Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.14 MB, 105 trang )

M O 'Ỷị. ị'

-A-*

*

^



■*’ V



.>*"?*> .’ ■’
/

,.

-■

.••

f



'«! .*'■

- í


* •'

'”■*«

'

-4»

V- ■

■*

-•

/

*K
Í
ĩ CjT L . - •'

• • * * lw i C '



-•

&r; w

■'
* jr-- -


t
V

V

X

'-

i

.V

v

>:

~

J L: -y.;.— ■

'•

>

*




»„
r.

"•'<

Vỉi*'\ị

-4‘*r" 4

V


ia ,

J

.
..

*

■:>

-

í.

'i i

^


«

:%a*-

'


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ T HÀ NỘI

NGUYỀN TUYỀT MAI

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG
TỘI PHẠM VỂ MA TUÝ Ở VIỆT NAM






Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã s ố : 50514

LUẬN VÃN THẠC s ĩ LUẬT HỌC







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA H ỌC:



TS. Lê Thị Sơn

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG OẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG Đ Ọ C _ _ _ _

£ Lte

HÀ NỘI - 2002


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi đ ã thực hiện một cách nghiêm túc, độc lập, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của Tiến s ĩ luật học Lê Thị Sơn. Luận văn được hoàn thành
trên cơ sở phân tích tổng hợp tình hình đấu tranh phòng, chống tội
phạm vê ma tuỷ ở Việt nam, có tham khảo m ột s ố tài liệu, sácỉĩ
chuyên đê trong và ngoài nước. Luận văn không hề sao chép các
công trình nghiên cứu hay đề tài khoa học đ ã được công bố. Những
trường hợp có sử dụng tư liệu trích dẫn đều có giải thích về nguồn
trích dẫn và tác giả.


NGƯỜI TH ựC HIỆN LUẬN VẢN

NGUYỄN TUYẾT MAI


BẢNG TỪ VIẾT TẮT

AKAPOL

TỔ CHỨC CẢNH SÁT HÌNH SựC Á C NƯỚC ASEAN

BIHS

BỘ LUẬT HÌNH S ự

B1TTHS

BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH s ự

CKXHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Đ.

ĐIỀU

INTERPOL


TỔ CHỨC CẢNH SÁT HÌNH SựQ U Ố C TẾ

T aNDTC

TOÀ ÁN NHÂN DÂN T ố i CAO

TĨỈHS

TRÁCH NHIỆM HÌNH s ự

UBQGPCMT

ƯỶ BAN QUỐC GIA PHÒNG C H ốN G MA TƯÝ

ƯMDCP

CHƯƠNG TRÌNH KlỂM

soát m a

TƯÝ Q ư ố c

LIÊN HỢP QUỐC
VCSNDTC

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN T ố i CAO

tế của



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẨU............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 - TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỂ MA TUÝ Ở VIỆT N A M ...................8
1.1 Chất ma tuý và tệ nạn ma tuý ở Việt N a m ..............................................................8
1.2 Tinh hình tội phạm về ma tuý ở Việt N a m ........................................................... 15
1.2.1 Thực trạng và động thái của tình hình tội phạm về ma tuý ởViệt Nam......15
1.2.2 Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm vềma tuý ở Việt Nam.............. 20
1.2.3 Phương thức, thủ đoạn phạm tội và địa bàn hoạt động của tội phạm
về ma tuý ở Việt Nam........................................................................................ 27
1.2.4 Động cơ và mục đích của người phạm tội về ma tuý...................................... 31
1.2.5 Nhân thân của người phạm tội về ma tuý ở Việt N a m ...................................32
CHƯƠNG 2 - NGUYÊN NHÂN VÀ ĐlỂU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
VỂ MA TUÝ Ở VIỆT N A M ......................................................................................... 36
2.1 Nguyên nhân và điều kiện về tự nhiên, lịch sử, kinh tế và xã h ộ i....................37
2.2 Nguyên nhân và điều kiện về giáo dục và tâm lý ................................................40
2.3 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến các quy định của pháp luật............ 43
2.4 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật.........50
2.5 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến các hoạt động quản lý
Nhà nước khác về phòng, chống ma tuý............................................................. 58
2.6 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế
đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý ở Việt N am ............................... 65
CHƯƠNG 3 - CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỂ MA TUÝ Ở VIỆT N A M .................................. 68
3.1 Dự báo tình hình tội phạm về ma tuý ở Việt Nam thời gian tới.......................68
3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm
về ma tuý ở Việt N a m ................................................................................................... 73
3.2.1 Các biện pháp về kinh tế - văn hoá - xã hội..................................................... 75
3.2.2 Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục...............................................................80



3.2.3 Các hiện pháp tăng cường hợp tác quốc lế trong đấu Iranh phòng,
chống tội phạm về ma tuý.............................................................................. #4
3.2.4 Các biện pháp hoàn thiện pháp luật đấu tranh phòng, chống
Lội phạm về ma Luý........................................................................................... 85
3.2.5 Các biện pháp tăng cường hiệu quả hoại động của các cơ quan
điều Lra. truy tố. xét xử lội phạm về ma ruý.................................................. 89
KẾT LUẬN............................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 97


MỞ ĐẨU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ hàng ngàn năm trước công nguyên, con người đã sớm phát hiện ra rằng
có rất nhiều các loại cây cỏ trong thiên nhiên chứa đựng trong đó các chất có tác
dụng chữa bệnh, chống mệt mỏi và làm cho tinh thần sảng khoái, người ta gọi
chung các chất này là ma tuý. Rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi là cây thuốc
phiện ở Châu Á, cây cô ca ở Châu Mỹ và cây cần sa ở Châu Phi... Việc lạm dụng
ma tuý đã khiến con người dần dần bị lệ thuộc, nhu cầu đòi hỏi về ma tuý ngày
càng tăng. Và rồi ngoài các chất ma tuý có nguồn gốc tự nhiên, người ta (với sự
hỗ trợ của khoa học kỹ thuật) ngày càng tạo ra được nhiều chất ma tuý mới có
nguồn gốc bán tổng hợp (heroin, lysergide...), ma tuý có nguồn gốc tổng hợp
toàn phần (amphetamine, methamphetamine, esctasy...).
Hiện nay, có tới 225 chất ma tuý được xác định trong các Công ước quốc
tế về kiểm soát chất ma tuý, đó là chưa kể những chất mới xuất hiện mà chưa
được ghi nhận chính thức. Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng hơn 180 triệu
người trên thế giới - chiếm 4,2% dân số từ 15 tuổi trở lên - tiêu thụ ma tuý vào
những năm cuối thập kỷ 90. Số người này bao gồm 144 triệu người sử dụng chất

