Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

Phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững ở thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 201 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hỗ trợ
Chỉ số phát triển con người
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ

CHỮ VIẾT TẮT
CNH,HĐH
CNHT
HDI
DNNVV
CPTPP

6
7
8
9
10
11

xuyên Thái Bình Dương
Hiệp định thương mại tự do


Khoa học - công nghệ
Khu công nghiệp
Kinh tế - xã hội
Lực lượng sản xuất
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên

FTA
KH - CN
KCN
KT - XH
LLSX
IUCN

12
13
14
15

nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
Phát triển bền vững
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Ủy ban nhân dân
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

PTBV
GRDP
UBND
FDI



2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực. Các tài liệu trích dẫn
đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh
mục tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Văn Trịnh


3

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài
1.2.
Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công bố và
những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ
TRỢ BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH
NGHIỆM THỰC TIỄN
2.1.
Những vấn đề chung về công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và phát
triển bền vững
2.2.
Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến phát triển
công nghiệp hỗ trợ bền vững ở thành phố Hà Nội
2.3.
Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững ở một số địa
phương nước ngoài, trong nước và bài học cho thành phố Hà Nội
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1.
Thành tựu, hạn chế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững ở
thành phố Hà Nội
3.2.
Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần
giải quyết để phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững ở thành phố
Hà Nội thời gian tới
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THỜI GIAN TỚI
4.1.
Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững ở thành phố Hà
Nội thời gian tới
4.2.
Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững ở thành phố Hà
Nội thời gian tới

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

5
10
10
24
30
30
45
62
75
75
101
118
118
130
162
164
165
176


4

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1
2
3
4
5

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Quy mô của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
trên địa bàn thành phố Hà Nội

79

Bảng 3.2 : Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành
phố Hà Nội

81

Bảng 3.3: Tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành công nghiệp hỗ trợ

trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2019

84

Bảng 3.4: Số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội


90

Bảng 3.5: Trình độ lao động làm việc tại các doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ ở thành phố Hà Nội

92

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Tên bảng

Trang

1

Hình 3.1 : Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong
lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng

77

Hình 3.2 : Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
ngành dệt may

78

Hình 3.3 : Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên
địa bàn thành phố Hà Nội

82


Hình 3.4: Chỉ số tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hỗ
trợ giai đoạn 2012 - 2019 theo giá so sánh năm 2010

86

2
3
4
5

Hình 3.5: Giá trị sản xuất bình quân 1 lao động ngành CNHT

ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2019

87


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trên diễn đàn quốc tế cũng như trong các chính sách, chương trình hành
động của các quốc gia, PTBV đang nổi lên như một trong những mối quan
tâm hàng đầu hiện nay. Ở Việt Nam, PTBV là một trong những nội dung cơ
bản để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, đồng thời cũng là mục tiêu
quan trọng hàng đầu mà nền kinh tế hướng tới. Vì vậy, giải quyết hài hòa giữa
tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường đang trở thành yêu cầu, đồng thời là mục tiêu phát triển của mọi
ngành, mọi lĩnh vực ở nước ta hiện nay, phát triển CNHT ở thành phố Hà Nội

cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, thành phố
Hà Nội sớm nhận thức được sự cần thiết của PTBV đối với ngành công
nghiệp nói chung và CNHT nói riêng trong sự nghiệp CNH,HĐH của Thành
phố. Những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp
phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế; trong đó có phát triển CNHT
bền vững. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp nói chung và
CNHT nói riêng đã có bước tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm, ngành
CNHT thực sự là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa. Bên cạnh đó, phát triển CNHT đã đi liền với việc khai thác có
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gắn với giải
quyết các vấn đề xã hội như việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần của người lao động.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, CNHT ở thành phố Hà Nội hiện nay vẫn
phát triển chưa thực sự bền vững như: Tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành CNHT
chưa thực sự bền vững; chất lượng tăng trưởng, trình độ công nghệ, tỷ lệ hóa
nội địa sản phẩm vẫn còn thấp; sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, đời
sống vật chất và tinh thần của công nhân còn gặp nhiều khó khăn, chưa được


6

cải thiện vững chắc; ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường,
công tác xử lý nước thải, chất thải ở một số doanh nghiệp CNHT còn nhiều
bấp cập. Từ thực trạng phát triển CNHT ở thành phố Hà Nội cho thấy, còn
nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết. Làm thế nào để phát triển CNHT
bền vững ở thành phố Hà Nội là câu hỏi lớn cần phải trả lời?
Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần luận giải những vấn
đề lý luận và thực tiễn, đồng thời đề xuất một số quan điểm và giải pháp phát

triển CNHT bền vững ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới, tác giả lựa chọn
đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững ở thành phố Hà Nội”, làm
luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển CNHT bền vững ở thành
phố Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển CNHT
bền vững ở thành phố Hà Nội thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên
quan đến đề tài.
Luận giải cơ sở lý luận về phát triển CNHT bền vững ở thành phố Hà
Nội dưới góc độ kinh tế chính trị: Xây dựng quan niệm, nội dung và những
nhân tố tác động đến phát triển CNHT bền vững ở thành phố Hà Nội; khảo
cứu kinh nghiệm một số địa phương nước ngoài và trong nước về phát triển
CNHT để rút ra bài học cho thành phố Hà Nội.
Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển CNHT bền vững ở thành
phố Hà Nội trong thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân và khái quát những vấn
đề đặt ra cần giải quyết trong phát triển CNHT bền vững ở thành phố Hà Nội
trong thời gian tới.
Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển CNHT bền vững ở thành
phố Hà Nội thời gian tới.


