Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá chương trình Tin học tiểu học tại trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông - trường Đại học Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.97 KB, 5 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 160-164

ISSN: 2354-0753

ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC TIỂU HỌC
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH
Ngô Thị Kiều Hằng+,
Trần Thị Hương

Trường Đại học Hà Tĩnh
+Tác giả liên hệ ● Email:

Article History
Received: 04/3/2020
Accepted: 28/4/2020
Published: 08/5/2020

ABSTRACT
Currently, schools have flexibly applied their own computer programs to suit
the needs and abilities of students, thereby achieving many positive results.
However, the difference in the teaching and learning quality of these individual
programs compared to the standard curriculum of the Ministry of Education and
Training has not been much evaluated. The study introduces the primary
informatics program taught at Primary, Secondary and High school of Ha Tinh
University. The study at the same time compares the school's new program with
that of the Ministry of Education and Training and evaluates the program based
on several criteria: duration, content, knowledge and skills.


Keywords
computer education, primary,
content, knowledge, ability.

1. Mở đầu
Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông - Trường Đại học Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết
định số 1906/QĐ-UBND ngày 12/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, được xây dựng theo cơ chế vận hành
trường song ngữ liên cấp phù hợp hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, có sự chọn lọc các môn học thuộc khối
kiến thức bắt buộc và tự chọn của Bộ GD-ĐT; có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trường với các khoa sư phạm đào tạo
giáo viên trong Trường Đại học Hà Tĩnh và các cơ sở giáo dục quốc tế triển khai mô hình đào tạo song ngữ có chất
lượng. Các chương trình, quy trình đào tạo, phương pháp công nghệ dạy học, quy trình kiến tập và thực tập sư phạm
được đổi mới qua việc cập nhật và học từ các mô hình chuẩn được áp dụng trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có
chất lượng. Là nơi triển khai và ứng dụng các nghiên cứu khoa học giáo dục trong lĩnh vực đào tạo giáo viên, khoa
học giáo dục và phát triển con người, sau gần 4 năm thành lập, hiện tại Trường có 7 lớp tiểu học, 5 lớp THCS, 10
lớp THPT và 43 học sinh (HS) THPT đã tốt nghiệp. Trường có đội ngũ gần 100 giáo viên kinh nghiệm và nhiệt
huyết với nghề, hàng năm có nhiều HS giỏi các cấp và ngày càng khẳng định uy tín, tạo niềm tin cho phụ huynh và
HS trong khu vực.
Trường học ở khu vực thành phố có trình độ dân trí cao, nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin sớm hình thành ở
lứa tuổi nhỏ, vì vậy chương trình Tin học tiểu học được xây dựng và giảng dạy từ học kì 2 của lớp 1. Chương trình
được xây dựng dựa trên chương trình của Bộ GD-ĐT và có chỉnh sửa bổ sung hợp lí với yêu cầu của Nhà trường,
tiếp cận kiến thức hiện đại, khoa học công nghệ mới.
Với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng máy hiện đại, nhân lực giáo viên,… hiện có của Nhà
trường, trên cơ sở chương trình Tin học tiểu học của Bộ GD-ĐT (Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học
của Bộ GD-ĐT ban hành năm 2018), Nhà trường đã xây dựng mục tiêu giảng dạy phù hợp với những tiêu chí
trên. Bài viết giới thiệu chương trình Tin học tiểu học giảng dạy tại Trường Tiểu học, THCS và THPT - Trường
Đại học Hà Tĩnh, so sánh chương trình Tin học tiểu học với chương trình của Bộ GD-ĐT năm 2018, qua đó có
những đánh giá sơ lược về chương trình Tin học tiểu học của Trường.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Giới thiệu chương trình Tin học tiểu học của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trường Đại học Hà Tĩnh
Chương trình dạy học môn Tin học được áp dụng giảng dạy bắt đầu từ học kì 2 của lớp 1 trên cơ sở là môn học

tự chọn, được tổ chức dạy học một cách tự nguyện theo sự thỏa thuận giữa nhà trường với phụ huynh HS. Chương
trình được phân phối với thời lượng 2 tiết/tuần với 70 tiết trong một năm học, riêng lớp 1 là 35 tiết/năm.
Trong quá trình dạy và học môn Tin học, Nhà trường đã bố trí hợp lí thời gian dạy lí thuyết với thực hành cho
HS để củng cố vững chắc kiến thức đã học. Nội dung chương trình học thực hiện theo bài giảng được biên soạn bởi
giáo viên của nhà trường và nêu rõ yêu cầu cần đạt đối với HS từng khối lớp. Bài giảng nội bộ của Trường đáp ứng

