Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Pháp luật về hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.59 MB, 101 trang )

ề ộ GIÁO DỤC VÀ D AO TẠO

BỘ T ư PHẤP

TRƯỜNíi ỞẠí HỌC L UẬT HÀ NỘI
#

í |í ỈS Ậ

Hí ^

eo&N
*•

í} í *

*

H« *

móc

5fs * '%

'•¥

HỪNG

mm DOANH
litim KHCẩN CỦA eí*Nfi TY CHỈMũKHOÁN
PHÁP LU ầĩ VÊ K9Ạt ĐỘIiG


OP



9


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư P H Á P

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐOÀN QUỐC HÙNG

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH






CHÚNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHÚNG KHOÁN
- THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN




t


C huyên ngành : L uật K ỉnh tẽ

Mã sỗ

: 50515
THƯ VIỆ N
TRƯỜNG ĐẠI HỌC UÌÂTHÀ MCI

ỗỡLẬ-

PHỎNG G V

-

LUẬN VÃN THẠC s ĩ LUẬT HỌC








Người hướng dẫn khoa học: TS . Đinh Dũng Sĩ

HÀ NỘI - 2002


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sô liệu,
kết quả nêu trong luận ván là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng

Tác giá

Đoàn Quốc Hùng


BẢNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Công ty chứng khoán

CTCK

Kinh doanh chứng khoán

KDCK

Thị trường chứng khoán

TTCK

Trung tâm giao dịch chứng khoán

TTGDCK

Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày

Nghị định 48/1998/NĐ-CP


11/7/1998 của Chính phủ về Chứng khoán
và thị trường chứng khoán
Quyết định số 79/2000/QĐ-ƯBCK ngày
29/12/2000 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng

hành kèm theo QĐ

khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế

79/2000/QĐ-UBCK

Quy chế giao dịch ban

về tổ chức và hoạt động của Công ty chứng
khoán
Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày

Quy chế về tổ chức và

13/10/1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng

hoạt động của CTCK ban

khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế
về tổ chức và hoạt động của CTCK

hành kèm theo QĐ

Quyết định số 78/2000/QĐ-ƯBCK ngày
29/12/2000 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng

khoán Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều trong Quy chế về tổ chức và
hoạt động của Công ty chứng khoán ban
hành kèm theo quyết định số 04/1998/QĐUBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước

04/1998/QĐ - UBCK3
Quyết định số
78/2000/QĐ- UBCK


MỤC LỤC

PHẨN MỞ ĐẨU

I

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỂ PHÁP LUẬT HOẠT

5

ĐỘNG KDCK VÀ CTCK
Khái niệm về thị trường chứng khoán và hoạt động KDCK.

5

Khái niệm về Thị trường chứng khoán.

5


Hoạt động kinh doanh chứng khoán trên TTCK v

8

Pháp luật kinh doanh chứng khoán - bộ phận cấu thành hệ

10
10

thống pháp luật về chứng khoán và TTCK
Đặc trưng của pháp luật về hoạt động KDCK

15

Nội dung cơ cấu của pháp luật về KDCK

18

Phương thức điều chỉnh của pháp luật nhằm bảo đảm an toàn

19

Lý luận pháp luật về hoạt động kinh doanh chứng khoán

KDCK
Quy định cấm đoán
Quy định giới hạn tối đa, tối thiểu

20


Cơ chế kiểm soát

21
22

CTCK - chủ thể cơ bản tiến hành hoạt động KDCK

23

Khái niệm CTCK theo pháp luật Việt nam

23

Đặc trưng pháp lý về hoạt động KDCK của CTCK
Vai trò của công ty chứng khoán

25
28

Chương 2 : THựC TRẠNG PHÁP LUẬT KINH DOANH

30

CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CTCK
Nội dung pháp lý điều chỉnh hoạt động KDCK của CTCK

30

Các điều kiện và nguyên tắc KDCK của CTCK


30

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán

32

Nguyên tắc tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán

35

Điều chỉnh pháp lý đối với các hoạt động KDCK của CTCK

43

Nội dung pháp lý điều chỉnh hoạt động môi giới chứng
khoán

43

Nội dung pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành

49


Nội dung pháp lý điều chỉnh hoạt động tự doanh

52

Nội dung pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý danh mục
đầu tư


57

Nội dung pháp lý điều chỉnh hoạt động tư vấn đầu tư

59

Thực trạng pháp luật KDCK của các CTCK

60

Ưu điểm
Nhược điểm

60
63

Thực trạng KDCK của các CTCK sau hai năm TTCK Việt

66

Nam đi vào hoạt động.
Quy mô, phạm vi kinh doanh chứng khoán của CTCK

66

Vấn đề tham gia các nghiệp vụ KDCK

68


Chương 3 : HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KDCK CỦA CTCK

71

Những định hướng cơ bản

71

Hoàn thiện pháp luật hoạt động KDCK của CTCK
Đối với pháp luật về môi giới chứng khoán

75
75

Pháp luật về tự doanh

78

Pháp luật về Bảo lãnh phát hành

80
82

Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lí danh mục đầu tư
Pháp luật về tư vấn đầu tư.
Một số vấn đề pháp lý liên quan khác

83
84


Hoàn thiện inô hình và tổ chức hoạt động của CTCK
Mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh của CTCK

88

Đơn giản hoá thủ tục thành lập và hoạt động của CTCK
Đối với các CTCK liên doanh

89
90

KẾT LUẬN

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

93

88


PHẦN MỞ ĐẦU
L Tính cấp thiết và muc tiêu của viẽc nghiên cứu đề tài
Thị trường chứng khoán không thể vận hành và phát triển nếu không có
một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của nó. Do vậy, tuy
Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ cả về lý luận và
thực tiễn song nó đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với các nhà làm luật
Việt Nam về việc thiết lập một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và hiệu quả, làm
nền tảng định hướng cho mọi quan hệ pháp luật diễn ra trên thị trường này.

