Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁ Ở HẠ LƯU SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
KHOA SINH HỌC
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
..........  .......

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI
VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁ Ở HẠ LƯU
SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS.TS. VÕ VĂN PHÚ

MAI THỊ THẢO NHI

HUẾ, 2012


Để hoàn thành được đề tài này em xin tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Võ Văn Phú –
người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực hiện.
Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy giáo
trong bộ môn Tài nguyên – Môi trường khoa sinh
học, trường Đại học Khoa Học Huế. Đồng cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, có
những ý kiến đóng góp, trang bị cho em những
kiến thức sâu rộng để thực hiện khóa luận này và
cũng là hành trang giúp em bước tiếp trong


tương lai.
Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân
địa phương ở khu vực hạ lưu sông Thạch Hãn
trong quá trình điều tra và thu thập mẫu đặc biệt
là anh Nguyễn Anh Phương.
Nhân đây, em cũng xin cảm ơn sự động viên,
khích lệ của gia đình và bạn bè trong suốt quá
thình học tập và thực hiện khóa luận.


Huế, ngày 20 tháng 5 năm
2012
Sinh viên
Mai Thị Thảo Nhi


MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

: Các nước trong khu vực Đông Nam Á

Cites

: Công ước về buôn bán các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp.


EWEC

: Hành lang kinh tế Đông - Tây

FAO

: Tổ chức nông, lương của Liên hiệp quốc

GDP

: Tổng thu nhập quốc doanh

IUCN

: Sách Đỏ thế giới

NĐ – CP

: Ngị định chính phủ

nnk

: Nhà nghiên cứu

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS


: Phó giáo sư

TS

: Tiến sĩ

STT

: Số thứ tự

UNDP

: Chương trình phát triển của Liên hệp quốc

V1, V2,...V10

: Các điểm thu mẫu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


MỤC CÁC HÌNH
Trang


8

MỞ ĐẦU

Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1 km/
km2. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông
Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh). Sông Thạch Hãn (hay còn
gọi là sông Quảng Trị) là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Sông có phụ lưu chính
là sông Vĩnh Phước, sông Rào Quán (phần thượng nguồn gọi là sông Đa Krông),
sông Cam Lộ. Hạ lưu sông Thạch Hãn đổ ra biển Cửa Việt, là phần tiếp giao thoa
giữa nước ngọt và nước mặn nên thành phần loài cá ở khu vực này rất phong phú,
hội tụ nhiều loài cá thích nghi với môi trường nước mặn, ngọt, lợ. Cùng với nhu cầu
ngày càng tăng, sự thiếu hiểu biết của con người dẫn đến việc sử dụng các chất
kích thích tăng trưởng và các chất độc hại trong chăn nuôi như chất tạo nạc cho
lợn, các loại bột có chứa chất cấm trong chăn nuôi gia cầm từ đó gây hậu quả
nghiêm trọng cho người sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng nguồn thực phẩm trong tự
nhiên rất tốt cho sức khỏe của con người. Cá là một trong những nguồn lợi từ tự
nhiên và là thực phẩm toàn diện, giàu đạm, chứa đầy đủ các acid amin không thay
thế và quan trọng trong bữa ăn của chúng ta.
Việc nghiên cứu tính đa dạng sinh học thành phần loài cá, đặc điểm phân
bố, tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản nhằm đề xuất những giải pháp bảo vệ,
duy trì và phát triển bền vững nguồn lợi từ cá là một việc rất cần thiết hiện nay.
Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần
loài và đặc điểm phân bố của cá ở hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị”.
Với đề tài này thì mục đích chúng tôi đặt ra là:
- Xác định được thành phần loài, đặc điểm phân bố của các loài cá, tính đặc
trưng về đa dạng sinh học, tình hình khai thác và nuôi thả ở vùng hạ lưu sông Thạch
Hãn, tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất được các giải pháp sử dụng, khai thác và phát triển bền vững nguồn
lợi cá ở vùng hạ lưu sông Thạch Hãn theo hướng ứng phó với biến đổi khí hậu.


