Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 77 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT MỔ
LẤY THAI TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN
BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT MỔ LẤY THAI
TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ - DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60 72 04 05
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đình Hòa
Thời gian thực hiện: 22/7/2019 – 22/11/2019



HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới:
PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, Giảng viên bộ môn Dược lực, Giám đốc Trung
tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc; TS. Vũ
Đình Hòa, Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Dược Hà Nội,
Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có
hại của thuốc, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới DS. Nguyễn Hoàng Anh
(B) chuyên viên Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có
hại của thuốc là người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi xử lý số liệu trong quá trình
làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc bệnh viện đa
khoa tỉnh Quảng Ninh, toàn thể các anh, chị Phòng Kế hoạch tổng hợp, các đồng
nghiệp tại Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã luôn tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Các cô, chú, bạn bè, đồng nghiệp
trong bệnh viện luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng
như quá trình làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2019
Học viên

Nguyễn Văn Dương



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về nhiễm khuẩn vết mổ ....................................................... 3
1.1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn vết mổ................................................................. 3
1.1.2. Phân loại .................................................................................................... 3
1.1.3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ ..................................................... 5
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ .................................................. 6
1.1.5. Đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân ......................................11

1.2. Tổng quan về kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật. ..................... 11
1.2.1. Khái niệm kháng sinh dự phòng ..............................................................11
1.2.2. Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng ...................................................11
1.2.3. Lựa chọn kháng sinh dự phòng ...............................................................12
1.2.4. Liều kháng sinh dự phòng .......................................................................12
1.2.5. Đường dùng kháng sinh dự phòng ..........................................................12
1.2.6. Thời điểm sử dụng kháng sinh dự phòng ................................................13
1.2.7. Lưu ý khi sử dụng KSDP ........................................................................13

1.3. Kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai ............................................. 14
1.3.1. Nguyên tắc lựa chọn và khuyến cáo sử dụng KSDP trong mổ lấy thai ..14
1.3.2. Thời điểm dùng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai ........................15
1.3.3. Các khuyến cáo sử dụng KSDP trong mổ lấy thai ..................................16

1.4. Vài nét về Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh. ................................ 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................................19


2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ...................................................................................19

2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................19
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................19
2.2.3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................19
2.2.4. Các tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá. ...........................................20

2.3. Xử lý số liệu: .......................................................................................... 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 24
3.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân của mẫu nghiên cứu .......................... 24
3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu......................................................24
3.1.2.

Các yếu tố nguy cơ NKVM và đặc điểm nhiễm khuẩn trước phẫu thuật ....25

3.1.3. Đăc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu...............................................26
3.1.4. Tỷ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ...........................................................26
3.1.5. Tình trạng bệnh nhân ra viện ...................................................................27

3.2. Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu. ...................... 27
3.2.1. Kháng sinh được sử dụng trước, trong và sau ngày phẫu thuật ..............27
3.2.2. Phân tích sử dụng kháng sinh kiểu dự phòng trên bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu. ...........................................................................................................29
3.2.3. Thời điểm dừng kháng sinh sau phẫu thuật.............................................31
3.2.4. Phân tích tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh kiều dự phòng ......32


Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 35
4.1. Đặc điểm bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 36
4.2. Phân tích việc sử dụng kháng sinh theo kiểu dự phòng tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Ninh từ 01/01/2019 đến 30/06/2019 .......................... 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ADR

Adverse drug reaction - Phản ứng có hại của thuốc

ASA

American Society of Anesthegiologists - Hội Gây mê Hoa Kỳ

ASHP

American Society of Health-System Pharmacists - Hội Dược sĩ
bệnh viện Hoa Kỳ

BMI

Body mass index - Chỉ số khối cơ thể

C1G, C2G, C3G Cephalosporin thế hệ 1, 2, 3
CDC


Centers for Disease Control and Prevention - Trung tâm Kiểm
soát và Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ

DW

Dosage based on weight - Liều dùng theo cân nặng

IBW

Ideally body weight - Cân nặng lý tưởng

KSDP

Kháng sinh dự phòng

MRSA

Methicillin-resistant Staphylococcus aureus - Tụ cầu vàng
kháng methicillin

NKVM

Nhiễm khuẩn vết mổ

NNIS

National Nosocomial Infection Surveillance - Hệ thống Giám
sát quốc gia về Nhiễm khuẩn bệnh viện


SIRS

Systemic inflammatory response syndrome - Hội chứng đáp
ứng viêm toàn thân

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới

KSKDP

Kháng sinh kiểu dự phòng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tác nhân gây bệnh thường gặp trong NKVM .................................. 5
Bảng 1.2. Điểm ASA đánh giá tình trạng người bệnh trước phẫu thuật .......... 7
Bảng 1.3. T-cut point của một số phẫu thuật .................................................... 8
Bảng 1.4. Phân loại phẫu thuật ......................................................................... 9
Bảng 1.5. Khuyến cáo sử dụng KSDP trong mổ lấy thai .............................. 16
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu............................................. 24
Bảng 3.2. Các yếu tố nguy cơ NKVM ............................................................ 25
Bảng 3.3. Đặc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu...................................... 26
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ................................ 27
Bảng 3.5. Tình trạng bệnh nhân ra viện .......................................................... 27
Bảng 3.6. Kháng sinh được sử dụng của mẫu nghiên cứu.............................. 28
Bảng 3.7. Lựa chọn kháng sinh kiểu dự phòng .............................................. 29
Bảng 3.8. Liều dùng, đường dùng kháng sinh kiểu dự phòng ........................ 31
Bảng 3.9. Tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh kiểu dự phòng ............ 32