cần sa, 29 triệu người sử dụng các chất kích thích dạng amphetamin, 14 triệu
người sử dụng cocain và 13 triệu người lạm dụng các chất á phiện, trong đó có 9
triệu người nghiện chích heroin [28].
Mức độ gia tăng các loại ma tuý và lạm dụng ma tuý góp phần dẫn đến
hàng loạt vấn đề: Tệ nạn xã hội, các tội phạm hình sự, sự suy thoái kinh tế, sự
xuống cấp đạo đức xã hội... Ngày nay, đấu tranh phòng, chống ma tuý và tội
phạm về ma tuý đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu và là một trong các mối
quan tâm hàng đầu của thế giới. Tại khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc về vấn đề ma tuý quốc tế diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10/6/1998 tại Niu
Yoóc, 185 quốc gia đã cùng ký tên vào bản tuyên bố chung của khoá họp, chứng
tỏ rằng lần đầu tiên toàn thể cộng đồng quốc tế đã cùng đồng tâm nhất trí cam
kết đấu tranh chống lại hiểm họa ma tuý. Tháng 4/2000 lần đầu tiên vấn đề ma


2

tuý được đưa vào trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc - một bằng chứng hiển nhiên về việc thế giới ngày nay coi ma tuý là một
trong những mối đe dọa to lớn đối với an ninh nhân loại.
Ở Việt Nam, đấu tranh phòng, chống ma tuý trong nhiều năm qua đã được
Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật là các hoạt động kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử
lý các tội phạm về ma tuý cũng như bài trừ tệ nạn ma tuý. Từ năm 1993, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết 06/CP về tăng cường công tác phòng, chống và kiểm
soát ma tuý. Ngày 1/9/1997 Chủ tịch nước ra quyết định Việt Nam tham gia ba
Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên hợp quốc (Công ước thống nhất
về các chất gây nghiện năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và
Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất gây nghiện và các chất
hướng thần năm 1988). Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành các Chương trình hành
động phòng, chống ma tuý giai đoạn 1998-2000 và giai đoạn 2001-2005. Dưới

góc độ lập pháp hình sự, nhiều hành vi bất hợp pháp liên quan đến ma tuý đã
được quy định là tội phạm trong BLHS và bị xử lý bằng biện pháp cưỡng chế Nhà
nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Đặc biột trong lần sửa đổi thứ tư BLHS
năm 1985 và trong BLHS năm 1999, các tội phạm về ma tuý được quy định thành
một chương riêng với nhiều tội danh mới và đường lối xử lý nghiêm khắc. Luật
Phòng, chống ma tuý được Quốc hội khoá X thông qua, có hiệu lực vào ngày
1/6/2001 tạo cơ sở pháp lý có hiệu quả cao hơn để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu
tranh chống tệ nạn ma tuý.
Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua và những năm gần đây cho thấy tệ
nạn ma tuý và tội phạm về ma tuý ngày càng diễn ra phức tạp. Từ chỗ chủ yếu có
từ các nguồn trong nước, những năm gần đây, ma tuý từ nước ngoài đã thẩm lậu
vào Việt Nam. Việt Nam không chỉ là địa bàn tiêu thụ, mà đã biến thành nơi
trung chuyển và hoạt động buôn lậu ma tuý. Bên cạnh đó, ở Việt Nam đã xuất
hiện tình trạng sản xuất và điều chế chất ma tuý ở trong nước. Mặt khác, những
hạn chế của công tác quản lý xã hội, quản lý các chất độc nghiện, công tác tuyên
truyền, giáo dục trong nhân dân về tác hại của ma tuý không thể chặn đứng được
chiều hướng gia tăng số lượng người nghiện ma tuý. Nguy hiểm nhất là ma tuý
đã tấn công vào nhà trường và lứa tuổi thanh thiếu niên. Đặc biệt những diễn biến


3

mau lẹ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế đã
đặt ra những khả năng, triển vọng và thách thức to lớn cho công cuộc đấu tranh
phòng, chống tệ nạn ma tuý và tội phạm về ma tuý ở Việt Nam.
Trước tình hình đó, việc tổ chức nghiên cứu một cách có hệ thống và
chuyên sâu tình hình tội phạm về ma tuý, các nguyên nhân và điều kiện của tình
hình, nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu, góp phần làm giảm thiểu và từng
bước đẩy lùi tội phạm về ma tuý nói riêng, tệ nạn ma tuý nói chung là một việc
làm cần thiết và cấp bách.


2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình tội phạm về ma tuý và đưa ra các biện pháp đấu
tranh phòng, chống loại tội phạm này là việc làm có ý nghĩa cấp bách cả về lý
luận và thực tiễn, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người và tổ chức trên
thế giới và ở Việt Nam.
Văn phòng kiểm soát ma tuý và phòng chống tội phạm của Liên Hợp
Quốc (ODCCP) cùng với Uỷ ban kiểm soát ma tuý quốc tế (INCB) thường xuyên
tiến hành khảo sát và công bố các Báo cáo về tình hình ma tuý toàn cầu qua các
năm, đặc biệt có chú trọng phân tích mạng lưới ma tuý, tình hình giảm cầu ma
tuý, các xu hướng và hình thức buôn lậu ma tuý... Cục hành pháp ma tuý quốc tế
(INCSR) cũng xây dựng hàng loạt các chính sách và chương trình hành động
trong chiến lược kiểm soát ma tuý quốc tế; Viện nghiên cứu phân tích chiến lược
quốc phòng công bố hàng năm Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp phòng
chống ma tuý... Đây là những cứ liệu khoa học rất hữu ích cho công cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn rất cần thiết
phải có những công trình nghiên cứu về lý luận và khảo sát về thực tiễn tình hình
tội phạm về ma tuý ở Việt Nam, cũng như đặc điểm riêng biệt của cuộc đấu tranh
phòng, chống loại tội phạm này ở Việt Nam, để từ đó đưa ra các giải pháp phòng,
chống tội phạm về ma tuý đạt hiệu quả.
Đáp ứng đòi hỏi đó, hàng loạt công trình nghiên cứu về tệ nạn ma tuý như
Tổng luận "Tệ nạn ma tuý ở Việt Nam và giải pháp" của Bộ lao động, thương
binh và xã hội; Tổng luận "Ma tuý và cuộc đấu tranh chống lạm dụng ma tuý"
của Bộ Công an... được ghi nhận là những nghiên cứu tương đối đầy đủ, có hệ
thống, khoa học. Đặc biệt, giữa năm 2002 các tác giả Nguyễn Xuân Yêm và Trần


