Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769) ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 45 trang )

1

MỞ ĐẦU
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, địa hình phức tạp và
chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo cho Thừa Thiên Huế sự đa
dạng về sinh cảnh, là tiền đề cho sự đa dạng hệ động - thực vật.
Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,53 ha (theo báo cáo
thống kê đất đai năm 2011 của UBND tỉnh), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây);
mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc
tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã
Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ
khoảng 2 – 3 km [2].
Bên cạnh đó, hệ thủy vực nước ngọt ở Thừa Thiên Huế rất lớn và đa dạng.
Tổng chiều dài sông suối tự nhiên và sông đào đạt tới 1.055 km, tổng diện tích
lưu vực tới 4.195 km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3 - 1 km/km 2,
có nơi tới 1,5 - 2,5 km/km2 [2].
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào Nam gặp các sông chính sau:
Sông Ô Lâu, hệ thống Sông Hương, sông Nong, sông Truồi, sông Cầu Hai, sông
Bù Lu.
Do vậy khu hệ cá nước ngọt ở đây rất phong phú và có sự đa dạng sinh
học về cá rất lớn.
Tuy nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là về cá ở Thừa Thiên Huế rất phong phú
nhưng vẫn chưa được khai thác, nuôi trồng một cách hợp lí và hiệu quả. Điều này
phần lớn là do còn thiếu nghiên cứu có hệ thống về các đặc điểm sinh học của
chúng, do vậy chưa tác động vào nguồn lợi này một cách thích hợp.
Vì lí do kể trên chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học của cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769) ở huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế” nhằm góp phần hiểu rõ hơn các đặc điểm sinh học của loài cá
giá trị này, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc khai thác, nuôi và bảo vệ cho
phù hợp.




2

Phần 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu cá mới được chú trọng từ 1945 trở lại đây.
Theo Bộ Thủy sản (1996), công trình nghiên cứu đầu tiên là một số tác giả người
pháp như A.Tirant (1881) nghiên cứu về các loài cá ở Việt Nam [25].
Giai đoạn từ sau 1954, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở
miền Bắc: Mai Đình Yên, Hoàng Đức Đạt [20].
Miền Nam cũng có các công trình nghiên cứu của Trần Ngọc lợi, Nguyễn
Cháu, Trần Túy Hoa, Mai Đình Yên [22].
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngay từ năm 1975 đã có nhiều
công trình nghiên cứu về các loài cá kinh tế. Các công trình được bắt đầu từ các
loài cá nước ngọt, về khu hệ cá, sinh thái, sinh học về các loài cá. Các hệ sinh
thái cửa sông, vùng ao, đầm nước ngọt cũng được nghiên cứu tính đa dạng sinh
học và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên tái tạo khu vực. Tính đa dạng về
công trình nghiên cứu thể hiện ở 3 Hội nghị Khoa học: Hội nghị Khoa học toàn
quốc về Biển (1977, 1980, 1991); Hội nghị Khoa học về đầm phá tại Huế (1980),
Hội nghị chuyên khảo về Cá ở Viện nghiên cứu. Các kết quả tiêu biểu gồm có
Nguyễn Hữu Dực (1982): Thành phần cá sông Hương đã thống kê được 58 loài;
Nguyễn Thái Tự (1983): Khu hệ cá sông Lam, đã mô tả được 83 loại. Dương
Tuấn (1979): Đặc điểm khu hệ cá ở đầm phá Trà Ổ: 67 loài [22].
Hai công trình mang tính tổng hợp các kết quả nghiên cứu cá của thời kì
trước được công bố là: “ Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam”
của Mai Đình Yên (1978) đã thống kê danh mục, mô tả chi tiết, lập khóa định

loại, đặc điểm phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá nước ngọt ở miền Bắc


3

nước ta và “ Định loại các loài cá Nam Bộ” do Mai Đình Yên chủ biên với các
cộng sự: Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch
Loan (1992), mô tả định loại 255 loài cá ở Nam Bộ Việt Nam. Đây là hai công
trình tổng hợp đầy đủ nhất hiện nay về khu hệ cá nước ngọt miền Bắc và miền
Nam nước ta, được sử dụng như một tài liệu chính trong việc định loại các loài
cá nước ngọt Việt Nam [31], [32].
Những nghiên cứu của thời kỳ này đã gắn bó được với việc bảo vệ nguồn
lợi, bảo vệ môi trường với thực tiễn sản xuất nghề cá. Những dẫn liệu về thành
phần loài, đặc tính sinh học, sinh thái của quần chủng cá ngày càng phong phú và
hoàn thiện. Tuy nghiên, các công trình công bố cũng chỉ mới tập trung ở thủy
vực phía Bắc và phía Nam, nơi gần trung tâm nghiên cứu quốc gia.
Ở vùng nước ngọt miền Trung, Tây Nguyên đã có một số công bố về đặc
điểm, thành phần khu hệ cá sông suối, hồ đầm phá ven biển miền Trung gồm các
công trình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dực (1994) [33]; Võ Văn Phú (1995,
2000, 2001,…); Võ Văn Phú và Trương Thị Thu Hà (2003); Võ Văn Phú,
Nguyễn Duy Chinh, Hồ Thị Hồng (2004) [20].
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu cuộc sống ngày càng
cao, những ngư cụ và phương pháp đánh bắt cá dần dần được cải tiến hơn đã làm
tăng sản lượng khai thác, nên khai thác cá không chỉ để cung cấp nguồn thực
phẩm trong nước mà còn chế biến sản phẩm xuất khẩu qua các nước khác. Điều
này đã tác động đến điều kiện tự nhiên của thủy vực nội địa, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến tài nguyên sinh học, trong đó có các loài cá kinh tế. Vì vậy việc
nghiên cứu cá đã gắn liền với việc bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường và thực
tế sản xuất cá. Các nghiên cứu về đặc tính sinh học sinh thái, phân bố của các
loài cá có giá trị kinh tế càng được quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và

số lượng đàn cá nuôi.
Các nghiên cứu về đặc tính sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở
Đầm Phá (Thừa Thiên Huế) của Võ Văn Phú, Đặng Thị Diệu Tâm (1978) [22];
Võ Văn Phú (1991, 1994, 1995, 1999, 2000) [7], [9].


