Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY QR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG
PHƯƠNG THỨC QUÉT MÃ VNPAY-QR

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU HÀNH CAO CẤP – EMBA

NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG
PHƯƠNG THỨC QUÉT MÃ VNPAY-QR

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU HÀNH
CAO CẤP – EMBA MÃ SỐ: 8340101

Họ và tên học viên

: NGUYỄN NGỌC ANH THƯ


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS LÊ THÁI PHONG

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do tôi tự nghiên cứu kết hợp với
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Thái Phong. Số liệu nêu trong luận văn
được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của các cơ quan nhà
nước; được đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp. Những thông
tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng
với nguồn trích dẫn.

Tp HCM, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Anh Thư


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ............................................................... vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG
PHƯƠNG THỨC QUÉT MÃ QR.............................................................................................. 5
1.1 Tổng quan về dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR..............5
1.1.1

Khái niệm về mã QR................................................................................................ 5

1.1.2

Vai trò của việc thanh toán bằng mã QR....................................................... 5

1.1.3

Đặc điểm nhận dạng mã QR trên thị trường trong và ngoài nước .. 6

1.1.4

Phân loại các mã QR................................................................................................ 8

1.1.5

Các thiết bị, ứng dụng thanh toán bằng mã QR........................................ 9

1.1.6

Các hình thức thanh toán bằng phương thức quét mã QR...............10


1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán bằng mã QR......................................... 12
1.2.1

Các đối tượng doanh nghiệp triển khai và sử dụng............................... 12

1.2.2

Sự sẵn sàng của khách hàng.............................................................................. 13

1.2.3 Năng lực cạnh tranh của công ty cung cấp dịch vụ thanh toán bằng
phương thức quét mã QR.................................................................................................... 13
1.2.4

Khả năng cạnh tranh của dịch vụ thanh toán bằng mã QR..............15

1.2.5

Điều kiện vĩ mô......................................................................................................... 16

1.3 Lợi ích và mức độ rủi ro đối với phương thức thanh toán bằng mã QR ....
18
1.4 Kinh nghiệm triển khai dịch vụ thanh toán bằng mã QR ở một số quốc
gia........................................................................................................................................................ 19
1.4.1

Kinh nghiệm triển khai tại Trung Quốc...................................................... 19

1.4.2

Kinh nghiệm triển khai tại Ấn Độ.................................................................. 20


1.4.3

Kinh nghiệm triển khai tại Hàn Quốc.......................................................... 21

1.4.4

Một số bài học........................................................................................................... 21

1.5 Kết luận.................................................................................................................................... 22
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ THANH TOÁN
BẰNG PHƯƠNG THỨC QUÉT MÃ VNPAY-QR.............................................. 24


iii
2.1 Sự hình thành và phát triển dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét

mã VNPAY-QR .................................................................................................... 24
2.1.1
Tổng quan về công ty cung cấp dịch vụ thanh toán bằng phương
thức quét mã VNPAY-QR ............................................................................... 24
2.1.2
Sự ra đời và phát triển của dịch vụ thanh toán bằng phương thức
quét mã QR tại Việt Nam ................................................................................ 27
2.2 Tình hình triển khai dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã
VNPAY-QR .......................................................................................................... 30
2.2.1 Chức năng thanh toán bằng mã VNPAY-QR (QR Pay) ................. 30
2.2.2

Các loại hình thức thanh toán bằng mã VNPAY-QR cho Doanh


nghiệp 32
2.2.3 Kết quả đạt được ................................................................................. 40
2.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ thanh toán
bằng phương thức quét mã VNPAY-QR ........................................................... 41
2.3.1 Tình hình về các doanh nghiệp triển khai và sử dụng .................... 41
2.3.2

Sự sẵn sàng của Khách hàng ............................................................. 48

2.3.3

Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán

Việt Nam ............................................................................................................ 51
2.3.4 Thực trạng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán
Việt Nam ............................................................................................................ 60
2.3.5 Đánh giá các điều kiện vĩ mô ............................................................. 64
2.3.6

Một số nhận xét ................................................................................... 67

2.4 Kết luận ......................................................................................................... 68
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG
PHƯƠNG THỨC QUÉT MÃ VNPAY-QR .......................................................... 70
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã
VNPAY-QR trong thời gian tới. ......................................................................... 70
3.2 Một số cơ hội và thách thức trong quá trình triển khai dịch vụ .............. 72
3.3 Một số đề xuất thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã
VNPAY-QR. ......................................................................................................... 75

3.3.1 Đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi ............................ 75
3.3.2

Mở rộng thị trường thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-

QR
3.3.3

............................................................................................................... 80
Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên phát triển thị trường. ...... 85

3.4 Kết luận ......................................................................................................... 85


iv

KẾT LUẬN

87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 88


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Diễn giải


ABBank

Ngân hàng TMCP An Bình

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

AirPay

Ví điện tử AirPay của Công ty Cổ phần Phát triển thể thao điện
tử Việt Nam

ASCII

(American Standard Code for Information Interchange - Chuẩn
mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ

Bharat QR

Mã phản hồi nhanh của Ấn Độ

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Bit

Bit viết tắt của Binary digIT là đơn vị thông tin


EMV

EMV là một tiêu chuẩn thanh toán bảo mật, tương tác toàn cầu.
Nhân tố chủ chốt của EMV là dữ liệu kỹ thuật số linh động
trong mỗi giao dịch. Điều này giúp cho các giao dịch chip cực
kỳ bảo mật và giảm nguy cơ gian lận giả mạo.

Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

FNC1

Dữ liệu có cấu trúc cờ nhân vật cho biết định dạng và phân tách
nhóm GS1 (Hiệp hội mã số châu Âu

GPRS

Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp

IVB

Ngân hàng TNHH Indovina

Mobile Banking

Ứng dụng điện thoại Ngân hàng

MoMo


Ví điện tử MoMo của Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động trực
tuyến

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Nam A Bank

Ngân hàng TMCP Nam Á

Napas

Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam


vi

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

Payoo

Ví điện tử Payoo của Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến Cộng
đồng Việt

PCI DSS

Chuẩn mực an toàn quốc tế: Security Standards Council (bao

gồm các thành viên là các tổ chức thẻ quốc tế: Visa Inc,
MasterCard Worldwide, American Express, Discover Financial
Services, JCB International).

QR

Quick Response - Mã phản hồi nhanh

Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Viet Capital Bank

Ngân hàng TMCP Bản Việt

Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Viettel Pay


Ví điện tử của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân Đội

VNPAY

Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam

VNPAY-QR

Mã phản hồi nhanh của VNPAY

VPBank

Ngân hàngViệt Nam Thịnh Vượng

Zalo Pay

Ví điện tử Zalo của Công ty TNHH Zion


vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1: Các hình ảnh nhận dạng các mã QR trên thị trường
Hình 2: Sơ đồ tổ chức công ty VNPAY
Hình 3: Một số giao diện màn hình ứng dụng Mobile Banking triển khai QR Pay
Hình 4: Các bước thanh toán bằng quét mã VNPAY-QR
Hình 5: Thanh toán bằng mã VNPAY-QR tại quán cà phê
Hình 6: Thanh toán bằng mã VNPAY-QR tại quầy bán hàng
Hình 7: Thanh toán mã VNPAY-QR sản phẩm trên menu
Hình 8: Thanh toán mã VNPAY-QR trên máy bán hàng

Hình 9: Mẫu hóa đơn có chứa mã VNPAY-QR
Hình 10: Thanh toán tiện lợi bằng cách quét mã VNPAY-QR trên website thương
mại điện tử www.vban.vn
Hình 11: Số liệu thống kê thị trường dùng smartphone năm 2018
Hình 12: Quét mã QR thanh toán cho giao dịch mua vé máy bay của Vietnam Airlines

Hình 13: Quét mã QR thanh toán cho giao dịch mua vé máy bay của VietJet Air
Hình 14: Khách hàng quét mã VNPAY-QR thanh toán hóa đơn ăn uống
Hình 15: Khách hàng thanh toán hóa đơn của FPT Telecome
Hình 16: Khách hàng thanh toán hóa đơn của MobiFone
Hình 17: Khách hàng thanh toán hóa đơn cước taxi Mai Linh
Hình 18: Các thế mạnh giải pháp của VNPAY – Nguồn VNPAY
Hình 19: Mẫu Logo VNPAY-QR
Hình 20: Mẫu Mika đặt tại các cửa hàng/ điểm kinh doanh vật lý
Hình 21: Mẫu sticker dán/ treo trên cửa tại các cửa hàng
Hình 22: Logo VNPAY-QR trên website thương mại điện tử
Hình 23: Mã VNPAY-QR xuất hiện trong chương trình Táo Quân 2018
Hình 24: Mẫu quảng cáo Quý II/2018 - Mua sắm bằng QR Pay
Hình 25: Chương trình khuyến mãi Quý III/2018 “QR Pay – Quét mã trúng vàng
Hình 26: Mẫu quảng cáo chương trình khuyến mãi Quét QR Pay giảm ngay 10%
Quy trình 1: Giao dịch thanh toán bằng mã VNPAY-QR tại cửa hàng
Quy trình 2: Giao dịch thanh toám bằng mã VNPAY-QR sản phẩm


viii

Quy trình 3: Giao dịch thanh toán bằng VNPAY-QR có in trên hóa đơn
Quy trình 4: Giao dịch thanh toán bằng mã VNPAY- QR trên website thương mại
điện tử.