9
Phần 1.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với vùng biển rộng hơn 1 triệu
km2, trải dài hơn 3.260 km và hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm phá với tổng diện
tích lớn. Vì vậy Việt Nam có khu hệ cá rất đa dạng và đặc trưng [3].
Nghiên cứu cá ở Việt Nam đã được thực hiện từ lâu, từ những năm 1945
đến nay vấn đề này càng được chú trọng hơn. Trước năm 1945, việc nghiên cứu về
cá chủ yếu là những công trình của các nhà khoa học người Pháp. Công trình
nghiên cứu cá nước ngọt của H.E.Sauvage công bố năm 1881 là bước đánh dấu về
nghiên cứu cá ở Việt Nam. Trong tác phẩm: Nghiên cứu về khu hệ cá Châu Á và
mô tả một số loài mới ở Đông Dương gồm 139 loài cá chung cho toàn Đông
Dương và mô tả hai loài mới ở miền Bắc nước ta. Tiếp đó trong công trình nghiên
cứu: Đóng góp cho khu hệ cá Bắc Bộ (1884), ông đã thu thập và định loại được 10
loài cá ở Hà Nội, trong đó có 7 loài mới. Bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu về
cá ở Việt Nam mà phải kể đến là các công trình của: Tirant (1883) nghiên cứu về
các loài cá ở miền Trung và miền Nam Việt Nam; J.Pellgrin (1905, 1907, 1928 1932) nghiên cứu cá Vịnh Hạ Long và công bố được 100 loài [3].
Năm 1923, viện Hải Dương học Đông Dương được thành lập tại Nha
Trang đánh dấu một mốc mới trong lịch sử nghiên cứu cá biển Việt Nam. Những
nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1925 – 1940 đã thu được nhiều kết quả rất cơ
bản. Công trình nghiên cứu của J.Pellegrein và P. Chevey (1934, 1936, 1938,
1941) đã sưu tập và phân tích cá ở Nghĩa Lộ gồm 20 loài (1934), mô tả 5 loài
mới ở Bắc Bộ và công bố danh lục gồm 20 loài cá ở Việt Nam (1936), mô tả loài
Hemiculter krempfi (1938),…Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của P.Chevey
và J.Lemasson (1937): Góp phần nghiên cứu về các loài cá nước ngọt Miền Bắc
Việt Nam [47]. Công trình này giới thiệu 17 họ, 98 loài cá nước ngọt. Đây là một
công trình tổng hợp đầy đủ nhất lúc bấy giờ.


10

Thời kỳ này mới dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê thành phần loài còn
những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản của cá thì chưa được tiến hành.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), công tác nghiên cứu về
cá bị gián đoạn, được tiếp tục phát triển khi miền Bắc giải phóng. Ở giai đoạn này
thì công tác nghiên cứu do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành [3], [13].
Chính phủ Việt Nam đã hợp tác với Chính phủ Trung Quốc để nghiên cứu
Hải Dương học nghề cá ở vịnh Bắc Bộ (1959 - 1961). Sau thời gian đó (1960 1962), Việt Nam và Liên Xô đã hợp tác nghiên cứu vịnh Bắc Bộ và các vùng
biển phụ cận. Ở giai đoạn này, vần đề nghiên cứu cá tập trung chủ yếu về đặc điểm
sinh học, sinh trưởng. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về khu hệ cá thời kì này ở
miền Bắc có: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958): Dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi
Thia [45]; Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên (1961): Điều tra nguồn
lợi sinh vật Hồ Tây [45]; Mai Đình Yên (1962): Sơ bộ điều tra thành phần, nguồn gốc
và phân bố chủng quần cá sông Hồng [45].
Từ năm 1961 – 1967, với sự tài trợ của UNDP/ FAO, chương trình nghiên cứu
ngư nghiệp miền duyên hải đã được thực hiện. Nguyễn Anh Tạo (1964): Nguồn lợi
thuỷ sản của sông Lạch Trường và Sông Mã; Đoàn Lệ Hoa và Phạm Văn Doãn
(1971) đã sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã với 114 loài.
Ở miền Nam cũng có các công trình nghiên cứu do cán bộ khoa học Việt
Nam và người nước ngoài thực hiện như: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964);
Fourmanoira (1965); M.Yamamura (1966); Kawamoto, Nguyễn Viết Trương và
Trần Tuý Hoa (1972) [3]. Sau khi kết thúc, Viện Khảo cứu Ngư nghiệp được thành
lập ở Sài Gòn, hoạt động cho đến năm 1975 và hiện nay chính là Viện nghiên cứu
nuôi trồng thuỷ sản II tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
các loài cá kinh tế. Các công trình nghiên cứu bước đầu tập trung chủ yếu ở các loài
cá nước ngọt ở miền Nam Việt Nam, các khu hệ cá, sinh thái, sinh học các loài cá.
Các công trình được công bố bởi các tác giả Việt Nam như: Hoàng Đức Đạt (1960,
1978, 1985, 1990,…), Mai Đình Yên (1962, 1971, 1991,…) [45], [46, [47], [48],



