Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

ĐỀ ÁNCHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.57 KB, 69 trang )

5
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-----***-----

ĐỀ ÁN
CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH YÊN BÁI,
GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
One Commune One Product Yên Bái (OCOP-Yên Bái)

Yên Bái, tháng 2/2019


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
OCOP
OTOP
OVOP
UBND
NSNN
MTQG
NTM
KHCN
NN&PTNT
CEO
SMEs
SWOT

VIẾT ĐẦY ĐỦ
One Commune One Product (Mỗi cộng đồng Một sản phẩm)
One Tambon One Product (Mỗi xã một sản phẩm)


One Village One Product (Mỗi làng xã Một sản phẩm)
Ủy ban nhân dân
Ngân sách Nhà nước
Mục tiêu Quốc gia
Nông thôn mới
Khoa học công nghệ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chief Executive Officer (Giám đốc)
Small and Medium Enterprises (Các doanh nghiệp vừa và nhỏ)
Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats (Điểm mạnh,

HTX
THT
TNHH
SX-KD
CT NTM
DN
DNTN
HĐQT
KD
PTTH
R&D

điểm yếu, cơ hội, nguy cơ/ thách thức)
Hợp tác xã
Tổ hợp tác
(Công ty) Trách nhiệm hữu hạn
Sản xuất kinh doanh
Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân
Hội đồng quản trị
Kinh doanh
Phát thanh truyền hình
Nghiên cứu và Phát triển


THÔNG TIN CHUNG

1. Tên Đề án
Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019 - 2020,
định hướng đến năm 2030 (OCOP-Yên Bái).
Tên tiếng Anh “One commune one product”, viết tắt là OCOP.
2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Phạm vi và địa bàn thực hiện: Trong phạm vi tỉnh Yên Bái.
4. Giải nghĩa: “Mỗi xã một sản phẩm”
- Xã: Là một khái niệm mang tính ước lệ chỉ một cộng đồng dân cư cụ thể
nào đó, không phân biệt theo địa giới hành chính, cũng như về qui mô. Có thể một
xã, hoặc nhiều xã, liên xã, liên huyện sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm.
- “Một sản phẩm”: Là một khái niệm mang tính ước lệ dùng để chỉ sản phẩm
đặc trưng của một cộng đồng dân cư nào đó tạo ra. Sản phẩm có thể là hàng hoá
hoặc sản phẩm dịch vụ, nó mang những đặc điểm rất riêng biệt của nơi sản xuất ra
nó, khiến cho mọi người có thể dễ dàng nhận ra nơi sản xuất giữa những sản phẩm
cùng loại. Đồng thời, sản phẩm cũng phải mang đầy đủ các yếu tố cấu thành của
nó bao gồm phần cốt lõi, bao bì, nhãn mác, tiêu chuẩn, chất lượng, chứng nhận,
hướng dẫn sử dụng, chăm sóc khách hàng,...
Khái niệm “Một sản phẩm” được sử dụng ở đây hết sức mềm dẻo và khả thi.
Một làng/xã/phường, một cộng đồng dân cư có thể phát triển một hoặc nhiều sản
phẩm của mình, nhưng có khi hai hay nhiều “làng/xã/phường” có thể kết hợp với
nhau theo kiểu sản xuất dây chuyền (có “làng” chỉ sản xuất bán thành phẩm, làm

nguyên liệu cho “làng” khác hoàn chỉnh sản phẩm) để tạo ra một loại sản phẩm,
hàng hoá nào đó.
Khái niệm “sản phẩm” đối với Chương trình OCOP được hiểu trên phạm vi
06 nhóm ngành/hàng, tạo ra các sản phẩm cụ thể đã qua chế biến, bao gói và đảm
bảo các tiêu chuẩn theo quy định, các nhóm ngành/hàng trong Chương trình
OCOP, cụ thể:
(1) Nhóm thực phẩm, tạo ra các sản phẩm trong chế biến đồ ăn (ví dụ: từ
rau, thịt, trứng,...)
(2) Nhóm đồ uống, tạo ra các sản phẩm đồ uống có cồn (ví dụ: rượu, bia,...)
hoặc không cồn (ví dụ: nước khoáng, nước ép hoa quả,...)
(3) Nhóm dược liệu, tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc từ nguyên liệu dược
(ví dụ: cao dược liệu, nước tắm, các loại trà thảo mộc,...)
(4) Nhóm vải, may mặc, tạo ra các sản phẩm từ bông, sợi sử dụng may, dệt
(5). Nhóm Lưu niệm - Nội thất - trang trí, tạo ra các dòng sản phẩm đồ trang
sức, lưu niệm, đồ gia dụng, hoa văn trang trí,...
(6) Nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn, tạo ra các sản phẩm du lịch, khám phá
(ví dụ: cảnh quan thiên nhiên, tâm linh, văn hóa truyền thống,...)
1


MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và nguồn lực quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững, giữ vững ổn định chính trị,
bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ
môi trường sinh thái. Vì vậy, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính
sách quan trọng để phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

Trong 10 năm (2008-2018) thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 7 (khóa X), 8
năm (2010-2018) thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về xây dựng
nông thôn mới (NTM), 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo nên
một khu vực nông thôn (KVNT) với nhiều đổi thay rõ nét, kết cấu hạ tầng phát
triển mạnh mẽ. Hơn 20 nghìn mô hình phát triển sản xuất đã tạo nên động lực mới
cho phát triển kinh tế KVNT, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và
chuyển biến, đời sống của đại đa số nông dân được nâng cao..., Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đạt được, kết quả xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
giữa các vùng còn có sự chênh lệch lớn; kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể chưa
được thúc đẩy tích cực; lợi thế địa phương về sản vật, cảnh quan, văn hóa,... chưa
được khai thác hết, sự chuyển biến phát triển kinh tế KVNT nhìn chung còn chậm.
Một trong những nguyên nhân cơ bản do các địa phương chưa xác định được các
dòng sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh; công tác xúc tiến thương mại còn
hạn chế, sản xuất kinh tế hộ chiếm tỷ lệ rất cao, mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến
(doanh nghiệp, HTX) thiếu cả số lượng và chất lượng; tỷ lệ lao động nông thôn
qua đào tạo (theo đúng chuyên môn sản xuất sản phẩm lợi thế) và năng suất lao
động KVNT đạt thấp; quản lý chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng
mức, quản lý nhà nước còn yếu và bất cập về định hướng quy hoạch sản xuất, cơ
chế, chính sách huy động nguồn lực, kết nối thị trường. Chất lượng đội ngũ cán bộ
vẫn còn tư tưởng làm cho, làm thay, thiếu các hoạt động mang tính chất kiến tạo
cho sự phát triển,...
Để giải quyết vấn đề nông thôn các quốc gia trên thế giới đã có nhiều giải
pháp, chính sách hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn này, điển hình là Phong trào “Mỗi
làng một sản phẩm” (OVOP) của Nhật Bản từ cuối những năm 1970, Chương trình
"Mỗi cộng đồng một sản phẩm" (OTOP) của Thái Lan từ những năm 2000. Ở nước
ta đề án “mỗi làng một nghề” cũng được triển khai thực hiện từ 2005 đến nay.
“Mỗi xã một sản phẩm” (tiếng Anh là One commune, one product- viết tắt là
OCOP) là mô hình được học tập, vận dụng kinh nghiệm từ phong trào “Mỗi làng một