4

Văn Luyện đã cho ra mắt cuốn “Hiểm họa ma tuý với cuộc chiến mới” có thể coi

là công trình chuyên khảo đề cập khá toàn diện về tình hình đấu tranh phòng,
chống ma tuý trên thế giới và ở Việt Nam. Những công trình này đều nghiên cứu
về tệ nạn ma tuý trên bình diện rộng và coi đó là một loại tệ nạn xã hội, đấu tranh
phòng chống ma tuý cũng được coi là đấu tranh phòng, chống một loại tệ nạn xã
hội.
Tội phạm về ma tuý ở Việt Nam, ở góc độ là tội phạm hình sự, thường chỉ
được nghiên cứu, phân tích trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự về loại
tội phạm này. Có thể tìm thấy sự phân tích đó đan xen trong các cuốn bình luận
khoa học luật hình sự, giáo trình luật hình sự của các trường Đại học, hoặc trong
chuyên khảo về "Các tội tham nhũng, ma tuý và các tội phạm về tình dục đối với
người chưa thành niên" (Bộ Tư pháp, năm 1997)... hay trong các công trình
nghiên cứu chuyên sâu đã được công bố của các tác giả Nguyễn Phong Hoà với
đề tài "Các tội phạm về ma tuý - Đặc điểm hình sự, dấu vết pháp lý, các biện
pháp phát hiện và điều tra", Trần Văn Luyện với "Trách nhiệm hình sự đối với
các tội phạm về ma tuý"....
Nếu như tội phạm về ma tuý dưới góc độ hình sự được nghiên cứu, phân
tích tương đối tập trung và chi tiết, thì dưới góc độ tội phạm học lại còn rất thiếu
sự khảo cứu chuyên sâu. Đa số các đề tài mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu với
phạm vi hẹp như tác giả Vũ Ngọc Bừng với đề tài "Phòng chống ma tuý trong
nhà trường" (năm 1997); các luận văn thạc sĩ luật học "Đấu tranh phòng, chống
ma tuý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Trịnh Văn Nam (1998);
"Đấu tranh phòng, chống tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép
các chất ma tuý" của tác giả Phan Đình Khánh (1998)...
Như vậy, việc nghiên cứu tình hình tội phạm về ma tuý - loại tội phạm
hình sự với các đặc điểm, diễn biến riêng ở Việt Nam, cùng với việc phân tích
hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trên cơ sở thực tiễn áp dụng
pháp luật, điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm về ma tuý ở Việt Nam thời gian
qua, tìm ra nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm về ma tuý trong thời gian tới là
việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.



5

3. Mục đích, nhiệm yụ của luận văn
Ở góc độ luận văn thạc sỹ, mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu
thực trạng tệ nạn ma tuý, tình hình tội phạm về ma tuý ở Việt Nam thời gian qua,
rút ra các nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm về ma tuý, đồng thời
khuyến nghị một số giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
chống loại tội phạm này ở Việt Nam.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ cần giải
quyết sau:
- Khái quát thực trạng tệ nạn ma tuý và tình hình tội phạm về ma tuý ở Việt
Nam từ 1995 đến nay;
- Nghiên cứu hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý ở Việt
Nam;
- Phân tích làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma tuý
ở Việt Nam;
- Dự báo tệ nạn ma tuý và tình hình tội phạm về ma tuý ở Việt Nam trong
thời gian tới;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội
phạm về ma tuý trong tình hình hiện nay và những năm tới.

4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm về ma tuý dưới góc độ tội phạm
học. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của bản luận văn thạc sĩ, tác giả cũng
không có điều kiện đi sâu hết tất cả các khía cạnh tội phạm học của đề tài, mà
xin được giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình tội phạm về ma tuý,
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma tuý, các giải pháp đấu

tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu tình hình tội phạm về ma
tuý ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2001. Chúng tôi
lựa chọn mốc nghiên cứu từ năm 1995 xuất phát từ thực tiễn biến động tình hình
tội phạm về ma tuý và cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này ở Việt


6

Nam. Sau hai năm thực hiện Nghị quyết 06/CP ngày 29/1/1993 của Chính phủ văn bản pháp lý đầu tiên đặt cơ sở cho công tác phòng, chống ma tuý ở Việt Nam
trong thời kỳ mới, chúng ta đã xác lập được một số tiền đề cơ bản cho cuộc đấu
tranh phòng, chống loại tội phạm này. Tuy vậy, chịu tác động của tình hình tội
phạm về ma tuý quốc tế và khu vực, nhằm đối phó với các lực lượng đấu tranh
phòng, chống ma tuý của Việt Nam và thế giới, tình hình tội phạm về ma tuý ở
Việt Nam có sự chuyển biến đáng kể theo hướng gia tăng về số lượng và về mức
độ nghiêm trọng. Những số liệu nghiên cứu về tình hình tội phạm về ma tuý
trong thời gian 7 năm trở lại đây (1995-2001) sẽ là căn cứ thực tiễn có giá trị, cần
và đủ để tìm ra nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm về ma tuý, từ đó
đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm
này.
Luận văn tập trung phân tích tình hình tội phạm về ma tuý trên cơ sở các
số liệu thống kê (phần tội phạm rõ). Do có nhiều nguồn thống kê khác nhau về tệ
nạn ma tuý và tội phạm về ma tuý ở Việt Nam hiện nay, nên để nhất quán trong
nghiên cứu, phân tích và kết luận, chúng tôi dựa vào cơ sở chính là nguồn số liệu
thống kê chính thức của Văn phòng UBQGPCMT và phòng tổng hợp TANDTC,
có tham khảo ở mức độ nhất định kết quả điều tra xã hội học của Bộ lao động,
thương binh và xã hội.
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, logic, so
sánh, xã hội học và khoa học dự báo để thực hiện các nhiệm vụ của luận văn.