Như chúng ta đã biết, cũng như các loại thị trường khác, hoạt động chủ yếu
diễn ra trên Thị trường chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán của
các chủ thể, trong đó chủ thể quan trọng nhất là Công ty chứng khoán.
Hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty chứng khoán tham gia
vào tất cả các quá trình luân chuyển chứng khoán trên Thị trường chứng
khoán, cả trong thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, có ảnh hưởng quan
trọng đến sự vận hành và phát triển của Thị trường chứng khoán. Song cho đến
nay, chúng ta vẫn chưa có một nghiên cứu nào mang tính chất cơ bản về pháp
luật kinh doanh chứng khoán của Công ty chứng khoán - một trong ba bộ
phận cấu thành hệ thống pháp luật vể chứng khoán và Thị trường chứng
khoán.
Hầu hết các văn bản pháp luật hiện nay điều chỉnh hoạt động kinh doanh
chứng khoán của các Công ty chứng khoán đều được xây dựng căn cứ chủ yếu
trên kinh nghiệm pháp luật của nước ngoài và cũng nặng về góc độ “Khoa học
kinh tế” của vấn đề. Chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng: Những văn bản
chuyên ngành chứng khoán được xây dựng không tương thích và đồng bộ với
các văn bản pháp luật kinh tế nói riêng và toàn bộ hệ thống pháp luật nói
chung, mặt khác các quy định còn chung chung thiếu cụ thể và bất cập. Do
đó, tính hiệu quả, hiệu lực của quy định không cao.


2
Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về hoạt
động kinh doanh chứng khoán của Công ty chứng khoán - Thực trạng và giải
pháp hoàn thiện” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình, với mục đích
lớn nhất là tiến hành nghiên cứu lý luận một cách căn bản và toàn diện đối với
từng loại hoạt động kinh doanh cụ thể, từ đó rút ra những kết luận về phương
pháp và cách thức điều chỉnh bằng pháp luật phù hợp đối với hoạt động kinh
tế đặc biệt này, góp phần nhỏ bé vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty chứng khoán nói riêng

và pháp luật về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán nói chung.
2. Đối tương và pham vỉ nghiên cứu của luân văn
Cấu trúc Thị trường chứng khoán cơ bản gồm hai bộ phận: Thị trường sơ
cấp (noi phát hành lần đầu chứng khoán) và Thị trường thứ cấp (nơi mua đi
bán lại các chứng khoán phát hành lần đầu trên Thị trường chứng khoán). Trên
cả hai bộ phận này, hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty chứng
khoán diễn ra hàng ngày, hàng giờ và vô cùng sôi động. Thị trường chứng
khoán sẽ không thể vận hành nếu không có hoạt động kinh doanh chứng
khoán của các cổng ty chứng khoán, bởi lẽ, có hoạt động bảo lãnh phát hành
thì mới đảm bảo nguồn chứng khoán cung cấp cho thị trường thứ cấp; có hoạt
động môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư mới đảm bảo
cho Thị trường chứng khoán vận hành và phát triển.
Mặt khác, trên Thị trường chứng khoán tồn tại nhiều chủ thể tiến hành
hoạt động kinh doanh chứng khoán như công ty chứng khoán, nhà đầu tư, quỹ
đầu tư, nhưng trong đó hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty chứng
khoán là cơ bản và quan trọng nhất. Bởi lẽ, nếu không có hoạt động này thì
các chủ thể kinh doanh chứng khoán khác cũng không thể tiến hành hoạt động
kinh doanh được, vì các chủ thể còn lại không được phép thực hiện nghiệp vụ
môi giới chứng khoán - hoạt động kinh doanh có tác dụng làm cầu nối giữa
người mua và người bán chứng khoán. Theo ý nghĩa trên, hoạt động kinh
doanh chứng khoán có phạm vi rất rộng, tuy nhiên trong khuôn khổ của luận
văn này tác giả chỉ tiến hành phân tích và nghiên cứu đối với các hoạt động


3
kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán bao gồm các nghiệp vụ cụ
thể : môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư và bảo lãnh
phát hành.
3. Phương pháp nghiên cứu luân văn
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của

Chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận.
Ngoài ra, để thực hiện luận văn này tác giả còn kết hợp sử dụng phương
pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp trừu tượng hoá
khoa học, phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu với thực tiễn
của các Thị trường chứng khoán nước ngoài để đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty
chứng khoán.
4. Những đổng góp của luân văn
- Phân tích một cách toàn diện về mặt lý luận những nội dung pháp lý cơ
bản về hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, từ đó
nêu bật những đặc thù pháp lý của hoạt động này so vói những hoạt động kinh
doanh ở lĩnh vực khác và đưa ra những luận giải khoa học cho việc tiếp cận về
mặt pháp lý đối với vấn đề.
- Đánh giá tổng quan hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty
chứng khoán trong hai năm qua, tổng kết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra
yêu cầu bức xúc phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Đồng thời, trên cơ sở
đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán
của Công ty chứng khoán, luận văn đã chỉ ra những thiếu hụt, hạn chế và bất
cập trong các quy định của pháp luật hiện hành.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty chứng khoán trong bối cảnh
hiện tại và tương lai.


4
5. Kết cáu của luân văn
Tên luận văn: Pháp luật về hoạt động kinh doanh chứng khoán của
công ty chứng khoán - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương I

: Khái quát chung về pháp luật hoạt động kinh doanh

chứng khoán và Công ty chứng khoán.
Chương II

: Thực trạng pháp luật kinh doanh chứng khoán của các

công ty chứng khoán.
Chương III
ty chứng khoán.

: Hoàn thiện pháp luật kinh doanh chứng khoán của Công


CHƯƠNG MỘT
K H Á I Q U Á T CH U N G V Ề PH Á P LUẬT HO ẠT ĐỘNG
K IN H D O A N H CHÚNG K H O Á N V À CÔ N G TY CHÚNG K H O Á N

1.