2



sản phẩm của Nhật Bản” (tiếng Anh là One village, one product- viết tắt là OVOP) từ
thập niên 70 của thế kỷ trước. Phong trào này đã gắn kết được các hoạt động sản xuất
với chế biến, tiêu thụ tạo ra nhiều việc làm, nâng cao giá trị gia tăng trong các sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn,
đến nay đã có hơn 40 nước học tập và triển khai thành công mô hình này.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình phát triển kinh tế khu
vực nông thôn, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các giá
trị văn hóa truyền thống, danh thắng có lợi thế của các địa phương.
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi
phía Bắc, có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số
180 xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng
cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng
bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả
nước.
Bên cạnh lợi thế về giao thông, Yên Bái còn có nhiều lợi thế về các sản phẩm
nông nghiệp, phi nông nghiệp, du lịch và dịch vụ nông thôn. Các sản phẩm chưa
được phát triển một cách bài bản, toàn diện để tạo dựng sản phẩm đặc trưng, có tính
cạnh tranh cao và gia nhập được thị trường trong nước, quốc tế. Vì vậy cần có một
chương trình để định hướng, phát triển các sản phẩm theo đúng quy trình, đảm bảo
các điều kiện về sản xuất, truy xuất nguồn gốc, nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng sản
phẩm, tính đại diện của địa phương nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế
của tỉnh.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm là chương trình phát triển kinh tế khu vực
nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ
trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm là phát triển sản phẩm nông
nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do

các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực
hiện. Chương trình mỗi xã một sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng
để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền
thống văn hóa, danh thắng có lợi thế của các địa phương. Gắn kết các hoạt động
sản xuất với chế biến, tiêu thụ tạo ra nhiều việc làm, nâng cao giá trị gia tăng trong
các sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó làm tăng thu nhập cho người dân
nông thôn.
Từ những thực tiễn nêu trên, việc nâng cao giá trị sản phẩm, tạo chuỗi liên kết
trong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn nói chung và

3


triển khai thực hiện xây dựng Đề án Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm
giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái là thực sự cần
thiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Văn bản của Trung ương
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2006 của Chính phủ về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số
971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020";
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tưởng chính phủ phê
duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;

- Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại
Quốc gia;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Chính phủ về một số
chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững;
- Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng chính phủ về
việc điều chỉnh bổ sung QĐ số 1600/QĐ-TTg ngày 01/08/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020;
- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

4


- Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Ban
hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH ngày 23/11/2016 của Quốc
hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
- Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị “Phát triển Mỗi
xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại sản xuất nông
nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Quảng Ninh phối hợp

tổ chức ngày 2/3/2017 tại thành phố Hạ Long;
- Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPCP ngày 05/06/2017 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề cương Đề án “Chương trình quốc gia
mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng 2030 & bộ công cụ điều
tra, khảo sát;
- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình “mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
2. Văn bản của tỉnh Yên Bái
- Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Yên Bái về một số nội dung chủ yếu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây
dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái đến năm 2020;
- Nghị quyết 14/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Yên Bái Ban hành Quy định một số chính sách thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020;
- Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Yên Bái về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm
trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020
- Kế hoạch 258/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Yên Bái về kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

5


PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH YÊN BÁI
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỈNH YÊN BÁI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG


1. Thông tin chung tỉnh Yên Bái
1.1. Vị trí địa lý
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du
Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và
Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú
Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28
km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất
đai.
Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải,
Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình; thành phố Yên Bái; thị xã
Nghĩa Lộ, với 180 xã, phường, thị trấn.
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong
những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Yên Bái - Hà Nội - Hải Phòng,
có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để
Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã
hội…không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước
mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của
Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.
1.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ
Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây
Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa
sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và
sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa
hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp.
Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh.
Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả
năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m,
chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.

- Khí hậu: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình là 22 - 230C; (cao nhất từ 37-390C, thấp nhất từ 2-40C); lượng mưa trung bình
6


1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển
nông – lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5
tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ
trung bình 18 – 20 độ C, có khi xuống dưới 0 độ C về mùa đông, thích hợp phát
triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn,
độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 20 độ C, phía Bắc là tiểu vùng
mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động,
thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200 –
400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 32 độ C, thích hợp phát triển các loại cây lương
thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu
vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70
m, nhiệt độ trung bình 23 – 24 độ C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều
kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn
quả. Tiểu vùng Lục Yên – Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung
bình 20 – 23độ C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050
ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản, có tiềm năng du lịch.
1.3. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:
Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.886,28 km2. Trong đó diện tích
nhóm đất nông nghiệp là 5.850,9 km2, chiếm 84,96% diện tích đất tự nhiên, diện
tích nhóm đất phi nông nghiệp 537,11 km2 chiếm 7,80%, diện tích đất chưa sử
dụng là 498,28 km2 chiếm 7,24%. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng trên 62%,
đứng thứ 2 trong cả nước.
Tỉnh Yên Bái có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây mầu, cây

công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng phòng hộ và trồng
rừng kinh tế... tập trung vào các loại đất điển hình sau: Đất phù sa, chiếm 1,33%
diện tích tự nhiên của tỉnh; đất xám, chiếm 82,57%; đất đỏ, chiếm 1,76%; đất mùn
alít, chiếm 8,1%.
Yên Bái là tỉnh có thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các sản
phẩm từ lâm nghiệp với diện tích rừng tự nhiên có 231.563,7 ha, diện tích rừng
trồng 174.667,1 ha, sản lượng có thể khai thác đạt gần 200.000 m3 gỗ các loại như
keo, bồ đề, bạch đàn… và trên 120.000 tấn tre, vầu, nứa.
Tổng diện tích cây chè của toàn tỉnh là 11.450 ha, sản lượng chè búp tươi đạt
khoảng 90.812 tấn với vùng chè tập trung ở các huyện Văn Chấn 4.170 ha, Trấn
Yên 1.954 ha, Yên Bình 1.925 ha. Yên Bái có diện tích quế lớn nhất nước và chất
lượng quế thuộc vào loại tốt nhất, với diện tích 30.000 ha, trồng tập trung ở các