5. Những đóng góp mới của luận văn
Về phương diện khoa học, giá trị và những đóng góp của luận văn cần
được sự thẩm định của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, những người am hiểu
về lĩnh vực này. Song tác giả cũng mạnh dạn đánh giá:
- Bản luận văn đã góp phần đáng kể trong việc đưa ra bức tranh toàn cảnh
và hiện thực về tình hình tội phạm về ma tuý và công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm về ma tuý ở Việt Nam giai đoạn từ 1995 đến 2001.
- Đánh giá được những nguyên nhân và điều kiện cơ bản của tình hình tội
phạm về ma tuý cũng như dự báo tình hình tội phạm về ma tuý ở Việt Nam trong
thời gian tới.


7

- Đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu
quả đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý ở Việt Nam trong thời gian gần.
- Với các kết quả nghiên cứu nêu trên, luận văn có giá trị tham khảo hữu
ích cho cán bộ giáo viên, sinh viên trong các trường học cũng như cán bộ làm
công tác nghiên cứu và thực tiễn.

6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 96 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành 3
chương:
Chươns. 1 : Tình hình tội phạm về ma tuý ở Việt Nam.
Chương 2 : Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma tuý ở
Việt Nam.
Chương 3 : Các biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội
phạm về ma tuý ở Việt Nam.



8

CH Ư Ơ N G 1

TÌNH HÌNH TỘ I PH ẠM VỂ MA TƯÝ Ở VIỆT NAM

1.1 CHẤT MA TUÝ VÀ TỆ NẠN MA TUÝ Ở VIỆT NAM
Tệ nạn ma tuý và tội phạm về ma tuý có nguồn gốc phát sinh và phát triển
gắn liền với đối tượng của nó - các chất ma tuý. Sự tăng nhanh về số lượng các
chất ma tuý và tính chất ngày càng nguy hiểm của việc lạm dụng các chất này đã
góp phần quyết định tính chất nghiêm trọng và phức tạp của tệ nạn ma tuý và
tình hình tội phạm về ma tuý. Chính vì vậy, chúng tôi bắt đầu việc nghiên cứu
tình hình tội phạm về ma tuý từ sự khái quát về các chất ma tuý.
Các chuyên gia nghiên cứu về ma tuý của Liên Hợp Quốc trên cơ sở tác
dụng sinh lý học của các chất ma tuý đã xác định "Ma tuý là các chất hoá học có
nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác
dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm con người bị lệ thuộc vào
chúng, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng" [35, 12].
Từ chỗ nhìn nhận chất ma tuý ở khả năng gây nghiên của chúng (các chất
gây nghiện hay chất ma tuý theo nghĩa hẹp), người ta lo lắng về hậu quả sử dụng
các chất kích thích, ức chế thần kinh, các chất gây ảo giác mà việc sử dụng lâu
ngày cũng dẫn đến tình trạng nghiện ở người sử dụng (các chất hướng thần). Và
vì vậy, không thể không kiểm soát nghiêm ngặt các tiền chất (chất dẫn xuất) và
các hoá chất (dung môi, chất xúc tác) cần thiết cho việc điều chế ra các chất gây
nghiên, chất hướng thần. Phạm vi chất ma tuý ngày càng được mở rộng.
Căn cứ pháp lý quốc tế để xác định các chất ma tuý (theo nghĩa rộng) là
các bảng danh mục các chất ma tuý, chất hướng thần và các tiền chất ma tuý
trong các Công ước của Liên Hợp Quốc về kiểm soát các chất ma tuý [8]. Tuy
nhiên, các Công ước này không đưa ra khái niệm chung về chất ma tuý (theo
nghĩa rộng), chất gây nghiện (chất ma tuý theo nghĩa hẹp), chất hướng thần hoặc

tiền chất ma tuý. Mặt khác, việc xác định các chất ma tuý, chất hướng thần và
tiền chất ma tuý dựa trên bảng danh mục cũng có những hạn chế nhất định, ngày
càng có nhiều chất mới xuất hiện đòi hỏi phải được kịp thời bổ sung vào danh
mục các chất ma tuý cần kiểm soát.


9

Đặc điểm của các chất ma tuý là vừa có tính hợp pháp, vừa có tính bất hợp
pháp. Nó có thể được sử dụng vào các mục đích chữa bệnh, nghiên cứu khoa học
hoặc trong công nghiệp dưới sự quản lý, giám sát của các cơ quan Nhà nước.
Song việc lạm dụng, sản xuất, buôn bán, vận chuyển... các chất này không đúng
mục đích và không đúng thẩm quyền sẽ bị coi là trái pháp luật, có thể bị xử lý
hành chính hoặc hình sự. Các chất ma tuý có khả năng gây nghiện cao và rất khó
cai, việc sản xuất, buôn bán các chất ma tuý mang lại lợi nhuận siêu ngạch trong
khi tương đối dễ sản xuất, sử dụng và vận chuyển. Cũng chính từ các đặc điểm
này mà những hoạt động bất hợp pháp liên quan đến các chất ma tuý (tội phạm
về ma tuý, tệ nạn ma tuý) không ngừng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng.
Ở Việt Nam, mặc dù ngay từ năm Cảnh Trị thứ ba (1665) vua Lê Hiển
Tông đã từng công bố Đạo luật "Cấm trồng cây thuốc phiện", cũng như ngay sau
khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính Phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà
đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật xử lý các hành vi vi phạm thể lệ quản
lý thuốc phiện; chống buôn lậu thuốc phiện... song thuật ngữ "chất ma tuý" lần
đầu tiên được xuất hiện chính thức trong BLHS 1985 (Đ.203 tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma tuý). Tuy nhiên, trong Bộ luật không có sự giải thích chính thức
thế nào là các chất ma tuý. Năm 1997, BLHS năm 1985 được sửa đổi lần thứ tư,
cùng với việc quy định các tội phạm về ma tuý thành một chương riêng (chương
Vlla), đã liệt kê các chất ma tuý ở các dạng cụ thể hay gặp như nhựa thuốc phiện,
nhựa cần sa, cao côca, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây cô ca, quả thuốc phiện khô,
quả thuốc phiện tươi, heroin, cocain, các chất ma tuý khác ở thể lỏng, các chất

ma tuý khác ở thể rắn. Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBNV hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLHS nêu rõ: chất ma tuý là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng
trong khoa học. Thông tư cũng trích dẫn danh mục cụ thể các chất ma tuý, các
tiền chất và các chất hoá học dùng để điều chế các chất ma tuý theo Công ước
quốc tế 1961, 1971, 1988 bao gồm 225 chất ma tuý và 22 tiền chất và các chất
hoá học [21].
Ngày 9/12/2000 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức thông
qua Luật Phòng, chống ma tuý. Tại Đ.2 của Luật này, chất ma tuý được hiểu như
sau:


10

"1. Chất ma tuý là các chất gây nghiên, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là các chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây
tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
4. Tiền chất là những chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế,
sản xuất các chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban
hành...”
Quy định trên đã chỉ ra các dạng khái quát của chất ma tuý dựa trên cơ sở
phân định tác dụng gây nghiện hoặc hướng thần của các chất ma tuý. Đồng thời
cũng xác định một văn bản pháp lý quy định thống nhất về các chất ma tuý ở
Việt Nam. Song tới cuối năm 2001, Chính phủ mới ban hành Nghị định số
67/2001/ NĐ -CP ngày 1/10/2001 xác định danh mục các chất ma tuý và tiền
chất ở Việt Nam. Theo đó có 227 chất ma tuý được chia làm 3 danh mục và 22
tiền chất cần kiểm soát.
Như vậy, có thể khẳng định lại về nội dung, chất ma tuý là các chất có

nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ th ể con người có tác dụng kích
thích, ức c h ế thần kinh hoặc gây ảo giác, việc sử dụng hoặc lạm dụng nhiều lần
các chất này s ẽ dẩn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Theo nguồn gốc sản xuất ra chất ma tuý, người ta phân thành các chất ma
tuý tự nhiên (điển hình là nhựa thuốc phiện), các chất ma tuý bán tổng hợp (điển
hình là heroin), các chất ma tuý tổng hợp (điển hình là methamphetamin). Mức
độ gây nghiện và tác hại do bị lạm dụng của các chất ma tuý cũng khác nhau, có
chất ma tuý nặng, chất ma tuý nhẹ. So với các chất ma tuý có nguồn gốc tự nhiên
ban đầu, các chất ma tuý có nguồn gốc bán tổng hợp, tổng hợp có độc tính cao
hơn, có tác hại tâm sinh lý mạnh mẽ hơn, đương nhiên cũng thể hiện tính nguy
hiểm cao hơn trong việc sản xuất, tàng trữ, mua bán, lạm dụng...các chất này.
Điều đáng nói là ngày càng có nhiều chất ma tuý được điều chế, tổng hợp trong
các phòng thí nghiệm, mà khả năng gây nghiện và gây nguy hại đến tính mạng,
sức khoẻ cho người sử dụng gấp bội. Có thể xác định được mối liên hệ giữa một
số chất ma tuý và tiền chất dựa vào công thức hoá học và cách thức điều chế, sản


11

xuất ra chúng [1]. Ví dụ từ nhựa thuốc phiện, người ta chế xuất được morphin
(khoảng lOkg thuốc phiện thu được lkg morphin), từ morphin qua công nghệ hoá
chất lại tổng hợp được nhiều loại chế phẩm khác, trong đó có heroin (khoảng lkg
morphin thu được 800gr - 950gr heroin). Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng, cùng
một loại ma tuý, nhưng phụ thuộc vào điều kiện hình thành khác nhau như điều
kiện tự nhiên, quá trình chế biến, tổng hợp có thể có trọng lượng, hàm lượng chất
ma tuý gây nghiện khác nhau. Ví dụ các sản phẩm từ cây cần sa (lá, hoa, quả,
nhựa cần sa, tinh dầu cần sa...) ở Đông Nam Á có chứa 2 - 4% Tetrahydro
canabinol gây ảo giác, trong khi ở cần sa Colombia, hàm lượng này tới 9%. Nhựa
thuốc phiện có dạng sống (dạng thô) và dạng chín (đã lọc kỹ tạp chất, cô đặc
thành thuốc chín), cứ 3 kg thuốc phiện sống sẽ cho 1 kg thuốc phiện chín. Heroin

có nhiều dạng: bột hoặc nước, heroin càng tinh khiết màu càng trắng, loại xấu có
mầu ngà vàng... Phân tích nguồn gốc, các dạng, hàm lượng, khả năng gây
nghiên... của các chất ma tuý sẽ giúp chúng ta có các kết luận chính xác về thực
trạng, tính chất của tệ nạn ma tuý và tình hình tội phạm về ma tuý.
Việc nghiên cứu tình hình tội phạm về ma tuý không thể tách rời thực

trạng, diẽn biến tệ nạn ma tuý. Tệ nạn ma tuý là môi trường nuôi dưỡng và phát
triển tội phạm về ma tuý, đồng thời tội phạm về ma tuý chính là sự phát triển của
tệ nạn ma tuý ở mức độ nguy hiểm cao. Vì vậy, những biến động của tệ nạn về
ma tuý đều phản ánh hoặc dẫn đến những biến động của tinh hình tội phạm về
ma tuý. Bất cứ một số liệu thống kê nào về tình hình tội phạm về ma tuý cũng
đều phản ánh ở phạm vi nhất định thực trạng tệ nạn ma tuý và ngược lại. Những
nguyên nhân và điều kiện của tệ nạn ma tuý đồng thời cũng là những nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma tuý...
Ngày nay, tệ nạn ma tuý đã phát triển trở thành một trong những tệ nạn xã
hội nghiêm trọng với “các hành vi trái với chuẩn mực xã hội, có tính chất xã hội
ở mức phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế, văn hoá, xã
hội” [36, 309]. Vậy những hành vi trái với chuẩn mực xã hội được xác định trong
nội hàm khái niệm tệ nạn ma tuý là gì hay nói cách khác tệ nạn ma tuý là gì?
Ớ góc độ khái quát, trong các kết quả nghiên cứu, báo cáo của Liên Hợp
Quốc, tệ nạn ma tuý chủ yếu được hiểu là lạm dụng ma tuý và sản xuất, buôn lậu
ma tuý [28]. Cũng theo nghĩa này, Luật Phòng, chống ma tuý nước CHXHCN


12

Việt Nam xác định tệ nạn ma tuý là “tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm về ma
tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý" [11].
Nghiện ma tuý là việc sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần dẫn đến bị lộ thuộc vào các chất này.