KHẢI NIÊM VỂ THI TRƯỜNG CHỦNG KHOẢN VẢ HOAT

ĐÔNG KINH DOANH CHỦNG KHOẢN.
1.1. Khái niẽm về Thi trường chứng khoán.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán được manh nha hình thành từ thời Trung cổ. Khi
đó vào khoảng giữa thế kỷ XV, tại một số thành phố có vị trí địa dư thuận lợi
cho hoạt động thương mại, các thương gia thường tập trung tại đây để thương

lượng mua bán và trao đổi hàng hoá.
Ban đầu, trong những cuộc thương lượng này chỉ có một số người ngồi
với nhau, rồi sau đó đông dần. Nhưng phải đến năm 1453, phiên họp đầu tiên
của TTCK với quy mô lớn mới được diễn ra tại một quảng trường của nước Bỉ,
nơi các thương gia từ nhiều nước (chủ yếu là người Italia) đã thường xuyên
gặp gỡ để mua bán kỳ phiếu nước ngoài và trao đổi thông tin về buôn bán kinh
doanh. Sau đó, vào năm 1531, lần đầu tiên ở ANTWERP người ta đã thực hiện
các nghiệp vụ về KDCK. Dần dần từ hình mẫu của thị trường ANTWERP,
TTCK đã lần lượt hình thành ở Lion, Amsterdam. Đến nửa cuối thế kỷ XIX,
TTCK đã phát triển hưng thịnh ở nhiều nước trên thế giới, vói quy mô hoạt
động ngày càng lớn. Đến nay, trên thế giới đã có khoảng 160 Sở giao dịch
chứng khoán. Có thể kể tên những TTCK nổi tiếng như TTCK New York,
TTCK Tokyo, London,...
Lịch sử phát triển của TTCK đã trải qua nhiều bước thăng trầm, trong đó
thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất là giai đoạn 1875 - 1913, nhưng đến ngày
29/10/1929 được gọi là "ngày thứ năm đen tối" là ngày bắt đầu của cuộc
khủng hoảng TTCK New York, sau đó kéo theo sự khủng hoảng của TTCK


6
Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Sau thế chiến thứ II, các TTCK lại phục hổi và
phát triển mạnh trở lại. Nhưng đến năm 1987, một cuộc khủng hoảng tài chính
lớn đã xảy ra lần nữa đã làm cho các TTCK trên thế giới sụp đổ và suy kiệt.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng lần này còn lớn hơn cuộc khủng hoảng năm
1929. Tuy nhiên, chỉ hai năm sau, TTCK thế giới lại đi vào ổn định và phát
triển {6 tr. 12}. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, song TTCK vẫn được khẳng
định là một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế có
nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.
1.1.2. Khái niệm Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở đó các chứng khoán được

phát hành và giao dịch giữa người mua và người bán {8 tr.2 }. Điểm khác biệt
lớn nhất giữa TTCK so với thị trường hàng hoá khác đó là mọi giao dịch trên
TTCK bắt buộc phải thực hiện qua khâu trung gian, và các tổ chức trung gian
của thị trường này cũng là chủ thể quyết định giá các loại chứng khoán chứ
không phải là người mua hay người bán chứng khoán.
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, TTCK được chia thành hai bộ
phận: TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp.
Thị trường sơ cấp (Thị trường phát hành) là thị trường mua bán các
chứng khoán mói phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được
chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán
mới phát hành. Chính phủ, các Ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp là
những chủ thể chủ yếu tham gia thị trường sơ cấp với vai trò người phát hành
chứng khoán nhằm mục đích huy động vốn.
Thị trường th ứ cấp là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã
được phát hành trên thị trường sơ cấp. Các giao dịch trên thị trường thứ cấp
không làm tăng thêm nguồn vốn cho đầu tư mà chỉ tạo ra khả năng sử dụng
vốn hiệu quả và tạo ra thu nhập cho những người kinh doanh chứng khoán.
Các công ty chứng khoán, nhà đầu tư (cá nhân hoặc tổ chức) là chủ thể chủ
yếu tham gia thị trường thứ cấp với vai trò là người môi giới kinh doanh và
nhà đầu tư chứng khoán.


Thị trường thứ cấp và Thị trường sơ cấp có mối quan hệ nội tại, gắn bó
chặt chẽ với nhau. Nếu không có Thị trường sơ cấp thì sẽ không có chứng
khoán để lưu thông trên Thị trường thứ cấp, ngược lại nếu không có Thị
trường thứ cấp thì Thị trường sơ cấp cũng khó có thể vận hành được, các công
ty phát hành sẽ rất khó bán cổ phiếu, trái phiếu của mình vì không nhà đầu tư
nào dám mua chúng nếu không thể chuyển chúng thành tiền mặt khi có nhu
cầu.
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của TTCK

TTCK cũng như các loại thị trường khác, khi vận hành cũng phải tuân
theo các quy luật chung của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá
trị,.v.v. Tuy nhiên, do hàng hoá trên TTCK là một loại đặc biệt nên tổ chức và
hoạt động của TTCK còn phải tuân thủ ba nguyên tắc đặc thù, đó là: nguyên
tắc công khai, nguyên tắc trung gian, nguyên tắc đấu giá.
1.1.3.1. Nguyên tắc trung gian
Trung gian là nguyên tắc cơ bản, có ảnh hưởng mạnh nhất đến cơ cấu, tổ
chức và hoạt động của TTCK. Bởi lẽ, Người mua và Người bán trên TTCK
không được tiến hành mua bán trực tiếp mà phải thông qua các trung gian môi
giới. Các trung gian môi giới này đóng vai trò là cầu nối giữa ngưòi mua và
người bán, góp phần giảm thiểu được chi phí giao dịch. Ngoài ra, còn nhờ
những kỹ năng phân tích nghiệp vụ chứng khoán có tính chuyên nghiệp của
mình, các nhà trung gian môi giới có thể tư vấn, đưa ra lời khuyên cần thiết để
giúp nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác.
Theo nguyên tắc này, trên TTCK các giao dịch được thực hiện thông qua
tổ chức trung gian là các CTCK. Trên Thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư
thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh
phát hành (CTCK). Trên Thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi
giới, tư vấn đầu tư, các CTCK mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng
hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua,
bán chứng khoán trên tài khoản của mình hoăc đóng vai trò như người tạo lập
thị trường (market maker)