7


huyện Văn Yên (16.000 ha), huyện Trấn Yên (6.600 ha), huyện Văn Chấn (5.000
ha). Sản lượng hàng năm thu hoạch từ 2.000 - 3.000 tấn vỏ quế khô/năm. Diện tích
sắn tại tỉnh hiện có khoảng trên 15.000 ha, sản lượng đạt gần 300.000 tấn/năm, tập
trung tại các huyện Văn Yên (trên 6.400 ha), Yên Bình (trên 3.300 ha).
Với trên 2.000 ha đồng cỏ và có thể tận dụng cỏ dưới tán rừng, vườn rừng là
lợi thế lớn trong phát triển chăn nuôi các loại trâu, bò, dê... và các loại gia cầm.
- Tài nguyên nước:
Yên Bái có 3 hệ thống sông suối lớn: sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm
Kim với tổng chiều dài 320 km có diện tích lưu vực trên 3.400 km2. Hệ thống chi
lưu phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh. Do đặc điểm sông, suối đều bắt
nguồn từ núi cao, có độ dốc lớn nên dồi dào về tiềm năng thuỷ điện và cung cấp
nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Sông Hồng chảy qua địa phận Yên Bái dài 100 km, với 48 ngòi suối phụ lưu
(trong đó có 4 ngòi lớn: Ngòi Thia, Ngòi Hút, Ngòi Lâu và Ngòi Lao), diện tích

lưu vực 2.700 km2. Sông Chảy chảy qua địa phận Yên Bái dài 95 km, với 32 chi
lưu, diện tích lưu vực 2.200 km2. Do có độ dốc lớn nên phần hạ lưu đã xây dựng
Nhà máy thuỷ điện Thác Bà là nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Việt Nam. Suối
Nậm Kim có tổng diện tích lưu vực 600 km2 là chi nhánh hệ thống sông Đà, có độ
dốc lớn nên có khả năng phát triển thuỷ điện.
Hệ thống ao hồ với diện tích 20.913 ha, trong đó hồ Thác Bà có diện tích trên
19.000 ha là tiềm năng để phát triển các ngành du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.
- Tài nguyên rừng
Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh. Với hệ thống thực vật
rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nnhau, có đủ các lâm sản
quý hiếm; các cây dược liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu. Theo số
liệu thống kê đất đai đến năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh có
466.858,69 ha, chiếm 68,78% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất rừng sản xuất có 291.732,03 ha, chiếm 42,36% diện tích tự nhiên;tập
trung ở vùng sản xuất nguyên liệu giấy (gồm các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục
Yên, vùng thấp Văn Yên, vùng ngoài Văn Chấn) và vùng trồng cây đặc sản quế
(gồm các huyện Văn Yên, Trấn Yên và phân bố rải rác ở các huyện khác: Văn
Chấn, thành phố Yên Bái, Yên Bình, Lục Yên).
- Đất rừng phòng hộ có 138.949,34 ha, chiếm 20,17% diện tích tự nhiên; phân
bố chủ yếu ở 3 khu vực: khu vực rừng phòng hộ sông Đà (gồm các huyện Mù
Cang Chải, Trạm Tấu và một phần Văn Chấn), khu vực rừng phòng hộ sông Hồng
(gồm các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái) và khu vực
rừng phòng hộ sông Chảy (gồm các huyện Yên Bình, Lục Yên).

8


- Đất rừng đặc dụng có 36.147,32 ha, chiếm 5,25% diện tích tự nhiên phân bố
tại huyện Mù Cang Chải và huyện Văn Yên.
- Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Yên Bái tương đối đa dạng, phong phú về
chủng loại với 257 mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng,
khoáng chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng … Tỉnh Yên Bái có trữ lượng
đá vôi trắng trên 2,4 tỷ m3; kim loại có quặng sắt trữ lượng khoảng 200 triệu tấn,
quặng grafit, quặng chì kẽm, quặng vàng gốc, thạch anh … Khoáng sản vật liệu
xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá
ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng vật liệu xây dựng thông
thường trên 450 triệu tấn; trữ lượng Kaolin, Felspat trên 15 triệu tấn.
2. Các chương trình, Dự án khu vực nông thôn tỉnh Yên Bái gần đây và đến năm
2020.
Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi
Đề án hỗ trợp hát triển nuôi trồng thủy sản
Đề án phát triển cây ăn quả có múi: cam, quýt, bưởi (Hỗ trợ 20 triệu
đồng/ha)
Đề án hỗ trợ phát triển chè vùng cao
Đề án hỗ trợ phát triển cây quế (Hỗ trợ 3 triệu đồng/ha, riêng huyện Văn
Yên hỗ trợ 1 triệu đồng/ha)
Đề án hỗ trợ phát triển măng tre Bát độ (Hỗ trợ 3 triệu đồng/ha, riêng huyện
Trấn Yên hỗ trợ 1 triệu đồng/ha)
Đề án hỗ trợ phát triển Sơn Tra
Đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm
Đề án hỗ trợ nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm
nông, lâm nghiệp và thủy sản
3. Tiềm năng phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương ở Yên Bái
3.1. Tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN)
Yên Bái có lợi thế đặc biệt trong phát triển công nghiệp khai thác khoáng
sản. Với nguồn nguyên liệu đá vôi trắng với độ trắng cao trên 90%, trữ lượng
khoảng 1 tỷ m3, phục vụ cho lĩnh vực làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ và chế biến làm đá
hạt, đá bột siêu mịn (CaCO3). Cao lanh có trữ lượng 1,5 triệu tấn, sản lượng khai
thác từ 18.000 - 20.000 tấn/năm, làm nguyên liệu cho chế biến sản phẩm sứ cách

điện, sứ dân dụng. Quặng Feldspar có trữ lượng trên 2 triệu tấn, dùng làm nguyên
liệu trong công nghiệp gốm sứ và thuỷ tinh. Quặng sắt có 29 điểm mỏ, trong đó 15
điểm mỏ đã được đánh giá trữ lượng cấp C1+C2+P là 188,8 triệu tấn. Đá quý, đá

9


bán quý ruby, saphia tại huyện Lục Yên, Yên Bình để phát triển công nghệ chế tác
đá quý và nghề làm tranh đá quý.
Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả những tiềm năng, tỉnh
Yên Bái đã quy hoạch đầu tư xây dựng khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2010 –
2015 và định hướng đến 2020 gồm có 4 khu công nghiệp do tỉnh quản lý với tổng
diện tích là 1.182 ha và 19 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các huyện
và thành phố với tổng diện tích là 1.100 ha. Tính đến hết năm 2008, tỉnh Yên Bái
có các khu, cụm công nghiệp đang được triển khai xây dựng như: Khu công nghiệp
Phía Nam tỉnh Yên Bái (thành phố Yên Bái), Khu công nghiệp Bắc Văn Yên
(huyện Văn Yên) và cụm công nghiệp Đầm Hồng (thành phố Yên Bái). Hiện nay,
Khu công nghiệp Phía Nam tỉnh Yên Bái đã được phê duyệt là khu công nghiệp
quốc gia với diện tích 137 ha, đang đầu tư giai đoạn II mở rộng lên 207,8 ha vào
năm 2020. Tại Khu công nghiệp này đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh về cơ sở
hạ tầng như đường, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống cung cấp
điện 35Kv, hệ thống thông tin liên lạc... Hiện đã có 10 dự án đầu tư vào khu công
nghiệp; tỷ lệ lấp đầy đạt 73%. Một số khu, cụm công nghiêp cũng đã được Uỷ ban
nhân dân tỉnh Yên Bái quy hoạch xây dựng như khu công nghiệp Âu Lâu, khu
công nghiệp Minh Quân, khu công nghiệp Mông Sơn... Đồng thời, tỉnh Yên Bái
đang tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
3.2. Tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Yên Bái đã có những chuyển biến
tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 4 - 5%/năm. Giá trị sản xuất nông
nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tăng 8,9% so với năm 2015, tăng 36% so với

