Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TIỂU LUẬN phong tục hôn nhân – từ truyền thống đến hiện đại, xu hướng già hóa trong kết hôn và quan niệm về sống thử của giới trẻ ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.9 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

3

I.

I. QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG
3

VÀ NHỮNG NGHI LỄ

1.1.

Khái niệm về hôn nhân

3

1.2.

Quan niệm về hôn nhân truyền thống

3

1.3.

Những nghi lễ trong hôn nhân truyền thống
QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN VÀ NHỮNG NGHI LỄ



II.

TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY
III

6

11

BÀN VỀ XU HƯỚNG GIÀ HÓA TRONG KẾT HÔN VÀ
SỐNG THỬ CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

13

3.1

Vấn đề già hóa trong kết hôn

13

3.2.

Quan niệm về vấn đề sống thử

16

KẾT LUẬN

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

MỤC LỤC

1


TrangLỜI MỞ ĐẦU
Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt, nhiều thuần phong mĩ tục
rất cần thiết cho đạo lý làm người và kỷ cương xã hội. Cũng như mọi lễ tục
khác, những lễ nghi, tập tục cưới hỏi cũng có tính kế thừa những giá trị tốt đẹp
của nếp sống xưa và biến hóa, phát triển theo nhịp sống hiện đại. Trong bất kỳ
giai đoạn nào của lịch sử nó cũng chịu sự ảnh hưởng của văn hoá, kinh tế, chính
trị. Các lễ nghi- tập tục này có khi rất đơn giản nhưng có khi lại rất nhiêu khê
phức tạp theo tập quán của từng vùng, từng dân tộc.
Quan niệm về tầm quan trọng của một lễ cưới ngày nay vẫn giữ nguyên
vẹn. Thế nhưng việc dựng vợ gả chồng không còn quá phụ thuộc vào cộng đồng.
Nghĩa là đó là quyền quyết định của đôi trẻ, cho dù gia đình có ‘môn đăng hộ
đối’ hay không. Việc này cũng cho phép cô dâu và chú rể được đặt tính cá nhân
của mình vào một lễ cưới nhiều hơn. Quan niệm hôn nhân ngày nay được tự do
hơn, thoải mái hơn ngày xưa rất nhiều bởi giới trẻ hoàn toàn có thể làm chủ
mình trong vấn đề hôn nhân. Cũng có nhiều trường hợp những người thích yêu
nhưng không thích cưới, cũng có nghĩa là không tiến tới hôn nhân trên mặt pháp
luật, các vấn đề về sống độc thân, sống thử, hôn nhân thực dụng đã và đang đặt
ra cho việc hiện đạn hóa các giá trị truyền thống về hôn nhân ở nước ta hiện nay
Trên cơ sở nghiên cứ về quan niệm và những nghi lễ hôn nhân truyền
thống. Em xin được trình bày những hiểu biết của mình thông qua chủ đề tiểu

luận: Phong tục hôn nhân – Từ truyền thống đến hiện đại, xu hướng già hóa
trong kết hôn và quan niệm về sống thử của giới trẻ ngày nay”. Quá trình thực
hiện nội dung, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì kiến thức cá
nhân còn hạn hẹp, và kinh nghiệm sống chưa phong phú. Kính mong quý thầy
cô cùng các bạn lưu tâm giúp đỡ.

2

NỘI DUNG


I. QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG
NGHI LỄ
1.1. Khái niệm về hôn nhân
Với những người theo phái tự nhiên và phái phân tâm học định nghĩa hôn
nhân: Hôn nhân là một hiện tượng tự nhiên. Đó là sự liên kết giữa hai con người
khác giới với nhau thành một gia đình để giữ chức năng duy trì nòi giống.
Chủ nghĩa Mác – Lê nin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là những hiện
tượng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển, do các điều kiện kinh tế – xã hội
quyết định. Trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư
hữu và của Nhà nước”, Mác và Enghen đã phân tích, chứng minh một cách khoa
học rằng: lịch sử gia đình là lịch sử của quá trình xuất hiện chế độ quần hôn,
chuyển sang gia đình đối ngẫu, phát triển lên gia đình một vợ một chồng – là
quá trình không ngừng hoàn thiện hình thức gia đình, trên cơ sở sự phát triển
của các điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.
Như vậy, có thiể hiểu, hôn nhân trước hết là một quy chế xã hội và sau đó
mới là một hiện tượng sinh học, hiện tượng tự nhiên. Đây là một sự thật đã tồn
tại suốt mấy ngàn năm qua tất cả các nước trên thế giới. Quan niệm về hôn nhân
truyền thống trong 54 dân tộc Việt Nam - mỗi một dân tộc đều có những quan
niệm và trực lệ hôn nhân khác nhau, trong đó người Việt là một trong những tộc

người có quan niệm và tục lệ hôn nhân vào loại đa dạng nhất.
1.2. Quan niệm về hôn nhân truyền thống
* Vấn đề môn đăng hộ đối
Một trong những đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng
đồng. Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng,
kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Thời phong kiến, theo luân lý “tam
cương ngũ thường”, con cái mà có cha khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn
nhân của con cái cha mẹ có quyền độc đoán và “đặt đâu ngồi đấy”. Hôn nhân
của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau mà là
việc “hai họ” dựng vợ gả chồng cho con cái. Tục lệ này xuất phát từ quyền lợi
3

của tập thể.Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập
quan hệ giữa hai gia tộc. Vì vậy, điều cần làm đầu tiên chưa phải là lựa chọn một


