Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Chuyên đề 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.37 KB, 25 trang )

Chuyên đề 10
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA, PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU NHÀ TRƯỜNG VÀ LIÊN KẾT, HỢP TÁC QUỐC TẾ
I. Xây dựng văn hóa nhà trường và phát triển thương hiệu
1. Khái niệm văn hóa nhà trường
1.1. Khái niệm văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức được hiểu là hệ thống các giá trị khác biệt đặc trưng cho
truyền thống riêng, bản chất bền vững của tổ chức, do chính quá trình phát triển
tổ chức hun đúc nên và duy trì ảnh hưởng đến mọi thành viên của tổ chức cũng
như toàn bộ tổ chức đó. Hệ thống giá trị đó có cốt lõi là những giá trị nền tảng
phản ánh sứ mạng và chiến lược phát triển của tổ chức. Như vậy, văn hóa tổ chức
của doanh trại quân đội có giá trị cốt lõi khác với văn hóa bệnh viện, văn hóa nhà
trường, văn hóa doanh nghiệp…
Những hình thức của văn hóa tổ chức thường là hành vi chung của tổ chức
(thường có tính độc quyền), hành vi qui chuẩn của nhân viên, phong cách giao
dịch, phong cách hành chính, cách trang phục, khẩu hiệu, chiến lược marketing
hay quảng cáo, các lễ hội đặc trưng cho tổ chức, phong cách quản lí và sản xuất
hay tác nghiệp, những dạng công nghệ riêng, mẫu mã sản phẩm hoặc hình ảnh
của dịch vụ mà tổ chức cung cấp v.v…
1.2. Định nghĩa tiếp cận văn hóa tổ chức
Tiếp cận văn hóa tổ chức là tiếp cận quản lí cho phép xây dựng và quản lí
nhà trường như một tổ chức có văn hóa (thiết chế nhà nước và thiết chế xã hội),
dựa trên những giá trị và truyền thống của trường, tiềm năng và sức sống mới
nảy sinh từ văn hóa nhà trường. Hệ thống trường học khi được quản lí theo tiếp
cận này sẽ dần tạo ra bộ mặt vĩ mô mới mẻ của cả nền giáo dục và hiệu quả quản
lí sẽ được cải thiện ở qui mô lớn. Khi đó sẽ xuất hiện những mô hình nhà trường
hiệu quả từ góc độ văn hóa, chứ không đơn điệu chỉ là hiệu quả học tập qua điểm
kiểm tra kết quả học tập, thi tuyển và thành tích giảng dạy nữa.
Nhà trường không chỉ là cơ quan hành chính - sự nghiệp trong bộ máy nhà
nước, mà trước hết là một tổ chức trong hệ thống xã hội. Sứ mạng, mục tiêu,
nhiệm vụ, hoạt động và hiệu quả của tổ chức một mặt dựa vào luật, chính sách,


năng lực của đội ngũ nhân sự, thì còn phụ thuộc rất nhiều vào các giá trị của
truyền thống, đạo đức, đức tin, phong cách quản lí, tác phong làm việc, kĩ năng
xã hội của các thành viên. Những ảnh hưởng vô hình đó là thể hiện của văn hóa
tổ chức. Nhà trường không nằm ngoài những ảnh hưởng như vậy.
Quản lí trường học từ lâu nay quá nặng về mặt hành chính. Hành chính thì
theo luật, qui định, qui chế, điều lệ v.v… cho nên mọi trường giống nhau là điều
tất nhiên. Quá trình phát triển đòi hỏi sự đa dạng văn hóa. Văn hóa nhà trường là
1


cốt lõi tạo nên bản sắc của mỗi trường, cơ sở thực tiễn nảy sinh các mô hình quản
lí và đào tạo phong phú khác nhau tạo động lực cho phát triển bền vững giáo dục.
Quản lí nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở nước ta là vấn đề cơ bản và
hiện đại của khoa học quản lí và khoa học giáo dục, song rõ ràng chưa được quan
tâm đúng mức.
1.3. Bản chất của văn hóa nhà trường
Có rất nhiều cách giải thích khái niệm văn hóa nhà trường như một tổ chức
và nói chung đó hầu như là những luận điểm rắc rối khó hiểu. Nó nhiều khi bị lẫn
sang những hình thức thể hiện các quan hệ và hành vi của tổ chức, ví dụ như đồng
phục, mẫu mã giấy tờ và cách thức giao dịch hay quảng cáo, logo, biểu tượng
trên trang web, mô hình tổ chức sự kiện, cảnh quan, kiến trúc công sở, khẩu hiệu
(Slogan), hình ảnh (Image) và thương hiệu (Brand). Những thứ này không phải
văn hóa tổ chức hay văn hóa nhà trường. Có thể thay đổi chúng một cách dễ dàng
và nhanh chóng. Do sự nhầm lẫn về quan niệm như vậy mà một số trường học đã
tập trung khuếch trương những hình thức này và xem như mình xây dựng văn
hóa tổ chức.
Mỗi kiểu tổ chức có kiểu văn hóa tổ chức riêng. Ví dụ văn hóa doanh nghiệp
khác văn hóa bệnh viện hay văn hóa doanh trại quân đội, càng khác văn hóa nhà
trường. Những giá trị cốt lõi nhất của văn hóa danh nghiệp nằm ở văn hóa kinh
doanh, của doanh trại quân đội nằm ở truyền thống, tính kỉ luật và tình đồng đội,

của nhà trường năm ở văn hóa giảng dạy, văn hóa học tập và văn hóa quản lí, của
bệnh viện nằm ở văn hóa y vụ và văn hóa điều trị. Không thể nói chung chung về
văn hóa nhà trường hay văn hóa tổ chức được.
Trong mỗi tổ chức cùng kiểu, ví dụ nhà trường, thì văn hóa mỗi trường phải
mỗi khác. Đó là khát vọng của cả loài người trong phát triển. Mọi trường đều
giống y như nhau thì chẳng phải thảm họa cũng là lực cản trong phát triển.
Tiêu chí quyết định của văn hóa nhà trường chính là sự khác biệt. Tất cả
những yếu tố giống nhau, như nhau ở các trường như chế độ hành chính, bộ máy,
văn bản hành chính, tổ chức nhân sự (kể cả ban giám hiệu), cơ cấu hoạt động
(khoa, ban, trung tâm, phòng…) là những biểu hiện chấp hành pháp luật, chính
sách, qui chế, điều lệ và qui định chung của nhà nước. Chỉ dừng ở đó thì mọi
trường không có khác biệt gì mấy. Song nếu tạo ra văn hóa riêng trong quản lí thì
những thứ khuôn mẫu trên sẽ có sự khác biệt.
Tương tự như vậy, vẫn là khung chương trình giáo dục phổ thông, chương
trình đào tạo cao đẳng, bộ máy nhân sự giảng dạy, đội ngũ sinh viên và học liệu
có vẻ như nhau, song nếu biết tạo ra văn hóa riêng trong những thứ này thì văn
hóa giảng dạy và văn hóa học tập của trường sẽ có nét khác biệt. Đặc biệt văn
hóa nghề nghiệp của mỗi nhà giáo, văn hóa học tập của mỗi người học, văn hóa
quản lí của mỗi nhà quản lí càng sâu sắc thì văn hóa nhà trường đó càng đậm đà
cá tính.

2


Qua những phân tích trên đây có thể thấy, bản chất của văn hóa nhà trường
là hệ thống giá trị ổn định và tương đối bền vững được sản sinh từ và được chứa
đựng trong những truyền thống tích cực, trong sức mạnh và năng lực hiện tại,
trong dư luận xã hội đang hiện diện, trong phong cách và hiệu quả hoạt động
của nhà trường (tổ chức giáo dục). Với trường mầm non và trường phổ thông,
nét nổi bật nhất của văn hóa nhà trường chính là môi trường học tập, rèn luyện

