Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường phân tích tác động của ô nhiễm môi trường nước sông nhuệ đến sức khỏe con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.18 KB, 19 trang )

Lời mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Sông Nhuệ là một con sông nhỏ, dài khoảng 76 km, với diện tích lưu vực
khoảng 1.075 km2. Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc, cấp
nước tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Bên cạnh đó, sông Nhuệ còn có nhiệm
vụ tiều nước cho thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông và chuyển nước cho sông Đáy
tại thành phố Phủ Lý. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước sông cũng
như tác động đến đời sống là vô cùng cần thiết cho công tác quản lý môi trường của
sông Nhuệ.
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế- xã hội trong lưu vực sông
Nhuệ diễn ra rất mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích kinh tế, góp phần nâng cao đời
sống cho người dân, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người dân lao động.
Song, ngoài những lợi ích mang lại thì tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và
môi trường nước nói riêng trong lưu vực ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay, sông
Nhuệ đang bị bồi lắng và ô nhiễm rất nặng do nước thải công nghiệp và sinh hoạt từ
thành phố Hà Nội (một phần là do nối với sông Tô Lịch gần Văn Điển), Hà Đông và
ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của những người dân sống trong lưu vực. lượng
nước thải vào sông Nhuệ với hàm lượng DO hầu như không còn nữa đã biến con
sông thành “con sông chết” vì tôm cá không thể nào sống ở mức độ đó. Vào mùa
khô thì dòng sông cạn kiệt, trơ đáy bùn nên nhiều khúc sông không khác gì bãi rác
lô thiên.
Nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống sông Nhuệ đối với sự phát triển
bền vững của thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Nam sông Nhuệ cũng như để có cơ
sở đề xuất các giải pháp quản lý, giải pháp kĩ thuật nhằm cải thiện chất lượng nước
sông Nhuệ, đề tài “Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ
đến sức khỏe con người” đã được thực hiện.

1


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Môi trường nước sông Nhuệ trên địa bàn Hà Nội và các tác động ô nhiễm môi
trường nước đến sức khỏe con người.
Cấu trúc: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo bài tiểu luận có
các nội dung chính sau:
Phần 1: Tổng quan
Phần 2: Thực trạng
Phần 3: Giải pháp

2


NỘI DUNG

1. Tổng quan
1.1. Tổng quan về tình hình ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Việt Nam có khoảng hơn 2.360 con sông trải dài khắp mọi miền đất nước,
trong đó có 109 sông chính. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa tuy nhiên việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý đã dẫn đến
những hệ lụy nghiêm trọng. Đó là suy giảm số lượng và chất lượng nước mặt.
Nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam ở trong tình trạng thiếu nước mùa hạn hán và
nguồn nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Những hoạt động trong đời sống của con người đã tác động mạnh mẽ đến các
quá trình trong chu trình thuỷ văn, gây nên những ảnh hưởng có lợi cũng như bất lợi
tới số lượng và chất lượng tài nguyên nước. Nhu cầu dùng nước ngày càng tăng cao
trong sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội, cùng với sự biến đổi thất thường của
khí hậu toàn cầu đã làm cho tài nguyên nước ngày càng bị tác động theo chiều
hướng xấu đi cả về chất và lượng. Do đó, công tác quản lý tài nguyên nước để đảm
bảo an ninh về nước cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững đang là một vấn đề
nóng bỏng trên khắp thế giới cũng như ở nước ta hiện nay.
Hầu hết các sông, hồ lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có dân cư

đông đúc đều bị ô nhiễm. Phần lớn là lượng nước thải từ sinh hoạt và công nghiệp
được đổ thẳng xuống sông, hồ mà không qua xử lý đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
các con sông, hồ trong thành phố. Trong những năm qua sự gia tăng nhanh dân số
và sự khai thác quá mức tài nguyên nước đã làm suy kiệt nguồn nước và nguồn
nước ngày càng bị ô nhiễm. Điều này đã đặt ra những thách thức đối với nguồn
nước mặt của Việt Nam. Vì lẽ đó cần có những giải pháp tốt cho việc quản lý tài
nguyên nước mặt.
Có thể thấy Việt Nam cũng giống như các nước trên thế giới đang gặp những
vấn đề về nguồn nước. Quá trình sinh hoạt, sản xuất kèm theo đó là chất thải từ các
khu công nghiệp, nhà máy, nước thải sinh hoạt đã gây ra ảnh hưởng đến chất lượng
nước đặc biệt là nước trong các con sông.

