Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhân viên tại công ty cổ phần cảng đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


HUỲNH NGỌC TUẤN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


HUỲNH NGỌC TUẤN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng Ứng Dụng)
Mã số : 83410101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIẾT BẰNG

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tiến hành khảo sát, tham khảo tài
liệu và viết. Các đoạn trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn đều được trích
nguồn và có độ chính xác cao nhất có thể. Luận văn này không nhất thiết phản
ánh quan điểm của Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương
trình giảng dạy Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
TP. Hồ Chí Minh, ngày….tháng….. năm 2020
Người thực hiện

Huỳnh Ngọc Tuấn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT

ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

2.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2

3.

4.

2.1.

Về đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2

2.2.

Về phạm vi nghiên cứu: ................................................................................. 2

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 3
3.1.

Về mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................ 3

3.2.

Về câu hỏi nghiên cứu: .................................................................................. 3

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
4.1.

Về phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3

4.2.


Về nguồn dữ liệu: ........................................................................................... 3

4.3.

Về công cụ xử lý dữ liệu: ................................................................................ 4

5.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 4

6.

Câu trúc luận văn .................................................................................................. 4

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 5
Giới thiệu chương ............................................................................................................ 5
1.1. Lý thuyết nền ............................................................................................................ 5
1.1.1. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (1943) .................................................. 5
1.1.2. Thuyết hai nhân tố của Herzberg ................................................................... 6
1.1.3. Thuyết về sự công bằng của Adams (1963) .................................................... 6
1.1.4. Thuyết mong đợi của Vroom (1964) ............................................................... 6


1.1.5. Lý thuyết ERG (Existence, Relatedness and Growth) .................................. 7
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ...................................................................... 8
1.2.1. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 8
1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................................... 15
1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 21
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 22

1.4.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 22
1.4.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 23
1.4.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính .................................................................... 23
1.4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 24
1.4.2.2.1. Về mô hình nghiên cứu ............................................................................ 24
1.4.2.2.2. Về điều chỉnh các biến quan sát .............................................................. 24
1.4.2.2.2.1. Sự hài lòng .............................................................................................. 24
1.4.2.2.2.2. Lương, Phúc lợi và khen thưởng.......................................................... 25
1.4.2.2.2.3. Đồng Nghiệp ........................................................................................... 25
1.4.2.2.2.4. Cấp trên .................................................................................................. 26
1.4.2.2.2.5. Đào tạo và phát triển ............................................................................. 26
1.4.2.2.2.6. Điều kiện làm việc.................................................................................. 27
1.4.3. Điều tra khảo sát............................................................................................. 27
1.4.3.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ........................................................... 27
1.4.3.2. Thang đo nghiên cứu ................................................................................... 27
1.4.3.3. Kỹ thuật xử lý dữ liệu ................................................................................. 29
1.5. Tóm tắt chương 1 ................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TẠI
CTCP CẢNG ĐỒNG NAI ................................................................................................ 30
2.1. Giới thiệu CTCP Cảng Đồng Nai ......................................................................... 30
2.1.1. Về lịch sử hình thành ..................................................................................... 30
2.1.2. Về sơ đồ tổ chức: ............................................................................................ 32
2.1.3. Về sứ mệnh ...................................................................................................... 32
2.1.4. Về giá trị cốt lõi ............................................................................................... 32
2.1.5. Về chức năng và nhiệm vụ ............................................................................. 33
2.1.6. Về hoạt động kinh doanh ............................................................................... 33


2.1.7. Về tình hình lao động tại doanh nghiệp ....................................................... 35
2.1.8. Về kết quả hoạt động...................................................................................... 38

