Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.22 KB, 18 trang )

Phân tích tổng chi phí của doanh nghiệp theo khoản mục:
STT

Khoản mục

Kỳ gốc
(103đ)

Kỳ nghiên cứu
(103đ)

I
1
2
3
II
III

Chí phí sản xuất chế tạo sản phẩm
Chi phí NVL trực tiếp tạo sản phẩm
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tổng chi phí

104.914.457
52.474.582
38.863.527
13.576.348
12.987.456


8.471.168
126.373.081

111.213.679
55.121.567
41.113.255
14.978.857
14.153.624
8.656.525
134.023.828

I. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tổng chi phí của doanh nghiệp theo
khoản mục.
1. Mục đích:
- Đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông
qua việc đánh giá tình hình thực hiện chi phí theo khoản mục, bao gồm: chi phí sản
xuất chế tạo sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Xác định các khoản mục chi phí ảnh hưởng tới tổng chi phí sản xuất của
doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của
mỗi khoản mục đến tổng chi phí của doanh nghiệp.
- Xác định được các nguyên nhân gây ra biến động chi phí sản xuất, hiệu quả
sử dụng các chi phí đó, qua đó thấy được những mặt tốt và chưa tốt trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đề xuất biện pháp tổ chức quản lý chi
phí, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tiết kiệm hơn.
2. Ý nghĩa:

1


- Chi phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu chất lượng tổng hợp quan

trọng vào bậc nhất của doanh nghiệp. Nó phản ánh đồng thời vấn đề của doanh
nghiệp như quy mô sản xuất, năng lực sản xuất, đặc điểm sản xuất, trình độ tổ chức
quản lý và sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất.
- Qua việc phân tích tổng chi phí theo khoản mục cho thấy trách nhiệm của
từng bộ phận chức năng đối với biến động tổng thể, chỉ ra những lợi thế hoặc bất
lợi về chi phí của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận diện được các loại chi
phí, những hoạt động sinh ra chi phí và những nơi chịu chi phí. Ngoài ra các nhà
quản lý doanh nghiệp có thể có những thông tin kinh tế làm cơ sở cho các quyết
định kinh doanh như lựa chọn mặt hàng, xác định giá bán, xác định điểm hòa vốn,
xác định đơn giá thu mua, xác định cung cầu thị trường và phục vụ công tác quản
lý chi phí, lập kế hoạch chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
II. Phương trình kinh tế:
=

+ +

=

[ + + ] + + (103đ)

III. Xác định đối tượng phân tích
C = - = 7.650.747 (đ)
C’= - .ID = -2.459.099 (đ)
IV. Lập bảng phân tích:

2


PHÂN TÍCH TỔNG CHI PHÍ SXKD CỦA DOANH NGHIỆP THEO KHOẢN MỤC


Kỳ gốc
(2018)
ST
T

Khoản mục


hiệu
Quy mô
(103đ)

Kỳ nghiên cứu
(2019)
Tỷ
trọn
g
(%)

Quy mô
(103đ)

So
sánh
(%)

Tỷ
trọn
g
(%)


Bội chi hoặc tiết kiệm

Tuyệt đối
(103đ)

Tương đối
(103đ)

MĐAH
đến
CSXKD
(%)

I

Chi phí sản xuất
chế tạo sản phẩm

104.914.457 83,02

111.213.679 82,98

106,0
0

6.299.222

-2.093.935


4,98

1

Chi phí NVL trực
tiếp tạo sản phẩm

52.474.582 41,52

55.121.567 41,13

105,0
4

2.646.985

-1.550.982

2,09

2

Chi phí nhân công
trực tiếp

38.863.527 30,75

41.113.255 30,68

105,7

9

2.249.728

-859.354

1,78

3

Chi phí sản xuất
chung

13.576.348 10,74

14.978.857 11,18 110,33

1.402.509

316.401

1,11

II

Chi phí bán hàng

12.987.456 10,28

14.153.624 10,56


108,9
8

1.166.168

127.172

0,92

III

Chi phí quản lý
doanh nghiệp

0,15

Tổng chi phí

8.471.168
126.373.081

8.656.525

6,46

102,1
9

185.357


-492.336

100 134.023.828

100

106,0
5

7.650.747

-2.459.099

6,70

3


ID= 1.08

4


V. Tiến hành phân tích:
1. Đánh giá chung:
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
ở kỳ gốc đạt 126,373,081 (đ), tại kỳ nghiên cứu đạt 134.023.828 (đ), tăng chiếm
6,05%. Như vậy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh bội chi tuyệt đối 7.650.747 (đ)
và tiết kiệm tương đối 2.459.099 (đ).

