Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường tác động của xâm nhập mặn tới sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đời sống nhân dân vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.52 KB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL đang là một trong những vấn đề cấp bách, nhận được
nhiều quan tâm từ người dân và chính quyền. Xâm nhập mặn diễn ra nhanh, sớm và khốc liệt
hơn theo từng năm đã và đang có tác động mạnh tới mọi mặt cuộc sống của người dân, gây
ra nhiều khó khăn, bất tiện và thiệt hại to lớn. Thậm chí, đầu tháng 3 năm 2020, chính quyền
5 tỉnh trong khu vực (Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) đã phải công
bố tình trạng khẩn cấp thiên tai (cấp 2) và tập trung ứng phó với xâm nhập mặn.
Do vị trí địa lý và một số nguyên nhân khác, Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói
riêng khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương do những biến đổi môi trường, khí hậu, mà cụ thể

ở đây là xâm nhập mặn, đặc biệt với những ngành kinh tế có phụ thuộc vào điều kiện khí
hậu. Hai ngành tại ĐBSCL chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt nhất của hiện tượng xâm
nhập mặn là nông nghiệp và thủy sản. Để làm rõ hơn những tác động này và tìm kiếm
những đề xuất mới nhằm ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại của xâm nhập mặn, nhóm lựa chọn
đề tài “Tác động của xâm nhập mặn tới sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đời sống
nhân dân vùng ĐBSCL”.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài làm của nhóm có thể còn thiếu sót, nhóm hi
vọng cô Trần Minh Nguyệt – giáo viên hướng dẫn của nhóm – có thể đóng góp ý kiến để
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Ngoài các phần mở đầu, mục lục, kết luận và tài liệu tham khảo thì bài của nhóm có
cấu trúc như sau:
Chương 1. Tổng quan về xâm nhập mặn và kinh tế vùng ĐBSCL
Chương 2. Tác động của xâm nhập mặn tới sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đời
sống nhân dân vùng ĐBSCL
Chương 3. Các đề xuất, giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn vùng ĐBSCL

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ KINH TẾ VÙNG ĐBSCL
1.1 Tổng quan về xâm nhập mặn


1.1.1 Khái niệm xâm nhập mặn
Nước ngọt là nguồn tài nguyên khan hiếm. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, chỉ có
2,5% tổng lượng nước trên trái đất là nước ngọt, phần còn lại là nước mặn. Nguồn nước
ngọt lớn nhất nằm dưới lòng đất và một phần nước mặn nằm rải rác ở nhiều khu vực trên
thế giới. Nước ngầm được sử dụng rộng rãi để bổ sung cho nguồn nước mặn nhằm đáp
ứng nhu cầu nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đối với hệ thống
nước ngầm ở những vùng ven biển chính là xâm nhập mặn.
Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển
bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt (Hình 1). Xâm
nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới lòng đất ở các tầng chứa nước ven biển do cả
hai quá trình tự nhiên và con người gây ra.

Hình 1 Sự dịch chuyển của khối nước ngọt vào tầng nước mặn.
(Nguồn: EOE năm 2012)
Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn: Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4% xâm nhập sâu vào
nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Xâm nhập
4


mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chính quyền địa phương, vấn đề này đã được
nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng
nhiệt độ, khai thác nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển, những
nguyên nhân này đang làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
1.1.2 Nguyên nhân của xâm nhập mặn
Những thay đổi do biến đổi khí hậu như lượng mưa và nhiệt độ, thay đổi mục đích sử
dụng đất cũng có thể làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống
tầng ngậm nước, gây ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn [14].
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chu trình thủy văn thông qua thay đổi

mô hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi và độ ẩm của đất. Lượng mưa có thể tăng hoặc
giảm và phân bố không đồng đều trên toàn cầu. Hiện tượng này sẽ làm thay đổi lượng
nước ngầm được bổ sung, đồng thời thay đổi tốc độ xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước
ven biển. Vì vậy, thông tin về các tác động của biến đổi khí hậu ở địa phương hoặc khu
vực, các quá trình thủy văn và tài nguyên nước ven biển trở nên rất quan trọng.
Ảnh hưởng của quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất:
Các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất và quản lý đất cũng có thể làm thay đổi
trực tiếp đến hệ thống thủy văn, chế độ bốc hơi nước và dòng chảy. Do đó, sử dụng đất
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguồn nước ngầm. Đối với các cửa sông
tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào các sông xảy ra khá phổ biến,
đặc biệt vào mùa khô. Khi đó lượng nước từ sông đổ ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ
mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn (Hình 2). Nồng
độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng.

5


Hình 2: Hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào lòng sông vùng cửa
Nguồn: Theo Lê Anh Tuấn (2008)
1.2 Tổng quan về kinh tế vùng ĐBSCL
1.2.1 Đặc điểm kinh tế vùng ĐBSCL
ĐBSCL (ĐBSCL) là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế

- xã hội của cả nước, có các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển công nghiệp công nghệ cao,
công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch
vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng
dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.
ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha và
dân số 17,5 triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 19% dân số cả nước, là một trong

những đồng bằng màu mỡ trên thế giới với các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước. Với 1,5 triệu
ha đất trồng lúa, vùng ĐBSCL luôn giữ vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, đóng góp 50% sản lượng lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu

6


thuỷ sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước (khoảng 7 - 8 triệu tấn/năm, chiếm 1/5
sản lượng gạo thương mại toàn cầu) và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước.

Hơn nữa, đây còn là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng với đường biên
giới đất liền với Campuchia. Vùng có tiềm năng phát triển kinh tế biển với hơn 700 km
bờ biển, bằng 23% bờ biển cả nước, 360.000 km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế,
có nhiều bãi biển đẹp, cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch, vườn cây, có đến 3 khu dự trữ
sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên được công nhận là khu Ramsar của thế
giới. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá. Với vị trí địa - kinh tế và
địa - chiến lược do nằm kề tuyến hàng hải Đông - Tây, vùng là một cửa ngõ quan trọng,
sôi động. Đó là tiềm năng về năng lượng tái tạo lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt
trời, năng lượng thủy triều…
1.2.2 Những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên ảnh hưởng tới kinh tế ĐBSCL
- Thế mạnh




Đất: đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương
đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước
Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt
cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 270C. Lượng mưa trung bình năm

lớn 1300mm – 2000mm.





Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt: nguồn nước dồi dào, thuận lợi
cho việc tưới tiêu, khai thác nuôi trồng thủy sản nước ngọt, giao thông vận tải.
Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, về động vật có giá trị hơn cả là
cá và chim, từ đó giúp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái

 Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm, hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản ⟹ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản


Khoáng sản: chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được
khai thác

- Hạn chế
 Có mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ⟹ nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và độ mặn trong đất

7


Phần lớn diện tích là đất mặn và đất phèn, cùng với sự thiếu nước vào mùa khô đã
làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn
 Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế
1.3 Tổng quan nghiên cứu trước đây
1.3.1 Nghiên cứu trước đây về tác động của xâm nhập mặn tới kinh tế và đời
sống
Mặc dù xâm nhập mặn là một hiện tượng xảy ra thường xuyên (thường theo chu kỳ

năm), có tác động lớn tới nền kinh tế và đời sống của người dân, tuy nhiên chưa có nhiều
nghiên cứu đề cập tới những ảnh hưởng này. Một số nghiên cứu tiêu biểu mà nhóm tác
giả đã tìm được như sau:
Các tác giả Nguyễn Văn Bé, Trần Thị Lệ Hằng, Nguyễn Văn Triển và Văn Phạm
Đăng Trí đã nghiên cứu về “Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp,
thủy sản huyện Trần Đế, tỉnh Sóc Trăng”, thực hiện bởi phương pháp phỏng vấn các nông
hộ và chính quyền khu vực địa phương. Nghiên cứu chỉ ra rằng xâm nhập mặn năm 2016
gây thiệt hại lớn tới sản xuất lúa 02 vụ, tuy nhiên có ảnh hưởng không quá lớn tới ngành
thủy sản. Người dân Trần Đế cũng đang có xu hướng thay đổi nhất định để thích ứng với
xâm nhập mặn.
Trên tạp chí khoa học và công nghệ thủy lợi số 26 (năm 2015), các tác giả Phạm Thị
Hoài, Võ Tuấn Anh, Vũ Chí Linh đã công bố đề tài “Đề xuất giải pháp thích ứng cho
cộng đồng dân cư vùng ven biển Bắc bộ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn”. Bài viết phân tích
hiện trạng, nguyên nhân của xâm nhập mặn, ảnh hưởng của hiện tượng này tới đời sống
dân cư ven biển Bắc bộ. Nhóm tác giả cũng đưa ra các đề xuất giải pháp thích ứng để
giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới cuộc sống nhận dân.
Đáng lưu ý, đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển kinh tế ứng
phó với xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL; Thí điểm cho một huyện điển hình” thuộc Chương
trình KH&CN ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020 do PGS.TS Vũ Thị Mai, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân làm chủ nhiệm đã đóng góp đáng kể cho lượng thông tin khoa

8


học và xây dựng phương thức phòng chống, giảm thiểu thiệt hại từ xâm nhập mặn. Mục
tiêu của đề tài này gồm:
 Xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu
 Dựng một số mô hình phát triển kinh tế ứng phó với xâm nhập mặn vùng ĐBSCL
Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế thích ứng xâm nhập mặn tại một
huyện điển hình vùng ĐBSCL

Xác định điều kiện, quá trình áp dụng mô hình vào các huyện bị ảnh hưởng tương tự
Ngoài ra, có một số đề tài có phạm vi nghiên cứu nhỏ hơn như: “Nghiên cứu xâm nhập
mặn nước ngầm khu vực ven biển Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ sử dụng hợp lý”
(Nguyễn Đức Núi, 2014), “Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn và các yếu tố kinh tế - xã
hội đến sản xuất nông nghiệp huyện Vũng Liêm - tỉnh Vĩnh Long” (Nguyễn Quốc Hậu, Cao
Thảo Quyên, Võ Thanh Phong, Lê Văn Khoa và Võ Quang Minh, 2017),…

1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu
Xâm nhập mặn có quan hệ mật thiết tới các ngành kinh tế phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, nổi bật ở khu vực ĐBSCL là ngành nông nghiệp và thủy sản. Thực tiễn cho thấy, hiện
tại tình hình biến đổi khí hậu nói chung và xâm nhập mặn nói riêng diễn ra ngày càng
nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tài nguyên nước của khu vực. Điều kiện khí hậu thay đổi đòi
hỏi thay đổi trong phương thức, cách thức sản xuất, giống cây, giống con, mùa vụ,…
Vì vậy, việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu nói chung và xâm nhâp mặn nói
riêng là một việc cần được thực hiện thường xuyên, cập nhật để tìm ra giải pháp ứng phó tốt
nhất, phát triển bền vững nền kinh tế ĐBSCL và Việt Nam. Các số liệu và thực trạng của
xâm nhập mặn đã được đưa ra nhiều trong các báo cáo thường kỳ của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường, Cục quản lý tài nguyên nước,… cũng như đã có các nghiên cứu về tác động của xâm
nhập mặn tới kinh tế; tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này còn nhỏ lẻ, tập trung vào
huyện/khu vực nhỏ cụ thể, chưa có sự đánh giá tổng thể và chi tiết trên toàn khu vực
ĐBSCL. Nhận thấy được điều này, nhóm quyết định thực hiện nghiên cứu về tác động của
xâm nhập mặn tới sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đời sống nhân dân vùng ĐBSCL.