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ .................................................. 3
Hình 2.1. Quy trình đánh giá tính phù hợp chung của KSKDP........................ 23
Hình 3.1. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu ........................................................ 24
Hình 3.2. Thời điểm dùng bắt đầu dùng KSKDP trong mẫu nghiên cứu ......... 30
Hình 3.3. Thời điểm dừng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu .......................... 32
Hình 3.4. Tính phù hợp chung của việc sử dụng kháng sinh kiểu dự phòng ... 33


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp hàng thứ
2, với tỷ lệ từ 5-10% tại các bệnh viện tại Việt Nam. Hậu quả của NKVM làm kéo
dài thời gian nằm viện, tăng nguy cơ tử vong và chi phí điều trị. Sử dụng kháng sinh
dự phòng (KSDP) trong phẫu thuật đã được chứng minh là biện pháp hiệu quả nhất
trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ [6] [37] [41].
Một trong những biện pháp hiệu quả giúp giảm tỷ lệ NKVM là sử dụng kháng
sinh dự phòng. Theo Bruke và cộng sự, sử dụng KSDP hợp lý có thể giảm 50% tỷ lệ
nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, góp phần làm giảm chi phí cho người bệnh [16]. Tuy
nhiên các nghiên cứu thực hiện gần đây cho thấy việc thực hành sử dụng KSDP còn
nhiều hạn chế như lựa chọn kháng sinh chưa hợp lý, thời gian sử dụng kháng sinh sau
phẫu thuật quá dài, thời điểm đưa liều dự phòng chưa phù hợp…[28]. Điều đó dẫn
đến nhiều hậu quả như gia tăng vi khuẩn kháng thuốc, tăng gánh nặng cho bệnh nhân,
xã hội. Vì vậy, nhu cầu xây dựng và triển khai các đề án KSDP trong chương trình
quản lý sử dụng kháng sinh nhằm nâng cao chất lượng điều trị tại các bệnh viện là
cần thiết.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh là bệnh viện hạng I của tỉnh, sử dụng đến
kháng sinh hợp lí luôn là vấn đề được quan tâm trong quá trình thực hành lâm sàng
tại đơn vị, đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật. Tại bệnh viện, bệnh
nhân mổ lấy thai chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật. Tuy

nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh dự phòng
trên nhóm bệnh nhân này. Trong bối cảnh đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại Khoa Sản
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân có sử dụng kháng sinh được chỉ định phấu
thuật mổ lấy thai tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh từ tháng
1/1/2019 đến 30/6/2019.
2. Phân tích đặc điểm sử dụng kháng sinh theo kiểu dự phòng của bệnh nhân
trong mẫu nghiên cứu.

1


Từ kết quả thu được, nhóm nghiên cứu hy vọng đề xuất được các biện pháp
góp phần sử dụng KSDP hợp lý, an toàn và hiệu quả trên các bệnh nhân được chỉ
định phẫu thuật mổ lấy thai tại đơn vị.

2


Chương 1.

TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn vết mổ
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong
thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho
tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant) [5].
1.1.2. Phân loại

NKVM được chia thành 3 loại: (1) NKVM nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp
da hoặc tổ chức dưới da tại vị trí rạch da; (2) NKVM sâu gồm các nhiễm khuẩn tại
lớp cân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM
nông để đi sâu bên trong tới lớp cân cơ; (3) Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể
(Hình 1.1) [5].

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.2.1. Nhiễm khuẩn vết mổ nông:
NKVM nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức dưới da tại vị trí
rạch da. NKVM nông phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
-

Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật;

-

Chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ;

-

Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:

3


✓ Chảy mủ từ vết mổ nông.
✓ Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô trùng từ vết mổ.
✓ Có ít nhất một trong những dấu hiệu hay triệu chứng sau: đau, sưng, nóng,
đỏ và cần mở bung vết mổ, trừ khi cấy vết mổ âm tính
✓ Bác sĩ chẩn đoán NKVM nông.

1.1.2.2. Nhiễm khuẩn vết mổ sâu
NKVM sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp cân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da.
NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM nông để đi sâu bên trong tới lớp cân cơ.
NKVM sâu phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
-

Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay một năm đối với
đặt implant;

-

Xảy ra ở mô mềm sâu cân/cơ của đường mổ;

-

Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
✓ Chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng không từ cơ quan hay khoang nơi phẫu
thuật.
✓ Vết thương hở da sâu tự nhiên hay do phẫu thuật viên mở vết thương khi
bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau: sốt >
380C, đau, sưng, nóng, đỏ, trừ khi cấy vết mổ âm tính.
✓ Áp xe hay bằng chứng NKVM sâu qua thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang
hay giải phẫu bệnh.
✓ Bác sĩ chẩn đoán NKVM sâu.

1.1.2.3. Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang phẫu thuật
Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể gồm nhiễm khuẩn ở bất kỳ khoang giải
phẫu/ cơ quan trong cơ thể khác với nhiễm khuẩn tại vị trí rạch da. NKVM tại cơ
quan/khoang phẫu thuật phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
-


Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt
implant;

-

Xảy ra ở bất kỳ nội tạng, loại trừ da, cân, cơ, đã xử lý trong phẫu thuật;

-

Có ít nhất một trong các triệu chứng sau:

✓ Chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng.