3


1.2. Tình hình nghiên cứu về về môi trường và nguồn nước khu vực sông
Nhuệ
Sông Nhuệ nằm giữa đồng bằng Bắc bộ, phía Bắc lưu vực sông Nhuệ là sông
Hồng, phía Tây là sông Đáy, phía Nam là sông Châu Giang. Sông chảy qua địa bàn
thành phố Hà Nội và hai huyện của tỉnh Hà Nam. Diện tích của toàn bộ lưu vực là
107.530 ha, trong đó: Hà Nội chiếm 87.820 ha và tỉnh Hà Nam chiếm 19.710 ha.
Sông Nhuệ (đoạn chảy qua thành phố Hà Nội) bắt nguồn từ sông Hồng tại cửa cống
Liên Mạc - Từ Liêm và chảy qua các quận, huyện gồm: Từ Liêm, Hà Đông, Thanh
Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên và cuối cùng đổ vào sông Đáy ở
khu vực thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Lưu vực sông Nhuệ có hướng dốc từ Bắc xuống Nam là nguồn cấp nước tưới
phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát nước của thành phố. Lưu vực sông Nhuệ có
hệ thống sông ngòi và đầm hồ dày đặc, trong đó bao gồm nhiều sông lớn nhỏ khác
nhau. Các sông lớn chảy ở phía ngoài như sông Hồng, sông Đáy.
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là khu vực dân số tập trung với mật độ cao

nhất cả nước, các đoạn sông chảy qua khu dân cư tập trung, đô thị lớn phải gánh
chịu lượng nước thải sinh hoạt của hàng chục triệu người. Bên cạnh đó, tốc độ phát
triển kinh tế và đô thị hóa nhanh, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các
đô thị, làng nghề, khu – cụm công nghiệp, dịch vụ xả nước thải không qua xử lý
hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn cho phép đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
nước diễn biến phức tạp, tồn tại kéo dài qua nhiều năm, đặc biệt trong những tháng
mùa khô
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là 1 trong 3 lưu vực bị đưa vào danh sách có
mức độ ô nhiễm cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và xung quanh. Tại địa
bàn có sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua nhiều người dân mắc các loại bệnh liên quan
đến nguồn nước ô nhiễm như bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da,... Tỷ lệ các xã
ven sông mắc bệnh cao hơn các xã ở xa nguồn nước.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Mặc dù chất lượng nước giảm sút cùng với ô nhiễm nguồn nước lưu vực
sông Nhuệ đoạn chảy qua Thành phố Hà Nội đã được nêu trong nhiều nghiên cứu,

4


báo cáo, đánh giá tuy nhiên thực tế thì tình trạng nước sông bốc mùi, chuyển thành
màu đen vẫn chưa được giải quyết triệt để và còn gây ảnh hưởng tới đời sống sinh
hoạt và sản xuất của người dân xung quanh, không có nhiều báo cáo chuyên sâu về
ảnh hưởng của ô nhiễm nước sông Nhuệ đến sức khỏe người dân Hà Nội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu



Phương pháp tổng hợp tài liệu và thống kê số liệu

Nhóm nghiên cứu, thu thập số liệu, tài liệu đã có: từ internet về các nội dung

liên quan đến đề tài ở trong nước và thế giới.
Thu thập các thông tin, thống kê số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh
tế, xã hội của khu vực.
Tổng hợp các hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy chuẩn lấy mẫu và phân tích mẫu
nước sông.
Nhóm nghiên cứu dựa trên Luật, Quyết định, Nghị định để làm cơ sở pháp lý
nhằm đưa ra giải pháp hạn chế ảnh hưởng của chất lượng nước sông tới sức khỏe,
đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân xung quanh.



Phương pháp khảo sát

Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng phiếu online về ảnh hưởng của ô
nhiễm sông Tô Lịch (1 nhánh của sông Nhuệ) đến sức khỏe con người
Nội dung chính của phiếu phỏng vấn:
1. Thông tin chung người được phỏng vấn
2. Khoảng cách từ nơi ở đến nguồn nước ô nhiễm sông Tô Lịch
3. Chi phí y tế của các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước
Qua khảo sát, thu được 41 kết quả.



Phương pháp phân tích định lượng

Thu thập số liệu phiếu khảo sát, phân tích định lượng bằng phần mềm stata
để thu được kết quả về ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sức khỏe con người. Kết
quả phân tích được nêu ở phần sau.

