Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học công lập Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.56 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 67 (01/2020)
No. 67 (01/2020)
Email: ; Website: />
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA
ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP
QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Current situation of managing behavioral culture education for pupils in public
primary schools in District 10, Ho Chi Minh City
Nguyễn Thị Ngọc Dung
Trường Tiểu học Trần Văn Kiểu, Q.10, TP.HCM
TÓM TẮT
Giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo mục tiêu
giáo dục toàn diện. Hoạt động này cần được hiệu trưởng các trường tiểu học quan tâm và quản lí một
cách hiệu quả. Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh tại các trường tiểu học công lập Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát sẽ là
cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh tại các
trường tiểu học, góp phần nâng cao văn hóa ứng xử cho học sinh, xây dựng văn hóa học đường tốt đẹp
tại các trường tiểu học ở địa phương này.
Từ khóa: giáo dục văn hóa ứng xử, quản lí, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, trường tiểu học
ABSTRACT
Behavioral culture education for pupils in primary schools is one important mission in order to ensure
the comprehensive educational goal. This mission should be considered and managed effectively by
principals in primary schools. This article presents survey results about the current situation of
managing behavioral culture education for pupils in public primary schools in District 10 in HCM City.
The survey results will be used as the base for suggesting solutions of managing behavioral culture


education in primary schools to enhance the behavioral culture for pupils and develop a good school
culture in these local primary schools.
Keywords: behavioral culture education, management, District 10, Ho Chi Minh City, primary school

vấn đề này không thể không nói đến vai
trò của ngành Giáo dục, bởi trong các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển văn hóa ứng xử của cá nhân, giáo dục
là yếu tố vô cùng quan trọng. Giáo dục văn
hóa ứng xử càng trở nên quan trọng hơn
đối với học sinh tiểu học, vì đây là lứa tuổi
đang hình thành và phát triển nhân cách.

1. Mở đầu
Trong những năm gần đây, có nhiều
sự việc xảy ra ngoài ý muốn do những ứng
xử lệch chuẩn của học sinh trong môi
trường giáo dục. Các thông tin như học
sinh không tôn trọng giáo viên, bạo lực
học đường… ngày càng nhiều trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Bàn về
Email:

91


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)


Chính vì thế, hoạt động này cần được hiệu
trưởng nhà trường quản lí một cách khoa
học. Nhà nước và ngành Giáo dục đã ban
hành nhiều văn bản pháp lí liên quan đến
vấn đề này. Cụ thể, ngày 3/10/2018, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng
văn hóa ứng xử trong trường học giai
đoạn 2018 - 2025”; ngày 12/4/2019, Bộ
Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành
thông tư số 06/ TT- BGDĐT về Quy định
quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm
non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở
giáo dục thường xuyên.
Quận 10 là một trong những quận
trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh,
việc quản lí hoạt động giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh tại các trường trong
Quận mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn
còn một số hạn chế trong công tác lãnh đạo
và kiểm tra. Trong thời gian vừa qua, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục
văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên…
tại nhiều bậc học, nhiều cơ sở giáo dục trên
cả nước, nhưng chưa có công trình nào
nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục
văn hóa ứng xử cho học sinh tại các trường
tiểu học công lập Quận 10, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Vì các lí do nêu trên, nghiên cứu thực

trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học
công lập Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
được trình bày trong bài viết này là cần
thiết, nhằm làm rõ tình hình thực tế, từ đó
đề xuất các biện pháp giúp hiệu trưởng
trường tiểu học quản lí hoạt động này một
cách hiệu quả hơn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát
thực trạng

2.1.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát
Mục tiêu khảo sát: nhằm làm rõ thực
trạng công tác quản lí hoạt động giáo dục
văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường
tiểu học công lập Quận 10, Thành phố Hồ
Chí Minh, đánh giá những ưu điểm, tồn tại
của công tác quản lí hoạt động này trong
thời gian qua.
Nội dung khảo sát: mức độ thực hiện 4
chức năng quản lí (lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm tra) hoạt động giáo dục
văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường
tiểu học công lập Quận 10, Thành phố Hồ
Chí Minh.
2.1.2. Địa bàn và khách thể khảo sát
Khảo sát được thực hiện vào thời điểm
tháng 8/2019 tại 10 trường tiểu học công
lập Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, bao