4


✓ Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô trùng ở cơ quan hay khoang
nơi phẫu thuật.
✓ Áp xe hay bằng chứng khác của nhiễm trùng qua thăm khám, phẫu thuật lại,
Xquang hay giải phẫu bệnh.
✓ Bác sĩ chẩn đoán NKVM tại cơ quan/khoang phẫu thuật [5].
1.1.3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ
Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn là tác nhân chính gây NKVM, tiếp theo là nấm.
Rất ít bằng chứng cho thấy virus và ký sinh trùng là tác nhân gây NKVM. Các vi
khuẩn chính gây NKVM thay đổi tùy theo từng cơ sở khám chữa bệnh và tùy theo vị
trí phẫu thuật. Các vi khuẩn gây NKVM có xu hướng kháng kháng sinh ngày càng
tăng và là vấn đề nổi cộm hiện nay, đặc biệt là các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc
như: S. aureus kháng methicillin, vi khuẩn gram (-) sinh β-lactamase phổ rộng. Tại
các cơ sở khám chữa bệnh có tỷ lệ người bệnh sử dụng kháng sinh cao, thường gặp

các vi khuẩn gram (-) đa kháng thuốc như: E. coli, Pseudomonas sp, A. baumannii.
Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ rộng tạo thuận lợi cho sự xuất
hiện các chủng nấm gây NKVM. Các tác nhân gây NKVM thường gặp theo loại phẫu
thuật được trình bày trong Bảng 1.1 [2]:
Bảng 1.1. Tác nhân gây bệnh thường gặp trong NKVM [5]
Loại phẫu thuật

Vi khuẩn có thể gặp

Ghép bộ phận giả
Phẫu thuật tim, thần kinh

S. aureus, S. epidermidis

Mắt

S. aureus, S. epidermids, Streptococcus Bacillus

Chỉnh hình

S.aureus, S.epidermidis

Sản phụ khoa

Streptococci, vi khuẩn kỵ khí

Đầu mặt cổ

S. aureus, Streptococci, vi khuẩn kỵ khí, E. coli,
Enterococci


Phổi, Mạch máu, Cắt ruột
thừa, Đường mật, Đại
trực tràng, Dạ dày tá
tràng

Trực khuẩn kỵ khí, Bacillus, B. enterococci

5


Loại phẫu thuật

Vi khuẩn có thể gặp

Tiết niệu

E. coli, Klebsiella sp.; Pseudomonas spp.

Mở bụng thăm dò

B. fragilis và các vi khuẩn kỵ khí

• Nguồn tác nhân gây bệnh và cơ chế lây truyền
Có 2 nguồn tác nhân gây NKVM gồm:
- Vi sinh vật trên người bệnh (nội sinh): Là nguồn tác nhân chính gây
NKVM, gồm các vi sinh vật thường trú có ngay trên cơ thể người bệnh. Các vi sinh
vật này thường cư trú ở tế bào biểu bì da, niêm mạc hoặc trong các khoang/tạng rỗng
của cơ thể như: khoang miệng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu - sinh dục... Một số ít
trường hợp vi sinh vật bắt nguồn từ các ổ nhiễm khuẩn ở xa vết mổ theo đường máu

hoặc bạch mạch xâm nhập vào vết mổ và gây NKVM. Các tác nhân gây bệnh nội
sinh nhiều khi có nguồn gốc từ môi trường bệnh viện và có tính kháng thuốc cao.
- Vi sinh vật ngoài môi trường (ngoại sinh): Là các vi sinh vật ở ngoài môi
trường xâm nhập vào vết mổ trong thời gian phẫu thuật hoặc khi chăm sóc vết mổ.
Các tác nhân gây bệnh ngoại sinh thường bắt nguồn từ:
+ Môi trường phòng mổ: Bề mặt phương tiện, thiết bị, không khí buồng phẫu
thuật, nước và phương tiện vệ sinh tay ngoại khoa...
+ Dụng cụ, vật liệu cầm máu, đồ vải phẫu thuật bị ô nhiễm.
+ Nhân viên kíp phẫu thuật: Từ bàn tay, trên da, từ đường hô hấp...
+ Vi sinh vật cũng có thể xâm nhập vào vết mổ khi chăm sóc vết mổ không
tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn. Tuy nhiên, vi sinh vật xâm nhập vào vết mổ theo
đường này thường gây NKVM nông, ít gây hậu quả nghiêm trọng.
Các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vết mổ chủ yếu trong thời gian phẫu
thuật theo cơ chế trực tiếp, tại chỗ. Hầu hết các tác nhân gây NKVM là các vi sinh
vật định cư trên da vùng rạch da, ở các mô/tổ chức vùng phẫu thuật hoặc từ môi
trường bên ngoài xâm nhập vào vết mổ qua các tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, đặc
biệt là tiếp xúc qua bàn tay của kíp phẫu thuật [5].
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ
Có 4 nhóm yếu tố nguy cơ gây NKVM gồm:

6


• Yếu tố người bệnh:
Những yếu tố người bệnh dưới đây làm tăng nguy cơ mắc NKVM:
- Người bệnh phẫu thuật đang mắc nhiễm khuẩn tại vùng phẫu thuật hoặc tại
vị trí khác ở xa vị trí rạch da như ở phổi, ở tai mũi họng, đường tiết niệu hay trên da.
- Người bệnh đa chấn thương, vết thương dập nát.
- Người bệnh đái tháo đường: Do lượng đường cao trong máu tạo thuận lợi để
vi khuẩn phát triển khi xâm nhập vào vết mổ.