năm 2010. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành
trồng trọt từ 75,3% xuống 67,3%; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 23% lên
31,5%; các ngành lâm nghiệp, thủy sản đều tăng.
Tỉnh Yên Bái đã dần hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa quy
mô lớn, giá trị cao như: vựa lúa đặc sản 3.000ha, vùng ngô hàng hóa 15.000ha,
vùng trồng dâu nuôi năm 450ha, vùng cây ăn quả 7.000ha, vùng chè 8.000ha, vùng
quế 70.000ha, vùng măng tre Bát độ trên 3.600ha, vùng sơn tra 6.000 ha, vùng gỗ
nguyên liệu 180.000ha... Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng được một số sản phẩm nông
nghiệp đặc sản, đặc trưng, có thương hiệu, gắn kết giữa sản xuất với chế biến và
tiêu thụ như: quế Văn Yên, cam Văn Chấn, cam Lục Yên, bưởi Đại Minh, chè Suối
Giàng, gạo nếp Tú Lệ, gạo Mường Lò, cá hồ Thác Bà.
Ngoài ra với tiềm năng rất lớn về phát triển nông lâm nghiệp với diện tích
rừng tự nhiên có 229.430 ha, rừng trồng 145.630 ha, sản lượng có thể khai thác
trên 200.000 m3 gỗ các loại như keo, bồ đề, bạch đàn… và trên 150.000 tấn tre,

10


vầu, nứa. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy,
ván dăm...
3.3. Tiềm năng thương mại
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng
GRDP của ngành thương mại (theo giá hiện hành) bình quân đạt 12,66%/năm.
GRDP ngành thương mại đến năm 2020 đạt 2.900 tỷ đồng và phấn đấu đến đến
năm 2030 GRDP ngành thương mại đạt 5.800 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hoá
đến năm 2020 là 19.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt
14,47%/năm và tổng mức bán lẻ hàng hoá đến năm 2030 đạt 40.000 tỷ đồng. Tốc
độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7,73%/ năm; Phấn đấu kim ngạch xuất
khẩu đến năm 2020 đạt trên 200 triệu USD và đến năm 2030 đạt 700 triệu USD.
Tỉnh Yên Bái có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển các sản phẩm

đặc trưng, như: chế biến nông lâm sản, thực phẩm; khai thác, chế biến khoáng sản;
sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển thủy điện; hàng thủ công mỹ nghệ; các sản
phẩm từ nông nghiệp. Tiêu biểu là những sản phẩm về gỗ, giấy, ván ghép thanh,
ván ép, gỗ xẻ thanh, bao bì được xuất khẩu ra các nước Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản. Vùng chè có diện tích lớn thứ 2 cả nước, mỗi năm sản xuất chế biến
được 26 ngìn tấn chè khô các loại. Đặc biệt, Yên Bái còn có vùng chè shan cổ thụ
có tuổi đời tới 400 năm; vùng quế với diện tích trên 50.000 ha, đến nay có rất
nhiều sản phẩm từ quế như tinh dầu, quế vỏ xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
3.4. Tiềm năng du lịch
Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp: hang
Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác Bà,
du lịch sinh thái Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò; di tích cách mạng, đền thờ
Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ…Tỉnh Yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số
và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng, là điều kiện để kết hợp phát
triển du lịch sinh thái.
Nằm ở vị trí cửa ngõ miền Tây Bắc, với hệ thống giao thông đa dạng, đặc
biệt có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua đã tạo điều kiện thuận lợi
để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa
- xã hội. Sẵn lợi thế về vị trí địa lý, lại có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, môi
trường sinh thái trong lành với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Yên Bái đã và
đang là điểm đến hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà cả bạn bè quốc tế.
Nhắc đến Yên Bái, phải kể đến danh thắng hồ Thác Bà - hồ nhân tạo có diện
tích trên 19.000 ha với trên 1.300 hòn đảo lớn, nhỏ, được ví như “Hạ Long trên
núi”; cánh đồng Mường Lò - cánh đồng lớn thứ hai vùng Tây Bắc cùng hàng loạt
danh lam, thắng cảnh và những điểm du lịch độc đáo như: Suối Giàng, Phình Hồ -

11


nơi có chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đặc biệt, nơi đây còn có ruộng

bậc thang Mù Cang Chải, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là
Di tích Danh thắng quốc gia.
Lợi thế du lịch mạo hiểm, phiêu lưu với đèo Khau Phạ (Mù Cang Chải) nơi
tổ chức bay dù lượn; hay đỉnh Tà Chì Nhù (Trạm Tấu). Khu bảo tồn thiên nhiên Nà
Hẩu, huyện Văn Yên; đầm Vân Hội, huyện Trấn Yên; Khu bảo tồn loài và sinh
cảnh xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải... lại vô cùng phù hợp với những người
thích du lịch sinh thái.
Vốn là là mảnh đất quần tụ sinh sống của 30 dân tộc anh em, Yên Bái còn có
nhiều di tích văn hóa, di tích lịch sử lâu đời phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân
dân, đồng thời là tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh. Nhiều văn hóa phi vật
thể đặc sắc hiếm nơi nào có được như múa xòe Thái - Di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia, Hạn Khuống, múa khèn Mông... cùng nền văn hóa ẩm thực độc đáo đã
đem lại những nét đặc trưng riêng biệt cho hoạt động du lịch của mảnh đất vùng
cao này.
Từ sản phẩm du lịch cộng đồng đầu tiên năm 2005 tại thôn Ngòi Tu, xã Vũ
Linh, huyện Yên Bình với 10 hộ tham gia, đến nay, du lịch cộng đồng đã phát triển
rộng khắp các địa phương có tiềm năng về cảnh quan và giá trị văn hóa trên địa
bàn tỉnh với gần 120 hộ làm du lịch cộng đồng. Trong đó, thị xã Nghĩa Lộ có 28 cơ
sở, huyện Mù Cang Chải có 30 cơ sở, huyện Yên Bình có 23 cơ sở, còn lại là các
cơ sở ở huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Yên. Một số điểm du lịch cộng
đồng đã trở thành những điểm du lịch cộng đồng chất lượng được nhiều địa
phương trong khu vực đến tham quan và học tập, như: bản Đêu, bản Sà Rèn, thị xã
Nghĩa Lộ…
II. TÌNH HÌNH NÔNG THÔN YÊN BÁI VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI

1. Các vấn đề cơ bản khu vực nông thôn Yên Bái đến năm 2018
Trên địa bàn 09 huyện, thành phố thuộc tỉnh Yên Bái, theo thống kê có
khoảng 56 sản phẩm lợi thế có chủ thể theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày
07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “mỗi xã một sản

phẩm giai đoạn 2018 - 2020; thống kê 06 nhóm sản phẩm khu vực nông thôn theo
Chương trình OCOP, gồm nhóm Thực phẩm có 38 sản phẩm; nhóm Đồ uống có 4
sản phẩm; nhóm Thảo dược có 6 sản phẩm; nhóm Lưu niệm - nội thất - trang trí có
3 sản phẩm; nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn có 5 sản phẩm.
Bảng 1. Thống kê sơ bộ sản phẩm Nông nghiệp toàn tỉnh Yên Bái
TT

Tên sản phẩm
HUYỆN TRẤN YÊN

Địa điểm (xã, phường, thị trấn)

