Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

CHUYÊN ĐÊ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TÊN DỰ ÁN: CHIẾU DỜI ĐÔ (THIÊN ĐÔ CHIẾU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 22 trang )

CHUYÊN ĐÊ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
I/ TÊN DỰ ÁN:

CHIẾU DỜI ĐÔ
(THIÊN ĐÔ CHIẾU)
- Lí Công Uẩn -

II. Mục tiêu bài dạy:
* Kiến thức môn học
1. Kiến thức:
Qua bài học, giúp HS:
- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường
và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh;
- Thấy được đặc điểm cơ bản của thể chiếu và sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô”:
lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm...
- Nắm được lịch sử thời nhà Đinh, nhà Lê và nhà Lí (1010).
Nắm được vị trí địa lí, địa hình của kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) và thành Đại La (Thăng
Long- Hà Nội)
* Kiến thức tích hợp các môn học:
* Tích hợp: Môn Địa lí:
* Tích hợp môn địa lý 9 Bài Đặc điểm khí hậu, địa hình vùng đông bắc bộ.
Bài địa lí du lịch: Vùng đồng bằng sông Hồng
* Tích hợp: Môn Lịch sử:
* Tích hợp môn Lịch sử 4:
Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
* Tích hợp môn Lịch sử 7:
Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập ( phần 3 Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước)
Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - tiền Lê
Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.
Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của Lê Hoàn.
* Tích hợp Âm nhạc: Bài hát “ Nhớ Hà Nội”,


1


* Tích hợp: Môn Giáo dục công dân 9:
Bài "Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc"
* Tích hợp môn Văn 6: Bài Sơn Tinh- Thủy Tinh
Bài “ Sự tích Hồ Gươm”
Văn 7: Bài “ Nam quốc sơn hà”
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ nănng đọc - hiểu một văn bản theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách
sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
- Rèn kĩ năng thu thập và khai thác thông tin, tranh ảnh, nhận xét, đánh giá, học tập, rèn
luyện.
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ, nhận xét nguyên nhân các nhà Đinh, Lê phải đóng đô ở Hoa Lư,
còn nhà Lí (Lí Công Uẩn) lại chọn thành Đại La làm kinh đô.
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ, nhận xét vị trí địa lí, địa hình có ảnh hưởng đến cuộc sống con
người.
- Rèn kĩ năng ra quyết định khi vận dụng vào thực tế
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề.
- Rèn kĩ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn.
* Phát triển năng lực: - Ngôn ngữ. Vận dụng thực tế.
- Năng lực tổng hợp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho học sinh. Các em biết tri ân với những
người có công trong lịch sử dân tộc.
- Yêu thích các bộ môn khoa học xã hội: Lịch sử , Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân...
- Giáo dục thái độ cảm phục tài năng và ý chí của nhà vua Lí Công Uẩn
- Giáo dục cách nhìn nhận đánh giá đúng sự kiện lịch sử.

- Giáo dục cách nhìn nhận đánh giá thực tế.
III/Thiết bị dạy học, học liệu.
2


1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Ngữ văn 8.
- Tài liệu kiến thức các môn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật.
- Tài liệu kiến thức trong môn Ngữ văn: Kiến thức về Lý Công Uẩn, vương triều nhà Lê,
kinh đô Hoa Lư, thành Thăng Long...
- Tranh ảnh. Máy chiếu, máy tính.
2. Đối với học sinh
- Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi của bài.
- Tài liệu kiến thức các môn: Văn học, Lịch sử, Địa Lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ
thuật.
- Bút, giấy và các đồ dùng học tập khác…
3. Các ứng dụng CNTT trong dạy và học của dự án
- Các thiết bị đồ dùng dạy học bao gồm: Máy tính cá nhân, máy chiếu Projector, màn
chiếu. Kĩ năng soạn giáo án điện tử.
- Tư liệu bao gồm: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham
khảo.
IV/ Tiến trình dạy học
1.Giới thiệu bài: Cho HS nghe giai điệu bài hát “ Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi
để giới thiệu vào bài
2. Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh:
Phương pháp

Nội dung

GV: dẫn dăt

Văn học Trung đại việt Nam bắt đầu từ thế kỉ 10 đến thế kỉ
19. Ở chương trình Ngữ Văn lớp 6 chúng ta đã làm quen với
truyện trung đại “ Con Hổ có ngĩa”, “ Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm
lòng”. Đến lớp 7 chúng ta đến với thơ trung đại với nhiều bài
thơ nổi tiếng như “ Nam Quốc Sơn Hà”, “ Bánh trôi nước”. Và
“Chiếu dời đô” bài học hôm nay là tác phẩm văn học trung đại
đầu tiên mà chúng ta tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp
3


8. Để bước đầu tiếp cận văn bản chúng ta cùng đi vào tìm hiểu
phần I.