11
Vũ Trung Tạng (1971, 1978, 1982, 1988, 1991,…) [38], chủ yếu nghiên cứu về
khu hệ cá, sinh thái, sinh học của các loài cá ở sông thuộc miền Bắc Việt Nam.
Tính đa dạng về công trình nghiên cứu thể hiện ở: Hội nghị Khoa học toàn quốc
về biển (1977, 1980, 1991), Hội thảo Khoa học về đầm phá tại Huế (1980), Hội
thảo Khoa học về đầm phá Thừa Thiên Huế tại Hải Phòng (1994). Qua các hội
nghị này có các công trình nghiên cứu đầy đặc sắc của các nhà khoa học trong
nước về các lòai cá ở các sông Miền Trung Việt Nam [26], [34].
Trong những năm gần đây, nghiên cứu cá đã và đang được chú trọng hơn.
Cụ thể đã có nhiều công trình nghiên cứu: Nguyễn Văn Lục (2003), Đặc điểm
phân bố cá ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre và Trà Vinh; Võ Văn Phú (2003),
Phát triển bền vững tài nguyên sinh học miền Trung; Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng
(2004), Đa dạng sinh học cá vùng hạ lưu sông Cửa Sót, tỉnh Hà Tĩnh; Võ Văn Phú,
Nguyễn Duy Chinh, Hồ Thị Hồng (2004), Cấu trúc thành phần loài khu hệ các cửa
sông ven biển miền Trung [27], [30], [31].
Trong báo cáo khoa học về Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống (Quy
Nhơn – 10/ 8/ 2007) và Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần
thứ III (Hà Nội – 22/ 10/ 2009) đã có nhiều công trình nghiên cứu đáng kể về cá
biển: Lê Trọng Phấn và nnk (2007) nghiên cứu về nguồn lợi từ cá Ngừ trong đánh
bắt xa bờ [38]; Hoàng Thị Hồng Liên và nnk (2007), nghiên cứu về thực trạng khai
thác và nuôi trồng thủy sản ở một số xã thuộc huyện Tiên Lãng, thành phố Hải
Phòng; công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Quân (2009), đánh giá hiện trạng
nguồn lợi cá san hô ở khu bảo tồn vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa [38], [43].
Những nghiên cứu về cá trong giai đoạn này gắn liền giữa việc bảo vệ nguồn
lợi, bảo vệ môi trường và thực tiễn sản xuất. Những dẫn liệu về thành phần loài, đặc
tính sinh học, sinh thái của chủng quần cá ngày càng phong phú và hoàn thiện. Công
tác nghiên cứu toàn diện về cá nhìn chung được đẩy mạnh và có những bước tiến
vững chắc.