- Người nghiện thuốc lá: Làm tăng nguy cơ NKVM do co mạch và thiểu dưỡng
tại chỗ.
- Người bệnh bị suy giảm miễn dịch, người bệnh đang sử dụng các thuốc ức
chế miễn dịch.
- Người bệnh béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
- Người bệnh nằm lâu trong bệnh viện trước mổ làm tăng lượng vi sinh vật
định cư trên người bệnh.
Tình trạng người bệnh trước phẫu thuật càng nặng thì nguy cơ NKVM càng
cao. Theo phân loại của Hội Gây mê Hoa Kỳ (American Society of Anesthegiologists
- ASA), người bệnh phẫu thuật có điểm ASA 4 điểm và 5 điểm có tỷ lệ NKVM cao
nhất (Bảng 1.2) [5].
Bảng 1.2. Điểm ASA đánh giá tình trạng người bệnh trước phẫu thuật [5] [19]
Điểm ASA

Tiêu chuẩn phân loại

1 điểm

Người bệnh khoẻ mạnh, không có bệnh toàn thân.

2 điểm
3 điểm

Người bệnh khoẻ mạnh, có bệnh toàn thân nhẹ (phụ nữ có thai, 30<40, ..)
Người bệnh có bệnh toàn thân nặng nhưng vẫn hoạt động bình thường

4 điểm

Người bệnh có bệnh toàn thân nặng, đe dọa tính mạng


5 điểm

Người bệnh trong tình trạng bệnh nặng, có nguy cơ tử vong cao cho dù
được phẫu thuật

• Yếu tố môi trường:
Những yếu tố môi trường dưới đây làm tăng nguy cơ mắc NKVM:

7


- Vệ sinh tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc không đúng kỹ thuật, không
dùng hoá chất khử khuẩn, đặc biệt là không dùng chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ không tốt: Người bệnh không được tắm hoặc
không được tắm bằng xà phòng khử khuẩn, vệ sinh khử khuẩn vùng rạch da không
đúng quy trình, cạo lông không đúng chỉ định, thời điểm và kỹ thuật.
- Thiết kế buồng phẫu thuật không bảo đảm nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Điều kiện khu phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn: Không khí, nước cho vệ
sinh tay ngoại khoa, bề mặt thiết bị, bề mặt môi trường buồng phẫu thuật bị ô nhiễm
hoặc không được kiểm soát chất lượng định kỳ.
- Dụng cụ y tế: Không đảm bảo vô khuẩn do chất lượng tiệt khuẩn, khử khuẩn
hoặc lưu giữ, sử dụng dụng cụ không đúng nguyên tắc vô khuẩn.
- Nhân viên tham gia phẫu thuật không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong
buồng phẫu thuật làm tăng lượng vi sinh vật ô nhiễm: Ra vào buồng phẫu thuật không
đúng quy định, không mang hoặc mang phương tiện che chắn cá nhân không đúng
quy định, không vệ sinh tay/không thay găng sau mỗi khi tay đụng chạm vào bề mặt
môi trường [5].
• Yếu tố phẫu thuật
- Thời gian phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ NKVM càng

cao. Theo Hệ thống Giám sát quốc gia về Nhiễm khuẩn bệnh viện (National
Nosocomial Infection Surveillance - NNIS) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng
chống bệnh tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC), trong
trường hợp thời gian cuộc phẫu thuật vượt quá tứ phân vị 75% của thời gian phẫu
thuật cùng loại thì nguy cơ NKVM sẽ tăng lên. Tứ phân vị 75% (hay còn gọi là T-cut
point) của một số loại phẫu thuật được trình bày trong Bảng 1.3 [27].
Bảng 1.3. T-cut point của một số phẫu thuật
T cut-point (giờ)

Nhóm phẫu thuật
Mổ lấy thai

1

Phẫu thuật cắt chi

1

Phẫu thuật cắt tử cung

2

8


T cut-point (giờ)

Nhóm phẫu thuật
Phẫu thuật ghép nối chân giả


2

Chấn thương hở

2

Phẫu thuật hệ bạch huyết

2

Phẫu thuật mắt

2

Lồng ngực

3

Phẫu thuật tiêu hóa

3

Phẫu thuật ruột thừa

3

Ghép da

3


Phẫu thuật mạch máu

3

Phẫu thuật cắt lách

3

Phẫu thuật hệ nội tiết

3

Gan, mật, tụy

4

Phẫu thuật thận

4

Phẫu thuật thần kinh

4

Phẫu thuật cột sống

4

Phẫu thuật tim


5

Phẫu thuật cấy ghép cơ quan

7

Phẫu thuật đầu, cổ

7

- Loại phẫu thuật: Phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật nhiễm và bẩn có nguy cơ
NKVM cao hơn các loại phẫu thuật khác. Phân loại phẫu thuật dựa trên nguy cơ
nhiễm trùng ngoại khoa của của Altemeier được trinh bày trong Bảng 1.4 [5].
Bảng 1.4. Phân loại phẫu thuật
Loại vết
mổ

Định nghĩa

Nguy cơ
NKVM (%)

Là những phẫu thuật không có nhiễm khuẩn, không mở vào
Sạch

đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục và tiết niệu. Các vết thương
sạch được đóng kín kỳ đầu hoặc được dẫn lưu kín. Các phẫu
thuật sau chấn thương kín.