I. Đọc, tìm hiểu chú

GV định hướng: Vì “ Chiếu dời đô” được viết theo thể thích.
chiếu, là lệnh của vua nên các em đọc với giọng trang trọng. 1. Đọc :
Đây cũng là một văn bản thể hiện tấm lòng của một vị vua yêu
nước nên các em cần.
- Thể hiện săc thái giọng điệu khác nhau: mạnh mẽ khi công bố
mệnh lệnh, nhẹ nhàng, tha thiết khi bộc lộ tâm tình..
VD “ Trẫm rất đau xót....
- Ngắt giọng phù hợp, nhất là ở những câu văn biền ngẫu.
HS nghe đọc mẫu bài chiếu rồi đọc theo định hướng.
Cho HS Quan sát tranh.

? Dựa vào chú thích SGK và những tư liệu mà em thu thập
được hãy nêu vài nét ngắn gọn về tác giả Lí Công Uẩn và
tác phẩm “ Chiếu dời đô”?
* Tích hợp môn Lịch sử 7: Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công

cuộc xây dựng đất nước
GV: Các em có thể thấy trên màn hình là hình ảnh tượng đài Lý
Thái Tổ vị vua đặt nền móng vững bền cho Thăng Long. Một
người thông minh nhân ái có trí lớn, là người sáng lập ra Vương
triều nhà Lý đồng thời cũng là người khai sinh ra mảnh đất Đế
Đô. Bức tượng được đúc liền khối lớn nhất Việt Nam nặng 14
tấn, cao 3,3m. Vua Lý Thái Tổ với dáng người uy nghi, thần

2/ Chú thích.
a. Tác giả: Lí Công
Uẩn

(974-1028)



người làng Cổ Pháp lộ
Bắc Giang - Bắc Ninh
- Là người thông minh,
nhân ái, có chí lớn, là vị
vua sáng lập ra Vương
triều nhà Lý.

thái ung dung toát lên tầm nhìn vĩ đại của người. Tượng đài Lý
4


Thái Tổ được đặt ở vườn hoa Lý Thái Tổ trông ra Hồ Gươm.
Như vậy 994 năm ngày dời đô vua Lý Thái Tổ lại được ngắm
nhìn thủ đô Hà Nội và non sông gấm vóc Việt Nam. Chắc rằng

người rất vui mừng trước sự đổi thay của đất nước. Sau đây mời
các em hướng vào màn hình để theo dõi thước phim giới thiệu
về Lý Công Uẩn.
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?

b. Tác phẩm: “ Chiếu

HS theo dõi đoạn phim tư liệu để hiểu hơn về vị minh quân có dời đô” được viết năm
nhiều đóng góp cho sự phát triển của dân tộc; nhấn mạnh vào 1010 để bày tỏ ý định
hoàn cảnh ra đời, tính chất và vai trò lịch sử trọng đại của “ dời đô từ Hoa Lư về
Thiên đô chiếu”

Đại La. Đây là một văn

GV: Năm 1909 Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế và tháng 3

kiện lịch sử có ý nghĩa

năm 1010 người viết “Chiếu dời đô” khi người có ý định rời đô to lớn, một tác phẩm
từ Hoa Lư về Đại La. Lúc ấy đất Việt đang trên đà phát triển

văn chương bất hủ.

kinh đô Hoa Lư lại không đáp ứng được yêu cầu lớn mạnh của

- Được viết bằng chữ

đất nước. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên

Hán


Đại La là Thăng Long. “Chiếu dời đô” là một văn kiện có ý
nghĩa lịch sử to lớn không những thể hiện tầm nhìn xa trông
rộng, bản lĩnh một vị vua anh minh kiệt xuất mà còn đánh dấu
sự vươn dậy khát vọng một xã hội phong kiến tập quyền hùng
mạnh bảo vệ nền độc lập tự chủ của Đại Việt.

GV: Trên màn hình các em có thể thấy bộ chữ chiếu dời đô
5


được làm bằng chất liệu gốm để chào mừng 1000 năm Thăng
Long Hà Nội. Còn đây là “Chiếu dời đô” được đặt ở đền Đô thờ 3/ Thể loại: Chiếu
Lý Bát Đế ( Tức tám vị vua nhà Lý).
? Văn bản được viết theo thể loại nào?
GV: Nhìn vào nhan đề các em có thể nhận thấy “Chiếu dời
đô”được viết theo thể chiếu còn gọi là chiếu thư, chiếu chỉ.
? Cho biết đôi điều về thể chiếu?
HS trả lời
+ Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
+ Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi.
+ Được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Thể hiện một tư
tưởng lớn lao.
GV cho HS quan sát đưa bức tranh vua đọc chiếu trước
quần thần

Nhà vua ban chiếu

GV: Chiếu dời đô được viết bằng chữ Hán có xen câu văn biền
ngẫu.