160


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 160-164

ISSN: 2354-0753

yêu cầu cần đạt về kĩ năng sử dụng máy tính đối với HS tiểu học là sử dụng được máy tính để hỗ trợ vui chơi, giải
trí và học tập; thông qua đó biết được một số lợi ích mà thiết bị kĩ thuật số có thể đem lại cho con người, trước hết
cho cá nhân HS. Đồng thời, HS có được những khả năng ban đầu về tư duy và nền nếp thích ứng với việc sử dụng
máy tính và thiết bị số thông minh.
Bảng 1. Phân phối chương trình Tin học tiểu học của Trường và của Bộ GD-ĐT

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5


Phân phối chương trình của Trường
Chủ đề 1: Làm quen với máy tính
Chủ đề 2: Học và chơi cùng máy tính
Chủ đề 3: Em tập gõ bàn phím
Chủ đề 4: Em tập làm họa sĩ
Chủ đề 1: Em tập vẽ
Chủ đề 2: Học và chơi cùng máy tính
Chủ đề 3: Học cách sử dụng Windows
Chủ đề 4: Soạn thảo văn bản
Chủ đề 1: Học cùng máy tính
Chủ đề 2: Soạn thảo văn bản
Chủ đề 3: Ứng dụng Internet
Chủ đề 4: Thiết kế bài trình chiếu
Chủ đề 5: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình Scratch
Chủ đề 1: Khám phá máy tính
Chủ đề 2: Thế giới Internet
Chủ để 3: Soạn thảo văn bản
Chủ đề 4: Thiết kế bài trình chiếu
Chủ đề 5: Thế giới lập trình Scratch
Chủ đề 1: Khám phá máy tính
Chủ đề 2: Thế giới Internet
Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản
Chủ đề 4: Thiết kế bài trình chiếu
Chủ đề 5: Thế giới lập trình Scratch

Phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT

Chủ đề 1: Làm quen với máy tính
Chủ đề 2: Em tập vẽ

Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản
Chủ đề 4: Thiết kế bài trình chiếu
Chủ đề 1: Khám phá máy tính
Chủ đề 2: Em tập vẽ
Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản
Chủ đề 4: Thiết kế bài trình chiếu
Chủ đề 5: Thế giới Logo
Chủ đề 1: Khám phá máy tính
Chủ đề 2: Soạn thảo văn bản
Chủ đề 3: Thiết kế bài trình chiếu
Chủ đề 4: Thế giới Logo của em
Chủ đề 5: Em học nhạc

2.2. Yêu cầu nội dung, kiến thức, kĩ năng chương trình Tin học tiểu học của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở
và Trung học phổ thông - Trường Đại học Hà Tĩnh
Lớp 1
Yêu cầu cần đạt
Nội dung
- Phân biệt các chức năng của bàn phím và chuột, màn hình và loa.
- Biết khởi động và tắt máy tính đúng cách.
- Biết và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
Chủ đề 1: Làm quen với máy tính
- Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện
khi sử dụng máy tính.
- Biết cầm chuột đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản: di chuyển, Chủ đề 2: Học và chơi cùng máy
nháy, nháy đúp, kéo thả chuột.
tính
- Chỉ ra được khu vực chính của bàn phím và nêu được tên các hàng phím.
- Biết vị trí đặt các ngón tay trên hàng phím cơ sở và thực hiện được thao
Chủ đề 3: Em tập gõ bàn phím

tác gõ các phím ở hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới đúng quy định của
cách gõ bàn phím.
- Biết sử dụng chuột vẽ một đối tượng đơn giản bằng ứng dụng vẽ.
Chủ đề 4: Em tập làm họa sĩ
Nội dung lớp 1 không đặt nặng lí thuyết mà mục đích hỗ trợ HS biết cách mở máy, tắt máy, ngồi đúng tư thế, sử
dụng phần mềm hỗ trợ để tập sử dụng chuột và gõ bàn phím như phần mềm Mouse Skill, Rapid Typing, Leah’s
Farm Paint & Play, Paint.