ix

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài: “Giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương
thức quét mã VNPAY-QR”, tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phương
thức thanh toán bằng mã VNPAY-QR trên thị trường của Công ty Cổ phần Giải
pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY). Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh và
phương pháp phân tích để phân tích các nội dung nghiên cứu về các giải pháp thúc
đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR, đồng thời đưa ra
những giải pháp để đẩy mạnh dịch vụ đến các đối tác và khách hàng, gia tăng nhận
diện thương hiệu và doanh thu cho VNPAY.
Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả đã liệt kê các hình thức triển
khai thanh toán bằng mã VNPY-QR, tình hình triển khai của một số đơn vị chấp
nhận thanh toán; sự sẵn sàng của khách hàng đối với phương thức thanh toán bằng
mã VNPY-QR; năng lực cạnh tranh cũng như thực trạng cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Giải pháp thanh toán qua đó đề xuất những giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh
toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR.
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán bằng mã
VNPAY-QR tại Công ty Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam. Từ đó,
tác giả đề xuất những giải pháp phát triển phương thức thanh toán này, trong đó cụ
thể là các giải pháp sau: Phối hợp cùng các ngân hàng gia tăng số lượng khách hàng
sử dụng tính năng QR Pay trên ứng dụng Mobile Banking của các Ngân hàng; Đẩy
mạnh việc triển khai giải pháp thanh toán bằng mã QR đến các đơn vị chấp nhận
thanh toán từ Bắc đến Nam; Định vị dịch vụ thanh toán của VNPAY trên thị trường
thanh toán bằng mã QR tại Việt Nam.


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
rất được người tiêu dùng quan tâm và được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng,
trong đó có Việt Nam. Ngoài những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
như: thanh toán qua ủy nhiệm (thu – chi), thanh toán sử dụng Séc, Thanh toán qua
Thẻ, Thanh toán trực tuyến, hiện nay còn có phương thức thanh toán bằng cách quét
mã QR. Đây có thể nói là một sự bùng nổ của thanh toán điện tử và điện thoại thông
minh.
Tính năng QR trên ứng dụng điện thoại cho phép người dùng sử dụng
camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh một số giao dịch như chuyển
khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Chỉ cần một lần quét trong vài giây là có thể
thanh toán thành công tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng, taxi... mà không cần
mang theo ví, không lo vấn đề tiền lẻ, không cần mang theo nhiều thẻ, không lo lộ
thông tin thẻ tại các điểm thanh toán.
Ấn Độ là nước ở khu vực châu Á đang đi tiên phong khi Chính phủ tài trợ dự
án có tên gọi BharatQR, trong nỗ lực thực hiện tham vọng không dùng tiền mặt.
Người dân có thể đi chợ mua rau và thanh toán bằng điện thoại. Tại Trung Quốc,
nhiều đơn vị bán hàng đã chấp nhận thanh toán bằng mã QR, theo ước tính, bình
quân mỗi ngày một người Trung Quốc tương tác với khoảng 10-15 mã QR.
Và tại Việt Nam, ứng dụng thanh toán bằng mã QR đã được nhiều ngân hàng
áp dụng. Tính năng thanh toán bằng phương thức quét mã QR hiện được tích hợp
trên ứng dụng Mobile Banking của một số ngân hàng với khoản 8 triệu người dùng
và trên các Ví điện tử.
Với ưu điểm thanh toán nhanh, tiện lợi trên di động thông qua ứng dụng
Mobile Banking, người dùng có thể mua hàng từ bất cứ đâu, bất kỳ thời điểm nào
mà không cần phải tới cửa hàng trực tiếp. Tất cả thực hiện 1 cách nhanh chóng,
người dùng chỉ cần mở ứng dụng, dùng tính năng QR Pay quét mã QR có sẵn là
giao dịch được thực hiện ngay.



2

Bên cạnh sự tiện lợi và thanh toán nhanh chóng, tính năng này còn được bảo
đảm an toàn cho người dùng khi không lo bị mất thẻ ngân hàng, cũng không lo lắng
các vấn đề an ninh khi cầm theo nhiều tiền đi mua hàng.
Nhà bán lẻ không cần phải mở cửa hàng tại tất cả tỉnh thành mà chỉ cần một
nền tảng công nghệ chấp nhận thanh toán bằng mã QR là có thể phủ sóng khắp mọi
miền đất nước và “có mặt” mọi lúc, mọi nơi để tiếp cận khách hàng.
Thanh toán bằng mã QR đặc biệt hữu ích với doanh nghiệp bán lẻ, từ các cửa
hàng tiện lợi, nhà hàng ăn uống, các shop thời trang, taxi... đến các đơn vị kinh
doanh trực tuyến trên website. Doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của hình thức
thanh toán này để bán hàng bằng nhiều phương thức khác nhau như: online trên
website, bằng tờ rơi, catalogue, quảng cáo trên báo, biển bảng ở khu vực công cộng
nhà chờ xe bus, nhà ga, sân bay, bến tàu… Mọi kênh quảng cáo của doanh nghiệp
đều có thể biến thành kênh bán hàng hiệu quả.
Tuy nhiên tình hình triển khai và phát triển dịch vụ thanh toán bằng phương
thức quét mã QR của VNPAY chưa đáp ứng được mục tiêu của Công ty như kế
hoạch Ban lãnh đạo VNPAY đề ra. Số lượng Ngân hàng cũng như số lượng Đơn vị
chấp nhận thanh toán chưa cao. Là một thành viên của VNPAY, với mong muốn
đóng góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn này, học viên đã chọn nghiên cứu đề tài
luận văn thạc sỹ "Giải Pháp Thúc Đẩy Dịch Vụ Thanh Toán Bằng Phương Thức
Quét Mã VNPAY-QR". Thông qua những kết quả phân tích tài liệu và quan sát thực
tế, học viên tin tưởng rằng việc nghiên cứu đề tài trên là cần thiết và kết quả nghiên
cứu của luận văn sẽ có những đóng góp thiết thực.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cở sở đánh giá thực trạng triển khai giải pháp thanh toán bằng phương thức
quét mã VNPAY-QR tại Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam, từ đó đưa ra
một số biện pháp đẩy mạnh dịch vụ, gia tăng số lượng giao dịch thanh toán bằng mã