8
1.1.3.2. Nguyên tắc công khai
Chứng khoán là hàng hoá trừu tượng nên nhà đầu tư không thể kiểm tra
trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hoá thông thường mà phải dựa
trên cơ sở các thông tin có liên quan. Do đó, công khai, công bằng và minh
bạch được coi là nguyên tắc đặc thù của TTCK. Mọi thông tin trên TTCK phải

được công bố công khai, chính xác và kịp thời trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Hành vi sử dụng thông tin nội bộ hoặc thông tin chưa được phép
công bố chính thức để tiến hành giao dịch chứng khoán thu lợi nhuận bị coi
như hành vi giao dịch nội gián và bị cấm.
1.1.3.3. Nguyên tắc đấu giá
Trên cơ sở quan hệ cung cầu chứng khoán trên thị trường, cộng với sự
phân tích nghiệp vụ chuyên biệt, nhà môi giới có trách nhiệm xác định giá
chứng khoán tại từng thời điểm. Tuy nhiên, tuỳ theo mô hình của mỗi loại thị
trường, việc định giá chứng khoán được thực hiện theo một trong hai phương
pháp đấu giá hoặc đấu lệnh giữa các nhà môi giới vói nhau.
Theo phương pháp đấu giá, một số nhà môi giới sẽ đóng vai trò như nhà
tạo lập thị trường, đưa ra các mức giá chào mua và chào bán tốt nhất cho mỗi
loại chứng khoán. Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư lựa chọn mức giá tốt nhất đối
với họ rồi tiến hành giao dịch vói các nhà tạo lập thị trường
Theo phương pháp đấu lệnh, các lệnh mua/bán chứng khoán sẽ được
tập trung và so khớp lệnh tại từng thời điểm nhất định hoặc liên tục để tìm ra
mức giá thoả mãn cả bên mua và bán mà không cần có các nhà tạo lập thị
trường. Theo phương pháp này, giá cả được xác lập thông qua cạnh tranh trực
tiếp giữa các nhà đầu tư.
1.2. Hoạt động kinh doanh chứng khoán trên TTCK
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình trao đổi hàng
hoá diễn ra trên quy mô ngày càng lớn, với chủng loại hàng hoá ngày càng
phong phú và phương thức trao đổi hàng hoá ngày càng đa dạng. Đỉnh cao của
kinh tế thị trường là sự hình thành và phát triển của TTCK. Trên thị trường này
người ta tiến hành kinh doanh chứng khoán - một loại hàng hoá đặc biệt.


9
Hoạt động KDCK là một dạng của hoạt động kinh tế, hơn thế nữa nó còn
là một hoạt động đặc biệt, liên quan đến một thị trường đặc biệt - thị trường

mua bán chuyển dịch sở hữu các giấy tờ có giá, và tác động trực tiếp đến lợi
ích kinh tế của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, từ đó có những tác động đến
nền kinh tế.
Hoạt động của TTCK được chia thành hai mảng lớn: hoạt động phát hành
chứng khoán lần đầu trên Thị trường sơ cấp và hoạt động mua đi, bán lại
chứng khoán đã niêm yết trên Thị trường thứ cấp thông qua TTGDCK hoặc
Thị trường giao dịch phi tập trung (OTC). Trên Thị trường sơ cấp, hoạt động
KDCK được thể hiện dưới dạng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, còn ở
Thị trường thứ cấp các chủ thể KDCK tiến hành các nghiệp vụ: môi giới, tư
vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và tự doanh.
TTCK sẽ không thể vận hành nếu không tồn tại hoạt động KDCK, bởi lẽ,
có hoạt động bảo lãnh phát hành thì mới đảm bảo nguồn chứng khoán cung
cấp cho thị trường; có hoạt động môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư thì mới bảo
đảm cho TTCK vận hành liên tục và hiệu quả. Như vậy, hoạt động KDCK là
hoạt động trọng tâm và cơ bản nhất của bất kỳ TTCK nào trên thế giới, nó
diễn ra hàng ngày, hàng giờ vô cùng sôi động trên cả Thị trường thứ cấp lẫn
Thị trường sơ cấp, là cầu nối giữa người mua và người bán chứng khoán.
Sự tồn tại hoạt động KDCK của các tổ chức trung gian tài chính dường
như là một nghịch lý đối với quy luật của nền ] inh tế thị trường, bởi lẽ, trong
nền kinh tế tli trường với mục đích giảm thiểu các chi phí, các chủ thể kinh
doanh luôn có xu hưáng gạt bỏ đi cấc khâu trung gian trong hoạt động kinh
doanh của mình. Ngược lại, trên TTCK sự tồn tại của các trung gian tài chính
lại là điều kiện thiết yếu và bắt buộc cho sự vận hành hiệu quả của thị trường.
Nghịch lý này được giải thích như sau: Nguyên tắc trung gian đòi hỏi mọi
giao dịch diễn ra trên TTCK bắt buộc phải thực hiện thông qua hoạt động
KDCK của các CTCK. Bởi lẽ, hoạt động KDCK các CTCK mang lại lợi ích
kinh tế thiết thực, bảo đảm an toàn pháp lý, giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể
tham gia TTCK, vì hàng hoá trên TTCK cực kỳ phức tạp và phong phú. Do đó,