? Vậy thế nào là câu văn biền ngẫu?
(Biền ngầu xen lẫn nhau. Biền: là hai con ngựa kéo xe sóng
nhau; ngẫu: từng cặp, có nghĩa văn xuôi xen lẫn câu văn biền
ngẫu tạo nên những cặp câu đối nhịp nhàng.)
GV cho HS quan sát những câu văn có câu văn biền ngẫu.
VD: Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, hay vận nước lâu
dài, phong tục phồn thịnh.
GV: Các em cần nắm được đặc điểm của thể chiếu để so sánh với các
6


thể loại văn học như hịch, cáo, tấu sẽ được học ở những tiết giảng văn
sau.
? Bài “ Chiếu dời đô” thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em lại xác
định như vậy?
- “ Chiếu dời đô” là văn bản nghị luận vì được viết bằng
phương thức lập luận để trình bày và thuyết phục người nghe về
sự cần thiết và đúng đắn của việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

4/ Bố cục: 2 phần

? Nếu là văn bản nghị luận thì vấn đề nghị luận ở văn bản
này là gì? Vấn đề đó được trình bày bằng mấy luận điểm?
Mỗi luận điểm ứng với những đoạn nào của văn bản?
GV: Vấn đề nghị luận ở đây là sự cần thiết phải dời đô từ Hoa
Lư ra Đại La. Để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận đó tác giả đã đưa
ra hai luận điểm chính.

II. Đọc, hiểu văn bản.


+ Lý do dời đô cũ.
+ Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất.
GV: Khi quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La hẳn Lý Công 1/ Lý do dời đô cũ.
Uẩn có lí do riêng. Vậy những lí do ấy là gì?
- HS đọc đoạn 1.
? Luận điểm 1 của “ Chiếu dời đô” được làm sáng rõ bằng
những luận cứ nào?

- Nhà Thương, nhà

? Tác giả đã dùng những lí lẽ và dẫn chứng nào để làm rõ luận

Chu nhiều lần dời đô.

điểm?
GV: Bằng cách lập luận của mình Lý Công Uẩn đã cho quần
thần thấy rõ dời đô đã từng xảy ra trong lịch sử đó là nhà
Thương năm lần dời đô nhà Chu ba lần dời đô.

-> Việc dời đô làm đất

? Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của nhà Thương, nước phát triển vững
nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy như bền, thịnh vượng.
thế nào ?
GV: Những cuộc dời đô ấy đã từng đem lại kết quả tốt đẹp. Vậy
7


việc Lý Công Uẩn muốn dời đô là đã có trong tiền lệ không có
gì bất thường khác quy luật cả.

? Tác giả đã viện dẫn sử sách Trung Quốc đã từng có những
cuộc dời đô nhằm mục đích gì?
GV: Đặc điểm tâm lý của người xưa thường lấy Trung Quốc
làm hình mẫu, thường lấy những câu chuyện Phương Bắc dời
đô để đánh vào nhân tâm đối tượng nghe. Đoạn văn có tính nêu
tiền đề chỗ dựa cho lý lẽ ở phần tiếp theo của bài chiếu.

=> Những lí lẽ và dẫn

? Em có nhận xét gì về cách lựa chọn dẫn chứng và lí lẽ của

chứng có sẵn trong lịch

tác giả? Những lí lẽ và chứng cứ đó có thuyết phục không?

sử, ai cũng biết các

Vì sao?

cuộc dời đô đó đều
mang lại lợi ích lâu dài
và phồn thịnh cho dân
tộc.
- Triều đại Đinh – Lê

? Trong luận cứ thứ hai Lý Công Uẩn đã liên hệ thế nào đến không chịu dời đô.
lịch sử dân tộc ta?
? Tác giả chỉ ra việc không dời đô của các triều đại Đinh – - Hậu quả: Triều đại
Lê dẫn đến hậu quả ra sao?


ngắn ngủi, dân khổ,

GV: Sau khi viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các triều muôn vật lhoong thích
đại hưng thịnh của Trung Quốc làm tiền đề tác giả đã soi sử nghi.
sách cổ nhân vào tình hình đất nước hai triều đại Đinh - Lê và
phê phán nhà Đinh - Lê không chịu dời đô dẫn đến hậu quả
triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tốn đất nước không phát triển
được. Sử sách cho biết Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp tan 12 xứ quân
năm 968. Ông lên ngôi hoàng đế thì đến năm 979 nhà vua bị ám
hại. Năm 981 Lê Hoàn lên làm vua, tuy đã đánh thắng giặc Tống
xâm lược nhưng năm 1005 Lê Đại Hành băng hà thì các thế lực
phong kiến, các hoàng tử lại xung đột tranh giành ngôi báu, loạn
8