cá nhân cụ thể, mà là lựa chọn một dòng họ, một gia đình xem cửa nhà hai bên
có tương xứng không, có môn đăng hộ đối không.
Hầu hết ở các vùng nông thôn, và cả trong đô thị, việc hôn nhân theo phong
tục đều phải qua một cầu trung gian là người mối lái. Nhà trai muốn chọn vợ
cho con thì xem “chỗ nào môn đăng hộ đối, tuổi không xung khắc nhau mới
mượn người mối lái. Mối lái nói với cha mẹ người con gái bằng lòng gả rồi, nhà
trai mới đem trầu đến dạm”. Môn đăng - hộ đối là tiêu chuẩn quan trọng nhất
đối với tầng lớp trên ở xã hội phong kiến mà cũng thường là tiêu chuẩn chung
của xã hội Việt Nam. Quan niệm “đăng đối” phải theo nguyên tắc “địa vị xã hội
và điều kiện kinh tế của nhà gái có thể thấp hơn nhà tri nhưng không có chuyện
ngược lại”. Tuổi tác bố mẹ cô dâu chú rể cũng được xem là tiêu chuẩn quan
trọng của “môn đăng - hộ đối”.
Theo tập quán người Việt, sau khi quan hệ thông gia đã được thiết lập thì
thay đổi về cách xưng hộ giữa hai gia đình và hai tộc họ. Do đó nếu cách biệt

quá vì tuổi thì người ta cũng không làm thông gia với nhau. Ngoài hai tiêu chuẩn
cơ bản trên trong quan niệm “môn đăng - hộ đối” người ta còn chú trọng đến
tình trạng sức khoẻ của gia đình, tình trạng phương pháp, quan hệ bố mẹ như thế
nào? anh em trong gia đình, vấn đề dòng họ. Các tiêu chuẩn này được đúc kết lại
trong quan niệm “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”.
* Vấn đề tuổi tác:
Hợp tuổi là tiêu chuẩn quan trọng thứ hai trong việc kén rể, chọn dâu của
các cụ ngày trước. Việc xem tuổi ở đây không phải là sự chênh lệch tuổi tác giữa
hai người mà quan trọng là tuổi cầm tinh con gì ở mỗi người tính theo hệ can chi
của âm lịch. Ngoài ra, người ta còn so tuổi theo nguyên lý âm dương, ngũ hành,
tức là “mệnh” của hai người. Vì ai cũng cho rằng hợp tuổi nhau thì gia đình mới
hoà thuận, thậm chí việc này có ảnh hưởng đến cả đường con cái, tính mạng của
nhau. Trên là hai tiêu chuẩn chung đối với nhà trai lẫn nhà gái. Nhưng trên thực
tế người ta chỉ tuân thủ chặt chẽ và đầy đủ với việc chọn dâu, còn trong việc kén
4

rể thì tiêu chuẩn trên thường được nới lỏng hơn và cũng chỉ diễn ra ở các gia
đình nhà gái tương đối thân thế.


Trong hôn nhân truyền thống, việc chênh lệch tuổi tác cùng là nội dung
được đặt ra vừa hợp tuổi và người chồng phải nhiều tuổi hơn người vợ. Nhưng
không chênh lệch tuổi tác quá nhiều. Phụ nữ vẫn đóng vai trò phụ trong gia đình
phải nghe theo lời người chồng, chưa được tự ý quyết định cũng như chưa được
tạo nhiều cơ hội trong các công việc quan trọng của cơ quan nhà nước, các
doanh nghiệp. Người trụ cột trong gia đình vẫn là người đàn ông, xuất phát từ
quan niệm này, thường thì người đàn ông luôn chọn những người phụ nữ ít tuổi
hơn để tìm hiểu và cưới.
* Vấn đề sống thử và trinh tiết người phụ nữ
Xã hội truyền thống Việt Nam xưa đặt ra luật bất thành văn quy định đôi

lứa yêu nhau không được phép sống thử (quan hệ tình dục) trước khi kết hôn, vì
hai lý do:
- Một là, Muốn bảo vệ sức khỏe cho đôi trai gái do không tìm được cách
phòng tránh thai .Ngoài ra còn là để tránh xảy ra việc mang thai ngoài ý muốn
khi đôi bên chưa có sự ràng buộc chính thức.
- Hai là, Quan niệm về đạo đức: Việc đôi trai gái giữ gìn sự trong trắng cho
nhau thể hiện sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh trong tình yêu, ý thức tiết
chế dục vọng để giữ gìn thể xác thuần khiết trong hôn nhân, thể hiện sự tôn
trọng và chung thủy với bạn đời. Khái niệm trinh tiết là khái niệm mang tính
“nền tảng”, quyết định đến việc có nên quan hệ trước hôn nhân hay không.
Hôn nhân truyền thống luôn quan tâm tới trinh tiết của người con gài, một
luật bất thành văn được ngầm quy định trong xã hội đó là con gái phải giữ được
chữ

trinh

trước

khi

về

nhà

chồng,



ba




do:

Một là, về mặt sinh lý: bảo vệ sức khỏe cho người chồng (tránh các bệnh lây
lan qua đường tình dục) và tránh việc người con gái “chửa hoang”.
Hai là, việc giữ gìn cho chồng thể hiện sự trong trắng trong tâm hồn, đức
5

hạnh trong tình yêu, ý thức tiết chế dục vọng để giữ gìn thể xác thuần khiết
trong hôn nhân, thể hiện sự tôn trọng và chung thủy với chồng.