4

Nghiên cứu về đặc trưng phân bố các loài và đặc điểm địa động vật học
của cá nước ngọt Việt Nam có các tác giả Mai Đình Yên (1983), Nguyễn Thái Tự
(1983,1997, 1998) và Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991), Võ Văn Phú
(1995,1997, 1999, 2000), Nguyễn Quốc Nghị, Ngô Sĩ Vân (1999), Nguyễn Thị
Thu Hè (2000), [31], [33], [13], [14], [15], [16]…
Hoàng Đức Đạt, Thái Trọng Trí, Nguyễn Xuân Thư, 2003 “Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học loài cá Lăng Nha (mytus nemurus)”, Những vấn đề cơ
bản trong Khoa học sự sống [1].
Phan Nữ Phước Hồng (2004), Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng và phân
bố của một số loài cá ở sông Hương, Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ khoa
học, Khoa sinh Trường Đại Học Khoa Học Huế [6].
Võ Văn Phú, Nguyễn Hữu Quyết, Hồ Thị Hồng (2005) “ Đặc điểm sinh
học của cá Dầy (cyprinus centralus) vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế” [26].
Bùi Minh Thắng (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh
học của cá Niên (Onychostoma laticeps Gunther,1896) tại hồ Phú Ninh và vùng
phụ cận, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học Khoa Học Huế
[28].
Võ Văn Phú, Đặng Thị Thanh Huyền (2008), Nghiên cứu đặc điểm sinh
học của cá Thát lát – Notopterus notopterus (Pallas, 1769) ở hồ Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Thủy sản, Đại học Nha Trang [23].
Nhìn chung những nghiên cứu toàn diện về cá đang được đẩy mạnh và có
những bước tiến vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, bảo vệ và

nuôi trồng có hiệu quả cao hơn.

2. Tình hình nghiên cứu cá ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, địa hình phức tạp và
chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo cho Thừa Thiên Huế sự đa
dạng về sinh cảnh, là tiên đề cho sự đa dạng hệ động- thực vật nhưng việc nghiên


5

cứu hệ động thực vật ở đây còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của
vùng.
Ở Thừa Thiên Huế có các công trình của các tác giả như: Võ Văn Phú:
Thành phần loài cá ở đầm Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, (1994); Lê Vũ Khôi,
Ngô Đắc Chứng, Lê Trọng Sơn: Đa dạng sinh học Vườn Quốc Gia Bạch Mã,
(2004); Võ Văn Phú: Dẩn liệu bước đầu về thành phần loài cá khe suối Vườn
Quốc Gia Bạch Mã.
Những kết quả đã nghiên cứu về đặc tính sinh học của cá phải kể đến các
công trình của các tác giả:
Hoàng Đức Đạt, Võ Văn Phú (1980): Dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá
Dìa (Siganus guttatus) ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Võ Văn Phú (1991): Dẫn liệu về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh
tế ở vùng đầm phá, tỉnh thừa Thiên Huế.
Võ Văn Phú (1991): Góp phần tìm hiểu đặc tính sinh học của cá Mòi Cờ
chấm (Clupanodon punctatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế [13].
Võ Văn Phú (1994): Dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá Căng bốn sọc
(Pelates quadrilineatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế [14].
Võ Văn Phú (1995): Khu hệ cá và đặc điểm sinh học của 10 loài cá kinh tế
ở hệ đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế [15].
Võ Văn Phú, Đặng Thị Thu Hiền, Phan Văn Cư (1996): Đặc điểm sinh

học của cá Móm gai dài (Gerres filamentosus Cuvier) ở hệ đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế [16].
Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng (2001), “Đặc tính sinh sản của cá Dầy
(Cyprinus centralus Nguyen et Mai,1994) ở phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa
Thiên Huế” [18].
Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Hữu Dực (2002) đã tiến hành nghiên cứu cấu
trúc thành phần loài khu hệ cá phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đã
thống kê được 117 loài thuộc 129 giống của 73 họ trong 18 bộ khác nhau. Nghiên


6

cứu đã bỗ sung thêm về sự phong phú và đa dạng thành phần loài cá được điều
tra, định loại tại khu vực này [5].
‘Dẫn liệu về đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của cá Trê (clarias
fuscus) ở Thừa Thiên Huế’ của Lê Thị Nam Thuận, (2003) [23].
Các nghiên cứu của Võ Văn Phú cùng Huỳnh Quang Huy (2007): Nghiên
cứu đặc điểm sinh học của cá Diếc (Carassius auratus) ở thủy vực Thừa Thiên
Huế [23].
Võ Văn Phú (2009) trong quá trình nghiên cứu: “Cấu trúc thành phần loài
cá ở hệ thống sông Ô Lâu, tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã lập được danh lục thành phần
loài cá ở hệ thống sông Ô Lâu bao gồm: 109 loài cá nằm trong 76 giống thuộc 31
họ của 11 bộ khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tính đa dạng sinh học ở
hệ thống sông Ô Lâu không chỉ thể hiện ở taxon bậc loài mà còn thể hiện ở các bậc
taxon cao hơn. Tính bình quân, mỗi bộ chứa 2,82 họ; 6,91 giống; 9,91 loài. Mỗi họ
chứa 2,45 giống; 3,52 loài và mỗi giống chứa 1,43 loài [24].
Nhìn chung các công trình nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục đẩy mạnh và
quan tâm, có những bước tiến vững chắc. Tuy nhiên chưa có một công trình
nghiên cứu nào công bố một cách toàn diện về thành phần loài cá ở miền Trung
nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng.


II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Tên: Cá Thát lát (Cá Phát lát) Notopterus notopterus (Pallas, 1769).
Giống: Cá Thát lát Notopterus Lacépède, 1800.
Họ: Cá Thát lát Notopteridae.
Bộ: Cá Thát lát Osteoglossiformes.
Lớp: Cá xương Osteichthyeo.


