BỘ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Tư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ta
RQOYỄR VftR Đ3ỆP
CAC BEEN P H A P N G A N C H Ặ N T R O N G
mầ
m
TỐ TỤ N G H ỈN H s ự V IỆ T NAM
Chuyên ngành : LUẬT HÌNH s ự VÀ T ố TỤNG HÌNH s ự
Mã
SỐ :
5.05. M
lUfiN ÓN THAC Sĩ KHOfl HOC LUfiT HOC
■
fl
*
I
a
P6S.PTS. Luật học Kiểu Dỉnh ĨYiụ
ỈIÀ NỘI - 1996
Các biện pháp ngăn chặn trong tô tụng hình sự Việt Nam
-
Nguyễn Văn Điệp
PHẦN MỞ ĐẦU
Công
CUỘC
dổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản
Việt Nam đề xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu rất
quan trọng. Trong quá tìn h tiến hành công cuộc đổi mới nhằm
xây dựng một xã hội giàu đẹp, công bằng, văn minh, Đảng ta đã
khẳng định các quan hệ xã hội cơ bản phải được điều chỉnh bằng
pháp luật
Cùng với quá trình đổi mới về kinh tế, chính tr , xã hội, thấu
suốt tư tưởng “lấy dân làm gốc” Nhà nước ta đã từng bước mở
rộng dàn chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội, đổi mới tư duy pháp iý
để xây dựng Nhà nước ta theo định hướng Nhà nước pháp qu} ền.
Trong những năm gần đây hàng loạt văn bản pháp luật mỏi đã
được ban hành nhằm đáp ứng sự nghiệp đối mới của đất nước. Đặc
biệt từ sau khi Bộ luỊt tố tụng hình sự được ban hành đã trở thành
«
«
»
•
w?
ft
•
vũ ‘k hí sắc bén và có hiệu quả trong cống cuộc đấu tranh chống và
phòng ngừa tội phạm. Các biện pháp ngăn chạn tneo tố tụng hình
sự chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tố tụn£ hình sự, việc áp
dụng đúng đắn các biện pháp ngăn chặn có tác động rất lớn đến
việc giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ của tố tụng hình sự là phát
hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời công minh mọi hành vi phạm
tội, không để lọt tội phạm, khống làm oan người võ tội, ngăn chăn
Trang i
Các biện pháp ngan chặn trong tô tụng hình sự Việt Nam - Nguyễn Vàn Điệp
không cho kẻ phạm tội Liếp tục phạm tội, đồng thời bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của công dán.
Là một trong những chế định quan trọng của luật tố tụng
hình sự, các biện pháp ngăn chặn đã được quy định và áp dụng
trong hoạt động tố tụng hình sự nước ta từ những ngày đầu Nhà
nước ta được thành lập. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà năm 1946 và các Hiến pháp tiếp theo đã đặt
những nền tảng cơ bản cho việc quy định và áp dụng các biộn pháp
ngăn chặn.
Cùng với việc pháp điển hoá pháp luật tố tụng hình sự, lần
đầu tiên các biện pháp ngăn chặn đã được hệ thống hoá trong một
vàn bản pháp luật khá hoàn thiện là Bộ luật tố tụng hình sự của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Quốc hội Khoá
v m thông qua ngày 28.6.1988 và có hiệu lực từ ngày 1.1.1989.
Chương V và các Điều 172, 202, 215a Bộ luật tố tụng hình
sự quy định các biện pháp ngăn chặn một cách tương đối hoàn
chỉnh. Ngoài các biện pháp quan trọng như bắt ngirời, tạm giữ, tạm
giam,các biện pháp ngăn chặp khác như cấm đi khỏi nơi cư trú,
bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm cũng được quy
định. Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định về thẩm quyền, đối
tượng và thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Những quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự là một đảm bảo quan trọng cho
việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong thực tế đạt được kết
quả cao, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh chống và
Trang 2
Các biện pháp ngàn chặn trong tố tụng hình sự V ỉệt Nam
-
Nguyễn Vãn Điệp
phòng ngừa ụ 'i phạm, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội, vừa bảo
dảm các quyền cơ bản của công dân.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự trong
những năm vừa qua đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong các
quy định về các biện pháp ngăn chặn. Các quy định còn chồng
chéo, một số quy định khố thực hiện trên thực tế, thẩm quyền áp
dụng chưa thống nhất, các quy định về thời hạn áp dụng các biện
pháp ngăn chặn chưa phù hợp với thực tế. Mặc dù bản thân Bộ luật
tố tụng hình sợ đã được sửa đổi bổ sung hai lần và một số văn bản
hướng dẫn của các cơ quan cố thẩm quyền đưa ra nhằm giải quyết
những tồn ta1 vướng mắc trong các quy định về các biện pháp ngăn
chặn nhưng vẫn còn những tồn tại, những vướng mắc cần tiếp tục
nghiên cứu.
