Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ THÁT LÁT Notopterus notopterus (PALLAS, 1769) Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 26 trang )

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA CÁ THÁT LÁT
Notopterus notopterus (PALLAS, 1769)
Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS.TS. LÊ THỊ NAM THUẬN

NGUYỄN THÀNH
 










MỞ ĐẦU

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, địa hình phức tạp và chịu
ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo cho Thừa Thiên Huế sự
đa dạng về sinh cảnh, là tiền đề cho sự đa dạng hệ động - thực vật.
Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tch 503.320,53 ha (theo báo cáo
thống kê đất đai năm 2011 của UBND tỉnh), kéo dài theo hướng Tây Bắc Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần
phía Tây).


Bên cạnh đó, hệ thủy vực nước ngọt ở Thừa Thiên Huế rất lớn và đa dạng.
Tổng chiều dài sông suối tự nhiên và sông đào đạt tới 1.055 km, tổng diện
tch lưu vực tới 4.195 km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3 1 km/km2, có nơi tới 1,5 - 2,5 km/km2 [2]
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào Nam gặp các sông chính sau:
Sông Ô Lâu, hệ thống Sông Hương, sông Nong, sông Truồi, sông Cầu Hai,
sông Bù Lu.
Do vậy khu hệ cá nước ngọt ở đây rất phong phú và có sự đa dạng sinh
học về cá rất lớn.


 Tuy nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là về cá ở Thừa Thiên Huế rất phong phú nhưng
vẫn chưa được khai thác, nuôi trồng một cách hợp lí và hiệu quả. Điều này phần
lớn là do còn thiếu nghiên cứu có hệ thống về các đặc điểm sinh học của chúng, do
vậy chưa tác động vào nguồn lợi này một cách thích hợp.
 Vì lí do kể trên chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của
cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769) ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế” nhằm góp phần hiểu rõ hơn các đặc điểm sinh học của loài cá giá trị này, từ
đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc khai thác, nuôi và bảo vệ cho phù hợp.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu


2. Thời gian, địa điểm nghiên
cứu
 


3. phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
 3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
3.3.1. Chỉ tiêu hình thái phân loại
3.3.2. Về sinh trưởng
3.3.3.Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá
3.3.4. nghiên cứu về sinh sản


Phần 2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
IV. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÁ THÁT LÁT

1. Đặc điểm hình thái và phân bố của cá thát lát
1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái

1.2. Phân bố


2. Tương quan giữa chiều dài và
trọng lượng chủng quần

W=21793×10-9×L2,79024


3. Cấu trúc tuổi và đặc tính sinh trưởng của cá
3.1. Hình thái vẩy và dạng vòng năm





Trên cơ sở các thông số tính được, chúng tôi thiết lập phương trình
sinh trưởng của cá Thát lát như sau:
Trên cơ sở các thông số tính được, chúng tôi thiết lập phương trình sinh
trưởng của cá Thát lát như sau:
Về chiều dài:
Lt = 479,3×[1-e-0,22129(t+0,97232)]
Về trọng lượng: Wt = 889,3×[1-e-0,03167(t+0,32972)]2,79024
4. Đặc tính dinh dưỡng của cá Thát lát
4.1. Thành phần thức ăn của cá Thát lát
Thành phần thức ăn của cá Thát lát khá phong phú và đa dạng,
gồm 42 loại thuộc 7 ngành thủy sinh vật khác nhau, chủ yếu là
tảo, các ngành động vật không xương sống, cá con và mùn bã hữu
cơ.
Bảng 4.6. Thành phần thức ăn của cá Thát lát ở Phú lộc






4.3. Độ mỡ của cá Thát
lát

4.4. Hệ số béo của cá
Thát lát


5. Đặc tính sinh sản của cá Thát lát
5.1. Tỷ lệ đực cái theo nhóm tuổi



5.2. Sự chín muồi sinh dục theo
nhóm tuổi


5.3. Kích thước và trọng lượng thành thục sinh dục của cá Thát lát

5.4. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Thát lát


5.5. Đặc điểm phát triển của tế
bào sinh dục

5.5.1. Đặc điểm phát triển của tế bào trứng
- Thời kì tổng hợp nhân: tế bào sinh dục trong thời kì này gồm noãn nguyên bào
(là những tế bào trứng khởi đầu). Tế bào sinh dục cái có kích thước nhỏ, tuyến
sinh dục cái gồm nhiều tế bào sếp xít nhau
- Thời kì sinh trưởng sinh chất: Tế bào tăng nhanh về kích thước. Kích thước tế
bào lớn, các tế bào sắp xếp gần nhau, các tế bào có dạng tròn đều hơn thời kì
tổng hợp nhân.
- Thời kì sinh trưởng dinh dưởng: Tế bào sinh dục cái bắt đầu tch lũy dinh dưỡng
và năng lượng chuẩn bị cho quá trình đẻ trứng và nuôi phôi phát triển sau
này.
+ Pha không bào hóa: Xuất hiện vào đầu thời kì sinh trưởng dinh dưỡng. Tế bào
trứng có dạng hình cầu, đường kính xấp xỉ 100µm, các không bào nhỏ hình
thành nhu các dạng bột, tròn, nằm giữa màng tế bào và nhân
+ Pha tch lũy noãn hoàng: Xảy ra khi các hạt không bào đã phát triển mạnh.
Noãn hoàng ban đầu hình thành một ít ở tế bào chất, gần màng tế bào là các
chấm nhỏ li ti từng đám bắt màu hồng, sau đó chuyển vào bám sát màng
nhân, chèn ép màng nhân làm cho nhân không tròn.