2.2. Thực trạng sự hài lòng của nhân viên làm việc tại CTCP Cảng Đồng Nai ...... 40
2.2.1. Thực trạng hài lòng của nhân viên làm việc tại CTCP Cảng Đồng Nai ... 40
2.2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến hài lòng của nhân viên ...................... 42
2.2.2.1. Lương, phúc lợi, khen thưởng ..................................................................... 42
2.2.2.2. Cấp trên ......................................................................................................... 45
2.2.2.3. Đào tạo và phát triển .................................................................................... 47
2.2.2.5. Đồng nghiệp.................................................................................................. 51
2.2.2.6. Điều kiện làm việc ........................................................................................ 53
2.3. Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN ĐANG
LÀM VIỆC TẠI CTCP CẢNG ĐỒNG NAI ................................................................... 57
3.1. Giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhân viên đang làm việc tại CTCP Cảng
Đồng Nai......................................................................................................................... 57
3.1.1. Về lương, phúc lợi và khen thưởng ................................................................ 57
3.1.1.1. Lương ............................................................................................................ 57
3.1.1.2. Phúc lợi ......................................................................................................... 57
3.1.1.3. Khen thưởng ................................................................................................. 58
3.1.2. Về đồng nghiệp ................................................................................................ 58
3.1.3. Về cấp trên ....................................................................................................... 59
3.1.4. Về đào tạo và phát triển................................................................................... 60
3.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................. 62
3.3. Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 62
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Số ý kiến không hài lòng trong công việc của nhân viên đang làm việc tại
Cảng Đồng Nai ............................................................................................................ 1

Bảng 2. Thống kê số liệu người lao động không hài lòng trong công việc của nhân
viên đang làm việc tại Cảng Đồng Nai ....................................................................... 2
Bảng 1. 1. Tổng hợp tổng quan nghiên cứu ..............................................................20
Bảng 1. 2. Kết quả điều chỉnh thang đo Sự hài lòng.................................................24
Bảng 1. 3. Kết quả điều chỉnh thang đo Lương, Phúc lợi và khen thưởng ...............25
Bảng 1. 4. Kết quả điều chỉnh thang đo Đồng nghiệp ..............................................25
Bảng 1. 5. Kết quả điều chỉnh thang đo Cấp trên .....................................................26
Bảng 1. 6. Kết quả điều chỉnh thang đo Đào tạo và phát triển .................................26
Bảng 1. 7. Kết quả điều chỉnh thang đo Điều kiện làm việc .....................................27
Bảng 1. 8. Bảng hỏi chính thức .................................................................................27
Bảng 2. 1. Thống kê số liệu người lao động không hài lòng trong công việc ..........41
Bảng 2. 2. Kết quả thống kê mô tả trung bình của thang đo Hài lòng ......................42
Bảng 2. 3. Thực trạng lương và phúc lợi của người lao động làm việc tại CTCP
Cảng Đồng Nai ..........................................................................................................43
Bảng 2. 4. Thực trạng khen thưởng tại CTCP Cảng Đồng Nai ................................44
Bảng 2. 5. Thực trạng khảo sát đánh giá của người lao động về lương, phúc lợi và
khen thưởng ...............................................................................................................45
Bảng 2. 6. Thực trạng quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên trong cảng ....................46
Bảng 2. 7. Thực trạng khảo sát đánh giá của nhân viên về quan hệ với lãnh đạo
trong cảng ..................................................................................................................47
Bảng 2. 8. Thực trạng đào tạo tại CTCP Cảng Đồng Nai .........................................48
Bảng 2. 9. Thực trạng nội dung đào tạo tại CTCP Cảng Đồng Nai ..........................49
Bảng 2. 10. Thực trạng thăng tiến tại CTCP Cảng Đồng Nai ...................................50
Bảng 2. 11. Thực trạng khảo sát đánh giá của nhân viên về đào tạo và thăng tiến ..51


Bảng 2. 12. Thực trạng quan hệ Đồng nghiệp tại Cảng ............................................52
Bảng 2. 13. Thực trạng khảo sát đánh giá của người lao động về quan hệ với đồng
nghiệp trong cảng ......................................................................................................53
Bảng 2. 14. Thực trạng tòa nhà văn phòng tại CTCP Cảng Đồng Nai .....................54