Thực liễn đấu tranh chống tội phạm ở nước ta trong những
nãm gần đây cho thay rằng các biện pháp ngăn chặn được áp dụng
phổ biến ở hầu hếl các vụ án hình sự. Nhìn chung, việc áp dụng
chúng đã góp phần ngán chặn kịp thời hoạt đ< ing phạm tội và các
hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở điều tra khám phá tội phạm.
Song thực tế vẫn còn xảy ra những trường hợp áp dụng các biện
pháp ngăn chặn một cách tuỳ tiện như áp dụng không đúng thẩm
quyền, vượt quá thời hạn luật quy định, vẫn còn xảy ra trình trạng
bắt, tạm eiữ, tạm giam trái pháp luật.
■Về mặt lý luận, trong thời gian qua đã có một số công trình
nghiên cứu tương đối chuyên sâu về các biện pháp ngăn chặn trong
tố tụns hình sự, thể hiện các giáo trình giảng dạy của các trường
Trang 3
Các biện pháp ngăn chặn trong tô' tụng hình sự Việt Nam
-
Nguyễn Vãn Diệp
đại học và cao đẳng như Giáo trình luật tố tụng hình sự của đại
học Luật Hà nội, đại học An ninh, đại học cảnh sát, Cao đẳng
Kiểm sát, khoa Luật đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc
7
»
•
A
A
«
«
Đại học Quốc gia Hà nội và một số sách chuyên khảo hoặc các bài
báo khoa học như “Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm
giam... đúng pháp luật” của Phạm Thanh Bình - Nguyễn Vạn
Nguyên...
Mặc dù vậy, trong khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam
hiện nay, việc tìm hiểu, phân tích để nắm vững nội dung của
những quy định về các biện pháp ngăn chặn vẫn là hoạt động khoa
học cán thiết giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng và những
người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn áp dụng đúng
pháp luật trong quá trình thực hiện những nhú-m vụ, quyền hạn mà
pháp luật quy định, tránh vi phạm hoặc làm ảnh hưởng đến các
quyền cơ bản của công dân và nâng cao hơn nữa hiệu quiT của cuộc
đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Thiết nghĩ rằng trong giai đoạn ỈLện nay, khi chúng ta dang
tiến hành sửa đổi Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự thì
Tiệc nghiên cứu một cách toàn diện chế định về các biện pháp
ngãn chặn cả về mặt lý luận và thực tiễn lại là điều rất quan trọng
góp phần cung cấp cơ sở lỷ luận và thực tiễn cho hoàn thiện pháp
luật. Đó cũng là lý do mà tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Các
biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu đề tài: "Các biện pháp ngăn chặn trong
Lố tụng hình sự Việt Nam" nhằm phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý
Trang 4
Các biện pháp ngăn chặn Wong tô'tụng hình sự Việt Nam
-
Nguyễn Văn Điệp
luận và thực tiễn về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự,
từ đố đưa ra những nhận xét và kiến nghị hoàn thiện chế định các
biện pháp ngăn chặn trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta.
Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích nêu trên, luận
•
•
•
•
•
•
'
m
án tập trung giải quyết những nhiêm vụ sau đây:
- Trình bày quá trình phát triển của chế định các biện pháp
ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam dưới chính quyền
nhân dân.
- Phân tích làm rõ những đặc điểm pháp lý của các biện pháp
ngăn chạn ưiể ỉiiện ở mục đích, căn cứ, thẩm quyền và đối
tượng bị áp dụng các biện pháp này.
- Phân tích làm rõ nội dung pháp lý từng biện pháp ngăn chặn
được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Đánh
giá thực trạng của việc áp d mg các bi fh pháp ngãn chặn tronc
thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, từ đó chỉ ra những ưu điém
và nhược điểm của việc quy d ìh các biện pháp ngăn chặn
trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, đề xuất giải pháp góp
phần hoàn thiện quy định của luật tố tụng hình sự,nâng cao
hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu làm sáng
tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định và áp dụng các biện
pháp ngăn chặn, những vướng mắc giữa các quy định trong điều
luật và thực tế áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng
hình sự hiện hành và đề xuất hướng giải quvêt.
Trang 5
Các biện pháp ngăn chặn trong t ố tụng hnh sự Việt Nam - Nguyễn Văn Điệp
Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở nền tảng là phương
pháp luận duy vật biện chứng, để giải quyết các nhiệm vụ khoa
học đặt ra từ đế tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể là: phương pháp lịch sử, pỉương pháp phân tích quy phạm
và khảo sát thực tế.
Cơ cấu của luận án bao gồm phần ĩr.cr đáu, hai chương và kết
luận.
- Phần mở đầu trình bày IĨÌVC đích, nhiệm vụ nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và phương pháj nghiên cứu.
- Chương I trình bày sơ lược dch sử phát triển của quy định
các biộn pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam, những
nhận thức chung vế các biện pháp ngãn chặn, căn cứ, mục đích,
chủ thể áp dụng, đối tượng bị áp dụr.g các biện pháp ngăn chặn.