12
1.2. Tình hình nghiên cứu cá ở Quảng Trị
Quảng Trị có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng lại là vùng có tính da
dạng sinh học cao về cả động vật và thực vật. Trước đây, vẫn còn ít các nhà khoa
học chú trọng nghiên cứu, những năm gần đây đã có các công trình nghiên cứu
của các tác giả được công bố như:
Võ Văn Phú, Nguyễn Trường Khoa (2000): Dẫn liệu bước đầu về thành
phần loài cá ở sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, thống kê có 83 loài thuộc 56
giống, 39 họ và 12 bộ [23].
Võ Văn Phú (2001-2003): Phát triển bền vững tài nguyên sinh học miền
Trung. Kết quả bước đầu đã thống kê được thành phần loài cá ở sông Thạch Hãn
tỉnh Quảng Trị với 83 loài [23]; Võ Văn Phú (2005): Khảo sát Đa dạng Sinh học
về thành phần loài động - thực vật bậc cao ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông tỉnh Quảng Trị nhằm đề xuất giải pháp phục vụ phát triển bền vững (Mã số
632.004) [32]. Kết quả đã công bố về Đa dạng Sinh học các hệ sinh thái Khu bảo
tồn thiên nhiên Đakrông với 691 loài thực vật bậc cao, 493 loài động vật có
xương sống; trong đó có 29 loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam
(1996); 121 loài động vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2000), IUCN
(2003), Nghị định số 32/ 2006/ ND - CP ngày 30/ 3/ 2006.
Mai Đình Yên, Nguyễn Xuân Huấn, Thạch Mai Hoàng (2004): Báo cáo
thực địa chuyên đề đa dạng sinh học về cá, Dự án tăng cường quản lý và bảo vệ
khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị và vùng phụ cận.
Võ Văn Phú, Hoàng Trọng Tú, Hoàng Đình Trung (2006): Về Đa dạng
Sinh học thành phần loài cá ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị,
thống kê được 100 loài thuộc 65 giống, 19 họ và 8 bộ [32].
Trong báo cáo về Sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4 (2011),
Nguyễn Vinh Hiền: Thành phần loài cá ở hệ thống sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.
Hồ Anh Tuấn, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Hữu Dực: Đa dạng nguồn lợi cá ở
lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, đã thống kê được 192 loài cá.



13
Phần 2.

ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thành phần, đặc điểm phân bố các loài cá và tình hình khai thác cá ở vùng
hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.

2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2012.

2.3. Địa điểm nghiên cứu
Hệ thống sông Thạch Hãn thuộc hai huyện Cam Lộ, Triệu Phong, Đông
Hà và thị xã Quảng Trị. Hệ thống sông Thạch Hãn chảy qua các huyện và tỉnh
của tỉnh Quảng Trị. Bắt nguồn từ huyện Đakrong và đổ vào hai nhánh chính đó là
nhánh sông Thạch Hãn và nhánh sông Cam Lộ hay còn gọi là sông Hiếu. Nhánh
sông Thạch Hãn chảy qua các huyện của tỉnh Quảng Trị trong đó có huyện Triệu
Phong và Thị xã Quảng Trị. Nhánh sông Hiếu chảy qua huyện Cam Lộ và Thành
phố Đông Hà, sau đó đổ vào sông Thạch Hãn ở bờ trái Gia Độ và đổ ra cửa Việt.
Địa điểm nghiên cứu là vùng hạ lưu sông Thạch Hãn trong đó có phần của
hạ lưu sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị cụ thể ở hình 2.1.
Sau khi thu thập mẫu, mẫu được định loại ở phòng thí nghiệm bộ môn Tài
nguyên- Môi trường, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Huế.


14

Bảng 2.1. Ký hiệu các điểm thu mẫu cá khai thác tại khu vực nghiên cứu


Kí hiệu

Địa điểm

Kí hiệu

Cầu Đông Hà
V1

Địa điểm
Gio Quang

V6
Thành phố Đông Hà

huyện Gio Linh

Phường Đông Giang

Gio Quang

V2

V7
Thành phố Đông Hà

huyện Gio Linh

Phường Đông Lễ


Sông Thạch Hãn

V3

V8
Thành phố Đông Hà

huyện Gio Linh

Phường Đông Giang,

Sông Thạch Hãn

V4

V9
Thành phố Đông Hà

huyện Triệu Phong

Ngã 3 Gia Độ

Cảng Cửa Việt

V5

V10
huyện Triệu Phong

Quảng Trị



15

V1, V2,…, V10: Các điểm thu mẫu.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí vùng thu mẫu hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị


16

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Ngoài thực địa
2.4.1.1. Thu thập và xử lý mẫu
+ Mẫu được tiến hành thu 1- 2 lần trong 1 tháng.
* Đối với mẫu nhỏ:
Mẫu được thu bằng nhiều cách khác nhau như đặt mua mẫu của các ngư
dân, thu mua mẫu tại các chợ trong vùng (mẫu đã xác định rõ nguồn gốc), đặt
thẩu mẫu có pha formol định hình 10% để cho các ngư dân, các hộ làm nghề cá,
bán cá thu thập liên tục trong thời gian nghiên cứu.
* Đối với mẫu lớn:
Tiến hành chụp hình mẫu, đem so sánh đối chiếu với các khóa phân loại,
ảnh Atlas.
+ Mẫu được xử lý ngay khi còn tươi, định hình trong dung dịch Formol
4%. Trước khi đem ngâm Formol chú ý tiêm Formol 10% vào bụng và cơ của
chúng để bảo quản mẫu cá được lâu hơn. Mỗi mẫu kèm theo Etiket, ghi rõ tên
phổ thông, tên khoa học, thời gian và địa điểm thu mẫu.
2.4.1.2. Thu thập và tổng hợp tài liệu
Thu thập thông tin từ ngư dân, phỏng vấn từng hộ và nhóm hộ gia đình đã
và đang khai thác nguồn lợi cá ở địa bàn nghiên cứu.
2.4.2. Trong phòng thí nghiệm

2.4.2.1. Phân tích các chỉ tiêu hình thái
- Đo các chỉ tiêu hình thái (mm) và cân trọng lượng (g) cơ thể cá.
- Đo kích thước: Đo theo các chỉ số được thể hiện trong hình 2.2.


17

Hình 2.2. Các chỉ số đo trong phân loại cá

Ghi chú:
1. Chiều dài toàn thân: AG (L)

10. Chiều cao cuống đuôi: cd

2. Chiều dài Smith: AH (L0)

11. Chiều dài gốc vây lưng: pg

3. Chiều dài thân (trừ vây đuôi): AF

12. Chiều dài gốc vây hậu môn: hi

4. Chiều dài mõm: AB

13. Chiều dài vây ngực: kl

5. Chiều dài đầu: AD

14. Chiều dài vây bụng: mn


6. Đường kính mắt: BC

15. Chiều dài xương hàm trên: ef

7. Chiều dài vây đuôi: EG

16. Khoảng cách giữa 2 ổ mắt: OO

8. Chiều dài cuống đuôi: FG

17. Chiều cao thân: ab

9. Chiều dài sau ổ mắt: CD

18. Khối lượng cá: (P)

Để khống chế dao động về kích thước giữa các cá thể, chúng tôi dựa vào
% các chỉ số theo tỉ lệ sau:
AD/AG; ab/AD; AB/AD; OO/AD; BC/AD
- Chỉ số đếm: đếm các chỉ số được thể hiện trên hình 2.3 và bảng 2.3.


18

Hình 2.3. Các chỉ số đếm trong phân loại cá
Bảng 2.2. Bảng các chỉ số đếm

Chỉ số đếm

Kí hiệu


1. Vây lưng

D (Dorsalis)

2. Vây bụng

V (Ventalis)

3. Vây hậu môn

A (Analis)

4. Vây ngực

P (Pectoralis)

5. Vây đuôi

C (Caudalis)

6. Số vẩy đường bên

L.l (Line lateralis).