161


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 160-164

ISSN: 2354-0753

Lớp 2
Yêu cầu cần đạt
Nội dung
Biết sử dụng phần mềm Paint vẽ các hình với kĩ năng: xoay hình, tẩy
Chủ đề 1: Em tập vẽ
xóa, sao chép, di chuyển.
Biết sử dụng các trò chơi để tăng kĩ năng sử dụng chuột và luyện tư
Chủ đề 2: Học và chơi cùng máy tính
duy logic: Gcompris, Mouse Trainer.
- Nhận biết được tệp, thư mục và ổ đĩa.
- Mô tả sơ lược được vai trò của cấu trúc cây thư mục trong việc lưu
các tệp và các thư mục.
Chủ đề 3: Học cách sử dụng Windows

- Thực hiện được việc tạo, xoá, đổi tên thư mục.
- Biết tìm kiếm thư mục và tệp.
- Biết sử dụng phần mềm soạn thảo Word để gõ văn bản.
- Gõ được các câu đơn giản.
- Gõ đoạn văn ngắn và chỉnh sửa.
Chủ đề 4: Soạn thảo văn bản
- Định dạng phông chữ, cỡ chữ, màu chữ.
- Chèn hình ảnh vào văn bản.
Ở nội dung lớp 2, kĩ năng sử dụng chuột và bàn phím được nâng cao hơn, HS được thực hành trên các phần mềm
như Gcompris, Mouse Trainer, Paint, TuxPaint…
Lớp 3
Yêu cầu cần đạt
Nội dung
Biết cách chơi các trò chơi trên code.org khóa 2, khóa 3 để luyện tư
Chủ đề 1: Học cùng máy tính
duy logic và tăng tốc độ sử dụng chuột.
Biết sử dụng phần mềm soạn thảo Word để gõ văn bản với các kĩ năng:
- Tạo kiểu chữ, tạo khung trang, chữ nghệ thuật.
- Đánh số trang, tạo Header & Footer.
Chủ đề 2: Soạn thảo văn bản
- Chèn các đối tượng vẽ trong AutoShape.
- Định dạng trang in.
- Biết nhận biết và phân biệt được các loại thông tin chính trên trang web.
- Nhận biết tác hại khi trẻ em truy cập vào những trang web không
Chủ đề 3: Ứng dụng Internet
phù hợp lứa tuổi.
- Nhận biết được biểu tượng của phần mềm trình chiếu và kích hoạt
được bằng cách nháy chuột vào biểu tượng.
- Tạo được tệp trình chiếu, gõ được một vài dòng văn bản đơn giản Chủ đề 4: Thiết kế bài trình chiếu
không dấu, đưa được ảnh vào một trang chiếu, lưu và đặt được tên cho

tệp trình chiếu.
- Nắm tổng quan về lập trình Scratch.
Chủ đề 5: Tổng quan về ngôn ngữ lập
- Hiểu cách sử dụng các nhóm đối tượng trong Scratch.
trình Scratch
Lớp 4
Yêu cầu cần đạt
Nội dung
- Phân biệt được các bộ phận của máy tính.
- Nắm được cách tổ chức thông tin trong máy tính.
Chủ đề 1: Khám phá máy tính
- Biết cách sử dụng các thiết bị lưu trữ.
- Biết cách tìm kiếm thông tin trên Internet.
Chủ đề 2: Thế giới Internet
- Biết cách bảo vệ an toàn thông tin khi sử dụng Internet.
Biết sử dụng phần mềm soạn thảo Word để gõ văn bản với các kĩ năng:
- Chỉnh sửa hình vẽ, chữ nghệ thuật.
Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản
- Xử lí lỗi văn bản.
- Trình bày mẫu văn bản theo mẫu.
Biết sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint với các kĩ năng:
- Thực hiện được thành thạo việc kích hoạt và ra khỏi phần mềm
Chủ đề 4: Thiết kế bài trình chiếu
trình chiếu.

162


VJE


Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 160-164

- Tạo được tệp trình chiếu đơn giản có chữ hoa và chữ thường, có
ảnh, có sử dụng công cụ gạch đầu dòng. Biết lưu tệp sản phẩm vào
đúng thư mục theo yêu cầu.
- Định dạng được kiểu, màu, kích thước chữ cho văn bản trên trang
chiếu.
- Sử dụng được một vài hiệu ứng chuyển trang đơn giản.
Biết sử dụng Scratch với các kĩ năng: sử dụng thành thạo các đối tượng
chuyển động, cảm biến, hội thoại, nhóm lệnh, nhóm tạo hiệu ứng,
nhóm điều khiển.
Lớp 5
Yêu cầu cần đạt
Biết cách sử dụng hệ điều hành Windows gồm các kĩ năng:
- Cách sử dụng Control Panel cơ bản.
- Thao tác tệp và thư mục.
Biết cách sử dụng Internet gồm các kĩ năng:
- Cách sử dụng thư điện tử.
- Tìm kiếm thông tin trên Internet.
Biết sử dụng phần mềm soạn thảo Word để gõ văn bản với các kĩ năng:
- Một số chức năng nâng cao trong Word.
- Soạn thảo văn bản hoàn chỉnh.
Biết sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint với các kĩ năng:
- Một số kĩ năng nâng cao trong trình chiếu: chèn hình ảnh, âm
thanh, hiệu ứng nâng cao.
- Thiết kế một trình chiếu tạo trò chơi đơn giản.
Biết sử dụng Scratch để hoàn thiện một chương gồm đầy đủ các đối
tượng. HS tự thiết kế trò chơi dạng đơn giản.