gồm các trường sau: Võ Trường Toản,
Triệu Thị Trinh, Dương Minh Châu, Hồ
Thị Kỷ, Trần Văn Kiểu, Trương Định, Lê
Đình Chinh, Lê Thị Riêng, Điện Biên, Tô
Hiến Thành.
Khách thể khảo sát tổng cộng là 100
người, bao gồm: 19 cán bộ quản lí
(CBQL), 81 giáo viên (GV) và tổng phụ
trách đang công tác tại 10 trường tiểu học
nêu trên.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Bảng hỏi được phát cho 100 CBQL, GV và
tổng phụ trách với yêu cầu trả lời các câu
hỏi trong bảng theo thang điểm 4, được
quy ước như sau: tốt (4 điểm); khá (3
điểm); trung bình (2 điểm); yếu (1 điểm).
Số liệu thu nhận được xử lí bằng phần
mềm SPSS. Điểm trung bình được chia
khoảng như sau: 1 điểm – 1,75 điểm: yếu;
1,76 điểm – 2,5 điểm: trung bình; 2,51
điểm – 3,25 điểm: khá; 3,26 điểm – 4
điểm: tốt.
92


NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN


riêng hoặc một hệ thống nói chung. Như
vậy, quản lí hoạt động giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh tại trường tiểu học
cũng phải bắt đầu từ khâu lập kế
hoạch. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế
hoạch hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh ở trường tiểu học công lập
Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh được
ghi nhận ở Bảng 1.

2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt
động giáo dục văn hóa ứng xử cho học
sinh ở các trường tiểu công lập Quận 10,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong bốn chức năng cơ bản của
quản lí thì lập kế hoạch là chức năng quan
trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới sự tồn
tại và phát triển của một hoạt động nói

Bảng 1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở
các trường TH công lập Quận 10, TPHCM
Mức độ thực hiện
NỘI DUNG

TT

1

2


CBQL

TỔNG HỢP

GV

ĐTB

XH

0.54

3.70

2

3.74

0.44

3.72

1

3.64

0.58

3.63


3

ĐTB

ĐLC ĐTB ĐLC

Lập kế hoạch của trường về giáo dục
văn hóa ứng xử cả năm học

3.74

0.45

3.69

Lập kế hoạch của trường về giáo dục
văn hóa ứng xử từng học kì

3.63

0.49

Lập kế hoạch của trường về giáo dục
văn hóa ứng xử từng tháng

3.58

0.50


Chung

3.65

Việc lập kế hoạch thực hiện giáo dục
văn hóa ứng xử của nhà trường:

3.69

3.68

Việc lập kế hoạch thực hiện giáo dục
văn hóa ứng xử của tổ chuyên môn:
Lập kế hoạch của tổ chuyên môn về
giáo dục văn hóa ứng xử cả năm học

3.68

0.47

3.65

0.55

3.66

1

Lập kế hoạch của tổ chuyên môn về
giáo dục văn hóa ứng xử từng học kì


3.53

0.51

3.58

0.58

3.57

3

Lập kế hoạch của tổ chuyên môn về
giáo dục văn hóa ứng xử từng tháng

3.47

0.51

3.62

0.60

3.59

2

Chung


3.56

93

3.62

3.61


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)

Mức độ thực hiện
NỘI DUNG

TT

3

CBQL

TỔNG HỢP

GV

ĐTB

XH


0.53

3.63

1

3.58

0.56

3.57

3

3.59

0.56

3.58

2

ĐTB

ĐLC ĐTB ĐLC

Lập kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm
về giáo dục văn hóa ứng xử cả năm
học


3.63

0.49

3.63

Lập kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm
về giáo dục văn hóa ứng xử từng học


3.53

0.51

Lập kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm
về giáo dục văn hóa ứng xử từng tháng

3.53

0.51

Chung

3.56

Việc lập kế hoạch thực hiện giáo dục
văn hóa ứng xử của giáo viên chủ
nhiệm:

3.60


3.59

(Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; XH: Xếp hạng)