7

Hình 2.1. Cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769)

2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1. Địa điểm
Thu mẫu ở 5 vùng khác nhau gồm: xã Lộc An, xã Lộc Hòa, xã Lộc Bổn,
xã Lộc Sơn và trị trấn Phú Lộc, thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 2.1. vị trí các vùng thu mẫu
Các vùng
Sông Truồi
Sông Nong
Sông Cầu Hai

Địa điểm
Vùng nước thuộc xã Lộc An
Vùng nước thuộc xã Lộc Hòa
Vùng nước thuộc xã Lộc Bổn
Vùng nước thuộc xã Lộc Sơn

Vùng nước thuộc thị trấn Phú Lộc

2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012.

3. phương pháp nghiên cứu

Kí hiệu
Vùng 1
Vùng 2
Vùng 3
Vùng 4
Vùng 5


8

3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Kế thừa có chọn lọc các thông tin, số liệu từ các công trình nghiên cứu có
liên quan đã công bố qua các sách báo, tạp chí, tài liệu lưu trữ.
3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Thu mẫu cá Thát lát bằng nhiều cách khác nhau:
+ Đánh bắt cùng ngư dân.
+ Mua tại các hộ ngư dân.
+ Thu mua từ các chợ cá đầu mối.

Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu nghiên cứu ở huyện Phú Lộc


9


- Thu thập thông tin về tình hình khai thác, đối tượng nghiên cứu ở các
khu vực nghiên cứu bằng phỏng vấn trực tiếp ngư dân hoặc bằng phiếu điều tra,

Quan sát về tình hình khai thác, đánh bắt ở các thủy vực khác nhau trên
địa bàn huyện Phú Lộc. Từ đó có căn cứ để đánh giá hoặc phỏng vấn trực tiếp
các ngư dân để tìm hiểu các thông tin khác ( mùa vụ khai thác, nhu cầu, thị hiếu
tiêu dùng…).
- Mẫu cá thu được phải tươi, không có dị tật và tiến hành cân đo để nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học.
3.2.1. Thu mẫu nghiên cứu sinh trưởng
Mẫu xử lí khi còn tươi, đo các chỉ tiêu về chiều dài thân L(mm) và
L0(mm); cân trọng lượng W (g) và W0 (g) của cá.
Trong đó:
- L: Chiều dài cơ thể cá từ mõm đến hết đuôi dài nhất (mm).
- L0: Chiều dài cơ thể cá từ mõm đến hết phần vẩy trên vây đuôi (mm).
- W: Trọng lượng toàn thân cá (g).
- W0: Trọng lượng cá bỏ nội quan (g).
Để xác định tuổi chúng tôi lấy vẩy ở vùng xem tuổi rõ nhất ( thường lấy
vẩy ở vùng bên sườn, trên đường bên, ngay dưới trước vây lưng).
3.2.2. Thu mẫu nghiên cứu dinh dưỡng
Mẫu cá được xử lí ngay khi còn tươi sống, được giải phẫu theo từng nhóm
chiều dài để quan sát ruột và lấy thức ăn trong ống tiêu hóa, định hình ống tiêu
hóa trong dung dịch Fomol 4% hoặc cồn 700.
3.2.3. Thu mẫu nghiên cứu sinh sản
Mẫu cá khi thu được giải phẫu, xác định trọng lượng và các giai đoạn chín
muồi sinh dục của tuyến sinh dục về hình thái theo thang 6 bậc của K.A.
Kiselevits (1923); O. Xakums và A. Buskaia (1968), sau đó định hình bằng dung
dịch Bouin.



10

3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
3.3.1. Chỉ tiêu hình thái phân loại
- Đo đếm các chỉ tiêu phân loại dựa vào các tài liệu nghiên cứu cá của
Pravdin, V [17], Mai Đình Yên [32],…
- So sánh với mẫu chuẩn.
3.3.2. Về sinh trưởng
- Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng.
Dựa vào các chỉ số về chiều dài và trọng lượng để xác định tương quan
của cá theo phương trình của R . J . H . Beverton – S . J . Holt (1956):
W = a×Lb
Trong đó:
W: Trọng lượng toàn thân của cá (g).
L: Chiều dài toàn thân của cá từ mút mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất
(cm).
a, b: Hệ số cần xác định, tính theo phương trình tính toán hồi quy thực
nghiệm.
- Xác định tuổi:
Dùng vẩy để xác định tuổi của cá. Vẩy quan sát được ngâm trong dung
dịch NaOH 4% để tẩy mỡ, các chất bẩn, các sắc tố bám trên vẩy. Sau đó vớt ra
làm sạch các chất bẩn hay các sắc tố trên vảy để có được vẩy cá trong suốt. Rửa
bằng nước sạch. Sau đó lau khô, quan sát vòng năm bằng kính lúp 2 mắt và đo
bán kính vẩy, kích thước vòng năm dưới kính hiển vi và gắn trắc vi thị kính.
3.3.3. Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá
- Xác định thành phần thức ăn: Mẫu cá thu được phân thành 4 nhóm có
kích thước khác nhau. Tách thức ăn ra khỏi ruột và dạ dày của từng cá thể , quan
sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp 2 mắt. định loại các thành phần thức ăn đến
từng bậc taxon có thể phân loại được (giống, bộ, họ). Đếm số lượng thức ăn để