9


1-5


Loại vết

Định nghĩa

mổ

Nguy cơ
NKVM (%)

Là các phẫu thuật mở vào đường hô hấp, tiêu hoá, sinh dục
và tiết niệu trong điều kiện có kiểm soát và không bị ô nhiễm
Sạch

bất thường. Trong trường hợp đặc biệt, các phẫu thuật

nhiễm đường mật, ruột thừa, âm đạo và hầu họng được xếp vào loại

5-10

vết mổ sạch nhiễm nếu không thấy có bằng chứng nhiễm
khuẩn/ không phạm phải lỗi vô khuẩn trong khi mổ.
Các vết thương hở, chấn thương có kèm vết thương mới
hoặc những phẫu thuật để xảy ra lỗi vô khuẩn lớn hoặc phẫu
Nhiễm

thuật để thoát lượng lớn dịch từ đường tiêu hoá. Những phẫu

thuật mở vào đường sinh dục tiết niệu, đường mật có nhiễm

10-15

khuẩn, phẫu thuật tại những vị trí có nhiễm khuẩn cấp tính
nhưng chưa hóa mủ.
Bẩn

Các chấn thương cũ kèm theo mô chết, dị vật hoặc ô nhiễm
phân. Các phẫu thuật có nhiễm khuẩn rõ hoặc có mủ.

>25

Thao tác phẫu thuật: Phẫu thuật làm tổn thương, bầm dập nhiều mô tổ chức,
mất máu nhiều hơn 1500ml trong phẫu thuật, vi phạm nguyên tắc vô khuẩn trong
phẫu thuật làm tăng nguy cơ mắc NKVM [5], [23].
Một số nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy các yếu tố nguy cơ gây NKVM liên
quan tới phẫu thuật gồm: Phẫu thuật sạch – nhiễm, phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật
bẩn, các phẫu thuật kéo dài > 2 giờ, các phẫu thuật ruột non, đại tràng [5].
• Yếu tố vi sinh vật
Mức độ ô nhiễm, độc lực và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn càng cao xảy
ra ở người bệnh được phẫu thuật có sức đề kháng càng yếu thì nguy cơ mắc NKVM
càng lớn. Sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ rộng ở người bệnh phẫu thuật là yếu
tố quan trọng làm tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, qua đó làm tăng nguy cơ mắc
NKVM [5].

10


Ngoài ra, phẫu thuật lấy thai có một số yếu tố nguy cơ NKVM đặc thù so với

các nhóm phẫu thuật khác như mổ cấp cứu, thừa cân (BMI ≥ 30) thất bại dẫn lưu với
độ dày tổ chức dưới da ≥ 3 cm, thời gian mổ dài, kỹ thuật mổ kém, ối vỡ [32], [36].
1.1.5. Đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân
Để đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân, có thể sử dụng thang điểm
NNIS. Đây được coi là phương pháp dự đoán tốt hơn rõ rệt so với phân loại phẫu
thuật truyền thống và có thể áp dụng trên phạm vi rộng các nhóm phẫu thuật. Thang
điểm NNIS bao gồm ba nhóm yếu tố nguy cơ thành phần: tình trạng bệnh nhân (điểm
ASA càng cao nguy cơ NKVM càng lớn); loại phẫu thuật (nguy cơ NKVM tăng dần
theo thứ tự phẫu thuật sạch, phẫu thuật sạch - nhiễm, phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật
bẩn.); độ dài phẫu thuật (nguy cơ NKVM cao trên các ca phẫu thuật kéo dài hơn T –
cutpoint của loại phẫu thuật đó)
Điểm số NNIS được tính bằng tổng các điểm số thành phần theo quy ước sau:
✓ ASA ≥ 3 (1 điểm); ASA < 3 (0 điểm);
✓ Phẫu thuật sạch và sạch nhiễm (0 điểm); Phẫu thuật bẩn và nhiễm (1 điểm);
✓ Thời gian phẫu thuật nhỏ hơn T-cut point (0 điểm); lớn hơn hoặc bằng T-cut
point (1 điểm).
Với nhiều nhóm phẫu thuật tỷ lệ NKVM tăng rõ rệt khi điểm NNIS tăng từ 0
– 3 [27], [29].
1.2. Tổng quan về kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật.
1.2.1. Khái niệm kháng sinh dự phòng
Kháng sinh dự phòng (KSDP) là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy ra
nhiễm khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng này. KSDP nhằm giảm tần suất
nhiễm khuẩn tại vị trí hoặc cơ quan được phẫu thuật, không dự phòng nhiễm khuẩn
toàn thân hoặc vị trí cách xa nơi được phẫu thuật. [4].
1.2.2. Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng
Theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh Bộ Y tế (2015), KSDP được chỉ định cho:
tất cả các can thiệp phẫu thuật thuộc phẫu thuật sạch- nhiễm; trong phẫu thuật sạch,
liệu pháp KSDP nên áp dụng với một số can thiệp ngoại khoa nặng. Phẫu thuật nhiễm