Trong đó khoản mục I về chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm chiếm tỷ trọng
lớn nhất là 83,02% trong tổng chi phí, tại kỳ gốc đạt 104.914.457 (đ), kỳ nghiên
cứu đạt 111.213.679 (đ), tăng chiếm 6%, bội chi tuyệt đối 6.299.222 (đ), tiết kiệm
tương đối 2.093.935 (đ) và làm tăng 4,98% tổng chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Khoản mục II là chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng 10,28% tổng chi
phí sản xuất, chi phí bán hàng ở kỳ gốc đạt 12.987.456 (10 3đ), sang kỳ nghiên cứu
đạt 14.153.624 (103đ), tăng chiếm 8.98%, với bội chi tuyệt đối 1.166.168 (10 3đ) và
bội chi tương đối là 127.172 (10 3đ), làm tăng 0.92% tổng chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Khoản mục III là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ít
nhất, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 6,7% trong tổng chi phí, ở kỳ gốc chi phí đạt
8.471.168 (103đ), kỳ nghiên cứu đạt 8.656.525 (10 3đ), tăng chiếm 2,19%, bội chi
tuyệt đối 185.357, tiết kiệm tương đối 492.336, làm tăng 0,15% tồng chi phí sản
xuất kinh doanh. Ngoài ra dễ dàng nhận thấy, doanh nghiệp không có chi phí nào
có biến động kinh tế giảm.
2. Phân tích chi tiết:
2.1. Khoản mục I: Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm
Biến động kinh tế:
Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm ở kỳ gốc đạt 104.914.457 (đ), kỳ nghiên
cứu đạt 111.213.679 (đ), tăng chiếm 6%, bội chi tuyệt đối 6.299.222 (đ), tiết kiệm
tương đối 2.093.935 (đ) và làm tăng 4,98% tổng chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Biến động của chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm chịu ảnh hưởng
của 3 chỉ tiêu: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung.
2.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
5


Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu chi phí nguyên vật liệu ở kỳ gốc đạt
52.474.582 (đ), kỳ nghiên cứu đạt 55.121.567 (đ), tăng chiếm 5.04%, bội chi tuyệt
đối là 2.646.985 (đ), tiết kiệm tương đối 1.550.982 (đ), làm tăng 2.09% tổng chi

phí sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến biến động kinh tế trên như sau:
Nguyên nhân 1: Đánh giá đúng tầm quan trọng của yếu tố nguyên vật liệu đầu
vào.
Doanh nghiệp chú trọng hơn trong kỳ nghiên cứu về các hoạt động quản lý
liên quan tới nguồn cung đầu vào và đánh giá chính xác về nhu cầu nguyên vật liệu
làm chi phí nguyên vật liệu tăng một cách hiệu quả, hợp lý với quy trình sản xuất
kinh doanh.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân 2: Thực hiện biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản
xuất.
So với kỳ gốc chưa đưa ra biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu thì tại kỳ
nghiên cứu doanh nghiệp đã có kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng tiết kiệm, khoa học
để tối ưu được chi phí nguyên vật liệu.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân 3: Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước đối tác giảm mạnh
Các hiệp định về toàn cầu và tự do hóa thương mại làm cho thuế nhập khẩu
giảm mạnh. Đặc biệt khi hiệp định TTP (Đối tác xuyên Thái Bình Dương) được ký
kết năm 2016 và TTP sẽ bắt đầu có hiệu lực 2 năm sau đó, đây là lúc thuế giảm
xuống còn 0% tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu những nguyên vật liệu
mà không bị rào cản thuế quan giúp giảm chi phí nguyên vật liệu.
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực
Nguyên nhân 4: Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
So với kỳ gốc thì điều kiện tự nhiên trong kỳ nghiên cứu thuận lợi hơn nên
công tác thu mua nguyên vật liệu không gặp khó khăn giúp tiết kiệm chi phí thu
mua, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
6