Ba là, ngày xưa xã hội trọng nam khinh nữ, người con gái phải giữ gìn để
dâng hiến trọn vẹn cho người con trai chứ không có chuyện ngược lại.
Những giá trị truyền thống trên là giá trị đẹp. Tuy nhiên, trong thời đại nam
nữ bình quyền hiện nay, cả ba lý do trên đều hàm chứa sự bất công, bởi người
đàn ông cũng phải thể hiện ý thức tiết chế dục vọng, thể hiện sự tôn trọng và
chung thủy với bạn đời, phải bảo vệ sức khỏe cho người con gái, phải có trách
nhiệm khi người con gái mang thai. Do đó, nếu yêu cầu người con gái phải giữ
chữ trinh, thì người con trai cũng phải thế. Nếu người con trai không giữ được
thì họ không có quyền đòi hỏi người con gái điều mà bản thân họ cũng không
có.

1.3. Những nghi lễ trong hôn nhân truyền thống
Người việt xưa luôn coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người

(sự nghiệp, làm nhà và cưới vợ) khi nhấn mạnh trong câu ca dao: "tậu trâu cưới
vợ làm nhà..."Ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, hôn nhân của người Việt xưa có
sáu lễ chính. Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ chính sau:

Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp
"nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày
sinh tháng Đẻ của người con gái.
Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ
hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi, quan niệm thoáng
hơn người ta tìm cách hóa giài.
Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng
cho sự hứa hôn chắc chắn.
Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ
nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.
Lễ cưới dân gian: Khi nhà trai xin cưới và nếu nhà gái thuận thì trả lời
cho ông bà mai. Sự trả lời này còn bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi
nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái
6

thường đòi với số lượng lớn, yêu cầu thường là trầu rượu, cau, trà, bánh trái,
gạo, heo, đồ trang sức, y phục cho cô dâu và tiền mặt.


Đúng ngày cưới, người ta chọn giờ "hoàng đạo" mới đi, thường là về chiều,
có nơi đi vào chập tối. Dẫn đầu đám rước đàng trai là một cụ Già nhiều tuổi
được dân làng kính nể vì tuổi tác, tư cách, địa vị xã hội, đóng vai chủ hôn.
Ở miền Bắc Việt Nam ngày xưa, tại nhà trai, người ta chờ đợi đám rước
dâu về. Một quả lò than đốt hồng đặt trước ngưỡng cửa để chờ cô dâu với nghĩa:
lửa hồng sẽ đốt hết những tà ma theo Ám ảnh cô dâu và sẽ đốt vía của tất cả
những kẻ độc mồm độc Miệng đã quở mắng cô dâu ở dọc đường.
Cô dâu vào lễ gia tiên nhà chồng xong, ông bà cũng như bố Mẹ chồng tặng
cho cô dâu món quà, thường là tiền hoặc là đồ nữ trang. Lễ tơ hồng được cử

Hành rất đơn giản. Bàn thờ thiết lập ngoài trời, bày lư hương và nến hay đèn, tế
vật

dùng

xôi,

gà,

trầu,

rượu.

Hai ngày sau lễ cưới, Vợ chồng đưa nhau về thăm cha mẹ vợ với một số lễ
vật, tùy theo tập tục địa phương bên vợ. Xưa lễ này gọi là "Nhị hỷ". Nếu nhà
chồng ở cách xa quá, không về được trong hai ngày thì có thể để bốn ngày sau,
gọi là "Tứ hỷ". Theo tục lệ vợ chồng đem lễ chay hoặc lễ mặn về nhà để cúng
gia tiên, để trình bày với gia tiên và cha mẹ, cùng họ hàng việc cưới đã xong
xuôi toàn mãn.
Trình tự tiến đến lễ cưới của người Việt Nam, có thể có những cách thức,
tên gọi khác nhau, đa số có những điểm chung:
Lễ dạm ngõ
Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là
trầu, cau, rượu, chè. Phải có trầu Cau vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt
Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt. Miếng trầu là đầu
câu chuyện, không có trầu là không theo lễ.
Lễ Ăn hỏi
Hay còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là hỏi tên tuổi cô gái, nhưng
ngày nay cha mẹ đôi bên đã biết biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh
coi như đã có nơi, có chốn. Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỉ, chia trầu. Nhà gái

trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà nhỏ, một
7

cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng,
mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ,


nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ. Cũng trong lễ ăn hỏi,
hai họ định luôn ngày cưới.
Lễ cưới
Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm
trầu cau, gạo nếp, Thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ
nạp tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi
thứ đã chuẩn bị sẵn. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn, cô có thể yên tâm xây
dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, Rượu đến xin
dâu, báo đoàn đón dâu sẽ đến.
Tục chăng dây: ở một số đám cưới, nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm,
xinh xắn, mặc áo đỏ chăng dây trước của nhà gái. Khi nhà trai đến, một trong
các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân
phát cho lũ trẻ chăng dây này, khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để
đoàn nhà trai đi vào nhà gái.
Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già
cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp
hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với chú
rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ
hàng. Bố mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ
bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào cỗ. Sau đó
là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi
theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.

Rước dâu vào nhà: đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm
bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được
giải thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa
khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
Lễ tơ hồng: khi hai họ ra về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng
8
kiến cô dâu chú rể làm lễ cúng
tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được

nhau là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn


hai ông bà này. Lễ cúng đơn giản, ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông
cụ già cả nhất của họ hàng làm chủ lễ. Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau.
Trải giường chiếu: bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con
nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà sẽ trải sẽ trải
đôi chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận...
Lễ hợp cẩn: đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường
có bàn bày trầu Rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào
chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống.
Tiệc cưới: dù đám cưới to hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt là ở
nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc
cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường
tổ chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái "tục" của sự ăn
lấn át mất cái "thiêng" của lễ cưới. Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những
người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ. Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái
(trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ
chức chung thành một tiệc.
Lễ cheo: một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến
hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ

vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm Có con gái đi lấy chồng. Lễ
cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên
mới, tế bào mới của làng.
Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỉ hoặc tứ hỉ), sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai
vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng
có trầu, xôi, lợn. Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở một số
trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp cẩn,
thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay, nhưng trường hợp này rất hiếm.
* Trang phục
Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam,áo dài cưới
được mặc vào ngày trọng đại của cô dâu sắp về nhà chồng. Nó tôn lên vẻ đẹp
9

của người phụ nữ Việt ,thể hiện sự dịu dàng , trong trắng , thước tha khi khoát
lên mình.