- Chương n dành cho việc piân tích nội dung pháp lý các
biện pháp ngăn chặn trong quy định hiện hành của Bộ luật tố tụng
hình sự Việt Nam, những nh4n xét về các biện pháp ngăn chặn, từ
dó nêu các kiến nghị nhằm hoàn thiẽn quy đị \h của luật TTHS và
nâng cao hiệu qủa của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong
thực tiễn.
- Phần kết luận trình bày những nhận xét chung về các biện
pháp ngăn chặn và ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện Bộ luật tố
Trang 6
Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự V iệt Nam - Nguyễn Văn Điệp
tụng hình sự nói chung và chế định về các biện pháp ngan chặn nói
riêng.
Quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Cao đẳng Kiểm sát
Hà Nội, các Phòng điều tra của công an thành phố Hà Nội, Hải
Phòng, Sông Bé, Tiền Giang, Bộ Tư pháp,Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao, sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình, khách quan, khoa học
của giáo viên hướng dẫn, của một số cơ quan đơn vị và các đồng
sự. Hy vọng rằng, những kết quả đạt được trong quá trình nghiên
cứu sẽ đáp ứng phần nào sự quan tâm giúj’ đỡ của các đồng chí.
Song do những hạn chế về thời gian, điếu kiện và khả năng của
bản thân luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả
chân thành mong muốn nhJn được sự góp ý của các nhà khoa học,
của các cơ quan, đơn vị và các đổng sự để luận ẩn có giá trị và
chất lượng cao hơn về mặt lý luận cũng như thực tiễn, góp phần
vào công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tộ phạm trong tình
hình hiện nay.
T rang 7
Các biện pháp ngăn chặn trong tô'tụng hình sự V iệt Nam - Nguyễn Văn Đ iệp
Chương I
NHẬN
• THỨC CHUNG VỂ CÁC BIỆN
• PHÁP NGĂN CHẶN
•
TRONG TỔ TỤNG HÌNH s ự
•
■
I. VÀI NÉT v i QUY Đ|NH CÁ C BIỆN PHÁP NGẴN CHẶN
•
TRONG TÒ TỤNG HÌNH sụ VIỆT NAM
■
»
•
•
•
Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, các cơ quan tiến
hành tố tụng và những người có thẩm quyền áp dạng nhiều biện
pháp cưỡng chế tố tụng nhàm dạt được những mục đích nỉiấi định.
Căn cứ vào mục đích của chúng, có thổ phân loại các biện pháp tố
tụng thành các nhỏm: a. Nhốm các biện pháp nhằm mục đích phát
hiện, thu thập chứng cứ; b. Nhóm các biện pháp nhằm kiểm tra,
giám sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố; c.
Nhốm các biện pháp nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn bị can,
bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn cho việc điểu tra, truy
tố, xét xử và bảo đảm thi hành bản án hoặc quyết định của toà án
đã có hiệu lực pháp luật. Trong các biện pháp kể trên, nhóm các
biện pháp có mục đích ngăn chận tội phạm, ngăn chặn việc bị can,
bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khãn cho việc điều tra,truy
tố, xét xử hoặc khi cần để đảm bảo thi hành án được gọi là các
Trang s
Các biện pháp ngăn chặn trong tô'tụng hình sự V iệt Nam - Nguyễn Văn Điệp
biện pháp ngăn chặn. Trong hê thống những biện pháp cưỡng chế
tố tụng, các biện pháp ngăn chặn giữ vị trí rất quan trọng, ngăn
chặn những hành vi gây thiệt hại đến lọi ích Nhà nước, lợi ích của
cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời bảo
đảm cho hoạt động tố tụng hình sự đạt được hiệu quả cao nhất
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyến
thuộc vế nhân dân, nhằm bảo vê các quyến tự do dân chủ của công
dán, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, ngăn chặn những
hoạt động phá hoại của các thế lực phản động và các loại tội phạm
khác, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành nhiều
vãn bản pháp luật trong đó có các quy định về bắt người, tạm giữ,
tạm giam và sử dụng những biện pháp đó như những phương tiện
sắc bén để đấu tranh chống các thế lực phản động và các loại tội
phạm khác. Tuy nhiên trong giai đoạn này chưa có những văn bản
pháp luật gianh riêng cho việc quy định các biộn pháp ngăn chặn
mà chúng được quy định cùng với những vấn đề tổ chức bộ máy
các cơ quan Tư pháp, Toà án, Công an như sắc lệnh số 13/SL ngày
24. 1. 1946 về TỔ chức Toà án và ngạch Thẩm phán; sắc lộnh
131/SL ngày 20. 7. 1946 về Tổ chức bộ máy Tư pháp và công an;
Sắc lệnh số 85/SL ngày 7. 11. 1950 về cải cách bộ máy Tư
pháp.v.v...