7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững.
Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển CNHT bền vững theo các
trụ cột của phát triển bền vững. Cụ thể là: Phát triển CNHT bền vững về kinh
tế; xã hội; môi trường.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: Số liệu khảo sát từ 2012 đến 2019; các quan
điểm và giải pháp đến 2025 và tầm nhìn đến 2030
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Nội dung nghiên cứu của luận án được thực hiện dựa trên những quan
điểm, nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
công nghiệp, phát triển CNHT và phát triển bền vững.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn phát triển CNHT bền vững ở thành
phố Hà Nội, kết quả khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực tiễn ở các Quận,
Huyện của Thành phố và kế thừa số liệu thống kê của các Sở, Ban, Ngành ở
thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: Tác giả sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu phát triển CNHT
bền vững. Nghiên cứu trong mối liên hệ phổ biến xem xét sự phát triển CNHT
từ lượng đến chất, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, xác định nguyên nhân
và chỉ ra những mâu thuẫn phát triển CNHT bền vững trong điều kiện hiện
nay ở thành phố Hà Nội. Đặt vấn đề phát triển CNHT bền vững trong tổng thể
kế hoạch trong phát triển KT-XH và nghiên cứu phát triển CNHT bền vững


8

trong sự vận động phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ

nghĩa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây
là phương pháp được sử dụng ở tất cả các chương của luận án.
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học: Với phương pháp này, luận án
không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến CNHT mà chỉ tập trung
nghiên cứu 3 nội dung trọng tâm của phát triển CNHT bền vững về: Kinh tế; xã
hội; môi trường. Đây là nội dung cốt lõi, của phát triển CNHT bền vững ở thành
phố Hà Nội. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong xây dựng và phân
tích quan niệm trung tâm của luận án; xác định các nhân tố tác động đến phát
triển CNHT bền vững; trong đánh giá thực trạng phát triển CNHT bền vững.
Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3
để làm rõ thực trạng phát triển CNHT bền vững ở thành phố Hà Nội.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong cả 4 chương
của luận án, nhưng chủ yếu là chương 3 nhằm đưa ra những nhận xét, đánh
giá sát thực tình hình phát triển CNHT bền vững trong thời gian qua, chỉ rõ
hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.
Phương pháp logic - lịch sử: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
ở chương 3 để đánh giá thực trạng phát triển CNHT bền vững, trên cơ sở các
số liệu thống kê theo trình tự báo cáo qua các năm, đánh giá bởi logic đã được
xây dựng ở khung lý luận.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án được thực hiện thành công sẽ có những đóng góp mới như sau:
Đưa ra quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển
CNHT bền vững ở thành phố Hà Nội dưới góc độ tiếp cận của kinh tế trị học
Mác - Lênin.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra những vấn đề cần phải giải quyết để
phát triển CNHT bền vững trong thời gian tới.
Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển
CNHT bền vững ở thành phố Hà Nội trong những năm tới.



9

6. Ý nghĩa của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển CNHT bền vững ở thành phố Hà Nội nói riêng và phát triển CNHT
bền vững ở nước ta hiện nay nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu,
giảng dạy môn kinh tế chính trị Mác-Lênin ở các trường đại học, cao đẳng trong
và ngoài quân đội; làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, hoạch định
chính sách phát triển CNHT ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước liên quan
đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững
Peter P. Rogers, Kazi F.Jalal and John A.Boyd (2007), “An Introduction
to Sustainable Development” (Giới thiệu về phát triển bền vững) [121]. Cuốn
sách tập trung nghiên cứu những kiến thức cơ bản về PTBV, trong đó đã đi sâu

nghiên cứu các vấn đề như: Môi trường toàn cầu; chỉ số đo lường và chỉ số đánh
giá tính bền vững; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh
hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng. Đặc
biệt ở chương một cuốn sách tập trung phân tích về tiêu chí và chỉ số đánh giá tính
bền vững. Đồng thời, dành hai chương để phân tích hạn chế trong sản xuất và trao
đổi sản phẩm, khắc phục thiên tai để PTBV. Kết quả nghiên cứu này, góp phần
giải quyết những vướng mắc về mặt lý luận khi nghiên cứu về PTBV.
Simon Dresner (2008), “The Principles of Sustainability” (Các nguyên
tắc của phát triển bền vững) [124]. Trong công trình khoa học này, tác giả
đã luận giải các vấn đề có liên quan như: lịch sử ra đời, các quan điểm hiện
nay về PTBV, các trở ngại và triển vọng về PTBV. Tác giả khẳng định sự
cần thiết PTBV hiện nay là để khôi phục môi trường ngày càng bị ô nhiễm
trầm trọng do con người gây ra và quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh
chóng. Nội dung cơ bản của cuốn sách trả lời cho các câu hỏi: Chúng ta có
thể hướng tới phát triển một xã hội bền vững hay không? PTBV có nghĩa gì
với xã hội? Chúng ta phải làm gì để thiết lập một hệ thống PTBV trên cả ba
lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường?
John Blewitt (2008), “Understanding Sustainable Development” (Hiểu
về sự phát triển bền vững) [127]. Cuốn sách đã khái quát khá rõ nét những vấn
đề cơ bản về PTBV, một trong những nội dung được tác giả phân tích đó là mối