của trẻ và môi trường phát triển nghề nghiệp của thầy, cô giáo. Ở trường cao đẳng
và đại học là các tổ chức giáo dục chuyên nghiệp (sau phổ thông) thì một nét
quan trọng nữa của văn hóa nhà trường là tính chuyên nghiệp của đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực, thể hiện ở văn hóa của giảng viên, của sinh viên, của giảng
dạy và học tập theo phong cách chuyên nghiệp, của các quan hệ dịch vụ và kinh
doanh của trường.
2. Cấu trúc văn hóa nhà trường
Nhà trường từ mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học là các tổ chức
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mặc dù vậy sứ mạng đào tạo vẫn là
chủ yếu và ưu tiên hơn sứ mạng nghiên cứu khoa học - công nghệ hay kinh doanh,
dịch vụ. Tuy lĩnh vực nghiên cứu cũng đòi hỏi văn hóa nghiên cứu nhất định ở
cả giáo dục phổ thông và giáo dục sau phổ thông, nhưng cần nhấn mạnh hơn
những lĩnh vực văn hóa sau ở nhà trường nói chung. Văn hóa nhà trường có 4
lĩnh vực đặc trưng: văn hóa quản lí giáo dục, văn hóa học tập, chia sẻ, văn hóa
dạy học và tư vấn, văn hóa cộng đồng và giao tiếp. Có thể thấy những thứ đó qua
những giá trị tích hợp chủ yếu như những truyền thống tốt đẹp, những giá trị cốt
lõi tích lũy được trong phát triển, những nét khác biệt so với mọi trường và tổ
chức khác, và những đặc điểm nổi bật nhất của hình ảnh, danh tiếng, thương hiệu.
2.1. Văn hóa quản lí giáo dục
Đó là những giá trị tích cực trong phong cách, năng lực và hiệu quả quản
lí. Điều đó phải tích lũy từ truyền thống và bồi bổ bằng hiện tại, đặc biệt từ những
tác động của quá trình hiện đại hóa giáo dục. Văn hóa quản lí cần thấm đậm trong
con người (nhà quản lí và nhân sự thuộc cấp, nhân sự đồng cấp), trong thủ tục và
công cụ quản lí, trong tác phong và nề nếp làm việc (quản lí thời gian), đặc biệt
trong hiệu lực và hiệu quả giải quyết vấn đề quản lí khi chúng nảy sinh, nhất là
trước những trạng thái khác nhau của đối tượng quản lí, ví dụ các trạng thái quản
lí rủi ro (Risk management), quản lí xung đột (Conflict Management), quản lí
khủng hoảng (Crisis Management), quản lí tình trạng khẩn cấp (Emergency
Management), quản lí thay đổi (Change Management), quản lí dự phòng
(Contingency Managemnet), quản lí cung ứng, v.v…

Những trạng thái này thường không trực tiếp áp vào được các qui định và
thủ tục hành chính có sẵn mà đòi hỏi văn hóa quản lí thực sự mạnh. Chẳng hạn
tình trạng khẩn cấp mà nhà trường thường phải đối mặt là hỏa hoạn, bão lụt, bênh
dịch, mất điện, ô nhiễm nước, sinh viên nổi loạn hay chống đối v.v… Cốt lõi của
văn hóa quản lí là những kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ
năng thể hiện phong cách quản lí thích hợp với quá trình giải quyết vấn đề.
3


Ở các trường phổ thông và sau phổ thông, gắn liền với văn hóa quản lí, văn
hóa học tập, văn hóa dạy học là những giá trị văn hóa trong nghiên cứu và thông
tin, đặc biệt ở giáo dục đại học. Chức năng nghiên cứu và thông tin rất được coi
trọng và thậm chí là yếu tố văn hóa quyết định thứ hạng của nhà trường đại học
trên thế giới. Người ta nghiên cứu và làm nhiệm vụ thông tin còn mạnh mẽ hơn
cả đào tạo. Không chỉ các nhà quản lí và giảng viên, mà sinh viên, học viên thạc
sĩ và nghiên cứu sinh cũng là các nhà nghiên cứu và làm thông tin khoa học công nghệ. Giáo dục đại học của nước ta cho đến nay chú ý quá nhiều đến đào
tạo, chưa đẩy mạnh nghiên cứu và thông tin nên gặp rất nhiều trở ngại để đạt tới
đỉnh cao và hội nhập quốc tế. Giảng dạy hay quản lí lâu năm mà thoát li nghiên
cứu thì tay nghề không những suy giảm do không có gì mới để dạy và do chỉ dạy
những thứ sách vở có sẵn, mà nói chung sự phát triển nghề nghiệp và phát triển
cá nhân cũng rất bị hạn chế.
2.2. Văn hóa giảng dạy (dạy học) và tư vấn
Văn hóa giảng dạy một mặt phụ thuộc văn hóa quản lí. Văn hóa giảng dạy
thể hiện những giá trị tích cực trong kĩ năng dạy học và giao tiếp sư phạm, đặc
biệt là kĩ năng và phong cách dạy học chuyên nghiệp (người khác nghề không
thể dạy nổi như vậy). Tiêu chí quyết định của văn hóa giảng dạy chính là hiệu
quả dạy học. Nhà trường có văn hóa giảng dạy cao là nhà trường biết dạy học
sinh, sinh viên muốn học (có nhu cầu và khát vọng học tập), dạy người học biết
cách học (có kĩ năng học tập tốt khi học cá nhân, học hợp tác và học độc lập),
dạy họ học lành mạnh (có động cơ học tập hợp đạo đức và xã hội), dạy các em

học tập bền bỉ và kiên trì (có ý chí cao và tính mục đích rõ ràng), dạy các em học
tập thành công (học có kết quả cụ thể và hữu ích).
Nếu như mỗi giáo viên, giảng viên, toàn bộ đội ngũ nhà giáo đều nghĩ và
quyết làm như vậy trong dạy học, luôn trung thành với triết lí và giá trị đó trong
nhiệm vụ của mình, quan hệ và cấu kết bền vững bên nhau dựa vào giá trị đó
(đoàn kết nhất trí) thì chắc chắn nhà trường đó là trường có văn hóa giảng dạy
cao đẹp. Và văn hóa đó gắn liền với hiệu quả.
2.3. Văn hóa học tập và chia sẻ
Văn hóa học tập hiện đại đã được UNESCO khái quát trong 4 luận điểm
sau: 1/ Học để hiểu biết (Learn to know), 2/ Học để làm việc (Learn to do), 3/
Học để sống cùng nhau (Learn to live toghether), 4/ Học để trở thành chính mình
(Learn to be). Luận điểm thứ tư nhấn mạnh tính độc đáo của quá trình và thành
tựu phát triển cá nhân. Học để trở thành duy nhất, sắc bén, không làm bản sao
của bất cứ ai, mình là mình và duy nhất xuất hiện trên đời này một lần, trước và
sau mình không có ai như thế.
Sở dĩ luận điểm thứ tư rất nổi tiếng vì nó thực sự khác biệt với 3 triết lí
trên. Biết (tri thức), Hiểu (thấm nhuần), Làm việc (không làm kẻ vô dụng) và
Chung sống căn bản là những đạo lí thông thường của con người và nhất thiết

4


phải học được những giá trị này. Nhưng triết lí thứ tư là khác biệt, một yêu cầu
khác biệt và cao cả đối với người học, việc học và nhà trường.
Văn hóa học tập tập trung ở những giá trị bền vững, kiên định trong niềm
tin, nhu cầu, kĩ năng và phong cách học tập hiệu quả của người học. Chúng tạo
ra cảm giác thường trực ở người học, dường như bản chất của mình, rằng mình
là học sinh, sinh viên tốt, học hành trung thực, học tốt, sẽ phát triển tốt, sẽ học
được nhiều điều hữu ích cho mình và xã hội nếu cứ học như thế. Thậm chí văn
hóa học tập cao còn cải thiện rất nhiều khía cạnh khác nhau của cá nhân, ví dụ họ

sẽ học rất nhiều thứ ngoài chương trình đào tạo, họ luôn có cảm giác mình đẹp,
mình đáng yêu, mình hữu ích cho mọi người và mình luôn phát triển v.v…
2.4. Văn hóa cộng đồng và giao tiếp
Nhà trường như một tổ chức có cấu trúc và tính cố kết cộng đồng. Đó là
cộng đồng nghề nghiệp, tương tự như hội nghề nghiệp hay câu lạc bộ của các
đồng nghiệp. Văn hóa cộng đồng và giao tiếp là nội dung quan trọng và càng
quan trọng hơn trong xã hội hiện đại của văn hóa nhà trường. Tổ chức nào cũng
có mảng văn hóa này. Song ở nhà trường thì nó rất khác biệt và góp phần quan
trọng làm nên sự khác biệt của nhà trường. Tuy vậy nó lại vô cùng phụ thuộc vào
văn hóa quản lí, văn hóa dạy học, văn hóa học tập. Nó sẽ thiếu giá trị nếu những
văn hóa kia không tốt vì không có nền tảng để phát triển.
Văn hóa cộng đồng trường học trước hết thể hiện ở phong cách hoạt động
quản lí và chuyên môn hài hòa, hiểu biết lẫn nhau để tạo nên môi trường học tập
thân thiện, hợp tác và cởi mở cho người học. Trong học tập, cũng có văn hóa
cộng đồng của người học, giúp họ học hỏi nhau, chia sẻ và trải nghiệm xã hội
trong học tập. Những giá trị như là sáng kiến, kinh nghiệm nghề nghiệp, thành
tích và thất bại v.v… cần được xử lí như là những vấn đề văn hóa cộng đồng, tức
là trách nhiệm chung, vai trò cá nhân, cạnh tranh nhưng không có ai thua mà tất
cả đều thắng theo lối của mình.
Văn hóa giao tiếp trong nhà trường và giữa nhà trường với bên ngoài cũng
là những tiêu chí để xã hội nhìn vào mà xem xét văn hóa nhà trường. Nó là những
giá trị riêng thể hiện ở nghi thức, phong cách hành vi và ngôn ngữ giao tiếp tương
đối tiêu biểu cho những chuẩn mực chung và truyền thống của trường. Vì sao
người ta thường nhận định rằng học sinh trường này vốn xưa nay ngổ ngáo, quậy
phá, học sinh trường kia lâu nay luôn chăm chỉ, có lễ, dễ thương. Về giáo viên
cũng tương tự, thể hiện những nền văn hóa giao tiếp khác nhau nhưng tiêu biểu
cho từng trường. Nói chung yêu cầu của văn hóa giao tiếp học đường là nền nã,
lịch thiệp, hiểu biết lẫn nhau và có tính thẩm mĩ cao thích hợp với tính chất nghề
nghiệp và bản chất của đời sống học đường là cầu thị, khiêm nhường, quảng giao
và chia sẻ.