9


CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN TỚI SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP, THỦY SẢN VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN VÙNG ĐBSCL
2.1 Tình hình xâm nhập mặn tại ĐBSCL
2.1.1 Vùng hai sông Vàm Cỏ

Hiện trạng xâm nhập mặn vùng hai sông Vàm Cỏ từ đầu mùa khô đến năm 2019, độ
mặn xuất hiện lớn nhất so với cùng kỳ năm 2018 và một số năm gần đây, trích lược một
số trạm chính như dưới đây:
Trên dòng chính sông Vàm Cỏ, tại trạm Cầu Nổi: độ mặn lớn nhất đạt 14,9g/l so
với cùng kỳ năm 2018 (9,7g/l) cao hơn 5,2g/l và so với năm 2016 thấp hơn 2g/l.
Trên sông Vàm Cỏ Đông, tại trạm Bến Lức: độ mặn lớn nhất đạt 1,8g/l so với cùng
kỳ năm 2018 (0,7g/l) cao hơn 1,1g/l và so với năm 2016 thấp hơn 2g/l.
Trên sông Vàm Cỏ Tây, tại trạm Tân An: độ mặn lớn nhất đạt 0,3g/l so với cùng kỳ
năm 2018 (0,2g/l) cao hơn 0,1g/l và so với năm 2016 thấp hơn 1, 4g/l.

Hình 3: Biểu đồ nồng độ mặn lớn nhất đến ngày 22/1/2019 tại một số trạm điển hình
vùng Hai sông Vàm Cỏ So với cùng kỳ năm 2018 và một số năm gần đây
Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
10


2.1.2 Vùng cửa sông Cửu Long
Hiện trạng xâm nhập mặn vùng cửa sông Cửu Long từ đầu mùa khô đến năm 2019,
độ mặn xuất hiện lớn nhất so với cùng kỳ năm 2018 và một số năm gần đây. Trích lược
diễn biến độ mặn lớn nhất tại một số trạm chính thuộc vùng cửa sông Cửu Long so với
cùng kỳ năm 2018 và năm 2016 như dưới đây:
Tại Vàm Giồng, trên sông Cửa Tiểu: độ mặn lớn nhất đạt 6,5g/l so với cùng kỳ năm
2018 cao hơn 4,8g/l, so với năm 2016 thấp hơn 1,9g/l.
Tại Xuân Hòa, trên sông Cửa Tiểu: độ mặn lớn nhất đạt 1,5g/l so với cùng kỳ năm
2018 cao hơn 1,5g/l, so với năm 2016 thấp hơn 2,1g/l.
Tại Lộc Thuận, trên sông Cửa Đại: độ mặn lớn nhất đạt 8,7g/l so với cùng kỳ năm
2018 cao hơn 6,8 g/l, so với năm 2016 thấp hơn 4,2g/l.
Tại Giao Hoà, trên sông Cửa Đại: độ mặn lớn nhất đạt 4,3g/l so với cùng kỳ năm
2018 cao hơn 3,8g/l, so với năm 2016 thấp hơn 1,8g/l.
Tại Sơn Đốc, trên sông Hàm Luông: độ mặn lớn nhất đạt 10,3g/l so với cùng kỳ

năm 2018 cao hơn 6,1g/l , so với năm 2016 thấp hơn 5,4g/l.
Tại Mỹ Hóa, trên sông Hàm Luông: độ mặn lớn nhất đạt 3,5g/l so với cùng kỳ năm
2018 cao hơn 3,5g/l, so với năm 2016 thấp hơn 1,5g/l.
Tại Trà Vinh, trên sông Cổ Chiên: độ mặn lớn nhất đạt 5g/l so với cùng kỳ năm
2018 cao hơn 2g/l, so với năm 2016 thấp hơn 5,5g/l.
Tại Láng Thé, trên sông Cổ Chiên: độ mặn lớn nhất đạt 3,5g/l so với cùng kỳ năm
2018 thấp hơn 1,9g/l, so với năm 2016 thấp hơn 5,6g/l.
Tại Cầu Quan, trên sông Hậu: Độ mặn lớn nhất đạt 9,8g/l so với cùng kỳ năm 2018
cao hơn 6,2g/l, so với năm 2016 thấp hơn 1,8g/l.
Tại Đường Đức, trên sông Hậu: Độ mặn lớn nhất đạt 4,4g/l so với cùng kỳ năm
2018 cao hơn 2,1g/l, so với năm 2016 thấp hơn 4,8g/l.

11


2.1.3 Vùng ven biển Tây

Hình 4 Biểu đồ nồng độ mặn lớn nhất đến ngày 22/1/2019 tại một số trạm điển hình
vùng cửa sông Cửu Long so với năm 2018 và một số năm gần đây
Nguồn: Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam
Hiện trạng xâm nhập mặn vùng ven biển Tây, trên sông Cái Lớn từ đầu mùa khô đến
năm 2019, độ mặn xuất hiện lớn nhất so với cùng kỳ năm 2018 và một số năm gần đây.
Trích lược diễn biến độ mặn lớn nhất tại một số trạm điển hình so với cùng kỳ năm 2018
và năm 2016 như dưới đây:
Tại Xẻo Rô, trên sông Cái Lớn: độ mặn lớn nhất đạt 9,3g/l so với cùng kỳ năm
2018 thấp hơn 0,5 g/l, so với năm 2016 thấp hơn 6,5g/l.
Tại Gò Quao, trên sông Cái Lớn: độ mặn lớn nhất đến đạt 2,6g/l so với cùng kỳ
năm 2018 cao hơn 2 g/l, so với năm 2016 thấp hơn 2,6g/l.
Tại Ngã Ba Nước Trong (thuộc tỉnh Hậu Giang), trên sông Cái Lớn: chưa xuất hiện
mặn, độ mặn 0,1g/l.


12


Hình 5 Biểu đồ nồng độ mặn lớn nhất đến ngày 22/1/2019 tại một số trạm
điển hình vùng ven biển Tây trên sông Cái Lớn so với cùng kỳ năm 2018 và
một số năm gần đây.

Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
2.1.4 Thực trạng xâm nhập mặn năm 2020
Phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo khí
tượng thủy văn Quốc gia) cho biết, dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL trong tháng 3

ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm và năm 2016 từ 5-20%, mực nước tại Biển
Hồ (Campuchia) ở mức thấp, khả năng bổ sung nước cho ĐBSCL không nhiều.
Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3, đặc biệt là
từ ngày 11 đến 15. Xâm nhập mặn ở mức tương đương và cao hơn đợt mặn cao điểm
giữa tháng 2 và cùng kỳ tháng 3/2016, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Sau đó
tình trạng này có xu thế giảm dần đến cuối tháng 3.
Riêng xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn duy trì ở mức cao tới cuối
tháng 4, sau đó có khả năng giảm dần.