Sau neày hoà bình được lập lại trên Miền Bắc (1954), Nhà
nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật như Luật số 103SL/L 005 ngày 20. 5. 1957; sắc luật số 002- SLt ngày 18. 6. 1957;
Nghị định số 301- TTg ngày 10. 7. 1957, và gần một năm sau
Trang 9
Các biện pháp ngăn chặn trong tô'tụng hình sự Việt Nam - Nguyễn Văn Điệp
ngày Miến Nam hoàn toàn giải phóng, Chính phủ Cách mạng Lâm
thời Cộng hoà Miến Nam Việt Nam ban hành sắc luật số 02- SL
ngày 15. 3. 1976, quy định vế một số biện pháp ngăn chặn như bắt
người trong trường hợp bình thường, bắt người phạm pháp trong
trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm pháp quả tang, tạm giữ, tạm
giam.
Trong số các vãn bản pháp luật kể trên, đáng chú ý nhất là
Luật số 103 - SL/ L005 ngày 20.5.1957 của Chủ tịch nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà quy định về quyền tự do thân thể và quyền
bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ. vật, thư tín của nhân dân.
Trên cơ sở nguyên tắc bảo vệ các quyén và lợi ích hợp pháp của
công dân, luật này đòi hỏi việc bắt, giam, việc khám xét phải tuân
thủ đúng theo quy định của pháp lu ật Luật 103 - SL/L005 quy
định các trường hợp bắt người phạm pháp, bắt ngưfr phạm pháp
quả tang, tạm giữ, tạm giam, thẩm quyền được áp dụng, đối tư mg
bị áp dụng, thủ tục áp dụng cũng như thời hạn áp dụng các biện
pháp ngăn chặn nêu trên. Bổ sung cho Luật 103-SL/L005, ngày
18.6.1957 Chủ rịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà lại ra sắc
luật số 002-SLt quy định rõ những trường hợp phạm pháp quả
tang, những trường hợp khẩn cấp. Căn cứ Luật số 103-SL/L005 và
Sắc luật số 002-SLt, ngày 10.7.1957 Thủ tướng Chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Nghị định số 301 -TTg quy định chi
tiết thi hành Luật số 103-SL/L005.
Có thể nói rằng, do nhận ứiức được ý nghĩa và tầm quan
trọng của các biện pháp ngăn chặn, chế định về các biộn pháp ngăn
7 rang 10
Các biện pháp ngăn chặn frong tố tụng hình sự Việt Nam - Nguyễn Văn Điệp
chặn đã sớm hình thành trong các văn bản pháp luật của Nhà nước
ta. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà các văn bản pháp luật
được ban hành trước khi cố Bộ luật tố tụng hình sự mới chi giới
hạn ở các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam, còn
các biện pháp ngăn chặn khác như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư
trú, đặt tiến hoặc tài sản cố giá trị để bảo đảm vẫn chưa được quy
định trong các văn bản pháp luật nêu trên.
Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28.6.1988 đã quy định các
biện pháp ngăn chặn thành một hệ thống tương đối đầy đủ và hoàn
chỉnh, bao gồm bắt, tạm giữ, tạm giam, cấín đi khỏi nơi cư trú,
bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản cố giá trị để bảo đom.
Vậy các biện pháp ngăn chặn trong íổ Lụng hình sự là gì?
Trả lời cáu hói đố giáo trình luật tố tụng hlnh sự trường Đại
học Luật Hà nội đưa ra khái niệm như sau: Biện pháp ngăn chặn là
những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hĩnh SI được áp d’jng đối
với bị can, bị cáo hoặc đối vói người chưa bị khởi tố (trong trường
hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn những
hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm
tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.(1)
(1) Xem: Giáo trình luật tố tụng hình sự Viêl Nam, trường Đại học Pháp lý Hà Nội, 1991,
trang 110
Trang 11
Cấc biện pháp ngăn chặn trong t ố tụng hình sự V iệt Nam Nguyễn Văn Điệp
-
Giáo trình luật tố tụng hình sự của trường Cao đẳng Kiểm
sát Hà Nội viết: Các biện pháp ngăn chặn, đố là các biện pháp
cưỡng chế do các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng đối
với người bị tình nghi, bị can, bị cáo bao gồm các biện pháp như
bắt,giữ, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc
tài sản có giá trị để bảo đảm nhằm mục đích kịp thời và nhanh
chóng ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm
tộ hoặc gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như
khi cần bảo đảm thi hành án.(1)
Trong cuốn sách “Những điều Can biết về bắt người, tạm giữ,
tạm giam”, các tác giả Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên
cho rằng: Biện pháp ngăn chặn bao gồm việc bắt người, tạm giữ,
tạm giam, căm đi khỏi ntJi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có
giá trị để bảo đảm là những biện pháp cưỡng chế cần thiết vế mặt
tố tụng hình sự do các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp
dụng đối với bị can, bị cáo và trong một số trường hợp được pháp
luật quy định, có thể áp dụng cả đối với người chưa b I khỏi tố (như
bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang)
nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn
ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động
gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án.(2)
C1) Xem: Giáo trình luật tố tụng hình sự Viột Nam, trường Cao đảng Kiểm sát Hà Nội, 1992,
trang 32
p> Phạm Thanh Bình - Nguyên Vạn Nguyén - sách đã dẫn - NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1993, trang 5
Trang 12
Các biện pháp ngăn chặn trong tô'tụng hình sự Việt Nam - Nguyễn Văn Điệp
CÓ thể nối rằng các tác giả nói trên đã nêu được một số nội
dung cơ bản của khái niệm biện pháp ngăn chặn, nhưng chưa nêu
được mục đích tố tụng của các biện pháp ngăn chặn là góp phần
xác đinh sự thật khách quan của vụ án, phát hiện và xử lý nhanh
chóng, kịp thời tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, do
đố khái niệm vế các biện pháp ngăn chặn chưa đầy đủ các đặc
điểm pháp lỷ của các biện pháp này. Vì vậy cần tìm hiểu các đặc
điểm pháp lý đặc trưng của các biện pháp ngăn chặn, thể hiện ồ
căn cứ và mục đích áp dụng, thẩm quyền áp dụng và đối tượng có
thể bị áp dụng biện pháp ngàn chặn, từ đố có thể xây dựng một
định nghĩa đầy đủ và khoa học về các biện pháp ngăn chặn trong
tố tụng hình sự.