11



và phẫu thuật bẩn: kháng sinh đóng vai trò trị liệu. KSDP không ngăn ngừa nhiễm
khuẩn mà ngăn ngừa nhiễm khuẩn đã xảy ra không phát triển [4].
Theo hướng dẫn của Hội Dược sĩ bệnh viện Hoa Kỳ (American Society of
Health-System Pharmacists - ASHP) (2013) KSDP được chỉ định trên các phẫu thuật
sạch kèm theo có yếu tố nguy cơ tùy theo loại phẫu thuật, tất cả các phẫu thuật sạch
- nhiễm và phẫu thuật nhiễm [23].
Theo CDC, KSDP nên được chỉ định cho tất cả các loại phẫu thuật trong đó
KSDP đã chứng minh được hiệu quả làm giảm tỷ lệ NKVM trên các nghiên cứu lâm
sàng. Phân tầng nguy cơ NKVM theo thang điểm nguy cơ NNIS được áp dụng rộng
rãi cho nhiều nhóm phẫu thuật [35].
1.2.3. Lựa chọn kháng sinh dự phòng
KSDP lý tưởng nhất cần đạt các mục tiêu (1) dự phòng được NKVM, (2)
phòng bệnh và tử vong liên quan đến NKVM, (3) giảm thời gian và chi phí nằm viện,
(4) không gây tác dụng không mong muốn, (5) không tác dụng bất lợi đến hệ vi khuẩn
bình thường trên người bệnh [23]. Để đạt được các mục tiêu này cần lựa chọn KSDP
tác dụng trên căn nguyên vi khuẩn có thể gây NKVM. Thuốc được lựa chọn cần đảm
bảo an toàn, dùng trong thời gian ngắn nhất để giảm tối thiểu tác dụng không mong
muốn, giảm chi phí và giảm tác động trên vị hệ bình thường của bệnh nhân. Dựa trên
nhiều nghiên cứu, ASHP đã đưa ra khuyến cáo lựa chọn KSDP phù hợp cho từng loại
phẫu thuật. Nội dung chi tiết của khuyến cáo này được trình bày trong Phục lục II
[23].
1.2.4. Liều kháng sinh dự phòng
KSDP cần sử dụng với liều phù hợp để đảm bảo được nồng độ trong máu tại
vị trí phẫu thuật lúc rạch da đủ để làm giảm tối đa khả năng xâm nhiễm của vi khuẩn
trong suốt thời gian thực hiện phẫu thuật. Khuyến cáo cụ thể về liều từng loại KSDP
thường dùng được trình bày trong phụ lục III [23].
1.2.5. Đường dùng kháng sinh dự phòng
Đường dùng KSDP được khuyến cáo khác nhau theo loại phẫu thuật. Tuy

nhiên, phần lớn phẫu thuật KSDP được khuyến cáo dùng đường tĩnh mạch do khi sử
dụng qua đường này, nồng độ thuốc trong huyết tương và tại vị trí phẫu thuật có thể

12


dự đoán được [23]. Đường tiêm bắp cũng có thể sử dụng nhưng không đảm bảo về
tốc độ hấp thu của thuốc và không ổn định. Đường uống chỉ được dùng khi chuẩn bị
phẫu thuật trực tràng, đại tràng. Đối với đường dùng tại chỗ, hiệu quả thay đổi theo
từng loại phẫu thuật (trong phẫu thuật thay khớp, sử dụng chất xi măng tẩm kháng
sinh) [4].
1.2.6. Thời điểm sử dụng kháng sinh dự phòng
Theo hướng dẫn sử dụng KSDP của ASHP (2013), kháng sinh nên bắt đầu
trong vòng 60 phút trước rạch da (120 phút với vancomycin hoặc fluoroquinolon).
Đa số phẫu thuật thường sử dụng một liều dự phòng là đủ, thời gian dùng KSDP phẫu
thuật nên dưới 24 giờ. Trường hợp KSDP có thời gian bán thải ngắn, nên bổ sung
liều nếu thời gian phẫu thuật dài hơn 2 lần t1/2 của thuốc hoặc trong trường hợp mất
một lượng máu lớn hoặc có yếu tố khác ảnh hưởng đến dược động học của thuốc
(bỏng nặng). Không nên bổ sung liều trong trường hợp người bệnh có thể bị kéo dài
t1/2 của thuốc [23].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO), thời điểm
sử dụng liều đầu KSDP trong vòng 120 phút trước thời điểm rạch da. KSDP đưa trước
120 phút trước rạch da tăng nguy cơ gặp NKVM đáng kể so với đưa trong vòng 120
phút trước rạch da. Sự khác nhau về nguy cơ NKVM là không đáng kể ở các khoảng
thời gian: trong vòng 120 đến 60 phút trước rạch da, 60 đến 30 phút trước rạch da và
trong vòng 30 phút trước rạch da. Với phẫu thuật lấy thai, KSDP nên bắt đầu trước
khi rạch da để giảm nguy cơ NKVM ở người mẹ. [41]
Trong một số trường hợp, cần bổ sung liều kháng sinh trong thời gian phẫu
thuật. Trong phẫu thuật tim kéo dài hơn 4 giờ, cần bổ sung thêm một liều kháng sinh.
Trong trường hợp mất máu với thể tích trên 1500ml ở người lớn, và trên 25ml/kg ở

trẻ em, nên bổ sung liều KSDP sau khi bổ sung dịch thay thế [4].
1.2.7. Lưu ý khi sử dụng KSDP
- Không dùng kháng sinh để dự phòng cho các nhiễm khuẩn liên quan đến
chăm sóc sau mổ và những nhiễm khuẩn xảy ra trong lúc mổ.