Trong 4 nguyên nhân trên:

- Nguyên nhân 1 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực.
- Nguyên nhân 3 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực.
Biện pháp thúc đẩy nguyên nhân 1:
Doanh nghiệp cần chú trọng hơn trong công tác quản lý nguyên vật liệu đầu
vào, cơ cấu lại các khâu quản lý chặt chẽ hơn, thường xuyên kiểm tra, đánh giá nhu
cầu sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thực hiện sản xuất. Ngoài ra,
doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung uy tín, đảm bảo cả về giá cả và chất
lượng.
2.1.2. Chi phí nhân công:
Theo bảng số liệu, chỉ tiêu chi phí nhân công ở kỳ gốc là 38.863.527 (đ), kỳ
nghiên cứu là 41.113.255 (đ), tăng chiếm 5.79%, với bội chi tuyệt đối là 2.249.728
(đ), tiết kiệm tương đối là 859.354 (đ) và làm tăng 1.78% tổng chi phí sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Biến động kinh tế trên là do những nguyên nhân
sau:
Nguyên nhân 1: Doanh nghiệp thực hiện công tác tuyển dụng.
Tại kỳ nghiên cứu doanh nghiệp chỉ tuyển nhân công với yêu cầu đã có kinh
nghiệm, có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu sản xuất nhằm đạt hiệu quả
cao, do vậy mà doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân công.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp làm tốt công tác quản lý công nhân, kết hợp với
chế độ khen thưởng hợp lý.
Để tránh lãng phí về nhân công, tiền lương mà họ nhận được thì doanh
nghiệp đã quan tâm đến công tác quản lý công nhân đồng thời kết hợp chế độ khen
thưởng hợp lý để họ phát huy tối đa năng lực sở trường của mình, nâng cao trình
độ tay nghề giúp đảm bảo nguồn nhân lực trong tương lai.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
Nguyên nhân 3: Công nhân, kỹ sư được cử đi đào tạo ở nước ngoài về nước.
7



Doanh nghiệp tiếp nhận một số công nhân, kỹ sư trở lại sau quá trình đào tạo
ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật trong việc vận hàng
máy móc, dây chuyền sản xuất. Điều này giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
Nguyên nhân 4: Số ngày làm việc thực tế tăng lên.
Trong kỳ nghiên cứu, số ngày làm việc thực tế của doanh nghiệp tăng lên,
thời gian làm việc thực tế của công nhân tăng, số sản phẩm làm ra nhiều, chi phí
nhân công trực tiếp sẽ tăng, góp phần tích cực tăng năng suất lao động.
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực
Trong 4 nguyên nhân trên:
- Nguyên nhân 1 là nguyên nhân chính chủ quan tích cực.
- Nguyên nhân 3 là nguyên nhân chính khách quan tích cực.
Biện pháp đối với nguyên nhân 1:
Doanh nghiệp cần xác định đúng và đủ các tiêu chí đánh giá tuyển dụng, xây
dựng mô hình đánh giá hợp lý, nâng cao năng lực đánh giá của những người làm
công tác tuyển chọn, sàng lọc kỹ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng
được những nhân công thực sự có khả năng, phù hợp với công việc và có hướng
gắn bó lâu dài.
2.1.3. Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung tăng mạnh nhất, cụ thể là ở kỳ gốc chi phí đạt
13.576.348 (103đ), sang kỳ nghiên cứu đạt 14.978.857 (103đ), tăng chiếm 10.33%,
bội chi tuyệt đối 1.402.509 (10 3đ), bội chi tương đối 316.401 (10 3đ), làm tăng
1,11% tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến bội chi chi
phí sản xuất chung là:
Nguyên nhân 1: Doanh nghiệp tiến hành sửa chữa máy móc thiết bị.
Doanh nghiệp tiến hành sửa chữa lớn và bào trì máy móc thiết bị nhưng chỉ
phân bổ chi phí sửa chữa trong thời gian ngắn trong kỳ nghiên cứu. Điều này làm
8