Kết quả khảo sát được ghi nhận ở Bảng
1 cho thấy việc lập kế hoạch hoạt động giáo
dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường
tiểu học công lập Quận 10, Thành phố Hồ
Chí Minh được thực hiện ở mức độ “Tốt” ở
tất cả các nội dung, điểm trung bình chung
khá cao (thấp nhất là 3,57 và cao nhất là
3,68). Điều này thể hiện các trường đã quan
tâm thực hiện hoạt động giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh, có lập kế hoạch và
việc lập kế hoạch được thực hiện định kì
theo từng năm học, học kì và từng tháng.
Đây là điều đáng mừng, cho thấy hoạt động
giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh được
quản lí một cách khoa học, đồng bộ trong
nhà trường, không phải là hoạt động mang

tính hình thức, phong trào.
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động
giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở
các trường tiểu học công lập Quận 10,
Thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch
giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh của
nhà trường, tổ chức là khâu quan trọng và

cần thiết không kém trong các chức năng
của công tác quản lí. Hiệu trưởng thực hiện
chức năng tổ chức có nghĩa là xây dựng cơ
cấu, phân công phân nhiệm rõ ràng cho
từng nội dung công việc, đến từng người
thực hiện. Kết quả khảo sát mức độ thực
hiện chức năng tổ chức của hiệu trưởng
được trình bày trong Bảng 2.

94


NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Bảng 2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các
trường tiểu học công lập Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Mức độ thực hiện
NỘI DUNG

TT

CBQL

TỔNG HỢP

GV

ĐTB


ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

XH

1

Thành lập Ban chỉ đạo giáo dục
văn hóa ứng xử của nhà trường.

3.42

0.69

3.41

0.78

3.41

6

2


Phân công trách nhiệm trong ban
giám hiệu nhà trường về quản lí
hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử

3.47

0.69

3.51

0.69

3.50

5

3

Phân công trách nhiệm các tổ
trưởng chuyên môn trong việc tổ
chức triển khai thực hiện hoạt động
giáo dục văn hóa ứng xử cho học
sinh.

3.47

0.61

3.56


0.65

3.54

3

4

Phân công trách nhiệm giáo viên
trong việc thực hiện hoạt động giáo
dục văn hóa ứng xử cho học sinh.

3.47

0.61

3.63

0.58

3.60

1

5

Phân công trách nhiệm các bộ phận
khác, các cá nhân khác (bộ phận
văn phòng, bảo vệ,…) tham gia hỗ
trợ thực hiện hoạt động giáo dục

giáo dục văn hóa ứng xử cho học
sinh.

3.53

0.61

3.51

0.67

3.51

4

6

Sự phối hợp của giáo viên với các
tổ chức Đoàn, Đội và Cha mẹ học
sinh trong thực hiện hoạt động giáo
dục văn hóa ứng xử cho học sinh .

3.63

0.59

3.56

0.65


3.57

2

Chung

3.5

0.64

3.53

0.67

3.52

Số liệu thống kê từ Bảng 2 cho thấy: 6/6
nội dung thực hiện tổ chức hoạt động giáo
dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở 10 trường
tiểu học đều được đánh giá “Tốt” với thứ
hạng từ cao xuống thấp như sau: Phân công

trách nhiệm giáo viên trong việc thực hiện
hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học
sinh (3,60 điểm); Sự phối hợp của giáo viên
với các tổ chức Đoàn, Đội và Cha mẹ học
sinh trong thực hiện hoạt động giáo dục văn
95



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)

hóa ứng xử cho học sinh (3,57 điểm); Phân
công trách nhiệm các tổ trưởng chuyên môn
trong việc tổ chức triển khai thực hiện hoạt
động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh
(3,54 điểm); Phân công trách nhiệm các bộ
phận khác, các cá nhân khác (bộ phận văn
phòng, bảo vệ,…) tham gia hỗ trợ thực hiện
hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học
sinh (3,51điểm); Phân công trách nhiệm
trong Ban giám hiệu nhà trường về quản lí
hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử (3,50
điểm); Thành lập Ban chỉ đạo giáo dục văn
hóa ứng xử của nhà trường (3,41điểm). Điều
này cho thấy công tác tổ chức thực hiện hoạt
động giáo dục văn hóa ứng xử được thực
hiện khá tốt. Tuy nhiên, nội dung “Phân
công trách nhiệm trong Ban giám hiệu nhà
trường về quản lí hoạt động giáo dục văn

hóa ứng xử” được xếp thứ hạng khá thấp
(5/6), cho thấy việc phân công trách nhiệm
trong Ban giám hiệu cần được quan tâm
nhiều hơn.
2.2.3. Thực trạng lãnh đạo hoạt động
giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các
trường tiểu học công lập Quận 10, Thành

phố Hồ Chí Minh
Lãnh đạo hoạt động giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh ở trường tiểu học là
việc bồi dưỡng nhận thức, tạo động lực cho
tập thể sư phạm nhà trường, chỉ đạo tập thể
sư phạm thực hiện tốt hoạt động giáo dục
văn hóa ứng xử cho học sinh. Kết quả khảo
sát về mức độ thực hiện công tác lãnh đạo
hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho
học sinh ở các trường tiểu học Quận 10
được ghi nhận trong bảng 3.