11

quan hệ giữa xã hội và môi trường trong phát triển bền vững và điều hành của
Chính phủ, thông qua các công cụ chính sách. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra
những vấn đề có tính dự báo về một xã hội bền vững trong tương lai. Nội dung
cuốn sách đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về PTBV,
quan điểm và mối quan hệ của các trụ cột cấu thành PTBV.
Kris (2010), “Factors Affecting Sustainable Development” (Các yếu tố ảnh

hưởng đến phát triển bền vững) [126]. Trong bài báo này tác giả đã nhấn mạnh để
có một nền kinh tế PTBV thì đòi hỏi phải bảo đảm cân bằng các yếu tố như các
chính sách thị trường, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại và sự điều hành
của Chính phủ. Vì vậy, để PTBV các Quốc gia cần phải chú trọng đến các yếu tố
tạo đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế và tác động tích cực đến vấn đề PTBV.
Theo đó, tác giả nhấn mạnh để PTBV thì vai trò của Chính phủ là vô cùng quan
trọng. Tuy nhiên, việc Chính phủ sử dụng những công cụ trên cần có sự cân nhắc
phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Vì vậy, cần phát huy vai trò của Chính
phủ trong quá trình PTBV là một trong những yếu tố quan trọng đã được rút ra từ
thực tiễn mà trong quá trình nghiên cứu về PTBV cần phải chú trọng.
Malik Abdul, Grohmann, Elisabeth (2012), “Environmental Protection
Strategies for Sustainable Development” (Chiến lược bảo vệ môi trường cho
phát triển bền vững) [123]. Cuốn sách đưa ra những cảnh báo cho hành tinh
chúng ta đang xuống cấp về môi trường ở mức báo động, do quá trình phát
triển thiếu bền vững của con người. Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học
chuyên ngành, phạm vi nghiên cứu rộng bao gồm cả lý luận về PTBV và
nghiên cứu tiềm năng của vi sinh vật có lợi cho quá trình phát triển cây trồng
và giải quyết vấn đề ô nhiễm đất, môi trường, xử lý chất thải bằng công nghệ
sinh học. Cuốn sách cung cấp phương pháp giải quyết những vấn đề trên thực
tế, để thực hiện chiến lược PTBV.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ
Goh Ban Lee, (1998), “Linkage between the Multinational Corporations
and Local Supporting Industries” (Liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và các
ngành CNHT nội địa) [125]. Trong công trình khoa học này, tác giả phân tích khá


12

sâu sắc mối quan hệ chặt chẽ trong hợp tác sản xuất, phân công lao động giữa các
tập đoàn đa quốc gia với các doanh nghiệp CNHT của Malaysia trong việc thúc

đẩy nền kinh tế Malaysia phát triển. Đó chính là sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa
các tập đoàn đa quốc gia với các doanh nghiệp CNHT trong quá trình sản xuất sản
phẩm công nghiệp hoàn chỉnh. Đồng thời, tác giả cũng chỉ rõ tầm quan trọng của
chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực và các chính sách ưu đãi hỗ trợ về
thuế, đất đai và các thủ tục đầu tư của Chính phủ Malaysia đối với các tập đoàn
điện tử gia dụng của Nhật Bản và các doanh nghiệp nội địa trong sản xuất linh,
phụ kiện phục vụ cho ngành điện tử tại Malaysia.
Japan Bank for International Cooperation (2004),“Survey report on
overseas business operations by Japanese manufacturing companies” (Báo cáo
khảo sát các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của các công ty chế tạo Nhật
Bản) [122]. Báo cáo đã phân tích khá sâu sắc thực tiễn quá trình sản xuất của các
chi nhánh thuộc các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản ở Châu Á, cụ thể ở một số
nước như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Các tập đoàn của Nhật Bản đã sử dụng
khá hiệu quả hệ thống các nhà thầu phụ với vai trò là doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp từ Nhật Bản, sản xuất linh phụ kiện hoặc cụm linh kiện và cung cấp dịch
vụ công nghiệp cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm cuối cùng của mình, đó
chính là các doanh nghiệp CNHT. Trong đó, hệ thống thầu phụ này cung cấp các
nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất, lắp ráp tại
các nước Châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia giúp cho các nước này hoàn
chỉnh quá trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
Dennis McNamara (2004), “Integrayting Supporting Industries APEC next Challege” (Các ngành công nghiệp hỗ trợ - Thách thức tiếp theo
của Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương) [114]. Trung tâm nghiên
cứu Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương. Trong công trình này, tác
giả đã luận giải và chỉ rõ làm thế nào để các nước thành viên Diễn đàn hợp tác
Châu Á - Thái Bình Dương cùng nhau thúc đẩy mạng lưới DNNVV hiệu quả
hơn nhằm hỗ trợ các công ty sản xuất cung cấp các nguyên liệu, linh kiện, phụ
tùng có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù đã có nhiều chính sách được đưa ra


13


nhưng vấn đề cung cấp sản phẩm CNHT được đề cập đến như là mô hình kịp
thời để giải quyết mối quan hệ về lợi ích và khắc phục những hạn chế và
bất cập của APEC trong quá trình chuyển đổi hoặc tăng trưởng nhanh
chóng. Bởi các nhà sản xuất thành phần chính sẽ tham gia vào đối thoại
và đại diện phần nào cho mạng lưới nhà cung cấp vừa và nhỏ mà họ phối
hợp. Do đó, cần xây dựng mạng lưới được phân biệt rõ ràng giữa nhà
cung cấp lớn hơn và nhỏ hơn, sau đó tìm cách để kết hợp lại các ý kiến về
các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chính.
Junichi Mor (2005), “Development of Supporting Industries for Vietnam’s
Industrialization” (Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp hóa
của Việt Nam) [119]. Tác giả cho rằng có hai cách tiếp cận khái niệm công
nghiệp hỗ trợ: từ lý thuyết kinh tế và từ thực tiễn sản xuất kinh doanh. Theo lý
thuyết kinh tế, CNHT được định nghĩa là các ngành sản xuất đầu vào
(manufactured inputs). Hàng hóa sản phẩm sau cùng được tạo ra từ quá trình sản
xuất và lắp ráp, gồm các sản phẩm, hàng hóa trung gian và các sản phẩm, hàng
hóa phục vụ quá trình sản xuất. Đồng thời, tác giả đánh giá khái quát thực trạng
ngành CNHT của Việt Nam chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất một
số giải pháp có tính chất định hướng nhằm phát triển CNHT phục vụ cho quá
trình CNH,HĐH ở Việt nam.
Goodwill Consultant JSC và diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) (2011),
“Survey on comparision of backgrounds, polycy measuares and outcomes for
development of supporting industries in ASEAN (Malaysia and Thailand With
VietNam)” (Điều tra trên cơ sở so sánh các biện pháp chính sách và những kết quả
đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN (Malaysia và Thái Lan với Việt
Nam) [116]. Nội dung cuốn sách, trình bày khá toàn diện về kinh nghiệm của hai
nước trong số các nước ASEAN đã có nhiều chương trình nghiên cứu về CNHT
từ những năm 1980. Thông qua việc phân tích các vấn đề về bối cảnh; định nghĩa
và phạm vi của CNHT; tổ chức chính sách và các vấn đề liên quan đến CNHT;
các biện pháp chính sách; các nhân tố ảnh hưởng chính sách và kết quả đạt được

