Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường tác động của ô nhiễm môi trường tiếng ồn ở hà nội đến sức khỏe con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.41 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đi cùng với chất lượng môi
trường là một trong những vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều. Chúng ta đã nói
nhiều đến ô nhiễm môi trường không khí, hiệu ứng nhà kính, sự tăng nhiệt độ của trái
đất, ô nhiễm môi trường nước, thiếu nước… Nhưng hẳn là trong số chúng ta sẽ ít quan
tâm rằng: âm thanh quá mức cho phép (tiếng ồn) cũng được công nhận như là một
chất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đúng vậy, ô nhiễm tiếng ồn có thể không được nhiều
người nhận thấy nhưng tác hại thì không hề nhỏ đối với sức khỏe và chất lượng môi
trường cũng như chất lượng cuộc sống của con người.
Đường giao thông trong thành phố dường như bị nhiều quấy rầy hơn bởi tiếng
còi xe inh ỏi, tiếng động cơ, tiếng giao bán, cãi nhau hay cả tiếng nhạc từ các cửa
hàng… Các công trình xây dựng mọc lên khắp nơi với tiếng khoan tường, đào đất, cắt
bê tong… đã gây nhiều ảnh hưởng tới những người dân quanh đó. Với những người
dân đã sống và làm việc lâu với những âm thanh như thế này lâu dần cũng “quen”, họ
có thể hết hoặc thấy bớt khó chịu nhưng hậu quả của những tiếng ồn này vẫn “âm
thầm ghi” vào cơ thể. Khi mức độ tiếng ồn tăng thì mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn
càng trở nên rõ ràng hơn.
Số liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong vòng 3 thập niên vừa
qua trở lại đây, nạn ô nhiễm tiếng ồn ngày càng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
và sức khỏe con người đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, những
số liệu thống kê của ngành y tế cho thấy: Hà Nội là một trong những nơi có tỉ lệ người
mắc bệnh tâm thần cao nhất nước, căn bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm tiếng
ồn giao thông. Đây cũng là lý do mà chúng em lựa chọn đề tài “ Tác động của ô
nhiễm tiếng ồn ở Hà Nội tới sức khỏe con người”. Chúng em mong rằng sau bài tiểu
luận này của nhóm sẽ góp phần làm rõ hơn tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đến sức khỏe
con người và giúp con người có những hiểu biết rõ hơn về ô nhiễm tiếng ồn.
Trong quá trình làm bài tập nhóm, mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài của chúng
em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy chúng em rất mong nhận được những
lời góp ý của cô để có thể hoàn thiện tốt nhất bài tiểu luận và rút kinh nghiệm cho
những bài sau.


1


NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Các định nghĩa, khái niệm
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các

tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe
con người và các sinh vật khác. Các dạng ô nhiễm chính là ô nhiễm môi trường
đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí và các loại ô nhiễm
khác.
Ô nhiễm tiếng ồn (Tiếng Anh: Noise pollution hoặc noise disturbance) là tiếng
ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động
vật.
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi
trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn
1.2.1. Đến từ thiên nhiên
Ô nhiễm tiếng ồn đến từ thiên nhiên có thể kể đến hoạt động của môi trường
như động đất và núi lửa. Tuy nhiên, qua Litter, It Costs You tìm hiểu thì đây chỉ là
nguyên nhân thứ yếu gây nên ô nhiễm tiếng ồn. Bởi lẽ, chỉ khi nào động đất hoặc núi
lửa hoạt động thì mới hình thành nên ô nhiễm tiếng ồn. Đồng thời, tiếng ồn này chỉ
ảnh hưởng đến những người sống xung quanh khu vực xảy ra động đất và núi lửa mà
thôi. Ngoài ra, nguyên nhân này không mang tính chu kỳ mà nó chỉ xảy ra một cách
ngẫu nhiên.
1.2.2. Do nhân tạo

Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn như
hiện nay.
Theo đó, hiện nay, các phương tiện giao thông ngày càng nhiều và tăng với tốc
độ chóng mặt. Mật độ lưu thông tăng gây nên việc ô nhiễm tiếng ồn đến từ tiếng động
cơ, tiếng còi và kể cả là tiếng phanh xe. Ví dụ như ở Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội việc
sử dụng nhiều xe kém chất lượng đã tạo nên sự ô nhiễm tiếng ồn đáng kể.

2


Máy bay cũng là một phương tiện gây nên ô nhiễm tiếng ồn mà chúng ta không
thể bỏ qua. Những lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh đều phát ra âm thanh có tần
suất không hề nhỏ. Vì vậy, hầu như các sân bay khi được xây dựng đều phải di dời
dân cư sinh sống gần đó để tránh ảnh hưởng đến họ.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại máy móc trong xây dựng và công nghiệp
sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên đây lại được xem là một nguồn gây
nên ô nhiễm tiếng ồn đáng kể. Bởi lẽ ý thức của các cơ sở khiến cho mức độ tiếng ồn
ngày càng tăng cao.
Trong sinh hoạt, việc bật nhạc quá lớn cũng gây ảnh hưởng đến thính giác của
những người xung quanh, đặc biệt là trong quán bar, vũ trường và quán karaoke. Đây
được xem nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn khó xử lý nhất. Việc xử lý chủ yếu dựa vào ý
thức của người dân.
Một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm tiếng ồn khác có thể kể đến như: sự kiện
cộng đồng, biểu tình, sự kiện thể thao… Nguồn ô nhiễm tiếng ồn đến từ động vật như
tiếng mèo kêu, chó sủa, chăn nuôi… Từ hàng xóm như la hét, nhạc bật lớn, máy cắt
cỏ, còi báo động, pháo hoa. Ngoài ra, những tiếng điện thoại phát ra ở những nơi công
cộng như hội nghị, phòng học cũng là một hình thức gây nên ô nhiễm tiếng ồn.

II.


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.