Bảng 3. Thực trạng lãnh đạo hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các
trường TH công lập Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Mức độ thực hiện
TT

NỘI DUNG

CBQL

TỔNG HỢP

GV

ĐTB

XH

0.55


3.65

1

3.63

0.55

3.62

2

2.96

0.62

2.88

5

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1


Bồi dưỡng nhận thức, tuyên truyền
cho giáo viên và toàn thể nhân viên
nhà trường hiểu rõ tầm quan trọng
của giáo dục văn hóa ứng xử cho
học sinh.

3.63

0.59

3.65

2

Bồi dưỡng cho giáo viên và nhân
viên nhà trường kiến thức và kĩ
năng về giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh.

3.58

0.60

3

Chỉ đạo các Phó Hiệu trưởng quản
lí hoạt động giáo dục giáo dục văn
hóa ứng xử cho học sinh trong
trường theo đúng kế hoạch.


2.53

0.51

96


NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Mức độ thực hiện
NỘI DUNG

TT

CBQL

TỔNG HỢP

GV

ĐTB

XH

0.64

2.88


5

2.98

0.65

2.89

4

0.51

2.99

0.66

2.90

3

0.54

3.20

0.61

3.14

ĐTB


ĐLC

ĐTB

ĐLC

4

Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn
tổ chức triển khai thực hiện hoạt
động giáo dục văn hóa ứng xử
trong tổ theo đúng kế hoạch.

2.53

0.51

2.96

5

Chỉ đạo giáo viên bộ môn thực hiện
giáo dục văn hóa ứng xử theo đúng
kế hoạch.

2.53

0.51


6

Chỉ đạo các bộ phận phối hợp
tuyên truyền nâng cao nhận thức
của Cha mẹ học sinh về giáo dục
văn hóa ứng xử cho học sinh.

2.53

Chung

2.89

Kết quả thể hiện ở Bảng 3 cho thấy:
chỉ có 2/6 nội dung được đánh giá “Tốt” là
“Bồi dưỡng nhận thức, tuyên truyền cho
giáo viên và toàn thể nhân viên nhà trường
hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục văn
hóa ứng xử cho học sinh” (3,65 điểm);
“Bồi dưỡng cho giáo viên và nhân viên nhà
trường kiến thức và kĩ năng về giáo dục
văn hóa ứng xử cho học sinh” (3,62 điểm).
Trong đó, xếp hạng 1 là nội dung “Bồi
dưỡng nhận thức, tuyên truyền cho giáo
viên và toàn thể nhân viên nhà trường hiểu
rõ tầm quan trọng của giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh”. Như vậy, công tác
bồi dưỡng nhận thức luôn được hiệu
trưởng chú trọng. Điều này phản ánh đúng
thực chất, bởi mỗi nhà trường muốn hoạt

động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh
đạt hiệu quả thì cần phải bồi dưỡng nhận
thức về tầm quan trọng giáo dục văn hóa
ứng xử cho giáo viên và toàn thể nhân viên

nhà trường. Ngoài ra, nếu so sánh với giáo
viên thì kết quả đánh giá của cán bộ quản lí
có điểm trung bình thấp hơn, có thể hiểu do
cán bộ quản lí có yêu cầu cao hơn trong
việc chỉ đạo hoạt động giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh ở trường tiểu học,
nhưng chênh lệch cũng không đáng kể.
Bốn nội dung còn lại có mức độ thực hiện
“Khá”, ĐTB chung là 3.14 điểm. Công tác
chỉ đạo phó hiệu trưởng quản lí hoạt động
giáo dục giáo dục văn hóa ứng xử cho học
sinh và chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn
tổ chức triển khai thực hiện hoạt động giáo
dục văn hóa ứng xử trong tổ theo đúng kế
hoạch được đánh giá ở mức “Khá” (2,88
điểm) với thứ hạng thấp nhất trong 6 nội
dung. Do đó, những nội dung này cần phải
được Hiệu trưởng trường tiểu học quan tâm
chỉ đạo nhiều hơn.
2.2.4. Thực trạng kiểm tra hoạt động
giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các
97