Số gai cứng được thể hiện bằng số La Mã, tia đơn không hóa xương và
các tia vây phân nhánh kí hiệu bằng chữ số Ả Rập cách nhau bởi dấu phẩy.
2.4.2.2. Giám định tên khoa học của loài
- Định loài các loài cá bằng phương pháp so sánh hình thái. Theo các khoá
phân loại lưỡng phân và mô tả của Vương Dĩ Khang (1963) [12], Nguyễn Khắc

Hường (1991, 1993) [11], Nguyễn Nhật Thi (2000) [41], Mai Đình Yên (1969,
1978, 1979, 1992) [45], [46], [47], [48], Trần Thị Thu Hương và Trương Thủ
Khoa (1993), W.J. Rainboth (1996), Nguyễn Hữu Phụng (1994, 1995), FAO
(1998) [49], [50].
- Mỗi loài cá được nêu tên khoa học và tên Việt Nam. Trình tự các bộ,
họ, giống, loài được sắp xếp theo hệ thống phân loại của FAO (1998) và
Eschmeyer (2005) [49], [50].


19
2.4.3. Đánh giá mối quan hệ thành phần loài
Đánh giá mức độ gần gũi về thành phần loài cá giữa các khu hệ theo công
thức tính hệ số gần gũi của Sorencen (1948).
S: Hệ số gần gũi giữa hai khu hệ
A: Số loài riêng của khu hệ A
B: Số loài riêng của khu hệ B

2C
S = ———
A+ B

C: Số loài chung của hai khu hệ
Hệ số gần gũi biến đổi từ 0 đến 1. Giá trị S càng gần 1, mối quan hệ giữa
hai khu hệ càng lớn, thành phần loài trong 2 khu hệ càng giống nhau. Ngược lại,
S càng gần 0, mối quan hệ giữa 2 khu hệ càng ít, thành phần loài trong 2 khu hệ
càng khác nhau.
2.4.4. Phương pháp xử lí số liệu
- Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Exel.
- Xử lý ảnh cá bằng phần mềm Photoshop.
- Xử lý bản đồ bằng phần mềm Map-info.



20
Phần 3.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí:
Cực bắc: 17010' vĩ độ bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái,
huyện Vĩnh Linh. Cực nam: 16018' vĩ độ bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo, huyện
Đakrông. Cực đông: 107023'58 kinh độ đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê,
Hải Lăng. Cực tây: 106028'55 kinh độ đông, thuộc địa phận đồn biên phòng Cù
Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa.
Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông.
Với tọa độ địa lý này, Quảng Trị được tạo nên bởi một không gian lãnh thổ
mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán
cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển đông. Cách thủ đô Hà Nội 582 km về phía
Bắc, thành phố Huế 60 km và thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía Nam.
Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, có Quốc
lộ 9 nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC) qua cửa khẩu Quốc
tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác
đầu tư với các nước ASEAN [1].
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của vùng nghiên cứu trên sông Thạch Hãn có dạng đồi núi trung
bình, thấp và dạng đồng bằng ven biển.



21
Dạng đồng bằng ven biển chạy dài theo hạ lưu của sông Thạch Hãn và đây
là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai [1].
3.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng
Ở đây bao gồm các các nhóm đất chính như: nhóm đất cát ven biển, nhóm
đất phù sa, nhóm đất nâu đỏ, đất đỏ, vàng, nâu tím phát triển trên vỏ phong hóa
của đá mẹ khác nhau [1].
3.1.4. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực
nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu, miền khí hậu
phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. Vì vậy, ở đây có
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh. Với khí hậu khắc nghiệt, chịu
hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động
mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân
gặp không ít khó khăn [10].
3.1.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những điều kiện sinh thái cần thiết cho đời sống
sinh vật. Sự phân bố của nhiệt độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là yếu tố
không gian (địa hình, vị trí địa lý) và thời gian (mùa, tháng). Quảng Trị có nhiệt
độ quanh năm thường cao và vượt tiêu chuẩn đặc trưng của vùng nhiệt đới. Theo
đó, thành phần loài sinh vật có tính đa dạng cao [4].
Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình trong năm 2010 ở tỉnh QuảngTrị

Đơn vị: 0C
Tháng

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

Nhiệt độ 20,9 23,1 23,8 26,1 29,8 31,0 30,2

28,3

28,0

X

XI

XII

25,0 22,9 21,6

TB/

năm
25,9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2010)
Qua bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình của năm là 25,90C, tháng VI
cao nhất (trung bình là 310C) còn tháng I thấp nhất (trung bình là 20,9 0C). Nhiệt


22
độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng trên 40 0C và ở vùng
núi thấp 34 - 350C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8 - 100C ở
vùng đồng bằng và 3 - 50C ở vùng núi cao [4].