11

xác định tần số xuất hiện cũng như mức độ tiêu hóa thức ăn của cá theo “Hướng
dẫn nghiên cứu cá” của Pradin I. F. (1973).
- Xác định độ no: Dựa vào sức chứa thức ăn trong ống tiêu hóa để đánh
giá cường độ bắt mồi của cá. Độ no của cá được xác định theo thang 5 bậc của
Lebedep [17].
Bậc 0: Ruột và dạ dày không có thức ăn.
Bậc 1: Ruột có ít thức ăn, dạ dày không có thức ăn.
Bậc 2: Ruột và dạ dày đều có thức ăn ở mức thông thường.
Bậc 3: Dạ dày và ruột chứa nhiều thức ăn, phình to căng.
Bậc 4: Dạ dày và ruột chứa nhiều thức ăn, vách dạ dày phình to. Dưới tác
dụng của áp suất khi giải phẫu có thể vỡ ra.
- Xác định độ mỡ: Theo thang 5 bậc của Prozorovskaia [17].
- Xác định hệ số béo: Thống nhất với quan điểm của G. V. Nikolxki
(1963), chúng tôi dùng cả hai phương pháp của Fulton (1902) và Clark (1928) để
xác định hệ số béo của cá [17]
Công thức Fulton (1902): Q = W . 100/L3
Công thức Clark (1928): Q = W0 . 100/L3
Trong đó,

Q: Hệ số béo của cá

L: Chiều dài toàn thân cá (mm)
W, W0: Trọng lượng toàn thân và bỏ nội quan cá (g).
3.3.4. Về sinh sản
- Xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục:
Xác định các giai đoạn chín muồi sinh dục của cá theo thang 6 bậc của

Kiselevits (1923) [26] và O. Xakun và A. Buskaia (1968) [34]. Trên cơ sở đó,
đánh giá được thời gian đẻ trứng của cá.
Để làm tiêu bản nghiên cứu chúng tôi tiến hành bảo quản tuyến sinh dục
trong dung dịch Fomol 10% và tiến hành đúc cắt mẫu ở Bệnh viện TW Huế.


12

Đọc tiêu bản dưới kính hiển vi có độ phóng đại 40 lần theo quan điểm của
O . F . Xakun và A. N. Buskaia (1968) Kiselevits (1923) [23] và Xakun (1968)
[23] và tiến hành chụp ảnh hiển vi tuyến sinh dục.
- Xác định sức sinh sản: Xác định sức sinh sản theo phương pháp cân
trọng lượng. Cân toàn bộ tuyến sinh dục, lấy mẫu ở 3 vùng khác nhau trên chiều
dài của tuyến. Số trứng trong buồng trứng là sức sinh sản tuyệt đối của cá. Đếm
lặp lại nhiều lần số trứng ở cả 3 vùng trên một đơn vị trọng lượng bằng phòng
đếm động vật để có kết quả chính xác. Dựa vào sức sinh sản tuyệt đối, chúng tôi
tính được sức sinh sản tương đối là số trứng trên một đơn vị trọng lượng cơ thể
cá .
Xác định sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá theo công
thức:
+ Sức sinh sản tuyệt đối: T = m/Wt
+ Sức sinh sản tương đối: t = T/W
Trong đó:
T: Sức sinh sản tuyệt đối (tế bào trứng/ cá thể).
t: Sức sinh sản tương đối (trứng/ g).
Wt: Trọng lượng buồng trứng (g)
m: Số trứng trong một gam buồng trứng.
W: Trọng lượng cơ thể cá (g).
3.4. Xử lí số liệu
Số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê thông thường và phần mềm

Microsoft Exel for windows, phần mềm Minitable và một số phần mềm xử lí
hình ảnh.


13

III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Phú Lộc là huyện có chiều dài 60 km (dọc theo quốc lộ 1A), chiều ngang
trung bình 22 km. Cách thành phố Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 65
km về phía Nam.
Địa hình theo hướng Đông Bắc, Tây Nam, thấp dần từ Tây sang Đông,
phía tây là dãy Trường Sơn, chủ yếu là núi đồi, tiếp đến là lưu vực các con sông
như: sông Nong, sông Truồi, sông Cầu Hai, sông Thừa Lưu, một phần sông Tả
Trạch… tạo nên nhiều bồn địa trũng.
Vùng đồng bằng bán sơn địa nằm xuyên phía Bắc huyện, gồm vùng đất
ven phá và dãy đồi, chạy dọc theo vùng núi cao, giáp với đầm Cầu Hai [2].

1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn
Hệ thống sông ngòi Phú Lộc phân bố đều trên lãnh thổ. Đại bộ phận sông
suối đều bắt nguồn từ vùng núi rừng thuộc sườn phía Tây của dãy Trường Sơn và
vùng núi Bạch Mã. Vùng đồng bằng nhỏ hẹp lại có các cồn chắn ngang trước
vùng tiếp giáp với biển. Với đặc trưng địa hình trên, cùng với lượng mưa và hoạt
động khác của người dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến chế độ thủy văn của các
con sông huyện Phú Lộc, đặc biệt là sông Truồi, con sông lớn nhất và quan trọng
nhất vùng này [2].
Sông Truồi có chiều dài dòng chính là 24 km, khoảng 2/3 chiều dài sông
chảy qua vùng núi và rừng rậm có độ cao 200 - 820, có diện tích lưu vực khoảng
149 km độ dốc bình quân lòng sông là 34,5 m/km. Vùng thượng lưu phần lớn là

đồi trọc, cây cối thưa thớt, vùng hạ lưu sông rộng khoảng 20 km. Sông Truồi tuy
bắt nguồn từ vùng núi có thảm thực vật phủ rậm, rừng khá nguyên sinh (vườn
quốc gia Bạch Mã) nhưng chảy qua vùng đồi trọc, cây thưa thớt, hạ lưu sông
Truồi là vùng đồng bằng rộng khoảng 2000ha nối liền với vùng đồng bằng sông


