Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Slide bài giảng tập huấn giáo viên môn tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.17 KB, 33 trang )


PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/ MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
II/QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CỦA SGK TIẾNG VIỆT LỚP 1
III/ TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SÁCH VÀ CÁC BÀI HỌC TRONG SGK TIẾNG VIỆT 1
PHẦN THỨ HAI
CÁC KIỂU BÀI HỌC VÀ CÁCH DẠY
PHẦN THỨ BA
I. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
II. CÁC TÀI LIỆU BỔ TRỢ, THAM KHẢO
III. KHUNG GIÁO ÁN


PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/ MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1


PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/ MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1:

Tiếng Việt là môn học bắt buộc trong chương trình tiểu học. Mục tiêu giáo dục của
môn học này ở lớp 1 là;
1. Góp phần thực hiện mục tiêu chung của môn học là: Hình thành, phát triển
năng lực ngôn ngữ và văn học cho HS, cụ thể là hình thành, phát triển cho HS các kĩ
năng đọc, viết, nghe, nói với mức độ căn bản để làm công cụ học các môn học khác
và tự học. Thông qua các hoạt động đọc, viết, nghe, nói, môn Tiếng Việt bước đầu
hình thành cho HS năng lực văn học, giúp HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của
tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho các em.


2. Môn Tiếng Việt lớp 1 góp phần phát triển các năng lực chung theo quy định
của chương trình đó là:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Môn Tiếng Việt lớp 1 góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm
chất chủ yếu là:
- Yêu nước
- Nhân ái
- Chăm chỉ


CÂU HỎI THẢO LUẬN:
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục môn Tiếng Việt lớp 1 GV cần đổi mới
phương pháp dạy học như thế nào?


Câu hỏi thảo luận:
1/ Dạy học tích cực là gì?
2/ Dạy học phân hóa là gì? Vì sao cần phải dạy học phân hóa?
3/ Dạy học tích hợp là gì?


1/ Dạy học tích cực: Là cách dạy học mà ở đó, giáo viên là người đóng vai trò tổ
chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình
huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự
phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự
học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã được tích lũy để phát triển.
2/ Dạy học phân hóa: Là dạy phù hợp với các đối tượng khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi
HS dựa vào đặc điểm tâm – sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của HS.

Dạy học phân hóa nhằm giải quyết hai vấn đề:
- Thứ nhất: Tri thức nhân loại ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh nhưng thời gian học ở trường lại hạn chế do đó cần
có một chương trình học cơ bản, cốt lõi nhất, cần thiết nhất để dạy cho HS, để HS có thể tự học, học nâng cao để đáp
ứng yêu cầu cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Thứ hai: Khả năng tiếp thu, sức khỏe, tâm lý, thiên hướng của mỗi người khác nhau. Vì vậy cần có nhiều chương
trình học, nhiều bộ SGK, nhiều phương thức dạy và học khác nhau để đáp ứng tốt nhất khả năng và sở thích của mỗi
người.
3/ Dạy học tích hợp: Là dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kí năng… thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá
trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.


PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
II/ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CỦA SGK TIẾNG VIỆT 1

1. Tiếp cận mục tiêu: Tiếp cận mục tiêu là lấy mục tiêu giáo dục của Chương trình
GDPT làm căn cứ để lựa chọn, tổ chức nội dung học tập và hoạt động học tập của
HS.
- Lấy việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ (Đọc, Viết, Nói và Nghe) làm trục
phát triển của cuốn sách để phục vụ mục tiêu phát triển NL đặc thù (NL ngôn ngữ, văn
học).
- Thống nhất nội dung rèn luyện các KN ngôn ngữ trong mỗi bài học theo chủ
đề, chủ điểm để phục vụ mục tiêu bồi dưỡng KT, KN Svà c ác phẩm chất
chủ yếu.
- Tích cực hóa hoạt động học tập của HS để phát triển toàn diện, vững chắc phẩm chất
và NL (NL đặc thù, NL chung).


PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

II/ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CỦA SGK TIẾNG VIỆT 1

2. Tiếp cận đối tượng:
Tiếp cận đối tượng là lựa chọn, tổ chức nội dung học tập và các hoạt động
học tập cho phù hợp với tâm sinh lý và trình độ nhận thức của HS.
- HS là người nói Tiếng Việt, do đó, nhiệm vụ trọng tâm của môn TV lớp 1 là
dạy chữ để HS biết đọc, biết viết, đồng thời dạy phát triển các kĩ năng nghe
và nói ở mức độ cao hơn.
- HS còn nhỏ tuổi, do đó cần chú ý đến tính vừa sức (VD không dạy quá 2
chữ hoặc 2 vần) và tâm lí lứa tuổi.
- HS là đối tượng rất đa dạng cho nên cần thiết kế nội dung mở để thực hiện
giáo dục phân hóa, nhằm khơi dậy tiềm năng ở mỗi HS.


PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

III. THỜI LƯỢNG HỌC - CẤU TRÚC SÁCH –CẤU TRÚC CÁC BÀI HỌC TRONG SGK
TIẾNG VIỆT 1

1. Thời lượng học:
- Tổng thời lượng: 420 tiết/năm học (12 tiết/tuần x 35 tuần).
- Tổng số tiết Tiếng Việt ở tiểu học không thay đổi (43 tiết/tuần).
2. Cấu trúc của cuốn sách
SKG Tiếng việt 1 gồm 4 nội dung lớn: chuẩn bị, học chữ, học vần và luyện tập
tổng hợp. ( ba nội dung: chuẩn bị, học chữ, học vần được tập hợp vào một
phần, lấy tên chung là Học vần)
* Học vần (26 tuần = 312 tiết)

– Chuẩn bị
:
4 tiết
– Âm và chữ cái :
72 tiết
– Vần
:
236 tiết
* Luyện tập tổng hợp (9 tuần - 108 tiết)


CÂU HỎI THẢO LUẬN
Vì sao chương trình GDPT 2018 tăng thời lượng dạy và học môn Tiếng Việt ở lớp 1
từ 10 tiết lên 12 tiết/tuần? Tăng thời lượng như vậy có “ Quá tải” đối với GV và HS
không?

25/05/2020

11


PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

III. THỜI LƯỢNG HỌC - CẤU TRÚC SÁCH –CẤU TRÚC CÁC BÀI HỌC TRONG SGK
TIẾNG VIỆT 1

3. Cấu trúc chung của các bài học
Mỗi bài học trong SGK Tiếng Việt 1 đều được tổ chức theo một quy trình gồm các hoạt
động sau: Khởi động – Khám phá – Luyện tập - Ứng dụng.

3.1. Phần khởi động ( Chia sẻ, Trải nghiệm , cùng vui chơi…) tổ chức cho HS chia sẻ
những điều đã trải nghiệm liên quan đến bài học để chuẩn bị cho bài học. Bên cạnh đó phần
khởi động còn nhằm tạo hứng thú cho HS với bài học, cung cấp những trải nghiệm, mở rộng
vốn hiểu biết, vốn từ về chủ đề.
3.2. Phần khám phá: Đặt HS vào tình huống mới để giúp các em có thên những hiểu biết
và kinh nghiệm mới. Trong phần này HS có thể được cung cấp một số ngữ liệu để phục vụ
việc hình thành kiến thức về Tiếng Việt. Các ngữ liệu được lựa chọn theo nguyên tắc tiết
kiệm, điển hình, để với một dung lượng nhỏ nhất có thể khám phá được tương đối đầy đủ
kiến thức.
3.3. Phần luyện tập: Đặt HS vào những tình huống tương tự trong phầm khám phá để giúp
các em củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành. Tùy theo giai đoạn học tập và kiểu
bài, nội dung luyện tập có thể là: tập đọc, tập viết, tập chép, nghe viết, thảo luận, kể chuyện,
viết đoạn văn… các câu hỏi, bài tập luôn gắn với thực tế và yêu cầu của đời sống.
3.4. Phần ứng dụng: ( vận dụng) giúp HS ứng dụng những điều đã họ để nhận thức, phát
hiện và giải quyết những tình huống có thực trong đời sống, Nội dung hoạt động ứng dụng
là hướng dẫn HS thực hành giao tiếp tốt ở trường và ở nhà, đọc sách báo và những thông tin
cần thiết, quan sát và học hỏi thêm trong cuộc sống, sưu tầm và giới thiệu các tài liệu đã sưu
tầm được, tạo ra các sản phẩm đa phương thức ( bưu thiếp, đồ thủ công có lời văn)…


CÂU HỎI THẢO LUẬN
1/ Tính kế thừa của SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều với SGS Tiếng Việt 1
năm 2002 thể hiện ở những điểm nào?
2/ Sự đổi mới của SGK Tiếng Việt Cánh Diều so với SGK Tiếng Việt năm
2002 thể hiện ở những điểm nào?