trong phát triển CNHT. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra những so sánh với Việt


14

Nam trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển CNHT ở Việt Nam về những
thành tựu và bất cập về khung chính sách, từ đó, đưa ra 7 phát hiện chính từ kết
quả so sánh đó. Từ những phân tích đó, tác giả chỉ ra những nét tương đồng và sự
khác biệt về chính sách của hai quốc gia này so với Việt Nam, song dù bằng cách
nào, mỗi quốc gia đều thiết lập cho mình một phương thức hoạch định chính sách
công nghiệp tiên tiến, hiện đại và Việt Nam có thể học hỏi một cách có chọn lọc từ
những kinh nghiệm phát triển CNHT vô cùng sâu sắc từ hai quốc gia này.
Thomas Brandt (2012), “Industries in Malaysia Engineering Supporting
Industry” (Những công nghệ trong công nghiệp hỗ trợ cơ khí ở Malaysia) [117].
Bài viết đã phân tích thực trạng ngành CNHT cơ khí tại Malaysia, được đánh giá
dựa trên các tiêu chí về khuôn mẫu và khuôn chết của gia công, công nghệ chế tạo
máy, công nghiệp cán kim loại, công nghiệp đúc, công nghiệp xử lý nhiệt. Từ đó
tác giả khẳng định, sự phát triển nhanh chóng của máy móc trong vòng 3 thập kỷ
qua, song song với sự phát triển tổng thể của ngành công nghiệp sản xuất quốc
gia. Malaysia đã được các nước trên thế giới công nhận về khả năng và chất lượng
sản xuất trong nhiều lĩnh vực của ngành cơ khí. Trên cơ sở đó tác giả, đưa ra kết
luận về sự đóng góp to lớn của ngành CNHT cơ khí cho quá trình phát triển ngành
công nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Do đó, để phát triển
CNHT cơ khí đòi hỏi phải duy trì được lợi thế cạnh tranh thông qua kỹ năng học
tập chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn bằng cách nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm chi phí, phục vụ nhu cầu của khách hàng và
nhà cung cấp nhanh chóng, thiết lập trung tâm dịch vụ giá trị cao có khả năng phát
triển với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
Kim hill (2015), “The contribution of automotive support industry to the US
industry”, (Sự đóng góp của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô cho ngành công nghiệp

Mỹ) [118]. Đây là cuốn sách nghiên cứu về những đóng góp của ngành CNHT ô tô
đối với nền kinh tế Mỹ. Theo tác giả, ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô là một ngành
công nghiệp rất quan trọng ở Mỹ, nó đóng góp khoảng 3% đến 3,5% vào GDP
hàng năm của nền kinh tế Mỹ và trực tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 1,7 triệu lao
động tham gia thiết kế, kỹ thuật, sản xuất và cung ứng các bộ phận linh phụ kiện để


15

phục vụ lắp ráp, bán hàng và dịch vụ. Ngoài ra, ngành CNHT ô tô là một ngành tiêu
dùng rất lớn hàng hóa và dịch vụ từ nhiều lĩnh vực khác bao gồm cả nguyên liệu,
máy móc thiết bị, máy tính chất bán dẫn, tài chính, quảng cáo…Do tiêu thụ các sản
phẩm từ nhiều ngành sản xuất khác, nên ngành CNHT ô tô và ngành công nghiệp ô
tô là một động lực quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế ở Mỹ.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững
Hà Huy Thành, Nguyễn Ngọc Khánh (2009), “Phát triển bền vững: từ
quan niệm đến hành động” [68]. Nội dung cuốn sách được kết cấu thành ba
chương, trong đó tập trung vào giải quyết 3 vấn đề: Khái quát các quan niệm trên
thế giới về PTBV; luận giải khung khổ cơ bản của PTBV trên các nội dung cơ bản
như: Nội dung cơ bản và quá trình hình thành, phát triển của khái niệm, khung
khổ, chương trình hành động, các chỉ tiêu PTBV của Liên hợp quốc và các quốc
gia, khu vực trên thế giới; hành động vì sự PTBV. Trên cơ sở nội dung và các chỉ
tiêu PTBV tác giả đã chỉ ra phương thức, cũng như hành động thực hiện phương
thức PTBV ở các nước trên thế giới và khu vực, trên cơ sở đó, rút ra những bài
học kinh nghiệm về PTBV phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Nguyễn Minh Thu (2013), “Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển
bền vững ở Việt Nam” [72]. Trong luận án, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý
luận cơ bản về PTBV. Đồng thời, nghiên cứu toàn diện các bước như: Tính các
chỉ số riêng biệt dựa trên hệ thống chỉ tiêu thống kê PTBV; tính bốn chỉ số

