Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp dựa trên phương pháp ghi nhận doanh thu, chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.1 KB, 4 trang )

Nghiên cứu trao đổi

Xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp
dựa trên phương pháp ghi nhận doanh thu, chi phí


Ths. Nguyễn Hồng Trang*
Nhận:
29/11/2019
Biên tập:
09/12/2019
Duyệt đăng: 19/12/2019

Lợi nhuận là mục tiêu chính của hoạt động sản xuất - kinh doanh,
nhưng không phải là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp. Khi so
sánh mức độ ưu tiên giữa quản lý thanh khoản và lợi nhuận, quản lý
thanh khoản lại là mục tiêu được ưu tiên cao hơn. Quản lý thanh
khoản là then chốt cho sự sống còn của doanh nghiệp, vì nó ảnh
hưởng đến doanh thu, tăng trưởng tài chính và rủi ro của doanh
nghiệp.
Gần đây, việc xác định khả năng thanh khoản của doanh nghiệp đang
được chuyển dần từ các tỷ lệ truyền thống sang các tỷ lệ dòng tiền,
trước khi đưa ra kết luận về tình trạng thanh khoản của doanh
nghiệp.
Từ khóa: Khả năng thanh toán, quản lý thanh khoản, doanh thu, lợi
nhuận

Nội dung
Trên thế giới và tại Việt Nam
hiện đang tồn tại hai phương pháp
ghi nhận doanh thu, chi phí khác


nhau. Phương pháp thứ nhất đó là
ghi nhận doanh thu, chi theo theo
cơ sở dồn tích và phương pháp thứ
hai là ghi nhận doanh thu, chi phí
theo cơ sở tiền.
Cơ sở dồn tích theo định nghĩa
của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
số 01 (VAS 01) là: “Mọi nghiệp vụ
kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
(DN) liên quan đến tài sản, nợ phải
trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh
thu, chi phí phải được ghi sổ kế
toán vào thời điểm phát sinh, không
căn cứ vào thời điểm thực tế thu
hoặc thực tế chi tiền”. Báo cáo tài
chính (BCTC) lập trên cơ sở dồn
tích phản ánh tình hình tài chính

của DN trong quá khứ, hiện tại và
tương lai”. Hiểu theo cách đơn giản
hơn, đây là phương pháp kế toán
mà việc ghi nhận tài sản, nguồn
vốn, doanh thu, chi phí dựa trên
nguyên tắc dự thu – dự chi. Doanh
thu được ghi nhận vào sổ kế toán
khi phát hành hoá đơn, giao hàng,
thay vì vào thời điểm thu được tiền.
Tương tự, một khoản chi phí phát
sinh và được ghi nhận khi hàng đã
được đặt mua hoặc đã chấm công

cho công nhân, thay vì thời điểm
thanh toán tiền. Do đó, điểm yếu
chính của phương pháp kế toán dồn
tích đó là công ty phải trả thuế thu
nhập DN trước khi nhận được tiền
từ việc bán sản phẩm hàng hóa
hoặc cung cấp dịch vụ.

Với cơ sở tiền, doanh thu và chi
phí được ghi nhận vào thời điểm
thu hoặc chi tiền, mà không phụ
thuộc vào thời điểm phát sinh
doanh thu hoặc chi phí là khi nào.
Nói cách khác, việc ghi nhận doanh
thu, chi phí dựa trên nguyên tắc
thực thu – thực chi, các DN sẽ
không ghi nhận thu nhập cho đến
khi thực sự nhận được nó.
Việc đo lường thanh khoản dựa
trên cơ sở dồn tích đã được các nhà
nghiên cứu và phân tích tài chính sử
dụng rất nhiều năm, qua nhiều thời
kỳ. Đó được gọi là các chỉ tiêu
truyền thống, được tính toán dựa
trên số liệu từ bảng cân đối kế toán
và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh. Gần đây, việc sử dụng các
chỉ tiêu đo lường thanh khoản dựa
trên cơ sở tiền đã xuất hiện và mang
lại một viễn cảnh mới cho việc đo

lường thanh khoản. Đó là việc tính
toán các chỉ tiêu thanh khoản dựa
trên dòng tiền được cung cấp trên
báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dần dần,
chúng được cho là phản ánh bức
tranh thanh khoản của DN tốt hơn
so với các chỉ tiêu truyền thống
(Pham Quang Tin và cộng sự,
2017). Một kết luận chỉ dựa trên các
thước đo truyền thống có thể dẫn
đến một kết luận không chính xác