5



2. Thực trạng
2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ
Chất lượng nước của sông Nhuệ biến đổi theo từng năm, có xu hướng ngày
kém hơn do có nhiều nguồn nước thải lớn đổ vào hệ thống. Khu vực ô nhiễm nặng
nhất trên dòng chính sông Nhuệ là từ sau cống Hà Đông về hạ du.
Kết quả giám sát từ năm 2005 đến 2016 do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực
hiện cho thấy, đoạn từ Cầu Diễn đến đập Đồng Quan: hàm lượng COD (nhu cầu hóa
học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh học) đều vượt quá giới hạn B2 của QCVN 08-MT:
2015/BTNMT (Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng
khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự) từ 2,2 đến 9 lần. Đặc biệt, chỉ số DO
(ôxy hòa tan trong nước) thấp, giảm mạnh trong những năm gần đây. Qua các đợt
giám sát đều cho thấy chỉ số DO có giá trị < 1 mg/l; hàm lượng NH 4+ vượt quá giới
hạn B2 từ 0,4 đến 11 lần; hàm lượng vi khuẩn Coliform vượt quá giới hạn B2 từ 1.5
÷ 30 lần. Bên cạnh đó, nước sông có màu đen, có váng, cặn lắng và có mùi hôi tanh
nồng nặc. Đặc biệt vào mùa khô, không có nguồn nước sông Hồng đổ vào pha
loãng cho sông Nhuệ, nước sông Nhuệ càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vào mùa
mưa, tuy nước sông Nhuệ có nguồn bổ sung nhưng các thông số đặc trưng cho ô
nhiễm như BOD5, COD, SS, cùng vớỉ các hợp chất dinh dưỡng chứa Nitơ, Phốt
pho và Coliform trong nước sông vẫn vượt quá nhiều lần so với tiêu chuẩn quốc
gia.
Theo báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguồn nước
ngầm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Số liệu điều tra tại Hà Nội, thành phố bị ô
nhiễm Asen (Thạch tín) nặng nhất, thì tại đây có tới 11.455/39.648 mẫu phân tích
hàm lượng As vượt quy chuẩn cho phép (chiếm 28,9%).
Để đánh giá rõ hơn về mức độ ô nhiễm nước sông Nhuệ, một nhóm nghiên
cứu Đại học Khoa học Tự nhiên đã tiến hành nghiên cứu đánh giá 12 chỉ tiêu tại 16
vị trí trên sông. Kết quả ô nhiễm thể hiện rõ qua các chỉ số, cụ thể như sau:


6


*Chỉ tiêu pH: Giá trị pH đặc trưng cho độ axit/bazơ của nước
Giá trị pH của nước sông Nhuệ thể hiện đặc trưng kiềm nhẹ, dao động trong
khoảng từ 7,0 đến 7,4. Tại tất cả các vị trí giá trị pH đều đạt QCVN
08:2008/BTNMT (loại B1). Giá trị pH mùa mưa thấp hơn mùa khô và có giá trị gần
với pH trung tính, ngược lại mùa khô giá trị pH mang tính kiềm nhẹ ở hầu hết các
điểm quan trắc và thể hiện đặc trưng kiềm nhẹ.
*Chỉ tiêu DO: Thể hiện hàm lượng ôxi hòa tan trong nước
Hàm lượng DO tại tất cả các vị trí quan trắc đều thấp hơn quy chuẩn cho phép
quy định bởi QCVN 08:2008/BTNMT loại B1 (>4), dao động trong khoảng từ 2,6
đến 3,1 mg/l và chỉ đáp ứng yêu cầu của loại B2 giao thông thủy và các mục đích
khác với yêu cầu chất lượng nước thấp. Mùa mưa hàm lượng DO cao hơn mùa khô
do lưu lượng nước mùa mưa cao hơn, quá trình xáo trộn vùng bề mặt nước tốt hơn
mùa khô; đồng thời do quá trình phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ thấp hơn mùa
khô nên hàm lượng DO trong nước có giá trị tốt hơn.
* Chỉ tiêu Chất rắn lơ lửng (TSS):
Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) từ vị trí NR1 đến NR4 không vượt mức
giới hạn tối đa cho phép quy định bởi QCVN 08:2008/BTNMT (loại B1), còn lại
các điểm khác đều vượt vượt mức giới hạn tối đa cho phép, đặc biệt từ vị trí NR5
đến NR8. Nguyên nhân của tình trạng này có thể sông Nhuệ chịu tác động mạnh
của hoạt động sinh hoạt và phát triển đô thị của các khu dân cư trong thủy vực nhận
nước của sông.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) mùa mưa thấp hơn mùa khô
* Chỉ tiêu COD:
Hàm lượng COD tại tất cả các vị trí quan trắc đều vượt mức giới hạn tối đa
cho phép quy định bởi QCVN 08:2008/BTNMT (loại B1). Nguyên nhân của tình
trạng này có thể sông Nhuệ chịu tác động mạnh của hoạt động sinh hoạt và phát

triển đô thị của các khu dân cư trong thủy vực nhận nước của sông. Các vị trí NR1,
NR2, NR3 không vượt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng COD mùa mưa thấp hơn