thành phần tương ứng với bốn nhóm chỉ tiêu thống kê PTBV; tính chỉ số
tổng hợp PTBV trên cơ sở tính bình quân. Trong từng bước, luận án phân
chia thành các trường hợp cụ thể để lựa chọn công thức tính và các yếu tố
tương ứng phù hợp. Tác giả luận án đã xây dựng và tính toán khá thành công
các bước thử nghiệm về chỉ số PTBV ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 trên
cơ sở các công thức đã đề xuất. Theo đó, thành công lớn nhất của luận án là
đã nghiên cứu chi tiết về việc tính chỉ số tổng hợp PTBV, việc tính toán này
tạo điều kiện hết sức quan trọng để đánh giá thực trạng bền vững trong quá
trình phát triển của Việt Nam hiện nay.


16

Phan Mạnh Cường (2015), “Phát triển bền vững các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”[17]. Tác giả luận án đã trình bày khá chi tiết
những vấn đề lý luận chung như: Quan niệm về PTBV và phát triển bền vững
các khu công nghiệp. Theo tác giả, phát triển bền vững các khu công nghiệp
được xem xét trên hai góc độ: Bảo đảm duy trì bền vững và hiệu quả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của bản thân các khu công nghiệp; tác
động lan tỏa tích cực của khu công nghiệp đến các hoạt động KT-XH của
ngành, địa phương khu vực có khu công nghiệp. Ngoài ra, các tác giả cũng xây
dựng các tiêu chí đánh giá PTBV. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng và đề xuất
các nhóm giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên dựa trên ba trụ cột về kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ
Nguyễn Thị Kim Thu (2012), “Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [73]. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn
diện về CNHT trên cả ba lĩnh vực lý luận, thực trạng và giải pháp. Vì vậy, cách
thức tiếp cận, lựa chọn nội dung và phương pháp đánh giá thực trạng CNHT ở
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa khoa học thiết

thực để nghiên cứu sinh có thể tham khảo trên các nội dung cụ thể sau: làm rõ
bản chất, vai trò và các tiêu chí dánh giá sự phát triển CNHT, các nhân tố ảnh
hưởng đến CNHT trong hội nhập kinh tế quốc tế; thành tựu phát triển CNHT
Việt Nam từ năm 2007 đến 2012 trên ba nội dung cơ bản như: Số lượng và quy
mô của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; trình độ công nghệ và năng lực sản
xuất của các doanh nghiệp CNHT; tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của ba ngành chủ
lực (CNHT ô tô, CNHT dệt may, CNHT cơ khí chế tạo).
Hà Thị Hương Lan (2014), “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công
nghiệp ở Việt Nam” [39]. Trong luận án, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận
về CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam như: quan niệm về CNHT;
đặc điểm của CNHT; những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến CNHT; các tiêu chí
đánh giá sự phát triển CNHT ngành công nghiệp. Đồng thời, tác giả luận án đã


17

đánh giá khá sâu sắc thực trạng phát triển CNHT một số ngành công nghiệp Việt
Nam (với ba ngành chính xe máy, dệt may và điện tử), chỉ ra những hạn chế và
nguyên của nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải
pháp đẩy mạnh phát triển CNHT như: xây dựng quy hoạch phát triển cho ngành
CNHT; hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách phát triển CNHT; gắn kết
chặt chẽ giữa phát triển CNHT với hoạt động của các doanh nghiệp trong một số
ngành công nghiệp; đa dạng hóa CNHT hướng vào sản phẩm có giá trị gia tăng
cao và bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển cụm liên kết ngành gia tăng năng
xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm CNHT.
Nguyễn Đình Bình, Nguyễn Hữu Xuyên (2015), “Đổi mới công nghệ
trong ngành công nghiệp hỗ trợ” [6]. Nội dung cuốn sách này chủ yếu tập trung
nghiên cứu đánh giá khá tỷ mỉ về vấn đề đổi mới công nghệ trong ngành CNHT ở
Việt Nam. Sau khi trình bày một số vấn đề lý luận về vai trò của công nghệ, đổi
mới công nghệ, chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong ngành CNHT ở Việt

Nam và một số quốc gia Châu Á như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Trung
Quốc. Tác giả đã đánh giá thực trạng đổi mới công nghệ trong ngành CNHT cơ
khí, dệt may, điện tử, ngành ô tô xe máy ở Việt Nam, nêu lên những thành tựu đạt
được và những vấn đề còn tồn tại, bất cập cần phải khắc phục trong hoạt động đổi
mới công nghệ trong ngành CNHT. Trên cơ sở đó, tác giả cuốn sách đã đề xuất
một hệ thống các giải pháp tương đối đồng bộ và đầy đủ nhằm đẩy mạnh hoạt
động đổi mới công nghệ trong ngành CNHT trên các vấn đề như: Hoàn thiện cơ
chế, chính sách cho hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành CNHT; bảo đảm đủ
về số lượng và nâng cao về chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học
kỹ thuật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành CNHT nhất là khả
năng tiếp nhận và vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp;
bảo đảm đủ vốn đầu tư và hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành CNHT.
Trương Nam Trung (2017), “Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt
Nam” [90]. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về CNHT và