13


- Một số nguy cơ khi sử dụng KSDP, bao gồm: dị ứng thuốc, bao gồm cả sốc
phản vệ, tiêu chảy do kháng sinh, nhiễm khuẩn do vi khuẩn Clostridium difficile, vi
khuẩn đề kháng kháng sinh và lây truyền vi khuẩn đa kháng [4].
1.3. Kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai
1.3.1. Nguyên tắc lựa chọn và khuyến cáo sử dụng KSDP trong mổ lấy thai
Nguyên lý của KSDP trong mổ lấy thai là giảm số lượng vi khuẩn hiện diện
tại thời điểm phẫu thuật về mức mà hệ miễn dịch có thể kiểm soát được. Lựa chọn
kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai phải có phổ bao phủ được các chủng thường
gặp khi phẫu thuật vùng chậu bao gồm liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn đường ruột, vi
khuẩn nội bào Ureaplasma, Mycoplasma và các loại vi khuẩn kỵ khí. Đối với mổ lấy
thai, cần phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn âm đạo như Bacterial vaginosis,
Chlamydia [4].
Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với nhiễm khuẩn hậu sản là mổ lấy thai.
Mổ lấy thai làm tăng nguy cơ nâng lên từ 5 - 20 lần so với đẻ đường âm đạo. Một
nghiên cứu của CDC cho thấy nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai đến 30 ngày sau mổ là
8,9%. Các nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai bao gồm: viêm niêm mạc tử cung, viêm
đường tiết niệu, nhiễm khuẩn vết mổ. Việc sử dụng KSDP đã được chứng minh làm
giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở các ca mổ lấy thai và có hiệu quả như việc dùng kháng
sinh đa liều điều trị trên nhóm người bệnh được lựa chọn, tiết kiệm chi phí và rút
ngắn thời gian nằm viện. [4]. Theo tổng quan 6 nghiên cứu so sánh tỷ lệ NKVM giữa
nhóm sử dụng KSDP và nhóm sử dụng kháng sinh điều trị, người ta nhận thấy việc
sử dụng KSDP giúp giảm đáng kể tỷ lệ viêm nội mạc tử cung so với dùng kháng sinh

điều trị (OR = 0,59; 95% CI: 0,37 - 0,94) [48]. Nghiên cứu gộp của 4 thử nghiệm
ngẫu nhiên có đối chứng so sánh việc chỉ định kháng sinh dự phòng phổ hẹp
(cephalosporin thế hệ thứ nhất hoặc ampicillin) với chỉ định phối hợp 1 kháng sinh
phổ hẹp (cefazolin) và 1 kháng sinh khác (gentamicin, metronidazol, azithromycin,
doxycyclin) cho thấy việc sử dụng phối hợp kháng sinh làm giảm có ý nghĩa thống
kê tỷ lệ nhiễm trùng, viêm nội mạc tử cung so với chỉ sử dụng một kháng sinh phổ
hẹp [30]. Nghiên cứu tổng quan của Smaill F.M (2014) với 95 nghiên cứu trên 15.000
phụ nữ, việc sử dụng KSDP ở phụ nữ mổ lấy thai cấp cứu đã làm giảm tỷ lệ NKVM

14


(OR = 0,40; 95% CI: 0,35 - 0,46, 82 nghiên cứu, 14.407 phụ nữ), viêm nội mạc tử
cung (OR = 0 38; 95% CI: 0,34 - 0,42, 83 nghiên cứu, 13.548 phụ nữ) và các biến
chứng nhiễm trùng nghiêm trọng ở mẹ (OR = 0,31; 95% CI: 0,20 - 0,49, 32 nghiên
cửu, 6.159 phụ nữ) so với giả dược hoặc không điều trị. Cũng trong nghiên cứu này
khi phân tích những phụ nữ trải qua mổ lấy thai chủ động có sử dụng KSDP, đã thấy
có giảm tỷ lệ NKVM (OR = 0,62; 95% CI: 0,47 - 0,82, 17 nghiên cứu, 3.537 phụ nữ)
và viêm nội mạc tử cung (OR = 0,38; 95% CI: 0,24 - 0,61, 15 nghiên cứu, 2.502 phụ
nữ) [37].
1.3.2. Thời điểm dùng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai
Nhiều tác giả lựa chọn thời điểm tiêm sau khi kẹp dây rốn vì lo sợ kháng sinh
vào máu của trẻ sơ sinh có thể gây ra một số bất lợi. Nhưng để đạt được nồng độ
kháng sinh tại vị trí vết mổ trước khi rạch da cần tiêm kháng sinh dự phòng trước mổ.
Trong một nghiên cứu đối với cefazolin cho thấy tiêm kháng sinh trước khi rạch da
làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho mẹ hơn là sau khi kẹp dây rốn nhưng không có
bất lợi cho thai [4]. Một nghiên cứu tiến cứu mù đôi, ngẫu nhiên có đối chứng trên
1112 phụ nữ mổ lấy thai dùng cefazolin và được chia làm 3 nhóm, nhóm 1 sử dụng
2g cefazolin trước khi rạch da 20 - 30 phút, nhóm 2 sử dụng 2g cefazolin ngay sau
khi kẹp dây rốn và nhóm 3 sử dụng giả dược trước khi rạch da. Nghiên cứu cho thấy

hiệu quả sử dụng KSDP cefazolin của nhóm 1 và 2 giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ
lấy thai so nhóm 3, có ý nghĩa thống kê (p<0,01), trong khi nhóm sử dụng cefazolin
trước và sau kẹp rốn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm khuẩn
sau phẫu thuật [40]. Cũng theo kết quả của một tổng quan hệ thống và phân tích gộp
các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, KSDP được đưa trước lúc rạch da trong mổ
lấy thai làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ viêm nội mạc tử cung sau sinh so với đưa sau kẹp
rốn (RR = 0,57; 95% CI: 0,36 - 0,90; p = 0,02) [39]. Nghiên cứu tổng quan hệ thống
với 18 thử nghiệm ngẫu nhiên, nguy cơ viêm nội mạc tử cung giảm 43% (RR = 0,57;
95% CI: 0,40 - 0,82; 13 nghiên cứu, 6250 phụ nữ) và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ
giảm 38% (RR = 0,62; 95% CI: 0,47 - 0,81; 14 nghiên cứu, 6450 phụ nữ) ở phụ nữ
được sử dụng KSDP trước mổ so với những người sử dụng kháng sinh sau khi kẹp
rốn [22]. Trong một nghiên cứu về KSDP trong mổ lấy thai, kháng sinh cefazolin