lạc kéo dài “ trăm họ phải hao tốn” nhiều xương máu, tiền của Cái
chết của vua Lê Ngọa Triều năm 1009 đã chứng tỏ triều đại Đinh –
Lê “không được lâu bền, số vận ngắn ngủi” (Nhà Đinh chỉ tồn tại
12 năm (968-980; nhà Lê tồn tại 29 năm (980-1009).
? Nhận xét về câu văn “ Thế mà hai nhà Đinh, Lê theo ý
riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ
của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến
cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ
phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”?
GV: Tác giả đã sử dụng câu văn trường cú sức thuyết phục của
lối văn tranh luận không phải ở sự dài lời, bốn vế đầu câu văn
những mũi tên trí tuệ bắn ra nhằm vào một cái đích ấy là sự lẽ
ra phải thay đổi của hai nhà Đinh Lê. Sự hô ứng thật cần sáng
tỏ được thể hiện bằng vé tiếp theo đầy thuyết phục khiến triều
đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao

tốn, muôn vật không thích nghi.

- Kinh đô cũ Hoa Lư

? Đưa ra hai cơ sở trên, Lý Công Uẩn muốn khẳng định không còn phù hợp,
điều gì? Câu văn nào nói lên điều đó?
không thể phát triển
- Sau khi nhìn ngắm vào hai tấm gương phải trái khác nhau tác

đất nước về mọi mặt

giả bộc lộ rõ ý mình. Không thể không dời đổi để khẳng định
việc dời đô là tất yếu. Đây là sự dãi bày tấm lòng tình cảm,
người viết đã kết hợp cảm xúc bên cạnh những lí lẽ sắc bén lời
văn đã đầy sức thuyết phục vì vừa tác động vào ý chí vừa tác
động vào tình cảm, vừa có lý, vừa có tình. Qua đó ta hiểu được
tâm nguyện của một vị vua yêu nước khát vọng xây dựng đất
nước vững mạnh hùng cường.
? Câu văn “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không
dời đổi” thể hiện tâm trạng gì của nhà vua? Nó có tác dụng
gì trong bài văn nghị luận?
9


- Không chỉ có lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực mà trong đoạn
văn còn có những câu văn bộc lộ cảm xúc
? Tác dụng của những câu văn bộc lộ cảm xúc?
(Tính thuyết phục được tăng lên, khẳng định sự quyết tâm phải
dời đô)
GV khái quát: Như vậy, ở phần đầu bài chiếu, Lý Công Uẩn

đã khéo léo nêu lên những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, minh xác
về các triều đại trong lịch sử Trung Quốc và triều đại nhà Đinh,
nhà Lê ở Việt Nam nhằm tác động mạnh mẽ đến tình cảm người
đọc về khát vọng dời đổi, đưa đất nước đến hùng mạnh lâu dài,
thồng nhất đất nước
? Hãy xác định trên bản đồ vị trí kinh đô Hoa Lư? Trình
bày những hiểu biết của em về vị trí địa lí, địa hình khí hậu
của vùng này?
HS: Dựa vào kiến thức môn Địa lí để trả lời
* Tích hợp môn địa lý 9 Bài Đặc điểm khí hậu, địa hình
vùng đông bắc bộ.

? Cách nhận xét của Lý Công Uẩn có thỏa đáng không?
GV: Với nhà Đinh Lê thì không đúng nhưng đến thời nhà Lý
thì đúng vì lúc này nước ta đã đủ mạnh. Vì vậy nếu đóng đô ở
vị trí cũ sẽ bất lợi cho sự phát triển của đất nước.

=> Chứng cứ và lí lẽ đề

? Em có nhận xét gì về các lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả viện cập đến sự thật lịch sử
10


dẫn?

đất nước, không theo

? Tại sao vị trí địa lí khó khăn như vậy mà nhà Đinh nhà Lê kinh nghiệm lịch sử.
vẫn đóng đô ở Hoa Lư?
HS vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí đã học để lí giải

* Tích hợp môn Lịch sử 7:
Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập ( phần 3 Đinh Bộ Lĩnh
thống nhất đất nước)
Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh, Tiền Lê
GV: Hơn 1.000 năm trước đây, năm 968, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp
loạn 12 xứ quân lên ngôi hoàng Đế, lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng,
đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm kinh đô. Cho đến
khi ông mất thái hậu Dương Vân Nga trao áo hoàng bào cho Lê
Hoàn. Lê Hoàn đánh Tống bình xiêm lập lên nhà tiền Lê.
Những nhà Đinh Lê vẫn phải dựa vào Hoa Lư để đóng đô là do
thế và lực chưa đủ mạnh. Do nạn cát cứ, do giặc ngoại xâm
hoành hành, thế nước chưa mạnh nên chọn Hoa Lư để đóng đô
là phù hợp bởi nơi đây có vị trí vô cùng hiểm trở với hệ thống
núi đá trùng điệp làm tường thành, sông bao làm hào để phòng
thủ quân sự. Hoa Lư còn được gọi là “kinh đô đá”.