Các nghiên cứu trước đó

Đứng trước những vấn đề về ô nhiễm tiếng ồn, đã có nhiều nghiên cứu về vấn
nạn này, ví dụ điển hình nhất là:
Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hà Nội đang ngày càng tăng, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Một trong những
nguyên nhân chính là từ sự bùng nổ hoạt động giao thông.
Theo Kết quả nghiên cứu và đánh giá của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi
trường tại 12 đường và nút giao thông chính tại Hà Nội, tiếng ồn trung bình vào ban
ngày là 77,8 đến 78,1 dBA (mức âm quy định của tiếng ồn), vượt tiêu chuẩn cho phép
từ 7,8 đến 8,1 dBA. Tiếng ồn tương đương trung bình vào ban đêm là 65,3-75,7 dBA
(vượt tiêu chuẩn từ 10-20 dBA). Còn ở các khu công nghiệp, người lao động ở mọi
ngành nghề đều phải tiếp xúc với tiếng ồn.
3


Một số nghiên cứu khác về ô nhiễm tiếng ồn:
PGS. TS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng TN&MT
TP. Hồ Chí Minh cho rằng, trong ba nguồn gây tiếng ồn chính ở đô thị, gồm hoạt động
công nghiệp, giao thông, xây dựng - dịch vụ thì tiếng ồn giao thông là nặng nhất.
Những kết quả đo đạc tiếng ồn trên nhiều tuyến đường TP. Hồ Chí Minh đều vượt
mức cho phép nhiều lần.
Trên địa bàn TP có khá nhiều điểm rất ồn, ví dụ như các nút giao thông vòng
xoay Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, ngã sáu Gò Vấp, ngã tư An
Sương, vòng xoay Phú Lâm, ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, ngã sáu Dân
Chủ, ngã sáu Phù Đổng và cả các tuyến đường chính trong nội thành vào giờ cao
điểm. Ngay cả trong đêm khuya, tức là từ 11 giờ đêm đến 6 giờ sáng, mức độ tiếng ồn

đo được vẫn quá giới hạn cho phép...
Phát biểu tại Hội thảo ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe và biện pháp dự
phòng do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) tổ chức, PGS Doãn
Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cho biết, trong
tổng số khoảng 52 triệu người lao động ở tất cả các ngành nghề, có khoảng 10 - 15
triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn mức quy định.
Theo PGS Doãn Ngọc Hải, tiếng ồn là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe
lớn thứ 2 sau bụi. Tiếng ồn tác động lên con người ở 3 khía cạnh: Cche lấp âm thanh
cần nghe làm suy giảm phản xạ tự nhiên của con người với âm thanh; Gây bệnh đối
với thính giác và hệ thần kinh, gián tiếp gây ra bệnh tim mạch; Tiếp xúc với tiếng ồn
cao lâu ngày dẫn tới bệnh đãng trí và bệnh điếc không thể phục hồi.
Nếu sống trong môi trường có tiếng ồn quá lớn thì không chỉ gây tâm thần mà
còn gây tổn thương đối với phần tai trong, dây thần kinh thính giác bị teo lại…
Với trẻ em, tiếng ồn có thể khiến trẻ mất tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả học
từ ngữ ngay từ những năm đầu đời.
Tất cả những tác động này dẫn đến nhiều biểu hiện xấu về tâm lý, sinh lý, bệnh
lý, ảnh hưởng hiệu quả lao động, nhất là đối với những cư dân đô thị.
Nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm tiếng ồn, châu Âu đã đưa ra nhiều đạo luật
mang tính bắt buộc áp dụng cho các cơ sở sản xuất các phương tiện giao thông, quy
định những nơi các phương tiện này không được phép đi vào, lắp các thiết bị hấp thụ
4


tiếng ồn, thậm chí phạt nặng những phương tiện không có các chi tiết giảm ồn và
nhiều giải pháp mang tính tình thế khác…
Ở Việt Nam, theo các chuyên gia về y tế và môi trường, cần phân biệt rõ các
loại nguồn gây ồn để từ đó quy hoạch và loại trừ những nguồn ồn không chấp nhận
được, cụ thể là loại chấp nhận được vì không vượt quá mức quy định; Loại vượt quy
định nhưng có khả năng khắc phục; Loại vượt quy định và không thể khắc phục được;
Loại không được phép phát ra trong đô thị.

Đối với những nguồn gây tiếng ồn không khắc phục được, nếu là xe các loại thì
không cho phép lưu thông trong những giờ nhất định, còn nếu là máy móc thì phải
chuyển đổi địa điểm hoặc thay đổi kết cấu để giảm hẳn tiếng ồn.
Riêng với nguồn gây tiếng ồn không được phép có trên đô thị thì phải dùng
biện pháp mạnh là cấm hẳn.
2.2.

Khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đó về ô nhiễm tiếng ồn cho thấy rất rõ về tác hại cũng
như những biện pháp để ngăn chặn. Theo các nguồn tin và các chuyên gia về y tế
cũng như môi trường chúng ta có thể thấy việc ô nhiễm tiếng ồn rất đáng quan ngại
đối với sức khỏe con người vì vậy đã đưa ra rất nhiều giải pháp về vận nạn này.
Nhưng những giải pháp vẫn còn chưa thực sự hiệu quả nhất vì các thiết bị hút tiếng ồn
không phải nước nào, nơi nào cũng có thể sử dụng để phục vụ cho mọi người, và việc
ngăn cấm các loại xe không có thiết bị hấp thụ tiếng ồn chưa mang lại hiệu quả cao
nhất. Các loại xe không lắp các thiết bị hấp thụ tiếng ồn vẫn sẽ di chuyển trên các
đoạn đường khác mặc dù ở những nơi ít người sinh sống.