3. Văn hóa nhà trường và xây dựng thương hiệu của nhà trường
3.1. Tập trung vào người học

5


Mục đích và lẽ sống còn của giáo dục là người học. Nếu nhà trường hay
nhà giáo dục nào chưa hiểu điều đó thì chưa có tính chuyên nghiệp cả về đạo đức
và năng lực. Giáo dục cho mọi người và của mỗi người. Nó sở dĩ xuất hiện trên
trái đất là vì con người, trước hết là vì người học. Giáo dục không phải chỉ làm
mỗi việc là kiểm soát người học. Nói chính xác hơn, và đúng mức hơn, không
nên gọi là quản lí giáo viên, quản lí học sinh, mà đó chỉ là quản cái phần ở họ có
liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của họ là học tập và dạy học. Những phần đó có
thể chia thành sức lao động (nhân sự, tức là sự vụ về con người), chuyên môn
(tay nghề), quyền lợi và trách nhiệm (chính sách). Nhà giáo và người học đã được
quản lí bằng hiến pháp và pháp luật cụ thể như mọi công dân khác. Nếu như nhà
trường, bệnh viện, doanh nghiệp, siêu thị v.v… cũng đòi quản lí con người thì
chẳng hiểu để làm gì.
Nguyên tắc này đòi hỏi chú ý những điều từ nhỏ đến lớn trong văn hóa
quản lí, giảng dạy, học tập và giao tiếp. Những yếu tố có vẻ nhỏ bé như cái cổng
trường, nếu cổng to mở ra để đón khách là cấp trên xuống, còn cổng nhỏ cho thầy
cô và học trò chen nhau chui qua, thì văn hóa của bộ máy quản trị không ổn. Nếu
cái bảng nội qui trường chỉ rặt những điều cấm, không được thế này hay không
được thế kia, mà không thấy hoặc ít thấy người học có quyền gì, được làm gì…
thì đó cũng là văn hóa nhà trường chưa đáp ứng nguyên tắc hướng vào người học.
Trong các điều cấm ở trường không thấy hoặc ít thấy những điều cấm các thầy
cô, càng không thấy cấm ban giám hiệu cái gì, mà chỉ thấy cấm học trò - đó không
phải là văn hóa quản lí nhà trường hiện đại.
Những điều to tát hơn trong văn hóa quản lí như vận dụng chính sách và
chăm lo đời sống của nhà giáo và người học lại càng quan trọng, kể cả các chính

sách nội bộ. Tất cả những quyết định quản lí trong lĩnh vực này một mặt đảm bảo
hợp pháp, hợp lí hợp tình đã đành, mà quan trọng hơn phải tạo ra môi trường tích
tụ các nhân tố tích cực, phát triển tài năng, khuyến khích lao động sáng tạo, sản
sinh các nguồn lực tinh thần như đạo đức, văn hóa, chính trị, trí tuệ… để tạo đà
phát triển lâu dài và bền vững cho trường. Theo tiếp cận văn hóa tổ chức, người
học cũng là thành viên chính thức của tổ chức, hoàn toàn bình đẳng với các thầy
cô giáo, với các nhân viên kể cả với ban giám hiệu. Do đó nói đến chính sách và
đời sống, chúng ta thường quan tâm nhiều đến thầy cô, mà ít thấy rằng người học
cũng có đời sống của họ, nửa đời tuổi trẻ của họ là ở trường và cũng cần chính
sách. Sự phân chia đẳng cấp xã hội trong nhà trường dường như chưa đảm bảo
nguyên tắc hướng vào người học. Trên nguyên tắc, họ là những người được phục
vụ, chứ không phải là những kẻ bị cai quản.
Nguyên tắc hướng vào người học trong giảng dạy lại càng có ý nghĩa rõ
ràng và nó không chỉ là văn hóa thôi mà còn là triết lí giáo dục hiện đại. Nó đòi
hỏi tư duy sư phạm, phương pháp giáo dục, kĩ năng dạy học và đặc biệt là phong
cách nghề nghiệp của nhà giáo phải đảm bảo các mục tiêu và giá trị nhân văn, tạo
ra được môi trường học tập giàu tương tác, giàu thông tin, cởi mở và nhiều cơ
hội để người học thể hiện mình. Tiếp cận văn hóa tổ chức trong quản lí dạy học
6


cần triệt để thực hiện nguyên tắc hướng vào người học bằng cách đòi hỏi cao về
văn hóa giảng dạy, văn hóa giao tiếp với người học, hành vi quản lí và lãnh đạo
người học trong học tập và rèn luyện. Nhà trường nên thường xuyên lưu ý những
điểm này trong bồi dưỡng chuyên môn và các hoạt động nghề nghiệp của nhà
giáo ở trường.
Ở các cấp quản lí trên trường, nguyên tắc tập trung vào người học rất dễ bị
xao lãng vì trên thực tế trong công việc của mình các nhà quản lí không thấy
người học đâu cả, càng ít tiếp xúc với họ. Tập trung vào người học là nguyên tắc
cần được thực hiện từ trên xuống chứ không phải từ trường lên. Nó phải bắt đầu

từ luật, chính sách, học chế, cơ chế, chuẩn và các thủ tục hành chính do cấp trên
ban hành. Các cấp trên làm tốt thì nhà trường mới có thể làm tốt bởi vì khi đó
mới có cơ hội để làm, được phép để làm. Không nên khoán trắng cho trường thực
hiện nguyên tắc tập trung vào người học vì làm thế không bao giờ triệt để và có
hiệu quả được. Hướng vào người học, dựa vào người học và vì sự phát triển của
người học là nguyên tắc không chỉ của văn hóa giảng dạy, mà trước hết của văn
hóa quản lí.
Nguyên tắc hướng vào người học trong quản lí nhà trường cũng đòi hỏi
khá nhiều nỗ lực của người học. Đó là phong cách học tập hiện đại, khoa học, tự
giác, chủ động, tích cực và sáng tạo. Bởi lẽ việc học là của họ, không ai học hộ
được. Nhà trường muốn làm gì cho họ đều phải dựa vào họ đầu tiên chứ không
thể dựa vào ai khác và cái gì khác. Chúng ta có nhiều bài học như vậy trong công
tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, trong công tác giáo dục phạm nhân và cả
bồi dưỡng giáo viên. Muốn mang lại lợi ích và tri thức, muốn nâng cao nhân
phẩm và tay nghề cho họ v.v… nhưng chính họ không muốn tu dưỡng, rèn luyện,
học hỏi. Đó là biểu hiện kém của văn hóa học tập, sức cản rất lớn trong quản lí
giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức. Văn hóa học tập là linh hồn của văn hóa
nhà trường. Không có nó, hoặc nó thấp kém, thì tất cả những gì còn lại không có
nghĩa gì với người học và với xã hội, mà chỉ là người lớn làm cho nhau vui vẻ
mà thôi. Hiện tượng này không khác gì văn hóa thi đấu thể thao chuyên nghiệp
vậy, nhất là môn bóng đá nam. Nhà nước và xã hội vô cùng quan tâm nhưng
chính các cầu thủ ít chịu học hỏi, ít rèn luyện, thiếu nhu cầu và khát vọng thi đấu
thành công, thiếu chuyên nghiệp trong luyện tập và thi đấu v.v… nên mọi sự quan
tâm đều mất đi nhiều ý nghĩa. Văn hóa học tập ở trường phổ thông và trường đại
học càng quan trọng đối với sự phát triển của người học. Vì vậy quản lí nhà
trường trong lĩnh vực này cần quan tâm đến hoạt động và điều kiện học tập, môi
trường và nhu cầu học tập, nỗ lực chỉ đạo phát triển và thiết kế các phương pháp
dạy học hiệu quả, bồi dưỡng, rèn luyện các kĩ năng dạy học dựa vào người học
cho đội ngũ nhà giáo.
3.2. Hướng vào chất lượng