Bảng 2. 15. Thực trạng Điều kiện làm việc tại CTCP Cảng Đồng Nai ....................54
Bảng 2. 16. Thực trạng khảo sát đánh giá của nhân viên về điều kiện làm việc trong
cảng ...........................................................................................................................56
Bảng 3. 1. Cách xây dựng lương đối với nhân viên cảng .........................................57
Bảng 3. 2. Kế hoạch du lịch nghỉ dưỡng ...................................................................58
Bảng 3. 3. Kế hoạch thưởng cuối năm ......................................................................58
Bảng 3. 4. Kế hoạch và thành phần tổ chức các dịp lễ .............................................59
Bảng 3. 5. Kế hoạch đối thoại giữa lãnh đạo phòng/ban, cảng với nhân viên ..........60
Bảng 3. 6. Kế hoạch đào tạo của Cảng .....................................................................60
Bảng 3. 7. Tiêu chuẩn cho các chức danh .................................................................61


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Tháp nhu cầu của Maslow (1943) ..............................................................6
Hình 1. 2. Kết quả nghiên cứu của Đậu Hoàng Hưng (2018) ....................................8
Hình 1. 3. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Nam (2018) .....................................9
Hình 1. 4. Kết quả nghiên cứu của Phan Thanh Hải (2018) .....................................10
Hình 1. 5. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thức (2018) .................................11
Hình 1. 6. Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tú và Trương Văn Nghiệm (2015)
...................................................................................................................................12
Hình 1. 7. Kết quả nghiên cứu của Lê Tuấn Lộc và cộng sự (2015) ........................13
Hình 1. 8. Kết quả nghiên cứu của Trịnh Tú Anh và Lê Thị Phương Linh (2014) ..14
Hình 1. 9. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và Nguyễn Khánh Trang
(2013) ........................................................................................................................14
Hình 1. 10. Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Minh Lý (2011) ...............................15
Hình 2. 1. Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai ............................................................. 31
Hình 2. 2. Hình ảnh của nhân viên CTCP Cảng Đồng Nai ...................................... 38


DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1. 1. Quy trình nghiên cứu của tác giả ....................................................................... 22
Sơ đồ 2. 1. Cơ cấu tổ chức của CTCP Cảng Đồng Nai ....................................................... 32
Biểu đồ 2. 1. Sản lượng hàng tổng hợp tại khu vực cảng Long Bình Tân ........................... 33
Biểu đồ 2. 2. Sản lượng hàng container tại khu vực cảng Long Bình Tân .......................... 34
Biểu đồ 2. 3. Sản lượng hàng tổng hợp tại khu vực cảng Gò Dầu ...................................... 34
Biểu đồ 2. 4. Cơ cấu lao động theo giới tính của CTCP Cảng Đồng Nai ........................... 35
Biểu đồ 2. 5. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của CTCP Cảng Đồng Nai ............................. 36
Biểu đồ 2. 6. Cơ cấu nhân sự theo cấp quản lý .................................................................... 37
Biểu đồ 2. 7. Doanh thu của CTCP Cảng Đồng Nai ........................................................... 39
Biểu đồ 2. 8. Lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Đồng Nai.............................................. 40
Biểu đồ 2. 9. Số ý kiến không hài lòng trong công việc ...................................................... 41


TÓM TẮT
Bài viết thực hiện nghiên cứu phân tích thực trạng hài lòng trong công việc
của nhân viên làm việc tại CTCP Cảng Đồng Nai. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp định tính thông qua thảo
luận nhóm tập trung với các đối tượng khảo sát nhằm xác định các yếu tố tác động
đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại CTCP Cảng Đồng Nai, điều chỉnh
các biến quan sát dùng; phương pháp thống kê mô tả thông qua điều tra khảo sát nhân
viên đang làm việc tại cảng kết hợp với dữ liệu thứ cấp của Cảng để đánh giá thực
trạng hài lòng của nhân viên và các yếu tố tác động đến hài lòng.
Dựa vào kết quả phân tích thực trạng này, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên.
Tuy nhiên, đề tài cũng có một số hạn chế nhất định: đề tài chỉ dừng lại ở
phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng mà chưa đi vào phân tích hồi
quy nhằm xem xét tác động của những yếu tố này đến sự hài lòng của nhân viên; đề
tài chỉ nghiên cứu tại CTCP cảng Đồng Nai mà chưa mở rộng đến tổng công ty
Sonadezi

Từ khóa : Sự hài lòng trong công việc, lương, phúc lợi và khen thưởng, điều
kiện làm việc, cấp trên, đồng nghiệp, đào tạo và phát triển.