Trong lễ cưới truyền thống, các cô dâu miền Bắc thường mặc bộ áo mớ ba,
ngoài cùng là chiếc áo the thâm, bên trong ẩn hiện hai chiếc áo màu hồng và
màu xanh hoặc màu vàng với màu hồ thủy. Rồi đến áo cánh trắng, cuối cùng là
chiếc yếm hoa đào có dải bằng lụa bạch. Thắt lưng gồm hai chiếc bằng lụa màu
hoa đào, hoa lý, ngoài cùng là thắt lưng sồi xe hay vải sa màu đen, cả ba thắt
lưng đều có tua ở hai đầu. Lúc bấy giờ kiểu trang điểm cho mái tóc thật đơn
giản, chỉ là vấn khăn, đầu khăn gài chiếc đinh ghim, có đính con bướm vàng
chạm bạc, để tóc đuôi gà. Lúc đưa dâu, đi đường đội nón thúng quai thao (chủ
yếu là để che mặt cho đỡ thẹn với mọi người). Ðồ trang sức có khuyên đeo tai
bằng vàng hoặc bằng bạc, cạnh sườn đeo bộ xà tích, con dao, ống vôi… bằng
bạc chạm trổ tinh vi.
Các cô dâu miền Trung thường theo phong tục đặc thù của mỗi vùng những
cũng mặc áo mớ ba, trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng điều, áo giữa bằng the

hay vân tha màu xanh chàm, áo ngoài cùng bằng the hay vân tha màu đen. Cổ
đeo kiềng hoặc quấn chuỗi hột vàng cao lên quanh cổ. Cổ tay đeo vòng vàng,
xuyến vàng…
Trang phục của cô dâu miền Nam, ấn tượng đáng nhớ nhất bao giờ cũng là
bộ áo dài gấm, quần lĩnh đen, đi hài thêu. Tóc chải lật, búi lại và cuốn ba vòng
phía sau đầu, gài lược “bánh lái” bằng đồi mồi hoặc bằng vàng, bạc. Có người
cài trâm vàng, đầu trâm có đính lò xo nhỏ nối tiếp với một con bướm bằng vàng
hay bạc tạo nên một độ rung, tăng thêm nhiều phần sinh động và thẩm mỹ. Ðeo
dây chuyền nách (xà nách) bằng vàng, đeo nhiều chuỗi hột vàng ở cổ.
Trang phục của chú rể ở cả ba miền đều giống nhau, thường thì mặc áo
thụng bằng gấm hay the màu lam, quần trắng ống sớ, búi tóc, chít khăn nhiều
màu lam. Chân đi văn hài thêu đẹp... Từ năm 1954, ở nước ta nhiều nghi thức,
trang phục lễ cưới được lược bỏ. Ở thành thị, cô dâu mặc áo dài màu trắng hoặc
các màu sáng, nhạt, mặc quần trắng, đi giày cao gót, tay ôm hoa lay ơn, tóc phi
dê hoặc chải bồng, cặp tóc. Trang điểm má hồng, môi son. Chú rể mặc com lê,
10

thắt cravat, đi giày. Còn ở nông thôn, cô dâu thưòng mặc áo sơ mi trắng hoặc áo
cánh trắng hay áo bà ba, quần đen, đi dép mới. Chú rể mặc áo sơ mi mới, quần


Âu, đi giày, xăng đan hoặc dép nhựa. Bộ đội vẫn có thể mặc bộ quân phục, cán
bộ thì mặc quần áo đại cán mới, tóc chải gọn gàng.
II. QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN VÀ NHỮNG NGHI LỄ TRONG XÃ
HỘI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY
Ngày nay, hôn nhân không chỉ đơn thuần là quy chế xã hội, trước tiên nó
được luật định trong Luật hôn nhân và gia đình. Lễ cưới ngày nay thường được
tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn
Nếu như hôn nhân trước đây thường quan tâm đến vấn đề “môn đăng hộ
đối” thì ngày nay địa vị xã hội không phải là yếu tố quan trọng để tiến tới hôn

nhân, điều quan trọng hơn cả đó là tình yêu, sự chia sẻ và thấu hiểu dành cho
nhau. Họ yêu nhau vượt qua mọi rào cản: tuổi tác, hoàn cảnh hay ngăn cấm gia
đình… họ có thể vì nhau mà làm mọi việc. Tình yêu sẽ dẫn đến hôn nhân, hôn
nhân sẽ góp phần tạo nên một gia đình hạnh phúc. Hôn nhân xã hội hiện nay còn
khác ngày xưa ở một điểm đó là nam nữ bình đẳng, được bảo vệ quyền lợi và
nghĩa vụ trước pháp luật.
Trước ảnh hưởng của lối sống hiện đại, cùng với sự phát triển kinh tế xã
hội, hôn nhân hiện đại ngày nay có những đổi mới. Một số tục lệ trong đám cưới
xưa đã được lược bớt để phù hợp với đời sống hiện đại. Hiện nay chỉ còn giữ lại
5 lễ chính là dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt. Đa phần cô dâu và chú
rể ngày nay thường đến một số địa điểm đẹp ngoài trời để chụp ảnh làm kỷ
niệm, tùy theo điều kiện gia đình. Chuẩn bị vật phẩm hôn lễ, quà cưới, phòng
cưới, tiệc cưới, quần áo, xe hoa...Phải chọn một người trung gian, đóng vai trò
bắc cầu cho hai bên gia đình. Đó thường là người đứng tuổi, có uy tín, có kinh
nghiệm trong ăn nói. Lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà của cô dâu, chú rể hoặc tại
các nhà hàng. Nếu tổ chức tại nhà hàng, cô dâu chú rể sẽ có các nghi lễ như rót
rượu mời bố mẹ, cắt bánh cưới, trao nhẫn và mời khách dùng tiệc.
Tuy vậy, dẫu cuộc sống có nhiều thay đổi, tâm hồn con người Việt Nam,
tính cách con người Việt Nam thể hiện trên nhiều mặt, trong đó có phần trang
phục không thể tách rời môi11 trường, cảnh trí, thiên nhiên Việt Nam. Trang phục
lễ cưới, dù ở nông thôn hay thành thị, dù có sự biến đổi tất yếu, vẫn cần góp
phần tạo nên một bức tranh đời sống văn hóa thật độc đáo của con người Việt