* Trường Cao đẳng Thống kê

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/2019

25


Nghiên cứu trao đổi
về tình trạng thanh khoản của DN
(Kirkham, 2012).
Atieh (2014) đã thực hiện một
nghiên cứu nhằm so sánh việc
đánh giá tình trạng thanh khoản
theo các tỷ lệ truyền thống và theo
các tỷ lệ dòng tiền của bảy công ty
lớn ngành công nghiệp dược phẩm
ở Jordan, trong khoảng thời gian 6
năm (2007 - 2012). Nghiên cứu

này đã phát hiện có sự khác biệt về
tình trạng thanh khoản của các DN
dược phẩm, giữa đo bằng các tỷ lệ
truyền thống và đo bằng các tỷ lệ
dòng tiền. Đồng thời, một kết luận
về tính thanh khoản của công ty
chỉ dựa trên các tỷ lệ truyền thống
có thể dẫn đến các quyết định
không chính xác và các nhà quản
trị nên phân tích bằng cả các tỷ lệ
dòng tiền trước khi đưa ra kết luận
về tình trạng thanh khoản của DN.
Kết quả nghiên cứu này đồng nhất
với kết quả nghiên cứu của
Kirkham (2012).
Tại Việt Nam, Pham Quang Tin
và cộng sự (2017) cũng đã thực
hiện so sánh việc đo lường thanh
khoản bằng các tỷ lệ truyền thống
và các tỷ lệ dựa trên dòng tiền của
các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán của Việt Nam. Kết
quả chỉ ra rằng, có sự khác biệt
đáng kể về tình trạng thanh khoản
của DN theo các cách đo lường
khác nhau.
Vì vậy, trong nghiên cứu này,
tác giả sẽ tổng hợp các thước đo khả
năng thanh khoản của DN trên cả
hai góc độ là dựa vào cơ sở dồn tích

và dựa vào cơ sở tiền.
Đo lường thanh khoản của
DN dựa trên cơ sở dồn tích
Việc đo lường thanh khoản của
DN dựa trên cơ sở dồn tích chính
là việc tính toán các chỉ tiêu thanh
khoản dựa trên số liệu được cung
cấp từ Bảng cân đối kế toán và Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
26

Tác giả Văn Thị Thái Thu và
cộng sự (2015) đưa ra 4 chỉ tiêu
đo lường tính thanh khoản của
DN (hay còn gọi là nhóm hệ số
khả năng thanh toán) gồm: (1)
Hệ số khả năng thanh toán hiện
thời (CUR), (2) Hệ số khả năng
thanh toán nhanh (QR), (3) Hệ
số khả năng thanh toán tức thời
(CAR), (4) Chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt (CCC).
Theo Demirgünes (2016), CUR
là thước đo thanh khoản tối ưu
nhất, nhưng Eljelly (2004) lại cho
thấy CCC có tầm quan trọng lớn
hơn so với CURkhi đo lường tính
thanh khoản. Podilchuk (2013) lại
sử dụng cả 3 chỉ tiêu: CUR, QR và
CCC để xem xét tác động của