14

Hương. Đặc biệt dọc sông Truồi phía thượng lưu bên bờ trái là vùng núi cao,
vách núi dốc đưa ra sát sông, nhưng bên bờ trái là vùng trung du thấp nước ngập
sâu, khu vực này dân cư sống đông đúc, mặt cắt ngang sông có hình chữ U, lòng
sông khá cân đối, thảm thực vật phủ 2 bên bờ rất nhiều cây cối chủ yếu là tre và
cây lâu năm, cây thấp có bụi gai. Lưu vực sông Truồi có mùa mưa bắt đầu từ
tháng IX đến tháng II, mùa cạn từ tháng III đến tháng VII. Những trận lũ thường
xuất hiện vào tháng X đến tháng XI, tuy nhiên cũng có lũ Tiểu mãn xuất hiện
ngay cả trong các tháng IV đến tháng IV.
Do địa hình đầu nguồn của sông dốc, dòng chảy ngắn nên dễ gây ra xói lở.
Hiện tượng xói lở và bồi tụ xảy ra thường xuyên nhất và các tháng mùa mưa lũ,
có nơi xói vào đất liền đến 5m và tạo bậc cấp cao lên đến 3m trên sông. Hiện
tượng này ở thượng lưu núi Diều Gà đã xây dựng đập Hồ Truồi phục vụ cho
công tác điều tiết nước cho nông nghiệp cũng như điều tiết lũ cho hạ lưu sông
Truồi.
Ngoài ra ở lưu vực núi Diều Gà đã xây dựng hồ nước Truồi có dung tích
50 triệu mét khối nước phục vụ tưới ruộng và điều tiết nước vùng hạ lưu.
- Khí hậu
Phú Lộc nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, nơi tiếp giáp với 2 khu
vực khí hậu nam bắc nên phải chịu ảnh hưởng khí hậu của cả 2 miền.
Tuy nhiên khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên đã
yếu đi nhiều so với khu vực phía bắc, sự ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, loại
gió khô nóng cũng suy giảm rõ rệt so với khu vực Bắc Trung Bộ và tần xuất xuất

hiện có thể coi là hiếm. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng X đến
tháng II năm sau, mùa nắng từ tháng III đến tháng IX [2].

1.3. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng là 24,4 0C miền núi là 25,20C.
Vào mùa khô nhiệt độ cao tuyệt đối ở đồng bằng là 8,80C , miền núi là 430 C. Vào


15

mùa mưa nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất ở vùng đồng bằng là 8,8 0C , miền núi là
11,20C.
Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, Phú Lộc có bức xạ dồi dào,
mỗi năm mặt trời có 2 lần thiên đỉnh vào đầu tháng V và đầu tháng VII. Tổng
lượng bức xạ hằng năm: 8.5000C - 9.0000C, vùng ven biển từ 7.8000C - 8.3000C.
Do độ cao mặt trời lớn (các tháng đều trên 50 0C), thời gian chiếu sáng dài
và quang năm (trên 11 giờ/ ngày), nên lượng bức xạ chiếu xuống huyện Phú Lộc
rất lớn. Cán cân bức xạ vượt quá tiêu chuẩn nhiệt đới (trên 75Kcal/cm 2/năm).
Riêng ở vùng núi do ảnh hưởng của mây và hơi nước nên các giá trị đặc trưng
của bức xạ đều thấp hơn vùng đồng bằng [2].

1.4. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình của huyện trên 3200 mm/năm nhưng do phân bố
không đều theo mùa, 78% lượng mưa rơi và các tháng mùa mưa (từ tháng IX đến
tháng II năm sau).
Nhìn chung lượng mưa tăng dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam.
Giữ vùng trung tâm mưa lớn và vùng ít mưa là vùng chuyển tiếp bao gồm vung
gò đồi phía tây và vùng đồng bằng từ Phú Bài đến Truồi có lượng mưa 2800 –
3200mm/ năm. Vào mùa mưa, lượng mưa kéo dài gây ngập lụt, sạt lở ven sông,
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có địa hình và mạng lưới
sông phức tạp nhất Trung Trung Bộ. Chế độ mưa lũ tại đây cũng rất khắc nhiệt và
thường xuyên gây ảnh hưởng đến kinh tế xã hội hằng năm.
Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, hệ thống sông Hương có lưu vực sông lớn
nhất. Bên cạnh đó còn có các lưu vực sông khác như: sông Ô Lâu ở phía Bắc,
sông Truồi và sông Bù Lu ở phía Nam. Hằng năm lũ cũng thường xuyên xuất
hiện và gây ngập lụt làm ảnh hưởng đến dân sinh kế ở khu vực này


16

2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Phú Lộc có vị trí hết sức quan trọng, quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc
Nam chạy dọc theo chiều dài của huyện, điểm nằm giữa của 2 thành phố trọng
tâm là Huế và Đà Nẵng. Đồng thời cảng nước sâu Chân Mây là một trong các
cửa ngõ quan trọng thông ra biển của hành lang Đông Tây qua trục quốc lộ 1A,
trục đường 9 hoặc cửa khẩu Cù Lai (A Lưới) nối Việt Nam với Lào và Đông Bắc
Việt Nam.
Toàn huyện có 16 xã và 2 thị trấn với diện tích đất tự nhiên là 728,09 km 2.
Dân số trung bình của toàn huyện năm 2004 là 149,875 người, mật độ trung bình
khoảng 206 người/ km. Huyện cách thành phố Huế 40km về phía Nam.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu: Đây là yếu tố cơ bản giúp đầu tư cho
sự phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện, các nguồn vốn cung cấp đã đầu tư
cho nông nghiệp, giao thông, bưu điện, điện, thủy lợi, giáo dục. Điều đó đã góp
phần phát triển kinh tế của huyện.
Về giao thông vận tải, trên địa bàn huyện ngoài tuyến đường quốc lộ chạy
dọc theo chiều dài của huyện, đường Quốc lộ 49 B chạy song song với các xã
ven biển, tuyến đường sắt Bắc Nam, giao thông đường thủy cũng đóng góp vai
trò quan trọng. Giao thông đường thủy của huyện chủ yếu là các tuyến đường nội
bộ trên đầm phá và 4 con sông chính với tổng chiều dài 130 km.