III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với đề tài tiểu luận “Tác động của ô nhiễm môi trường tiếng ồn ở Hà Nội tới

sức khoẻ con người” chúng em đã lựa chọn phương pháp thu thập từ nhiều nguồn
khác nhau và xử lý thông tin một cách đa dạng thông qua các phương pháp như so
sánh, đối chiếu; phân tích, tổng hợp...
Thứ nhất, đối với việc thu thập thông tin, phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử
dụng chủ yếu. Các nguồn tài liệu trong sách giáo trình, sách tham khảo về chuyên
mônđược nghiên cứu để phục vụ việc xây dựng nền tảng cơ sở lý thuyết cụ thể đó là


5


tài liệu môn học Kinh tế Môi trường của các trường Đại học. Thêm vào đó nhằm nắm
bắt rõ ràng về tình hình ô nhiễm tiếng ồn tại Hà Nội, nhóm cũng tiến hành thu thập số
liệu trên các trang mạng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội, Tổng cục Thống kê. Các số liệu thu thập được này sẽ phục vụ cho việc
nêu bật thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Hà Nội và việc đánh giá tác động của nó đến
sức khoẻ con người. Ngoài ra, nhóm tham khảo những luận văn, bài viết nghiên cứu
cụ thể liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn và tác động của nó để hiểu rõ hơn về cách triển
khai nội dung và khai thác những khoảng trống nghiên cứu.
Thứ hai, đối với việc xử lý nguồn thông tin, chúng em đã sắp xếp lại các thông
tin một cách hệ thống ứng với các phần cụ thể trong tiểu luận. Đồng thời, các số liệu
thu thập được không chỉ được thể hiện ở dạng số liệu đơn thuần mà được thể hiện đa
dạng thông qua các bảng, biểu đồ phân tích. Cụ thể là với những số liệu thu thập được
ở các website, số liệu thu được từ những báo cáo thống kê được thể hiện trên biểu đồ,
bảng...; những số liệu trong các bài báo, bài viết trên mạng nhóm đã tổng hợp số liệu ở

dạng rời rạc là chủ yếu để phân tích hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn. Mặt khác, sau khi đã
tiến hành phương pháp mô tả thông tin, số liệu, nhóm cũng thực hiện phương pháp so
sánh đối chiếu theo thời gian để thấy được những khác biệt, từ đó rút ra được những
thay đổi, những đánh giá về ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường đất tới sức khoẻ
con người.
Cuối cùng, nhóm sử dụng phương pháp khái quát, tổng hợp để đưa ra những
kết luận chung nhất về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn và tác động của nó tới sức khoẻ con
người ở Hà Nội, đồng thời đề xuất các giải pháp một cách cụ thể nhất để giải quyết
vấn đề đặt ra.

IV.


THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Ở HÀ NỘI
Người ta thường nói về tình trạng ô nhiễm như ô nhiễm không khí, ô nhiễm

đất, nước, song ít ai quan tâm đến một dạng ô nhiễm luôn hiện hữu xung quanh ta, đó
chính là ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm môi trường rất nguy hại, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Cùng với sự phát triển công nghiệp, đô
thị hóa và mạng lưới giao thông, hiện trạng ô nhiếm tiếng ồn ở Việt Nam ngày càng
trở nên đáng báo động, và đặc biệt là tại các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp
6


mà cụ thể ở đây là thủ đô Hà Nội. Chúng ta sẽ quan sát hiện trạng ô nhiễm tiếng ổn
thông qua 3 khía cạnh sau.
4.1 Ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông
Tiếng ồn giao thông là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn tại Hà
Nội cũng như tại các đô thị. Tại Hà Nội, kết quả nghiên cứu và đánh giá của Viện Sức
khoẻ nghề nghiệp và Môi trường tại 12 đường và nút giao thông chính cho thấy, tiếng
ồn trung bình vào ban ngày là 77,8 đến 78,1 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8 đến
8,1 dBA. Tiếng ồn tương đương trung bình vào ban đêm là 65,3 - 75,7 dBA, vượt tiêu
chuẩn từ 10 - 20 dBA.Thực trạng này thật sự dễ hiểu khi mà Hà Nội đang phải quản lý
tới 6.649.596 phương tiện (Theo số liệu của cục CSGT Hà Nội, tính đến Quý 1/2019)
và phương tiện cơ giới tại Hà Nội vẫn có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm tiếp
theo. Đồng thời mật độ phương tiện lưu thông tại Hà Nộiở mức rất cao, không chỉ gây
ra ô nhiễm tiếng ồn do tiếng động cơ, tiếng đèn báo, còi rú, mà còn gây ùn tắc giao
thông. Tiêu biểu là tại các trục đường Trường Chinh, Giải Phóng, Phạm Văn Đồng,
Kim Mã, Láng,… Mức ồn giao thông càng lớn, mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường
càng cao, điều này phản ánh chất lượng cuộc sống đang ngày càng giảm sút.
4.2 Ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động sinh hoạt
Trong sinh hoạt hằng ngày cũng có nhiều nguồn gây nên ô nhiễm tiếng ồn như:

tivi, radio, karaoke,…, các nơi tập trung đông dân cư như trong các lễ hội, đám đình,
chợ búa, trường học,...
STT
1
2
3
4
5

Nguồn phát sinh
Tiếng nói nhỏ
Tiếng nói chuyện bình thường
Tiếng nói to
Tiếng khóc của trẻ
Tiếng hát to

Mức ồn
30dBA
60dBA
80dBA
80dBA
110dBA

6

Tiếng cửa cọt kẹt

78dBA

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, những tiếng nói chuyện bình thường hằng ngày

của chúng ta cũng gây ra một mức ổn đáng kể. Trong khi đó, theo kết quả Tổng điều
tra dân số năm 2019, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là
2