quản lý thanh khoản đến lợi nhuận
của các công ty ở Ukraine, trong
khi Thuraisingam (2015) lại chỉ sử
dụng CUR, QR để đo lường tính
thanh khoản khi xem xét ảnh
hưởng của quản lý thanh khoản
đến lợi nhuận của các công ty ở
Sri Lanka.
Chính vì vậy, dựa trên cơ sở
tổng hợp tổng quan các nghiên cứu
trước đó, tác giả sẽ sử dụng 4 chỉ
tiêu: (1) CUR, (2) QR, (3) CAR,
(4) CCC để đo lường tính thanh
khoản dựa trên cơ sở dồn tích của
các công ty phi tài chính niêm yết
trên thị trường chứng khoán.
Các chỉ tiêu được xác định như
sau:
- Hệ số khả năng thanh toán
hiện thời (Current Ratio – CUR)
CUR của DN được định nghĩa
là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản
ngắn hạn và nợ ngắn hạn của DN,
được tính như sau:
Hệ số khả năng thanh toán hiện
thời (CUR) = Tổng tài sản ngắn
hạn/Nợ ngắn hạn
CUR cho thấy, khả năng DN
chuyển đổi các tài sản ngắn hạn
thành tiền để thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn đến hạn trả. Vì vậy,

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/2019

DN phải huy động các tài sản hiện
có và tiến hành hoán chuyển các tài
sản ngắn hạn này thành tiền để
thanh toán các khoản nợ phải trả.
Để đánh giá năng lực thanh toán
hiện thời của DN, cần dựa vào
CUR trung bình của các DN trong
cùng ngành. Bởi giữa các ngành
nghề kinh doanh khác nhau thì sẽ
có CUR khác nhau. Đồng thời,
cũng cần so sánh với CUR ở các
thời kỳ trước đó của DN.
Nếu CUR > 1: Tài sản ngắn hạn
của DN đủ khả năng để chi trả nợ
ngắn hạn. CUR càng cao thì khả
năng chi trả các khoản nợ là càng
lớn, nguy cơ phá sản của DN thấp,
tình trạng tài chính tốt. Tuy nhiên,
nếu CUR quá cao cho thấy khả
năng thanh toán dồi dào của DN
nhưng lại phản ánh hiệu quả sử
dụng vốn thấp, do DN đã đầu tư
vào tài sản ngắn hạn quá nhiều,
dẫn đến tình trạng tài chính là
không tốt.
Nếu CUR < 1: Khả năng thanh

toán các khoản nợ vay đến hạn
phải trả của DN là không tốt, do
thiếu nguồn lực đảm bảo khả năng
thanh toán từ tài sản ngắn hạn. Tuy
nhiên, việc CUR < 1 cũng không
hẳn là một vấn đề nghiêm trọng,
bởi một công ty có triển vọng dài
hạn tốt có thể vay mượn những
khách hàng tiềm năng để đáp ứng
nghĩa vụ hiện tại. Và một số ngành
nghề thường hoạt động với CUR <
1 (Ware, 2015).
Nếu CUR tiệm cận đến 0 thì
DN rơi vào tình trạng mất khả năng
thanh toán các khoản nợ và có rủi
ro bị phá sản.
Nhược điểm của hệ số này là
phần tử số (tài sản ngắn hạn) gồm
nhiều khoản mục tài sản, kể cả
những khoản mục tài sản khó có
thể hoán chuyển thành tiền như các
khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi,
hàng tồn kho khó tiêu thụ, các
khoản thiệt hại chưa xử lý,…


Nghiên cứu trao đổi
- Hệ số khả năng thanh toán
nhanh (Quick Ratio – QR)
Để huy động vốn thanh toán nợ

đến hạn, trước hết, DN phải hoán
chuyển các tài sản ngắn hạn như
hàng tồn kho thành tiền, nhưng có
những loại hàng tồn kho chuyên
dùng để dự trữ thường xuyên cho
hoạt động kinh doanh có thời gian
hoán chuyển thành tiền rất lâu, ví
dụ như nguyên liệu, vật liệu, công
cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng
hóa,… Do đó, bên cạnh việc sử
dụng CUR, tính thanh khoản của
DN còn được đo bằng QR. Chỉ tiêu
này sẽ đánh giá chặt chẽ hơn khả
năng thanh toán của DN.
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh (QR) = (Tiền và các khoản
tương đương tiền + Đầu tư tài
chính ngắn hạn + Các khoản phải
thu ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh (QR) = (TSNH – Hàng tồn
kho)/Nợ ngắn hạn
Nếu QR có giá trị từ trong
khoảng (0,5 – 1), nghĩa là DN có
khả năng thanh toán lạc quan. Tuy
vậy, để xác định QR của DN là tốt
hay không tốt thì đồng thời cần
phải xem xét đến hiện trạng hoạt
động của DN. Nếu QR < 0,5 thì có
thể DN đang gặp khó khăn trong