Nguyên tắc này đòi hỏi quản lí giáo dục khắc phục những yếu tố hành
chính quan liêu và hình thức trong cơ chế, thủ tục và phong cách quản lí trên cơ
sở xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng của nhà trường. Yếu tố cốt lõi của
7


văn hóa chất lượng là sự hiểu biết, thừa nhận và cam kết công khai về các mục
tiêu chất lượng chung của nhà trường và trong từng công việc. Chẳng hạn cam
kết và phấn đấu vì các mục tiêu chất lượng ở người học, ở nhà giáo, ở các nhà
quản lí và các nhân viên, ở hạ tầng kĩ thuật, ở các dịch vụ học đường như thư
viện, mạng, hỗ trợ học tập, dinh dưỡng, kí túc xá, v.v… Văn hóa chất lượng là
chỗ dựa để quản lí nhà trường dễ dàng thực hiện tiếp cận văn hóa tổ chức, bởi vì
chất lượng là lợi ích và sự nhất trí của mọi thành viên trong trường.
Có thể nói rằng xét đến cùng mọi nỗ lực trong giáo dục là vì chất lượng
giáo dục. Tuy vậy cần hiểu khái niệm chất lượng giáo dục theo đúng nghĩa triết
học, chứ không phải theo quan điểm thương mại. Chất lượng giáo dục được hợp
thành từ chất lượng của tất cả những gì tồn tại và đang vận động trong giáo dục,
tức là của nhà giáo, của người học, của nhà quản lí và hệ thống quản lí, của thể
chế giáo dục, của những nguồn lực giáo dục (lí luận giáo dục, chương trình, chiến
lược, học liệu, tài chính, phương tiện kĩ thuật, cơ sở hạ tầng…) và của những
quan hệ giáo dục.
Hướng vào chất lượng thể hiện rõ ràng nhất nếu nhà trường và các cấp
quản lí trên trường xây dựng và thiết kế được các hệ thống quản lí chất lượng dựa
vào tiêu chuẩn tiên tiến nào đó (ví dụ TQM hay ISO), phát triển các chuẩn chuyên
môn (chuẩn nhà quản lí, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hạ tầng vật chất - kĩ
thuật, chuẩn học tập và chuẩn đánh giá giáo dục). Trên cơ sở các hệ thống này
quản lí nhà trường mới có môi trường hành chính và khoa học - công nghệ để
thực hiện quản lí toàn diện hướng vào chất lượng.
Từ hệ thống quản lí chất lượng cho đến chất lượng thực sự ở sản phẩm là
khoảng cách rất xa, đòi hỏi nhiều nỗ lực thực tế của nhà trường trong các quá

trình tác nghiệp. Những người trực tiếp làm ra chất lượng giáo dục là người học
và các thầy cô giáo, chứ không phải các yếu tố trong hệ thống quản lí. Không dạy
và học tốt thì không thể có chất lượng giáo dục tốt, cho dù đầu tư bao nhiêu tài
chính, hạ tầng trường sở hiện đại hay hạ tầng kĩ thuật và chương trình giáo dục
tiên tiến cũng vô ích. Hướng vào chất lượng cũng là nguyên tắc quản lí hỗ trợ đắc
lực cho cải cách hành chính, chống bệnh thành tích trong giáo dục. Nói như vậy
có nghĩa chất lượng phải là giá trị hiển hiện có thật trong giáo dục và trong nhà
trường, chứ không phải chỉ có trên các văn bản quản lí.
Sản phẩm giáo dục cũng như sản phẩm công nghiệp và các dịch vụ khác
đều có 4 cấp chất lượng từ thấp lên cao. Cấp 1 là chất lượng đáp ứng chuẩn, tức
là chất lượng đó tuy ở sản phẩm có thật nhưng vẫn ở trên giấy (vì chuẩn là qui
định trong văn bản). Cấp 2 là chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng, tức là nhu cầu
của người tiêu dùng - nó đã vượt ra khỏi văn bản. Cấp 3 là chất lượng đáp ứng
nhu cầu khách hàng nói chung và thị trường, tức là nó được thừa nhận và có mặt
trong xã hội (cần phân biệt người tiêu dùng và khách hàng - người tiêu dùng
đương nhiên là khách hàng, nhưng rất nhiều khách hàng không phải người tiêu
dùng mà là nhà buôn hay mua hàng vì lí do nào đó, ví dụ để làm từ thiện, để biếu
tặng v.v…). Cấp 4 là chất lượng chứa những giá trị tiềm năng và tạo đà phát triển
8


lâu dài, bền vững cho tổ chức. Hướng vào chất lượng đòi hỏi quản lí phải nỗ lực
đạt đến cấp 4.
3.3. Hướng vào các giá trị nhân văn
Tiếp cận văn hóa tổ chức trong quản lí giáo dục không chỉ liên quan đến
cơ sở giáo dục mà cần thấm đượm trong toàn bộ nền giáo dục. Chúng ta thừa hiểu
rằng quan hệ giữa văn hóa và giáo dục là cặp đôi hay liên minh nếu xét về mặt
hành chính thôi, còn nếu xét về mặt giá trị thì giáo dục còn là đứa con đẻ của nền
văn hóa (từ triết lí, lí thuyết, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục cho
đến hiệu quả giáo dục đều từ văn hóa mà ra). Nhưng giáo dục là đứa con khác

thường, có sứ mạng và sức mạnh phát triển văn hóa, di truyền văn hóa, bảo tồn
văn hóa, ngoài sứ mạng phát triển chính mình.
Các giá trị nhân văn chung nhất thường được cộng đồng quốc tế khuyến
cáo như hòa bình, khoan dung, trung thực, hạnh phúc, tình yêu, tự do, hợp tác,
khiên tốn, giản dị, hòa thuận đều có những hình thức cụ thể cho từng quốc gia và
địa phương. Ở mọi cấp quản lí, giáo dục đều cần lưu lưu ý đến vấn đề này. Thậm
chí có thể thiết lập các chuẩn giáo dục giá trị theo tiếp cận văn hóa ở cấp địa
phương ngay trong những nhiệm vụ hằng ngày của thầy cô giáo và học sinh.
Không nói đâu xa, mà phải chỉ ra và quản lí các hoạt dộng giáo dục một cách cụ
thể, ví dụ như hòa bình, tự do, hạnh phúc, trung thực, hợp tác, khiêm tốn, giản dị
v.v… cụ thể là thế này trong giảng dạy, trong học tập, trong công tác xã hội, trong
sinh hoạt.
3.4. Tự chủ và chịu trách nhiệm ở các cấp
Tự thân tiếp cận văn hóa tổ chức trong quản lí giáo dục thừa nhận sự đa
dạng văn hóa cho nên nó giúp nền hành chính trong quản lí mềm mại hơn, cụ thể
là phi tập trung hóa quản lí theo chiều dọc và theo cả chiều ngang.
Theo chiều ngang tức là phân quyền ở cùng cấp, ví dụ như phân quyền
quản lí giáo dục giữa cơ quan nội vụ và cơ quan giáo dục tại huyện hay tỉnh. Theo
chiều dọc là phân cấp từ trên xuống dưới.
Ngoài tính pháp chế, tự chủ và chịu trách nhiệm trong quản lí giáo dục còn
mang đậm tính văn hóa và đạo đức. Nó vừa như bản lĩnh pháp lí vừa như một
dạng năng lực có nội dung văn hóa và đạo đức. Vấn đề tự chủ và chịu trách nhiệm
ở các cấp quản lí giáo dục nước ta còn chưa được giải quyết tốt không hẳn vì lí
do cơ chế hay chính sách (có phần nào đó thôi), mà chủ yếu vì lí do năng lực, tức
là văn hóa và đạo đức tự chủ, chịu trách nhiệm. Một số