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 67 (01/2020)

trường tiểu học công lập Quận 10, Thành
phố Hồ Chí Minh
Kiểm tra là một chức năng rất quan
trọng, không thể thiếu trong công tác quản
lí. Công việc kiểm tra bao gồm việc xem
xét, đo lường và chấn chỉnh hoạt động của
các bộ phận để tin chắc rằng các mục tiêu
và các kế hoạch đề ra đã và đang được
hoàn thành. Hiệu trưởng phải thực hiện

công tác kiểm tra hoạt động giáo dục văn
hóa ứng xử cho học sinh trong suốt năm
học về nội dung, kết quả, tiến độ thực hiện
việc giáo dục văn hóa ứng xử để rút kinh
nghiệm, điều chỉnh kịp thời, làm cho kế
hoạch được đảm bảo thực hiện thông suốt.
Kết quả khảo sát công tác này được thể
hiện ở Bảng 4 như sau:

Bảng 4. Thực trạng kiểm tra hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh
ở các trường tiểu học công lập Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Mức độ thực hiện
NỘI DUNG

TT

CBQL


TỔNG HỢP

GV

ĐTB

XH

0.49

2.83

6

2.93

0.51

2.88

5

0.71

2.99

0.58

2.95


3

2.74

0.73

2.99

0.58

2.94

4

5

Kiểm tra sự phối hợp của các bộ
phận và cá nhân với các tổ chức
Đoàn - Đội và Cha mẹ học sinh
(thông qua các chương trình giáo
dục kĩ năng sống, ngoại khóa, bảng
tin tuyên truyền, v.v.).

2.89

0.87

3.28


0.72

3.21

2

6

Kiểm tra biểu hiện văn hóa ứng xử
của học sinh đối với cảnh quan môi
trường, với thầy cô, khách đến
trường và với bạn bè…

2.84

0.83

3.35

0.76

3.25

1

Chung

2.75

0.71


3.07

0.61

3.01

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ
của các Phó hiệu trưởng trong quản
lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng
xử cho học sinh.

2.53

0.51

2.90

2


Kiểm tra việc thực hiện hoạt động
giáo dục văn hóa ứng xử cho học
sinh của các tổ chuyên môn

2.68

0.58

3

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động
giáo dục văn hóa ứng xử cho học
sinh của giáo viên (qua duyệt kế
hoạch bài dạy và dự giờ).

2.79

4

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ hỗ
trợ của các bộ phận và cá nhân khác

98


NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Phân tích số liệu khảo sát ở Bảng 4 đã

cho thấy cả 6 nội dung khảo sát của công
tác kiểm tra đều được đánh giá ở mức
“Khá” (3,01 điểm). Điều này chứng tỏ
mức độ thực hiện tra kiểm tra hoạt động
giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở
trường tiểu học công lập Quận 10, Thành
phố Hồ Chí Minh còn nhiều vấn đề mà
hiệu trưởng các trường tiểu học cần quan
tâm giải quyết để nâng cao chất lượng,
hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục văn
hóa ứng xử. Ba nội dung được xếp thứ
hạng cao là: Kiểm tra biểu hiện văn hóa
ứng xử của học sinh đối với cảnh quan
môi trường, với thầy cô, khách đến trường
và với bạn bè (hạng 1 - 3.25 điểm); Kiểm
tra sự phối hợp của các bộ phận và cá
nhân với các tổ chức Đoàn - Đội và cha
mẹ học sinh (thông qua các chương trình
giáo dục kĩ năng sống, ngoại khóa, bảng
tin tuyên truyền.v.v.) (hạng 2 - 3.21 điểm);
Kiểm tra việc thực hiện hoạt động giáo
dục văn hóa ứng xử cho học sinh của giáo
viên (qua duyệt kế hoạch bài dạy và dự
giờ) (hạng 3 - 2,95 điểm). Điều này cho
thấy các trường tiểu học chú trọng kiểm tra
việc dạy văn hóa ứng xử của giáo viên và
phối hợp các bộ phận trong công tác giáo
dục văn hóa ứng xử cho học sinh. Các đối
tượng trực tiếp thực hiện giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh. Đặc biệt, biểu hiện