Nam. Cần nối tiếp và phát huy cái đẹp từ ngàn xưa để lại, mỗi lần trong đời
người nhớ tới hình ảnh ấy củng cố thêm cho mình lòng yêu quê hương, đất
nước, lòng quyết tâm bảo vệ hạnh phúc gia đình và truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc.
Trang phục lễ cưới của người Việt cho đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn.
Những nét tiến bộ trên cơ sở truyền thống dân tộc được nhân dân phát huy làm

phong phú thêm cho trang phục ngày cưới. Những mốt "hiện đại" theo sự biến
động của trào lưu trang phục nước ngoài xa lạ với thẩm mỹ của nhân dân, không
phù hợp với tầm vóc cơ thể của người phụ nữ Việt Nam đã dần bị loại trừ như
thứ váy năm, bảy tầng, kiểu tóc và những hình thức "trang điểm" diêm dúa, lạc
lõng, lai căng, đua đòi, thiếu sự hài hòa thẩm mỹ, nó không làm đẹp mà đi
ngược lại điều mong muốn của các cô dâu và mọi người.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, trang phục lễ cưới nói chung của cô
dâu chú rể nói riêng cũng cần tùy thuộc vào khả năng kinh tế của từng gia đình,
dựa theo phong tục tập quán ở từng địa phương mà định liệu. Ở thành thị (hoặc
ở nông thôn, nếu có điều kiện), cô dâu mặc áo dài trắng hoặc áo dài màu sáng,
nhạt. Hoặc hiện đại hơn, một bộ váy cưới đuôi dài của cô dâu thường được đi
cùng với một bộ vest trắng cho chú rể với áo sơ mi trắng kèm một chiếc cravat
hoặc nơ cổ. Nhìn chung, lễ nghi và trang phục vừa cần phải thể hiện được bản
sắc dân tộc, vừa cần phải hiệu đại để theo nhịp bước của thời cuộc.
Có thể nói, quan niệm về tầm quan trọng của lễ cưới trong xã hội hiện đại
vẫn được bảo tồn và gìn giữ. Nhưng hiện nay, đôi uyên ương đã có nhiều quyền
quyết định hạnh phúc của mình hơn, họ có quyền tìm hiểu và quyết định đến với
nhau bằng đám cưới. Ngày nay. Ngoài việc tổ chức lễ cưới, đôi uyên ương cũng
cần đăng ký kết hôn và đây là điều không thể thiếu, đảm bảo cho cuộc sống vợ
chồng được pháp luật bảo vệ.Tuy nhiên, trong tâm thức và văn hóa dân tộc, lễ
cưới chứ không phải tờ hôn thú, mới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và mọi
12

người chính thức công nhận đôi trai gái là vợ chồng. Đám cưới hiện đại của


người Việt Nam đã có nhiều thay đổi song vẫn giữ nhiều nét văn hóa truyền
thống.
III. BÀN VỀ XU HƯỚNG GIÀ HÓA TRONG KẾT HÔN VÀ SỐNG THỬ
CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

Đất nước ta đang bước những bước dài trên chặng đường đổi mới, hội nhập
quốc tế về mọi mặt, đồng nghĩa với việc chấp thuận hội nhập về văn hóa và lối
sống ở một mức độ nhất định, giới trẻ hiện có cách nghĩ và lối sống hiện đại
hơn, quan niệm về giới tính “thoáng” hơn so với trước đây. Chính vì thế, xu
hướng “tình dục thoáng” đang là một thực tế đã được báo động trước mà chúng
ta không thể nào tránh được. Biểu hiện xu thế đó chính là vấn đề già hóa trong
kết hôn và sống thử trước hôn nhân của giới trẻ hiện nay.
3.1. Vấn đề già hóa trong kết hôn
Việt Nam là một nước nông nghiệp ở phương Đông, hôn nhân và gia đình
từ xưa đến nay vẫn có một ý nghĩa hết sức hệ trọng. Tuổi quy định của nhà nước
Việt Nam hiện nay (ghi rõ trong Luật Hôn nhân và Gia đình) nam đủ 20 tuổi, nữ
đến 18 tuổi được phép đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, những số liệu thống kê của
Tổng cục Cục thống kê lại cho thấy tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cả nam
và nữ ở nước ta trong những năm gần đây có xu hướng tăng.
Bảng 1. Tuổi trung bình kết hôn lần đầu (đvt: tuổi)
Cả nước