9


cơ sở và cơ quan giáo dục còn sợ được giao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm,

chỉ muốn các cấp trên chịu trách nhiệm hộ mình và sai phái mình.
Tự chủ và chịu trách nhiệm được nhấn mạnh nhất tại cấp trường. Ngay tại
đây cũng có vấn đề phi tập trung hóa, vì quản lí cấp trường cũng là một hệ thống
có nhiều cấp nội bộ, ví dụ như cấp trường, cấp khoa và phòng ban, cấp bộ môn,
cấp tổ, khối, lớp v.v… Văn hóa nhà trường chưa được chú ý đúng mức và chưa
đủ mạnh (nhất là về khía cạnh quản lí, quyền lực) thì khó thực hiện tự chủ và
chịu trách nhiệm. Nếu mạnh thì chuyện đó là dễ dàng, vì không chỉ mỗi cấp quản
lí trong trường, mà mỗi người đều có khả năng tự chủ và chịu trách nhiệm về
mình.
3.5. Hợp đồng hay giao việc công bằng, công khai, minh bạch
Các mẫu hợp đồng lao động cả trong giáo dục công lập và ngoài công lập
đều cần được chuẩn hóa và công khai trên truyền thông. Điều này phụ thuộc vào
luật, chính sách và các qui chế có liên quan trong sử dụng lao động ngành giáo
dục. Đối với công chức, viên chức thì cơ quan nội vụ đã qui định rõ ràng về hợp
đồng lao động. Nhưng khu vực ngoài quốc lập, ngoài công lập thì vấn đề này
chưa rõ ràng. Về khía cạnh văn hóa, các mẫu mã hồ sơ tuyển dụng, hợp đồng lao
động và đánh giá người lao động trong giáo dục, nhất là nhà giáo, là vấn đề cần
được nghiên cứu để giải quyết hợp lí. Chúng ta chưa thực hiện đánh giá nhà giáo
từ phía người học mà là quanh quẩn đánh giá nhau qua thi đua - đó là một hạn
chế về văn hóa trong quản lí giáo dục. Không làm được điều đó thì không nên
nói đến cải cách hay đổi mới giáo dục, bởi vì động lực đổi mới nằm ở chính chỗ
này.
3.6. Mạo hiểm trong thay đổi và phát triển
Kết hợp những nhân tố mới và những giá trị truyền thống có thể là mạo
hiểm, kể cả ở cấp quốc gia, cấp địa phương và cấp cơ sở. Ví dụ như trên đã nói,
đánh giá nhà giáo từ phía người học, nhất là từ trường phổ thông, thuộc loại vấn
đề mạo hiểm này. Tuy nhiên nếu không mạo hiểm để đương đầu với những sự
thay đổi thì thật khó khăn để có được sự phát triển. Và giáo dục vẫn mãi dừng
chân trước sự thay đổi ngoạn mục của xã hội.
3.7. Môi trường hợp tác và kĩ năng cộng tác

Đây là nguyên tắc quản lí quan trọng nhất theo tiếp cận văn hóa tổ chức
nhằm phát triển nhà trường trở thành và duy trì mãi như một tổ chức có văn hóa
hợp tác, kĩ năng cộng tác trong những mặt chủ yếu nhất như quản lí, học tập,
giảng dạy và phục vụ hoạt động giáo dục. Đó cũng là văn hóa học hỏi và văn hóa
chất lượng của nhà trường. Học hỏi tốt nhất qua hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và
cộng tác để trải nghiệm. Vì vậy các nhà quản lí cao nhất trong nhà trường và các
nhà quản lí cấp trên trường thực hiện tốt nguyên tắc này thì sẽ giúp giảm nhẹ
gánh nặng cho các hoạt động chỉ đạo, thanh tra, giám sát và đánh giá giáo dục.
Khi có môi trường như vậy, mọi người thường làm việc tự giác và nhiệt thành.
10


Về mặt văn hóa, cần phân biệt hợp tác và cộng tác trong công tác quản lí
giáo dục. Hợp tác (Cooperation) là khái niệm có tính triết lí, chỉ các quan hệ và
môi trường làm việc có sự chia sẻ lợi ích và trách nhiệm công bằng, hai bên có
tư cách như nhau, kể cả trong thành tựu cũng như trong rủi ro và thất bại. Hợp
tác là quan hệ tương tự như cùng đi chung thuyền qua sông biển vậy. Làm việc
trong quan hệ hợp tác, hoặc hợp tác làm việc gì đó (Học tập hợp tác - Cooperative
Learning, Giải quyết vấn đề hợp tác - Cooperative Problem Solving v.v…) thì
không có sự phân biệt trên dưới, ai chính ai phụ, ai khống chế và ai tùng thuộc,
ai quyết định và ai chấp hành… mọi người hoàn toàn bình đẳng.
Cộng tác (Collaboration) là khái niệm chỉ những hành động, hoạt động
cùng nhau làm trong một việc gì đó nhưng không nhất thiết tuân theo nguyên tắc
hợp tác. Khi cộng tác với nhau (cha mẹ cộng tác với con cái, công an cộng tác
với tội phạm, người bán cộng tác với người mua, thậm chí bạn bè cộng tác với
nhau làm gì đó….) là ví dụ những trường hợp không thể nhầm sang khái niệm
hợp tác được. Ở đây hai bên có mục đích riêng, lợi ích riêng và trách nhiệm riêng,
không nhất thiết có sự chia sẻ gì hết, mỗi bên đều có tính toán riêng tư của mình.
Phạm nhân cộng tác tốt với công an điều tra để mong được giảm nhẹ án hoặc để
chuộc lỗi lầm. Nhưng các chuyên gia điều ra cộng tác với họ là để thuận lợi cho

việc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Dù cùng làm việc gì đó, nhưng hai bên hoàn
toàn không bình đẳng, hoàn toàn ở những vị thế khác nhau. Người bán hàng thân
thiện cộng tác với người mua cũng không nhằm mục đích gì khác là bán được
hàng theo ý mình, và người mua cũng vậy - mua được hàng đúng ý mình.
3.8. Phân cấp quản lí và thực hiện qui chế dân chủ hợp pháp
Qui chế dân chủ ở cơ sở là nguyên tắc quản lí hàng đầu ở cấp trường mang
đậm tính xã hội hóa và các giá trị văn hóa. Còn phân cấp quản lí tại cơ sở lại là
vấn đề hành chính và tổ chức trong quản lí. Có thể nói qui chế dân chủ ở cơ sở là
nguyên tắc xã hội và con người, còn phân cấp là nguyên tắc hành chính-tổ chức.
Nguyên tắc thứ 8 này đòi hỏi kết hợp nhất quán cả hai nguyên tắc cụ thể đó. Nếu
chỉ lạm dụng các cuộc họp có tính chất mặt trận, hội hè, họp bàn vui vẻ với đầy
đủ các thành phần, nghe và bàn những báo cáo tài chính hay nhân sự chung
chung… thì quản lí dễ đi vào xuê xoa, hình thức, thậm chí sự dân chủ đó cũng là
hình thức chứ chưa thực chất. Lạm dụng quá có thể tạo ra môi trường quản lí kém
hiệu lực và tự do quá trớn. Ngược lại nếu quá lạm dụng phân cấp, phân quyền,
nhất là chia bè cánh hay ê kíp theo từng mảng việc trong quản lí một cách cực
đoan thì sẽ làm giảm sút rất nhiều các nguồn lực hệ thống và tạo ra môi trường
thiếu hòa khí, lãng phí rất nhiều khả năng tham gia của mọi người. Cho nên cần
phải nhất thể hóa hai nguyên tắc này lại một cách hài hòa, uyển chuyển, tạo nên
môi trường quản lí vừa nghiêm minh (có cá nhân và đơn vị chịu trách nhiệm rõ
ràng) vừa thân thiện và hợp tác (vì giàu hòa khí, giàu sự tham gia, phát huy được
tiềm năng của tất cả mọi người). Nguyên tắc 8 thực chất nói về kết hợp hai cơ
chế có vẻ trái ngược nhau nhưng thực ra lại bổ sung và hỗ trợ nhau, cùng nâng
cao hiệu lực quản lí.
11