2

96.208.984 người, mật độ dân số là 290 người/km , tăng 31 người/ km so với năm
7


2

2009, trong đó mật độ dân số tại thành phố Hà Nội là 2.398 người/ km và là một
trong hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước.Là địa phương mà “đất chật
người đông” như vậy, Hà Nội không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm tiếng ồn từ các khu
tập trung dân cư đông đúc gây ra. Dễ thấy nhất là tại các chợ ở Hà Nội như chợ Đồng
Xuân, chợ đêm, chợ Nhà Xanh,... chợ ở Hà Nội hoạt động gần như không nghỉ, gây ra
ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng làm ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hằng ngày của
người dân Thủ Đô. Đây là các nguồn ô nhiễm khó tránh khỏi, cũng như rất khó để xử
lý được nhưng lại là nguồn có thể hạn chế được bởi nguồn ô nhiễm này chủ yếu đều
do ý thức của người dân, của cộng đồng dân cư.
4.3 Ô nhiễm tiếng ồn từ sản xuất kinh doanh
Ô nhiễm tiếng ồn được nhận định là gia tăng theo tốc độ đô thị hóa. Tại Hà Nội
- trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, các hoạt động kinh doanh buôn bán sản xuất
diễn ra sôi nổi. Trong công nghiệp, việc sử dụng máy móc để hoạt động rất phổ biến,
và thường xuyên có sự va chạm giữa các vật thể rắn, của động cơ máy móc công suất
lớn gây ra tiếng ồn lớn. Việc sử dụng máy móc trong sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm
môi trường làm việc, tác động trực tiếp tới công nhân. Đồng thời, tiếng ồn phát ra từ
đây gây cũng ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh. Trên khắp phố phường Hà
Nội, các cửa hàng chen chúc nhau mở bán đủ mọi loại hình kinh doanh đa phần đều

mở nhạc hoặc quảng cáo tiếp thị. Điều này có lẽ không đáng trách khi nhằm mục đích
thu hút và tiếp thị sản phẩm tốt hơn. Nhưng lại có không ít người kinh doanh không
hiểu đúng vẫn đề, thiếu hiểu biết dẫn đến tình trạng mở loa thùng ngoài vỉa hè, bật
những thể loại nhạc không phù hợp như EDM, Rap và để loa ở âm lượng to, gây ô
nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng.
Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng không chỉ Hà Nội
mà trên toàn Việt Nam. Đô thị hóa càng nhanh, công nghệ ngày càng phát triển
nhưng không đi đôi với hiểu biết, ý thức của cộng đồng và can thiệp đúng mức của
Chính Phủ làm tốc độ ô nhiễm tiếng ồn gia tăng đáng kể, trở thành vấn đề đáng báo
động hiện nay.

8


V.

TÁC HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN CON NGƯỜI
Tiếng ồn ảnh hưởng đến con người không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào tính

chất vật lý mà chủ yếu phụ thuộc vào sự cảm thụ tâm lý của con người. Nhìn chung
bất cứ tiếng ồn nào có trong môi trường đều là ô nhiễm vì nó hạ thấp chất lượng cuộc
sống. Tiếng ồn tác động đến con người ở 3 khía cạnh:
Che lấp những âm thanh cần nghe, làm giảm phản xạ tự nhiên của con người
với âm thanh.
Gây bệnh đối với thính giác và hệ thần kinh, gián tiếp gây bệnh tim mạch, dạ
dày và nhiều cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác. Tiếp xúc với tiếng ồn
cường độ cao lâu ngày dẫn tới bệnh đãng trí, điếc. Tiến triển bệnh ở giai đoạn đầu là
giảm sức nghe, không nghe thấy tiếng động nhỏ. Giai đoạn tiếp theo là bị nghễnh
ngãng. Cuối cùng là tai trong bị tổn thương, dây thần kinh thính giác bị teo lại, người
bệnh không nghe được tiếng nói chuyện.

Tiếng ồn còn có thể làm suy yếu thể lực, suy nhược thần kinh và làm giảm hiệu
quả công việc đối với một số người. Nếu tiếng ồn đạt tới 100dB thì nó không chỉ gây
bệnh tâm thần mà còn gây tổn thương đến tai trong. Tiếng ồn còn có thể làm gián
đoạn suy nghĩ, do đó sẽ làm giảm hiệu quả công tác.
Tất cả các tác động này đều dẫn đến những biểu hiện xấu về tâm sinh lý con
người và để rõ ràng hơn ta hãy đến với từng bộ phận bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn thông
qua nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới:
5.1 Ảnh hưởng tới sức khỏe

5.1.1

Ảnh hưởng tới tai

Ảnh hưởng tiếng ồn lên thính giác đã được biết tới từ thuở xa xưa, khi người
thợ rèn, thợ hầm mỏ, hoặc người giật chuông nhà thờ lâu năm với nghề của mình.
Thính giác của họ giảm dần, rồi dẫn tới điếc hoàn toàn.
Theo nhà nghiên cứu A.J.Hudspeth, Đại học Y khoa California, sự tiếp xúc lâu
ngày với tiếng ồn mạnh sẽ “đẵn, cắt, gọt” tan hoang những tế bào ở lông tai trong. Các
tế bào này sẽ bị bứng gốc, hủy hoại. Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận các
đợt sóng âm thanh, chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu
phát ra.
9


Tiếng động mạnh cũng gây tổn thương dây thần kinh thính giác, đưa tới điếc
tức thì và vĩnh viễn với cảm giác ù tai. Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có
thể gây ra mất thính lực tạm thời, nhưng thường thì thính lực sẽ trờ lại bình thường
sau 16-18h khi không còn tiếng động. Ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở
cường độ của tiếng động và khoảng thời gian tiếp xúc với tiếng động đó. Hậu quả có
thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.


5.1.2

Rối loạn giấc ngủ

Nhiều nghiên cứu chứng minh tiếng ồn từ 35dB đã đủ để gây rối loạn cho giấc
ngủ bình thường. Tiếng động ban đêm tạo ra những cơn thức giấc bất thường, làm
thay đổi chu kì các giai đoạn giấc ngủ và gây khó khan đi vào giấc ngủ. Nhiều thức
giấc bất thường sẽ dẫn tới thiếu ngủ và hậu quả là sự mệt mỏi, bải hoải, buồn chán vào
ngày hôm sau. Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch
máu ngoại vi và các cử động cơ thể như trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay. Khi
tiếng ồn đạt tới 50dB vào ban đêm giấc ngủ bị dứt quãng, giấc ngủ sâu bị tổn thất
60%, khi tiếng ồn ban ngày từ 70-80dB sẽ gây mệt mỏi, 90-110dB sẽ gây nguy hiểm
và 120-140dB sẽ có khả năng gây chấn thương.
Một điểm đáng lưu ý là trẻ em dường như có một cơ chế bảo vệ với tiếng động
khi ngủ vào ban đêm, nên ngủ ngon và ít thức giấc hơn người lớn. Tuy nhiên hệ thần
kinh của trẻ vẫn dễ bị ảnh hưởng và phản ứng.