ISSN: 2354-0753


Chủ đề 5: Thế giới lập trình Scratch
Nội dung
Chủ đề 1: Khám phá máy tính
Chủ đề 2: Thế giới Internet
Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản

Chủ đề 4: Thiết kế bài trình chiếu
Chủ đề 5: Thế giới lập trình Scratch

2.3. Sơ lược đánh giá về chương trình Tin học tiểu học của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ
thông - Trường Đại học Hà Tĩnh
Chương trình xây dựng được áp dụng từ lớp 1 đến lớp 5, đáp ứng được mục tiêu cơ bản cần đạt đối với HS tiểu
học: giúp HS bước đầu làm quen với công nghệ kĩ thuật số, bắt đầu hình thành năng lực tin học và chuẩn bị cho HS
tiếp tục học môn Tin học ở cấp THCS.
Về thời lượng: Tổng số lượng tiết học từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 của Trường là 315 tiết, lớp 1 dạy 35 tiết học
kì 2, từ lớp 2 đến lớp 5 dạy 70 tiết. Chương trình của Bộ GD-ĐT gồm 210 tiết từ lớp 3 đến lớp 5, so với chương trình
của Bộ thì chương trình của Trường được xây dựng nhiều hơn 105 tiết. HS được học thực hành nhiều hơn, tăng khả
năng tự học và khuyến khích sự yêu thích của HS với các phần mềm học tập.
Là trường học chất lượng cao của tỉnh, HS của Trường Tiểu học, THCS và THPT - Trường Đại học Hà Tĩnh
phần lớn có điều kiện học tập nên yêu cầu từ phía phụ huynh đối với Nhà trường nói chung và với khối tiểu học nói
riêng phải đạt chuẩn như trong mục tiêu đề ra. Đối với môn Tin học tiểu học, chương trình và nội dung đào tạo được
nâng cao ở một số nội dung cần thiết như: kiến thức cơ bản về máy tính, sử dụng công cụ văn phòng soạn thảo văn
bản, kiến thức về mạng Internet, ngôn ngữ lập trình.
Về trang thiết bị dạy học: Là trường thực hành sư phạm chất lượng cao, Nhà trường đặc biệt chú trọng đến cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học với 2 phòng máy tính hiện đại, kết nối Internet, màn hình LCD, máy chiếu, tai nghe, cài
đặt nhiều phần mềm tiện ích dạy học. HS được học và thực hành hoàn toàn trên máy tính (mỗi HS một máy tính).
Qua đó, HS có cơ hội rèn luyện và nâng cao khả năng thực hành.
Về nội dung chương trình: Phân phối chương trình các khối được kế thừa từ chương trình của Bộ GD-ĐT nên
đáp ứng đầy đủ các kĩ năng về kiến thức, kĩ năng mềm. Ngoài ra, trong phân phối chương trình của Trường còn có

nhiều chủ đề mới, nâng cao được giáo viên biên soạn trong tài liệu dạy học nội bộ giúp HS hình thành tư duy logic,
tăng cường tính tự học, yêu thích khoa học công nghệ. Đặc biệt từ khối lớp 3, HS được tiếp cận với phương pháp
học mới là lập trình trực quan với phần mềm Scratch, học luyện tư duy logic qua website code.org.