13


Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với tăng sử dụng
nước trên các dòng, nhánh và trữ nước tại các đập khiến tình trạng hạn hán, thiếu nước,
xâm nhập mặn kéo dài hơn và trầm trọng hơn.
Phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ khuyến cáo: Từ ngày 1
đến 5, do ảnh hưởng của kỳ triều cường thấp, các địa phương vùng ĐBSCL cần tranh thủ

tích trữ nước ngọt. Đợt cao điểm từ ngày 6 đến 15, các địa phương hạn chế tưới (tưới
nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất. Đối với diện tích trồng cây ăn trái có
giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn.
Từ ngày 1 đến 10, xâm nhập mặn trên các sông Nam Bộ giảm dần đến ngày 5. Độ
mặn cao nhất tại các trạm ở mức xấp xỉ và thấp hơn so với tuần qua.
Từ mùng 6 đến mùng 10, xâm nhập mặn có xu thế tăng dần, độ mặn sẽ tăng cao
trong ngày 10.
Từ 11-15/3, xâm nhập mặn tiếp tục tăng và đạt mức cao nhất từ ngày 11 đến 13, sau
giảm chậm. Độ mặn cao nhất trong đợt này ở mức tương đương và cao hơn đợt xâm nhập
mặn ngày 10 và 13/2 và cùng kỳ năm 2016.
Cụ thể, chiều sâu ranh mặn 1 g/l: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm
nhập mặn 110-130 km; sông Cửu Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông phạm vi xâm nhập mặn từ
65-95 km; sông Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn từ 60-65 km; sông Hậu phạm vi xâm
nhập mặn từ 60-67 km; sông Lớn phạm vi xâm nhập mặn từ 55-65 km.
Chiều sâu ranh mặn 4 g/l: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn
87-110 km; sông Cửu Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn từ 55-60 km; sông Hàm
Luông phạm vi xâm nhập mặn từ 68-78 km; sông Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn từ
55-68 km; sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn từ 60-67 km; sông Cái Lớn phạm vi xâm
nhập mặn từ 50-58 km.
Rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: Cấp 2.

14


2.2 Tác động của xâm nhập mặn tới ngành nông nghiệp ĐBSCL
2.2.1 Khái quát về ngành nông nghiệp ĐBSCL
Việt Nam phát triển từ gốc từ một nước nông nghiệp vì vậy mà ngành nông nghiệp
đóng góp giá trị lớn vào cơ cấu kinh tế của đất nước là điều dễ hiểu. Dù cho hiện nay đất
nước đang hướng tới công nghiệp hóa hiện đại hóa khiến nông nghiệp cơ cấu giảm so với
công nghiệp, dịch vụ nhưng nó vẫn là ngành mũi nhọn và quan trọng của Việt Nam.

Đồng bằng sông Cửu Long với các điều kiện về tự nhiên, thổ nhưỡng rất thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, là một trong những đồng bằng cho sản lượng nông sản lớn
nhất khu vực Đông Nam Á và đứng đầu tại Việt Nam.
Trong suốt thời gian qua, đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước,
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất
khẩu lương thực ra nước ngoài.
Bảng 1: Sản lượng lúa cả năm từ 2005-2018
Đơn vị tính: nghìn tấn
Năm

Đồng bằng sông Cửu Long

Cả nước

2005

19298,5

35832,9

2006

18229,2

35849,5

2007

18678,9


35942,7

2008

20669,5

38729,8

2009

20523,2

38950,2

2010

21595,6

40005,6

15


2011

23269,5

42398,5

2012


24320,8

43737,8

2013

25021,1

44039,1

2014

25245,6

44974,6

2015

25538,7

45091

2016

23831

43165,1

2017


23609

42738,9

2018

24441,9

43979,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Sản lượng lúa cả năm

Nghìn tấn
50000
45000
40000
35000
30000
25000

ĐBSCL
Cả nước

20000
15000
10000
5000
0


16


Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, sản lượng lúa cả năm của đồng bằng sông Cửu
Long hầu như là chiếm hơn 50% tổng sản lượng lúa của cả nước. Nhờ vậy nên đồng bằng
sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước.
2.2.2 Tác động của xâm nhập mặn tới sản xuất nông nghiệp ĐBSCL
Độ mặn là tổng lượng các chất hòa tan chứa trong 1kg nước, như với nước biển chứa
khoảng 35g muối trong 1 lít là 35‰. Độ mặn tiêu chuẩn với nước uống là < 0,25‰.
Nước sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoa màu nếu có độ mặn > 0,14‰. Tuy nhiên, có vài loại
hoa màu chịu đựng được nước có độ mặn 0,36‰. Và thông thường trên mức này, thực
vật sẽ có dấu hiệu suy thoái hoặc bị chết. Có khoảng 3.500 loài thực vật được xếp vào
nhóm halophytes là có thể chịu đựng nước mặn. Trong số này, cây Mấm (Avicennia alba)
là cây chịu mặn đứng đầu, thực vật trong rừng ngập mặn. Một số loài thực vật trong sa
mạc cũng có thể chịu đựng được nước mặn. Còn với lúa thông thường không thể canh tác
khi độ mặn của nước vượt quá 4‰.
Ở độ mặn 2‰ các giống lúa thông thường bắt đầu có triệu chứng chậm phát triển, tuy
vậy vẫn có một số giống lúa cho năng suất khá như giống lúa kháng mặn CSR10 của
Australia. Với nước uống cho gia súc thì yêu cầu nước có độ mặn dưới 1,5‰. Cá nước
ngọt có thể sống trong môi trường độ mặn 15‰.
Có thể thấy xâm nhập mặn ảnh hưởng rất lớn tới ngành nông nghiệp, trong đó những
tác động trực tiếp nhất là:
Làm giảm diện tích đất canh tác: Do tình trạng hạn hán kéo dài kết hợp triều cường,
xâm nhập mặn làm cho nhiều diện tích đất canh tác của các huyện ven biển bị
nhiễm mặn, hoạt động sản xuất không hiệu quả hoặc mất khả năng canh tác. Theo
môt nghiên cứu được đăng lên tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, năm
2016, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng xâm nhập mặn gây ra thiệt hại lớn đến diện
tích đất trồng trong vụ lúa Đông Xuân; trong đó mức thiệt hại 100% diện tích là
21,33 ha, mức thiệt hại trên 70% là 19,6 ha và mức thiệt hại từ 30-70% là 7 ha trên