cho khoản trích chi phí sửa chữa cho khấu hao tài sản cố định trong tổng chi phí
tăng mạnh.
Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp thuê ngoài chạy quảng cáo.
Doanh nghiệp do không có thời gian nên phải tiến hành thuê ngoài một công
ty chuyên quảng cáo online nhằm thực hiện chiến dịch quảng bá thương hiệu của
mình thay vì tự chạy quảng cáo online. Điều này làm tăng chi phí dịch vụ mua
ngoài.
Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
Nguyên nhân 3: Khung giá bán buôn điện tăng đột biến.
Tại kỳ nghiên cứu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam áp dụng khung giá bán
buôn điện cao hơn kỳ gốc trong khi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cần
nguồn năng lượng điện rất lớn, do vậy mà chi phí điện của doanh nghiệp tăng
mạnh làm tăng chi phí dịch vụ mua ngoài.
Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Nguyên nhân 4: Chi phí thuê đất, cơ sở hạ tầng tương đối cao.
Trong kỳ nghiên cứu, chi phí thuê đất, cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp mà
doanh nghiệp vừa tiến hành xây dựng nhà máy mới tương đối cao. Vì vậy mà chi
phí khấu hao cho việc thuê đất đai và cơ sở hạ tầng tăng lên.
Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Trong 4 nguyên nhân trên:
- Nguyên nhân 1 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực.
- Nguyên nhân 3 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực.
Biện pháp cho nguyên nhân 1:
Doanh nghiệp cần tiến hành tính toán chi tiết và chính xác chi phí sửa chữa
máy móc thiết bị để từ đó mức độ phân bổ chi phí sửa chữa hợp lý, phù hợp, không
nên phân bổ trong thời gian quá ngắn. Ngoài ra doanh nghiệp cần đào tạo các kỹ sư
9



sửa chữa hệ thống máy móc thiết bị, cử đi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu
nước ngoài nhằm phục vụ công tác vận hành sửa chữa máy móc.
Kết luận khoản mục I:
Vậy khoản mục chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi 3
nguyên nhân chính chủ quan và 3 nguyên nhân chính khách quan. Trong đó:
Nguyên nhân chính khách quan tích cực:
1. Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước đối tác giảm mạnh
Các hiệp định về toàn cầu và tự do hóa thương mại làm cho thuế nhập khẩu
giảm mạnh. Đặc biệt khi hiệp định TTP (Đối tác xuyên Thái Bình Dương) được ký
kết năm 2016 và TTP sẽ bắt đầu có hiệu lực 2 năm sau đó, đây là lúc thuế giảm
xuống còn 0% tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu những nguyên vật liệu
mà không bị rào cản thuế quan giúp giảm chi phí nguyên vật liệu.
2. Công nhân, kỹ sư được cử đi đào tạo ở nước ngoài về nước.
Doanh nghiệp tiếp nhận một số công nhân, kỹ sư trở lại sau quá trình đào tạo
ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật trong việc vận hành
máy móc, dây chuyền sản xuất. Điều này giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân chính khách quan tiêu cực:
1. Khung giá bán buôn điện tăng đột biến.
Tại kỳ nghiên cứu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam áp dụng khung giá bán
buôn điện cao hơn kỳ gốc trong khi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cần
nguồn năng lượng điện rất lớn, do vậy mà chi phí điện của doanh nghiệp tăng
mạnh làm tăng chi phí dịch vụ mua ngoài.
Nguyên nhân chính chủ quan tích cực:
1. Đánh giá đúng tầm quan trọng của yếu tố nguyên vật liệu đầu vào.
Doanh nghiệp chú trọng hơn trong kỳ nghiên cứu về các hoạt động quản lý
liên quan tới nguồn cung đầu vào và đánh giá chính xác về nhu cầu nguyên vật liệu
làm chi phí nguyên vật liệu tăng một cách hiệu quả, hợp lý với quy trình sản xuất
kinh doanh.
10