GV: Thế nhưng Hoa Lư với thế núi bốn bề vây bọc như thành
cao, sông suối như hào sâu ra vào chỉ có một con đường độc
đạo. Hiểm thì hiểm thật xong không có lợi cho việc xây dựng
triều đại và phát triển đất nước. Mảnh đất Hoa Lư khi ấy được.
11


Lý Công Uẩn nhìn nhận bằng trí óc sáng suốt. Đó là nơi vị trí
hiểm trở triều đình đặt ở nơi có nhiều núi non, địch khó có thể
dòm ngó song không dễ tập hợp dân cư đông đúc để xây dựng => Ý chí tự cường,
và phát triển kinh tế. Chính vì lẽ đó mà phải dời chuyển kinh khát vọng muốn thay
đô.

đổi đất nước để phát


? Việc lập luận để giải thích lí do phải dời đô đã cho thấy ý triển đất nước đến
chí và khát vọng nào Lí Công Uẩn cũng như của dân tộc ta hùng cường của nhà
lúc đó?

vua cũng như của dân

GV Bình: Như vậy, bản chất của việc dời đô là chính đáng, tộc ta.
đúng đắn, có lợi ích cho dân tộc, tác động đến vận mệnh, sự
hưng thịnh của đất nước. Dời đô là theo đúng quy luật, là theo * NT lập luận: những
gương sáng, không chịu thua các triều đại hưng thịnh đi trước.

lý lẽ sắc bén, dẫn

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả ở chứng lịch sử là sự thật
phần đầu văn bản? Chỉ ra cái hay của lối lập luận ấy?

hiển nhiên, giàu sức

HS trả lời - có thể nhận thấy cách lập luận của tác giả rất sắ bén
phần trên làm tiền đề cho lí lẽ ở phần dưới .

thuyết phục đã khẳng
định được sự cần thiết
phải dời kinh đô từ
Hoa Lư về Đại La
- Những câu văn bộc lộ
cảm xúc

đã thể hiện


khát vọng xây dựng đất
nước lâu bền và hùng
cường.
2/ Thành Đại La xứng
Dẫn chuyển: Bắt nguồn từ khát vọng lớn lao, một tầm nhìn xa

đáng là kinh đô bậc

trông rộng. Sau khi xem xét các triều đại đối lập nhau tác giả đã nhất:
bộc lộ rõ quan điểm của mình vậy ông đã quyết định dời đô về
đâu và tại sao chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó qua phần 2.
12


- HS đọc đoạn 2

*

Lợi thế của thành

? Những luận cứ nào được trình bày để làm sáng tỏ luận Đại La:
điểm 2?

- Về lịch sử: là kinh đô

HS Thảo luận nhóm: Thời gian 5-7 phút.

của Cao Vương.


? Theo tác giả, vị thế thành Đại La có những thuận lợi gì để - Về vị thế địa lí :
có thể chọn làm nơi đóng đô?

+ Là trung tâm của đất

* Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu về vị thế lịch sử, địa lý của thành nước.
Đại La?

+ Thế đất đẹp, uy nghi

* Nhóm 4,5,6: Tìm hiểu về vị thế chính trị, văn hóa của Đại “ Rồng cuộn, hổ ngồi”.
La?

+ Tiện hướng nhìn
sông, dựa núi.
+ Rộng mà bằng,cao
mà thoáng.
- Về vị thế chính trị,
văn hóa.
+ Muôn vật tốt tươi,
đời sống dân sinh được
đảm bảo mọi mặt.

* Tích hợp môn Văn 6 bài Sơn Tinh- Thủy Tinh
- Địa thế của thành Đại La có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý,

+ Thắng địa của đất
Việt.

hình sông thế núi giao lưu phát triển kinh tế trở thành mảnh đất + Chốn tụ hội trọng

yếu.
định đô hợp lí tưởng. Nhận xét về kinh đô Thăng Long sử gia
Ngô Sĩ Liên viết: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt sau
lưng, là sông nước trước mặt. Địa thế hùng mạnh mà hiểm,
rộng mà dài có thể là nơi vua ở hùng tráng , ngôi báu vững bền
hình thể Việt Nam không nơi nào hơn được nơi này”. Vậy ngọn
núi và dòng sông linh thiêng và quan trọng được nhắc tới ở đây
cụ thể là gì đó chính là sông Cái và núi Ba Vì. Sông cái nghĩa
là sông mẹ mãi sau này gọi là sông Hồng. Suốt trong nghìn năm
13