tổng số diện tích đất trồng lúa là 47,93 ha.
Giảm năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, làm tăng chi phí sản xuất đồng thời
cũng giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Như đã đề cập ở trên, hiện tượng xâm nhập
17


mặn khiến cho chất lượng đất và nước sử dụng cho nông nghiệp bị ảnh hưởng rất
nhiều, dẫn đến việc gia tăng dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng, đặc biệt là cây lúa.
Nếu dịch bệnh phát sinh với mật độ càng cao, diện tích phân bố rộng sẽ gây thiệt hại
mùa màng càng lớn khiến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp giảm đồng
thời gia tăng chi phí sản xuất.
Thường các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ bước vào đượt hạn hán, xâm
nhập mặn ở mức cao nhất từ đầu mùa khô và ảnh hưởng nặng nề nhất kể đến là vụ lúa
Đông Xuân.
Dưới đây là biểu đồ về sản lượng lúa Đông Xuân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nghìn tấn

Sản lượng lúa Đông Xuân khu vực ĐBSCL

14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000

2002
2003
2004

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018

1996
1997
1998
1999
2000
2001

1995

0

Hình 6: Sản lượng lúa Đông Xuân khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 1995-2018
Nguồn: Tổng cục thống kê
Vào thời điểm mùa khô qua các năm thì xâm nhập mặn luôn là vấn đề được quan tâm
hàng đầu, những tác động trực tiếp của nó gây ra nhiều thiệt hại về năng suất cũng như sản

lượng cây trồng. Theo biểu đồ trên, ta có thể thấy sản lượng lúa vụ Đông Xuân tăng khoảng
300 nghìn tấn mỗi năm từ 1995 đến 2015. Song đến năm 2016 lại giảm hơn 1.000 nghìn
18


tấn so với năm 2015, do xâm nhập mặn vào năm này đạt mốc cao kỉ lục trong lịch sử.
Những kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn được xây dựng phù hợp với diễn biến thực tế
qua trong từng thời điểm, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất cho người dân. Tuy nhiên,
khoảng thời gian gần đây là đầu năm 2020, hạn mặn đến sớm hơn dự kiến và kéo dài với
diễn biến phức tạp, khó lường, có nguy cơ vượt ngưỡng năm 2016.
Chi tiết ảnh hưởng xâm nhập mặn qua các năm:
 Năm 1993 – 2001
Nguyên nhân do sự ảnh hưởng thủy triều và lưu lượng nước sông xuống thấp trong
mùa khô khiến cho nước biển xâm nhập sâu vào nội địa. Lưu lượng nước sông Cửu Long
xuống rất thấp trong những năm hạn hán 1993 và 1998, vì thế mà khoảng 1/3 diện tích
Cà Mau bị nhiễm mặn 4‰ không thể canh tác. Vào năm 1999, chỉ xét các tỉnh Trà Vinh,
Bến Tre, Tiền Giang và Cà Mau đã có đến khoảng 100.000 ha đất canh tác bị nhiễm mặn.
Cho đến đầu năm 2001, khi bắt đầu mùa mưa vào tháng 5, một số tỉnh ở đồng bằng sông
Cửu Long vẫn bị nước mặn ảnh hưởng rất nhiều. (Theo Cục thông tin khoa học và công
nghệ quốc gia)
 Mùa khô các năm 2004 – 2005
Độ mặn có khuynh hướng ngày càng tăng. Ví dụ khi độ mặn vào tháng 3/2002 tại cùng
một địa điểm thuộc Long An là 0,3‰ thì đến tháng 3/2004 con số này tăng lên thành 1,8‰.
Tại cống Cái Xe (rạch Mỹ Xuyên và thị xã Sóc Trăng), ngày 20/2/2005 đo lường được độ
mặn là 5,9‰. Tại cống Xuân Hoà (Gò Công), vào những năm trước đây độ mặn trong nước
chỉ ở mức 2‰, tuy nhiên trong khoảng thời gian này độ mặn đạt mức 3‰ thậm chí là 5‰.
Tính đến ngày 15/5/2005, các địa phương phía Nam đã gieo cấy được 1.077 nghìn ha lúa hè
thu (bằng 92,2% so với cùng kỳ), trong đó các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đạt 981 nghìn
ha (bằng 94% so với cùng kỳ). (Theo Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia)


 Mùa khô các năm 2009 – 2010
Diện tích đất trồng bị nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô bình
thường dao động trong khoảng 1,4 đến 2,0 triệu ha (riêng năm 1998, diện tích này lên đến
2,8 triệu ha). Trong mùa khô năm 2010 độ mặn trong các sông ở khu vực hạ lưu ven biển
19


đồng bằng sông Cửu Long thay đổi trong khoảng từ 0,1 đến 12,4‰, cao hơn so với cùng
kỳ năm 2009: tại Sóc Trăng, độ mặn rơi vào khoảng 1,9 đến 9,6‰; tại Bạc Liêu, độ mặn
trong nước khoảng 3‰; tại Hậu Giang là khoảng 7‰. Vùng hai sông Vàm Cỏ, tỉnh Long
An, độ mặn trong kỳ triều cường cuối tháng 2 tăng từ 0,8 - 2‰ so với cùng kỳ năm 2009.
Vùng cửa sông Tiền, sông Hậu tính đến đầu tháng 3, độ mặn tăng từ 0,9 đến 1,5‰. Cao
nhất là vùng ven biển Tây và bán đảo Cà Mau, độ mặn tăng từ 1 đến 8‰. Diện tích lúa
Đông Xuân 2009 - 2010 chịu ảnh hưởng mặn lên đến 620.000 ha, chiếm 40% diện tích
toàn vùng, tập trung ở các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Ngoài ra, còn 100.000 ha khác có nguy cơ bị ảnh
hưởng của mặn. Các trà lúa xuống giống trong tháng 12 và đầu tháng 1 đang ở giai đoạn
ngậm sữa và trổ có khả năng bị giảm năng suất. (Theo Cục thông tin khoa học và công
nghệ quốc gia)
 Mùa khô năm 2013
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khoảng
300.000 ha lúa ở đồng bằng sông Cửu Long bị tác động bởi tình trạng hạn mặn, trong đó
bị tác động trực tiếp, năng suất bị ảnh hưởng lớn có thể sẽ hơn 100.000 ha.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre thì
trong vụ lúa Đông Xuân, toàn huyện đã xuống giống 1.158 ha, nhưng đã có 500 ha bị khô
hạn, thiếu nước và nhiễm mặn... có khả năng thiệt hại 70%. Không chỉ vậy, có 30 ha hoa
màu bị nhiễm mặn, cho thu hoạch kém, giảm năng suất từ 80 đến 90% (vì nhiều nơi độ
mặn đo được lên tới 8‰). Do đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến
cáo người dân chuyển sang trồng rau màu ngắn ngày.
Trong khi đó, tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, bà con nông dân đã ngừng chăm