ABSTRACT
The purpose of study to analyze job satisfaction of employees working at Dong
Nai Port Joint Stock Company. Therefore, to enhance their satisfaction, The study
give recommendation to improve job satisfaction of employees.
This study has used qualitative and quantitative researches. Qualitative
research carried out through focus group discussions with 10 employees in order to
to explore factors affecting job satisfaction of employees working at Dong Nai Port
Joint Stock Company; to modify the observational variables that have been used to
measure the research concepts.
Descriptive statistics method through surveys of employees working at Dong
Nai Port Joint Stock Company and combination with secondary port data to assess
the status of employee satisfaction and factors affecting satisfaction.
Based on the results of analyzing employee satisfaction of job, the thesis
proposes some solutions to improve job satisfaction of employees.
However, the thesis also has certain limitations: the topic only stops at the
descriptive statistical method to analyze the situation without going into regression
analysis to consider the impact of these factors on employee satisfaction; the study
has only been studied at Dong Nai Port Joint Stock Company.
Keywords : Job satisfaction, salary, benefits and bonuses, working conditions,
superior, colleague, training and development.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài
Hiện nay các doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào doanh thu và những mục

tiêu kế hoạch kinh doanh đặt ra hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Nhân viên chính là
những người tiền tuyến, những người cọ xát với thực tế nhiều nhất, những người đem
lại nguồn thu chính cho doanh nghiệp nhiều nhất nhưng đôi khi lại ít được quan tâm
rằng họ có thật sự cảm thấy hài lòng trong công việc của mình hay không, và khi họ
hài lòng với công việc họ làm có khác biệt gì so với việc họ không hài lòng với công
việc họ làm hay không. Động lực nào để giúp họ tiếp tục công việc và điều gì giúp
những nhân tài ở lại góp sức cho doanh nghiệp hơn là nhảy việc qua những đối thủ
cạnh tranh.
Trong mỗi doanh nghiệp, con người luôn được đánh giá là nguồn tài nguyên
quan trọng nhất. Dù một tổ chức có thể được trang bị những trang thiết bị hiện đại
nhất, đắt tiền nhất nhưng nếu không có sự vận hành của các nhân viên thì dĩ nhiên là
hiệu quả mang lại cũng sẽ ở mức thấp nhất.
Tuy nhiên, theo thống kê của Công ty Cổ phần (CTCP) Cảng Đồng Nai tại các
báo cáo tổng kết thì số người lao động không hài lòng ngày càng gia tăng. Nếu như
năm 2016 chỉ có 30 ý kiến không hài lòng của nhân viên trong tổ chức thì đến hết
năm 2019 con số này đã là 40.
Bảng 1. Số ý kiến không hài lòng trong công việc của nhân viên đang làm việc tại
Cảng Đồng Nai
Nội dung
Số ý kiến không

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018


Năm 2019

30

35

37

40

265

268

268

267

hài lòng
Tổng số nhân viên

(Nguồn: CTCP Cảng Đồng Nai, 2019, 2018, 2017, 2016)


2

Bảng 2. Thống kê số liệu người lao động không hài lòng trong công việc của nhân
viên đang làm việc tại Cảng Đồng Nai
STT Nội dung


Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Cơ hội thăng tiến

17%

17%

35%

2

Khen thưởng

33%

33%

4%

3

Phúc lợi


12%

17%

35%

4

Quan hệ trong tổ chức

17%

21%

23%

5

Khác

21%

13%

4%

Tổng cộng

100%


100%

100%

(Nguồn: Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai, 2019, 2018, 2017, 2016)
Số liệu thống kê tại bảng 2 cho thấy: trong những năm qua, vấn đề được đưa
ra nhiều nhất trong các hội nghị tổng kết liên quan đến phúc lợi, khen thưởng, phát
triển bản thân và quan hệ trong tổ chức (chiếm đến gần 80% số ý kiến). Sự việc không
hài lòng trong công việc có thể dẫn đến việc làm việc không hiệu quả, làm cho hết
việc và ảnh hưởng đến kế hoạch, mục tiêu chung của tổ chức.
Từ vấn đề thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao
sự hài lòng của nhân viên tại CTCP Cảng Đồng Nai” làm luận văn thạc sỹ kinh tế
chuyên ngành Quản trị kinh doanh theo hướng ứng dụng.
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.