1/ Tính kế thừa của SGK Tiếng việt Cánh Diều thể hiện ở những điểm sau:
1.1. Về cấu trúc: SGK Cánh Diều cũng gồm 2 phần ( Học vần và luyện tập tổng
hợp) như SGK năm 2002. Phần học vần: dạy chữ, dạy vần; phần luyện tập tổng hợp:

củng cố, phát triển các kiến thức và kĩ năng đã được hình thành từ phần học vần
thông qua các bài tập đọc, viết, nghe và nói được tổ chức theo 3 chủ điểm: Gia đình
- Trường học ( Nhà trường) – thiên nhiên ( thiên nhiên – Đất nước)
1.2. Về dung lượng: Mỗi bài ở phần Học vần thông thường chỉ dạy 2 chữ cái hoặc
2vần, thậm chí có bài chỉ dạy 1 chữ cái, hoặc 1 vần hay 1 dấu thanh.
1.3. Về quy trình dạy học:
- Các bài học vần được triển khai với quy trình gồm 6 bước: (1) Làm quen với từ
chứa âm,vần cần học; (2) Đánh vần;(3) Mở rộng vốn từ và cung cấp âm, vần mới
học;(4|) Làm quen với chữ ghi âm, vần mới học; (5) Tập đọc; (6) tập viết âm, vần
mới học và từ ngữ ứng dụng.
- Các bài tập đọc, tập viết, chính tả, kể chuyện về cơ bản được dạy theo quy trình
GV đã quen thuộc.


2/ SGK Cánh Diều có rất nhiều điểm mới so với SGK năm 2002.
2.1.Các bài học chữ, học vần ( phần Học vần)
- Các bài dạy chữ được sắp xếp chủ yếu theo nhóm nét chữ để HS dễ viết. Bắt đầu
bằng nhóm nét cong, chuyển sang nhóm nét khuyết, nét móc… đồng thời kết hợp
dạy theo thứ tự bảng chữ cái, kết hợp yêu cầu chính tả… dưới chân trang mỗi bài
dạy chữ, SGK giới thiệu cả nhữ in hoa tương ứng với chữ cái mới học, giúp HS dễ
dàng tiếp cận với bài đọc có chữ hoa.
- SGK có mô hình đánh vần giúp GV dễ dạy, HS dễ học CMHS cũng dễ dàng theo
dõi và giúp đỡ con em mình trong việc học.
- Mỗi bài học chữ, học vần đều có hai bài tập củng cố âm,vần mới học với các hình
ảnh sinh động vừa có tác dụng củng cố âm, vần mới học vừa mở rộng vốn từ cho
HS.
- Ngay từ những tuần đầu tiên sách đã tận dụng những chữ, những vần HS đã biết để
tạo ra những bài tập đọc có nghĩa, giúp HS phát triển kĩ năng đọc nhanh và vững
chắc.
- Nếu SGK hiện hành yêu cầu HS viết bằng bảng con và vở viết ngay trong giờ học

vần khiến HS gặp khó khăn vì phải thực hiện quá nhiều hoạt động trong cùng 1 tiết
học thì SGK Cánh Diều sắp xếp mỗi tuần 2 tiết dành riêng cho hoạt động tập viết
vào vở, giúp HS có thời gian viết thoải mái hơn.


2/ SGK Cánh diều có rất nhiều điểm mới so với SGK năm 2002.
2.2. Các bài luyện tập tổng hợp:
Trong phần Luyện tập tổng hợp có 2 kiểu bài lần đầu tiên xuất hiện trong SGK là Tự
đọc sách bào và góc sáng tạo.
- Trong giờ Tự đọc sách báo, HS được rèn luyện năng lực tự hoach, tự đọc thông
qua việc mang sách đến lớp để đọc dưới sự hướng dẫn của cô.
- Trong giờ góc sáng tạo, HS được vận dụng những điều mình đã học, đã biết vào
việc tạo lập các văn bản đa phương thức như: làm bưu thiếp tặng người thân; sưu
tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh, trưng bày và giới thiệu ( bằng 2 hình thức viết và nói)
tranh ảnh về thiên nhiên và về bản thân.
2.3. Những điểm mới khác:
- Các kĩ năng nói và nghe trong SGK Cánh Diều được rèn luyện thông qua các hoạt
động trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, nghe viết, đồng thời được tập trung rèn luyện
thông qua tiết kể chuyện hằng tuần. Nhiều câu chuyện trong tiết kể chuyện được xây
dựng thành video hoạt hình trên SGK điện tử kèm theo SGK giấy.
- Ngữ liệu trong SGK Cánh Diều hầu hết là văn bản mới. Các văn bản này được xây
dựng dưới dạng đa phương thức. (kết hợp cả chữ viết và hình ảnh) và được lựa
chọn, biên soạn, biên tập mộ cách kĩ càng, đáp ứng yêu cầu giáo dục. Các câu
chuyện, bài thơ trong sách có nội dung phù hợp với HS và tạo hứng thú cho HS khi
đọc.
- Về hình thức: SGK Cánh Diều trình bày đẹp, màu sắc trong sáng, với hơn 1800
tranh ảnh vừa có tác dụng minh họa vừa là nguồn tri thức quan trọng của bài học.