sóc hơn 600 ha xuống giống muộn, xem như thất thu hoàn toàn, những diện tích còn lại
hoặc bị khô hạn hoặc bị nhiễm mặn nên phát triển rất kém.
 Năm 2016
Hiện trạng xâm nhập mặn vùng hai sông Vàm Cỏ đầu mùa khô tăng từ 2,4 đến 4,3‰
so với cùng kỳ năm 2015. Vùng cửa sông Cửu Long hầu hết tăng từ 0,2 đến 10,4‰, riêng
20


sông Cửa Đại giảm 0,1-1,4‰. Vùng ven biển Tây độ mặn xuất hiện lớn nhất vào khoảng
3,9-6,5‰.
Tính đến thời điểm ngày 15/3/2016, cả 13 địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu
Long đều đã bị nhiễm mặn, trong đó đã có 11/13 tỉnh/thành công bố tình trạng thiên tai
hạn hán, xâm nhập mặn: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vình, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Ninh Thuận.
Đến ngày 25/3/2016, đã có 170.000 ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết quả sơ bộ năm 2016 về sản xuất
lúa cho thấy trong vụ lúa Đông Xuân diện tích gieo trồng đạt 1,93 triệu ha, giảm 1,2% so
với cùng kỳ năm trước; năng suất đạt 63 tạ/ha, giảm 8,8% so với cùng kỳ; sản lượng đạt
gần 12,2 triệu tấn, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng giảm là do xâm nhập
mặn và hạn hán ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với mức độ nghiêm trọng khiến nhiều
diện tích bỏ không thể sản xuất được hoặc có gieo trồng nhưng năng suất giảm mạnh.
Tại các tỉnh phía Nam, do ảnh hưởng của hạn hán lâu ngày và xâm nhập mặn nên
diện tích lúa mùa chỉ đạt 748,5 nghìn ha, giảm 2,5%; năng suất thu hoạch ước tính đạt
45,7 tạ/ha, giảm 2,4%; sản lượng đạt 3,4 triệu tấn, giảm 4,8% so với cùng kỳ.
 Những tháng đầu năm 2020
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu mùa khô năm 2019-2020 đến
nay, đợt xâm nhập mặn đạt mức cao xảy ra từ ngày 8 đến 14/2 (đạt đỉnh ngày 12/2) với
ranh mặn 4‰ ở các cửa sông Cửu Long từ 55-74 km.
Đến cuối tháng 2/2020, dù chưa đến đỉnh điểm của hạn, mặn nhưng nhiều nơi ở đồng
bằng sông Cửu Long đã bị thiệt hại nặng nề.

Tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, có đến hàng nghìn ha lúa vụ Đông Xuân muộn
được người dân xuống giống đã và đang thiếu nước trầm trọng, có nguy cơ sẽ mất trắng.
Xuất hiện những cánh đồng lúa có tình trạng chuyển dần qua màu trắng, cháy khô, đất
mặt ruộng khô, nứt nẻ. Ông Trần Trí Dũng, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn Long
Phú cho biết, vụ lúa Đông Xuân muộn năm nay trên địa bàn thị trấn sản xuất hơn 238 ha.
Khoảng thời gian này, nhiều diện tích xem như mất trắng do xâm nhập mặn đến sớm.
21


Không chỉ riêng thị trấn Long Phú, ruộng lúa tại nhiều cánh đồng ở các xã khác trên
địa bàn huyện Long Phú như Long Đức, Trường Khánh, Tân Hưng… cũng trong tình
trạng tương tự. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Long Phú, vụ Đông Xuân muộn năm nay trên địa bàn huyện có khoảng 3.700 ha, diện
tích này đã giảm nhiều so với năm ngoái hơn 15.000 ha.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện diện tích lúa Đông
Xuân hơn 50.000 ha của địa phương này từ 25 đến 40 ngày tuổi đang nằm trong tình trạng
thiếu nước ngọt. Tại các vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sông Tiền, xa các tuyến kênh đầu
mối, vùng gò cao thuộc các huyện cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành đã có gần 10.000 ha lúa
Đông Xuân bị thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích do khô hạn, nhiễm mặn.

Tình trạng xâm nhập mặn tăng cao tiếp tục diễn ra trên sông Cửu Long trong 3/2020.
Xâm nhập mặn các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn duy trì ở mức cao trong tháng 3 và
4/2020. Trong trường hợp không tốt, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với việc sử
dụng và khai thác tài nguyên nước trong lưu vực (tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh
và trữ nước tại các đập) sẽ khiến cho hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài hơn và
trở nên trầm trọng hơn.
Tình trạng hạn, mặn kéo dài và sâu hơn sẽ khiến cho tình hình nông nghiệp trở lên vô
cùng lo ngại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định đợt xâm nhập mặn này
có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đê bao chưa khép kín,
ảnh hưởng đến hàng nghìn ha cây ăn trái và nguồn nước sinh hoạt người dân. Mặc dù cơ

quan chức năng chủ động triển khai nhiều biện pháp vận hành hệ thống cống thủy lợi để
ngăn mặn, trữ ngọt nhưng do nước mặn năm nay xuất hiện sớm và xâm nhập nhanh vào
sông rạch, kênh mương thủy lợi từ 60 – 70km với độ mặn từ 3 – 10 ‰ đã thấm vào nội
đồng và vùng ngọt hóa.
Dự báo có 80.000ha cây ăn trái bị ảnh hưởng do hạn mặn trong mùa khô năm 20192020.