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2010

3.1.4.2. Lượng mưa
Mưa là một trong những yếu tố cơ bản của khí hậu, thủy văn, là một trong
những thành phần của cán cân nước, nó quan hệ mật thiết đến các chế độ thủy
học và nghề cá (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2010 ở tỉnh Quảng Trị

Đơn vị:mm
Tháng
Lượng
mưa

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Tổng

59,2 17,2 37,8 114,6 47,6 75,1 155,8 291,3 258,3 821,1 362,9 232,2 2473,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2010)

Qua hình 3.2 cho thấy, Quảng Trị có mưa nhiều, trung bình lượng mưa
hàng năm trong khoảng 2000 – 3000 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng IX đến
tháng I năm sau, lớn nhất vào tháng X, đạt 821mm. Mưa tiểu mãn vào tháng V,
với lượng mưa khoảng 47,6mm. Tổng lượng mưa cả năm vào khoảng 2473mm,

nhưng lượng mưa phân bố không đều vào các tháng trong năm. Các tháng mưa
kéo dài, lớn là tháng X (khoảng 821 mm). Tháng ít mưa nhất là tháng II, III, V tháng II (thấp nhất là 17,2mm/ tháng) [4].

Hình 3.2. Biểu đồ mô tả lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2010

3.1.4.3. Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị 1.744giờ/năm. Số giờ nắng
nhất vào tháng VI (252 giờ).Quảng Trị có số giờ nắng nhiều và thấp nhất vào


23
tháng I (61 giờ) (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Số giờ nắng các tháng trong năm 2010 ở tỉnh Quảng Trị

Đơn vị:giờ (h)
Tháng
Số giờ
nắng

I

II

II

IV

V

VI


VII VIII

IX

X

XI

XII

Tổng

61

101

149

130

230

252

248

168

77


53

106

1744

169

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2010)

Với số giờ nắng cao thì đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp
của thực vật, có vai trò to lớn trong việc tạo ra năng suất sinh học sơ cấp và tạo ra
thảm thực vật phong phú của hệ thống sông [4].

Hình 3.3. Đồ thị biểu thị số giờ nắng các tháng trong năm 2010

3.1.4.4. Chế độ gió
Hàng năm Quảng Trị chịu tác động của hai loại gió mùa chính đó là gió
mùa đông và gió mùa hạ, các tháng chuyển tiếp là tháng IV và VII. Tốc độ gió
trong bão đạt 35 - 40 m/s. Gió tây nam khô nóng, thường gọi là "gió Lào",
thường xuất hiện vào tháng III - IX và gay gắt nhất tháng IV - V đến tháng VIII.
Hàng năm có 40 - 60 ngày khô nóng [4], [10].
3.1.5. Điều kiện thủy văn
3.1.5.1. Hệ thống sông ngòi
Các sông suối chảy trên địa bàn Quảng Trị thuộc 4 hệ thống sông lớn là : hệ
thống sông Bến Hải, sông Thạch Hãn, sông Ô Lâu và sông Mêkông. Ngoài ra có một
số sông nhỏ thuộc vùng cát ven biển hầu như độc lập với các hệ thống sông nói trên.
Lưu vực sông Bến Hải nằm trong địa phận tỉnh Quảng Trị, án ngữ phần phía
Bắc của tỉnh và có diện tích lớn thứ hai chiếm khoảng 22,5 % diện tích toàn tỉnh.