3.9. Phát triển nhân tố con người
Nhân tố con người là quyết định trong số các nguồn lực phát triển ở mọi
lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong giáo dục và quản lí giáo dục thì nó càng là nhân

tố quyết định. Từ việc xây dựng văn hóa nhà trường với những lĩnh vực và tầng
giá trị đa dạng, độc đáo, cho đến việc phát triển nguồn nhân lực, quản lí nhân sự,
quản lí chuyên môn, quản lí hành chính, quản lí tài sản v.v… đều phải dựa vào
nhân tố con người thích hợp. Vì thế đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong quản
lí giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức. Lâu nay trên sách báo thường nói về
các dạng văn hóa thực thể, chẳng hạn kiến trúc, chùa chiền, nhà thờ, công trình
xây dựng, cầu, đường phố, tượng, sản vật văn hóa dân gian như lụa là, thảm thêu,
giỏ mây, trống đồng, đồ sứ v.v…. Nhưng lại bỏ quên thực thể sống động thể hiện
rõ nhất các giá trị văn hóa - đó là con người. Văn hóa tích tụ ở người trước rồi họ
mới sáng tạo ra các vật thể.
Trên lập trường khoa học, tiếp cận văn hóa trong quản lí giáo dục cần lưu
ý đến khía cạnh sau - văn hóa hiện thực nhất chính là con người. Lịch sử cũng
cho thấy nhiều bằng chứng rằng nhìn vào con người chúng ta hiểu nền văn hóa
của dân tộc khác rõ hơn là nhìn vào các đồ vật hay sản phẩm sáng tạo văn hóa.
Thậm chí các đồ vật đó bắt chước một lúc cũng có thể làm được như vậy. Mặt
khác di sản văn hóa vật thể cổ đại có thể đồ sộ nhưng trong lịch sử cận đại và
hiện đại con người của dân tộc đó không vĩ đại như vậy. Văn hóa ở con người thì
không nhái được, nếu cố bắt chước thì kệch cỡm.
3.10. Văn hóa hội họp và lễ hội
Hội họp là vấn đề không ít phiền toái trong quản lí ở mọi lĩnh vực hiện
nay. Họp nhiều đến nỗi chả có gì để bàn nữa mà cứ nói đi nói lại nên đa số các
thành viên không trực tiếp có trách nhiệm về công việc cũng chẳng buồn nghe.
Họ có mặt vì sếp bảo phải đến họp. Nguyên tắc chung của họp hành là phải có
vấn đề và giải quyết vấn đề, hoặc phải có thông điệp, chỉ thị mới và phải có tiếp
thu, chấp hành. Không thỏa mãn điều đó, họp hành trở nên mất thiêng, nhiều khi
thành trò cười. Cũng có nhiều xích mích, bất đồng nảy ra vì họp. Giá như không
họp nhiều và họp vô vị thì chả đến nỗi ghét nhau, thù nhau, vì họp nên phải
chường mặt nhau tại đó, nhiều lần, nói qua nói lại. Nếu ngồi im lại bị trách là tiêu
cực, phát biểu thì lại bị cho là lắm chuyện. Thế là xảy ra khó chịu, bất hòa.
Không chỉ họp hành ở phương diện hành chính, mà các lễ hội tại trường

và địa phương cũng không nên lạm dụng. Có nơi lạm dụng đến mức vừa bắt
chước nơi khác làm cái gì đó đã tự cho là mình có truyền thống. Lại nói vấn đề
truyền thống, vì nó thường gắn với lễ hội. Có khi cả 20 năm mới có một trường
hợp học sinh nhặt được của rơi đem trả lại người mất, thế mà trường đã coi là có
truyền thống nhặt được của của rơi đem trả. Lạm dụng lễ hội, đặc biệt để lãng
phí tiền bạc và thời gian đồng thời khuyến khích các tập tục cổ đã lỗi thời sống
lại - đó là vi phạm những nguyên tắc căn bản của tiếp cận văn hóa tổ chức trong
12


quản lí nhà trường. Chỉ nên tập trung vào những lễ hội có giá trị giáo dục, phục
vụ việc học tập và rèn luyện của người học và việc giảng dạy, phát triển nghề
nghiệp của nhà giáo. Nhất là những cuộc vận động chính trị do Đảng và Nhà
nước ta chính thức phát động trong toàn quốc, toàn ngành thì cần cố gắng tham
gia tích cực, khi đó có thể tổ chức các hoạt động thiết thực có thể dưới hình thức
lễ hội có tính chất nghiêm túc.
3.11. Cấu trúc tổ chức trường theo chiến lược học hỏi
Cấu trúc hay cơ cấu của hệ thống chi phối chức năng của nó. Về lâu dài cả
hai thứ này cũng chi phối bản chất thực thể của hệ thống. Chân tay lâu ngày lười
biếng không làm việc sẽ lóng ngóng và thay đổi cấu trúc, ví dụ như mỡ nhiều
thêm, cơ bắp ít đi, gân nhão ra, hình dạng tay chân sẽ khác. Như thế thực thể của
hệ vận động suy yếu đi. Cấu trúc nằm ở trung gian giữa thực thể và cấu trúc. Hai
thứ này ảnh hưởng lẫn nhau thông qua cấu trúc. Vốn có thực thể tốt, nhưng cấu
trúc cơ thể không hợp lí và thể hình thiếu ưu thế nên chức năng không phát huy
được. Chức năng kém lâu ngày làm lỏng lẻo cấu trúc rồi từ đó hủy hoại thực thể.
Tất cả những ai hiểu biết một chút đông y hay triết học đều biết rõ điều này.
Cấu trúc chung và các cấu trúc bộ phận trong nhà trường là bộ khung có
vai trò rường cột cho hoạt động quản lí. Cấu trúc không hợp lí chả khác gì anh
chân dài nhưng chạy nhảy chẳng ra gì vì ít cơ bắp, chỉ tốn vải. Cấu trúc được xây
dựng từ sứ mạng (chức năng và nhiệm vụ chiến lược) nên nó phải ổn định trong

thời kì chiến lược nhất định chứ không thể thay đổi xoành xoạch dễ gây bất ổn
và dẫn đến khủng hoảng trong công việc và nhân sự. Những ban bệ hay khoa,
phòng, tổ, trung tâm v.v… là những đơn vị cấu trúc luôn cần được đảm bảo về
nhân sự chủ chốt và có sứ mạng rõ ràng. Trong giáo dục đại học có hiện tượng
cấu trúc tổ chức phình rộng dường như thiếu kiểm soát, làm cho công việc chồng
chéo nhau và gây ra lãng phí đầu tư, gây ra cạnh tranh thiếu lành mạnh. Nguyên
tắc này đòi hỏi mỗi khi thay đổi lớn về cấu trúc thì phải có điểm tựa nền tảng là
thực lực đã nâng lên và chức năng của đơn vị hứa hẹn sẽ tốt hơn, vượt quá khuôn
khổ cấu trúc hiện tại.
3.12. Quản lí dựa vào tiếp cận văn hóa tổ chức
Khi nói quản lí dựa vào tiếp cận văn hóa tổ chức thì đương nhiên trước hết
nhà quản lí, nhất là hiệu trưởng phải thừa nhận rằng trường là tổ chức chứ không
phải bè hội hay gia đình họ hàng mình. Sự ghi nhận đó phải ở trong tâm chứ
không phải ở lời nói. Quản lí tổ chức có sứ mạng gây ảnh hưởng và huy động
toàn bộ nguồn lực của tổ chức (tài chính, kĩ thuật, nhân sự, tư duy, ý tưởng, cơ
chế, chính sách…) làm việc hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức, trong đó
có lợi ích của mình (chứ không phải sử dụng tổ chức để đạt mục tiêu của mình).
Nhà trường là tổ chức giáo dục, cho nên mục tiêu của nó là thành công và thành
tựu phát triển của học sinh, sinh viên, sự phát triển và sự thỏa mãn nghề nghiệp
của nhà giáo, của chính hệ thống quản lí. Ngay cả trường ngoài công lập cũng
vậy. Không nên lẫn lộn mục tiêu của nhà trường với mục tiêu của nhà đầu tư.
13