Tội phạm về ma tuý được quy định trong chương XVIII BLHS 1999 bao
gồm:
- Hành vi phạm tội liên quan đến cây trồng có chứa chất ma tuý: Tội trồng
cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Đ.192);
- Các hành vi phạm tội liên quan đến chất ma tuý: tội sản xuất trái phép
chất ma tuý (Đ.193), tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma tuý (Đ.194), tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Đ.197), tội chứa
chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Đ.198), tội sử dụng trái phép chất ma
tuý (Đ.199), tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý
(Đ.200);
- Các hành vi phạm tội liên quan đến tiền chất ma tuỷ: tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái
phép chất ma tuý (Đ.195);
- Các hành vi phạm tội liên quan đến các phương tiện, dụng cụ dùng vào
việc sản xuất hoặc sử dụng chất ma tuý'. tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua
bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất
ma tuý (Đ.196);
- Các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc
các chất ma tuý khác (Đ.201).
Các hành vi trái phép khác về ma tuý được hiểu như những hành vi vi
phạm chế độ quản lý chất ma tuý mà chưa bị coi là tội phạm, hay các hành vi
chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý, hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm
tội về ma tuý mà có...
Như vậy, theo nghĩa rộng, tệ nạn ma tuý được xác định chủ yếu dựa trên
cơ sở tình trạng nghiện ma tuý và tội phạm về ma tuý. Tội phạm về ma tuý là một
trong những thông số phản ánh tệ nạn ma tuý. Hơn thế nữa, tội phạm về ma tuý
còn phản ánh tệ nạn ma tuý ở mức độ nguy hiểm cao. Tính chất phức tạp, nghiêm


13


trọng của tội phạm về ma tuý, cùng với tình trạng nghiện ma tuý gia tăng đã góp
phần đáng kể vào việc biến tệ nạn ma tuý trở thành "quốc nạn".
Tuy nhiên, trên thực tế và phổ biến hơn, người ta thường xem xét tệ nạn
ma tuý theo nghĩa hẹp - là tình trạng nghiện hút, lạm dụng ma tuý. Lạm dụng
chất ma tuý hay sử dụng trái phép chất ma tuý lại là một trong số các hành vi
phạm tội về ma tuý. Đi liền với hành vi phạm tội này là hàng loạt các hành vi
phạm tội về ma tuý khác như sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, tổ chức sử
dụng trái phép chất ma tuý...Và như vậy tệ nạn ma tuý lại tiềm ẩn bên trong tình
hình tội phạm về ma tuý, là môi trường nuôi dưỡng và là động lực thúc đẩy sự gia
tăng của các tội phạm khác về ma tuý. Tuy nhiên, sự gia tăng tình hình tội phạm
về ma tuý dẫn tới sự có mặt “rất sẵn” của các chất ma tuý trên thị trường lại kích
thích tệ nạn (nghiện) ma tuý ngày càng phát triển ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Tất cả các nghiên cứu về tệ nạn ma tuý và tình hình tội phạm về ma tuý ở Việt
Nam và thế giới đều đi đến kết luận: Sự thường xuyên và mức độ nghiêm trọng
của tình hình tội phạm về ma tuý ngày một gia tăng cùng với mức độ nghiện gia
tăng [39, 298].
Nếu xem xét tình hình nghiên ma tuý ở Viêt Nam những năm 1995 trở lại
đây, chúng ta thấy thực sự đã đến mức báo động.
Bảng 1: Thống kê về sô người nghiện ma tuý ở Việt Nam
giai đoạn 1995 - 2001

Năm
(1)

Số người nghiện
(2)

1995


72.831

1996
1997

80.321

1998
1999
2000
2001

Tăng so với năm 1995 (%)
(3)
100

77.201

110,3
106

97.034
104.547

133,5

101.036

138,7


ị ------

143,5
156,4

Nguồn: Văn phòng UBQGPCMT
Hai năm 1997 và 2000 đánh dấu những mốc quan trọng trong hoạt động
lập pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý:


14

- Năm 1997 Việt Nam tham gia ký kết 3 Công ước quốc tế về Kiểm soát
ma tuý; Và nhằm đảm bảo cho sự phù hợp nội dung giữa hệ thống pháp luật
trong nước và các Công ước quốc tế đó, cũng như đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc
thực hiện các biện pháp đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý, BLHS 1985
được sửa đổi lần thứ tư, tội phạm về ma tuý được quy định thành một chương
riêng (chương Vlla).
- Ngày 1/7/2000 BLHS mới có hiệu lực thi hành, trong đó chương các tội
phạm về ma tuý được sửa đổi theo hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan
đến đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý. Đồng thời ngày 9/12/2000 Quốc
hội cũng thông qua Luật Phòng, chống ma tuý tạo cơ sở pháp lý có hiệu quả hơn
để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma tuý.
Trong hai năm này, số người nghiện ma tuý đã giảm so với các năm trước
(năm 1997 giảm 3,9% so với năm 1996, năm 2000 giảm 3,4% so với năm 1999)
nhưng vẫn ở mức rất cao. Tuy nhiên, xét cả giai đoạn 1995-2001 tốc độ gia tăng
bình quân một năm về số người nghiện ma tuý là 107,7%, tương ứng với 5.608
người nghiện tăng mỗi năm. Với tốc độ tăng như vậy, từ năm 1999 số người
nghiện ma tuý đã vượt quá con số 10 vạn người, so với trên 7 vạn người nghiện
năm 1995. Tính đến cuối năm 2001, cả nước có 113.903 người nghiện ma tuý có

hồ sơ kiểm soát, trong đó có 95.854 người nghiện ngoài xã hội và 18.049 người
nghiện ma tuý trong 51 trại giam, cơ sở giáo dục và giáo dưỡng, tăng 12.867
người (12,7%) so với cuối năm 2000 [31]. Số người nghiện ma tuý trên thực tế có
thể còn cao hơn do chúng ta chưa thống kê được số người nghiện trong các trại
tạm giam và người nghiện ma tuý không có nơi cư trú cố định. Tại 4 thành phố
trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, số
người nghiện ma tuý chiếm 30,9% tổng số người nghiện trong cả nước. Các tỉnh,
thành phố có người nghiện tăng nhiều là TP. Hồ Chí Minh (+2.192 người), Hải
Phòng (+428 người), Nghệ An (+530 người), Tây Ninh (+260 người), Thái
Nguyên (+595 người) [31]. Trong số những người nghiện mới, một số là công
nhân, viên chức Nhà nước (chủ yếu thuộc ngành giao thông vận tải, ngành thuế,
quản lý thị trường, kiểm lâm, bưu điện...) hoặc giới văn nghệ sĩ, thậm chí một số
cán bộ có địa vị trong xã hội...