10
việc lựa chọn chứng khoán và thời điểm mua, bán, tiến hành mua, bán chứng
khoán riêng lẻ hay kết hợp chúng với nhau trong một danh mục và thường
xuyên điều chỉnh danh mục, cho tới việc thiết kế và theo đuổi những chiến
lược đầu tư riêng thích hợp với từng người đều là vấn đề mà người đầu tư cần
phải bỏ nhiều thời gian, công sức, chi phí dịch vụ, phải hiểu biết nghiệp vụ
vững chắc và ít nhiều kinh nghiệm thương trường. Đó là chưa kể việc sử dụng
các thủ tục giao dịch thích hợp cho từng thời điểm, những việc mà không phải
nhà đầu tư nào cũng có thể sẵn sàng dành thời gian và sức lực cho chúng.
Mặc dù sự tồn tại của hoạt động KDCK là điều kiện thiết yếu cho sự vận
hành của TTCK, nhưng bản thân nội tại hoạt động này của các trung gian tài
chinh cũng chứa đựng những vấn đề pháp lý cần giải quyết triệt để. Có thể dẫn
chứng ra đây hàng loạt vấn đề như: vấn đề xung đột lợi ích giữa các trung gian
tài chính vói các chủ thể tham gia thị trường khác, vấn đề công bố thông tin,....
Chính vì vậy, để bảo đảm cho hoạt động KDCK diễn ra suôn sẻ, hiệu quả thì
điều kiện tiên quyết là phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống
pháp luật kinh doanh chứng khoán.
2. LÝ LUẲN PHÁP LUẲT VỂ HO AT ĐỐNG KDCK
2.1.

Pháp luật kinh doanh chứng khoán - bộ phận cấu thành hệ thống

pháp luật về chứng khoán và TTCK
Hoạt động của TTCK nói chung, bên cạnh những đặc tính ưu việt, thúc
đẩy phát triển nền kinh tế, còn chứa đựng không ít những hạn chế, khuyết tật
có thể dẫn tói những hậu quả khó lường. Do đó, việc tạo dựng một hành lang
pháp lý đầy đủ về chứng khoán và TTCK là rất cần thiết nhằm tạo ra các điều
kiện thuận lợi để mọi chủ thể tham gia TTCK khai thác tốt nhất những đặc
tính ưu việt, những thế mạnh của kinh tế thị trường và hạn chế đến mức thấp
nhất những tác động tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình hoạt động.

Chính vì vậy các Quốc gia có TTCK không ngừng xây dựng, sửa đổi, bổ sung
pháp luật về chứng khoán và TTCK của mình nhằm đáp ứng được các đòi hỏi
cấp bách của TTCK.


11
Trong khoa học pháp lý, hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK
được hiểu là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên
quan đến chứng khoán và TTCK. Tuỳ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế xã hội, quy mô, hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của TTCK của
các quốc gia khác nhau mà chế độ pháp lý về chứng khoán và TTCK cũng
khác nhau. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì pháp luật về chứng
khoán và TTCK ở các Quốc gia, chủ yếu bao gồm những bộ phận sau:
- Thứ nhất, những quy định về chứng khoán và điều kiện phát hành,
niêm yết chứng khoán. Trong đó bao hàm những quy định của Nhà nước về
hình thức, chủng loại, điều kiện và chủ thể phát hành, về đặc trưng cũng như
khả năng giới hạn tham gia thị trường của các loại chứng khoán trong một
quốc gia.
- Thứ hai, các quy định về kinh doanh chứng khoán được hiểu là: Tổng
thể những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động KDCK, về địa vị pháp lý
của các chủ thể tiến hành hoạt động KDCK (Sở giao dịch chứng khoán,
CTCK, người hành nghề KDCK...), những quy định mang tính kỹ thuật (công
bố thông tin, lưu ký chứng khoán)
- Thứ ba, những quy định chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động
phát hành, niêm yết và kinh doanh, dịch vụ chứng khoán. Trước hết đó là các
quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về
chứng khoán và TTCK và biện pháp xử lý đối vói hành vi vi phạm {10 tr.39}.
Ở Việt Nam, cho đến nay hệ thống pháp luật điều chỉnh về chứng khoán
và TTCK cũng bao gồm ba bộ phận cấu thành trên, nó nằm rải rác ở nhiều văn
bản, ở nhiều lĩnh vực do nhiều cấp có thẩm quyền ban hành, dưới nhiều hình
thức khác nhau và vì thế nó cũng không bị bó buộc trong phạm vi điều chỉnh

của một ngành luật, một lĩnh vực pháp luật cụ thể.
Như vậy, Pháp luật về hoạt động KDCK là một bộ phận cơ bản cấu thành
của hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK, có vai trò quyết định đến
hoạt động KDCK của các chủ thể kinh doanh trên TTCK bằng cách định ra


12
khung, hành lang pháp lý phù hợp với những yêu cầu của TTCK nói chung và
hoạt động KDCK nói riêng.
Các quốc gia có TTCK không quy định hoạt động KDCK trong một văn
bản pháp lý riêng biệt, mà thường quy định trong nhiều văn bản khác nhau
như: Luật chứng khoán, Luật giao dịch chứng khoán, Luật công ty.v.v. Ở Việt
Nam, pháp luật về hoạt động KDCK cũng nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp lý
khác nhau như Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về
chứng khoán và TTCK, Quyết định số 78/2000/QĐ-UBCK của Chủ tịch Uỷ
ban chứng khoán Nhà nước về việc sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế
về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán, Quyết định 79/2000/QĐUBCK ngày 29/12/2000 của chủ tịch uỷ ban chứng khoán về việc ban hành
quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán.
Các quy định nằm ở nhiều văn bản khác nhau, hầu hết là văn bản dưới luật
nên pháp luật về hoạt động KDCK của Việt Nam có nhược điểm là tính thống
nhất, hiệu lực, sự đồng bộ chưa cao. Chúng ta có thể tìm thấy những nhược
điểm này thông qua việc nghiên cứu một số yếu tố cơ bản, có ảnh hưởng quan
trọng đến việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động KDCK của CTCK.
a)

Chủ thể và phạm vi KDCK: Theo quy định tại Điều 3 khoản 2 Luật

doanh nghiệp năm 1999: “ Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất
cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
cung ứng dịch MJ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”

Theo định nghĩa này, trên TTCK sẽ có rất nhiều chủ thể tham gia thị
trường tiến hành hoạt động KDCK như: Nhà đầu tư cá nhân, Công ty chứng
khoán giao dịch tự doanh, Quỹ đầu tư chứng khoán, Công ty phát hành chứng
khoán. Bởi lẽ, các chủ thể này đều có đủ tư cách chủ thể kinh doanh như đáp
ứng các điều kiện về năng lực pháp luật (cá nhân, pháp nhân), đáp ứng đủ điều
kiện tiến hành hoạt động KDCK. Đặc biệt, khi tiến hành hoạt động kinh
doanh, các chủ thể này còn chứa đựng yếu tố bản chất của mọi hoạt động kinh
doanh đó là kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận.