PHẦN THỨ HAI

CÁC KIỂU BÀI HỌC VÀ CÁCH DẠY

I.Các kiểu bài học
Thứ
tự

Kiểu bài

Phần học vần
Số bài/tuần

Phần LTTH

Số tiết /bài

Số bài/tuần

Số tiết /bài

1

Học chữ / vần

4

2

-

-


2

Tập viết

2

1

2

1

3

Chính tả

-

-

1

1

4

Kể chuyện

1


1

1

1

5

Tập đọc

-

-

3

1-2

6

Góc sáng tạo

-

-

1

1


7

Tự đọc sách báo

-

-

1

2

8

Ôn tập

1

1

-

-

Ngoài ra còn có các bài ôn tập và đánh giá giữa học kì I (12 tiết), ôn tập và đánh giá cuối
học kì I (12 tiết), đánh giá giữa học kì II (6 tiết), ôn và đánh giá cuối năm học (12 tiết)


PHẦN THỨ HAI

CÁC KIỂU BÀI HỌC VÀ CÁCH DẠY
II. Cách dạy
1. Dạy các bài học chữ, học vần:
1.1. Nội dung: Mỗi bài học chữ thường gồm tên bài và 5 hoạt động chính; Cụ thể
như sau:
- Tên bài
- Các hoạt động dạy - học:
(1) Làm quen với âm, vần
(2) Đánh vần
(3) Củng cố kiến thức, mở rộng vốn từ
(4) Làm quen với chữ viết
(5)
tập
1.2. Luyện
Cách dạy:
(1) Làm quen
(2) Đánh vần
(3) Cong cố kiến thức, mở rộng vốn từ
(4) Giới thiệu chữ viết: Hoạt động này chỉ được thực hiện ở các bài học chữ.
Sau khi HS đã biết các âm mới, GV giới thiệu cho các em kí hiệu ( chữ) ghi các
âm ấy, bao gồm chữ in thường, chữ in hoa ( để đọc) và chữ viết thường ( để viết)
(5) Luyện tập


PHẦN THỨ HAI
CÁC KIỂU BÀI HỌC VÀ CÁCH DẠY
1. Dạy các bài học chữ, học vần:
(5)Luyện tập
*Tập đọc (Quy trình dạy đọc)
- GV đọc mẫu bài.

- HS luyện đọc các từ ngữ chứa âm, vần mới học, từ ngứ khó.
- HS luyện đọc vỡ từng câu với nhiều hình thức: Đọc thầm, đọc thành tiếng; đọc cá
nhân, tổ, nhóm; đọc đồng thanh.
- HS luyện đọc trơn nối tiếp từng câu (Cá nhân, bàn, tổ).
- HS luyện đọc từng đoạn (Cá nhân, bàn, tổ).
- HS đọc cả bài (Cá nhân, bàn, tổ).Cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh
* Tập viết vào bảng con
Hoạt động luyện viết vào bảng con thực hiện trong thời gian từ 10- 12 phút cuối
tiết 2 trước khi kết thức bài học chữ hoạc cuối tiết 1 bài học vần, trước khi chuyển
sang phần đọc.


PHẦN THỨ HAI
CÁC KIỂU BÀI HỌC VÀ CÁCH DẠY
2. Dạy các bài tập viết
2.1. Nội dung
Yêu cầu dạy tập viết được thực hiện trong cả bài học chữ, học vần ( 2 tiết/bài x 4
bài /tuần) và bài tập viết (2 tiết / tuần)
Trong các bài học chữ, học vần HS chỉ tập viết trên bảng con. (vào cuối tiết 2 bài
học chữ và cuối tiết 1 bài học vần). Hai tiết tập viết trong tuần được dành cho HS
tập viết vào vở những chữ, những vần mới học trong các bài học chữ, học vần. (HK
I viết cỡ chữ vừa – HK II viết (chữ nhỏ) Ở phần luyện tập tổng hợp HS tập tô chữ
viết hoa và tiếp tục rèn luyện chữ viết thường c nhỏ.
2,2. Cách dạy:
(1) Dạy tập viết trong các bài học chữ, học vần ( HS viết trên bảng con)
- Hoạt động chia sẻ và giới thiệu bài
- Hoạt động khám phá
- Hoạt động luyện tập
(2) Dạy tập viết trong vở tập viết
- Hoạt động chia sẻ và giới thiệu bài