- Thời kì chín: Trong tế bào trứng tròn đều, các hạt noãn hoàng dính lại tạo thành các
hạt lớn hơn, màng loc, nguyên sinh mỏng lại, màng Follicul rõ ràng.
5.5.2. Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục đực
- Thời kì sinh sản: Tế bào sinh dục của những con đực là những tinh nguyên bào có
dạng hình cầu, phân bố trên vách ống sinh tinh
- Thời kì sinh trưởng: Các tinh nguyên bào lớn nhanh về kích thước, biến đổi gọi là các
tinh bào sơ cấp. Các tinh bào này tập trung thành đám và được bao bọc bởi màng
chung gọi là nang
- Thời kì chín: Các tinh bào sơ cấp phân chia 2 lần - lần 1 phân chia nguyên nhiễm, lần 2
phân chia giảm nhiễm hình thành nên các tinh tử với bộ NST đơn bội (n)
- Thời kì hình thành: Các tinh tử dần dần phát triển thành các tinh trùng. Sau khi hình
thành các tinh trùng chuyển vào xoang chung của ống sinh tinh, chuẩn bị vào thời
kì sinh sản của cá



5.5.3. Các giai đoạn CMSD của buồng trứng và tinh sào
- Giai đoạn I: Tuyến sinh dục có dạng sợi chỉ, mạch máu chưa phát triển,
không phân biệt được tuyến sinh dục đực cái bằng mắt thường.
- Giai đoạn II: Buồng trứng chiếm không quá 1/5 xoang cơ thể, tuyến sinh
dục bắt đầu đã thấy các mạch máu nhỏ phân bố xung quanh. Buồng
trứng do có các mạch máu nuôi trứng nên có màu hồng, tròn cạnh.
- Giai đoạn III: Buồng trứng có kích thước chiếm 1/3 xoang cơ thể, có
màu vàng đậm. Các tế bào trứng có dạng hạt nhưng chưa tách rời.
Mạch máu phát triển mạnh trên bề mặt noãn bào. Tuyến sinh dục đực
có màu trắng đục, sắc cạnh. Cắt ngang tuyến sinh dục thì bề mặt nhát
cắt phẳng. Giai đoạn này tồn tại rất lâu
- Giai đoạn IV: tuyến sinh dục lớn, chiếm 2/3- ¾ xoang cơ thể. Buồng

trứng căng tròn, tế bào trứng có dạng hạt tròn đều, tách rời, màu
vàng. Tinh sào lớn, có dạng khối tam giác, màu trắng sữa. Khi cắt
ngang tinh sào, mặt cắt không phẳng mà có các giọt tinh trùng chảy ra.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ THÁT LÁT

Tình hình khai thác cá Thát lát ở huyện Phú Lộc
Đề xuất một số giải pháp
. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản
. Nuôi cá Thát lát
. Quản lí và giáo dục cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
 
Từ những kết quả nghiên cứu về một số đặc tnh sinh học của cá Thát Lát,
chúng tôi có một số kết luận và đề nghị như sau:
1. Kết luận
1.1. Ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cá Thát lát có chiều dài khai thác
từ 76 - 270mm, ứng với trọng lượng 4 - 208g. Cá có 3 nhóm tuổi, tuổi cao
nhất là 2+ . Số lượng cá thể chiếm tỷ lệ cao nhất thuộc nhóm tuổi 0 +. Nhóm
tuổi 0+ và 1+ kích thước và trọng lượng cá đực cao hơn cá cái. Ở nhóm tuổi
2+ trọng lượng trung bình của cá cái cao hơn cá đực.
Phương trình tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá có dạng:
W=21793×10-9×L2,79024
1.2. Tốc độ tăng trưởng của cá Thát lát khá nhanh, chiều dài trung bình của cá
Thát lát ở các nhóm tuổi 0+, 1+, 2+ trong tự nhiên lần lượt là 132,25mm;
194,62mm; 234,17mm. Sau một năm tuổi cá tăng trưởng nhanh về chiều
dài, khi đạt đến một kích thước nhất định sự tăng trưởng về chiều dài

chậm lại nhưng lại tăng nhanh về trọng lượng.
Phương trình sinh trưởng theo Bertalanffy có dạng:
- Về chiều dài:
Lt =479,3× [1-e-0,22129×(t+0,97232)]
- Về trọng lượng:
Wt = 889,3×[1-e-0,03167×(t+0,32972)]2,79024


×