13
Tuy nhiên, theo Điều 2, điều 29 Nghị định 48/1998/NĐ-CP thì chỉ thừa
nhận CTCK là chủ thể tiến hành hoạt động KDCK và cũng chỉ giới hạn phạm
vi kinh doanh trong năm lĩnh vực: môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư, quản lý
danh mục đầu tư và bảo lãnh phát hành.
Như vậy, nếu căn cứ vào Luật doanh nghiệp thì nhà đầu tư là chủ thể
KDCK, còn nếu căn cứ vào Nghị định 48/1998/NĐ-CP thì CTCK là chủ thể
duy nhất tiến hành hoạt động KDCK.
Đây là sự quy định thiếu thống nhất về chủ thể tiến hành hoạt động kinh
doanh và chủ thể hoạt động KDCK. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn,
tác giả không có ý định đi sâu về vấn đề này mà chỉ bó hẹp nghiên cứu, phân
tích dưới góc độ pháp lý về hoạt động KDCK của CTCK.
b) Chứng khoán:
Hoạt động KDCK luôn gắn liền với một loại hàng hoá đặc biệt, đó là
chứng khoán và hoạt động trọng tâm, phổ biến nhất trên TTCK cũng là hoạt
động mua bán chứng khoán. Do đó, nghiên cứu và tìm hiễu kỹ lưỡng khái
niệm chứng khoán là vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về
hoạt động KDCK của CTCK.
Trên thế giới, khái niệm chứng khoán thường được đề cập trực tiếp trong
văn bản pháp luật có giá trị cao nhất như Luật chứng khoán hoặc Luật công

ty,.v.v. Ví dụ: phần 2 (77b) Luật chứng khoán Mỹ năm 1933 định nghĩa chứng
khoán bao gồm các loại chứng từ, cổ phiếu, cổ phiếu dự trữ, trái phiếu ngắn
hạn, trái phiếu dài hạn, văn tự nợ, văn tự xác nhận tham gia các thoả thuận
chia lợi nhuận, các cổ phần chuyển nhượng được, các hoạt động đầu tư, văn tự
xác nhận việc uỷ thác bỏ phiếu, văn tự xác nhận đã gửi tiền mua chứng khoán.
Hoặc theo điều 32 Luật chứng khoán Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm
1998 thì chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu công ty và các
chứng khoán khác được phép niêm yết giao dịch trên SGDCK.
Ở Việt Nam, Luật doanh nghiệp năm 1999 cũng chỉ mới đề cập tới thuật
ngữ chứng khoán mà không đưa ra khái niệm như thế nào là “Chứng khoán”.
Mặc dù một số khái niệm về các loại chứng khoán cụ thể như cổ phiếu, trái


14
phiếu đã từng được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp lý như Luật công ty 1990,
Nghị định 72/CP ngày 26/7/1994 về việc ban hành Quy chế phát hành các loại
trái phiếu của Chính phủ, Nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ
về việc ban hành Quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu
doanh nghiệp Nhà nước, song có thể nói khái niệm này lần đầu tiên được định
nghĩa một cách trực tiếp và đầy đủ tại khoản 1 điều 2 Nghị định 48/1998/NĐCP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK. Theo đó:
“Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận các quyền và
lọi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát
hành. Chứng khoán bao gồm:
a) Cổ phiếu.
b) Trái phiếu.
c) Chứng chỉ quỹ đầu tư.
d) Các loại chứng khoán khác”
C ổ phiếu, là loại chứng khoán thể hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu
chứng khoán đối với nhà phát hành. Người nắm giữ cổ phiếu được hưởng lợi
tức theo cổ phần tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh, đồng thời không được

hoàn trả vốn gốc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chủ
nắm giữ chứng khoán cổ phiếu lại có quyền được cung cấp thông tin về hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, quyền bầu cử .v.v.
Trái phiếu, là loại chứng khoán thể hiện quyền chủ nợ của chủ sở hữu
chứng khoán đối vói người phát hành. Người nắm giữ trái phiếu chỉ được
hưởng lãi suất cố định thanh toán theo kỳ hạn và không có quyển bỏ phiếu,
song lại được người phát hành trả lại vốn gốc khi hết hạn trả nợ.
Chứng chỉ quỹ đầu tư, là loại chứng khoán do Công ty quản lý quỹ đại
diện cho một Quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợi
của nhà đầu tư đối với quỹ (Điều 3 khoản 6 Quy chế về tổ chức hoạt động của
Quỹ đầu tư chứng khoán và Công ty quản lý quỹ ban hành kèm theo Quyết
định số 05/1998/QĐ-ƯBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch Ưỷ ban chứng
khoán Nhà nước). Như vậy, chứng chỉ quỹ đầu tư là sự xác nhận của Công ty


15
quản lý quỹ đối với phần vốn mà nhà đầu tư đã đầu tư vào Quỹ nhằm mục
đích kinh doanh chứng khoán để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, cần chú ý người
nắm giữ chứng chỉ quỹ đầu tư không là chủ sở hữu đối với tổ chức phát hành,
nhưng được hưởng lợi tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh củaQuỹđầu tư.
Các loại chứng khoán khác, tuỳ thuộc vào đặc điểm và mức độ của thị
trường mà các quốc gia có quy định rất khác nhau về các loại chứng khoán,
ngoài các loại chứng khoán truyền thống như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ
quỹ đầu tư, còn có các loại chứng khoán khác như văn tự xác nhận tham gia
các thoả thuận chia lợi nhuận, văn tự nợ .v.v. Chính vì vậy, để đáp ứng cho sự
phát triển của TTCK, cũng như đảm bảo sự điều chỉnh pháp luật hiệu quả khi
trên thực tế xuất hiện giao dịch các loại giấy tờ có giá (có đặc tính giống như
các loại chứng khoán truyền thống), luật pháp Việt Nam đã đưa ra quy định
pháp lý mang tính mở đó là "các loại chứng khoán khác".
2.2.