5.1.3

Với bệnh tim mạch

Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn lâu ngày đưa tới thay đổi chức năng của hệ thần
kinh tự chủ, làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi. Nhà khoa học
Ying Ming Zhao đồng nghiệp tại Đại học Bắc Kinh đã nghiên cứu hậu quả của tiếng
ồn đối với hơn 1000 công nhân dệt vải và thấy rằng sau 5 năm làm việc trong tiếng
ồn, huyết áp của họ tăng cao đáng kể. Nghiên cứu của TS. Wolfgang babisch, Đức cho
thấy liên tục nghe tiếng ồn giao thông ở mức 70dB có thể tăng rủi ro bệnh nhồi máu
cơ tim.


5.1.4

Với cơ quan nội tiết

Tiếng ồn xí nghiệp làm tăng sản xuất noradrenaline và adrenaline ở công nhân
nhưng khi họ mang vật bảo vệ tai thì adrenaline trở lại bình thường. Một nghiên cứu
10


tại Việt Nam do tác giả Nguyễn An Lương, Ayako Sudo, Hoàng Minh Hiển thực hiện
cũng tìm thấy kết quả tương tự ở công nhân xưởng dệt.
5.2 Ảnh hưởng đến hành vi

5.2.1

Ảnh hưởng đến hành vi của trẻ nhỏ

Mặc dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng nhiều nhận xét, nghiên cứu cho thấy
tiếng ồn ảnh hưởng tới sự học hỏi của trẻ em. Theo Sheldom Cohen, Đại học Oregon, trẻ
em sống trong các căn phòng ở tầng thấp trong một cao ốc gần trục lộ giao thông có khó
khăn tập đọc, làm toán, phân biệt chữ có âm tương tự, so với trẻ em sống

ở trên cao, xa tiếng ồn. Nhiều nghiên cứu cho hay, tiếng ồn còn có thể ảnh hưởng đến
bào thai trong bụng mẹ và thai nhi đáp ứng bằng tăng nhịp tim và chuyển động thân
mình. Một nghiên cứu khác cho hay bà mẹ sống gần phi trường có tỷ lệ sinh non cao
hơn.
Thêm vào đó ô nhiễm tiếng ồn còn gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ em. Đây là nghiên
cứu của các nhà khoa học tại Đại học University Southern California đăng tải trên
mạng tạp chí Archives of General Psychiaty (Mỹ). Các nhà khoa học đã tiến hành so
sánh số liệu giữa 279 trẻ mắc tự kỉ và 245 trẻ bình thường trong cùng một lứa tuổi và

điều kiện sống gia đình. Những yếu tố khác bao gồm khoảng cách từ nhà đến mặt
đường. mật độ giao thông, hướng gió cũng được các nhà khoa học tính toán chi tiết.
Kết quả cho thấy, trẻ sống trong khu giao thông đông đúc có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ
cao gấp 3 lần so với trẻ sống trong khu dân cư thanh bình, yên ả. Theo nghiên cứu, trẻ
trong bào thai, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
nhất. Lý do các nhà khoa học đưa ra là, trong những năm đầu đời, bộ não trẻ còn non
nớt nên dễ bị tác động bởi tiếng ồn và khói bụi.

5.2.2

Ảnh hưởng đến hành vi của con người trong cộng đồng

Sống trong khu xóm ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội, giận
dữ, khó chịu, hay gây gổ, ít giao thiệp với lối xóm. David Glas và Jerome Singer cho
biết tiếng ồn có ảnh hưởng rất nhiều lên con người kể cả sau khi không còn tiếng ồn.
Tiếng ồn bất ngờ có tác hại nhiều hơn biết trước. Tiếng ồn dường như cũng làm con
người giảm đi đặc tính giúp đỡ và tăng sự hung hổ, gây hấn. Một quan sát cho thấy,

11


khi đang định giúp nhặt một vật rơi cho người khác mà tiếng ồn dội tới, thì động tác
giúp đỡ này ngưng lại.
Đó là những kết quả nghiên cứu nghiêm chỉnh đưa ra. Dĩ nhiên các kết luận
này phải được vận dụng có chừng mực, dè dặn. Hậu quả của tiếng ồn còn phụ thuộc
vào thời gian chịu ồn và phản ứng hay khả năng thích ứng độ ồn của từng cá nhân.
Tại nơi làm việc tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức khỏe, gây khó khăn cho sự đối
ngoại, giảm tập trung vào công việc, vào sản xuất, tăng tai nạn thương tích. Theo Viện
Quốc gia Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ, công nhân tiếp xúc với âm thanh
cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim, nhịp thở và trong tương lai có thể

gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng thẳng. Họ trở nên bẩn
tính, khó chịu, hay gây gổ hơn những người làm việc nơi yên tĩnh. Họ cũng hay vắng
mặt tại chỗ làm và tai nạn lao động cũng thường xảy ra. Một công trình khoa học
nghiên cứu cho thấy: Năng suất lao động của các viên chức trong tình trạng yên tĩnh
cao hơn khi có tiếng ồn 9% và sai sót trong việc ghi chép tài liệu là 29%, còn khi làm
việc ở văn phòng có mức ồn 100dB con người sẽ phạm sai sót nhiều gấp 2 lần so với
ở mức ồn 70dB.
Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích thích sự hứng
khởi khi đang làm một công việc có tính chất đơn điệu, đều đều.

VI.

GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ:
Ô nhiễm tiếng ồn đang là vấn đề nghiêm trọng gây nên những ảnh hưởng xấu

cho sức khỏe con người nói chung và người dân thành phố Hà Nội nói riêng. Đặt ra
yêu cầu cấp thiết về các giải pháp để làm giảm ô nhiễm tiếng ồn ở thành phố Hà Nội.
Từ những thực trạng đã nêu trên, nhóm xin đề ra các giải pháp như sau
- Quy hoạch kiến trúc xây dựng hợp lý.
- Giảm tiếng ồn và trấn động ngay tại nguồn.
- Sử dụng các thiết bị tiêu âm, cách âm.
- Phương pháp thông tin, giáo dục con người.
6.1 Về phía cơ quan chức năng

6.1.1.

Công cụ pháp lý.
12



a. Luật pháp:
- Trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 quy định cụ thể trách nhiệm,
quy trình biện pháp quản lý và kiểm soát các loại tiếng ồn đó theo luật bảo vệ môi
trường, cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống của con người để tránh xảy ra những
tác động xấu do tiếng ồn gây ra tại chương 5 điều 40, 41 quy định phải đảm bảo
không vượt quá tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồntrong mọi công việc.
Tại chương 8 mục 5 điều 85 quy định quản lý hạn chế tiếng ồn. Mức phạt ô
nhiễm tiếng ồn: theo điều 12 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP (9/8/2006) về xử phạt
hành chính thì mức xử phạt vi phạm về tiếng ồn cụ thể như sau: phạt tiền từ 200.000
đồng – 1 triệu đồng, từ 1 - 3 triệu đồng lần lượt với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu
chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần và từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ

6h – 22h; phạt tiền từ 5 triệu – 7 triệu đồng, từ 8 triệu – 12 triệu đồng lần lượt với
hành vi gây tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần và từ 1,5
lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22h – 6h sáng ngày hôm sau.
b. Chiến lược và chính sách.
Chính sách môi trường là tổng thể các quan điểm, các biện pháp, các thủ
thuật nhằm thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của
quốc gia, của ngành kinh tế hoặc một công ty.
Không chỉ từ chính phủ mà cả các cá nhân cũng phải có chiến lược để giảm bớt
tiếng ồn. Các cách có thể giảm bớt tiếng ồn từ mỗi hộ gia đình :
+ Đóng cửa sổ
+ Cải thiện cách âm của tường vách
+ Sáng tạo trong việc bố trí văn phòng hoặc nhà cửa
+ Đầu tư vào sàn nhà giúp hấp thụ tiếng ồn
+ Đầu tư vào nội thất thân thiện
+ Giảm bớt các đồ điện tử hoặc giảm âm lượng
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Tạo nhận thức và giáo dục về ô nhiễm tiếng ồn
c. Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường.

Quy chuẩn môi trường là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định về mức giới hạn,
yêu cầu tối thiểu, các ngưỡng, các mục bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo sức khỏe
13


con người, bảo vệ môi trường Giới hạn tối đa cho phép của tiếng ồn: theo QCVN
6:2010/BTNMT quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về tiếng ồn áp dụng đối với các tổ chức,
cá nhân có các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng tới các khu vực có con người
sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Giới hạn tối đa cho phép ở
trong các hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình,
chùa, và các khu vực có quy định đặc biệt khác từ 6h – 21h và từ 21h – 6h lần lượt là
55dB và 45dB. Giới hạn tối đa cho phép ở các khu vực trung cư, các nhà ở riêng lẻ
nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính từ 6h – 21h và từ
21h – 6h lần lượt là 70dB và 55dB
d. Thanh tra bảo vệ môi trường.
Thanh tra là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan thanh tra và các
tổ chức thanh tra nhân dân nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách pháp luật để kiến
nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục
VD: Trong Văn bản 4018 ngày 13-12-2009 của Sở Tài nguyên - Môi trường
tỉnh Bình Dương do Phó Giám đốc Võ Thị Ngọc Hạnh ký gửi Thường trực HĐND,
UBND và UBMTTQ tỉnh có báo cáo về việc trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp
thứ 15 HĐND tỉnh khóa VII về khiếu nại liên quan đến Công ty Tân Hiệp Phát, như
tình trạng thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường; tiếng ồn vẫn chưa khắc phục; san
lấp mặt bằng lấn đất của các hộ dân xung quanh; lấn rạch gây ngập úng… Các sai
phạm này đã bị cơ quan chức năng xử phạt gần 40 triệu đồng.

6.1.2.

Công cụ kinh tế.


a. Thuế môi trường.
Là một trong những biện pháp kinh tế sử dụng trong các chính sách môi
trường của một quốc gia, nhằm thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu
dùng trong việc giảm các chất phát thải và sử dụng các sản phẩm mà các chất thải và
sản phẩm này có tiềm năng hoặc gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con
người
b. Phí môi trường.

14


Là khoản thu của ngân sách dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, tính trên
lượng phát thải của chất gây ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tiêu
cực do chất ô nhiễm gây ra đối với môi trường.
c. Lệ phí môi trường.
Là khoản thu có tổ chức bắt buộc đối với cá nhân, pháp nhân được hưởng một
lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp.
VD: một cơ sở sản xuất cơ khí đủ điều kiện về tiêu chí thân thiện với môi trường
trong đó cơ sở đó đạt tiêu chuẩn về tiếng ồn do cách xa khu dân cư, bảo hộ tốt cho
công nhân, không gây tiếng ồn quá mức cho phép…thì cơ sở đó sẽ được chứng nhận
cơ sở sản xuất thân thiện với môi trường
d. Trợ cấp môi trường.
Bao gồm các nội dung cấp phát không bồi hoàn kinh phí từ ngân sách dành
cho công tác quản lý môi trường, khuyến khích về thuế và vay vốn với lãi suất thấp
đối với các hoạt động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, ưu đãi cho
các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để nâng cao khả năng quản lý môi trường.
VD: Như một nhà máy, cơ sở sản xuất đang hoạt động trong tình trạng máy
móc cũ kỹ, gây ra tiếng ồn, độ rung ảnh hưởng đến hoạt động sống của người dân
xung quanh nên cơ sở này muốn đầu tư một khoản chi phí để cải tạo máy móc, mua

vật liệu cách âm, xây tường chắn…thì cơ sở này có thể sẽ được hưởng trợ cấp như là
vay vốn với lãi suất thấp, khuyến khích về thuế…nhằm bảo vệ môi trường chung cho
cơ sở đó và người dân sống quanh khu vực đó.
e. Quỹ môi trường
Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế để nhận tài trợ
vốn từ các nguồn khác nhau, và từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá trình
thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường. Nguồn thu
cho quỹ môi trường có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Phí và lệ phí môi trường
- Tiền thu được từ các hoạt động như văn hoá, thể thao, từ thiện, xổ số, phát
hành trái phiếu...