văn hóa ứng xử của học sinh được chú ý
kiểm tra tốt nhất. Điều này cũng hợp lí, vì
biểu hiện văn hóa ứng xử của học sinh tại
trường tiểu học cũng chính là những tiêu
chí để giáo viên đánh giá phẩm chất của
học sinh theo Quy định đánh giá học sinh
tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(2016). Các yếu tố được đánh giá thấp hơn
là: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ
của các bộ phận và cá nhân khác (hạng 4 2,94 điểm); Kiểm tra việc thực hiện hoạt
động giáo dục văn hóa ứng xử cho học
sinh của các tổ chuyên môn (hạng 5 - 2,88
điểm); Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ
của các Phó hiệu trưởng trong quản lí
hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho
học sinh (hạng 6 - 2,83 điểm). Điều này
cho thấy, công tác kiểm tra hoạt động giáo
dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường
tiểu học công lập Quận 10 còn chưa được
quan tâm đúng mức đến các đối tượng
gián tiếp như các phó hiệu trưởng, tổ
chuyên môn và các bộ phận hỗ trợ. Đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hiệu
trưởng chưa tạo được các yếu tố thuận lợi
để quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng
xử cho học sinh.
2.2.5. Tổng hợp kết quả khảo sát thực
trạng hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh ở trường tiểu học công lập

Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

99


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)

Bảng 5. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng
xử cho học sinh ở các trường tiểu học công lập Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
TT

Quản lí hoạt động hoạt động giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh ở trường tiểu học

Mức độ thực hiện
ĐTB

ĐLC

XH

Mức độ

1

Lập kế hoạch hoạt động giáo dục văn hóa ứng
xử cho học sinh


3,63

0,48

1

Tốt

2

Tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho
học sinh

3,52

0,58

2

Tốt

3

Lãnh đạo hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh

3,14

0,49


3

Khá

4

Kiểm tra hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho
học sinh

3,01

0,57

4

Khá

3,32

0,40

Chung
Bảng 5 cho thấy có 02 chức năng
quản lí trong công tác quản lí của hiệu
trưởng về giáo dục văn hóa ứng xử cho
học sinh được đánh giá ở mức độ “Tốt”.
Trong đó, việc “Lập kế hoạch hoạt động
giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh”
xếp vị trí cao nhất (3,59 điểm); xếp vị trí
thứ hai là việc “Tổ chức giáo dục văn hóa

ứng xử cho học sinh” (3,52 điểm). Hai
chức năng được đánh giá ở mức “Khá” là
lãnh đạo và kiểm tra. Như vậy, trong 4
chức năng quản lí, việc lãnh đạo và kiểm
tra hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho
học sinh cần được hiệu trưởng quan tâm
hơn và có biện pháp để tăng cường lãnh
đạo và đẩy mạnh kiểm tra các bộ phận và
cá nhân thực hiện tốt việc giáo dục văn

hóa ứng xử cho học sinh.
3. Kết luận
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy
công tác quản lí hoạt động giáo dục văn
hóa ứng xử cho học sinh ở các trường tiểu
học công lập Quận 10, Thành phố Hồ Chí
Minh được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên,
vẫn còn một số hạn chế trong công tác lãnh
đạo và kiểm tra, tập trung vào lực lượng
gián tiếp, hổ trợ giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Những kết quả khảo sát trên sẽ là cơ
sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện
pháp quản lí tốt hơn hoạt động giáo dục
văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường tiểu
học công lập Quận 10, Thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian tới.

100



NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Quy định đánh giá học sinh tiểu học (ban hành kèm theo
Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo).
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 30
tháng 12 năm 2010).
Koontz, H., Odonnell, C. & Weihrich, H. (1998). Những vấn đề cốt yếu của quản lí.
(Người dịch: Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân & Nguyễn Đăng Dậu). Hà Nội: NXB
Khoa học và Kĩ thuật.
Phan Văn Kha. (2007). Giáo trình quản lí nhà nước về giáo dục. Hà Nội: NXB Đại học
Quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (2018). Quyết định phê
duyệt đề án”Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” (Quyết
định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ).
Tô Xuân Dân (chủ biên). (2011). Bối cảnh mới, ngôi trường mới, nhà quản lí giáo dục
mới. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
Trần Khánh Đức. (2014). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. Hà Nội:
NXB Giáo dục Việt Nam.
Ngày nhận bài: 04/9/2019

Biên tập xong: 15/01/2020

101


Duyệt đăng: 20/01/2020



×