việc huy động vốn để trả nợ, dẫn
đến việc phải bán nhanh tài sản để
trả nợ. Nhưng nếu QR quá cao, có
nghĩa lượng tiền dư thừa của DN
lớn hoặc các khoản phải thu còn
tồn đọng nhiều, đồng nghĩa với
hiệu quả sử dụng vốn là không tốt.
- Hệ số khả năng thanh toán
tức thời (Cash Ratio – CAR)
CAR cho biết, với số tiền và
các khoản tương đương tiền hiện
có, DN có thể đảm bảo khả năng
thanh toán kịp thời nợ ngắn hạn
hay không.

Hệ số khả năng thanh toán tức
thời CAR = Tiền và các khoản
tương đương tiền/Nợ ngắn hạn
Hệ số này cũng nằm trong
khoảng 0,5 - 1. Tuy nhiên, để xác
định hệ số này là tốt hay xấu ở một
DN, còn cần xem xét đến thực
trạng hoạt động của DN. Hệ số này
quá nhỏ thì chắc chắn việc thanh
toán nợ của DN hiện gặp khó khăn.
So với các chỉ số CUR, QR thì
CAR đòi hỏi tính khắt khe hơn.
Các khoản phải thu ngắn hạn và
hàng tồn kho không được đưa vào
phần tử số do khả năng có thể

nhanh chóng chuyển thành tiền để
kịp đáp ứng các khoản nợ đến hạn
của hai khoản này là tương đối khó
và không chắc chắn. Hệ số này đặc
biệt hữu ích để đánh giá khả năng
thanh toán của một số DN trong
giai đoạn nền kinh tế gặp khủng
hoảng khi hàng tồn kho không tiêu
thụ được và nhiều khoản nợ phải
thu gặp khó khăn khó thu hồi.
- Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
(Cash Conversion Cycle - CCC)
CCC là chỉ tiêu phản ánh
khoảng thời gian để DN tiêu thụ
hàng tồn kho, thu hồi các khoản nợ
phải thu và thanh toán các khoản
nợ phải trả của mình.
Nếu CCC càng nhỏ thì vốn lưu
động bị ứ đọng được giảm đáng kể,
làm giảm nhu cầu về vốn lưu động,
nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng
tính thanh khoản cho DN.
CCC = ICP + RCP – PDP
Trong đó:
+ ICP (Inventory Conversion
Period) - kỳ luân chuyển hàng tồn
kho: phản ánh số ngày của một
vòng quay hàng tồn kho.
ICP = Giá trị hàng tồn kho bình
quân/Giá vốn hàng bán trung bình

ngày
+ RCP (Receivable Conversion
Period) - kỳ thu tiền bình quân:
phản ánh số ngày bình quân của
một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đến
khi thu tiền.

RCP = Số dư bình quân nợ phải
thu của khách hàng/Doanh thu
trung bình ngày
+ PDP (Payable Deferral Period) - kỳ trả tiền bình quân:
phản ánh số ngày DN cần để
thanh toán các khoản phải trả của
mình.
PDP = Số dư bình quân nợ phải
trả nhà cung cấp/Giá vốn hàng bán
trung bình ngày
Đo lường thanh khoản của
DN dựa trên cơ sở tiền
Trong nền kinh tế thị trường,
tiền của DN là một yếu tố rất quan
trọng. Ở một thời điểm nhất định,
tiền chỉ phản ánh và có ý nghĩa như
một hình thái biểu hiện của tài sản
lưu động, nhưng trong quá trình
kinh doanh, sự vận động của tiền
được xem là hình ảnh trung tâm
của hoạt động kinh doanh – phản
ánh năng lực tài chính của DN. Mặt
khác, thông tin về luồng tiền của