15

Tình hình sử dụng ma tuý trong thanh thiếu niên hiện nay thực sự là vấn
đề đáng lo ngại. Theo số liệu khảo sát của Cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ
lao động, thương binh và xã hội năm 2000, tỷ lệ nghiện ma tuý theo độ tuổi ước
tính như sau: dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 9,81%, từ 18 - 25 tuổi chiếm khoảng
53,38%, từ 26 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ 17,6%, trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ 9,13%. Như
vậy, nạn lạm dụng ma tuý xảy ra chủ yếu trong nhóm tuổi thanh thiếu niên, với
tỷ lệ trung bình khoảng 65% người nghiên ma tuý có độ tuổi dưới 30, ở một sô'
tỉnh phía Bắc tỷ lệ này lên tới trên dưới 90%, so với số liệu khảo sát năm 1995 có
thay đổi đáng kể (người nghiện ma tuý dưới 30 tuổi chỉ chiếm 42,4%) [29, 11].
Khi nhóm nghiện hút chủ yếu là thanh thiếu niên, nguồn lao động chủ yếu của
đất nước hiện tại và tương lai, tác hại về kinh tế xã hội là vô cùng lớn, tốc độ lan
truyền rất nhanh chóng, hậu quả không chỉ là trước mắt mà cả lâu dài.
Về cơ cấu giới tính, đa số những người nghiện ma tuý là nam giới. Tính

trong cả nước, số nữ giới nghiện ma tuý chỉ chiếm 3,1%, trong khi nam giới
nghiện ma tuý chiếm tới 96,9%.
Hình thức lạm dụng ma tuý rất đa dạng: hút (86,7%), hít (15%), chích
(7,6%), nuốt (0,5%), hỗn hợp chích hút (3,7%). Hình thức lạm dụng ma tuý phụ
Ihuộc vào nguồn gốc, loại ma tuý. Như ở các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi trồng
cây thuốc phiện thì hình thức lạm dụng chủ yếu là hút (93,4%), còn ở các thành
phố, đô thị, các tỉnh ven biển, hình thức phổ biến là chích (72,4%) [15, 93].
Ma tuý bị lạm dụng trước đây chủ yếu là thuốc phiện ở các tỉnh miền núi
phía Bắc, cần sa ở các tỉnh Tây nam, nay có đủ các loại hêrôin, morphin, tân
dược gây nghiện và các loại ma tuý tổng hợp với tác dụng gây nghiện gấp nhiều
lần thuốc phiện.
1.2 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỂ MA TUÝ Ở VIỆT NAM
Cũng như tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội phạm về ma tuý bộc
lộ bản chất thông qua các thông số phản ánh về lượng và chất của nó. Trong đó,
các thông số phản ánh về lượng được biểu thị bằng khái niệm thực trạng (mức
độ) và động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm; còn các thông số phản ánh
về chất được biểu thị bằng khái niệm cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm.
1.2.1 Thực trạng và động thái của tình hình tội phạm về ma tuý ở Việt Nam
từ 1995-2001


16

Theo số liệu thống kê của cơ quan công an và toà án, trong 7 năm (1995 2001) cả nước đã phát hiện 57.181 vụ với 106.829 đối tượng phạm tội về ma tuý,
Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 45.410 vụ với 61.662 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm
35.180 vụ (đạt 77,47%) với 49.283 bị cáo (đạt 79,92%).
Năm 2001, Toà án đã phải xét xử tới 8634 vụ /10.686 bị cáo phạm tội về
ma tuý so với chỉ 1455 vụ/ 2.002 bị cáo đã xét xử năm 1995. Như vậy, ở giai
đoạn 1995 - 2001, tốc độ gia tăng bình quân số vụ tội phạm về ma tuý là 133,8%,
tương ứng với 492 vụ tăng mỗi năm, tốc độ gia tăng bình quân số bị cáo phạm tội

về ma tuý bị đưa ra xét xử là 132,2%, tương ứng với khoảng 645 bị cáo tăng mỗi
năm.
Bảng 2 : Thông kê về s ố vụ và người phạm tội về m a tuý đ ã xét xử ở Việt Nam
gm i đoạn 1995-2001

Tội phạm về ma tuý đã xét xử
Tăng so với
Số bị cáo
Tăng so với
năm 1995 (%)
năm 1995 (%)

Năm

Số vụ

(1)
1995

( 2>

(3)

(4)

(5)

1.455

100


2.002

100

1996

2.214

152,16

3.035

151,16

1997
1998

3.854

5.922

5.201
7.574

264,88
357,46
520,55

7.532

10.927

295,80
376,22

6.518
8.364

447,97
574,85

9.179
10.686

1999
2000
2001
Tổng
Tốc độ gia tăng
bình quân

35.180

545,80
458,49
533,77

49.283
133,8


132,2

Nguồn: Phòng Tổng hợp TANDTC
Đ ồ thị vê sô' vụ tội phạm vê ma tuý đã xét xử ở Việt N am gm i đoạn 1995-2001

vu
9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000

zz:

2000

1000


1995

năm

I--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1----------- 1--------------------- 1---------------------1p—
-

0


1996

1997

1998

1999

2000

2001


17

Đồ thị trên cho thấy xu hướng ngày một gia tăng số vụ tội phạm về ma tuý
đã xét xử ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2001. Đặt vài phép so sánh, chúng ta sẽ
thấy được sự gia tăng ghê gớm của tình hình tội phạm về ma tuý. Trước hết, tốc
độ gia tăng bình quân một năm số vụ tội phạm về ma tuý đã xét xử tới 133,8%
trong khi tốc độ gia tăng bình quân một năm số vụ tội phạm hình sự các loại đã
xét xử là 103,8% (bảng 5, trang 20). Thứ hai, so sánh mức tăng số người phạm
tội về ma tuý với mức tăng số người nghiện ma tuý ở Việt Nam trong giai đoạn
1995 - 2001. Nếu lấy năm 1995 làm mốc thì đến năm 1998 (sau 3 năm) số người
nghiện ma tuý tăng gấp 133,5% và đến năm 2001 số người nghiện ma tuý đã
tăng gấp 156,4 % (xem cột 3 bảng 1, trang 13). Tuy vậy, mức độ gia tăng số
người phạm tội về ma tuý lại lớn hơn rất nhiều, cụ thể năm 1998 số người phạm
tội về ma tuý đã tăng gấp 376,22% và tăng gấp 533,77% vào năm 2001 (xem cột
5 bảng 2, trang 16).
Số vụ tội phạm về ma tuý được đưa ra xét xử so với số vụ đã thụ lý chiếm
một tỷ lệ trung bình là 77,47% (tính trong giai đoạn từ 1995 - 2001). Cụ thể tỷ lệ

xét xử các vụ tội phạm về ma tuý qua các năm từ 1995 - 2001 được thể hiện qua
bảng thống kê dưới đây:
B ảng 4 : Thống kê vê sô' vụ tội phạm vê ma tuý được thụ lý và xét xử
ở Việt N am giai đoạn 1995-2001