7


mùa khô tại hầu hết các vị trí, riêng chỉ có vị trí NR15 hàm lượng COD mùa khô
thấp hơn mùa mưa.
* Chỉ tiêu BOD:
Hàm lượng BOD5 tại vị trí từ NR1 đến NR3 thấp không vượt quy chuẩn, từ vị
trí NR4 đến NR16 giá trị BOD5 rất cao vượt quá quy chuẩn cho phép nhiều lần.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể sông Nhuệ chịu tác động mạnh của hoạt
động sinh hoạt và phát triển đô thị của các khu dân cư trong thủy vực nhận nước
của sông.Hàm lượng BOD5 mùa mưa thấp hơn mùa khô tại hầu hết các vị trí quan
trắc, riêng chỉ có vị trí NR15 hàm lượng BOD5 mùa mưa bằng với mùa khô.
* Chỉ tiêu NO3 - :
Hàm lượng NO3 - tại tất cả các vị trí quan trắc đều không vượt mức giới hạn
tối đa cho phép quy định bởi QCVN 08:2008/BTNMT (loại B1). Hàm lượng NO3 mùa mưa cao hơn mùa khô tại vị trí NR1, NR2, NR3, NR4, NR5, MNR6. hàm
lượng NO3 - mùa khô lại cao hơn mùa mưa tại vị trí NR8 đến NR14.
* Chỉ tiêu PO4-:
Hàm lượng PO4- trong nước sông Nhuệ tương đối cao và dao động trong
khoảng từ 0,51 đến 3,66 mg/l. Tất cả các vị trí quan trắc đều vượt mức giới hạn tối
đa cho phép ở tất cả các loại (A1-B2). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với
các công bố trước đây về chất lượng nước sông Nhuệ. Theo mùa: Hàm lượng PO4 mùa khô cao hơn mùa mưa tại hầu hết các vị trí quan trắc.
* Chỉ tiêu Fe:
Hàm lượng Fe tại các vị trí NR1, NR2, NR3 đều đạt quy chuẩn cho phép của
QCVN 08:2008/BTNMT loại B1. Các vị trí còn lại vượt mức giới hạn tối đa cho
phép quy định bởi QCVN 08:2008/BTNMT loại B1, vị trí NR8 vượt 2,2 lần. Theo
mùa: Hàm lượng Fe mùa mưa thấp hơn mùa khô tại các vị trí NR5 đến NR11, tại
các vị trí NR1, NR3, NR4, NR12, NR13, NR15, NR16 hàm lượng Fe trong mẫu

nước sông Nhuệ vào mùa mưa cao hơn mùa khô .

8


*Chỉ tiêu Ni:
Hàm lượng Ni dao động trong khoảng từ 0,003 đến 0,017 mg/l. Tại tất cả các
vị trí quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép. Theo mùa: Hàm lượng Ni vào mùa khô
cao hơn mùa mưa tại tất cả các vị quan trắc.
* Chỉ tiêu Zn:
Hàm lượng Zn dao động trong khoảng 0,02 đến 0,07 mg/l. Giá trị Zn tạiccác
vị trí quan trắc được trong tháng 11 năm 2011 đều đạt quy định cho phép của
QCVN 08:2008/BTNMT loại B1. Theo mùa: Hàm lượng Zn mùa khô cao hơn mùa
mưa tại các vị trí quan trắc NR1, NR2, NR3, NR4, NR6, NR7, NR8, NR9, NR10,
NR12, NR13, NR14, NR16. Vị trí NR5, NR15 hàm lượng Zn vào mùa mưa cao hơn
mùa khô
* Chỉ tiêu As:
Hàm lượng As dao động trong khoảng 0,001 đến 0,01 mg/l. Giá trị As tại các
vị trí quan trắc được trong tháng 11 năm 2011 đều đạt quy định cho phép của
QCVN 08:2008/BTNMT loại B1. Theo mùa: Hàm lượng As mùa mưa cao hơn mùa
khô tại các vị trí NR5, NR6, NR8, NR9, NR10. Tại các vị trí NR2, NR7, NR11,
NR12, NR13, NR14, NR16 hàm lượng As vào mùa mưa thấp hơn mùa khô
* Chỉ tiêu C6H5OH:
Hàm lượng Phenol trong các mẫu nước tại phía hạ lưu sau Cầu Diễn có xu hướng
cao và cao hơn mức quy định tối đa cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT loại B1.
Theo mùa: Hàm lượng C6H5OH vào mùa mưa thấp hơn mùa khô tại các vị trí NR1
đến NR5, NR7 đến NR11, NR15; tại các vị trí còn lại hàm lượng C6H5OH vào mùa
mưa cao hơn mùa khô




Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ

Nguồn nước sông Nhuệ chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải thành phố Hà Nội nên
bị ô nhiễm nghiêm trọng.