qua chẳng những đúng là người mẹ sinh thành vĩ đại mà còn là
chiến hào, là dòng chảy chính của Thăng Long - Hà Nội. Còn
núi Ba Vì có hình cái tán nên gọi là núi Tản. Cũng với sự tích
ba đợt dâng cao giúp Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nên có tên là
Ba Vì, Vì núi Ba Vì cũng chính là cái tán đá xòe ra che chở đảm
bảo an toàn cho kinh thành Thăng Long về vật chất, tinh thần
và tâm linh, chiến lược trong suốt một nghìn năm qua. Đại La
chính là mảnh đất định đô lí tưởng nên Lý Công Uẩn đã quyết
định dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
? Hãy chỉ trên bản đồ vị trí thành Đại La và cho biết đặc
điểm địa hình, kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực này?
Nhận định của nhà vua có xác đáng không?

* Tích hợp với môn Địa lí 9- địa lí du lịch: Vùng đồng bằng
-sông Hồng
GV: Đó là vùng nằm giữa châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, có sông
14



Hồng bao quanh, có hồ Tây, hồ Lục Thủy, có núi Ba Vì tam

-> Những dẫn chứng

Đảo trấn giữ mặt Bắc, phía Tây thông thương rộng rãi với các

đưa ra có sức thuyết

tỉnh ven biển và các tỉnh phía Nam. Thật không có nơi nào tốt

phục vì chúng được

hơn.

phân tích trên nhiều

? Em có nhận xét gì về những chứng mà tác giả nêu ra? Lời

mặt: lịch sử, địa lý, dân

văn diễn tả?

cư, phong thủy...; lời
văn nhịp nhàng bởi
những câu văn biền
ngẫu.
- Đại La là thắng địa
của đất Việt :


? Sau khi chỉ rõ các yếu tố thuận lợi trên tác giả đã đi đến
khẳng định điều gì?
? Em hiểu thế nào là “ thắng địa”? Tác giả gọi Đại La là “
thắng địa” của đất Việt điều đó có ý nghĩa gì?
GV: Đó quả thật là mảnh đất “ địa linh”, “ địa lợi” có một

=> Nơi trung tâm của

không hai, nơi hội tụ tinh hoa của giống nòi; Về tất cả các mặt,

quốc gia Đại Việt, chốn

thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất

hội tụ trọng yếu của

nước.

đất nước. Nơi dựng

? Lời tiên đoán Đại La sẽ là “chốn hội tụ trọng yếu của bốn nghiệp của đế Vương
phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế muôn đời.
vương muôn đời” giúp em hiểu được điều gì?
GV: - Kể từ khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại
La thời gian đã hơn 1000 năm hơn 1000 năm ấy lịch sử đã
chứng kiến biết bao thay đổi rồi triều đại đã nhiều đổi thay
nhưng người dân đất Việt trừ triều Nguyễn trong một trường
15



hợp đặc biệt chọn Huế làm kinh đô thì tất cả đều chọn mảnh đất
trung tâm châu thổ sông Hồng này làm quốc đô. Đúng như Lý
Công Uẩn trong chiếu dời đô có nhận định: “Xem khắp đất Việt
chỉ có nơi này là thắng địa” cũng trong hơn 1000 năm ấy Thăng
Long Hà Nội đã trở thành nguồn thi hứng của biết bao người
con đất Việt. Có biết bao bài thơ, câu ca mang bóng dáng của
đất nghìn năm văn vật với sức sống trường tồn tỏa dạng theo
thời gian và lịch sử đã ca ngợi vẻ đẹp của kinh thành Thăng
Long: Một Hà Nội cổ xưa với nét văn hóa Tràng An môi thắm
yếm đào, một thời vang bóng:
“ Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây”.
Có lẽ vì thế đối với người Việt xa xứ tình cảm hướng về quê
hương luôn da diết cháy bỏng trong kí ức “ Dù có đi bốn
phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”.
* Tích hợp môn văn 6 bài “ Sự tích Hồ Gươm”
Văn 7 bài “ Nam quốc sơn hà”

- Việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La hội tụ đủ ba yếu tố thiên thời,
địa lợi, nhân hòa. Vậy thiên thời theo quan niệm của người xưa
là thuận theo mệnh trời . Học “sự tích Hồ Gươm” ta từng bắt
gặp một thanh gươm báu có hai chữ thuận thiên nghĩa là thuận
theo ý trời. Học “Nam Quốc Sơn Hà” ta cũng từng biết tới
16


định phận tại thiên thư nghĩa là sách trời chia xứ sở.. Vậy việc
Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La cũng là vâng mệnh

trời còn địa lợi ở đây là gì? Đó chính là mảnh đất Đại La được
thế Rồng chầu hổ phục là nơi thắng địa bậc nhất. Còn nhân hòa
chính là được lòng người ủng hộ và thực tiễn lịch sử 1000 năm
của đất nước khẳng định của tác giả thật là đúng đắn và Thăng
Long được chọn làm kinh đô của hầu hết các triều đại từ Lý
,Trần, hậu Lê cho đến trều Nguyễn. Sau đây mời các em cùng
điểm lại một số hình ảnh của Thăng Long Hà Nội
? Vậy qua đó em thấy Lí Công Uẩn là một con người như
thế nào?
GV: Tài năng hơn người, có chí lớn, có con mắt tinh đời, tầm
nhìn xa trông rộng vừa toàn diện, vừa sâu sắc đối với sự phát
triển lâu dài của đất nước.