12


1
2
3
4
5

Kén tằm
Tinh dầu quế
Quế vỏ
Măng Bát độ
Miến Đao

6
7
8

9
10
11
12
13

1
2
3
4
5
1
2
1
2
3
4
5
1

Chè CLC
Quả có múi
Rau an toàn
Mía sạch
Nước tinh khiết
Rượu táo mèo
Rượu tứ khoái
Gà thương phẩm
THỊ XÃ NGHĨA LỘ
Gạo

Ngô
Rượu Bách chi
Thổ cẩm
Thủ công mỹ nghệ
HUYỆN YÊN BÌNH
Bưởi Đại Minh
Cá Thác bà
HUYỆN LỤC YÊN
Dầu lạc
Dầu vừng
Dầu đậu tương
Cam
Du lịch sinh thái
HUYỆN MÙ C CHẢI
Cá hồi, cá tầm

Tổ hợp tác xã Tân Đồng; THT xã Báo Đáp;
THT xã Việt Thành; THT xã Hòa Cuông
HTX 6/12 xã Đào Thịnh
HTX hồi quế xã Đào Thịnh; THX trồng quế,
khai thác vỏ quế xã Việt Cường
HTX DVTH Kiên Thành; HTX DV Hồng
Ca
HTX Việt Hải Đăng xã Quy Mông
HTX sản xuất chè CLC Bảo Hưng; Tổ SX
chế biến chè Khe Năm xã Hưng Khánh;
HTX sản xuất chè Nga Quán
HTX cây ăn quả Hưng Thịnh
THX sản xuất rau an toàn xã Minh Tiến
HTX mía sạch xã Minh Quân

Công ty TNHH sản xuất nước tinh khiết
Hồng Yến xã Việt Hồng
Công ty CPTP đồ uống Fansi
Công ty CPTP đồ uống Fansi
HTX nông nghiệp Quyết Tiến xã Y Can;
HTX xã Minh Quân
Tổ hợp tác, HTX, Doanh nghiệp thuộc 7 xã,
phường
Tổ hợp tác, HTX, Doanh nghiệp thuộc 7 xã,
phường
Công ty, P. Trung Tâm
Tổ hợp tác, HTX, Doanh nghiệp P. Trung
Tâm, Xã: Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc
Tổ hợp tác, HTX, Doanh nghiệp P. Trung
Tâm, Xã: Nghĩa Phúc
Xã: Hán Đà, Đại Minh
HTX DVTH Vĩnh Kiên, HTX Hoàng Kim
HTX Thái Sơn
HTX Thái Sơn
HTX Thái Sơn
HTX cam Khánh Hòa
HTX Đại An
DNTN xã Cao Phạ
13


3

Hàng dệt thổ cẩm, đồ lưu
niệm thổ cẩm

Mật ong

4

Du lịch nông thôn

2

1
2
3
4
5

HUYỆN TRẠM TẤU
Chè San Tuyết
Nếp 87
Gà đen
Du lịch cộng đồng kết hợp
du lịch mạo hiểm đỉnh Tà
Chì Nhù
Du lịch mạo hiểm Đình Tà
Xùa
HUYỆN VĂN CHẤN

1

2

Cam

Bưởi

3
Chè
4
5
6
7

8

Chè Shan
Kén tằm
Măng sặt
Tinh dầu quế
Dược liệu: Bảo cốt Linh
Thế Gia, Dưỡng Thần
Minh Thế Gia, Bổ Can
Linh Thế Gia, Dầu trị liệu
cổ truyền Thiên Y 50g,
Dầu thảo dược Thiên Y
16g, Dầu thảo dược Thiên
Y 100ml,

THX xã Chế Cu Nha
Công ty
Xã: La Pán Tẩn, Khau Phạ, Nậm Khắt, Lao
Chải (Bãi Đá Cổ), Dễ Xu Phình (Thác
nước); TT. Mù Cang Chải
Công ty chè Minh Thành;

HTX dịch vụ NLTS LỪU 1
HTX dịch vụ NLTS LỪU 2
Thôn Cu Vai, UBND
Thôn Tà Xùa, UBND
HTX trồng cây ăn quả dịch vụ Bình Thuận;
HTX DVTH Chấn Thịnh; THT phát triển
cây ăn quả xã Nghĩa Tâm; THX cam bưởi
Hồng Sơn xã Sơn Thịnh; HTX cam Thiên
Tuế xã Thượng Bằng La
THX cam bưởi Hồng Sơn xã Sơn Thịnh
DNTN Phú Thịnh xã Đồng Khê; Công ty
chè Văn Tiên chi nhánh Nậm Búng; Công ty
chè Gia Phú Nậm Búng
HTX Văn Chấn xã Suối Bu (CLB chè Shan
hữu cơ sạch); HTX chè Suối Giàng, Công ty
CP chè shan tuyết;
HTX DVTH Chấn Thịnh;
Hộ gia đình Triệu Quý Tài có đăng ký
SXKD
Nhà máy chiết suất tinh dầu quế Văn Chấn

Công ty TNHH sản xuất y học cổ truyền và
đông dược Thế Gia
14


9
10
1


Gạo Séng cù
Gạo Hương chiêm
THÀNH PHỐ YÊN BÁI
Miến Đao

2
Rau An toàn
3
4
5
6
1
2
3
4
5

Lợn thịt
Chanh tứ thời
Mật ong
Chè
HUYỆN VĂN YÊN
Gạo Hương chiêm
Dâu tằm
Quế khô
Mật ong hoa nhãn
Tinh dầu quế

HTX An Sơn xã Hạnh Sơn
HTX An Sơn xã Hạnh Sơn

HTX SXKD miến đao Giới Phiên; Hộ SX
có ĐKKD
HTX SX rau an toàn Tuy Lộc; HTX SX rau
an toàn xã Âu Lâu; HTX DVNN và SX rau
an toàn Văn Phú;
Công ty TNHH Hòa Bình Minh xã Tuy Lộc;
Công ty TNHH vật tư nông nghiệp Yên Bái;
HTX chăn nuôi - trồng trọt xã Tân Thịnh;
Công ty TNHH Đầm Mỏ
HTX trồng cây ăn quả và DVTH Văn Tiến
HTX nông nghiệp Minh Bảo
HTX nông nghiệp Minh Bảo
HTX sản xuất nông lâm nghiệp Đại Phác
THX xã Xuân Ái
DNTN Quyên xã Mỏ Vàng
THT xã Lâm Giang
Công ty TNHH Quế Vy

15


Bảng 2: Số lượng sản phẩm lợi thế phân theo nhóm ngành hàng vùng nông
thôn
TT
1
2
3
4
5
6


Nhóm ngành hàng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Thực phẩm
38
67,85
Đồ uống
4
7,14
Thảo dược
6
10,71
Vải và may mặc
Lưu niệm - nội thất - trang trí
3
5,35
Dịch vụ du lịch nông thôn
5
8,95
Tổng
56
100
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát và Báo cáo của các huyện/thành phố)
Bảng 3: Số lượng sản phẩm lợi thế phân theo huyện/thành phố
Huyện/thành phố
Nhóm
Tổng
Stt
ngành/hàng hợp