Về đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhân viên tại CTCP
Cảng Đồng Nai
Đối tượng khảo sát: toàn thể nhân viên đang làm việc tại CTCP Cảng Đồng Nai
2.2.

Về phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: được thực hiện tại CTCP Cảng Đồng Nai
Phạm vi thời gian:

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2016 đến hết 2019


3

Dữ liệu sơ cấp: Thảo luận nhóm tập trung được thực hiện vào trong tháng 11/2019;
dữ liệu khảo sát được thu thập trong tháng 12/2019.
3.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
3.1.

Về mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chính là nhằm phân tích thực trạng sự hài lòng của nhân viên và các yếu
tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao sự hài lòng của nhân viên. Cụ thể:
Một là, Phân tích thực trạng sự hài lòng của nhân viên CTCP Cảng Đồng Nai;
Hai là, Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của nhân viên đang làm việc
tại CTCP Cảng Đồng Nai.
3.2.

Về câu hỏi nghiên cứu:

Để trả lời các mục tiêu trên thì đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
Thứ nhất là, Thực trạng sự hài lòng của nhân viên đang làm việc tại CTCP Cảng
Đồng Nai hiện nay như thế nào?
Thứ hai là, Những giải pháp nào là cần thiết nhằm nâng cao sự hài lòng của nhân
viên tại CTCP Cảng Đồng Nai?
Phương pháp nghiên cứu


4.

4.1.

Về phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kết hợp thảo luận nhóm tập trung và điều tra khảo sát.
Thảo luận nhóm tập trung: nhằm xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng
của nhân viên; điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên
cứu.
Điều tra khảo sát kết hợp với dữ liệu thứ cấp tại doanh nghiệp để đánh giá thực
trạng về sự hài lòng của nhân viên tại CTCP Cảng Đồng Nai.
4.2.

Về nguồn dữ liệu:

Nguồn dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn dữ liệu từ 2016
đến hết 2019.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các đối
tượng khảo sát trong tháng 11 và 12/2019.


4

4.3.

Về công cụ xử lý dữ liệu:

Dữ liệu sơ cấp được xử lý thông qua phần mền Excel để đánh giá trung bình.

5.

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài mang lại một số ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Một là, đề tài giúp ban giám đốc CTCP Cảng Đồng Nai đánh giá được thực
trạng sự hài lòng của nhân viên đang làm việc tại CTCP cảng Đồng Nai;
Hai là, đề tài gợi ý được giải pháp khả thi nhằm nâng cao sự hài lòng của
nhân viên đang làm việc tại CTCP cảng Đồng Nai;
Ngoài ra, luận văn còn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu
sau này về vấn đề sự hài lòng của nhân viên trong doanh nghiệp
6.

Câu trúc luận văn
Ngoài Phần Mở Đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì

Luận văn bao gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng sự hài lòng của nhân viên đang làm việc tại CTCP Cảng
Đồng Nai
Chương 3: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhân viên đang làm việc tại
CTCP Cảng Đồng Nai


5

CHƯƠNG 1 :
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Bao gồm: lý

thuyết nền trong nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về sự hài
lòng. Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình nghiên cứu cho trường hợp của đề tài. Ngoài ra,
phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện nghiên cứu cho đề tài cũng được
trình bày trong chương này, bao gồm: quy trình nghiên cứu, thảo luận nhóm (thiết kế
nghiên cứu và kết quả) và thiết kế điều tra khảo sát.