II. CẢN CÚ ẮP DỤNG BIỆN PHẮP NGẦN CHẶN
Điếu 61 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiên hành quy
định các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn bao gồm:
- Đổ kịp thời ngăn chặn tội phạm.
- Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho
hoạt động điếu tra, truy tố, xét xử.
- Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội.
- Để đảm bảo thi hành án.
Trang 13
Các biện pháp ngăn chặn trong tô'tụng hình sự Việt Nam
-
Nguyễn Văn Điệp
Kịp thời ngăn chặn tội phạm là không để tội phạm đang thực
hiện tiếp tục xảy ra, hoặc ngăn ngừa không cho tội phạm đang
chuẩn bị có thể bắt tay vào thực hiện. Việc ngăn chặn kịp thời tội
phạm có ý nghĩa tránh được hậu quả hoặc làm giảm bớt hậu quả
của tội phạm. Căn cứ này xuất hiện trong trường hợp khi có căn cứ
cho rằng một người hoặc một nhóm người nào đó đang chuẩn bị
thực hiện một tội phạm nghiêm trọng và thể hiộn rất rõ trong
trường hợp bắt người khẩn cấp. Ngăn chặn kịp thời tội phạm, làm
giảm bớt hậu quả của tội phạm thường được áp dụng khi hành vi
phạm tội đã xảy ra nhưng chưa kết thúc, ngăn chặn kịp thời trong
trường hợp này là ngăn cản không cho kẻ thực hiện hành vi phạm
tội thực hiện tội phạm đến cùng.
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời thường thấy
trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang khi người đó dang
thực hiện một tội phạm cụ thể nào dó. Căn cứ để kịp thời ngăn
chặn tội phạm thường được áp dụng đối với người chưa bị khởi tố
bị can nhưng đã có những tài liệu, chứng cứ xác đáng để cho rằng,
một người hoặc một nhóm người chuẩn bị thực hiện một tội phạm
nghiêm trọng hoặc đang thưc hiện một tội phạm cụ thể.
I^Hành vi gây khố khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
thể hiện qua việc sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người thực
hiên tội phạm có thể bỏ trốn, tiêu huỷ, làm giả hoặc thay đổi
chứng cứ, xoá các dấu vết của tội phạm, bàn bạc với nhau trốn
tránh pháp luật, mua chuộc, dụ dỗ, lừa phỉnh, cưỡng ép, khống chế
ngưừi làm chứng, người bị hại... dẫn đến việc gây khó khăn phức
7 rang 14
Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam - Nguyễn Vãn Đ iệp
tạp cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Trường hợp
này thường xuất hiện sau khi dã cố quyết định khởi tố vụ án, khởi
tố bị can. Trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, căn cứ này
có thể là cơ sở để bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh,
đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo. Căn
•
•
•
i
I
'
I
cứ này cũng có thể xuất hiện ngay cả khi chưa khởi tố vụ án, hoặc
khởi tố bị can như khi bắt người trong trường hợp khẩn cấp quy
định tại điểm b, c - Khoản 1 - Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự là:
- Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm
chính mắt trông thấy và xác nhận đứng là người đã thực hiện tội
phạm mà xét thấy cần ngăn chặíỊ ngay việc người đó trốn.
- Khi thấy cố dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở
của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn
ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
[Những căn cứ chứng tỏ bị can, fc cáo tiếp r>ic phạm tội có
thể được phản ánh qua các dấu hiệu về nhân thân của các bị can, bị
cáo như bị can, bị cáo là những phần tử xấu, cố ý thức chống đối
giai cấp sâu sắc, những kẻ tái phạm, tái phạm nguy hiểm, những
tên tội phạm có tính chất chuyên nghi íp, những tên côn đồ hung
hãn coi thường pháp luật. Căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp
tục phạm tội còn được thể hiện qua những xử sự của bị can, bị cáo
như đe doạ sẽ trả thù người làm chứng, người bị hại. cần lưu ý
rằng căn cứ này và căn cứ “để kịp thời ngăn chặn tội phạm” đều có
sự giống nhau về mục đích áp dụng là ngăn chặn tội phạm xảy ra
nhưng có sự khác nhau về đối tượng áp dụng. Ở căn cứ “để kịp
Trang 15
Các biện pháp ngân chặn trong t ổ tụng hình sự Việt Nam - Nguyễn Văn Điệp
thời ngăn chặn tội phạm” có đối tượng bị áp dụng là những người
chưa bị khởi tố, còn ở căn cứ này đối tượng bị áp dụng phải là bị
can hoặc là bị cáo.