Hiện nay, cầu cảng biển số 1 Chân Mây đã đi vào hoạt động là tuyến
đường giao thông rất thuận lợi cho quá trình lưu thông hàng hóa, với các nước
trong khu vực và thế giới bằng đường biển.
Với vị trí kinh tế thuận lợi, Phú Lộc đang được nhà nước tập trung xây
dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện nước, bến cảng, kho hàng…) tạo môi
trường thuận lợi hình thành đô thị mới, khu công nghiệp tập trung, trung tâm
thương mại, dịch vụ. Đó là những tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung
của huyện, trong đó có sự phát triển của nghành nông nghiệp trong thời gian tới.
Những điều này đã tạo ra nhiều thời cơ và thách thức cho công tác bảo tồn và
phát triển nguồn thủy sản nói chung và cá Thát lát nói riêng ở khu vực này [2].


17

Phần 2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
IV. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÁ THÁT LÁT
1. Đặc điểm hình thái và phân bố của cá thát lát
1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái
D. I, 7-8; A.97-111; P.I, 14-15; H/L 0=25,5; T/L0=24,5; O/T=23,1;
OO/T=26,4

Hình 4.1. Hình thái cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769)

Cá Thát lát có lưng sẫm, thân xám, bụng nhạt, hình giống như con dao.
Nhìn nghiêng, phía mặt lưng lồi hoặc cong nhẹ. Thân cá dẹp bên, đuôi nhỏ,
miệng rộng hơi nhô ra. Xương lá mía và xương khẩu cái đều có răng. Đường bên
hoàn toàn, chạy giữa thân.



18

Vảy nhỏ, xếp đều trên thân, khó rụng. Vảy ở đầu lớn hơn vảy ở thân.
Trước mang có 6 - 8 hàng vảy nhỏ. Có nhiều đốm nhỏ màu xám trên thân và trên
đầu.
Vây lưng nhỏ, khoảng cách từ gốc vây lưng đến đầu lớn hơn khoảng cách
từ gốc vây lưng đến đuôi. So với vây bụng và vây lưng, vây ngực tương đối lớn,
nằm thấp phía bên dưới. Vây bụng bé trong suốt nằm ngay trước khởi điểm của
vây hậu môn. Vây hậu môn gắn liền với vây đuôi.

1.2. Phân bố
Cá Thát lát sống ở hầu hết các thủy vực nước ngọt từ Bắc Trung Bộ (sông
Lam Nghệ An) trở vào phía Nam. Tất cả các thủy vực ở đồng bằng sông Cửu
Long đều có cá Thát lát, nhất là ở các vùng trũng. Đôi khi còn tìm thấy chúng ở
các thủy vực nước lợ ven biển. Cá có kích thước trung bình từ 200 - 300mm. Cá
Thát lát thuộc loài cá ăn tạp, thức ăn gồm cả thực vật lẫn động vật: Mùn bã, côn
trùng, thực vật thủy sinh… Cá hoạt động vào lúc về đêm và tờ mờ sáng. Cá đẻ
trứng vào mùa hè từ tháng V đến tháng VII, trứng cá bám ở đáy và được cá đực
bảo vệ.
Cá Thát lát còn được xếp vào danh sách các loài cá nước ngọt dùng làm cá
cảnh. Trong cuốn sách “Danh từ đối chiếu các loài cá kinh tế miền tây thái bình
dương” của Ủy ban nghiên cứu cá miền Tây Thái Bình Dương, Notopterus
notopterus được gọi với tên Việt Nam là cá Óc nóc.
Ở huyện Phú Lộc cá Thát lát phân bố ở các thủy vực sông, suối, ao, đầm,
ruộng nước ngọt. Tuy nhiên mật độ và sản lượng khai thác lớn tập trung ở các
điểm: Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc Hòa, Lộc An, Phú Lộc. đây cũng là khu vực có các
con sông: sông Truồi, sông Nong, sông Cầu Hai chảy qua.

2. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng chủng quần

Mối quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng cá có tầm quan trọng lớn trong
sự nghiên cứu nghề cá, là thước đo tình trạng sức khỏe tương đối của cá. Sự biến


19

đổi về chiều dài hoặc trọng lượng của một cá thể hoặc một nhóm cá thể cho biết
toàn thể sự sống của chủng quần và sự phát triển của tuyến sinh dục. Sự tương
quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Thát lát nghiên cứu trong tự nhiên thể
hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tương quan chiều dài và trọng lượng cá Thát lát
Tuổi

Giới
tính

0+

Juv
Đực
Cái
Juv
Đực
cái
Đực
Cái

1+
2+
Tổng


Chiều dài (mm)

Trọng lượng (g)

Ldao động.

Ltb.

Wdao động.

Wtb

76 - 130
130 - 179
122 - 178
157 - 194
167 - 242
163 - 245
230 - 239
230 - 270
76 - 270

107,90
158
146,70
178,00
200,00
194,63
231,50

235,50
158,24

4 - 20
15 - 55
10 - 45
39 - 60
35 - 126
30 - 112
174 - 178
150 - 208
4 - 208

9,55
28,91
23,18
48,38
64,12
57, 01
153
157
37,85

Cá thể
N(cá
thể)
96
70
37
13

40
67
4
8
335

%
28,66
20,90
11,04
3,88
11,94
20,00
1,19
2,39
100,00

Qua bảng 4.1 ta thấy kích thước cá Thát lát ở Phú Lộc dao động trong
khoảng 76 - 270mm, ứng với trọng lượng dao động từ 4 - 208g, gồm 3 nhóm
tuổi.
Nhóm tuổi 0+ có chiều dài dao động 76 - 179mm, ứng với trọng lượng
dao động 4 - 55g có số lượng cá thể chiếm tỷ lệ cao nhất (60,60%).
Nhóm tuổi 1+ có chiều dài dao động 157 - 245mm, ứng với trọng lượng
dao động 39 - 126g, chiếm tỷ lệ 35,8%.
Nhóm tuổi 2+ có chiều dài dao động 230 - 270mm, ứng với trọng lượng
dao động 174 - 208g có số lượng cá thể chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,6%).
Ngoài ra, sự tương quan về chiều dài và trọng lượng giữa con đực và con
cái trong cùng một nhóm tuổi có sự khác nhau ở nhóm tuổi 0 + và 1+ con đực có
trọng lượng trung bình và kích thước lớn hơn con cái. Ngược lại con đực có
trọng lượng trung bình và kích thước nhỏ hơn con cái ở nhóm tuổi 2 +. Điều này

liên quan đến sự chín muồi sinh dục.