1.1. Lý thuyết nền
Các lý thuyết nền về nhu cầu của nhân viên thường được sử dụng làm cơ sở
xây dựng chiến lược nâng cao sự hài lòng của nhân viên. Nghiên cứu này sử dụng lý
thuyết nhu cầu của Maslow (1943), thuyết ERG của Alderfer (1969), lý thuyết hai
nhân tố của Hertzberg và cộng sự (1959), Thuyết X và Thuyết Y của McGregor
(1960), thuyết công bằng của Adams (1963), và lý thuyết kỳ vọng của Vroom (1964)
làm nền tảng cho nghiên cứu.
1.1.1. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (1943)
Maslow (1943) cho rằng nhu cầu của con người được chia làm năm cấp bậc:
Nhu cầu sinh học – Nhu cầu an toàn – Nhu cầu xã hội – Nhu cầu được tôn trọng –
Nhu cầu được thể hiện bản thân. Các nhu cầu của con người được thỏa mãn từ thấp
đến cao, khi nhu cầu thấp đạt được con người có xu hướng tìm cách thỏa mãn nhu
cầu tiếp theo.


6

Hình 1. 1. Tháp nhu cầu của Maslow (1943)
1.1.2. Thuyết hai nhân tố của Herzberg
Thuyết hai nhân tố (Herzberg Two Factor Theory) được đưa ra bởi Herzberg
(1959). Bao gồm: (i) nhân tố không hài lòng: Chính sách của tổ chức; Sự giám sát
trong công việc; Các điều kiện làm việc không đáp ứng; Lương và phúc lợi không
phù hợp; Quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên có vấn đề; và (ii) Nhân tố hài lòng: Sự
thừa nhận; Trách nhiệm; Sự tiến bộ trong nghề nghiệp; Sự tăng trưởng như mong

muốn.
1.1.3. Thuyết về sự công bằng của Adams (1963)
Adams (1963) cho rằng con người luôn muốn được đối xử công bằng, và họ có
xu hướng so sánh những đóng góp, cống hiến của mình với những đãi ngộ và phần
thưởng mà họ nhận được (gọi là công bằng cá nhân). Ngoài ra, họ còn so sánh đóng
góp, cống hiến, đãi ngộ và phần thưởng của mình với những người khác (gọi là công
bằng xã hội).
1.1.4. Thuyết mong đợi của Vroom (1964)
Thuyết kỳ vọng là một lý thuyết rất quan trọng trong lý thuyết quản trị nhân sự,
bổ sung cho lý thuyết về tháp nhu cầu của Maslow (1943) bên cạnh thuyết công bằng
Adams (1963).


7

Thuyết kỳ vọng này do Vroom (1964) cho rằng một cá nhân sẽ hành động theo
một cách nhất định dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó hay sự hấp dẫn
của kết quả đó với cá nhân.
1.1.5. Lý thuyết ERG (Existence, Relatedness and Growth)
Thuyết ERG do học giả Alderfer (1969) đưa ra, là một sự bổ sung, sửa đổi
thành công cho lý thuyết về tháp nhu cầu của Maslow (1943). Lý thuyết này còn được
biết đến với tên gọi Thuyết nhu cầu Tồn tại/Quan hệ/Phát triển. Thuyết ERG nhận ra
ba loại nhu cầu chính của con người: Nhu cầu tồn tại (Existence needs); Nhu cầu giao
tiếp (Relatedness needs); và Nhu cầu phát triển (Growth needs).
1.1.6. Thuyết X và Thuyết Y
McGregor (1960) đã đưa ra hai quan điểm riêng biệt về con người: một là quan
điểm máy móc và thiên hướng tiêu cực về con người và hành vi con người, gọi là
Thuyết X; và hai là quan điểm linh hoạt và có thiên hướng tích cực về con người và
hành vi con người, gọi là Thuyết Y. Theo Thuyết X, bản chất con người không thích
làm việc và luôn trốn tránh khi có thể, vì vậy cần phải thưởng nếu muốn họ làm việc

và trừng phạt khi họ không làm việc. Nói cách khác, con người thích bị kiểm soát và
nếu bị kiểm soát mới làm việc tốt.
Thuyết Y của McGregor (1960) cho rằng bản chất con người thích làm việc
và không trốn tránh khi có thể; thích tự định hướng và làm chủ; muốn và có thể học
cách gánh vác trách nhiệm; không cần phải thưởng nếu muốn họ làm việc và không
đánh giá cao việc trừng phạt khi họ không làm việc; không thích bị kiểm soát, nếu
không bị kiểm soát mới làm việc tốt; sẽ gắn với nhóm nếu họ đạt được sự thỏa mãn
cá nhân. Thuyết Y cũng cho rằng tài năng con người luôn tiềm ẩn, vấn đề quan trọng
là biết khơi dậy.