9


Về hiện trạng chất lượng nước: Trên dọc trục sông Nhuệ có rất nhiều các nguồn
điểm xả thải trực tiếp, Theo số liệu thống kê từ thượng lưu về hạ lưu bao gồm: sông
Đăm, sông Cầu Ngà, sông Tô Lịch, Kênh AI-17, kênh Hoà Bình, kênh Xuân La,
kênh Phú Đô. Tại tất cả các vị trí khảo sát trên dòng chính sông Nhuệ đều xảy ra
tình trạng ô nhiễm các chất hữu cơ. Theo các số liệu quan trắc vào các tháng 1, 2 và
tháng 9 tại vị trí cống Liên Mạc không bị ô nhiễm chất hữu cơ hoặc ô nhiễm nhẹ bởi
lý do cống Liên Mạc là điểm đầu lấy nước vào hệ thống, tại vị trí này nguồn nước
sông Nhuệ chính là nguồn nước của dòng chính sông Hồng. Kết quả giám sát cho
thấy chất lượng nước khá tốt. Nguồn nước sông Nhuệ bắt đầu bị ô nhiễm sau điểm
nhập lưu của sông Đăm, kênh Xuân La vào sông Nhuệ. Đặc biệt khi đến Hà Đông
do ảnh hưởng của nước thải quận Hà Đông, nước thải từ sông Đăm, sông Cầu Ngà,
trạm bơm Đồng Bông (tiêu thoát khu vực Mễ Trì, Mỹ Đình). Tình trạng ô nhiễm
xảy ra cao đặc biệt tại vị trí Cầu Tó khi đập Thanh Liệt mở cống và hiện tượng ô
nhiễm duy trì đến tại vị trí cầu Xém rồi xuống đến cầu Thần, có những tháng sự ô
nhiễm xuống tận đập Nhật Tựu. Qua vị trí đập Nhật Tựu hàm lượng các chất ô
nhiễm giảm dần đi cho đến cuối trục sông.
Theo các tài liệu, kết quả điều tra- khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường và
các địa phương trong vùng cho thấy nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm
nước sông Nhuệ là do các loại nguồn nước thải sau đây:
1. Các khu đô thị và khu dân cư tập trung.
2. Các cơ sở sản xuất công nghiệp và làng nghề.

3. Các bệnh viện và cơ sở y tế.
4. Nước thải từ khu vực sản xuất nông nghiệp.
- Nước thải sinh hoạt: Lưu vực sông Nhuệ là nơi tập trung hàng loạt các khu đô
thị với mật độ lớn, đó là thành phố Hà Nội và bên cạnh đó là hàng loạt các khu đô
thị vệ tinh như: thành phố Ninh Bình, thành phố Phủ Lý, thị trấn Đồng Văn, Duy
Tiên v.v...Từ các khu đô thị này đã tạo ra nguồn thải nước sinh hoạt và đổ vào sông
Nhuệ. Theo ước tính sông Nhuệ nhận khoảng 550.000 m3 nước thải chưa được xử
lý/ ngày đêm. Chỉ tính trung bình mỗi người dân nội thành Hà Nội dùng 0,2 kg bột

10


giặt/tháng, với dân số khu vực nội thành hơm 7 triệu người thì mỗi ngày dòng sông
Nhuệ tiếp nhận trên 45 tấn chất tẩy rửa. Phía Tây Nam và phía Nam các huyện thị
của hai tỉnh, thành phố là Hà Nội và Hà Nam cũng có một lượng lớn nước thải đổ
vào sông Nhuệ như quận Hà Đông, các huyện như Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh
Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Kim Bảng, Duy Tiên v.v...
- Nước thải các khu công nghiệp và làng nghề: Hiện nay, Hà Nội là địa phương có
lượng nước thải công nghiệp đóng góp nhiều nhất: 56.100 m3 /ngày đêm chiếm
60% tổng lượng nước thải ra lưu vực sông Nhuệ, chỉ tính riêng ngành công nghiệp
hóa chất Hà Nội đã đóng góp 26.000 m3 nước thải ngày đêm. Đứng thứ hai là các
huyện như Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên
chiếm 28% và tỉnh Hà Nam chiếm 12%. Trên lưu vực sông Nhuệ theo các số liệu
thống kê có khoảng 450 làng nghề với các quy mô lớn nhỏ khác nhau và hơn
45.500 cơ sở sản xuất kinh doanh hộ cá thể. Hầu hết các làng nghề trong lưu vực
đều hình thành tự phát có quy mô nhỏ và phương thức sản xuất thủ công, lạc hậu,
lại nằm xen kẽ giữa các khu dân cư đông đúc nên chưa được quy hoạch, xây dựng
hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Theo số liệu điều tra 450 làng nghề trên
toàn lưu vực mỗi ngày đêm thải từ 55.000 m3 ÷ 65.000 m3 . Hàm lượng các chất ô
nhiễm theo kết quả điều tra khảo sát vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài lần đến gần

1000 lần.
- Nước thải từ bệnh viện: Trên lưu vực sông Nhuệ có hàng trăm cơ sở y tế, bệnh
viện lớn, với trên 10.000 gường bệnh. Ở vùng ngoại thành, mỗi huyện, thị trấn đều
có một bệnh viện. Chất thải y tế là loại chất thải đặc biệt nguy hiểm cần phải được
xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Hiện nay chỉ có các bệnh viện lớn có hệ
thống thiêu hủy chất thải rắn đạt tiêu chuẩn quốc gia, một số bệnh viện còn lại mới
chỉ dừng lại ở khâu thu gom và chôn lấp mà không có sự kiểm tra, giám sát thường
xuyên. Các chất thải bệnh viện có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng nếu
như công tác quản lý không thực hiện đúng theo yêu cầu.
- Nước thải từ khu sử dụng nước nông nghiệp: Với diện tích đất nông nghiệp
trong khu vực khá lớn (trên 80.000 ha) cùng với việc thâm canh tăng vụ và nâng
cao năng suất vì vậy lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cũng ngày