Đặc trưng của pháp luật về hoạt động KDCK

Là bộ phận cấu thành của pháp luật về hoạt động kinh doanh, nên pháp
luật về hoạt động KDCK cũng mang trong mình những đặc điểm chung của
pháp luật về hoạt động kinh doanh như: bảo đảm quyền tự do kinh doanh; bảo
đảm sự bình đẳng của các chủ thể tham gia thị trường; bảo đảm quyền tự
quyết, tự chủ của các chủ thể; tính theo đuổi lợi nhuận; xu hướng mở rộng
phạm vi, quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, do chịu tác động của nguyên tắc
trung gian, tính phức tạp và phong phú của chứng khoán và đặc biệt là khả
năng xảy ra sự xung đột về lợi ích giữa các chủ thể tham gia TTCK nên pháp
luật về hoạt động KDCK của các CTCK cũng có những đặc trưng liêng biệt:
2.2.1.

Pháp luật về hoạt động KDCK kiểm soát chặt chẽ việc thực

hiện quyển tự do KDCK của các CTCK.
Tự do kinh doanh là nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường, có tác
dụng phát huy tối đa khả năng làm giàu của một quốc gia. Do đó, các quốc gia
thường ghi nhận nguyên tắc này ở các văn bản luật. Tuy nhiên, do khu vực tài
chính là khu vực nhạy cảm và có độ rủi ro cao nên sự can thiệp của các yếu tố
quản lý hành chính thường rõ rệt và khắt khe hơn nhiều so với các lĩnh vực


16
kinh doanh khác trong nền kinh tế. Lĩnh vực KDCK lại tiềm ẩn những yếu tố
rủi ro đặc biệt mang tính dây chuyền, do vậy, pháp luật Việt Nam cũng như
pháp luật các nước đều có những biện pháp rất chặt chẽ để kiểm soát rủi ro
này. Đó là lý do tại sao quyền tự do kinh doanh của các CTCK bị ràng buộc
bởi những điều kiện pháp lý chặt chẽ, vì hoạt động kinh doanh của họ ảnh

hưởng trực tiếp và lập tức tới sự vận hành bình thường của thị trường và quyền
lợi của các chủ thể khác tham gia thị trường. Có thể dẫn chứng ở đây hàng loạt
các biện pháp như vậy: không cho phép huỷ lệnh giao dịch, các điều kiện về
vốn kinh doanh, điều kiện về nhân sự, các quy định về công bố thông tin, các
hạn chế về đầu tư.
2.2.2.

Pháp luật Việt nam quy định CTCK bắt buộc phải được tổ

chức theo mô hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. Bởi lẽ, mô hình tổ
chức của hai loại hình công ty này có đặc tính ưu việt là có khả năng thu hút
vốn lớn, cấu trúc vốn và cơ cấu quản lý chặt chẽ, và chỉ chịu trách nhiệm hữu
hạn trong phạm vi vốn của mình nên đã đáp ứng được các yêu cầu về kiểm
soát khả năng xảy ra các rủi ro mang tính dây chuyền của TTCK. Các chủ thể
khác như Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân không được phép tiến hành
hoạt động KDCK. Luật pháp không cho phép Công ty hợp danh, Doanh
nghiệp tư nhân tiến hành hoạt động KDCK là vì: một là, pháp luật không ràng
buộc các chủ thể này phải có cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ mang tính chất
kiềm chế nhau như phải có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Đại hội cổ đông
.v.v. Các chủ thể này có thể tự do trong việc thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý
của mình, điều này không bảo đảm quản lý doanh nghiệp hiệu quả; Hai là,
loại hình tổ chức này sẽ có nguy cơ phải giải thể ngay lập tức khi có một
thành viên nào đó rút vốn ra khỏi doanh nghiệp. Nói cách khác, nó không đảm
bảo sự tồn tại ổn định của doanh nghiệp; Ba là, lợi ích của doanh nghiệp gắn
liền với lợi ích của chủ doanh nghiệp nên có thể dẫn tới tình trạng thao túng
doanh nghiệp vì lợi ích của cá nhân chủ doanh nghiệp; Bốn là, các loại hình
doanh nghiệp này thường có nguồn vốn không lớn, khả năng huy động vốn
thấp, trong khi hoạt động KDCK cần nhiều vốn cho kinh doanh và khả năng



17
tài chính lớn để gánh chịu những rủi ro. Trẽn cơ sở những lý do này, Luật
pháp không cho phép Công ty hợp dan I, D.oã&tì dgKiiậpịttr nhân được phép tiến
hành hoạt động KDCK.


2.2.3.

■ °

t r ư ợ n g đ ạ i h ọ c l l l â ĩh à n ô i
phỏng gv

---- — -



— __

Việc phát triển mở rộng quy mô, phạm vỉ kinh doanh sang

lĩnh vực khác bị hạn chế.
Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung pháp luật luôn tạo lập cơ sở
pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh mở rộng phạm vi, quy mô kinh
doanh của mình. Nhưng ở lĩnh vực KDCK thì đặc tính này bị hạn chế trong
phạm vi lĩnh vực kinh doanh mà pháp luật đã giới hạn.
Trên thế giới, hiện nay một số quốc gia như Hà Lan, Thuỵ Sĩ, CHLB
Đức, các nước Bắc Âu cho phép Ngân hàng được kinh doanh trên mọi lĩnh vực
kể cả kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và các dịch vụ ngân hàng khác. Một
số quốc gia như Anh, ú c cho phép các ngân hàng được hoạt động KDCK