1
2
3

Tp
YB


TX
Văn
Trấn Văn Trạm
Yên
căng
Nghĩa
chấn
Yên Yên Tấu
Bình
chải
Lộ
8
2
8
3
3
2
2
3
1
2
2

2

Lục
Yên

Thực phẩm
38
6
4
Đồ uống
4
Thảo dược
6
Vải may
4
mặc
Lưu niệm,
5 thủ công mỹ
3
1
2
nghệ
Du lịch,
6 dịch vụ
5
2
2
1
nông thôn
Tổng

56
6
10
5
13
5
5
5
2
5
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát và Báo cáo của các huyện/thành phố)
Các sản phẩm trên được sản xuất bởi các tổ chức/cá nhân trên địa bàn tỉnh
Yên Bái, trong đó có Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Hợp tác xã, Tổ hợp tác
liên kết hộ sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm tại cộng đồng đa dạng, song phần lớn khó tiêu thụ hoặc chưa
được thương mại hóa trong và ngoài tỉnh, số lượng sản phẩm đạt chứng nhận đủ
tiêu chuẩn còn hạn chế (đã có một số sản phẩm có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất
lượng, sản phẩm đăng ký nhãn hiệu, còn lại chưa có đăng ký).
Các lý do trực tiếp dẫn đến điều này là:

16


- Bộ máy tổ chức (SMEs, HTX, THT,...): Cơ cấu tổ chức thực hiện đúng
theo các quy định hiện hành (luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã,...). Tuy nhiên,
cách thức tổ chức và quản trị của các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn còn yếu,
đặc biệt các HTX, THT phần lớn chưa xây dựng được bộ máy tổ chức hoạt động
chính quy (phần lớn đến HTX làm việc theo vụ việc, không có cơ chế trả lương,
không có nội quy, quy chế hoạt động, vv…), chưa xây dựng được cơ sở sản xuất,
chế biến sản phẩm chuyên biệt (phần lớn cơ sở sản xuất tách rời và gắn với từng hộ

gia đình hoặc có cơ sở sản xuất tập trung nhưng gắn liền với chủ hộ), chưa tạo
được liên kết sản xuất giữa các thành viên, giữa thành viên với HTX và giữa HTX
với tổ chức kinh tế khác, do vậy chưa mở rộng được hoạt động sản xuất kinh
doanh hoặc hoạt động ở mức cầm chừng;
- Sản xuất: (1) Phần lớn phát triển theo dạng kinh tế hộ hoặc nhóm hộ, sản
xuất theo phong trào hoặc tự phát, ít hiểu biết về thị trường, đặc biệt chưa chú
trọng khai thác các lợi thế ở vùng nông thôn. (2) Khả năng sáng tạo, quản lý và
trình độ kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế (công nghệ,
máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất còn thô sơ, đơn giản,...), dẫn đến quy mô sản
xuất nhỏ, sản lượng, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh thấp, giá thành sản
xuất cao,... (3) Việc phát triển, sản xuất các sản phẩm hiện nay vẫn còn mang tính
thụ động, chỉ sản xuất những sản phẩm trong khả năng mình có hoặc sản xuất với
quy trình, công nghệ truyền thống, lạc hậu, chưa nắm bắt theo xu hướng thị
trường, sản xuất quy mô nhỏ, tính bền vững không cao, giá trị gia tăng thấp do
chưa biết tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu và phát triển sản phẩm theo chuỗi
giá trị;
- Sản phẩm: Hầu hết ở dạng vật phẩm có sẵn hoặc sản phẩm được làm với
công nghệ thô sơ, đơn giản, tính hoàn thiện sản phẩm (mẫu mã, bao bì, nhãn
mác,...) chưa đi đôi với chất lượng và quản lý chất lượng nên khả năng cạnh tranh
với các sản phẩm cùng loại trên thị trường còn yếu. Một số sản phẩm tiềm năng và
sản phẩm đặc sản chưa phát triển với quy mô rộng và chưa có đăng ký chất lượng
sản phẩm. Một số sản phẩm đã thương mại hoá cần được bảo vệ, giữ gìn thương
hiệu, chống và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái;
- Xúc tiến thương mại: Các hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai
trên phạm vi cấp vùng và tỉnh, tham gia hội chợ ở các tỉnh, thành phố khác (Hà
Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ,...) đã thu hút sự tham gia của các tổ chức
kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, các chủ thể
này hầu hết chưa quen với nền kinh tế thị trường và hội nhập, chưa chủ động tiếp
17



cận thị trường và tìm kiếm khách hàng. Tâm lý trông chờ, e dè, ngại đột phá của
người dân là điểm yếu cản trở sự phát triển và gia tăng giá trị hàng hóa ở vùng
nông thôn.
2. Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến
năm 2018
- Sau gần 8 năm thực hiện Chương trình, tính đến 30/6/2018 trên địa bàn
tỉnh Yên Bái đã có 37 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ
23,56%, trong đó:
+ Giai đoạn 2011-2015 có 06 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới,
gồm: (1) huyện Trấn Yên có 03 xã: Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành; (2) thành phố
Yên Bái có 01 xã: Tuy Lộc; (3) huyện Lục Yên có 01 xã: Liễu Đô; (4) huyện Văn
Yên có 01 xã: Đại Phác.
2. Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2018
- Sau gần 8 năm thực hiện Chương trình, tính đến 30/6/2018 trên địa bàn
tỉnh Yên Bái đã có 37 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ
23,56%, trong đó:
+ Giai đoạn 2011-2015 có 06 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới,
gồm: (1) huyện Trấn Yên có 03 xã: Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành; (2) thành phố
Yên Bái có 01 xã: Tuy Lộc; (3) huyện Lục Yên có 01 xã: Liễu Đô; (4) huyện Văn
Yên có 01 xã: Đại Phác.
+ Giai đoạn 2016-2018, tính đến hết năm 2018 đã có 46 xã được công nhận
đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: (1) huyện Trấn Yên, có 15 xã; (2) huyện Yên Bình
có 07 xã; (3) huyện Văn Yên có 08 xã; (4) huyện Văn Chấn có 07 xã; (5) thành phố
Yên Bái có 05 xã; (7) huyện Lục Yên có 02 xã: Trúc Lâu; (8) Thị xã Nghĩa Lộ có
02 xã
- Số xã hoàn thành 19 tiêu chí là: 48 xã, chiếm 30,57%. Cụ thể:
+ Đạt 19 tiêu chí (hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới) là 46 xã.
- Số xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí là: 07 xã, chiếm 4,46%;
- Số xã đạt từ 10 - 15 tiêu chí là: 25 xã, chiếm 15,92%;

- Số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí là: 77 xã, chiếm 49,05%;
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí..
- Kết quả thực hiện một số tiêu chí cơ bản:
+ Về thu nhập bình quân khu vực nông thôn: Năm 2016 đạt 17,81 triệu
đồng/người/năm, năm 2017 đạt 18,99 triệu đồng/người/năm, ước đến hết năm
2018 đạt 20,42 triệu đồng/người/năm.