Trường tư hay trường dân lập thì cũng như trường công lập, đều có mục tiêu như
thế. Còn lợi nhuận là mục tiêu của nhà đầu tư, không phải mục tiêu của tổ chức.
Khi thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường thì mục tiêu của nhà đầu tư cũng được
thỏa mãn.
Quản lí nhà trường theo tiếp cận này còn có nghĩa hiệu trưởng vừa phải
dựa vào nền tảng văn hóa vốn có của trường, vừa phải biết tạo ra những thay đổi

tích cực, vừa phải biết phát triển nền văn hóa đó liên tục theo các giá trị tốt của
quá trình hiện đại hóa. Khi dựa vào nền tảng văn hóa của trường thực chất là thực
hiện dân chủ hóa, nhân văn hóa quản lí, phát huy nội lực của trường. Khi chủ
động tạo ra những thay đổi tích cực thì lúc đó chính là gạn đục khơi trong, hạn
chế những sức cản trong tập quán, thói quen lỗi thời, khuyến khích những nhân
tố văn hóa mới nảy sinh và phát huy ảnh hưởng trong trường. Trên cơ sở hạn chế
sức cản và phát huy động lực thì dần dần các yếu tố động lực sẽ chiếm ưu thế.
Đó là cơ sở thực tiễn của việc ra quyết định thay đổi trong trường.
Chính những thay đổi hợp lí và tích cực như vậy sẽ là sức mạnh để nhà
quản lí quyết định các chiến lược và chính sách phát triển nhà trường. Thiếu
những căn cứ như vậy thì rõ ràng là quyết liều, làm liều. Quản lí nhà trường theo
tiếp cận văn hóa tổ chức gần với khái niệm phát triển hơn là khái niệm quản thúc,
đưa vào khuôn khổ, giữ gìn hay bảo trì. Quản lí như vậy không những không thọc
gậy bánh xe (theo nghĩa từ lí), không những không trông coi chăn dắt (theo nghĩa
từ quản) vào tiến trình hoạt động, mà còn khuyến khích các nhân tố động lực và
tiềm năng phát triển nhà trường.
Quản lí nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức là hướng đi tiến bộ cả
trong nghiên cứu lẫn trong thực tiễn quản lí trường học vì nó giúp khắc phục rất
nhiều những nhược điểm của khuynh hướng hành chính hóa cũng như phát huy
được động lực phát triển của nhà trường. Khi quản lí trường học theo tiếp cận
này tức là chúng ta thực sự xây dựng văn hóa nhà trường – yếu tố nòng cốt tạo
ra sự khác biệt giữa các trường. Nếu chỉ quản lí theo luật, qui chế, điều lệ một
cách máy móc thì mọi trường học đều giống nhau và mất đi tính đa dạng văn hóa.
Quản lí nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức và xây dựng văn hóa nhà trường
cũng là điều kiện quyết định để nhà quản lí tạo cơ hội và môi trường cho sự phát
triển đa dạng văn hóa cá nhân ở các thành viên trong tổ chức. Các tương tác của
những nền văn hóa cá nhân tạo nên sức sống và động lực nội tại mạnh mẽ của
nhà trường trong phát triển. Do đó vấn đề quản lí trường học theo tiếp cận văn
hóa tổ chức có ý nghĩa khoa học lớn lao không chỉ về khía cạnh văn hóa tổ chức,
quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh v.v… mà chủ yếu để nâng cao hiệu lực

và hiệu quả quản lí, đặc biệt khi xúc tiến thay đổi và tạo nền tảng cho phát triển
bền vững.
II. Văn hóa nhà trường và đạo đức nghề nghiệp
1. Đạo đức nghề nghiệp và biểu hiện của đạo đức lương tâm nghề nghiệp
1.1. Đạo đức nghề nghiệp
14


a. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có
tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong
công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học,
đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của
người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
b. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị,
nhà trường, của ngành.
c. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của
người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng
phí.
d. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên
học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo
dục.
1.2. Biểu hiện của đạo đức lương tâm nghề nghiệp
a. Tinh thần vượt khó trong công việc
b. Kĩ năng nhận thức và giải quyết vấn đề nảy sinh trong nghề nghiệp giáo viên
tiểu học
c. Tự học và tự nghiên cứu các văn bản, nội quy, quy định cùng những đổi mới
về mặt chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy.
d. Thái độ đối với đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng
2. Hình thành và bảo vệ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp qua xây dựng văn

hóa nhà trường
Để bảo vệ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp qua xây dựng văn hóa nhà
trường, cần tạo dựng ra môi trường giáo dục tích cực bằng việc xây dựng văn hóa
nhà trường, trong đó phải kể đến:
a.

Xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa các thành viên trong nhà trường

Thành công trong việc bảo vệ được các chuẩn mực đạo đức được tạo dựng
bởi mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với nhân viên, giữa các
nhân viên với nhau và giữa hội đồng giáo dục với học sinh. Chính vì vậy khi giáo
viên, nhân viên và học sinh cảm thấy được tôn trọng, yêu thích thì mỗi họ đều
cảm thấy thành công và tìm thấy sự thành công. Ngược lại nếu mối quan hệ giữa
các cá nhân là yếu, là thiếu sự gắn kết, thiếu niềm tin thì sự sợ hãi, mơ hồ và lo
lắng sẽ làm cho việc xây dựng văn hóa nhà trường bị thất bại.
Việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong nhà trường cần được duy
trì và chú trọng bằng việc tạo ra các tương tác tích cực giữa các thành viên trong
nhà trường, thể hiện được sự quan tâm của mỗi cá nhân về cuộc sống, mục tiêu,
hoạt động và chính lý tưởng về sự phát triển bản thân của mỗi thành viên.
15


b.

Giáo dục kĩ năng xã hội cần thiết

Những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp giáo viên đều hướng con người
đến việc lắng nghe, chia sẻ, ra quyết định, phê bình và tự phê bình,… những kĩ
năng này là nhiều trong số những kĩ năng xã hội mà các thành viên trong nhà
trường cần được giáo dục một cách phù hợp, đúng mực. Đó là tiền đề để có được

sự trung thực nghề nghiệp, sự nhạy cảm, quan tâm, tôn trọng, đáng tin cậy và
những bộ óc hài hước, thông minh trong việc tạo ra môi trường giáo dục nhân
văn, văn hóa.
c. Môi trường giáo dục công bằng và dân chủ
Khi từng học sinh và từng giáo viên được thấy về tầm nhìn chiến lược của
nhà trường là một môi trường công bằng và dân chủ, một môi trường mà các nội
quy nhất quán được thực thi và đáng tin cậy dành cho tất cả mọi thành viên, điều
đó có nghĩa là sự tin cậy đã giúp duy trì và phát triển môi trường giáo dục công
bằng và dân chủ.
III. Văn hóa nhà trường và phát triển đội ngũ
1. Các yêu cầu phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu
học;
a. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1/ Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo
đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp
phần phát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn
trong cuộc sống;
b) Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm
vụ giáo dục học sinh;
c) Qua hoạt động dạy học, giáo dục học sinh biết yêu thương và kính trọng ông
bà, cha mẹ, người cao tuổi; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam;
nâng cao ý thức bảo vệ độc lập, tự do, lòng tự hào dân tộc, yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội;
d) Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách
của Nhà nước.
2/ Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước;
b) Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương;

c) Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật
tự an ninh xã hội nơi công cộng;
16


d) Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà
nước, các quy định của địa phương.
3/ Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.
Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Chấp hành các Quy chế, Quy định của ngành, có nghiên cứu và có giải pháp
thực hiện;
b) Tham gia đóng góp xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động của
nhà trường;
c) Thái độ lao động đúng mực; hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; cải
tiến công tác quản lý học sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục;
d) Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy;
chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công.
4/ Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh
thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong
nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng. Bao gồm
các tiêu chí sau:
a) Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không
xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh;
b) Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu; được đồng nghiệp, nhân dân
và học sinh tín nhiệm;
c) Không có những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong giảng dạy và giáo
dục;
d) Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị
chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
5. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ

nhân dân và học sinh.
Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh và trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Đoàn kết với mọi người; có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp trong
các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của
phụ huynh học sinh;
d) Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng
và trách nhiệm của một nhà giáo.
b. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
17


1. Kiến thức cơ bản. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các
môn học được phân công giảng dạy;
b) Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong
cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công
giảng dạy;
c) Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống;
d) Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn
học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay
học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.
2. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học.
Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh
khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vào
hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh;
b) Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa

chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với
học sinh tiểu học;
c) Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục
đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp;
d) Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả.
3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Bao
gồm các tiêu chí sau:
a) Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá đối với
hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học;
b) Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học
theo tinh thần đổi mới;
c) Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo
dục và đúng quy định;
d) Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.
4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến
ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Bao gồm các tiêu chí
sau:
a) Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định;
18


b) Cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi
trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòng
chống ma túy, tệ nạn xã hội;
c) Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng
dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video;
d) Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công
tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh,
huyện, xã nơi giáo viên công tác. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội và các Nghị quyết của địa phương;
b) Nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục tiểu học của địa
phương;
c) Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập
và rèn luyện đạo đức của học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong
giảng dạy và giáo dục học sinh;
d) Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễ hội
truyền thống của địa phương.
c. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. Bao
gồm các tiêu chí sau:
a) Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy học
nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và
lớp được phân công dạy;
b) Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt động chính
khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
c) Có kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạt động
giáo dục học sinh;
d) Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của
thầy và trò (soạn giáo án đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án có
điều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy).
2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng
động sáng tạo của học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học;
xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướng
dẫn học sinh tự học;