18

CNHT ngành sản xuất ô tô. Điểm nổi bật của luận án là đã đưa ra quan niệm về
CNHT ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam, xây dựng khung lý thuyết, nội dung tiêu
chí đánh giá và các nhân tố tác động đến phát triển CNHT ngành sản xuất ô tô.
Luận án đã rút ra sáu bài học kinh nghiệm phát triển CNHT ngành sản xuất ô tô ở
Việt Nam. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quá trình phát triển CNHT
ngành sản xuất ô tô ở nước ta giai đoạn 2011 đến 2016, chỉ ra những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế đó như: CNHT ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam
vẫn còn chậm phát triển; trình độ công nghệ còn thấp; hiệu quả KT-XH của
CNHT ngành sản xuất ô tô còn thấp. Đồng thời, chỉ ra nguyên nhân của những
hạn chế nêu trên trong đó nổi bật vẫn là sự bất cập của một số chính sách và sự
thiếu chủ động của bản thân doanh nghiệp CNHT ngành sản xuất ô tô. Trên cơ sở

dự báo phương hướng tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp trọng yếu nhằm phát
triển CNHT ngành sản xuất ô tô như: Nhóm giải pháp chung về phát triển CNHT
ngành sản xuất ô tô Việt Nam; nhóm giải pháp về tăng cường vai trò của Nhà
nước trong phát triển CNHT ngành sản xuất ô tô; nhóm giải pháp đối với doanh
nghiệp CNHT ngành sản xuất ô tô.
Đỗ Thị Thu Thủy (2018), “Ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - nghiên cứu trường hợp tỉnh
Vĩnh Phúc” [83]. Trong công trình khoa học này tác giả đã luận giả khá sâu sắc
những vấn đề cơ bản về CNHT, trong đó đã tập trung giải quyết ba nội dung
chính: Khái quát những vấn đề cơ bản về CNHT như, đặc điểm, các tiêu chí
đánh giá sự phát triển CNHT; phân tích những nhân tố ảnh hưởng của CNHT
đến dòng vốn FDI. Tác giả đã đánh giá thực trạng ảnh hưởng của CNHT đến
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo các nội dung đã được đề
cập và tiến hành khảo sát thực nghiệm tại tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, tác
giả đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển CNHT góp phần thu hút đầu tư
trực tiếp FDI vào Việt Nam như: Hoàn thiện cơ chế, chính sách; hỗ trợ về vốn;
hỗ trợ phát triển công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp CNHT Việt Nam trong thời gian tới.


19

1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ
Trương Thị Chí Bình (2010), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành
điện tử gia dụng ở Việt Nam” [7]. Trong luận án, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về cách thức phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng. Làm rõ bản
chất, thành phần và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển CNHT ngành điện tử gia
dụng, từ đó khẳng định quan điểm hợp lý về phát triển CNHT cho Việt Nam là dựa
trên lý thuyết của “Lý thuyết trò chơi” với vai trò tích cực của các Tập đoàn đa quốc
gia và các nhà cung ứng quốc tế. Trên cơ sở phân tích quy trình sản xuất các sản

phẩm điện tử gia dụng, xác định phạm vi của CNHT ngành điện tử gia dụng bao
gồm quá trình sản xuất ba nhóm sản phẩm chính: Linh kiện điện và điện tử, linh
kiện kim loại, linh kiện nhựa và cao su. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển
CNHT trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam trên cả hai phương diện thành tựu
và hạn chế tác giả cho rằng: CNHT ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam chưa thực
sự phát triển và khẳng định, CNHT ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam có thể phát
triển, khi Việt Nam tham gia được vào các chuỗi cung ứng trong mạng lưới sản
xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Trên cơ sở luận cứ này, tác giả luận án đã đề xuất
các giải pháp cơ bản nhằm phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng.
Lê Xuân Sang, Nguyễn Thị Thu Huyền (2011), “Chính sách tài chính hỗ
trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” [60]. Trong cuốn sách, các tác giả
đều thống nhất khẳng định CNHT yếu kém là một trong những nguyên nhân
chính làm hạn chế sự tham gia vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu
của công nghiệp Việt Nam đó là: Do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của CNHT
nên trong thời gian dài khung khổ pháp lý, chính sách hỗ trợ cho CNHT chậm
được ban hành và các nỗ lực phát triển CNHT chậm được hiện thực hóa. Chính
sách phát triển CNHT đã can thiệp quá mức nhưng lại thiếu trọng tâm và chưa xác
định được các ưu tiên cụ thể. Đến nay, các biện pháp chính sách thường tập trung
vào việc can thiệp thông qua bảo hộ, hỗ trợ nhằm bảo vệ một ngành nào đó trước
sức ép cạnh tranh. Việc này đã tạo cơ hội cho các hành vi gian lận về chứng nhận
nguồn gốc xuất xứ hay nhập khẩu hầu hết các bộ phận và linh kiện từ nước ngoài


20

và chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp đơn giản cuối cùng tại Việt Nam để hưởng
những ưu đãi về chính sách.
Trần Đình Thiên (2012), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ đánh giá thực
trạng và hệ quả” [71]. Nội dung cuốn sách đã luận giả cơ sở lý luận và kinh
nghiệm quốc tế về phát triển CNHT; trong đó, tác giả đã trình bày khá cụ thể các