6.1.3.

Công cụ kĩ thuật.
15


Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường thực hiện vai trò kiểm soát và
giám sát Nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và
phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. các công cụ kỹ thuật quản lý bao gồm:
- Quan trắc môi trường là tập hợp các biện pháp khoa học, công nghệ, tổ chức
đảm bảo kiểm soát một cách hợp liên tục và hệ thống trạng thái và khuynh hướng
phát triển của các quá trình tự nhiên và nhân tạo đối với nhiều quy mô và nhiều loại
đối tượng chịu tác động của các hoạt động con người.
- Quan trắc môi trường thường xuyên quan trắc địa điểm gây ra tiếng ồn,
thanh tra, giám sát các khu vực gây ra tiếng ồn để từ đó đưa ra những kết quả phục vụ
cho công tác quản lý và giảm thiểu, hạn chế tiếng ồn. - Quy hoạch môi trường: quy
hoạch các khu công nghiệp, khu sản xuất gây ra tiếng ồn lớn tránh xa các khu dân cư,
trường học…

VD: quy hoạch sân bay, đường sắt…

6.1.4.

Công cụ phụ trợ.

Công cụ phụ trợ là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc tác động
trực tiếp tới hoạt động sản xuất, mà dùng để quan sát, giám sát các hoạt động gây ô
nhiễm, giáo dục con người trong xã hội. công tác giáo dục và tuyên truyền bảo vệ
môi trường đã và đang được xã hội quan tâm.
- Giáo dục môi trường: Là quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy
và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị

tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Hoạt động của dự án Giáo dục môi trường
- Truyền thông môi trường: là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm
giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan
một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường. Dọn vệ sinh, truyền
thông và phát các tài liệu truyền thông môi trường..
6.2 Về phía cộng đồng:
Để giảm tiếng ồn trong đô thị đầu tiên là tuyên truyền ý thức của mọi người,
đặc biệt người tham gia giao thông. Các lái xe không được sử dụng nhiều còi, đặc biệt
là còi hơi trong thành phố, Thứ hai là không sử dụng các phương tiện xe quá hạn, sử
16


dụng quá lâu, quá giới hạn cho phép cũng không được sử dụng. Về cơ quan quản lý
nhà nước, thì phải có chương trình, kế hoach để giảm tiếng ồn như tăng các phương
tiện GTCC để giảm bớt phương tiện cá nhân.

Bên cạnh đó, để kiểm soát tiếng ồn từ các hoạt động kinh doanh thương mại
như tiếng ồn từ các cửa hàng, quán cà phê, cửa hàng kinh doanh karaoke tại các khu
dân cư, khu đô thị thì ngay từ khi xây dựng, cần có các biện pháp để thực hiện việc
cách âm và việc cấp phép phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Một số ý kiến cho đề xuất.
Đối với cấp kinh doanh karaoke là một ngành kinh doanh có điều kiện. Trước
hết, chủ hộ KD karaoke phải liên hệ với phòng văn hóa quận, huyện để xin cấp phép
kinh doanh. Trước khi cấp phép kinh doanh karaoke, các cơ quan chức năng sẽ phải
thẩm định về mặt bằng, về cách âm… nếu có đủ điều kiện thì mới cấp phép còn không
đủ điều kiện sẽ không cấp phép sẽ không ảnh hưởng kinh doanh.
Ngoài việc tuyên truyền phổ biến pháp luật phải có sự chung tay và cộng đồng
của cộng đồng, kịp thời phát hiện thông báo các hành vi vi phạm để có những biện
pháp xử lý kịp thời. Quy hoạch hợp lý các vị trí công trình trong đô thị, thực hiện các
giải pháp giảm thiểu tiếng ồn thấp nhất trong thời gian cho phép
việc xử lý hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn cần phải tiến hành ngay, do đó, chính
quyền địa phương phải cung cấp đường dây nóng để người dân phản ánh, khiếu nại.
Khi nhận được tin báo, lập tức cử cán bộ xuống hiện trường để lập biên bản và
xử lý vi phạm theo quy định. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể làm đơn khởi kiện
ra Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi gây ra tiếng
ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của mình.
Quy định của pháp luật hiện hành về xử lý hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn đã đầy
đủ, chặt chẽ, thậm chí là nghiêm khắc. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật trên thực tế
vẫn còn nhiều hạn chế, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt còn nể nang, ngại va chạm
nên chưa đảm bảo tính nghiêm minh và giáo dục, răn đe người vi phạm.
Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải có biện pháp kiên quyết hơn nữa để
trấn áp đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn trong khu dân cư nhằm góp phần đảm
bảo an ninh trật tự, giữ gìn tình làng nghĩa xóm và không để xảy ra những vụ việc
đáng tiếc nêu trên.
17