Thành thị

Nông thôn

Năm

Nam

Nữ

Nam

Nữ


Nam

Nữ

1989
1999
2009
2018

24,5
25,4
26,2
27,2

23,2
22,8
22,8
23,4

...
27,5
27,7
27,8

...
24,4
24,4
24,6


...
24,5
25,6
26,0

...
22,1
22,0
21,9

Nếu như năm 1989, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam là 24.5 và nữ
là 23.2 thì đến năm 2018, tuổi kết hôn trung bình lần đầu đã tăng lên đáng kể,
của nam là 27.2 (ở nông thôn là 26.0 tuổi còn ở thành thị là 27.8 tuổi) và ở nữ là
23.4 (trong đó, ở thành thị là 24,6 tuổi và nông thôn là 21.9 tuổi). Thành thị nơi
13

có tuổi lập gia đình trễ hơn so với khu vực nông thôn, bởi điều kiện kinh tế khá giả
hơn, đời sống tinh thần phong phú hơn, cho nên giới trẻ trước tiên quan tâm nhiều
hơn đến việc hưởng thụ và trải nghiệm cuộc sống hơn là lập gia đình. Điều này


phản ánh xu hướng kết hôn muộn nhìn chung đang diễn ra ở Việt Nam, đặc biệt
là ở các đô thị.
Suy nghĩ ngại kết hôn sớm ngày càng phổ biến trong giới trẻ ở nước ta
hiện nay, trước tiên nó bị tác động một phần không nhỏ bởi một trào lưu sống
độc thân tạm thời. Nét nổi bật của một xã hội khi chuyển sang thời hiện đại là xu
hướng giải phóng cá nhân, khởi sự từ các tầng lớp trung lưu. Lúc này, con người
muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của các mối quan hệ cổ truyền (đồng tộc,
đồng hương...) để xác lập cái tôi như là một cá nhân tự chủ, tự lập. Ý thức đề cao
giá trị gia đình dần dà giảm bớt, tuy không bao giờ mất hẳn, để nhường chỗ cho ý

thức coi trọng giá trị tự do cá nhân. Giới trẻ hiện nay bắt đầu có xu hướng coi việc
kết hôn sớm là bước sớm vào cảnh “chim lồng cá chậu”. Lối sống độc thân tạm
thời hay còn gọi là kết hôn muộn đang trở thành “mốt sống” của thanh niên các
nước phát triển.
Với sự mở cửa vào giao lưu rộng rãi trên trường quốc tế, tuổi trẻ Việt Nam
đã và đang tạo cho mình những cách sống riêng. Trong đó, những đối tượng
được tiếp xúc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp (báo chí, truyền hình) có xu hướng
kết hôn muộn. Chúng ta có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của "mốt sống” của thanh
niên trên thế giới đến cuộc sống thanh niên Việt Nam
Kết hôn muộn không phải là "mốt sống” mà là một xu hướng tất yếu khi mà
con người cá thể ngày càng độc lập với nhau hơn. Tốc độ sống nhanh hơn rất
nhiều cùng hàng trăm mối quan tâm phát sinh trong một xã hội hiện đại làm
giảm sự gắn kết và ước muốn gắn kết giữa các thành viên trong xã hội. Thế giới
toàn cầu hoá, Việt Nam đang mở cửa, những người trẻ hiển nhiên chịu tác động
rất lớn từ khuynh hướng chung này . Cuộc sống phát triển kéo theo nhiều vấn đề
đáng để quan tâm hơn chuyện hôn nhân. Khi cảm thấy cuộc sống độc thân sẽ
đem đến nhiều lợi nhuận hơn trong việc phát triển sự nghiệp, họ sẽ kết hôn
muộn. Giới trẻ Việt Nam không phải là ngoại lệ, khi điều này là xu hướng
chung. Việc này hoàn toàn hợp lẽ tự nhiên
14
Phần lớn những người bênh vực cho chuyện độc thân đều có học vấn tương
đối cao, nghề nghiệp ổn định, đủ tự lập về tài chính. Một trong những biểu hiện
của xu hướng khẳng định cá nhân tính là hiện tượng lấy vợ lấy chồng ngày càng


trễ hơn. Bây giờ không còn là thời “lấy chồng từ thuở mười ba, đến năm mười tám
thiếp đà năm con”.
Bản thân em nghĩ rằng, Con người, theo bản chất luôn luôn muốn tìm
kiếm tình bạn, sự chấp nhận và tình yêu thương từ người khác, và với những
người trẻ, nhu cầu này càng trở nên vô cùng quan trọng. Họ là những người luôn

có nhu cầu được công nhận, được người khác thừa nhận những thành quả mà
mình đạt được, được xã hội thừa nhận và đánh giá cao.
Tìm hiểu mối liên hệ giữa nhu cầu về tình yêu thương với nhu cầu sống
độc thân tạm thời ở giới trẻ hiện nay sẽ góp phần làm rõ nhu cầu sống độc thân
của họ không phải là nhu cầu có tính chất lâu dài vĩnh viễn, mà chỉ mang tính
tạm thời - việc họ chưa kết hôn hoặc kết hôn muộn so với chuẩn chung của xã
hội trước đây không có nghĩa là họ sẽ không kết hôn. Bản thân những người này
không những có nhu cầu kết hôn mà còn mong muốn có được một cuộc hôn
nhân hoàn hảo hơn, hạn chế tối đa những sai lầm có thể có trong hôn nhân. Mặt
khác, trong chuyện tình yêu những người trưởng thành thường rất coi trọng tình
cảm. Họ suy nghĩ chín chắn hơn, Rõ ràng, hôn nhân không thể là sự ép buộc, mà
phải là xuất phát từ tình yêu. “Tình yêu phải xuất phát từ những rung cảm thực
sự của hai người”. Rõ ràng là những ngườicó xu hướng kết hôn muộn không có
nghĩa là họ không muốn tìm kiếm bạn đời, tìm kiếm tình thương yêu, tìm kiếm
sự chấp nhận từ người khác như nhiều người nhầm tưởng. Ngược lại, nhu cầu
này ở những người trẻ còn được đặt ra ở một cấp độ cao hơn, sâu sắc hơn. Điều
này, có đôi chút mâu thẫn đối với quan niệm hôn nhân truyền thốn “trai lớn lấy
vợ, gái lớn lấy chồng”. Việc định nghĩa như thế nào là “lớn” để đến với cuộc
sống hôn nhân của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên quan điểm cá nhân của em
cho rằng, khi tình yêu đủ “lớn”, để người ta cảm nhận cần thiết phải đến với
nhau, khi con người đủ trưởng thành để có thể đảm đương với tất cả những sóng
gió trong đời sống cá nhân và gia đình, thì cuộc sống hôn nhân sẽ trọn vẹn hơn.
3.2. Quan niệm về sống thử.
15
Khác với xã hội ngày xưa , ngày nay việc sống thử xảy ra ở khắp nơi trên
thế giới . Trước khi tiến đến con đường hôn nhân lâu dài, họ muốn trải nghiệm
cuộc sống hôn nhân cũng như quyết định của chusnh bản thân họ. Ngày nay ,