18


+ Về tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn đa chiều): Năm 2016 ở mức 26,97%, năm
2017 giảm còn 21,97%, dự kiến đến hết năm 2018 là 18,23%.
+ Về tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: Tỷ lệ người dân tham gia
BHYT năm 2016 là 88,7%, dự kiến đến hết năm 2018 là 95%.
+ Về tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia: Năm
2016 là 86%, dự kiến đến hết năm 2018 là 88,86%
3. Yêu cầu nâng cao thu nhập nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
Với tinh thần, chủ trương Quốc gia khởi nghiệp theo phát động của Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cần có sự tham gia khởi nghiệp của cả đội
ngũ nông dân đông đảo hiện nay, nhưng cần tổ chức khoa học, bài bản. Nhà nước
đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để người dân tự đứng trong tổ chức kinh tế của chính
họ (là các doanh nghiệp, các hợp tác xã) để nông dân thực sự làm chủ, phát huy
tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế từ những lợi thế của mỗi địa
phương trong tỉnh.
Ngày 02/03/2017, tại Hội nghị “Phát triển Mỗi xã một sản phẩm trong xây
dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp” tổ chức tại tỉnh
Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có chỉ đạo triển khai
chương trình Mỗi xã một sản phẩm trong phạm vi toàn quốc nhằm phát triển kinh
tế khu vực nông thôn, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đồng thời thực hiện hiệu
quả mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Từ những thực tiễn nêu trên cho thấy sự cần thiết phải có một hình thức tổ
chức, một giải pháp giúp Yên Bái tận dụng được tối đa những lợi thế riêng, biến
những giá trị tiềm năng trở thành lợi thế, một động lực tạo sự đột phá trong phát
triển kinh tế khu vực nông thôn, miền núi. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới bước
vào cuộc cách mạng 4.0, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Yên Bái có
những đột phá, phá vỡ các rào cản về không gian, những giới hạn về địa lý, về
trình độ để phát triển một cách hài hòa, bền vững, mang lại cuộc sống ấm no cho
người dân.

19


PHẦN THỨ HAI
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC
NÔNG THÔN VÀ KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VỀ TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM
I. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU
VỰC NÔNG THÔN
1. Phong trào "Mỗi làng một sản phẩm" (OVOP) của Nhật Bản
1.1. Xuất xứ của phong trào
Cho đến cuối những năm 70 của thế kỷ 20, Nhật Bản về cơ bản đã thực hiện
xong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các ngành công nghiệp
được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở khu vực thành phố thu hút người lao
động từ các vùng nông thôn. Mặc dù, các khu vực này chỉ chiếm khoảng 20% diện
tích đất tự nhiên nhưng lại tập trung đến trên 80% dân số của cả nước đến học tập,
sinh sống và làm việc. Thế hệ trẻ sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng
hoặc dạy nghề đều không muốn trở về vùng nông thôn nơi mình đã sinh ra và lớn
lên mà trụ lại tìm việc làm ở các thành phố và trung tâm công nghiệp lớn.
Điều này dẫn đến tình trạng hoang tàn của khu vực nông thôn. Dân số sụt
giảm, các căn nhà bị bỏ không do không có người ở, nông nghiệp bị đình đốn do

thiếu người làm… Nhiều vùng nông thôn chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ, một số
vùng quê đã tiến sát đến bờ vực của sự biến mất. Người nông dân bị mất phương
hướng sản xuất phần vì nguồn lao động bị thiếu hụt, phần vì không nắm được nhu
cầu tiêu dùng của “người Thành phố”. Cuộc sống của người dân nông thôn vì thế
mà ngày càng trở nên nghèo khổ hơn, trong khi những cơ hội tìm kiếm việc làm ở
khu vực thành phố cứ hẹp dần lại theo thời gian. Hơn thế nữa, việc tận dụng những
lợi thế và nguồn tài nguyên thiên nhiên của cả khu vực nông thôn rộng lớn phục vụ
cho quá trình phát triển kinh tế đất nước cũng bị hạn chế do thiếu lao động. Điều
quan trọng hơn là người dân đã dần đánh mất đi niềm tự hào về truyền thống tốt
đẹp, lâu đời, cũng như những cơ hội để phát triển mảnh đất quê hương.
Để giải quyết những khó khăn này cùng với vấn đề cấp bách khi đó là phải cải
thiện đời sống của cư dân nông thôn trong điều kiện khó khăn về kinh phí trợ cấp
của chính quyền trung ương, đồng thời tổng kết thực tiễn phát triển nông thôn ở
một số địa bàn trong tỉnh, ngài Morihiko Hiramatsu đã đề xuất thực hiện Phong
trào “Mỗi làng, một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu ban đầu của Phong trào
này là khuyến khích người dân nông thôn làm sống lại các giá trị tốt đẹp của quê
hương mình, qua đó làm tăng thu nhập và cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên,
mục tiêu sâu xa hơn chính là thông qua các hoạt động này, tạo sức quyến rũ của

20


khu vực nông thôn, hạn chế sự di dân tự do ra các thành phố và khu công nghiệp
lớn trong cả nước, xây dựng nguồn nhân lực đủ mạnh thực hiện công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực nông thôn trong tương lai, đồng thời tạo ra sự
chuyển dịch để đạt đến sự cân bằng về kinh tế cũng như về xã hội giữa vùng nông
thôn của địa phương với các thành phố lớn, giảm sự phụ thuộc về kinh tế và ngân
sách vào chính quyền trung ương.
1.2. Nội dung của Phong trào
Mỗi địa phương (làng, xã, huyện), mỗi làng tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh

lịch sử của mình lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng
của địa phương để phát triển. Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm tiêu
dùng cụ thể như rau, quả, đồ gỗ… nhưng cũng có thể là các sản phẩm văn hoá,
dịch vụ du lịch… Điều quan trọng là chúng phải mang nét đặc trưng, kết hợp được
các yếu tố địa lý, văn hoá, truyền thống,… của địa phương đó và phải được thị
trường Nhật Bản và thế giới chấp nhận.
Để thực hiện nội dung này, hàng loạt vấn đề được đề cập và giải quyết một
cách triệt để như xây dựng các nguyên tắc hoạt động của phong trào, tổ chức sản
xuất sản phẩm, tổ chức mạng lưới quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, phân phối lợi
ích,… Song song với đó là việc tái tạo và làm sống lại các giá trị văn hoá, lịch sử,
truyền thống của địa phương. Đưa các giá trị này vào giáo dục trong các trường
học để nâng cao lòng tự hào đối với quê hương của lớp trẻ.
Điều quan trọng được nhấn mạnh là người dân địa phương tham gia một cách
tự nguyện vào Phong trào này với tư cách là chủ nhân của các hoạt động. Chính
quyền địa phương chỉ đóng vai trò trợ giúp cho những nỗ lực, cố gắng của người
dân chứ không phải là hướng dẫn hoặc ra mệnh lệnh cho họ. Đây chính là động lực
làm nên những thành công vang dội của Phong trào này.
1.3. Thành công và tính lan tỏa của phong trào
Phong trào này đã gắn kết được các hoạt động sản xuất nông nghiệp với chế
biến nông sản, tạo ra nhiều công ăn, việc làm, tăng giá trị gia tăng trong các sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của chúng, từ đó làm tăng thu nhập cho người dân
nông thôn. Ở một quận, số lượng sản phẩm được làm và bán ra tăng từ 143 loại sản
phẩm, thu nhập 35,9 tỷ yên khi phong trào mới bắt đầu lên 336 loại sản phẩm và
cho thu nhập 141 tỷ yên vào năm 2001. Nhiều nghề truyền thống tưởng như đã bị
mai một được khôi phục lại, nhiều nghề mới được phát triển. Nhiều hoạt động ở
địa phương đã được tổ chức để tôn vinh “giá trị của làng” và tiêu thụ sản phẩm
như hoạt động “Mỗi làng, Một hội chợ”, “Mỗi cửa hàng, Một báu vật”… Các mặt
hàng nông sản phổ biến của địa phương từ chỗ ít được biết đến ngay trên thị
trường nội địa như nấm khô, rượu cất sochu từ Lúa mạch, Cam, Chanh… đã trở