- Hoạt động khám phá
- Hoạt động luyện tập


PHẦN THỨ HAI
CÁC KIỂU BÀI HỌC VÀ CÁCH DẠY

3. Dạy các bài chính tả
3,1. Nội dung
Bài tập chính tả âm, vần: Bài tập chính tả đoạn, bài
3.2. Cách dạy

* Làm bài tập điền chữ, điền vần, điền tiếng
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập
- HS làm bài trong vở bài tập Tiếng việt
- GV hướng dẫn HS chữa bài tập
- Nhận xét đánh giá
* Tập chép
- GV đọc 1 lượt bài tập chép
- GV hướng dẫn HS hiểu nội dung bài tập chép
- HS đọc ( hoặc viết )những tiếng dễ viết sai
- HS nhìn mẫu chép bài; tô chữ viết hoa đầu câu
- GV đọc chậm 1 lượt, HS soát lại bài, sửa lỗi
- GV chiếu một vài bài lên màn hình, Hướng dẫn HS nhận xét.
* Nghe viết:
- GV đọc 1 lượt bài nghe viết
- GV hướng dẫn HS hiểu nội dung bài tập chép
- GV cho HS viết những tiếng dễ viết sai
- GV đọc, HS viết; tô chữ viết hoa đầu câu.
- GV đọc chậm 1 lượt, HS soát lại bài, sửa lỗi

- GV chiếu một vài bài lên màn hình, Hướng dẫn HS nhận xét.


PHẦN THỨ HAI
CÁC KIỂU BÀI HỌC VÀ CÁCH DẠY
4. Dạy các bài kể chuyên:
4.1. Nội dung: Các tiết kể chuyện được xuất hiện với tư cách là một nội dung độc
lập, đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện của HS. Đồng thời các tác dụng lớn
trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, phát triển trí tưởng tượng và rèn kĩ năng
nghe, nói cho các em.
4.2. Cách dạy
- Hoạt động khởi động và giới thiệu bài
- Hoạt động khám phá và luyện tập
+ HS nghe cô kể chuyện hoặc xem video (3 lần)
+ HS trả lời câu hỏi theo tranh
+ HS kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi)
+ HS tìm hiểu ý nghĩa, lời khuyên bổ ích của câu chuyện
- Hoạt động ứng dụng.


PHẦN THỨ HAI
CÁC KIỂU BÀI HỌC VÀ CÁCH DẠY

5. Dạy các bài tập đọc trong phần Luyện tập tổng hợp
5.1. Nộ dung: Nội dung các bài đọc rất phong phú, có tác dụng bồi dưỡng đạo đức,
vốn sống, vốn từ, hiểu biết ban đầu về văn học, năng lực thẩm mĩ và kĩ năng sống
cho HS
5.2. Cách dạy
- Hoạt động khởi động và giới thiệu bài
- Hoạt động khám phá và luyện tập

+ Đọc thành tiếng
+ Đọc hiểu
+ Luyện đọc lại


PHẦN THỨ HAI
CÁC KIỂU BÀI HỌC VÀ CÁCH DẠY

6. Dạy các bài góc sáng tạo
6.1. Nội dung:
Góc sáng tạo là một trong hai kiểu bài mới. Mục tiêu là rèn luyện kĩ năng vận dụng
những điều đã học vào thực tế dưới hình thức tạo lập các văn bản đa phương thức
cóa tính sáng tạo, tính ứng dụng.
6.2. Cách dạy
- Hoạt động chia sẻ và giới thiệu bài
- Hoạt động khám phá
- Hoạt động luyện tập
- Hoạt động ứng dụng


PHẦN THỨ HAI
CÁC KIỂU BÀI HỌC VÀ CÁCH DẠY

7. Dạy các bài tự đọc sách báo
7.1. Nội dung:
Mục tiêu chung của bài Tự đọc sách báo là rèn luyện kĩ năng tự đọc, tự học và một
số kĩ năng sống liên quan như; Làm quen với sách báo, thư viện, lựa chọn sách báo;
hình thành thói quen đọc sách báo…
7.2. Cách dạy
- Hoạt động chia sẻ

- Hoạt động khám phá và luyện tập
- Hoạt động ứng dụng


×