22


2.3 Tác động của xâm nhập mặn tới ngành thủy sản ĐBSCL
2.3.1 Khái quát ngành thủy sản ĐBSCL
Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đã đạt được những
thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển ngành thuỷ sản nói riêng và cho nền
kinh tế quốc dân nói chung. Trong các hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển của ngành nuôi
trồng thuỷ sản, chế biến thức ăn, sản xuất giống thuỷ sản, thú y và đặc biệt là công tác
phát triển hệ thống thuỷ lợi là không thể không nhắc đến. Như chúng ta đã biết, hoạt
động NTTS của Việt Nam chủ yếu được tiến hành ở vùng ĐBSCL - là vùng chiếm phần
lớn cả về sản lượng và diện tích NTTS của cả nước với tổng diện tích có khả năng phát
triển NTTS toàn vùng khoảng 1.377.800 ha và diện tích hiện đã đưa vào phát triển NTTS
(2005) là 709.980 ha, tổng sản lượng NTTS (2005) đạt 1.014.590 tấn chiếm tới 72% tổng
sản lượng NTTS toàn quốc. ĐBSCL được mệnh danh là “vựa” thủy sản của cả nước khi
cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng nuôi trồng;
xuất khẩu cá tra chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu của vùng. Kiên Giang là tỉnh có
sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất, 239.219 tấn thủy sản (năm 2000). An Giang là tỉnh
nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng với sản lượng 80.000 tấn thủy sản (năm 2000).
Trong giai đoạn 2001-2008, sản lượng thủy sản nuôi nước lợ vùng ĐBSCL tăng, từ
224.183 tấn lên 524.550 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 10,9%/năm, trong đó
tôm biển 15,2%/năm, nhuyễn thể 6,0%/năm và các đối tượng khác 6,6%/năm. Tôm biển
(chủ yếu là tôm sú) vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tỷ lệ cơ cấu sản lượng nuôi, khoảng 4465%, nhuyễn thể 16-29% và các đối tượng khác chỉ đạt 20-28% tổng sản lượng nuôi
nước lợ trong giai đoạn năm 2001-2008. So với toàn quốc, tôm nuôi ở ĐBSCL luôn

chiếm 83% sản lượng tôm nuôi toàn quốc và đạt tốc độ tăng bình quân 15,2%/năm, trong
khi cả nước đạt 11,5%/năm. Không giống như cơ cấu diện tích nuôi, sản lượng tôm nuôi
không chỉ tập trung ở vùng Bán đảo Cà Mau mà còn tập trung ở các tỉnh thuộc hạ lưu
sông Tiền và sông Hậu. Trong nhiều năm qua, sản lượng nhuyễn thể nuôi vùng ĐBSCL
tăng lên hơn 2 lần, từ 62.180 tấn năm 2001 lên 100.489 tấn năm 2008. Đối tượng nuôi
chủ yếu là nghêu, sò huyết và hàu.

23


Bảng 2 Diễn biến sản lượng nuôi trồng thủy sản nước lợ giai đoạn 2001–2008
Đơn vị: tấn
Đối tượng

Long

Tiền

Bến

Trà

Sóc

Bạc



Kiên


Tổng

An

Giang

Tre

Vinh

Trăng

Liêu

Mau

Giang

cộng

2001

1.936

17.292

44.500

9.150


20.388

30.885

87.688

12.344

224.183

Tôm sú

1.621

1.405

11.000

4.100

15.858

22.160

38.731

4.800

99.675


Nhuyễn thể

-

15.887

32.800

4.600

4.450

3.185

-

1.258

62.180

Khác

315

-

700

450


80

5.540

48.957

6.286

62.328

2002

2.593

24.402

57.816

14.643

16.676

38.104

88.314

9.751

252.299


Tôm sú

2.185

2.876

15.906

4.880

15.980

29.914

42.433

6.675

120.849

Nhuyễn thể

-

21.526

40.950

5.350


600

712

-

1.522

70.660

Khác

408

-

960

4.413

96

7.478

45.881

1.554

60.790


2003

4.418

26.385

67.644

17.628

23.814

56.731

91.917

18.465

307.003

Tôm sú

4.219

4.322

12.731

7.500


22.356

43.785

43.569

10.183

148.666

Nhuyễn thể

-

22.063

53.950

6.000

1.099

2.000

-

4.127

89.238


Khác

199

-

964

4.128

359

10.946

48.348

4.155

69.099

2004

4.631

26.316

58.688

14.796


29.160

74.366

103.186

24.200

335.347

Tôm sú

4.067

6.297

20.561

9.300

27.407

57.767

51.055

15.228

191.686


Nhuyễn thể

-

20.019

37.148

4.300

1.036

2.157

-

4.380

69.040

Khác

564

-

979

1.196


717

14.442

52.131

4.592

74.621

24


2005

8.628

34.502

47.316

22.761

45.212

76.066

138.236

41.642


414.390

Tôm sú

8.128

7.998

25.082

14.000

42.817

50.893

58.730

18.121

225.796

Nhuyễn thể

-

16.892

20.284


1.297

1.680

3.450

18.150

22.485

84.238

Khác

500

9.612

1.950

7.464

715

21.723

61.356

1.036


104.356

2006

-

27.374

37.423

27.095

54.469

112.154

110.093

52.081

420.696

Tôm sú

-

8.268

20.160


19.715

52.565

58.400

89.792

23.456

272.363

Nhuyễn thể

-

17.573

12.373

3.257

1.680

6.375

-

28.095


69.353

Khác

-

1.533

4.890

4.123

224

47.379

20.301

530

78.980

2007

8.628

29.195

43.817


33.149

61.077

113.097

166.000

58.009

512.983

Tôm sú

8.128

9.330

23.742

22.745

58.912

63.200

95.000

28.350


309.419

Nhuyễn thể

-

18.853

18.212

5.643

1.680

8.115

18.150

28.804

99.457

Khác

500

1.012

1.863


4.761

485

41.782

52.850

855

104.108

2008

6.072

32.056

41.060

83.825

53.400

73.510

168.158

66.454


524.550

Tôm sú

5.136

10.244

20.513

18.832

52.213

63.985

94.291

28.600

293.829

Nhuyễn thể

-

20.701

16.620


5.699

2049,6

1.825

20.038

35.607

100.489

Khác

936

1.111

3.927

3.500

57

7.700

58.346

2.247


77.825

Nguồn: Tổng cục thống kê
Sản lượng nuôi nước ngọt của ĐBSCL thể hiện xu hướng tăng trong giai đoạn 20012008. Năm 2001 toàn vùng đạt 238.258 tấn, đến năm 2008 đạt 1.422.796 tấn, đạt tốc độ
tăng bình quân năm 29,0%/năm.