yếu tố quyết định sự phát triển của CNHT như: Khả năng cạnh tranh, dung lượng
thị trường, nguồn nhân lực công nghiệp, môi trường chính sách. Tác giả đánh giá
thực trạng phát triển CNHT Việt Nam cả về thành tựu và hạn chế trên một số
ngành cụ thể như; ngành sản xuất xe máy, ngành chế tạo sản xuất ô tô, ngành điện
tử, ngành dệt may. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thúc
đẩy phát triển CNHT ở Việt Nam trong thời gian tới.
Trần Hoàng Long (2012), “Chính sách thương mại đối với sự phát triển
ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” [46]. Từ góc độ tiếp cận chính sách thương mại
đối với sự phát triển ngành CNHT, tác giả cuốn sách đã chỉ rõ một số chính sách tác
động trực tiếp đến CNHT đó là: Chiến lược xuất khẩu sản phẩm; chiến lược sản xuất
thay thế nhập khẩu; chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu; chính sách thu hút đầu
tư nước ngoài vào CNHT; chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ; chính sách hỗ trợ tài chính. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá thực trạng
chính sách thương mại đối với phát triển CNHT ở Việt Nam giai đoạn 20012011 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thương mại đối
với sự phát triển ngành CNHT Việt Nam cụ thể như sau: Hoàn thiện văn bản
chiến lược Quốc gia nhằm phát triển CNHT; hoàn thiện chính sách thương nhân
nhằm phát triển CNHT; hoàn thiện chính sách thị trường về mặt hàng hóa nhằm
phát triển CNHT; hoàn thiện chính sách và công cụ của chính sách về xuất nhập
khẩu nhằm phát triển CNHT; tăng cường phối hợp hoàn thiện chính sách thương
mại phát triển CNHT giữa các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Các giải
pháp được trình bày trong cuốn sách có liên quan trực tiếp đến các vấn đề về
hoàn thiện chính sách thương mại đối với phát triển CNHT.
Phạm Thu Hương (2013), “Thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ
của Việt Nam” [38]. Đây là công trình nghiên cứu khá tỷ mỉ về vấn đề thu hút


21

FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Trong công trình này, sau khi
trình bày một số vấn đề lý luận về thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển CNHT và

mối quan hệ giữa FDI với CNHT, cũng như những nhân tố tác động đến thu hút
FDI cho phát triển CNHT. Tác giả luận án đã đánh giá thực trạng việc thu hút FDI
cho phát triển CNHT của Việt Nam, nêu lên những thành tựu đạt được và những
vấn đề còn tồn tại, bất cập cần phải khắc phục trong hoạt động thu hút FDI cho
phát triển CNHT. Đồng thời, tác giả luận án đã đề xuất một hệ giải pháp tương đối
đồng bộ và đầy đủ nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI cho phát triển CNHT
của Việt Nam. Những giải pháp mà luận án nêu ra cũng chính là những vấn đề
đang còn nhiều bất cập và vướng mắc trong việc hút FDI cho phát triển CNHT ở
Việt Nam nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng.
Nguyễn Thị Dung Huệ (2013), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [32]. Nội dung cuốn sách trình bày cơ
sở lý luận, thực tiễn về phát triển CNHT ngành dệt may như: khái niệm CNHT
ngành dệt may, mối quan hệ giữa ngành công nghiệp dệt may với CNHT ngành
dệt may, vai trò của ngành CNHT dệt may với sự phát triển của ngành công
nghiệp dệt may. Tác giả đưa ra những tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành dệt
may và đánh giá thực trạng ngành công nghiệp dệt may và CNHT ngành dệt may.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô để thúc đẩy
CNHT ngành dệt may Việt Nam phát triển.
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính (2013), “Giải
pháp tài chính phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ” [102]. Đây là đề tài khoa
học cấp Bộ có sự tham gia nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên các lĩnh
vực về tài chính phục vụ cho phát triển ngành CNHT. Trong đề tài này, các
tác giả đã tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp CNHT; Kinh
nghiệm phát triển ngành CNHT của các nước trên thế giới; Chính sách tài trợ
vốn của các doanh nghiệp CNHT tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả
đã đề xuất các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển CNHT và đề xuất
các nhóm giải pháp ưu đãi tài chính cho phát triển CNHT ở nước ta.


22


Ban kinh tế Trung ương (2014), “Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thực
trạng, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” [5].
Cuốn sách là tổng hợp 23 bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các
nhà quản lý kinh tế từ trung ương đến địa phương và các hiệp hội doanh
nghiệp. Trong cuốn sách này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích,
đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau về vai trò của CNHT đối với phát triển
các ngành công nghiệp chủ lực và định hướng phát triển cho ngành CNHT
Việt Nam. Đồng thời, nêu bật được thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế bất cập trong quá trình phát triển CNHT ở Việt Nam trong
những năm qua, và một số chính sách của nhà nước có liên quan đến CNHT
như: Chính sách tài chính, tín dụng, thuế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
phát triển CNHT. Đồng thời, các tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh phát triển CNHT ở Việt Nam trong thời gian tới.
Lê Thế Giới (2014), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam lý
thuyết, thực tiễn và chính sách” [25]. Nội dung của cuốn sách đã luận giải
khá rõ khái niệm về CNHT, sự hình thành và các mô hình phát triển các
ngành CNHT, xét từ vai trò của nó đối với sự phát triển của các ngành công
nghiệp mũi nhọn nói riêng và các ngành kinh tế nói chung ở cấp độ quốc
gia, vùng kinh tế và địa phương. Đồng thời, khảo sát thực tiễn các mô hình
phát triển CNHT trên thế giới như: Mô hình phát triển CNHT theo hướng
tự phát; phát triển CNHT dựa trên chiến lược kéo; phát triển CNHT dựa
trên chiến lược đẩy; mô hình phát triển tổng hợp. Trên cơ sở đó, tác giả
đánh giá thực trạng chính sách phát triển ngành CNHT trên cả hai góc độ
thành tựu và hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong
chính sách phát triển ngành CNHT.
Vũ Trí Dũng (2015), “Giải pháp phát triển bền vững ngành công
nghiệp hỗ trợ cơ điện tử Hà Nội” [19]. Đây là cuốn sách chuyên khảo
nghiên cứu dưới góc độ kinh tế kỹ thuật. Nội dung cuốn sách trình bày
khá cụ thể một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển CNHT ngành cơ



