn cử trên cây lúa, một vụ lúa khoảng 3 tháng thì phải phun thuốc 8-9 lần: lúc gieo mạ
phun thuốc diệt mầm bệnh, khi bơm nước vào ruộng thì xịt thuốc diệt cỏ, nếu phát hiện
sâu bệnh thì phun vài lần thuốc trừ sâu, sau khi bón

23


phân thường phun thuốc diệt rầy nâu, trước thu hoạch khoảng 20 ngày, cây lúa sẽ
được phun thuốc dưỡng hạt. Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn), việc nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đang gia
tăng một cách đáng báo động.
140
120

120
100

100
75

80
60
40


30

20

9

15

0
1981-1986

1986-1990

1991-2000

2001-2010

2010-2015

2017

Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện lượng nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam
giai đoạn 1981-2017 (Đơn vị: nghìn tấn)
Cùng với đó, số lượng phân bón cũng tăng đáng kể. Kể từ sau đổi mới đến nay, số
lượng phân bón tiêu thụ đã tăng tới 500%. Việt Nam hiện sử dụng khoảng 10 triệu tấn
phân bón các loại mỗi năm. Hàng năm, hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng
9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó
không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng. Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50
tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng

trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý.
2.3.2. Chăn nuôi
2.3.2.1. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
a. Suy thoái môi trường đất do chất thải từ gia súc, gia cầm
Vấn đề đầu tiên đó là tình trạng ô nhiễm đất do chất thải (chủ yếu là phân) trong chăn
nuôi. Phân của gia súc, gia cầm chứa nhiều chất hóa học như Nito, Photpho, Kẽm, Đồng,

24


Chì, Asen, Niken,... và các vi sinh vật gây hại khác gây ô nhiêm đất nghiêm trọng, làm
rối loạn độ phì nhiêu đất.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, trong năm
2017, cả nước có khoảng 12 triệu hộ gia đình hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại
chăn nuôi tập trung. Trong đó, số lượng đàn gia cầm lên tới 362 triệu con, 29 triệu con
lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm lượng chất thải chăn nuôi được thải ra khoảng
84,5 triệu tấn, một con số khổng lồ. Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng 20% lượng
chất thải được sử dụng hiệu quả làm khí sinh học, ủ phân, cho cá ăn,… còn lại lượng
chất thải chăn nuôi bị xả thẳng ra môi trường chiếm tới 80%, làm thay đổi cấu trúc
thành phần cũng như hệ sinh thái đất, gây thoái hóa và xói mòn đất.
Mặt khác, các hộ nông dân cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới ô nhiễm môi
trường khi không xử lý chất thải chăn nuôi đúng đắn. Hầu hết các hộ gia đình hiện nay
đều áp dụng ba biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu sau: chất thải vật nuôi thải
trực tiếp ra kênh mương và ao hồ; chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng; chất
thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (Biogas). Bên cạnh đó, một số
hộ còn xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh hay hồ sinh học.
Thống kê hàng năm cho thấy, trong số các trang trại chăn nuôi, số trang trại làm
đệm lót sinh học chiếm 6,37%, số trang trại sử dụng hầm Biogas chiếm 31,79%, ủ
phân compost chiếm 1,89%, số trang trại chưa áp dụng các biện pháp xử lý chiếm
6,28%. Đối với các hộ chăn nuôi gia đình, số hộ gia đình sử dụng biogas chỉ chiếm

4,08% và có tới 37,28% số hộ chưa áp dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi. Cụ
thể, tại Hà Nội, tuy có gần 2000 trang trại nhưng chỉ có 14,3% trang trại thực hiện báo
cáo đánh giá tác động môi trường; 3,2% chưa áp dụng các biện pháp xử lý chất thải,
số còn lại tuy có áp dụng các biện pháp xử lý chất thải nhưng chủ yếu chỉ xây hầm
biogas, ủ làm phân bón và sử dụng chế phẩm sinh học khác; chăn nuôi nông hộ thì
gần như không áp dụng bất kì biện pháp nào mà xả thẳng ra môi trường.
Vậy nguyên nhân từ đâu mà các hộ chăn nuôi lại không áp dụng những biện pháp xử
lý chất thải tiên tiến? Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), các
công trình xử lý chất thải ở trang trại không được đầu tư xây dựng đạt chuẩn trước khi
đưa vào hoạt động, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dòng chảy ở kênh, mương, ao hồ,

25


nơi xả thải trực tiếp làm bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất
nông nghiệp,… ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Còn theo các hộ chăn nuôi, việc chăn nuôi theo quy mô lớn cần phải có hệ thống xử
lý nước thải hoàn chỉnh, tuy nhiên kinh phí là quá lớn (20-30 tỉ đồng) nên việc thực
hiện là rất khó, đành buông xuôi việc xử lý chất thải.
Ông Nguyễn Thế Hinh (Giám đốc Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Cacbon thấp) cho
biết: “Thực tế cho thấy nhiều chủ trang trại không sẵn sàng bỏ chi phí cho vận hành,
bảo dưỡng, sửa chữa hầm khí sinh học quy mô lớn để đảm bảo hiệu quả xử lý môi
trường vì hầm này không đem lại hiệu quả kinh tế cho họ.”
b. Chăn thả quá mức
Một vấn đề nữa trong chăn nuôi gây suy thoái đất nông nghiệp đó là tình trạng chăn
thả quá mức. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sa mạc hóa và nhiều thảm
họa khác khiến cho hơn 50% đất đai bị xói mòn. Ở Việt Nam, hình thức chăn nuôi phổ
biến ở vùng núi là thả rông súc vật. Chỉ 3-4 tháng ngày mua người ta mới bắt gia súc
về để cày kéo hoặc chuyên chở ngô, lúa. Còn lại 8-9 tháng trong năm, đàn gia súc
được tự do đi lại kiếm ăn, giẫm đạp cây cối, phá hủy đất đai, khiến cho nhiều cánh

rừng, bãi ngô bị hư hại, trở thành những trảng cỏ nghèo nàn, đất đai xói lở, chai cứng,
mất nhiều nước và làm giảm độ che phủ của thảm thực vật.
Theo thống kê của Tổng Cục Lâm nghiệp, tính đến ngày 31/12/2018, tỉ lệ che phủ
mặt đất của nước ta đạt 41,65%, diện tích đất có rừng là 14.491.295 ha, thấp hơn
nhiều so với tổng diện tích đất tự nhiên, tuy đạt chỉ tiêu đề ra nhưng tình trạng xói
mòn đất vẫn diễn ra.
2.3.2.2. Nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng lớn tới đất ngập nước
Do chưa có quy hoạch chi tiết, các quy trình nuôi trồng thủy sản chưa chú trọng
đến việc xử lý chất thải, đặc biệt là bùn thải và nước thải, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Cụ thể:
Các loại bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm
thâm canh, nuôi cá,…) chứa nguồn thức ăn thối rữa bị phân hủy , các hóa chất và thuốc
2+

3+

kháng sinh, các chất độc hại có trong đất phèn như Fe , Fe , Al

3+

2

, SO4 . Lớp

26


×