2. Doanh nghiệp thực hiện công tác tuyển dụng.
Tại kỳ nghiên cứu doanh nghiệp chỉ tuyển nhân công với yêu cầu đã có kinh
nghiệm, có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu sản xuất nhằm đạt hiệu quả
cao, do vậy mà doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân công.
Nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực:
1. Doanh nghiệp tiến hành sửa chữa máy móc thiết bị.
Doanh nghiệp tiến hành sửa chữa lớn và bào trì máy móc thiết bị nhưng chỉ
phân bổ chi phí sửa chữa trong thời gian ngắn trong kỳ nghiên cứu. Điều này làm
cho khoản trích chi phí sửa chữa cho khấu hao tài sản cố định trong tổng chi phí
tăng mạnh.
Biện pháp thúc đẩy các nguyên nhân chính chủ quan tích cực:
1. Doanh nghiệp cần chú trọng hơn trong công tác quản lý nguyên vật liệu
đầu vào, cơ cấu lại các khâu quản lý chặt chẽ hơn, thường xuyên kiểm tra, đánh giá
nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thực hiện sản xuất. Ngoài
ra, doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung uy tín, đảm bảo cả về giá cả và chất
lượng.
2. Doanh nghiệp cần xác định đúng và đủ các tiêu chí đánh giá tuyển dụng,
xây dựng mô hình đánh giá hợp lý, nâng cao năng lực đánh giá của những người
làm công tác tuyển chọn, sàng lọc kỹ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển
dụng được những nhân công thực sự có khả năng, phù hợp với công việc và có
hướng gắn bó lâu dài.
Biện pháp đối với nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực:
1. Doanh nghiệp cần tiến hành tính toán chi tiết và chính xác chi phí sửa
chữa máy móc thiết bị để từ đó mức độ phân bổ chi phí sửa chữa hợp lý, phù hợp,
không nên phân bổ trong thời gian quá ngắn. Ngoài ra doanh nghiệp cần đào tạo
các kỹ sư sửa chữa hệ thống máy móc thiết bị, cử đi tham gia các khóa đào tạo
chuyên sâu nước ngoài nhằm phục vụ công tác vận hành sửa chữa máy móc.
2.2. Khoản mục II: Chi phí bán hàng


11


Theo số liệu, chi phí bán hàng của doanh nghiệp ở kỳ gốc đạt 12.987.456
(10 đ), sang kỳ nghiên cứu đạt 14.153.624 (103đ), tăng chiếm 8.98%, với bội chi
tuyệt đối 1.166.168 (103đ), bội chi tương đối là 127.172 (10 3đ), làm tăng 0.92%
tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bội chi chi phí
bán hàng do nguyên nhân sau:
3

Nguyên nhân 1: Doanh nghiệp thuê ngoài đội ngũ tiếp thị và bán hàng.
Doanh nghiệp thiếu đội ngũ tiếp thị, bán hàng chuyên môn để phục vụ cho
công tác quảng cáo bán hàng nên phải thuê ngoài làm tăng chi phí bán hàng trong
kỳ nghiên cứu.
Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
Nguyên nhân 2: Tiến hành thuê ngoài một đơn vị đóng gói bao bì.
Doanh nghiệp đã tiến hành thuê ngoài một đơn vị chuyên môn hóa sản xuất
các loại bao bì phục vụ đóng gói thay vì tự làm như kỳ trước, vì vậy mà chi phí
mua ngoài phục vụ bán hàng tăng lên kéo theo chi phí bán hàng tăng.
Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
Nguyên nhân 3: Xu hướng tăng giá trên thị trường diễn ra mạnh mẽ.
Xu hướng tăng giá trên thị trường diễn ra mạnh mẽ dẫn đến các khoản chi
phí thuê ngoài phục vụ cho bán hàng tăng nhanh như các chi phí về thuê cửa hàng,
sửa chữa, thuê kho bãi tăng cao. Tất cả đều tác động làm tăng chi phí dịch vụ mua
ngoài đồng thời tăng chi phí bán hàng.
Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Nguyên nhân 4: Giá xăng dầu tăng mạnh.
Giá xăng dầu trong nước tăng mạnh tại kỳ nghiên cứu làm tăng chi phí vận
chuyển, phân phối bán hàng các sản phẩm hàng hóa, từ đó làm tăng chi phí bán
hàng của doanh nghiệp.

Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Trong 4 nguyên nhân trên:
- Nguyên nhân 1 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực.
12


- Nguyên nhân 3 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực.
Biện pháp cho nguyên nhân 1:
Doanh nghiệp cần nhanh chóng tuyển thêm đội ngũ nhân viên trong bộ phận
bán hàng, tiếp thị. Ngoài ra, doanh nghiệp nên tiến hành các buổi tập huấn đào tạo
chuyên môn cho nhân viên, thực hiện các chiến lược tiếp thị, bán hàng phù hợp có
hiệu quả bởi chiến lược tiếp thị là bước căn bản nhằm đạt được mục tiêu tăng
doanh số bán hàng và có một lợi thế cạnh tranh bền vững.
2.3. Khoản mục III: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ít nhất, ở kỳ gốc chi phí đạt 8.471.168
(10 đ), kỳ nghiên cứu đạt 8.656.525 (10 3đ), tăng chiếm 2,19%, bội chi tuyệt đối
185.357, tiết kiệm tương đối 492.336, làm tăng 0,15% tồng chi phí sản xuất kinh
doanh. Nguyên nhân tác động đến chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:
3

Nguyên nhân 1: Công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp có tiến bộ.
Trong kỳ nghiên cứu, công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp đã có tiến bộ,
năng lực quản lý của cán bộ nhân viên tăng lên, sắp xếp công việc phù hợp hơn với
khả năng và trình độ của mỗi nhân viên. Do vậy tiết kiệm được chi phí, tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý.
Ở kỳ nghiên cứu, Doanh nghiệp tổ chức tập huấn nghiệp vụ, chi trả và hỗ trợ
tiền học cho một số cán bộ quản lý nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Điều này tác động tích cực đến công tác quản lý doanh nghiệp có hiệu quả hơn.

Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân 3: Văn phòng phẩm thiết bị in ấn giảm về giá cả.
Doanh nghiệp thu mua được các thiết bị in ấn giảm về giá cả từ các công ty
phá sản mà thiết bị vẫn còn mới nhằm mở rộng bộ phận quản lý. Điều này giúp
doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý.
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
13


Nguyên nhân 4: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển với nhiều ứng dụng quản lý mới
hiệu quả hơn được doanh nghiệp nhanh chóng áp dụng vào công tác quản lý tiết
kiệm cả về thời gian và chi phí thay vì trực tiếp làm việc thì đã có máy móc thực
hiện.
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
Trong 4 nguyên nhân trên:
- Nguyên nhân 1 là nguyên nhân chính chủ quan tích cực.
- Nguyên nhân 3 là nguyên nhân chính khách quan tích cực.
Biện pháp thúc đẩy nguyên nhân 1:
Doanh nghiệp nên tiếp tục quan tâm công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp,
giám sát và theo dõi hoạt động của cán bộ, nhân viên để có cơ sở sắp xếp hợp lý
các vị trí công việc phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi nhân viên. Ngoài ra,
doanh nghiệp cần tổ chức tập huấn, đào tạo cho các cán bộ quản lý nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
VI: Kết luận chung
1. Kết luận về biến động kinh tế:
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh ở kỳ
gốc đạt 126,373,081 (đ), tại kỳ nghiên cứu đạt 134.023.828 (đ), tăng chiếm 6,05%.
Như vậy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh bội chi tuyệt đối 7.650.747 (đ) và tiết
kiệm tương đối 2.459.099 (đ). Biến động trên là do ảnh hưởng của các chỉ tiêu

thuộc 3 khoản mục: khoản mục I chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm gồm chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung;
khoản mục II chi phí bán hàng và Khoản mục III chi phí quản lý doanh nghiệp.
Xét khoản mục I:
Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm ở kỳ gốc đạt 104.914.457 (đ), kỳ nghiên
cứu đạt 111.213.679 (đ), tăng chiếm 6%, bội chi tuyệt đối 6.299.222 (đ), tiết kiệm
tương đối 2.093.935 (đ) và làm tăng 4,98% tổng chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Biến động kinh tế của chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm chịu ảnh
14