23

điện tử như, khái niệm, vai trò, đặc điểm và tiềm năng phát triển ngành
CNHT cơ điện tử. Theo đó, tác giả đánh giá thực trạng CNHT ngành cơ
điện tử trên địa bàn Hà Nội, trên cả hai phương diện thành tựu và hạn chế,
đồng thời chỉ ra những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong phát triển
ngành CNHT cơ điện tử ở thành phố Hà Nội. Tác giả trình bày các nhóm
giải pháp nhằm pháp triển CNHT ngành cơ điện tử như: Giải pháp về cơ
chế, chính sách nâng cao sức cạnh tranh CNHT cơ điện tử; tăng cường tập
trung các nguồn lực để phát triển công nghiệp cơ diện tử bền vững trên
nền tảng CNHT; nhằm thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp Hà Nội
một cách bền vững và hiệu quả.
Trương Minh Tuệ (2016), “Chính sách tài chính nhằm phát triển
công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam” [92]. Tuy góc độ tiếp cận của khoa học
Kinh tế Tài chính - Ngân hàng, nhưng tác giả luận án đã đề cập đến nhiều
vấn đề lý luận, như: Xây dựng khái niệm CNHT, tiêu chí đánh giá tác động
của chính sách tài chính công đến phát triển CNHT và các nhân tố ảnh
hưởng việc sử dụng chính sách tài chính công đến phát triển CNHT, khảo
sát kinh nghiệm nước ngoài và rút ra bài học cho Việt Nam về sử dụng
chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển CNHT. Trong đó, khái niệm
về CNHT là vấn đề nổi bật nhất. Trên cơ sở khung lý luận tác giả luận án
đã đánh giá thực trạng chính sách tài chính công nhằm phát triển CNHT ở
Việt Nam trong thời gian qua. Dự báo, đề xuất năm quan điểm, và ba nhóm
giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính công đến phát triển CNHT
ở nước ta trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Bích Liên (2017), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong ngành công nghiệp hỗ trợ” [44]. Luận án đã tập trung làm rõ những
vấn đề cơ bản về CNHT, phát triển DNNVV trong CNHT, xác định đặc

điểm, vai trò của DNNVV trong CNHT với phát triển KT-XH, những khó
khăn bất cập và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DNNVV trong
CNHT. Đồng thời, xác định các yêu cầu và tiêu chí đánh giá sự phát triển
của DNNVV trong ngành CNHT. Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV


24

trong ngành CNHT ở Việt Nam trên cả hai phương diện thành tựu và hạn
chế, chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trên các phương diện như: Cơ chế
chính sách thực thi chính sách phát triển DNNVV trong CNHT; thiếu thông
tin; thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI và DNNVV; năng lực cạnh
tranh của DNNVV trong CNHT. Đồng thời, đề xuất định hướng và các giải
pháp phát triển DNNVV trong ngành CNHT như: Về môi trường pháp lý
và cơ chế chính sách; giải pháp về vốn; giải pháp về công nghệ; về công
nghệ và liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Đỗ Thúy Nga (2018), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn
thành phố Hà Nội”[54]. Trong luận án, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tác
giả luận án đã đề xuất một hệ giải pháp tương đối đồng bộ và đầy đủ nhằm
đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội trên
các vấn đề như: Giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ; tăng
cường thu hút đầu tư vào công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ; tăng cường
hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển thị trường; nâng
cao năng lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; giải pháp về công
nghệ cho phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ.
1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công bố
và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên
quan đến đề tài luận án
Qua nghiên cứu hệ thống tài liệu đã thu thập được nghiên cứu sinh
nhận thấy, với những cách tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu cả
ở trong nước và ngoài nước đã đề cập một cách khá toàn diện đến những
vấn đề cơ bản về CNHT nói chung, phát triển CNHT nói riêng. Đồng thời,
các công trình nghiên cứu đã có nhiều đóng góp thiết thực cho vấn đề phát
triển CNHT. Cụ thể:


25

Thứ nhất, về cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn công nghiệp hỗ trợ
và phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững
Các công trình nghiên cứu khoa học đã phân tích, luận giải một cách
khoa học những vấn đề lý luận chung về CNHT, phát triển CNHT và phát
triển bền vững trên thế giới và Việt Nam, có giá trị về mặt lý luận và thực
tiễn cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Trong đó, có những nội dung chuyên
sâu, liên quan trực tiếp đến luận án như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của
CNHT đối với sự phát triển KT-XH; các tiêu chí đánh giá PTBV; sự cần
thiết và những nhân tố tác động đến sự phát triển CNHT. Một số công trình
đã trình bầy kinh nghiệm phát triển CNHT như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái
Lan và Indonesia từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Đây sẽ là những tư liệu
quan trọng giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở khoa học xây dựng quan
niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cho phát
triển CNHT bền vững ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Thứ hai, về thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ
Các công trình khoa học nêu trên đã có sự đánh giá khái quát về CNHT
và phát triển CNHT bền vững ở một số quốc gia trên thế giới và ở trong nước.
Đặc biệt, một số cuốn sách, đề tài luận án và các cuộc hội thảo khoa học do

Ban Kinh tế Trung ương và các trường Đại học tổ chức trong thời gian qua, đã
làm rõ những thực trạng, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong phát triển
CNHT ở nước ta. Điều đó, giúp nghiên cứu sinh có thêm tư liệu quý để xem
xét, đánh giá một cách khách quan và toàn diện về mức độ phát triển CNHT
bền vững ở nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
Thứ ba, về giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ
Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình khoa học nêu trên
đã đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những rào cản đối với phát triển
CNHT ở nước ta như: Xây dựng quy hoạch phát triển cho ngành CNHT; hoàn
thiện hệ thống pháp luật và chính sách phát triển CNHT; gắn kết chặt chẽ giữa
phát triển CNHT với hoạt động của các doanh nghiệp trong một số ngành
công nghiệp; tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình


×