DN rất hữu dụng trong việc cung
cấp thông tin cho người sử dụng
một cơ sở để đánh giá khả năng của
DN, trong việc tạo ra tiền và các
nhu cầu của DN trong việc sử dụng
luồng tiền đó. Chính vì vậy, việc đo
lường thanh khoản của DN dựa
trên cơ sở tiền, tức sử dụng số liệu
trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, sẽ
giúp các nhà quản trị và các nhà
đầu tư đánh giá chính xác hơn tình
trạng thanh khoản của DN.
Theo Kirkham (2012), Barua và
Saha (2015), Pham Quang Tin và
cộng sự, (2017), các chỉ tiêu đo
lường tính thanh khoản dựa trên cơ
sở tiền gồm:
- Hệ số đảm bảo thanh toán nợ
từ dòng tiền thuần hoạt động (Tỷ
lệ dòng tiền – Cash flow ratio CFR)
Chỉ tiêu này sử dụng để xem xét
khả năng chi trả các khoản nợ ngắn
hạn của DN thông qua dòng tiền
thuần hoạt động. Thông qua đó,
đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/2019

27



Nghiên cứu trao đổi
động kinh doanh của DN có đủ chi
trả nợ hay không. Hệ số càng cao,
khả năng trả nợ càng cao.
CFR = Dòng tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh/Nợ ngắn hạn bình
quân
Trong số các công ty có số nợ
ngắn hạn bình quân bằng nhau, nhà
đầu tư sẽ có nhiều khả năng đầu tư
vào công ty có tỷ lệ dòng tiền cao
hơn. Tỷ lệ này phải ít nhất là 0,4.
Nếu tỷ lệ dòng tiền nhỏ hơn 1, số
tiền công ty đã tạo ra ít hơn số nợ
ngắn hạn cần phải thanh toán. Điều
này có thể báo hiệu một nhu cầu
cần thêm vốn. Do đó, các nhà đầu
tư và phân tích thường thích tỷ lệ
dòng tiền hoạt động cao hơn (Sanghani, 2014).
- Hệ số đảm bảo thanh toán lãi
vay từ dòng tiền thuần hoạt động
(Cash interest coverage - CIC)
Chỉ tiêu này sử dụng để đánh
giá được khả năng tạo tiền từ hoạt
động kinh doanh của DN có đáp
ứng được yêu cầu thanh toán lãi
vay hay không. Hệ số này cho
thấy một cách thực tế hơn về tình
hình DN có đủ khả năng trả tiền

lãi hay không. Nếu DN có vốn
vay nhiều thì hệ số này tính được
có giá trị thấp, ngược lại hệ số sẽ
có giá trị cao.
CIC = (Dòng tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh + Tiền lãi vay đã
trả)/Tiền lãi vay đã trả
- Hệ số đảm bảo nhu cầu tiền
mặt cần thiết (Critical needs cash
coverage – CNCC)
Chỉ tiêu này sử dụng để đánh
giá được khả năng tạo tiền từ hoạt
động kinh doanh của DN có đáp
ứng được yêu cầu thanh toán lãi
vay, nợ phải trả và cổ tức bằng tiền
mặt hay không. Hệ số này càng cao
càng tốt.
CNCC = (Dòng tiền thuần từ
hoạt động kinh doanh + Tiền lãi
vay đã trả)/(Nợ ngắn hạn bình quân
+ Tiền lãi vay đã trả)
28

Kiến nghị
Một kết luận chỉ dựa trên các
thước đo truyền thống có thể dẫn
đến một kết luận không chính xác
về tình trạng thanh khoản của DN.
Bởi trong nền kinh tế thị trường,
tiền của DN là một yếu tố rất quan