Việc thi hành bản án hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Các bản án, quyết định của Toà án khi đã có hiệu lực pháp luật cần
phải được đưa ra thi hành, như vậy mới nâng cao hiệu quả về tính
nghiêm minh của pháp luật trong đời sống thực tế. Chính vì vậy,
đảm bảo các điều kiện để thi hành bản án là vấn đề rất quan trọng
và cần thiết. Khi cần đảm bảo thi hành án, tuỳ theo tính chất cụ
thể của từng vụ án, nhân thân của ngừời bị kết án, Toà án cố thổ áp
dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với hi cáo phạm tội
nghiêm trọng hoặc tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù
trôn một năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thổ bỏ trốn
hoặc cản trở việc th hành án. Nếu cố cơ sở cho rằng bị cáo sẽ
không bỏ trốn, không gây cản trở, khó khăn cho việc thi hành án
thì không cần áp dụng biện pháp tạm giam mà ch cần áp dụng
biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn như cưn đi khỏi nơi cư
trú, bảo lĩní đạt tiền hoặc tài sản để bảo đảm. Toà án cố thể áp
dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất là ra lệnh tạm giam bị cáo ngay sau khi
thụ lý hồ sơ vụ án do Viộn kiểm sát chuyển sang (tạm giam để xét
xử theo quy định tại Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự). Biện pháp
tạm giam trong trường hợp này không những đảm bảo cho công
tác xét xử mà cồn cố tác dụng đảm bảo cho việc thi hành án khi
bản án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp thứ hai là sau khi tuyên
1 rang 16
Các biện pháp ngăn chặn trong tô'tụng hình sự Việt Nam Nguyễn Văn Điệp
-
án phạt tù, nếu có cãn cứ cho rằng bị cáo có thể bỏ trốn hoặc tiếp
tục gây án thì Tcà án cố thẩ quyết định bắt giam ngay bị cáo để
đảm bảo thi hành án.
III. MỤC ĐÍCH ẮP DỤNG BIỆN PHẮP NGẦN CHẶN
Các biện pháp ngăn chặn cổ mục đích cơ bản là để ngăn
chặn tội phạm (đang diễn ra hoặc chuẩn bị xảy ra), ngăn chặn việc
bị can, bị cáo trốn tránh pháp luật, tiếp tục phạm tội hoặc gây khó
khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc để đảm bảo thi hành
án. Mục đích cơ bản của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là
cơ sở đổ phân biệt biện pháp ngăn chặn với các biện pháp cưỡng
chế khác của Nhà nước. Nhờ việc áp dụng các biện pháp ngăn
chặn mà viêc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án có thể tiến
hành thuận lợi, nhưng đố không phải ỉà mục đích của việc áp dụng
các biện pháp ngăn chặn mà là hệ quả của việc áp dụng chúng.
Đồng nhất biên pháp ngăn chặn với các bi n pháp điều tra, lấy việc
áp dụng các biện pháp ngăn chặn đổ thay thế cho các biện pháp
điều tra, dùng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam để buộc đối tượng
bị bắt, giữ, tạm giam phải khai ra những điếu mà cơ quan điều tra
cần khai thác là vi phạm pháp luật. Vi phạm này có nguyên nhân
do nhận thức không đúng về mục đích của các biện pháp ngăn
chặn trong tố tụng hình sự. Có thể nối rằng việc áp dụng các biện
pháp ngăn chặn là nhằm đat được các mục đích sau:
LA
Trang 17
Cấc biện pháp ngăn chặn trong tô'tụng hình sự Việt Nam Nguyễn Văn Điệp
-
1. Ngăn chặn tội phạm : Mục đích ngăn chặn tội phạm thể
hiện: a) Ngăn chặn không cho người chuẩn bị thực hiện tội phạm
thực hiện tội phạm trên thực tế. Ví dụ: bắt giữ một nhốm người
đang chuẩn bị thực hiện tội phạm phá huỷ công trình phương tiộn
quan trọng về an ninh quốc gia là không đổ cho hành vi phạm tội
có thể được thực hiện, không đổ cho hậu quả của tội phạm xảy ra.
b) Ngăn chặn không cho người phạm tội tiếp tục thực hiện hành vi
tội phạm. Ví dụ: kịp thời bắt giữ kẻ đang thực hiộn tội phạm huỷ
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của công dần. Biện pháp ngăn
chặn trong trường hợn này vừa cố tác dụng ngăn ngừa không cho
hành vi phạm tội tiếp tục được thực hiện, vừa làm giảm hậu quả
th ụ hại tài sản do kẻ phạm tội huỷ hoại hoặc lànm hư hỏng, c)
Ngăn ngừa việc thiĩc hiện tội phạm mới. Sau khi có những cãn cứ
xác định về nhân thân người thực hiện hành vi phạm tội và có
những cơ sở xác định về hành vi của người phạm tội, thấy rằng
người phạm tội đe doạ trả thù người tố giác, ngưcẩ bị hại.v.v... và
lời đe doạ đó có Ihổ được thực hiện thì phải k ịp thời ngăn chặn.