19


b) Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của
học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập
tiến bộ;
c) Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai
thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy
học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao;
d) Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong
phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở
sạch và viết chữ đẹp.
3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bao
gồm các tiêu chí sau:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy
học; có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với
đặc điểm học sinh của lớp;
b) Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình
thức; đưa ra được những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của học
sinh và thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt;
c) Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác
giáo dục học sinh;
d) Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích
hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng
thực hiện các hoạt động tự quản.
4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong
giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học
tập sau từng học kỳ;

b) Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, huyện,
tỉnh; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyên môn
đoàn kết vững mạnh;
c) Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học
tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể
phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh
tiến bộ;
d) Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng
kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ
đúng phong cách nhà giáo.
20


5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. Bao
gồm các tiêu chí sau:
a) Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản
tốt các bài kiểm tra của học sinh;
b) Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảo
thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy;
c) Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao;
d) Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật
để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh.
2. Nuôi dưỡng văn hóa nhà trường và vấn đề phát triển phẩm chất năng lực nghề
nghiệp cho giáo viên và học sinh
Nhà trường là một hệ thống xã hội và là một dạng tổ chức. Những yếu tố
thực thể của hệ thống này gồm người học, người dạy, các nhà quản lí, tài chính,
tài sản, đất đai, hạ tầng kĩ thuật, thư viện, học liệu… chính vì vậy cần:
a. Thiết lập những thông điệp về tôn trọng sự khác biệt
Mỗi cá nhân ở trường học cho dù là giáo viên, nhân viên hay học sinh, đều
có những đặc điểm cá nhân khác biệt, điều nàu làm nên sự đa dạng và tạo nên

nhiều thế mạnh khác nhau của một tập thể. Chính vì vậy, cần quan sát các hành
động và những ảnh hưởng tích cực/ tiêu cực của nó tới môi trường hoặc các nhân
tố xã hội; phân tích cách ứng phó với các tình huống xảy ra ở trường học để có
những biện pháp tác động phù hợp, tạo ra một chuỗi những thông điệp về tôn
trọng sự khác biệt một cách tế nhị, đúng người, đúng việc.
b. Xây dựng hệ thống nội quy trường và lớp
Nội quy trường, lớp được xây dựng trên cơ sở mong muốn, nguyện vọng
của chính những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động giáo dục trong nhà
trường; nội quy này cũng đủ mở để cho mỗi người có cơ hội điều chỉnh hành vi
của mình theo hướng tích cực hơn là bắt buộc phải thực hiện 1 hành vi cụ thể nào
đó. Nội quy này được xây dựng ở mọi nơi trong trường học, tạo ra môi trường
dân chủ, tự quản.
c. Tăng cường dạy cách giải quyết vấn đề để mỗi cá nhân ở trường học đều nhận
thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình.
d. Khen thưởng và khích lệ phù hợp tạo ra môi trường phù hợp cho sự phát triển
phẩm chất và năng lực của giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường.
3. Tạo lập môi trường tập trung vào chất lượng sẽ tạo nên thương hiệu nhà trường
Vấn đề chủ yếu ở đây là chất lượng giáo dục và các dịch vụ học đường.
Những thành tố chất lượng đó gồm:
21


- Chương trình và học liệu của trường thích hợp với trình độ giáo dục mà trường
đảm nhiệm. Ví dụ như trường đại học mà sử dụng chương trình chỉ ngang với
trình độ cao đẳng là không thể chấp nhận được.
+ Giáo trình và học liệu cập nhật và đòi hỏi sinh viên phải thực hiện việc học tập
ở trình độ thỏa đáng.
+ Tuyên bố rõ ràng và phân biệt các mục tiêu học tập cho từng trình độ, ngành
đào tạo như cao đẳng, đại học, và các chương trình cấp chứng chỉ.
+ Chất lượng chương trình và mục tiêu học tập của nhà trường phù hợp trên tất

cả các phương thức đào tạo và tất cả các địa bàn (tại cơ sở chính, tại các địa điểm
khác, khoảng cách giao dịch, tín dụng, thông qua thỏa thuận hợp đồng hoặc liên
minh chia sẻ, hoặc bất kì phương thức nào khác).
- Cho thấy việc thực hiện các yêu cầu rèn luyện trí tuệ, tìm tòi nghiên cứu, ứng
dụng, tích hợp việc học tập rộng lớn và kĩ năng là không thể thiếu trong các
chương trình giáo dục của mình.
+ Chương trình giáo dục phải thích hợp với sứ mạng, các dịch vụ giáo dục và các
trình độ đào tạo chính thức của trường.
+ Công bố rõ ràng mục đích, nội dung và kết quả học tập mong đợi của chương
trình giáo dục dù ở cấp và ngành học nào.
+ Mỗi chương trình giáo dục phải thu hút được người học tham gia vào việc thu
thập, phân tích, và trao đổi thông tin, với phương thức tìm tòi và làm việc sáng
tạo, phát triển các kĩ năng thích ứng với môi trường đang thay đổi.
+ Giáo dục của nhà trường cần thừa nhận tính đa dạng của con người và văn hóa
trong thế giới mà người học đang sống và làm việc.

22


+ Các nhà giáo và người học biết đóng góp sức mình về học bổng, công trình
sáng tạo, phát hiện tri thức ở mức độ phù hợp với chương trình của họ và sứ mạng
của trường.
- Trường có các bộ máy nhân sự, giảng viên và nhân viên cần thiết cho các chương
trình và dịch vụ chất lượng cao, hiệu quả cho người học.
+ Trường có đủ số lượng và tính liên tục của bộ máy nhân sự để có thể gánh vác
các vai trò trên lớp và ngoài lớp, bao gồm cả giám sát chương trình và các mục tiêu thực
hiện của người học, thiết lập các nguồn tài liệu cho giảng viên, tham gia đánh giá học
tập.
+ Mọi giảng viên đều được hướng dẫn một cách thích hợp, bao gồm các chương
trình tín dụng kép, hợp đồng và liên kết đào tạo.

+ Các giảng viên được đánh giá thường kì phù hợp với các chính sách và thủ tục
đã qui định.
+ Trường cần có các qui trình và nguồn lực để đảm bảo cho các giảng viên làm
việc trong lĩnh vực của họ và chuyên nghiệp trong vai trò giảng dạy của mình, hỗ trợ
phát triển nghề nghiệp của họ.
+ Các giảng viên cần sẵn sàng để người học tìm tòi, tiếp cận.
+ Nhà trường cung cấp các dịch vụ cần thiết hỗ trợ người học như phụ đạo, trợ
giúp tài chính, tham vấn, tư vấn học tập và các hoạt động theo chương trình giáo dục
dựa vào nhân sự có trình độ thích hợp, được đào tạo và được hỗ trợ trong quá trình phát
triển nghề nghiệp của mình.
- Nhà trường hỗ trợ tối đa việc học tập của người học và việc dạy học hiệu quả
của nhà giáo, cung cấp những dịch vụ thích hợp với nhu cầu của họ. + Hỗ trợ và chỉ
dẫn dự phòng hướng vào các nhu cầu của người học, ví dụ lựa chọn chương trình, học
liệu, sử dụng kĩ thuật…
+ Có sự hướng dẫn khoa học thích hợp với chương trình đào tạo và nhu cầu của
người học.
+ Cung cấp cho sinh viên và giáo viên cơ sở hạ tầng và nguồn lực cần thiết để hỗ
trợ dạy và học hiệu quả (cơ sở hạ tầng công nghệ, các phòng thí nghiệm khoa học, thư
viện, không gian hoạt động, các trang web thực hành môn học hay nghề nghiệp, các bộ
sưu tập bảo tàng, phù hợp với các dịch vụ khác của trường).
+ Cung cấp các chỉ dẫn cho sinh viên sử dụng hiệu quả các nguồn lực học tập,
nghiên cứu và thông tin.
- Thực hiện tốt các yêu cầu sao cho làm giàu được môi trường giáo dục của
trường.
+ Các chương trình ngoại khóa và ngoài môn học phải thích hợp với sứ mạng của
trường và giúp người học trải nghiệm giáo dục.
23


+ Trường cần chứng tỏ bất cứ yêu cầu nào của trường về giúp người học trải

nghiệm giáo dục qua những khía cạnh thực sự trong sứ mạng của mình như nghiên cứu,
thu hút cộng đồng, dịch vụ học tập, các hoạt động từ thiện, phát triển kinh tế.
4. Báo cáo thực tiễn công tác xây dựng văn hóa nhà trường

24


CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Theo anh/chị việc xây dựng văn hóa nhà trường và phát triển thương hiệu nhà
trường có vai trò như thế nào đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng
và đối với sự phát triển giáo dục tại địa phương nói chung?
2. Đề xuất biện pháp để xây dựng văn hóa nhà trường và tạo dựng thương hiệu
của trường tại nơi anh/chị công tác.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×