=> Cái nhìn của Lí
Công Uẩn xuyên thấu
lịch sử, cái nhìn của
bậc minh quân biết «
mưu toan nghiệp lớn,
? Tại sao thành Đại La lại có tên là Thăng Long? Truyền tính kế muôn đời », mở
thuyết kể lại như thế nào về sự kiện trọng đại này của dân ra nghìn năm Thăng
tộc?

Long - Đông Đô - Hà

HS kể lại câu chuyện: Mùa thu năm 1010 vua Lý từ thành Nội huy hoàng, đáp
Hoa Lư đi tìm nơ lập kinh đô, đến thành Đại La đột nhiên mây ứng nguyện vọng của
17


mù bao phủ.. Đúng như sức mạnh của cha ông mách bảo, khi dân tộc ta về một đất

thuyền vua tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện ra và bay lên nước thống nhất, hùng
trời, vua nhân đó đổi gọi thành Đại La là Thăng Long.

cường và vững bền

? Kết thúc bài chiếu, vị vua anh minh có viết: “Trẫm muốn muôn thuở.
dựa vào sự thuận lợi của đát ấy để định chỗ ở. Các khanh
nghĩ thế nào?” ( Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết
cư, khanh đẳng như hà?). Có ý kiến cho rằng: đây là cách
kết thúc bài độc đáo, thể hiện sự khôn khéo, thân dân? Em
có đồng ý không?
HS thảo luận nhóm
GV: Đây cũng là điểm khác biệt của “ Chiếu dời đô” so với thể
loại chiếu nói chung. ý tưởng của nhà vua trong việc định đô ở
Đại La thuyết phục người nghe ở cả hai yếu tố: lí lẽ và tình
cảm, nội dung và hình thức trình bày.Điều đó càng khẳng định
lập trường của vua Lý luôn vì vận mệnh quốc gia, vì sự sống
còn của muôn dân, sự tồn vong của triều đại, không vì lợi ích,
quyền lực của cá nhân
? Em có nhận xét gì về cách trình bày ý nguyện của nhà vua?
Vì sao nhà vua không ra mệnh lệnh thông thường?
GV: Từ độc thoại mệnh lệnh thành đối thoại tâm tình chuyển ý
nguyện của nhà vua thành ý nguyện của toàn dân. Thuyết phục cả
lý lẫn tình.
? Theo em Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có ý nghĩa như
thế nào?
GV: Dời đô chứng tỏ triều đình nhà Lý đã đủ sức chấm dứt nạn
phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc đại Việt đủ sức sánh - Cuối văn bản là câu
ngang hàng với phương Bắc. Định dô ở Thăng Long không chỉ hỏi chứ không phải
là ý nguyện của vua Lí Thái Tổ mà là thực hiện ý nguyện của mệnh lệnh -> Ngôn từ

của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng mang tính chất trao
18


đất nước độc lập, tự cường. Đó là việc làm hết sức đúng đắn. Lí đổi, đối thoại.
Thái Tổ đã nối được chí lớn của các bậc anh hùng thuở trước. ->Tạo sự đồng cảm
Tiếp nối ông sẽ là Lí Thánh Tông, Lí Nhân Tông, Lí Thường giữa mệnh lệnh của
Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão...Tiền vua và ý của thần dânđố tốt đẹp đó đáng tự hào ấy bắt dầu từ ngày chiến thuyền của tư tưởng tiến bộ
Lí Công Uẩn dời rừng núi Hoa Lư để tiến về vùng đất trù phú
hội tụ khí thiêng sông núi.
GV: Thăng Long xưa, Hà Nội nay luôn là niềm tự hào của nhân
dân cả nước. Năm 2010, đất nước đã tiến hành kỉ niệm 1000
năm Thăng Long – Hà Nội rất long trọng. hơn 1000 năm Thăng
Long là minh chứng hùng hồn cho sự lựa chọn tuyệt vời của
vua Lí Thái Tổ để có “ kinh đô bậc nhất của đế vương muôn
đời”. “ Chiếu dời đô” vừa là một văn kiện lịch sử, chính trị,
vừa là một áng văn bất hủ của dân tộc.
GV cho HS quan sát một số hình ảnh về Hà Nội
? Em hãy chứng minh “Chiếu dời đô” có kết cấu chặt chẽ,
lập luận giàu sức thuyết phục?