Lưu vực của hệ thống sông Thạch Hãn cũng nằm tron vẹn trong lãnh thổ
tỉnh Quảng Trị chiếm toàn bộ phần chính Nam và trung tâm tỉnh, có diện tích lớn


24
nhất, chiếm 51,3% diện tích toàn tỉnh. Sông có lưu lượng dòng chảy trung bình
năm khoảng 130 m³/giây. Sông có 37 phụ lưu, diện tích lưu vực 2.660 km². Ba
phụ lưu chính là sông Vĩnh Phước, sông Rào Quán (phần thượng nguồn gọi là
sông ĐaKrông), sông Cam Lộ. Sông Hiếu là phần hạ lưu của sông Cam Lộ, đổ
vào sông Thạch Hãn và ra biển Cửa Việt.
Lưu vực của hệ thống sông Ô Lâu chỉ có một phần hạ lưu sông nằm trên
địa phận tỉnh Quảng Trị, án ngữ ở phía Đông Nam của tỉnh, chiếm khoảng 7, 2%
diện tích toàn tỉnh.
Lưu vực của hệ thống sông Mêkông có hai nhánh lớn là nhánh sông Sê
Păng Hiêng và nhánh sông Sê Pôn, chiếm khoảng 15,6% diện tích toàn tỉnh.
Sông ở các huyện miền núi có khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ.
Dòng chảy trên các sông khu vực này có 2 chiều thay đổi phụ thuộc vào
quy luật lên xuống của thuỷ triều [10].
3.1.5.2. Chế độ thủy triều
Độ lớn thuỷ triều giảm từ 1,1m tại vùng biển Quảng Trị xuống Thuận An chỉ
còn 0,4m – 0,5m và là nơi có biên độ thuỷ triều nhỏ nhất toàn vùng biển nước ta.
3.1.5.3. Nồng độ muối
Ðộ mặn có giá trị lớn nhất vào mùa khô, từ tháng I đến tháng V. Giá trị
trung bình xấp xỉ 3,26%, cao nhất tuyệt đối 3,34%.

3.2. Tình hình kinh tế xã hội
3.2.1. Hành chính và dân số
Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía
tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đông Hà nằm cách 598 km về phía

nam thủ đô Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành phố Hồ Chí Minh.
Theo kết quả điều tra năm 2010 dân số tỉnh Quảng Trị là 600.462 người
và khoảng 127 người/km2. Dân số tỉnh Quảng Trị phân bố không đều giữa các
huyện và thị xã, ở Đông Hà với diện tích là 72,96 km 2 có dân số trung bình là
83.191 người, nhưng ở Quảng Trị cũng với diện tích 72,92 km 2 chỉ 22.804 người.


25
Không những thế dân số tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, chiếm 71,6% trong
đó thành thị chỉ chiếm 28,4% [4].
3.2.2. Đời sống kinh tế
Nhìn chung Quảng Trị còn là một tỉnh nghèo và nhiều chỉ tiêu của nền
kinh tế còn thấp, thấp hơn mức bình quân của toàn quốc.
Sau 35 năm khôi phục và phát triển, kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được
những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 2010 đạt 10,6%,
thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 16,5 triệu đồng (khoảng 900 USD/
người); cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo ướng tích cực: tỷ trọng trong
GDP của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 35,7%, ngành nông - lâm - ngư
nghiệp chiếm 28,6 %, ngành dịch vụ chiếm 35,7% [4].
3.2.3. Giáo dục và y tế
Nền giáo dục của tỉnh có nhiều tiến bộ, với quy mô các ngành học, cấp
học và số lượng giáo viên tăng qua các năm, năm 2005 - 2006 số trường học là
139 với lượng giáo viên chỉ có 1.272 người nhưng đến năm 2010 - 2011 là 157
trường học và 1740 giáo viên và phấn đấu phổ cập trung học cơ sở. Công tác bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đạt nhiều thành tựu. Đến năm 2010 đã có
163 cơ sở y tế với 2.200 giường bệnh và 2.790 cán bộ y tế, số lượng các trạm y tế
xã đạt chuẩn hóa và có bác sĩ tăng nhanh [4].



×