Trường hợp này nhằm mục đích không đổ cho người đã phạm tội
có thể tiếp tục phạm thêm tội mới.
2. Bảo đảm cho
điều tray truy tố\ xét xử và thỉ hành án:
Bên cạnh mục đích ngăn chặn nói chung của các biện pháp
ngăn chặn, mỗi biện pháp ngăn chặn còn có những mục đích cụ
thể tuỳ theo từng giai đoạn tố tụng. Mỗi biện pháp ngăn chặn cụ
thể ở từng giai đoạn tố tụng đều do một cơ quan tiến hành tố tụng
Trang 18
Các biện pháp ngăn chặn trong tô'tụng hình sự Việt Nam - Nguyễn Văn Điệp
áp dụng với mục đích bảo đảm việc thực hiên các nhiệm vụ tố
tụng dc pháp luật qui định.
Tuy vậy, trong cả quá tìn h tố tụng hình sự thì các biên pháp
ngăn chặn được áp dụng nhằm bảo đảm các điều kiện cho một chu
trình tố tụng khép^kín bao gồm các hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án tiến hành đúng các quy định của pháp luật như
bảo đảm sự cố mặt của các bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của
các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo đảm điều kiện để thi hành bản
án khi đã có hiệu lực pháp luật, bảo đảm tính chính xác khách
quan của hoạt động tố tụng như bảo đảm bí mật điếu tra, ngăn
ngừa việc thông cung của những người vi phạm với nhau và với
những người khác.
Tóm lại, mục đích của biện pháp ngăn chặn là nhằm để ngăn
chặn tội phạm và đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành án. Nếu mục đích ngăn chặn tội phạm hoặc mục đích bảo
đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án không đặt
ra hoặc không cần thiết nữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải
kịp thời huỷ bỏ hoặc thay thế biên pháp ngăn chặn.
IV. CHỦ THỂ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGẢN CHẶN
9
9
m
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành vể cơ
quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn còn chưa có sự
thống nhất, thậm chí còn nhiều mâu thuẫn, dẫn đến việc áp dụng
Trang 19
Các biện pháp ngăn chặn trong tô tụng hỉnh sự Việt Nam
-
Nguyễn Vàn Điệp
các biện pháp ngăn chặn trên thực tiễn cồn gặp những vấn đề phức
tạp, khố khăn và không thống nhất.
Thso điều 61 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định chì có các
cơ quart Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án mới có thẩm quyền áp
dụng biện pháp ngăn chặn. Điều này có nghĩa là chủ thể áp dụng
biện pháp ngăn chặn phải là các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự,
không một cơ quan nào khác của nhà nước có quyền áp dụng các
biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên các Điều 62, 63 , 64 Bộ luật tố
tụng hình sự lại quy định phạm vi các cơ quan có thẩm quyền áp
dụng biện pháp ngăn chặn rộng hơn, một số cơ quan không phải là
cơ quan tiến hành tố tụng như Hải quan, Kiểm lAm đnn vi hộ đội
biên phòng trong những trường hợp nhất định cũng có quyền áp
dụng một số biện pháp ngăn chặn. Tiíơng tự như vậy, Pháp lệnh tổ
chức điều tra hình sự(1) cũng quy định phạm vi các cơ quan có
thẩm quyẻn áp dụng biện pháp ngăn chận không chỉ giới hạn ở cơ
quan tiến hành tố tụng.
Hiện nay, đã có những ý kiến đề xuất giải pháp khắc phục
những mâu thuẫn này.
-
Ý kiến thứ nhất cho rằng cần quy định lại thẩm quyến áp
dụng biện pháp ngăn chặn theo tinh thần các cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Toà án và các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực
hiện hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật đều cố 'thẩm
quyển áp dụng biện pháp ngãn chặn.
(1) Pháp )6nh tổ chức điều tra hlnh sự, Nhà xuất bàn Pháp lý, Hà Nội, 1989, Điều 27
7 'rang 20
Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam - Nguyễn Văn Điệp
- Ý kiến thứ hai cho rằng: cần mở rộng phạm vi các cơ quan
tiến hành tố tụng, coi các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra như Hải quan, Kiểm lâm, Biên
phòng, các cơ quan khác thuộc lực lượng cảnh sát nhân dân, lực
lượng an ninh nhân dân và trong quân đội đều là các cơ quan tiến
hành tố tụng.