VNPAY-QR, đồng thời làm rõ những khó khăn và thách thức trong phương thức triển
khai hình thức thanh toán này so với các đổi thủ cạnh tranh cùng ngành.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


3

Hệ thống hóa lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã
QR và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ này.
Phân tích thực trạng thanh toán bằng phương thức quét mã VNPAY-QR tại
Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam.
Đưa ra đánh giá, phân tích mức độ rủi ro và các hạn chế khi thanh toán bằng
phương thức quét mã VNPAY-QR tại Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt
Nam.
Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét
mã VNPAY-QR.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Dịch vụ thanh toán bằng phương thức
quét mã VNPAY-QR”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam đã triển khai
dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR cho nhiều đối tác Ngân hàng và
các Đơn vị chấp nhận thanh toán, song còn chưa phát triển mạnh. Do vậy, luận văn
tập trung vào đáng giá thực trạng thanh toán bằng phương thức quét mã QR và đề
xuất giải pháp đẩy mạnh phương thức thanh toán này.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét
mã QR của Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam.
Về thời gian: Đề tài sẽ xem xét thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán bằng

phương thức quét mã VNPAY-QR trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến cuối năm
2018 và đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã
VNPAY-QR tại Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam trong thời gian tới.

4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu ba
chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR


4

Chương II: Thực trạng triển khai dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã

VNPAY-QR.
Chương III: Giải pháp thúc đẩy dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã
VNPAY-QR.


5

CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG
PHƯƠNG THỨC QUÉT MÃ QR
1.1 Tổng quan về dịch vụ thanh toán bằng phương thức quét mã QR
1.1.1 Khái niệm về mã QR
Mã QR, một mã ma trận (hay mã vạch hai chiều, mã phản hồi nhanh) được
phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. QR là từ viết tắt của
Quick Response (tạm dịch "phản hồi nhanh" cho phép mã được giải mã ở tốc độ
cao). Đây là một ma trận mã vạch có thể được đọc bởi máy đọc mã vạch hay
smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên

biệt để quét mã vạch. Mã QR gồm những ô vuông màu đen được xắp xếp ngẫu
nhiên trong một ô vuông có nền trắng. Sự tổ hợp những ô vuông này mã hóa cho bất
kỳ dữ liệu trực tuyến bao gồm: link dẫn đến trang web, hình ảnh, thông tin, chi tiết
về sản phẩm, quảng cáo cho sản phẩm, …
 Sự khác nhau giữa mã QR và mã vạch truyền thống

Điểm khác nhau giữa mã QR và mã vạch truyền thống là lượng dữ liệu chúng
nắm giữ hay chia sẻ. Các mã vạch truyền thống có các đường vạch thẳng dài một
chiều và chỉ có thể lưu giữ 20 số chữ số, trong khi các mã QR hai chiều có thể lưu
giữ thông tin hàng ngàn ký tự chữ số. Mã QR nắm giữ nhiều thông tin hơn và tính
chất dễ sử dụng sẽ giúp ích rất nhiều cho người dùng trong mọi lĩnh vực.
Ngoài ra, mã QR có thể đọc được cả hai chiều cả ngang và dọc và từ bất kỳ
hướng nào mà không bị ảnh hưởng bởi chất liệu hay nền mà nó đang sử dụng.
1.1.2 Vai trò của việc thanh toán bằng mã QR


6

Những năm gần đây, làn sóng thanh toán di động cùng với xu hướng “không
tiền mặt” bùng nổ tại Việt Nam. Với tỷ lệ sử dụng thiết bị di động chiếm gần 70%
tổng dân số và hơn 50% dân số sử dụng Internet, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trực
tuyến trên thiết bị di động đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là nhóm khách hàng
trẻ, có kiến thức và ham trải nghiệm.
Thanh toán bằng mã QR được đánh giá cao bởi sự nhanh chóng, thuận tiện, an
toàn hơn so với các hình thức thanh toán thông thường. Một trong những ưu điểm
của hình thức thanh toán bằng mã QR là đảm bảo độ an toàn thông tin cho người
dùng. Hệ thống sử dụng 2 lớp bảo mật bao gồm một lớp mật khẩu khi đăng nhập
ứng dụng di động của ngân hàng, và một lần nhập mã OTP khi xác nhận giao dịch.
Hình thức thanh toán bằng mã QR giúp người dùng loại bỏ được các bước như
tải thêm ứng dụng về điện thoại, liên kết tài khoản ngân hàng bởi tính năng quét mã