11


một tăng lên, do đó ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ. Đánh giá
chung các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trên sông Nhuệ là do nước thải sinh hoạt từ
các khu dân cư tập trung, nước thải từ các khu công nghiệp, các cụm làng nghề (như
làng nghề dệt, may, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, làng nghề thủ công
mỹ nghệ...) mà phần lớn nước thải đều chưa được xử lý, hoặc xử lý chưa đạt tiêu
chuẩn. Tổng lượng nước xả thải vào hệ thống khoảng 850.000 m3 /ngày đêm, trong
đó nguồn gây ô nhiễm chủ yếu tại các khu dân cư, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất
nhỏ và làng nghề thuộc thành phố Hà Nội chảy vào ra bốn sông: Kim Ngưu, Tô
Lịch, Lừ, Sét và một số các kênh mương khác. Lượng nước thải này hầu hết không
được xử lý và chảy trực tiếp vào trục chính sông Nhuệ gây ra tình trạng ô nhiễm
nặng nề, tác động lớn đến sức khỏe của người dân và phát triển kinh tế trong vùng.
2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ đến sức khỏe con
người.
2.1 Ảnh hưởng chung

Như phần phân tích trên, tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại khu vực
sông Nhuệ ngày càng nghiêm trọng, dòng chảy bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến sức
khỏe cho cộng đồng.
Nguồn nước ô nhiễm sông Nhuệ đang ngày càng đe dọa sức khỏe của người
dân Hà Nội:
Dẫn chứng về thôn Thống Nhất, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội cạnh
sông Nhuệ lọt vào top 10 làng có tỉ lệ ung thư cao nhất cả nước công bố năm 2015
(tương tự Làng Yên Lão tại tỉnh Hà Nam bên cạnh sông Nhuệ cũng trong danh sách
này). Theo thông kê chưa đầy đủ của UBND xã Đông Lỗ, số người chết do ung thư
của xã từ năm 2014 đến 2016 là 26/133 người chết, số người mắc bệnh của xã có 12
người.
Thôn Nội (xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) nằm sát bên sông
Nhuệ, có 30 người chết do mắc bệnh ung thư theo thống kê của thông từ năm 20102015, năm 2015 có 9 bị ung thư và nguyên nhân chủ yếu được cho là do sử dụng
nguồn nước ô nhiễm.

12


Không chỉ có ung thư, các loại bệnh người dân mắc phải liên quan đến
nguồn nước ô nhiễm gây nên như bệnh ung thư, bệnh về đường tiêu hóa (viêm
nhiễm, tiêu chảy...), bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa,bệnh mắt hột và đặc biệt là bệnh
sốt xuất huyết đang hoành hành tại Hà Nội và có khả năng gây tử vong.
Các bệnh liên quan đến ô nhiễm gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho người
dân và chi phí được ước tính như sau:
- Công thức tính chi phí chữa bệnh i:
COIi=αi.pop.βi.vi.phealth
i
- Công thức tính tổng phí tổn do những ngày bị bệnh (người ốm sẽ phải nghỉ
làm)
COIPi=αi.pop.βi.dhi.ptim

e
Trong đó:








αi: Tỷ lệ bị mắc bệnh i
pop: Số dân của vùng tiến hành nghiên cứu
βi: Tỷ lệ mắc bệnh i do ô nhiễm môi trường
vi: Số ngày mắc bệnh i
phealthi: Chi phí để chữa bệnh i
dhi: Số ngày không đi làm được do mắc bệnh i
ptime: Tổn thất kinh tế (tính theo thu nhập mỗi ngày của người
bị bệnh)

13


2.2 Phân tích ảnh hưởng ô nhiễm nước sông Tô Lịch đến sức khỏe con
người.
Nhóm đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát và phân tích định lượng để
tìm ra ảnh hưởng của ô nhiễm nước sông Tô Lịch tới sức khỏe con người.
Sông Tô Lịch: Là 1 sông nhỏ của sông Nhuệ, nối sông Đáy với sông Nhuệ.
Hiện nay sông chỉ như là một dòng thoát nước thải của thành phố, bị ô nhiễm nặng
nề.
Do điều kiện thời gian và khoảng cách có hạn nên nhóm chọn địa điểm là

sông Tô Lịch (1 nhánh của sông Nhuệ) để nghiên cứu, điều tra khảo sát bằng phiếu
online và thu được 41 kết quả của 41 người về ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm
sông Tô Lịch đến sức khỏe con người (bảng kết quả được trình bày rõ ở phần phụ
lục).
 Mô hình nghiên cứu:
 Mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của khoảng cách từ nơi ở đến sông Tô
Lịch (d) đến chi phí y tế cho các bệnh liên quan đến nguồn nước (C).
 Dạng mô hình:
Mô hình có dạng: C = β1 + β2*d
Trong đó:
- Biến phụ thuộc C: là chi phí y tế cho các bệnh liên quan đến nguồn nước ( ví
-

dụ sốt xuất huyết, ghẻ nở,nấm,bệnh lỵ,tả,…)
Biến độc lập d: là khoảng cách từ nơi ở đến sông Tô Lịch
β1 : hệ số chặn
β2: hệ số góc
Dự đoán kỳ vọng giữa các biến:
β2 âm: Khi khoảng cách nơi ở đến nguồn nước ô nhiễm (sông Tô Lịch) càng
gần thì chi phí y tế cho các bệnh liên quan về nước càng tăng.