giới trẻ đã phá vỡ những quy luật bất thành văn trong quá khứ để xây dựng một

khía cạnh mới trong hôn nhân.
"Sống thử" là việc hai người khác giới chung sống với nhau như vợ chồng
trước hôn nhân mà không có sự ràng buộc về mặt pháp lý.
Nhu cầu sống thử xuất phát từ nhu cầu thỏa mãn sinh lí hay xuất phát từ “
sự tò mò” và thiếu hiểu biết của các đôi bạn trẻ hiện nay. Đây là một vấn đề
được dư luận hết sức quan tâm và lên án một cách mạnh mẽ nhưng nó không
phải là hành vi vi phạm pháp luật vì thực sự trong pháp luật của nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay không có một chế tài nào hay những quy
đinh nào mang tính cấm đoán việc sống thử. Bởi vậy mà pháp luật không thể
đứng ra can thiệp hiện tượng này và đối với pháp luật Việt Nam nó được coi là
hợp pháp và người tham gia sống thử không bị pháp luật xử lý. Xét về mặt đạo
đức, “sống thử” là không thể chấp nhận được, đó bị coi là hành động tiêu cực và
bị dư luận phê phán thông qua nhiều hình thức thể hiên khác nhau , ví dụ như
qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nó xuất phát trên tinh thần tự nguyện
của cả hai người và không mang tính chất ép buộc .
Bảng thống kê tỷ lệ sống thử (có quan hệ tình dục) trước hôn nhân ở hai
nhóm tuổi vào năm 2016
"sống chung - sống thử" đang trở thành phổ biến trong giới trẻ ở Việt Nam
và hiện tượng này là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang có nguy cơ
lan rộng như một “dịch bệnh”. Đối tượng được nói đến phổ biến lại rơi chủ yếu
vào lứa tuổi từ 14 đến 25 tuổi (nhất là từ 22 đến 25 tuổi). Họ là những sinh viên
đang ngồi trên các giảng đường đại học, những công nhân, người lao động trẻ
vừa rời ghế trường phổ thông… lý do họ sống với nhau có thể vì xa nhà, thiếu
thốn tình cảm, thiếu vật chất, hoặc có thể vì đua đòi và đi theo não trạng sai lệch
do chủ thuyết “duy thế tục” được tự do quảng bá dưới mọi hình thức trong đời
sống xã hội: phim, ảnh, internet…
Sống thử để lại những hậu quả rất nghiêm trọng có thể dẫn đến việc mang
16

thai ngoài ý muốn. Hiện tượng nạo phá thai không chỉ phát triển ở các cặp vợ

chồng thẻ muốn sinh con theo ý muốn mà ở nhiều nữ thanh niên – kể cả khi còn


là vị thành niên- chưa có gia đình. Theo thống kê của bộ y tế thì trong số các ca
nạo phá thai ở nước ta hiện nay 25% là phụ nữ chưa lập gia đình, 20% nữ vị
thành niên không thể sinh con mà hậu quả của những lần phá thai để lại; hiện tại
họ không có lựa chọn nào khác hơn là phá bỏ cái thai, nhẫn tâm trở nên “thú dữ”
với chính mầm sống đang từng ngày lớn lên trong bụng.
Quan điểm của cá nhân em cho rằng, sống thử không hoàn toàn tiêu cực
nhưng nó để lại hậu quả xấu và có ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ trẻ nhất là
đối với hôn nhân sau này. Nguyên nhân dẫn đến sống thử chủ yếu là do sự tò
mò, muốn khám phá, họ đến với nhau chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu tình dục và
sự thiếu thốn tình cảm. Cùng với đó những ảnh hưởng của suy nghĩ và lối sống
“ Tây hóa ” hiện đang trong giai đoạn chuyển mình và phát triển. Phụ nữ ngày
nay có điều kiện học tập và làm việc thể hiện bản lĩnh của bản thân không kém
phái nam. Từ đó một bộ phận phái nữ đã không còn quan trọng vấn đề trinh tiết
cũng như những hậu quả của nó.
Hệ lụy của việc sống thử thì không phải tranh cãi, đương nhiên ai cũng
biết rõ là phần thiệt thòi luôn thuộc về con gái, vấn đề trinh tiết rồi định kiến xã
hội trong bối cảnh xã hội Việt Nam tuy cởi mở, nhưng vẫn coi trọng truyền
thống.
Nhưng quan trọng hơn là ở chỗ, Việc sống thử để kiểm định tiến tới hôn
nhân là một vấn đề nhìn nhận có phần thiếu chín chắn trong quan niệm của giới
trẻ hiện nay. Hôn nhân không chỉ đơn thuần là “hai mảnh giấy ghép cuộc đời ta
lại” mà ở đó là trách nhiệm, là tình yêu, là cả sự bao dung và là tất cả mọi điều
để có được một “gia đình” nguyên nghĩa. Hôn nhân trong xã hội hiện đại hiện
nay luôn đòi hỏi sự thích nghi từ hai phía.
Có một điều đặc biệt, trong quan hệ hôn nhân trước kia thì việc kết hôn vẫn
chưa được luật pháp bảo vệ nên việc ly hôn hay kết hôn hầu như không được
kiểm soát , tuy nhiên có thể thấy tỉ lệ này hầu như sẽ rất ít, bởi lẽ một phần xuất