QR được tích hợp sẵn trên ứng dụng di động của ngân hàng/ Ví điện tử.
Để thanh toán, khách hàng chỉ cần chọn tính năng quét mã QR trên ứng dụng
di động của Ngân hàng/ Ví điện tử, quét mã QR của các đơn vị chấp nhận thanh
toán. Quá trình thanh toán hoàn tất chỉ với vài giây ngay sau bước xác thực giao
dịch, đơn giản và nhanh chóng. Thanh toán bằng mã QR mang lại cho người tiêu
dùng khả năng thanh toán không cần sử dụng tiền mặt hay thẻ ngân hàng, bởi để
tiền mặt trong ví sẽ dễ tạo cơ hội cho lừa đảo, tham nhũng và bị móc ví. Ngay cả thẻ
ngân hàng cũng có những nguy cơ rủi ro khi có thể làm thất thoát thông tin người
dùng nếu họ đưa thẻ thanh toán cho bên bán hàng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ sử dụng phương thức
thanh toán bằng QR dễ cung cấp đến khách hàng trên diện rộng tại hệ thống chuỗi
cửa hàng, các website thương mại điện tử với thời gian triển khai nhanh, ít tốn công
nghệ, chi phí hiệu quả.
1.1.3 Đặc điểm nhận dạng mã QR trên thị trường trong và ngoài nước
Một mã QR gồm nhiều ô vuông, trong đó một số ô dùng để cảm biến hình
ảnh định vị (3 ô vuông lớn ở 3 góc), còn lại chứa thông tin định dạng, phiên bản, dữ
liệu và mã sửa lỗi.


7

Hầu hết mã vạch đều thuộc dạng một chiều, mã QR lại là 2 chiều và mang
đến nhiều lợi ích hơn. Chúng chứa hàng ngàn ký tự số hoặc chữ và có thể quét mã
QR ở bất kì hướng nào.
Mã QR càng lưu trữ nhiều dữ liệu thì mã QR lại càng có nhiều ô vuông. Số ô
vuông cũng tăng lên khi mức độ sửa lỗi cao hơn. Những mã QR muốn đẹp một chút
sẽ phải giảm dung lượng lưu trữ.
Phiên bản đầu tiên của hệ thống mã vạch 2 chiều (mã QR) chỉ có 21 x 21
module và chứa 4 kí tự dữ liệu. Trong khi bản lớn nhất (40) có 177 x 177 module,
lưu trữ được 1.264 kí tự ASCII hoặc lên 7.089 chữ số. Thông tin được mã hóa bằng

nhiều cách. Trong một mã QR có thể dùng nhiều loại mã hóa.
 Số (10 bit trên 3 chữ số)
 Số hoặc chữ (11 bit trên 2 kí tự, không lưu trữ chữ cái không viết hoa)
 Byte (8 bit mỗi kí tự)
 Kanji (13 bit mỗi kí tự)
 Một vài chế độ khác như FNC1
Ngoài chuẩn trên mã QR truyền thống còn có các kích thước cho các phiên bản
mới, được dùng trong vài năm qua như MicroQR (11 x 11 module chứa tối đa 25 kí tự
số), iQR Code (chứa 80% dữ liệu trên cùng một diện tích của mã QR chuẩn), FrameQR
(cho phép tạo hình ảnh trong mã QR) và AQRC (lưu trữ dữ liệu chung và riêng, trong
đó dữ liệu riêng chỉ có thể đọc bằng một số công cụ quét nhất định).


8

(Hình 1: Các hình ảnh nhận dạng các mã QR trên thị trường)
1.1.4 Phân loại các mã QR
a) Mã QR tĩnh
Mã QR tĩnh hoạt động theo nguyên tắc lưu trữ dữ liệu trực tiếp qua hình thức
văn bản, dẫn thẳng đến trang web mà không chuyển qua các liên kết thứ cấp. Nói
một cách dễ hiểu, mã QR tĩnh chỉ dùng để lưu thông tin một chiều, cố định và
không thể thay đổi được. Nếu muốn cập nhật hay thay đổi thông tin chỉ có cách thay
đổi mã QR tĩnh khác.
Các doanh nghiệp sử dụng mã QR tĩnh có chứa thông tin thanh toán của cửa
hàng cung cấp cho khách hàng thanh toán tại cửa hàng, chuỗi cửa hàng, tại địa điểm
kinh doanh vật lý. Khách hàng đến cửa hàng chọn mua hàng hóa dịch vụ, sau đó sử
dụng ứng dụng điện thoại có chức năng thanh toán bằng mã QR để quét mã QR của
cửa hàng cung cấp và nhập số tiền cần thanh toán. Hình thức thanh toán này đang
được áp dụng tại các chuỗi của hàng bán cà phê, cửa hàng quốc áo, cửa hàng ăn
uống, taxi, siêu thị, …

Ngoài ra, các mã QR tĩnh còn được doanh nghiệp áp dụng để bán sản phẩm trên
các các sản phẩm có gắn mã QR trên các tạp chí, báo, quảng quảng cáo. Catalogue,

… Các mã QR tĩnh này cố định và không thể thay đổi được. Nếu muốn thay đổi,
doanh nghiệp phải thay thế mã QR tĩnh này bằng một mã QR tĩnh khác.