20

Từ các số liệu về kích thước và trọng lượng cá nghiên cứu phương trình
tương quan chiều dài và trọng lượng của cá Thát lát được xác định như sau:
W= 21793×10-9×L2,79024
Đồ thị về mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Thát lát
theo phương trình trên có dạng hình parabol hướng lên trên nhận các giá trị L
(mm) và W (g) làm trục quy chiếu. Đồ thị cho thấy giai đoạn đầu cá tăng nhanh
về chiều dài, giai đoạn sau cá tăng nhanh về trọng lượng. Điều này phù hợp với
quy luật chung về đặc tính sinh học cá nhiệt đới.

Hình 4.2. Đồ thị biểu diển sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá Thát lát

So sánh kích thước trung bình của cá Thát lát ở Phú Lộc với kích thước
trung bình của cá Thát lát ở sông Hương (Phan Nữ Phước Hồng, 2004) [6], trong
cùng một nhóm tuổi, kích thước trung bình ở các nhóm tuổi 0 +, 1+, 2+ đều có kích
thước trung bình của cá Thát lát ở sông Hương. Chứng tỏ điều kiện môi trường ở
Phú Lộc thích hợp hơn ở sông Hương đối với sự phân bố của cá Thát lát.


21
Bảng 4.2. So sánh kích thước trung bình của cá Thát lát ở Phú Lộc với kích thước trung
bình của cá Thát lát ở sông Hương .
Nhóm
tuổi
0+
1+

2+
Tổng

Phú Lộc
Ldao động
(mm)
76-179
157-245
230-270
76-270

Ltb(mm)
132,25
194,62
234,17
158,24

N
n
203
120
12
335

%
60,60
35,82
3,58
100


Sông Hương (Phan Nữ Phước Hồng,
2004)
Ldao động
Ltb(mm)
N
(mm)
n
%
75-140 113,9
49
44,1
140-210 182,3
47
42,4
187-222 219,3
15
13,5
75-222 157,1
111
100

Tuy ở các nhóm tuổi, cá Thát lát ở Phú Lộc đều có kích thước lớn hơn cá
Thát lát ở sông Hương nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể, điều này
chứng tỏ cá Thát lát ở sông Hương và ở huyện Phú Lộc có một sự tương đồng
nhất định do điều kiện môi trường sống ở 2 vùng này tương đối giống nhau.
3. Cấu trúc tuổi và đặc tính sinh trưởng của cá
3.1. Hình thái vẩy và dạng vòng năm
Vẩy cá Thát lát có dạng hình ô van nhỏ, vẩy mỏng, bám sát da, càng lùi
sau cuống đuôi vẩy càng có kích thước bé. Tâm vẩy càng lùi sâu về phía sau.
Vân sinh trưởng phát triển mạnh ở phần trước và phần sau vẩy. Ở phần trước của

vẩy xuất hiện các tia phóng xạ, từ 6 - 9 tia. Các sắc tố lipit bám trên vẩy cá Thát
lát thuộc loại dễ bong. Các vẩy ở vùng lưng sẫm màu, chứa nhiều sắc tố hơn các
vẩy vùng bụng.

Hình 4.3A. Vẩy cá Thát lát tuổi 0+.

Hình 4.3B. Vẩy cá Thát lát tuổi 1+.


22

Quan sát vẩy ở 2 vùng lấy vẩy, chúng tôi nhận thấy vẩy ở vùng trước vây
lưng phía trên đường bên có vòng năm xuất hiện rõ hơn vùng phía sau và bên
dưới đường bên. Vì vậy chúng tôi chọn vùng này để lấy vẩy trên cá Thát lát.
3.2. Cấu trúc tuổi của chủng quần
Đặc tính sinh trưởng của cá là sinh trưởng liên tục trong suốt đời sống và
có tính chất chu kì trong năm. Vào mùa ấm cá đồng hóa thức ăn trong môi trường
tốt hơn mùa lạnh nên sinh trưởng nhanh hơn. Về mùa lạnh, đôi khi nhiệt độ hạ
xuống thấp, cá ăn ít, thậm chí ngừng dinh dưỡng, kết quả là cá sinh trưởng chậm,
đó là nguyên nhân dẫn tới hình thành vòng năm của cá. Cấu trúc tuổi cá được xác
định qua bảng 4.3.
Từ bảng 4.3 cho thấy cá Thát lát ở Phú Lộc gồm 3 nhóm tuổi. Trong đó,
nhóm tuổi cao nhất là 2+ và nhóm tuổi thấp nhất là 0+.
Số lượng cá thu được nhiều nhất tập trung vào nhóm tuổi 0 + có chiều dài
trung bình 132,25mm, ứng với trọng lượng trung bình 18,71g, chiếm tỷ lệ
60,60% trong tổng số cá thể thu được.
Nhóm tuổi 1+ có chiều dài trung bình 194,62mm, ứng với trọng lượng
trung bình 58,45g, chiếm tỷ lệ 35,82% trong tổng số cá thể thu được.
Nhóm tuổi 2+ có chiều dài trung bình 234,17mm, ứng với trọng lượng
trung bình 155,67g, chiếm tỷ lệ 3,58% trong tổng số cá thể thu được.