17
phát từ quan niệm truyền thống.Tuy
nhiên ngày nay với sự phát triển mạnh mẻ

của xã hội thì tỷ lệ ly hôn ngày một tăng.


Trong chúng ta cũng muốn có một (hoặc một vài, hoặc nhiều) người yêu
mình đến mãnh liệt, đời đời chung thủy một lòng, dù cho sông có thể cạn, núi có
thể mòn, nhưng tình cảm ấy không bao giờ thay đổi. Người ta luôn ngưỡng mộ
những cặp đôi có thể yêu nhau cả chục năm trước khi kết hôn, và họ cũng luôn
tự đặt ra câu hỏi rằng tại sao giới trẻ ngày nay yêu nhiều, yêu không thật lòng,
tại sao càng phát triển thì tỉ lệ ly hôn càng cao.
Theo em, nó xuất phát từ quan niệm “thoáng”, nhưng không “khoa học”
của giới trẻ về tình yêu hiện nay, phần nào liên quan đến việc “sống thử”. Cá
nhân em cho rằng, sống thử cũng có nhiều mặt lợi, tuy nhiên nếu ta không xét
đến vấn đề truyền thống, quan niệm xã hội, thì với vấn đề tâm, sinh lý, dường
như việc đã “sống thử” phần nào tác động đến cuộc hôn nhân nhạt đi. Mặt khác,
những người càng quỵ lụy trong tình yêu thì càng đau khổ. Nhìn thẳng vào thực
tế và đối diện với nó mới là sự lựa chọn khôn ngoan. "Chọn con tim hay là nghe
lý trí?" Thật ra trong tình yêu, lý trí và con tim đều quan trọng như nhau vậy.
Lắng nghe và đi theo tiếng gọi của con tim để tìm kiếm sự thăng hoa trong cảm
xúc. Tỉnh táo và lý trí để không mù quáng sống chết vì một người, cân bằng các
yếu tố của cuộc sống. Và hơn hết với mỗi người trẻ tuổi, nếu không coi trọng
cuộc sống hôn nhân, thì sẽ không bao giờ có một cuộc hôn nhân viên mãn.

18


KẾT LUẬN

Thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, để có thể có một gia đình
hạnh phúc, chúng ta phải bắt đầu xây nền móng từ một cuộc hôn nhân khôn
ngoan và trọn vẹn. Nó là sự kết hợp của tình yêu, lý trí và sự đồng cảm...Để xây
dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thì trước tiên
cần phải có những con người trân trọng truyền thống và bắt nhịp cùng với sự
phát triển của thời đại. Trước tiên, chúng ta hãy nhìn nhận một cách đúng đắn và
hãy nói không với sống thử để có thể tránh được những hệ lụy của nó và xây
nền móng vững chắc cho một cuộc hôn nhân nguyên nghĩa.
Tự khẳng định mình, xây dựng cho mình một tình yêu chân chính và có
quan điểm nghiêm túc trong đời sống tình dục, Tất cả những điều này đều phục
vụ cho mục đích cuối cùng là chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho một cuộc hôn
nhân hạnh phúc, hạn chế tối đa những rủi ro trong hôn nhân. Giới trẻ hiện nay
nhận thức rất tốt những “cái được” và “cái mất” của việc kết hôn muôn. Không
lý tưởng hoá cuộc sống gia đình nhưng cũng không hoàn toàn đề cao việc sống
độc thân tạm thời hiện tại. Việc đánh giá đúng đắn hai mặt của một vấn đề và
quan tâm một cách nghiêm túc đến cuộc sống hiện tại, để sống có ích, có trách
nhiệm và gánh vác những trọng trách to lớn, tương lai dân tộc giao phó cho thế
hệ trẻ chúng ta
Hôn nhân là việc cả đời của mỗi con người và cũng là câu chuyện muôn đời
của xã hội nhưng cách thực hiện mỗi thời một khác. Sự tôn nghiêm và thiêng
liêng của các nghi lễ cưới hỏi truyền thống và những kế thừa và phát huy của
thời nay tuy có một số phần mai một. Nhưng qua đó thấy được dân tộc ta là một
dân tộc giàu văn hoá truyền thống lâu đời. Chúng ta là thế hệ trẻ của xã hội hiện
đại, sẽ trở thành chồng thành
19 vợ vào tương lai, qua đề tài này sẽ giúp chúng ta
thấm nhuần hơn và thật sự trân trọng những giá trị mà sống xứng đáng là một
người chồng/ vợ với tròn đầy nghĩa tình


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cục thống kê Việt Nam. Điều tra biến động dân số và KHHGĐ
1/4/2019: Những kết quả chủ yếu.
Lê Thi. Phụ nữ độc thân ở Việt Nam. NXB KHXH, Hà Nội 2004, trang
23
“Hôn sự xưa và nay”. Tác giả Đức Quang; NXB Văn hoá văn nghệ
Tp.HCM
“ Đám cưới xưa và nay” Vũ Thanh Việt; NXB Văn hoá thông tin

www.tuoitre.com
/> /> /> />
20



×