9

b) Mã QR động
Khác với mã QR tĩnh, sau khi được tạo ra, không cần can thiệp vào code
nhưng liên kết chính vẫn có thể thay đổi và cập nhật thông tin. Khi quét mã QR
động sẽ chuyển hướng đến máy chủ, nơi tương tác giữa hình ảnh được quét đến
thông tin cụ thể trong một cơ sở dữ liệu. Các doanh nghiệp có thể thay đổi hoặc cập
nhật thông tin mới nhất cho từng loại sản phẩm.
Các loại QR động được tạo ra sau khi khách hàng thực hiện đơn hàng. Mỗi
đơn hàng ứng với một mã QR có chứa thông tin nhà cung cấp, thời gian giao dịch,
số tiền cần thanh toán. Khách hàng đăng nhập vào ứng dụng điện thoại có cài đặt
chức năng thanh toán bằng mã QR để quét mã QR và thanh toán mà không cần phải
nhập số tiền.
Các doanh nghiệp sử dụng mã QR động để thanh toán cho từng sản phẩm hay
từng một đơn hàng được tạo ra bởi khách hàng hay doanh nghiệp. Mã QR động này
có thể thay đổi được khi doanh nghiệp điều chỉnh hay cập nhật thông tin sản phẩm,
đơn hàng. Hình thức này được các doanh nghiệp áp dụng thanh toán trên các máy
bán hàng tự động, website thương mai điện tử.
1.1.5 Các thiết bị, ứng dụng thanh toán bằng mã QR
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm quét mã QR trên các thiết bị
di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng). Tuy nhiên, để thanh toán được
hàng hóa, dịch vụ bằng phương thức quét mã QR, thiết bị di động phải có camera,
giao tiếp qua GPRS/3G/4G/ Wifi và ứng dụng phần mềm cho phép khách hàng thực

hiện thanh toán các giao dịch di động bằng phương thức quét mã QR. Số tiền thanh
toán hàng hóa, dịch vụ sẽ được trừ trực tiếp từ tài khoản/ thẻ/ ví điện tử của khách
hàng và nhận thông báo kết quả thành công ngay trên ứng dụng.
Thời gian gần đây, các ngân hàng lớn đã đẩy mạnh đầu tư sang lĩnh vực
thanh toán qua di động để hướng tới nhóm khách hàng trẻ. Không chỉ ngân hàng mà
các công ty nền tảng công nghệ cung cấp dịch vụ cổng thanh toán điện tử, công ty
dịch vụ trung gian thanh toán cũng đã tham gia vào lĩnh vực này nhằm giúp người
tiêu dùng dễ dàng sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại và đảm bảo an toàn cao.


10

Tại thị trường Việt Nam, phương thức thanh toán bằng mã QR được các Ngân
hàng triển khai qua các ứng dụng như Vietcombank, SCB Mobile Banking, BIDV
Smart Banking, Vietinbank iPay, Sacombank Pay, Agribank E-Mobile Banking,
MyVIB, IVB Mobile Banking, EIB Mobile Banking, ABBANKmobile…. và một số

ví điện tử như Zalo Pay, MoMo, Payoo, ….
1.1.6 Các hình thức thanh toán bằng phương thức quét mã QR
Tại Việt Nam, thanh toán bằng phương thức quét mã QR được phát triển mạnh
trong năm 2018. Nhiều ngân hàng chấp nhận và tích hợp vào ứng dụng Mobile
Banking của ngân hàng. Bên cạnh đó các ví điện tử cũng như các công ty trung gian
thanh toán cung cấp cổng thanh toán cũng đã phổ biến hình thức thanh toán này.
Một số hình thức thanh toán bằng phương thức quét mã QR đang được phổ biến
hiện nay như sau:
a) Thanh toán tại các hệ thống điểm chấp nhận thanh toán
Các Công ty trung gian thanh toán, Ngân hàng, … tại Việt Nam hiện nay đã bắt
tay xây dựng hệ thống điểm chấp nhận thanh toán bằng mã QR. Các điểm chấp nhận
thanh toán tạo ra cho mỗi cửa hàng của mình một mã QR tĩnh. Khách hàng thực hiện
thanh toán bằng cách quét mã QR được dán sẵn tại tại cửa hàng, điểm chấp nhận thanh

toán và nhập số tiền cần thanh toán. Giao dịch thanh toán sẽ diễn ra nhanh chóng, an
toàn mà không cần mang theo tiền mặt hoặc những chiếc thẻ ngân hàng bên mình.
Ngoài các Ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán bằng mã QR cho người tiêu
dùng, các doanh nghiệp Ví điện tử cũng tham gia vào thị trường thanh toán bằng
phương thức qué mã QR. Trong đó có Ví điện tử Payoo, Ví điện tử MoMo, Ví điện tử
ZaloPay, … các doanh nghiệp cung cấp Ví điện tử này có số lượng hệ thống các điểm
chấp nhận thanh toán rộng khắp Việt Nam qua hệ thống cửa hàng tiện lợi như Seven 7,
Minishop, Circle K, …. Thị trường càng mở rộng, các doanh nghiệp kinh
doanh hàng hóa dịch vụ tại điểm bán càng có thêm nhiều sự lựa chọn đơn vị cung cấp
giải pháp thanh toán để gia tăng tiện ích và phương thức thanh toán cho khách hàng.