nhưng phải thành lập CTCK trực thuộc và hạch toán độc lập với ngân hàng
mẹ. Đa số các quốc gia: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc lại chỉ cho phép duy nhất các
CTCK độc lập tiến hành hoạt động KDCK {37 tr.93}. Theo Nghị định
48/1998/NĐ-CP, thì CTCK phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm
hữu hạn, trường hợp các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm hoặc các tổng
công ty muốn tham gia KDCK thì phải thành lập CTCK độc lập. Các nhà đầu
tư nước ngoài muốn tham gia KDCK tại Việt Nam thì bắt buộc phải thành lập
CTCK liên doanh với đối tác Việt Nam. Như vậy, nếu muốn KDCK tại Việt
Nam thì điều kiện bắt buộc là phải thành lập một CTCK có tư cách pháp nhân,
hạch toán độc lập. Các CTCK này chỉ được phép tiến hành hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định của pháp luật. Các CTCK
này không được phép tiến hành hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực khác. Do
vậy, có thể khẳng định khả năng mở rộng sang kinh doanh ở lĩnh vực khác của
CTCK bị pháp luật hạn chế. Mặt khác, pháp luật cũng đưa ra các quy định
nhằm khống chế phạm vi, quy mô kinh doanh chứng khoán của các CTCK
như: CTCK không được đầu tư vượt quá 20% tổng số chứng khoán đang được
lưu hành của một công ty niêm yết hoặc đầu tư vượt quá 15% tổng số chứng


18
khoán đang lưu hành của một công ty không niêm yết hoặc đẩu tư vào cổ
phiếu công ty mẹ (Quy chế về tổ chức và hoạt động của CTCK ban hành kèm
theo QĐ 04/1998/QĐ-UBCK3; Những người hành nghề KDCK không được
làm giám đốc, thành viên HĐQT hoặc cổ đông sở hữu 5% cổ phiếu biểu quyết
của một tổ chức phát hành chứng khoán, hoặc các quy định về mở chi nhánh,
tăng vốn điều lệ,... của các CTCK cũng bị quy định chặt chẽ hơn so với các
lĩnh vực kinh doanh khác.
2.3. Nội dung cơ cấu của pháp luật về KDCK
Mặc dù nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nhưng pháp
luật về hoạt động KDCK là một hộ thống thống nhất, các bộ phận cấu thành

có mối liên hệ trực tiếp với nhau, ở đó nghiệp vụ kinh doanh này là tiền đề cho
việc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh khác. Do đó, việc tìm hiểu nội dung cơ
cấu pháp luật KDCK của các CTCK sẽ góp phần quan trọng trong việc định ra
các quy định pháp lý phù hợp. Ví dụ: trên cơ sở phân loại mối quan hệ giữa
trực tiếp mua, bán chứng khoán với làm dịch vụ chứng khoán của các CTCK,
ta thấy đây là hai hoạt động kinh doanh có tính chất khác nhau và có thể xảy
ra khả năng xung đột lợi ích giữa CTCK với các chủ thể tham gia thị trường
khác. Trong trường hợp này pháp luật đã đề ra nhiều giải pháp khác nhau như:
Quán lý tài sản của khách hàng tách bạch vói tài sản chứng khoán của công ty
hoặc ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty. Chính vì
vậy, đặt ra vấn đề cần thiết phải có sự phân loại nội dung cơ cấu pháp luật
KDCK, nhằm điều chỉnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCK.
2.3.1.

Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, nhìn chung pháp luật về

KDCK điều chỉnh chủ yếu năm lĩnh vực sau:
a) Môi giới chứng khoán
b) Tự doanh
c) Bảo lãnh phát hành
d) Tư vấn đầu tư
e) Quản lý danh mục đầu tư


19
Theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP, các CTCK hiện nay được phép kinh
doanh trên năm lĩnh vực nói trên và do vậy pháp luật về KDCK cũng hình
thanh nên năm lĩnh vực điều chỉnh pháp lý tương ứng với năm lĩnh vực kinh
doanh này.
2.3.2. Căn cứ vào tính chất hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của

CTCK, nội dung cơ cấu pháp luật KDCK bao gồm hai bộ phận:
a) Pháp luật điều chỉnh các nghiệp vụ kinh doanh: Môi giới chứng khoán,
Tự doanh, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư, Quản lý danh mục đầu tư.
b) Pháp luật điều chỉnh các nghiệp vụ kỹ thuật bổ trợ như: chế độ công
bố thông tin, lưu ký chứng khoán.
2.3.3. Căn cứ vào hình thức tổ chức kinh doanh, nội dung cơ cấu pháp
luật về KDCK bao gồm hai bộ phận:
a) Pháp luật điều chỉnh các hoạt động trực tiếp mua, bán chứng khoán
(Tự doanh)
b) Pháp luật điều chỉnh các hoạt động cung ứng các dịch vụ về chứng
khoán (Bảo lãnh, Môi giới chứng khoán, Tư vấn đầu tư, Quản lý danh mục
đầu tư).
2.4.

Phương thức điều chỉnh của pháp luật nhằm bảo đảm an toàn

KDCK
Trên thị trường, mục tiêu của bất cứ nhà kinh doanh nào cũng đều là tìm
kiếm lợi nhuận. Điều đó không chỉ đúng mà còn là một thách thức đối với các
nhà kinh doanh. Trong lĩnh vực KDCK cũng vậy, bởi bên cạnh lợi nhuận thì
sự ổn định cũng như tăng trưởng nguồn tài chính của chủ thể kinh doanh sẽ
tạo ra khả năng đảm bảo bình ổn và phát triển của TTCK.
Những tiêu cực do hoạt động KDCK có thể đưa đến đã cho thấy sự cần
thiết khách quan phải có sự can thiệp vĩ mô của Nhà nước, nhằm bảo đám cho
hoạt động KDCK diễn ra minh bạch, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khác
tham gia TTCK, cũng như tính ổn định của các quan hệ kinh tế nói chung.
Khi xem xét sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực KDCK nói riêng và
đối với nền kinh tế nói chung, chúng ta cần lưu ý tới các giai đoạn với những



×