8

1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
1.2.1. Các nghiên cứu trong nước
Đậu Hoàng Hưng (2018) thực hiện nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc
của nhân viên văn phòng tại các khu công nghiệp Vũng Án, Hà Tĩnh. Kết quả nghiên
cứu được trình bày như hình 1.2. cho thấy: sự hài lòng chịu tác động bởi: tài chính và
môi trường làm việc, quan hệ cấp trên, quan hệ đồng nghiệp.

Hình 1. 2. Kết quả nghiên cứu của Đậu Hoàng Hưng (2018)


9

Nguyễn Hải Nam (2018) thực hiện nghiên cứu về sự hài lòng của người lao
động hành nghề kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Kết quả nghiên cứu được trình bày như hình 1.3. cho thấy: sự hài lòng của người lao
động hành nghề kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
chịu tác động bởi: môi trường và điều kiện làm việc, Tiền lương và chế độ chính sách,

Cơ hội thăng tiến, Mối quan hệ với đồng nghiệp, Triển vọng phát triển của công ty.

Hình 1. 3. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Nam (2018)
(Nguồn: Nguyễn Hải Nam, 2018)


10

Phan Thanh Hải (2018) thực hiện nghiên cứu về hài lòng trong công việc của
nhân viên làm trong các doanh nghiệp kiểm toán tại Tp. Đà Nẵng. Kết quả nghiên
cứu được trình bày như hình 1.4. cho thấy: hài lòng chịu tác động bởi: quan hệ công
việc với đồng nghiệp và lãnh đạo; tính chất công việc; phúc lợi, khen thưởng và sự
công nhận; chính sách lương và quản trị doanh nghiệp; cơ hội thăng tiến và phát triển
nghề nghiệp.

Hình 1. 4. Kết quả nghiên cứu của Phan Thanh Hải (2018)
(Nguồn: Phan Thanh Hải, 2018)


11

Nguyễn Tiến Thức (2018) thực hiện nghiên cứu sự hài lòng trong công việc
của nhân viên quản lý cấp trung tại các khu công nghiệp Đông Nam Bộ. Kết quả
nghiên cứu được trình bày như hình 1.5. cho thấy: sự hài lòng chịu tác động trực tiếp
bởi: niềm tin vào tổ chức, động cơ làm việc, mối quan hệ nơi làm việc.

Hình 1. 5. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thức (2018)
(Nguồn: Nguyễn Tiến Thức, 2018)



12

Huỳnh Thanh Tú và Trương Văn Nghiệm (2015) thực hiện nghiên cứu về sự
hài lòng của nhân viên CTCP điện nước An Giang. Kết quả nghiên cứu được trình
bày như hình 1.6. cho thấy: sự hài lòng của nhân viên CTCP điện nước An Giang
chịu tác động bởi: Bản chất công việc, Lãnh đạo, Thu nhập, Đào tạo và thăng tiến,
Đồng nghiệp, Chính sách công ty, Điều kiện làm việc.

Hình 1. 6. Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tú và Trương Văn Nghiệm (2015)
(Nguồn: Huỳnh Thanh Tú và Trương Văn Nghiệm, 2015)


13

Lê Tuấn Lộc và cộng sự (2015) nghiên cứu về sự hài lòng công việc của nhân
viên tại các công ty truyền thông. Kết quả nghiên cứu được trình bay như hình 1.7.
cho thấy: sự hài lòng công việc của nhân viên tại các công ty truyền thông chịu tác
động bởi: môi trường làm việc, đồng nghiệp, đào tạo và thăng tiến, thu nhập, phúc
lợi, và bản chất công việc.

Hình 1. 7. Kết quả nghiên cứu của Lê Tuấn Lộc và cộng sự (2015)
(Nguồn: Lê Tuấn Lộc và cộng sự, 2015)


×