15


trước khi rạch da làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho mẹ hơn là sau khi kẹp dây rốn,
đồng thời không ghi nhận có bất lợi cho thai [38]. Theo hướng dẫn của WHO (2016),
hướng dẫn của Bộ Y tế (2015), phác đồ của một số bệnh viện như bệnh viện Từ Dũ,
bệnh viện nhân dân Gia Định, bệnh viện Hùng Vương, thời điểm tiêm KSDP trong
mổ lấy thai được khuyến cáo là trước lúc rạch da và gần thời điểm rạch da để đạt
được nồng độ kháng sinh cao tại vị trí vết mổ [4], [41].
Thời điểm đưa thuốc KSDP trong mổ lấy thai trước khi rạch da lớn hơn 120
phút tăng nguy cơ NKVM so với thời điểm đưa từ 0 - 120 phút trước rạch da. Trong
một phân tích gộp nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời điểm sử dụng KSDP trước khi
phẫu thuật tổng hợp từ các báo cáo trên 54552 bệnh nhân, nhận thấy nguy cơ NKVM
tăng gần gấp đôi khi KSDP được tiêm sau khi rạch da (OR = 1,89; 95% CI: 1,05 3,40) và cao hơn 5 lần khi dùng vào thời điểm trước > 120 phút trước khi rạch da
(OR = 5,26; 95% CI: 3,29 - 8,39) [25].
Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng cho các phẫu thuật mổ lấy thai không
kéo dài quá 24 giờ sau phẫu thuật [20] [23].

1.3.3. Một số khuyến cáo sử dụng KSDP trong mổ lấy thai
Một số khuyến cáo trên thế giới và các phác đồ tại các bệnh viện trong nước
về sử dụng KSDP trong mổ lấy thai được trình bày bảng 1.5.
Bảng 1.5. Khuyến cáo sử dụng KSDP trong mổ lấy thai
Khuyến cáo

Kháng sinh
Cefazolin 2g (3g nếu > 120kg)

ASHP (2013) [23]

Ampicillin + sulbactam 3g (ampicillin 2g/sulbactam lg).
Tiêm TM trong vòng 60 phút trước lúc rạch da. Thời
gian sử dụng KSDP < 24h.

ACOG (2011) [17]

Cefazolin lg (2g nêu BMI >30 hoặc cân nặng >100kg).
Tiêm TM trong vòng 60 phút trước lúc rạch da

The Sanford Guide To
Antimicrobial Therapy

Cefazolin 2g, tiêm TM trước rạch da

(2015) [18]

16



Khuyến cáo

Kháng sinh

Tờ hướng dẫn sử dụng

Ampicilin + sulbactam 1,5 - 3g. Tiêm TM trước khởi

Unasyn của Anh.

mê, dừng sử dụng trong vòng 24h sau phẫu thuật
Cefazolin 2g (3g nêu >120kg). Tiêm TM 15-30 phút

Bộ Y tế (2015) [4]

trước rạch da
Dị ứng kháng sinh nhóm penicilin: clindamycin 600mg
+ gentamicin 5mg/kg.

Bệnh viện Từ Dũ (2015)
[3]

Cefazolin 2g (3g nêu > 120kg), ampicillin + sulbactam
3g (ampicillin 2g/sulbactam lg). Tiêm TM 15-30 phút
trước rạch da.

Bệnh viện Hùng Vương

Cefazolin 1g (TMC), thời điểm trước rạch da trong vòng


(2014) [2]

30 phút.Nếu dị ứng penicillin hay cephalosporin:
clindamycin 600mg truyền TM trước rạch da.
Nếu sản phụ béo phì (BMI ≥ 30 hoặc cân nặng ≥ 100
kg) dùng 2g Cefazolin trước rạch da.

1.4. Vài nét về Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiền thân được thành lập từ Bệnh viện
Than Hòn Gai và Bệnh viện Tám mái Bãi Cháy vào đầu năm 1961. Đến nay, bệnh
viện đã tạo dựng được thương hiệu về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và cơ bản
đáp ứng nhu cầu điều trị trên địa bàn. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh là bệnh
viện hạng 1 thuộc tỉnh, thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân nặng, kháng sinh là
một trong những nhóm thuốc chiếm tỷ trọng lớn tại bệnh viện. Hiện nay, các khoa
khối ngoại của bệnh viện thực hiện thường quy các đại phẫu ngoại, chấn thương, tai
– mũi – họng, sản phụ khoa theo tuyến; phẫu thuật nội soi tiêu hóa, tiết niệu, phụ
khoa đạt hiệu quả cao: thay khớp háng, tán sỏi niệu quản bằng laze, u phì đại tiền liệt
tuyến, sỏi mật, thoát vị bẹn, kết hợp xương, vá màng nhĩ, viêm xoang hàm. Bệnh viện
đã triển khai thành công các kỹ thuật mới: phẫu thuật cột sống, vi phẫu nối thần kinh
- mạch máu; nội soi khớp gối, cắt toàn bộ dạ dày, đại tràng bằng dao siêu âm, điều trị
thoát vị cơ hoành bằng đặt lưới, cắt toàn bộ tử cung nội soi. Tuy kháng sinh dự phòng

17


×