PGS-TS Phạm Đức Nguyên- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội môi trường
Xây dựng Việt Nam cho rằng để kiểm soát và hạn chế tiếng ồn trong đô thị, cần phải
quy định cụ thể cho những đơn vị, cơ quan có trách nhiểm quản lý và xử lý những
hành vi gây tiếng ồn vượt quá quy định. PGS-TS Phạm Đức Nguyên cho rằng về
người thiết kế, quy hoạch giao thông cần phải đưa ra những giải pháp sáng tạo hợp
với điều kiện Việt Nam đặc biệt về giao thông. VD ở nhiều nước, không bao giờ làm
nhà, làm phố bám 2 bên đường giao thông, không bố trí các trục đường đô thị đi qua
các khu nhà ở, nếu bố trí phải có giải pháp chống tiếng ồn, rồi làm sao phân khu hợp
lý công trình xây dựng theo mức ồn tiếng ồn tiện nghi. Không bao giờ bố trí trường
học, bệnh viện, Đài phát thanh, Viện nghiên cứu sát những trục đường giao thông có
mức độ tiếng ồn lớn như vậy, nếu bố trí thì có giải pháp.
Một số chuyên gia cho rằng, ngay từ khâu quy hoạch, nên tính toán và bố trí
hợp lý những khu vực thương mại dịch vụ cách ly với nhà dân. Kinh nghiệm tại một
số đô thị trên thế giới đã thực hiện biện pháp trồng nhiều cây xanh, hoặc xây dựng bức
tường bê tông, tường cách âm tại những trục đường đi qua khu vực dân cư.
Trong khi đó, chính quyền một số đô thị như Moscow (Nga), bố trí các nhà ga
ngoài trung tâm thành phố. Nếu nhà ga ở trung tâm thành phố, tàu hỏa phải chạy trong
các đường hầm kín, không đi qua các phố có nhà cửa…
Đề xuất cần kết hợp nhiều biện pháp để giảm tải tiếng ồn, PGS.TS Phùng Chí
Sỹ - phó tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - cho rằng đối
với xe cộ, cần kiểm tra định kỳ chất lượng máy móc, những xe nào có tiếng ồn cao
quá thì yêu cầu phải có biện pháp để giải quyết (như lắp hệ thống giảm âm).
Ngoài ra, có thể trồng cây xanh để hút tiếng ồn và bụi, kết hợp với các phương
án phân luồng giao thông hợp lý để điều tiết lượng xe, hạn chế tốc độ để giảm tiếng
ồn.
Tuy nhiên, để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn trước hết cần sự chung tay của cả cộng
đồng và ý thức tự giác của mỗi người.

18



KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam nói chung và các đô
thị lớn như Hà Nội nói riêng đang ở mức báo động. Tiếng ồn là một loại ô nhiễm môi
trường rất nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng nhưng lại ít được
quan tâm như các loại ô nhiễm môi trường khác. Câu chuyện về ô nhiễm tiếng ồn ở
Hà Nội cũng như trên toàn đất nước Việt Nam sẽ tiếp tục là một dấu chấm hỏi cho tất
cả mọi người đặc biệt những người dân đã đang và sẽ chịu ảnh hưởng của ô nhiễm
tiếng ồn từ đó đặt ra câu hỏi cho sự chung tay hành động từ các cấp chính quyền cũng
như cơ quan chức năng.
Trong tiểu luận “Tác động của ô nhiễm môi trường tiếng ồn ở Hà Nội đến sức
khỏe con người”, nhóm chúng em đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp có thể phù
hợp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tiếng ồn đã và đang xảy ra ở Hà Nội nói riêng và
Việt Nam nói chung. Tuy nhiên để tình trạng ô nhiễm được khắc phục trong thực tiễn
thì rất cần có sự chung tay góp sức của nhiều người, không chỉ từ phía Nhà nước mà
còn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Do đó ngay từ bây giờ chúng ta cần phải
nhận thức rõ ràng hơn về những nguy hiểm tiềm tàng mà một môi trường ô nhiễm
đang âm thầm gây nên xáo trộn, tàn phá trong xã hội để có thể xây dựng một Việt
Nam ngày càng phát triển.
Mặc dù nhóm nghiên cứu đã vận dụng tất cả kiến thức đã được học tập cũng
như cố gắng tìm tòi các thông tin, số liệu mới, song bài tiểu luận được thực hiện trong
thời gian ngắn và với nguồn thông tin giới hạn nên không thể tránh khỏi những mặt
hạn chế, thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những lời đóng góp và nhận xét của
cô để có thể hoàn thiện bài tiểu luận.
Nhóm chúng em trân trọng cảm ơn cô !

19



TÀI LIỆU THAM KHẢO

− PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, Nhà
Xuất bản Thống Kê, Hà Nội
− Báo động ô nhiễm tiếng ồn tại Hà Nội (2017, />− Phan thị bình thuận (2019), Cần có giải pháp căn cơ để giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, />− Huy Thắng (2019), Công bố kết quả Tổng điều tra dân số 2019:
/>− Phạm Ngọc Đăng (2004). Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam hiện nay
và đề xuất các giải pháp quản lý: />− Trần Đại Nam (2013), Đề tài “Tiếng ồn và tác hại cho môi trường và sức
khỏe con người.” />− Đỗ Trọng Đạt, Hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn và hậu quả pháp lí:
/>− Anh Tú (2020), Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn và giải pháp xử lý,
/>− Hà Hưng, Anh Tuấn, Mạnh Huy, Văn Thủy, Văn Hưng (2013) Ô nhiễm tiếng
ồn và các công cụ quản lý ô nhiễm tiếng ồn />
20


45483/?fbclid=IwAR367ovlo8b1Z9If-Z4RxKjQmkDMbT6NNdy-XfdLtQG-KPjappF7F2Oz80
− Lindico (2019) Tác hại ô nhiễm tiếng ồn và 20+ cách phòng tránh,
/>fbclid=IwAR2E9fhwmUgXaldI_evFFFxjjXROldn3RnNKbAeDPCb3lfg_ut1nFIq1YE
− Minh Nguyệt, Ô nhiễm tiếng ồn, Kẻ sát nhân giấu mặt:
/>%85m-ti%e1%ba%bfng-%e1%bb%93n---k%e1%ba%bb-s%c3%a1t-nh
%c3%a2n-gi%e1%ba%a5u-m%e1%ba%b7t-46567

21



×