b) Thanh toán bằng mã QR sản phẩm
Thay vì phải đến cửa hàng hay lên website để tìm mua món hàng hóa dịch vụ, các
nhà cung cấp đã tạo ra mã QR sản phẩm có đính kèm giá bên cạnh mỗi sản phẩm


11

và được in trên các phương tiện truyền thông hoặc gửi qua các email của khách
hàng. Chỉ cần nhìn thấy và yêu thích, sẵn sàng mua về cho mình, khách hàng mở
ứng dụng Mobile Banking và quét mã QR sản phẩm là có thể thanh toán ngay và
chờ nhận hàng. Hình thức quét mã QR sản phẩm này rất phù hợp cho các loại hình
kinh doanh như siêu thị, hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh, …
c) Thanh toán bằng mã QR có in sẵn trên các hóa đơn hàng hóa, dịch
vụ.
Hiện nay Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng như điện, nước, truyền
hình cáp, dịch vụ công, … Và để triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ, các doanh
nghiệp đã hợp tác triển khai với các đối tác trung gian thanh toán, Ngân hàng mở rộng
hình thức thanh toán qua phương thức quét mã QR bên cạnh các kênh thanh toán phổ

biến như Internet Banking, Mobile Banking, ATM, tại quầy giao dịch.

Mã QR đã được tạo ra bởi nhà cung cấp dịch vụ và in sẵn trên giấy báo nợ
cước, hóa đơn dịch vụ hàng tháng của khách hàng. Sau khi nhận được giấy báo nợ
cước, hóa đơn dịch vụ có in sẵn mã QR theo thông tin của mã khách hàng. Khách
hàng chỉ cần mở ứng dụng có chức năng thanh toán bằng mã QR là có thể thanh
toán ngay lập tực mà không cần phải nhớ mã khách hàng, số tiền. Khách hàng có
thể thanh toán hóa đơn tiện ích của mình ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào với thiết bị
di động thông minh có kết nối 3G/4G/Wifi.
d) Thanh toán bằng mã QR trên các website thương mại điện tử
Xu hướng triển khai cổng thanh toán trực tuyến đã bắt đầu ở Việt Nam từ hơn
10 năm trước. Nhiều dịch vụ nổi tiếng quốc tế qua Cổng thanh toán bắt đầu đầu tư
vào Việt Nam, cũng như nhiều doanh nghiệp trong nước quyết tâm xây dựng thương
hiệu quốc nội. Tất cả các doanh nghiệp này đều cố gắng cải tiến chất lượng dịch vụ
và phát triển những tính năng mới giúp việc thanh toán trực tuyến ngày càng tiện lợi
và an toàn hơn.
Thanh toán trực tuyến dù chưa thật sự trở thành “phổ biến” đúng nghĩa ở Việt
Nam và chưa được nhiều khách hàng tin dùng. Tuy nhiên, theo nghị định số 80/2016/
NĐ – CP ban hành về việc sửa đổi bổ sung điều của nghị định số 101/2012/NĐ – CP


12

ký ngày 22/12/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt. Các doanh nghiệp nhà
nước, tập đoàn điện lực, các công ty cấp nước, dịch vụ công, … cũng dần dần
hướng các khách hàng thanh toán các hóa đơn dịch vụ mình qua các kênh Ngân
hàng, ví điện tử để hạn chế việc sử dụng tiền mặt. Việc triển khai này giúp cho
người dân đảm bảo việc thanh toán đúng hạn, thanh toán bất cứ lúc nào và ở đâu mà
không sợ bị cắt dịch vụ.
Các hình thức thanh toán trên các website thương mại điện tử trước đây chỉ cho

phép khách hàng có tài khoản/ thẻ của các Ngân hàng có thể thanh toán được hàng hóa
dịch vụ của mình thông qua kết nối cổng thanh toán. Tuy nhiên, ngày nay không chỉ
thanh toán bằng tài khoản/ thẻ nội địa, khách hàng có thể mua hàng hóa và thanh toán
qua Ví điện tử, thanh toán bằng thẻ Quốc tế như Visa/ Master hoặc thanh toán bằng
phương thức quét mã QR của đơn hàng sau khi đã lựa chọn mua trên website bằng
đúng số tiền của đơn hàng. Mã QR được tạo ra ngay sau khi khách hàng đã chọn lựa
hàng hóa và số lượng tướng ứng xong, khách hàng mở ứng dụng Mobile Banking/ Ví
điện tử, quét QR và xác thực thanh toán mà không cần nhập số tiền.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán bằng mã QR
1.2.1 Các đối tượng doanh nghiệp triển khai và sử dụng
Theo các Ngân hàng, hiện tại, mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán qua mã
QR chỉ mới chiếm 10% tổng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và tỉ lệ
này đang tiếp tục gia tăng. So với các kênh thanh toán khác như Intetnet Banking,
cà thẻ trên POS..., quét mã QR có ưu thế hơn nhờ dễ triển khai, phù hợp với mọi đối
tượng khách hàng và đa ngành nghề kinh doanh.
Các đối tượng doanh nghiệp triển khai và sử dụng phương thức thanh toán
bằng mã QR bao gồm như sau:
-