GV: Nhìn vào toàn bài các em có thể thấy chiếu dời đô có hai
luận điểm: Lí do dời đô cũ và ý chí định đô mới ở luận điểm 1
ta thấy nhà Thương nhà Chu nhiều lần dời đô đẫn đến kết quả
đất nước phát triển vững bền, thịnh vượng, còn nhà Đinh nhà
19


Lê không dời đô dẫn đến hậu quả triều đại ngắn ngủi , nhân dân
lầm than khó phát triển. Do đó tác giả nhận định Hoa Lư không


III. Tổng kết- Ghi nhớ

còn phù hợp không thể không dời đổi.. Ở luận điểm 2 ý chí

1. Ghi nhớ:

định đô mới Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương Đại La lại có a. Nghệ thuật:
nhiều lợi thế về vị trí địa lí, chín trị, văn hóa nên tác giả đã chọn - Văn bản nghị luận,
Đại La là mảnh đất lí tưởng làm kinh đô mới.

thể chiếu viết bằng văn

GV: Sau đây chúng ta cùng đi tổng kết những giá trị đặc sắc về

xuôi xen câu văn biền

nghệ thuật và ội dung của áng văn độc đáo, bất hủ này qua phần ngẫu.
III.

- Lập luận chặt chẽ,

? Qua văn bản này em học được gì về nghệ thuật lập luận luận điểm, luận cứ rõ
của tác giả ?

ràng, mạch lạc,sắc bén,

- Về nghệ thuật chiếu dời đô có sức thuyết phục mạnh mẽ bởi

kết hợp giữa lí và tình.


lập luận sắc bén và kết hợp hài hòa giữa lí và tình.

b. Nội dung:
Chiếu dời đô phản ánh
khát vọng của nhân
dân về một đất nước
độc lập, thống nhất,
đồng thời phản ánh ý
chí tự cường của dân

? Em có cảm xúc và suy nghĩ gì sau khi học xong văn bản “ tộc Đại Việt đang trên
Chiếu dời đô”?

đà lớn mạnh.

GV giáo dục HS: Biết ơn thế hệ đi trước, tự hào về truyền thống
dân tộc, kế thừa và phát huy, có những việc làm thiết thực để
góp phần xây dựng đất nước là những truyền thống đạo lí tốt 2. Luyện tập:
đẹp của con người, dân tộc Việt Nam
* Tích hợp môn Giáo dục công dân 9: bài "Kế thừa và phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc"
- Về nội dung chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự
cường và sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì đã thể hiện được
20


khát vọng của nhân dân về một đất nước thống nhất, độc lập

Sự đúng đắn của quan

điểm dời đô về Đại La
đã được minh chứng
như thế nào trong lịch
sử nước ta?

IV. Bài tập vận dụng (2 phút)
- Học tóm tắt những nội dung chính của văn bản theo trình tự lập luận của tác giả.
21


V. Bổ sung ( 1 phút)
- Tìm thêm thông tin, tư liệu về Thăng Long - Hà Nội; đọc tài liệu “ Các triều đại Việt
Nam”.
- Vẽ tranh, đến tham quan Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long ( tích hợp với môn Mĩ thuật,
Hoạt động ngoài giờ lên lớp)
- Soạn bài “ Hịch tướng sĩ“
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá việc học tập của HS thông qua việc chuẩn bị bài (sưu tầm tranh ảnh,
tư liệu, câu chuyện…), ý thức học tập trong giờ ( phát biêu ý kiến, ghi chép bài...).
- Khảo sát học sinh cuối tiết học, nội dung kiểm tra như phần bài tập ứng dụng nêu trên, đa
số các em làm được bài và nắm chắc kiến thức, đạt được mục tiêu bài học yêu cầu.
8. Các sản phẩm của học sinh
-Tranh ảnh, thông tin về Thăng Long – Hà Nội

với lời ca “ Đây Đông Đô, đây Thăng Long, đây Hà Nội...” từ đó giới thiệu về Hà
Nội ngược dòng thời gian về đất kinh đô Thăng Long thời trước gắn liền sự kiện lịch sử “
Chiếu dời đô” (Tích hợp với môn Âm nhạc): Hà nội là trái tim của cả nước; là nơi sản
sinh , kết tinh những tinh hoa văn hoá dân tộc, làm nên bản sắc Việt, tinh thần Việt. Các
em có biết, Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay trở thành thủ đô của nước ta từ bao giờ,
gắn với sự kiện trọng đại nào của lịch sử dân tộc? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cúng tìm hiểu bài

học hôm nay...

(Theo nguồn- Tổ Khoa học xã hội- Trường THCS Song Vân)

22



×