21


lên phổ biến và có giá bán khá cao. Người phụ nữ Nhật ở vùng này từ chỗ chỉ quen
với công việc nội trợ, sống phụ thuộc vào chồng, đến nay đã rất quen với công việc
chế biến nông sản. Doanh thu từ các loại sản phẩm của Phong trào OVOP tăng dẫn
đến thu nhập bình quân đầu người của người dân tăng. Xã hội chuyển biến từ trạng
thái sản xuất chung (Gross production), trạng thái muốn tăng thu nhập cho mọi
người sang trạng thái thoả mãn chung (Gross satisfaction), trạng thái xã hội mà
mọi người dân đều cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình.
Trải qua hơn 20 năm phát triển, Phong trào OVOP đã đạt được những thành
công vang dội trong quá trình phát triển nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông
thôn và thành thị cả về kinh tế, văn hoá và lối sống. Thành công lớn nhất của
Phong trào là tạo ra niềm tin cho lớp trẻ - những người vốn đã có mặc cảm về sự
yếu kém kinh tế của địa phương, về sự phát triển của kinh tế nông thôn nơi họ đã
sinh ra và lớn lên. Từ đó, chính họ lại là người tìm ra những giải pháp khả thi để
phát triển quê hương, tạo ra tinh thần thi đua trong khu vực nông thôn, làm đổi mới
nền công nghiệp địa phương dựa trên chính nền kinh tế và nguồn nhân lực của địa
phương đó. Làm sâu sắc thêm quá trình phát triển cộng đồng và mô hình “Phát
triển nội sinh ở nông thôn” cũng như các hoạt động sáng tạo ở các địa phương khác
nhau trên toàn nước Nhật.
Do có nhiều tương đồng giữa Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” của tỉnh
Oita với chính sách phát triển nông thôn của các quốc gia, đã có rất nhiều nhà lãnh
đạo cao cấp của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhất là các nước trong khu
vực Đông Nam á quan tâm, tìm hiểu Phong trào này. Hầu hết các nguyên thủ quốc
gia của các nước trong khu vực Đông Nam Á và lãnh đạo của một số nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới đã đến thăm hoặc mời Ngài Morihiko Hiramatsu- cha đẻ của
Phong trào OVOP, đến thăm và làm việc tại nước mình để học tập kinh nghiệm và
áp dụng mô hình của Phong trào OVOP của tỉnh Oita cho nước mình.
Trước tình hình như vậy, từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2006, Chính phủ Nhật

Bản đã triển khai chiến dịch “Mỗi làng, một sản phẩm” như là một trong những
giải pháp trợ giúp cho những nước kém phát triển nhất ở châu Á, châu Phi và
những vùng khác trên thế giới. Đây là một phần trong “Sáng kiến thương mại” mà
Thủ tướng Koizumi đã tuyên bố vào tháng 9/2005 trước Hội nghị Bộ trưởng
thương mại của WTO được tổ chức tại Hồng Kông. Trong Chiến dịch này các
nước kém phát triển nhất sẽ được tạo cơ hội tổ chức triển lãm, giới thiệu các sản
phẩm của mình với người tiêu dùng của thị trường Nhật Bản. Qua đó, họ có thể
học được những kinh nghiệm về phát triển sản phẩm của các địa phương đến các
thị trường quốc tế - một trong những bài học thành công từ Phong trào “Mỗi làng,
một sản phẩm” tại Oita. Cũng trong năm này, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một

22


Chương trình kéo dài 3 năm nhằm trợ giúp kỹ thuật cho các nước nói trên để triển
khai các hoạt động liên quan đến Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”. Tổng kinh
phí trợ giúp lên đến 10 tỷ USD và số người được tham dự vào các khoá đào tạo,
học tập kinh nghiệm của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” có thể lên đến
10.000 người.
Đến nay, đã có hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng OVOP
ở châu Á, Châu Mỹ và châu Phi.
2. Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OTOP) của Thái Lan
2.1. Nội dung của chương trình
- OTOP là Chương trình khuyến khích phát triển kinh tế địa phương do cựu
Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra khởi xướng và tổ chức. Chương trình
OTOP được triển khai dựa trên kinh nghiệm triển khai phong trào OVOP tại Nhật
Bản nhưng có điều chỉnh để phù hợp với tình hình của Thái Lan. Chương trình
khuyến khích cộng đồng địa phương phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương, lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu để
cấp chứng nhận thương hiệu (cấp sao cho sản phẩm thông qua các cuộc thi/đánh

giá), từ đó hỗ trợ xúc tiến thương mại trong nước và xuất khẩu.
- Các sản phẩm OTOP của các địa phương và được phân thành 6 nhóm gồm:
Đồ ăn lương thực, thực phẩm; Đồ uống; May mặc; Đồ gia dụng - trang trí; Lưu
niệm và thủ công mỹ nghệ; Thuốc từ cây cỏ - dược liệu - hương liệu không ăn
được. Để định hướng cộng đồng chọn sản phẩm, tiêu chí đối với các sản phẩm
OTOP đã được xây dựng và áp dụng. Cơ chế thúc đẩy và hỗ trợ phát triển các sản
phẩm OTOP là phát triển sản xuất. Bên cạnh việc thúc đẩy hình thành và phát triển
các tổ chức kinh tế, hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được
thực hiện thường xuyên và tăng dần sau các năm.
- Các cuộc thi, đánh giá, phân hạng sản phẩm được thực hiện liên tục trong
các năm, nhằm tôn vinh các sản phẩm chất lượng, nâng cao uy tín, thương hiệu cho
các sản phẩm. Người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng các sản phẩm được
đánh giá. Các sản phẩm OTOP có thứ hạng cao được hỗ trợ xúc tiến trong hệ thống
xúc tiến của Chương trình như: Hội chợ OTOP cấp tỉnh; Hội chợ OTOP cấp vùng;
Thành phố OTOP; Hội chợ quốc tế OTOP; Trung tâm trưng bày các sản phẩm
OTOP; Trung tâm phân phối các sản phẩm OTOP,...
- Hệ thống tổ chức Chương trình OTOP gồm: Uỷ ban Điều hành OTOP Quốc
gia chịu trách nhiệm theo dõi các tiêu chuẩn sản phẩm, hỗ trợ mỗi cộng đồng hiểu
biết về sản phẩm và quảng bá chúng trên quy mô đầy đủ (bao gồm lưu trữ dữ liệu

23


×