Sau khi chạy định lượng số liệu khảo sát được trên phần mềm Stata, ta có kết
quả như sau:

 Kết quả ước lượng mô hình ban đầu:

14


Bảng 1: Kết quả ước lượng mô hình ban đầu

Số quan sát n=41
β1 = 823,9195 ; β2 = -0,2780647
Mô hình hồi quy thu được:

C = 823,9195 – 0,2780647*d + ei

 Mô tả thống kê số liệu

Giá
Biến
C
D

Tên gọi

trung

trị

Giá

trị Giá

nhỏ nhất
bình
Chi phí y tế
498,7805
0
Khoảng cách
1169,293

20
Bảng 2: Mô tả thống kê số liệu

trị

lớn nhất
3900
3700

Biến C (chi phí y tế của các bệnh liên quan đến nước): Chi phí y tế của trung
bình của những được khảo sát là 498,7805 nghìn đồng/năm. Chi phí nhỏ nhất là 0
nghìn đồng/năm và chi phí lớn nhất là 3 triệu 900 nghìn đồng/năm.

15


Biến d (khoảng cách từ nơi ở đến nguồn nước ô nhiễm): Khoảng cách trung
bình từ nơi ở của những người được khảo sát đến sông Tô Lịch là 1169,293 mét.
Khoảng cách nhỏ nhất là 20 mét và khoảng cách lớn nhất là 3700 mét.
 Ma trận tương quan giữa các biến:

Bảng 3: Ma trận tương quan giữa các biến
Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc C và biến độc lập d là -0,4227. Dấu của
hệ số tương quan là dấu âm nên khoảng cách đến sông Tô Lịch có quan hệ ngược
chiều đối với chi phí y tế của các bệnh liên quan đến nước. Độ lớn tương quan là
0,4227 nên mối quan hệ giữa 2 biến tương đối cao.


Kết luận: Như vậy sau khi phân tích số liệu khảo sát được, nhóm kết


luận được rằng càng ở gần nguồn nước ô nhiễm sông Tô Lịch thì chi phí y tế phải
trả cho các bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước càng tăng, chất lượng nước ảnh
hưởng nhiều đến sức khỏe con người.

3. Giải pháp:
3.1. Giải pháp tuyên truyền
Đây là vấn đề cốt lõi để định hướng phát triển và bảo vệ môi trường bền vững,
do đó thường xuyên tổ chức các chương trình truyền thông, chiến dịch, sự kiện
thường niên về môi trường: Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch “Làm cho thế
giới sạch hơn”, “Ngày chủ nhật không sử dụng túi nilông”,….; Tổ chức hội nghị,
tập huấn, thực hiện chương trình tuyên truyền và nâng cao nhận thức về BVMT;
Phối hợp với các cơ quan truyền thông (truyền hình, báo chí), Ban Tuyên giáo
Thành ủy và các tổ chức chính trị xã hội thực hiện các chương trình tuyên truyền về
BVMT;

16


3.2. Giải pháp Khoa học – Công nghệ:
Để giảm thiểu tác động xấu của rác thải ô nhiễm trên sông Nhuệ, việc ứng
dụng những tiến bộ Khoa học – Công nghệ là một trong những giải pháp mang tính
quyết định. Những ứng dụng tiến bộ Khoa học – Công nghệ nên được triển khai
hiệu quả ở quy mô lớn và nhỏ:
Công nghệ Nano – Bioreactor: Đây là công nghệ của Nhật hiện đang được
thử nghiệm để làm sạch sông Tô Lịch và Hồ Tây. Sông Tô Lịch là con sông “chết”
nay trên đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến Cầu Giấy đang được thử nghiệm làm sạch
bằng công nghệ này và cho thấy những kết quả tích cực như giảm mùi hôi, màu đen
so với trước đây. Vì vậy trên sông Nhuệ nên đầu tư và áp dụng công nghệ này để
giảm ô nhiễm hữu cơ.
Cây thuỷ sinh: Như chúng ta biết cây thủy sinh có thể hấp thụ chất hữu cơ