25


Nhóm cá tra trong 8 năm qua tăng trưởng mạnh về sản lượng nuôi, cũng như tăng tỷ
trọng trong cơ cấu sản lượng nuôi ngọt. Năm 2001, sản lượng cá tra, ba sa của vùng đạt
106.427 tấn, chỉ chiếm 45%; nhưng đến năm 2008 tăng lên 1.029.910 tấn, chiếm 72%;
đưa tốc độ tăng bình quân năm 38,3%/năm. Sản lượng cá tra của vùng chủ yếu tập trung
ở các tỉnh thuộc thượng và trung lưu sông Tiền và sông Hậu như An Giang, Cần Thơ,
Đồng Tháp, Tiền Giang và Vĩnh Long; các địa phương còn lại có sản lượng không nhiều.
Sản lượng cá tra nuôi trước đây chủ yếu từ hình thức nuôi lồng bè, khoảng 2 năm trở lại
đây sản lượng được phân bổ cho cả nuôi ao hầm và đăng quầng.
Đối với nhóm cá đen, sản lượng nuôi năm 2001 đạt 6.698 (trong đó rô phi 5.428 tấn)
tấn, chiếm 3% tổng sản lượng nuôi, nhưng đến năm 2008 đạt 79.770 tấn (riêng rô phi
34.962 tấn), chiếm 5,6% và đạt tốc độ tăng bình quân 40%/năm. Mặc dù, tốc độ tăng về
sản lượng nuôi các nhóm cá đen có tăng, nhưng xu hướng người dân giảm dần nuôi các
đối tượng như các Lóc, đặc biệt là các đối tượng cá Lóc Môi trề và cá Lóc Bông theo
hình thức nuôi lồng và nuôi ao hầm chuyên canh cao sản. Nguyên nhân do nguồn nguyên
liệu cá tạp để chế biến thức ăn ngày càng khan hiếm và giá liên tục tăng; trong khi đó khả
năng sử dụng thức ăn công nghiệp hay thức ăn phối trộn chưa được phổ biến rộng rãi.
Chủ yếu các hộ chuyển đổi từ nuôi cá Ba sa lồng bè sang nuôi cá Lóc Bông bè như ở
vùng Châu Đốc An Giang, Mộc Hóa- Long An, Hồng Ngự -Đồng Tháp hiện có sử dụng
loại thức ăn này. Ngược lại, nhóm cá rô phi đang được đẩy mạnh phát triển trong những
năm gần đây và có xu hướng tăng mạnh trong những năm tiếp theo.

Đối với nuôi tôm càng xanh sản lượng luôn biến động mạnh, nguyên nhân chủ yếu là
giá thành nuôi tôm cao, trong khi giá bán thấp và không ổn định; bên cạnh đó hiện tượng
tôm bị bệnh ở một số vùng diễn ra phức tạp. Tổng sản lượng tôm càng xanh nuôi năm
2001 chỉ đạt 3.452 tấn và đến năm 2008 khoảng 8.136 tấn, với tốc độ tăng bình quân năm
13,3%/năm.
Đối với nhóm cá truyền thống khác có cơ cấu sản lượng giảm, nhưng không đều.
Hình thức nuôi chủ yếu trong các ao, mương vườn, ruộng lúa và rừng tràm. Nhóm sản
phẩm này chủ yếu cung cấp tiêu dùng nội địa là chính và luôn chiếm 31-56% tổng sản
lượng nuôi nước ngọt của vùng. Năm 2001 đạt 120.813 tấn, đến năm 2008 đạt 304.980
tấn và đạt tốc độ tăng bình quân 14,14%/năm.
26


Bảng 3 Diễn biến sản lượng NTTS nước ngọt theo địa phương
Địa phương

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm


Năm

Tăng

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

(%/nă
m)

Long An

10.512

8.719

10.930


13.715

17.980

16.781

16.780

24.210

12,66

Tiền Giang

11.470

14.943

20.056

26.299

34.480

40.181

48.302

58928,4


26,34

Bến Tre

9.700

9.390

14.092

24.908

23.867

29.740

54.983

117.152

42,75

Trà Vinh

28.170

38.350

51.950


63.876

80.293

93.206

101.300

55.794

10,26

Sóc Trăng

3.820

5.272

5.686

9.228

30.158

27.940

45.873

78.851


54,11

Bạc Liêu

4.720

3.500

2.105

1.850

3.509

7.646

8.503

3.239

-5,24

Cà Mau

14.475

10.964

11.741


11.755

14.438

49.880

49.880

64844

23,89

Kiên Giang

598

4.774

5.835

6.052

9.059

14.409

28.305

43.775


84,65

Hậu Giang

4.703

5.871

10.813

15.406

19.480

19.267

32.550

38.644

35,11

An Giang

90.730

83.132

105.769


117.190

179.027

181.952

263.592

315.036

19,46

Đồng Tháp

23.237

24.682

42.858

61.231

113.556

145.914

249.844

279.655


42,68

Cần Thơ

23.874

42.169

57.436

64.259

105.429

155.116

178.732

229.790

38,19

Vĩnh Long

12.250

24.846

24.525


25.556

36.246

45.457

89.979

112.878

37,34

Tổng cộng

238.258

276.612

363.795

441.324

667.522

827.489

1.168.6

1.422.796


29,08

23

Nguồn: Tổng cục thống kê

27


×