hưởng của 3 chỉ tiêu: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung. Cụ thể là:
Chi phí nguyên vật liệu ở kỳ gốc đạt 52.474.582 (đ), kỳ nghiên cứu đạt
55.121.567 (đ), tăng chiếm 5.04%, bội chi tuyệt đối là 2.646.985 (đ), tiết kiệm
tương đối 1.550.982 (đ), làm tăng 2.09% tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
Chi phí nhân công ở kỳ gốc là 38.863.527 (đ), kỳ nghiên cứu là 41.113.255
(đ), tăng chiếm 5.79%, với bội chi tuyệt đối là 2.249.728 (đ), tiết kiệm tương đối là
859.354 (đ) và làm tăng 1.78% tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất chung ở kỳ gốc chi phí đạt 13.576.348 (103đ), sang kỳ
nghiên cứu đạt 14.978.857 (103đ), tăng chiếm 10.33%, bội chi tuyệt đối 1.402.509
(103đ), bội chi tương đối 316.401 (10 3đ), làm tăng 1,11% tổng chi phí sản xuất của
doanh nghiệp.
Xét khoản mục II:
Chi phí bán hàng của doanh nghiệp ở kỳ gốc đạt 12.987.456 (10 3đ), sang kỳ
nghiên cứu đạt 14.153.624 (103đ), tăng chiếm 8.98%, với bội chi tuyệt đối
1.166.168 (103đ), bội chi tương đối là 127.172 (10 3đ), làm tăng 0.92% tổng chi phí
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xét khoản mục III:
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ít nhất, ở kỳ gốc chi phí đạt 8.471.168

(103đ), kỳ nghiên cứu đạt 8.656.525 (103đ), tăng chiếm 2,19%, bội chi tuyệt đối
185.357, tiết kiệm tương đối 492.336, làm tăng 0,15% tồng chi phí sản xuất kinh
doanh.
2. Kết luận chung về nguyên nhân:
2.1. Nguyên nhân chính khách quan:
-

Nguyên nhân chính khách quan tích cực:

Nguyên nhân 1: Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước đối tác giảm mạnh
Các hiệp định về toàn cầu và tự do hóa thương mại làm cho thuế nhập khẩu
giảm mạnh. Đặc biệt khi hiệp định TTP (Đối tác xuyên Thái Bình Dương) được ký
kết năm 2016 và TTP sẽ bắt đầu có hiệu lực 2 năm sau đó, đây là lúc thuế giảm
15


xuống còn 0% tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu những nguyên vật liệu
mà không bị rào cản thuế quan giúp giảm chi phí nguyên vật liệu.
Nguyên nhân 2: Công nhân được cử đi đào tạo ở nước ngoài về nước.
Doanh nghiệp tiếp nhận một số công nhân trở lại sau quá trình đào tạo ở
nước ngoài. Điều này giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân 3: Văn phòng phẩm thiết bị in ấn giảm về giá cả.
Doanh nghiệp thu mua được các thiết bị in ấn giảm về giá cả từ các công ty
phá sản mà thiết bị vẫn còn mới nhằm mở rộng bộ phận quản lý. Điều này giúp
doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý.
-

Nguyên nhân chính khách quan tiêu cực:

Nguyên nhân 1: Khung giá bán buôn điện tăng đột biến.

Tại kỳ nghiên cứu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam áp dụng khung giá bán
buôn điện cao hơn kỳ gốc trong khi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cần
nguồn năng lượng điện rất lớn, do vậy mà chi phí điện của doanh nghiệp tăng
mạnh làm tăng chi phí dịch vụ mua ngoài.
Nguyên nhân 2: Xu hướng tăng giá trên thị trường diễn ra mạnh mẽ.
Xu hướng tăng giá trên thị trường diễn ra mạnh mẽ dẫn đến các khoản chi
phí thuê ngoài phục vụ cho bán hàng tăng nhanh như các chi phí về thuê cửa hàng,
sửa chữa, thuê kho bãi tăng cao. Tất cả đều tác động làm tăng chi phí dịch vụ mua
ngoài đồng thời tăng chi phí bán hàng.
2.2. Nguyên nhân chính chủ quan:
-

Nguyên nhân chính chủ quan tích cực:

Nguyên nhân 1: Đánh giá đúng tầm quan trọng của yếu tố nguyên vật liệu đầu
vào.
Doanh nghiệp chú trọng hơn trong kỳ nghiên cứu về các hoạt động quản lý
liên quan tới nguồn cung đầu vào và đánh giá chính xác về nhu cầu nguyên vật liệu
làm chi phí nguyên vật liệu tăng một cách hiệu quả, hợp lý với quy trình sản xuất
kinh doanh.
16


Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp thực hiện công tác tuyển dụng.
Tại kỳ nghiên cứu doanh nghiệp chỉ tuyển nhân công với yêu cầu đã có kinh
nghiệm, có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu sản xuất nhằm đạt hiệu quả
cao, do vậy mà doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân công.
Nguyên nhân 3: Công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp có tiến bộ.
Trong kỳ nghiên cứu, công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp đã có tiến bộ,
năng lực quản lý của cán bộ nhân viên tăng lên, sắp xếp công việc phù hợp hơn với

khả năng và trình độ của mỗi nhân viên. Do vậy tiết kiệm được chi phí, tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
-

Nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực:

Nguyên nhân 1: Doanh nghiệp tiến hành sửa chữa máy móc thiết bị.
Doanh nghiệp tiến hành sửa chữa lớn và bào trì máy móc thiết bị nhưng chỉ
phân bổ chi phí sửa chữa trong thời gian ngắn trong kỳ nghiên cứu. Điều này làm
cho khoản trích chi phí sửa chữa cho khấu hao tài sản cố định trong tổng chi phí
tăng mạnh.
Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp thuê ngoài đội ngũ tiếp thị và bán hàng.
Doanh nghiệp thiếu đội ngũ tiếp thị, bán hàng chuyên môn để phục vụ cho
công tác quảng cáo bán hàng nên phải thuê ngoài làm tăng chi phí bán hàng trong
kỳ nghiên cứu.
3. Kết luận về biện pháp:
-

Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tích cực:

Biện pháp đối với nguyên nhân 1: Doanh nghiệp cần chú trọng hơn trong
công tác quản lý nguyên vật liệu đầu vào, cơ cấu lại các khâu quản lý chặt chẽ hơn,
thường xuyên kiểm tra, đánh giá nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho quá
trình thực hiện sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung uy tín,
đảm bảo cả về giá cả và chất lượng.
Biện pháp đối với nguyên nhân 2: Doanh nghiệp cần xác định đúng và đủ
các tiêu chí đánh giá tuyển dụng, xây dựng mô hình đánh giá hợp lý, nâng cao
năng lực đánh giá của những người làm công tác tuyển chọn, sàng lọc kỹ nguồn
17



lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân công thực sự có khả
năng, phù hợp với công việc và có hướng gắn bó lâu dài.
Biện pháp đối với nguyên nhân 3: Doanh nghiệp nên tiếp tục quan tâm công
tác tổ chức quản lý doanh nghiệp, giám sát và theo dõi hoạt động của cán bộ, nhân
viên để có cơ sở sắp xếp hợp lý các vị trí công việc phù hợp với khả năng và trình
độ của mỗi nhân viên. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tổ chức tập huấn, đào tạo cho
các cán bộ quản lý nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
-

Biện pháp chi nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực:

Biện pháp đối với nguyên nhân 1: Doanh nghiệp cần tiến hành tính toán chi
tiết và chính xác chi phí sửa chữa máy móc thiết bị để từ đó mức độ phân bổ chi
phí sửa chữa hợp lý, phù hợp, không nên phân bổ trong thời gian quá ngắn. Ngoài
ra doanh nghiệp cần đào tạo các kỹ sư sửa chữa hệ thống máy móc thiết bị, cử đi
tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu nước ngoài nhằm phục vụ công tác vận hành
sửa chữa máy móc.
Biện pháp đối với nguyên nhân 2: Doanh nghiệp cần nhanh chóng tuyển
thêm đội ngũ nhân viên trong bộ phận bán hàng, tiếp thị. Ngoài ra, doanh nghiệp
nên tiến hành các buổi tập huấn đào tạo chuyên môn cho nhân viên, thực hiện các
chiến lược tiếp thị, bán hàng phù hợp có hiệu quả bởi chiến lược tiếp thị là bước
căn bản nhằm đạt được mục tiêu tăng doanh số bán hàng và có một lợi thế cạnh
tranh bền vững.

18




×