và kim loại nặng trong nước rất tốt. Các loài này giúp chuyển hóa, hấp thụ các loại
vi khuẩn có hại trong nước để làm sạch nước sông. Hiện tại, trên sông Nhuệ đã có
rất nhiều rau muống, đây cũng được coi là một loại cây thủy sinh vì rau muống hấp
thụ kim loại nặng và các chất hữu cơ. Vì vậy chúng ta có thể thả thêm các bè nổi
trồng cây thủy sinh như cây thủy trúc, lưỡi mác…
Hệ thống xư lý nước thải: Cần có hệ thống xử lí nước thải đạt chuẩn trước
khi nước đổ ra sông, từ hệ thống xử lí nước thải tại các khu dân cư đến các nhà máy,
xí nghiệp, các làng nghề. Ngoài ra cần xây dựng hệ thống trạm bơi làm giảm lượng
nước thải tập trung vào sông Nhuệ, đồng thời trao đổi nguồn nước từ các con sông
khác vào sông Nhuệ.
Cụm thiết bị di động để nạo vét, hút bùn thải: Thực hiện nạo vét lòng sông sẽ
hạn chế bùn thải, khơi thông dòng chảy, giảm sự tích lũy ô nhiễm. Bùn thải sau nạo
vét phải được chở đến bãi xử lý ngay không để tồn đọng lâu ngày gây ô nhiễm môi
trường.
KẾT LUẬN
Hiện nay, chất lượng nước ngầm, nguồn nước máy tại lưu vực sông Nhuệ đă
ô nhiễm dưới tiêu chuần cho phép. Qua kết quả phân tích nhận thấy các chỉ tiêu PH,

17


nồng độ DO, TSS, COD, NO3 của sông Nhuệ vượt quy chuẩn QCVN. Nguyên
nhân chính được xác định do các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
từ các làng nghề và khu công nghiệp, nước thải y tế và nước thải từ hoạt động nông
nghiệp của người dân.
Sự ô nhiễm này đã dẫn tới nhiều tác động xấu đến cảnh quan của sông, các
sinh vật sống dưới sông và đặc biệt là sức khoẻ của người dân trong khu vực .
Không chỉ có ung thư, các loại bệnh người dân mắc phải liên quan đến nguồn nước
ô nhiễm gây nên như bệnh về đường tiêu hóa (viêm nhiễm, tiêu chảy...), bệnh ngoài
da, bệnh phụ khoa, bệnh mắt hột và đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết hoành hành tại

Hà Nội và có khả năng gây tử vong. Các bệnh liên quan đến ô nhiễm gây ra nhiều
thiệt hại về kinh tế cho người dân
Để khắc phục và cải thiện tình trạng ô nhiễm của sông Nhuệ, nhóm cũng đưa
ra một số giải pháp như sau. Ngoài việc tuyên truyền để nâng cao ý thức của người
dân, doanh nghiệp trong việc bảo vệ nguồn nước thì chúng ta cũng cần áp dụng các
biện pháp khoa học kĩ thuật công nghệ để khắc phục tình trạng ô nhiễm như : Công
nghệ Nano – Bioreactor, trồng cây thuỷ sinh, xây dựng hệ thống xư lý nước thải,
cụm thiết bị di động để nạo vét, hút bùn thải.
Nhóm chúng em rất mong việc nghiên cứu đề tài “ Tác động của ô nhiễm
môi trường nước sông Nhuệ đến sức khỏe con người” sẽ góp phần khắc phục và cải
thiện tình trạng ô nhiễm của sông Nhuệ từ đó nâng cao chất lượng sống của người
dân trong khu vực. Trong khuôn khổ kiến thức và thời gian viết tiểu luận, bài viết
còn nhiều hạn chế và thiếu xót khó tránh khỏi. Do vậy rất mong cô và các bạn đóng
góp ý kiến để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), "Tổng quan về môi trường nước mặt
Việt Nam", Báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo môi trường nước mặt.
2. Nguyễn Minh Tú (2014), "Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn
Hà Đông, thành phố Hà Nội", Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị, Học Viện
Chính Trị.
3. Nguyễn Thị Linh Châu, Nguyễn Thị Thanh Nhanh, Ngô Cao Định (2017),
"Vấn đề ô nhiễm nước ở Việt Nam hiện nay".
4. Nguyễn Thị Nga (2012), "Nghiên cứu mô hình đề xuất mô hình quản lý
nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy đoạn
chảy qua Hà Nội", Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên.

5. Nguyễn Văn Song, Vương Quý Giáp, Lương Phúc Hiền, Ngụy Ngọc Dũng
(2018), "Tài nguyên nước mặt Việt Nam và những thách thức tương lai".
6. Phương Chi (2011), "Nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy đang bị suy giảm
chất lượng, liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam".
7. Trương Kim Cương (2016), "Hiện trạng và diễn biến nước sông Nhuệ, 55
năm quy hoạch thủy lợi 1961-2016".
8. Vũ Thị Phương Thảo (2014), "Đánh giá chất lượng môi trường nước sông
Nhuệ từ đoạn đầu nguồn tới cầu Chiếc", tạp chí Khoa học và Công nghệ
biển, tập 14, số 3, 280-288.
9. Quốc hội (2012), "Luật tài nguyên nước"
10. Quốc hội (2014), "Luật bảo vệ môi trường".

19



×