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính

-

Các doanh nghiệp thu hộ điện, nước, ga

-

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực trường học, bệnh viện


-

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hành khách (đường hàng bộ,
đường hàng không), vận tải hàng hóa lưu trữ và giao hàng tận nơi, chuyển
phát nhanh


13

-

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, giải trí, du lịch, khách
sạn, điện máy, văn phòng phẩm

-

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, truyền hình cáp

1.2.2 Sự sẵn sàng của khách hàng
Ngày nay khách hàng đã có rất nhiều sự lựa chọn trong việc chọn Ngân hàng
để mở thẻ hoặc tài khoản cũng như tải các ứng dụng thanh toán cho cá nhân mà
không cần phải ra quầy giao dịch. Một khách hàng có thể sở hữu rất nhiều tài
khoản/ thẻ của các Ngân hàng và số thẻ trung bình của một khách hàng ít nhất là 3
thẻ. Bên cạnh đó, việc luân chuyển dòng tiền qua lại giữa các tài khoản khác Ngân
hàng, khác ứng dụng cũng trở nên dễ dàng thực hiện. Việc này giúp cho khách hàng
có thể mua hàng và thanh toán ở mọi lúc mọi nơi và đặc biệt thanh toán nhanh và an
toàn bảo mật với ứng dụng quét mã QR thông minh trên điện thoại của mình.
Theo báo cáo của Appota, Việt Nam có tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh cao.

72% người dân có độ tuổi từ 18-35 tuổi sử dụng điện thoại thông minh để truy cập

các trang thương mại điện tử và 53% sử dụng điện thoại thông minh để giao dịch
mua hàng trực tuyến thực nhưng 88% lại thanh toán bằng tiền mặt. Nguyên nhân là
người dân vẫn còn rất lo ngại về vấn đề an toàn khi thanh toán hoặc không có tài
khoản/ thẻ của ngân hàng/ Ví điện tử.
Nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng, phương thức thanh toán bằng mã QR đã
một phần giúp cho người dùng an tâm trong các giao dịch mua hàng hóa và thanh
toán. Quá trình thanh toán sẽ chỉ được thực hiện khi có mã xác nhận OTP (xác nhận
thông qua số điện thoại cá nhân của khách hàng) vì vậy người dùng có thể yên tâm
và tin tưởng về tính an toàn tuyệt đối của phương thức thanh toán hiện đại này.
Bên cạnh đó, để khuyến khích người dùng thanh toán bằng phương thức quét
mã QR, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ ra sức đẩy mạnh các sản
phẩm, chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cho người dùng khi giao dịch thanh
toán thương mại điện tử… để tạo thói quen thanh toán và gia tăng doanh thu.
1.2.3 Năng lực cạnh tranh của công ty cung cấp dịch vụ thanh toán bằng
phương thức quét mã QR


14

Năng lực cạnh tranh của công ty cung cấp dịch vụ thanh toán bằng mã QR là
toàn bộ những khả năng, năng lực mà công ty có thể duy trì vị trí của nó trên thị
trường cạnh tranh một cách lâu dài. Các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán bằng
mã QR tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trí nhất định, chiếm lĩnh
những thị phần nhất định. Đây là điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại của doanh
nghiệp trong thị trường.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh của công ty cung
cấp dịch vụ thanh toán bằng mã QR. Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc
đấu tranh làm tăng số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán, chiếm thị phần lớn các Ngân
hàng quét được mã QR của doanh nghiệp đang cung cấp. Tuy nhiên bản chất của sự
cạnh tranh này là làm thế nào khách hàng của những Ngân hàng, những đơn vị chấp

nhận thanh toán chọn thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng mã QR do chính doanh nghiệp
cung cấp mà không phải là một doanh nghiệp đối thủ.

Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của công ty cung cấp dịch vụ thanh toán bằng
mã QR còn thể hiện thực lực và lợi ích của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
cùng ngành trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày
càng cao hơn. Đây là các yếu tố nội tại của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính
bằng các tiêu chí công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp, …
một cách riêng biệt cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trên cùng một
lĩnh vực, cùng một thị trường. Doanh nghiệp muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi
hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình, ví dụ
như phương thức thanh toán bằng mã QR của Doanh nghiệp có thể quét và thanh
toán bằng tài khoản, bằng thẻ nội địa, thẻ quốc tế. Ngoài ra, không chỉ thanh toán
được tại thị trường Việt Nam mà còn có thể thanh toán tại thị trường nước ngoài.
Như vậy doanh nghiệp sẽ có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục
tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của các đối tác cạnh tranh.
Có thể nói, để triển khai phương thức thanh toán bằng mã QR, các Ngân hàng,
công ty trung gian thanh toán cần phải đầu tư rất nhiều vào công nghệ, hiểu rõ nhu cầu
của khách hàng cũng như phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước về độ an
toàn, bảo mật, chuẩn QR. Bên cạnh đó là các chính sách phí phát triển cho các


×