163


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 160-164

ISSN: 2354-0753

Đánh giá của 70 HS khối lớp 2 sau khi được học các phần mềm luyện tư duy logic trên website code.org, thao
tác chuột bằng phần mềm Tuxpaint để vẽ với các mức độ: “Rất thích”, “Thích”, “Bình thường” và “Không thích”.
Kết quả cho thấy, tỉ lệ “Rất thích” chiếm 81,4% và tỉ lệ “Thích” chiếm 18,6%.
Đánh giá của 50 HS khối lớp 3 sau khi được học các nội dung soạn thảo văn bản ở dạng đơn giản, luyện tư duy
logic trên website code.org, tìm hiểu các chức năng cơ bản của lập trình Scratch với các mức độ “Rất thích”, “Thích”,
“Bình thường” và “Không thích”. Kết quả cho thấy, tỉ lệ rất thích chiếm rất cao ở các ứng dụng luyện tư duy.
Các hoạt động vừa học, vừa chơi trong giờ thực hành đã tạo cơ hội cho HS tiếp thu bài học một cách nhanh
chóng. Giáo viên thường xuyên tổ chức thi các bài thực hành có lồng ghép nội dung bài học khéo léo giúp HS dễ
dàng tiếp thu kiến thức. Qua hình thức trò chơi là các bài thực hành, giáo viên và HS có sự tương tác và nếu chưa
hiểu, HS có thể hỏi giáo viên hoặc các bạn trong nhóm để được hướng dẫn chi tiết.
Trong tiết ngoài giờ lên lớp, giáo viên thường tạo ra các sân chơi tin học bằng nhiều hình thức, giúp HS sáng tạo
trong học tập và có điều kiện giao lưu để học tập tốt môn Tin học như: tổ chức thi vẽ trên máy tính, luyện tư duy
logic và thao tác chuột giữa các nhóm, giải các bài tập bằng phần mềm Scratch,… Qua đó, phát hiện HS có năng
khiếu tin học, sớm tổ chức bồi dưỡng cho các em tham gia các cuộc tin học, nâng cao chất lượng dạy học và uy tín
của Trường.
3. Kết luận
Bài viết đã trình bày kết quả nghiên cứu chương trình Tin học tiểu học tại Trường Tiểu học, THCS và THPT

- Trường Đại học Hà Tĩnh, so sánh với chương trình của Bộ GD-ĐT. Chương trình Tin học tiểu học của Nhà
trường được xây dựng đã cụ thể hóa các quan điểm của Chương trình tổng thể của Bộ GD-ĐT, đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu về tính kế thừa và phát triển; tính khoa học, hiện đại và sư phạm; tính thiết thực và tính mở. Chương
trình Tin học tiểu học chọn lọc các chủ đề thiết thực, hấp dẫn, sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ học tập hiện đại,
cập nhật, dễ học, dễ sử dụng; tạo điều kiện cho HS vừa học tập, vừa vui chơi và ứng dụng không chỉ trong phạm
vi môn Tin học mà cả trong các môn học khác.
Chương trình Tin học tiểu học tại Trường đã giảng dạy trong thời gian 3 năm, đã đáp ứng nhu cầu của HS và phụ
huynh. Đầu mỗi năm học, chương trình sẽ được thảo luận, chỉnh sửa một số nội dung để phù hợp từng giai đoạn cụ
thể và phải luôn bám sát chương trình của Bộ GD-ĐT.
Với mục đích giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của HS, mỗi tiết học trên lớp được thực hành nhiều hơn,
đa số HS hiểu và hoàn thành được bài ngay trên lớp. Qua quá trình học, HS đã sử dụng thành thạo những phần mềm,
tạo ra các sản phẩm đơn giản như thiệp chúc mừng, vẽ tranh,… Trong quá trình dạy học có sự lồng ghép các môn
học trên máy tính, HS luôn tham gia các cuộc thi trực tuyến đầy đủ, bộc lộ sự yêu thích, hứng thú và tập trung trong
giờ học.
Tài liệu tham khảo
Bộ GD-ĐT (2013). Cùng học Tin học dành cho học sinh tiểu học - Quyển 1, 2, 3. NXB Giáo dục Việt Nam.
Bộ GD-ĐT (2018a). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Bộ GD-ĐT (2018b). Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Bộ GD-ĐT (2019). Hướng dẫn học Tin học lớp 3, 4, 5. NXB Giáo dục Việt Nam.
Bộ GĐ-ĐT (2016). Công văn số 3676/BGDĐT-GDTrH ngày 27/7/2016 về triển khai đào tạo chương trình Tin học
quốc tế cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
Đặng Thị Mỹ Phương, Trịnh Huệ Mẫn (2018). Giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Tạp chí Giáo dục, số 421, tr 1-3; 64.
Trần Doãn Vinh (2018). Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tin học ở cấp tiểu học theo định hướng
phát triển năng lực. Tạp chí Giáo dục, số 437, tr 54-58.
Trường Đại học Hà Tĩnh (2017). Phân phối chương trình Tin học tiểu học. Tài liệu lưu hành nội bộ.

164




×