Bảng 4.3. Cấu trúc tuổi của cá Thát lát
Nhóm tuổi

Chiều dài L(mm)

Trọng lượng W(g)
N

0+
1+
2+
Cộng

Ldao động
76 - 179
157 - 245
230 - 270
76 - 270

Ltb
132,25
194,62
234,17
158,24

Wdao động
4 - 55
30 - 126
150 - 208
4 - 208


Wtb
18,71
55,45
155,67
36,78

Hình 4.4. Biểu đồ cấu trúc tuổi của cá Thát lát

n
203
120
12
335

%
60,60
35,82
3,58
100,00


23

Từ bảng 4.3 cho thấy cấu trúc tuổi cá Thát lát ngoài tự nhiên ở Phú Lộc khá
đơn giản, tuổi thọ của cá (qua thực tế thu mẫu) không cao, thành thục sinh dục
sớm để tham gia vào tái sản xuất chủng quần. Điều này phù hợp với đặc trưng
của các loài cá cỡ trung bình và nhỏ có tuổi thọ thấp sống ven bờ nhiệt đới.
Trong 3 nhóm tuổi của cá Thát lát nhóm tuổi 0 + có số lượng cá thể đông
nhất, kế đến là nhóm tuổi 1+, nhóm tuổi 2+ có số lượng không nhiều. Nếu cấu trúc

tuổi này phù hợp với chủng quần cá trong tự nhiên thì tiềm năng phát triển của
chủng quần cá khá lớn, theo đó cấu trúc tuổi cá ở Phú Lộc tương đối ổn định và
phát triển.

3.3. Tốc độ tăng trưởng hằng năm theo chiều dài cá Thát lát
Dựa vào số liệu phân tích về chiều dài 335 cá thể cá thu được và kích thước
vẩy tương ứng, chúng tôi tính ngược tốc độ sinh trưởng chiều dài hàng năm. Hệ
số a theo phương trình sinh trưởng của Rosa Lee (1920) được xác định là
0,81mm. Đó là kích thước của cá khi bắt đầu hình thành vẩy. Kích thước vẩy
tăng trưởng dần theo sự tăng trưởng về chiều dài cá, cá càng lớn thì kích thước
vẩy càng lớn.
Phương trình tính ngược sinh trưởng của cá Thát lát theo Rosa Lee được
viết dưới dạng: Lt = (L - 0,81)× Vt / V
Dựa vào phương trình tính ngược sinh trưởng, chúng tôi xác định được sinh
trưởng chiều dài hằng năm và tốc độ sinh trưởng chiều dài tương ứng.


24
Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng hàng năm theo chiều dài cá Thát lát
Tuổi

Giới
tính

Sinh trưởng chiều
dài hàng năm (mm)
L1 (tb)
L2 (tb)

Tốc độ tăng trưởng chiều dài

hàng năm (mm, %)
T1 (tb)
T2(tb)
mm
%

0+
Juv
Đực
Cái
Đực
Cái

1+
2+
Tổng

178
200
194,63
187,3
182,5
942,43

231,5
235,5
467

178
200

194,63
187,3
182,5
942,43

44,2
53
97,2

24,0
29,0
53

N
203
13
40
67
4
8
335

Qua bảng ta thấy cá tuổi 2+ vào năm đầu có kích thước nhỏ hơn cá tuổi 1 +,
điều này do cá Thát lát ở tuổi 2 + lúc ở tuổi 1+ có thể chưa phân biệt đực cái. Điều
này phù hợp với cá Thát lát ở các thủy vực khác.
Từ kết quả của bảng ta nhận thấy trong tự nhiên, sau 1 năm tuổi kích
thước trung bình của cá đạt 193,67mm; sau 2 năm đạt 234,17mm. Tốc độ tăng
trưởng về kích thước của cá Thát lát năm đầu là cao nhất đạt 194,6mm , sau năm
thứ 2 tăng thêm 50,06mm (3,58%)
Như vậy vào năm đầu của đời sống cá tăng nhanh về kích thước. Thời

gian về sau, tốc độ sinh trưởng về chiều dài chậm dần. Sự tăng trưởng nhanh về
chiều dài trong thời gian đầu của đời sống giúp cá tránh được vật dữ và săn mồi
trong tự nhiên.
Tốc độ tăng trưởng của cá có ý nghĩa trong việc xác định kích cỡ cá khai
thác nhằm đạt hiệu quả cao. Trong thực tế, cá sau một năm tuổi có chiều dài
trung bình 194,62mm, nặng 39 - 126g/ con đã được khai thác bán thương phẩm
Trong cùng một năm tuổi giữa cá đực và cá cái có tốc độ sinh trưởng
không giống nhau. Sau 1 năm tuổi, cá đực có tốc độ tăng trưởng về chiều dài
nhanh hơn cá cái nhưng sau năm 2 cá cái có tốc độ tăng trưởng chiều dài nhanh
hơn cá đực. Chứng tỏ thời gian đầu cá đực tăng trưởng nhanh hơn cá cái. Đến khi
trưởng thành sinh dục, do phải tích lũy noãn hoàn trong quá trình hình thành
trứng nên cá cái sinh trưởng về chiều dài và trọng lương nhanh hơn cá đực về
chiều dài và trọng lượng


25

Dựa vào các số liệu về chiều dài và trọng lượng cá Thát lát thu được theo
nhóm tuổi tính được thông số sinh trưởng theo phương trình Von Bertalanffy
(1954)
Bảng 4.5. Các thông số về chiều dài và trọng lượng cá Thát lát
Thông số sinh trưởng
L∞ (mm), W∞ (g)
k
t0

Theo chiều dài
479,3
0,22129
-0,97232


Theo trọng lượng
889,3
0,03167
- 0,32972

Trên cơ sở các thông số tính được, chúng tôi thiết lập phương trình sinh
trưởng của cá Thát lát như sau:
Về chiều dài:

Lt = 479,3×[1-e-0,22129(t+0,97232)]

Về trọng lượng: Wt = 889,3×[1-e-0,03167(t+0,32972)]2,79024
4. Đặc tính dinh dưỡng của cá Thát lát
4.1. Thành phần thức ăn của cá Thát lát
Phân tích thành phần thức ăn có trong ống tiêu hóa của các cá thể cá Thát
lát thu được của 4 nhóm kích thước. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.6 và 4.5
Thành phần thức ăn của cá Thát lát khá phong phú và đa dạng, gồm 40
loại thuộc 7 ngành thủy sinh vật khác nhau, chủ yếu là tảo, các ngành động vật
không xương sống, cá con và mùn bã hữu cơ.
Bảng 4.6. Thành phần thức ăn của cá Thát lát ở Phú lộc


×