trọng. Ở một thời điểm nhất định,
tiền chỉ phản ánh và có ý nghĩa như
một hình thái biểu hiện của tài sản
lưu động, nhưng trong quá trình
kinh doanh, sự vận động của tiền
được xem là hình ảnh trung tâm
của hoạt động kinh doanh – phản
ánh năng lực tài chính của DN. Mặt
khác, thông tin về luồng tiền của
DN rất hữu dụng trong việc cung
cấp thông tin cho người sử dụng
một cơ sở để đánh giá khả năng của
DN trong việc tạo ra tiền và các
nhu cầu của DN trong việc sử dụng
luồng tiền đó.
Như vậy, tại các nghiên cứu về
vấn đề thanh khoản của DN cần
dựa trên việc xem xét đầy đủ trên
cả cơ sở tiền và cơ sở dồn tích, vừa
giúp đánh giá đúng thực trạng của
thanh khoản, vừa giúp nhà quản trị
xác định được chỉ tiêu nào là hữu
ích hơn để đo lường thanh khoản
đối với các DN.
Kết luận
Nghiên cứu của tác giả đã hệ
thống hóa một cách đầy đủ các
thước đo dùng để xác định khả
năng thanh khoản của DN. Một
mặt là các chỉ tiêu truyền thống, đo

lường dựa trên cơ sở dồn tích, được
tính toán dựa trên số liệu từ bảng
cân đối kế toán và báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh. Mặt khác là
các chỉ tiêu dòng tiền, đo lường dựa
trên cơ sở tiền, được tính toán dựa
trên cả số liệu từ báo cáo lưu
chuyển tiền tệ. Việc xác định khả
năng thanh khoản trên tất cả các
góc độ trên, sẽ giúp các nhà quản
trị và các nhà đầu tư đánh giá chính
xác hơn tình trạng thanh khoản của
DN và sẽ có các giải pháp quản trị
rủi ro tốt hơn.

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/2019

Tài liệu tham khảo
Atieh, S. H. (2014), ‘Liquidity analysis
using cash flow ratios as compared to traditional ratios in the pharmaceutical sector
in Jordan’, International journal of Financial research, Tập 5, Số 3, tr. 146-158.
Barua, S., & Saha, A. K. (2015), ‘Traditional Ratios vs. Cash Flow based Ratios: Which One is Better Performance
Indicator?’, Advances in Economics and
Business, Tập 3, Số 6, tr. 232-251.
Demirgünes, K. (2016), 'The Effect of
Liquidity on Financial Performance: Evidence from Turkish Retail Industry', Tạp
chí International Journal of Economics
and Finance, Tập 4, Số 8, tr. 63-79.
Eljelly, A.M. (2004), 'Liquidity profitability tradeoff: An empirical investigation in an emerging market', Tạp chí
International journal of commerce and

management, Tập 2, Số 14, tr. 48-61.
Ismail, R. (2016), 'Impact of Liquidity
Management on Profitability of Pakistani
Firms: A Case of KSE-100 Index', Tạp chí
International Journal of Innovation and
Applied Studies, Tập 2, Số 14, tr. 304-314.
Kirkham, R. (2012), ‘Liquidity analysis
using cash flow ratios and traditional ratios: The telecommunications sector in
Australia’, Tạp chí Journal of New Business Ideas & Trends, Tập 10, Số 1, tr. 1-13.
Pham Quang Tin,Tran Thi Nga and
Pham Thi Kim Lanh (2017), ‘Liquidity
analysis of vietnamese listed firms using
traditional ratios and cash flow ratios’, International Journal of Business, Economics
and Law, Tập 12, Số 1, tr. 13-23.
Podilchuk, Z. (2013), 'Impact of liquidity management on profitability: evidence
from Ukraine', Tạp chí Unpublished MA in
Financial Economics thesis, Kyiv School of
Economics.
Sanghani, D.A. (2014), 'The Effect of
Liquidity on the Financial Performance of
Non-Financial Companies Listed At the
Nairobi Securities Exchange', Tạp chí Unpublished MBA Project.
Thuraisingam, R. (2015), 'The Effects
of Liquidity Management on Firm Profitability: Evidence from Sri Lankan Listed
Companies', Tạp chí Research Journal of
Finance and Accounting, Tập 5, Số 6, tr.
129-134.
Văn Thị Thái Thu, Nguyễn Anh Đức,
Hoàng Thị Thảo Ly, Nguyễn Thị Năm và Lê
Mộng Kiều (2015), 'Các nhân tố ảnh

hưởng đến tính thanh khoản của các DN
chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định',
Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,
tr. 37-39.



×