- Ý kiến thứ ba lại cho rằng nên giữ nguyên những quy định
hiện hành tại Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự và cần phải sửa đổi
các quy địnỉi khác vé thẩm quyến áp dụng biện pháp ngãn chặn
cho phù hợp vối điều luật đó.
.
Chúng tôi nhất trí với cách giải quyết thứ nhất, nghĩa là cần
sửa đổi lại Điếu 61 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành theo hướng
cơ quan điều tra, V iện kiểm sát, Toà án và các cơ quan, cá nhân
khác có thẩm quyền thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của
pháp luật thì có thẩm quyển áp dụng biện pháp ngàn chặn. Cố như
vậy mới đáp ứng được mục đích đăt ra cho việc áp dung các biện
pháp ngăn chặn, gi i quyết tốt những mâu thuẫn hiện nay trong lỷ
luận cũng như những vướng mắc, khố khăn trong việc áp dụng các
biện pháp ngãn chặn.
Điều cần lưu ý là việc mở rông thẩm quyến áp dụng biện
pháp ngăn chặn phải gắn liền với những quy định chặt chẽ và cụ
thể về thủ tục áp dụng cũng như căn cứ áp dụng và chủ thể có
quyền áp dụng biện pháp ngân chặn, nhằm ngăn ngừa việc áp dụng
sai thẩm quyền, tràn lan các biện pháp ngăn chặn, ảnh hưởng xấu
Trang 2 ỉ
Các biện pháp ngăn chặn trong tô'tụng hình sự Việt Nam - Nguyễn Văn Đ iệp
đến đời sống chính trị, đời sống kinh tế, xã hội, vi phạm quyền tự
do dân chủ của nhân dân.
Cùng với quy định cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện
pháp ngăn chặn là việc quy định cụ thể người cố thẩm quyền áp
dụng biện pháp ngăn chặn.
Những quy định về người có thẩm quyền áp dụng biện pháp
ngăn chặn được thể hiện trong các điều 62,63 và 64 Bộ Luật tố
tụng hình sợ, các quy định này cho phép không chỉ những người
đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền áp dụng các biện
pháp ngăn chặn mà còn cho phép trong trường phạm tội quả tang
hoặc người đang bị truy nã thì mọi công dân đều có quyền bắt
người phạm tội.
Mặt khác, không phải tất cả những người tiến hành tố tụng
đều cố thẩm quyền áp dụng biộn pháp ngăn chặn, mà chỉ những
người đứng đầu cơ quan này mới có thẩm quyền dó. Những người
tiến hành tố tụng như Điếu tra viên, Kiểm sát vièn và một số
Thẩm phán là những người trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ tô'
tụng, trực tiếp chịu trách nhiệm cá nhân vế quyết định của mình
thì lại không có thẩm quyến áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Thực tiễn cho thấy rằng Điểu tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm
phán (không chủ toạ phiên toà) từ cấp tỉnh, cấp quân khu trở
xuống là những người trực tiếp điều tra, nghiên cứu và giải quyết
vụ án, đề xuất áp dụng biện pháp ngãn chặn nhưng họ lại không
dược quyền kỷ các quyết đinh này mà phải báo cáo đề xuất và xin
Trang 22
C ác biện pháp ngăn chặn trong tô'tụng hình sự Việt Nam - Nguyễn Văn Đ iệp
chữ ký của người có thẩm quyền. Và như vậy xuất hiện tình trạng:
người hiểu rõ nội dung vụ án thì chỉ có quyền đề xuất mà không
chịu trách nhiệm cá nhân, còn người chỉ nghe báo cáo đề xuất thì
lại có quyến ký các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và
phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật trong những trường
hợp áp dụng sai biện pháp ngăn chặn.
Từ thực tiễn trên, chúng tôi có suy nghĩ rằng, cần quy định
thẩm quyền áp dung biện pháp ngăn chặn cho Điều tra viên, Kiểm
sát viên, Thẩm phán và một số người có thẩm quyền tiến hànỉi ũìộí
số hoạt động điều tra một số vụ án thụộc các cơ quan Hải quan, cơ
quan Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, các cơ quan khác trong lực
lượng cảnh sát nhân dân, lực lượng an ninh nhân dân và trong quân
đội.
V. ĐỐI TUỌNG CÓ THỂ BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHẤP NGẴN CHẶN
Các biện pháp ngãn chặn trong tố 1'ing hình sự áp di ng đối
với bị can, bị cáo và trong một số trường hợp theo quy định của
pháp luật điíi vói những người bị tìnhnghi thực hiện tội phạm. Khá'
nhiệm người bị tình nghi là để chỉ những ngưòi bị bắt trong trường
hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, cụ thể là những người dang
thực hiẹn lội phạm, đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm
trọng, có dấu vết phạm tội ở người hoặc chỗ ở của họ.
Điếu 61 Bộ luật tố tụng hình sự quy định đối tượng có thể bị
áp dụng biện pháp ngăn chặn chỉ nói đến bị can, bị cáo, nghĩa là
Trang 23