Năm

Tổng số vụ tội phạm về m a tuý
Thụ lý

Đã xét xử

Tỷ lệ %

1995

2.026

1.455

1996

3.078
5.217

2.214
3.854
5.201

71,82

71,93

1997
1998
1999

7.574
6.518

2001

9.599
8.738
9.385

8.364

73,87
70,60
78,90
74,59
89,12

Tổng

45.410

35.180

77,47


2000

7.367

Nguồn: Phòng Tổng hợp TANDTC
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc đấu tranh không
khoan nhượng với tệ nạn ma tuý, chấp hành nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng, của Chính phủ về cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý- TANDTC đã
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
THƯỜNG BẠ! HỌC LUẬT HÀ NỘI
PH ÒNG DỌC


18

chỉ đạo Toà án các cấp phải khẩn trương đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ tội
phạm về ma tuý. Hầu hết các vụ tội phạm về ma tuý đều được các Toà án địa
phương phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát xác định là những vụ án
trọng điểm. Các Toà án các cấp đã có rất nhiều cố gắng khắc phục khó khăn để
tổ chức hàng vạn phiên toà lưu động xét xử các tội phạm về ma tuý. Trung bình
mỗi năm, ngành Toà án đã tổ chức xét xử lưu động khoảng 1.200 vụ tội phạm về
ma tuý. Hoạt động xét xử của ngành Toà án đã góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh phòng, chống tệ nạn ma tuý.
Các số liệu đều cho thấy số các vụ và người phạm tội về ma tuý bị phát
hiện, điều tra và xét xử ngày một gia tăng. Song liệu thống kê đó có phản ánh
một cách chính xác tình hình tội phạm về ma tuý ở Việt Nam thời gian qua? có
phải số các vụ tội phạm về ma tuý bị phát hiện, điều tra và xét xử tăng là do tình
hình tội phạm về ma tuý tăng và liệu đó có phải là chỉ số đáng tin cậy để kết luận
về những thay đổi của tình hình tội phạm về ma tuý?

Lý luận và thực tiễn cho thấy chỉ có một phần các tội phạm xảy ra được
các cơ quan chức năng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án) phát hiện, điều
tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê hình sự - đây là phần tội phạm rõ. Còn
một phần tội phạm đáng kể khác, thực tế đã xảy ra, nhưng vì nhiều lý do khác
nhau mà các cơ quan chức năng chưa phát hiện được, do đó chưa đưa được vào
thống kê hình sự - đó là tội phạm ẩn và những sai số thống kê tội phạm.
Những số liệu thống kê mà chúng ta có được về số vụ và người phạm tội
về ma tuý bên cạnh việc phản ánh năng lực hoạt động và thành tích của các cơ
quan thi hành pháp luật, cũng chỉ phản ánh một phần (phần trông thấy được - tội
phạm rõ) của tình hình tội phạm về ma tuý ở Việt Nam thời gian qua.
Căn cứ vào lượng thuốc phiện ước tính còn sản xuất trong nước và
lượng ma tuý được thẩm lậu vào Việt Nam, căn cứ vào số lượng ma
tuý bị bắt giữ qua các năm, các chuyên gia nghiên cứu tội phạm học
nước ngoài đánh giá Viột Nam mới chỉ phát hiện được từ 5 - 10% tội
phạm về ma tuý, như vậy tội phạm ẩn về ma tuý tới 9 0 -9 5 % [35,539].
Để đánh giá đúng tình hình tội phạm về ma tuý, cần xem xét các đặc điểm
về chất và lượng của các tội phạm được xử lý và tình hình tội phạm ẩn. Đồng thời
cần kết hợp với các thông tin bổ sung khác như: những thay đổi về mức độ hoạt


19

động của các cơ quan thi hành pháp luật, những thay đổi về mức độ ưu tiên kinh
phí cho hoạt động phòng, chống tội phạm ma tuý... đặc biệt là những thông tin về
giá cả trên "thị trường ma tuý". Như khi số vụ và người phạm tội về ma tuý bị
phát hiện, điều tra và xử lý tăng mà giá vẫn hạ thì đấy là biểu hiện tăng cung, tội
phạm về ma tuý tăng; song nếu con số này tăng mà giá cả tăng theo thì chứng tỏ
thị trường co lại do tăng cường hiệu quả của các hoạt động hành pháp...
Tuy vậy, trong phạm vi luận văn cao học này, tác giả chỉ giới hạn tập trung
vào phân tích tội phạm về ma tuý trên cơ sở số liệu thống kê. Song ngay chính

với các số liệu thống kê này, cũng cần chấp nhận sai số nhất định so với tình hình
thực tế. Việc sai số trong thống kê hình sự có thể do nhiều nguyên nhân khách
quan hoặc chủ quan, về kỹ thuật, phương pháp thống kê hình sự thậm chí cả thái
độ của cơ quan thống kê...
Từ những phân tích trên, có thê rút ra m ột sô nhận xét về tệ nạn ma tuỷ
(theo nghĩa hẹp) và tình hình tội phạm vé ma tuý ở nước ta thời gian qua như
sau:

Thứ nhất, tệ nạn ma tuý và tội phạm về ma tuý có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Ở Việt Nam, từ năm 1995 đến năm 2001, tỷ lệ gia tăng bình quân một
năm số người nghiện ma tuý là 107,7%, điều này đã góp phần đưa đến tỷ lệ gia
tăng bình quân một năm số vụ tội phạm về ma tuý bị xét xử là 133,8%.
Theo pháp luật hình sự Việt Nam, sử dụng trái phép chất ma tuý trong
những trường hợp nhất định cũng bị coi là tội phạm (Đ.199 BLHS 1999). Một
đặc điểm của việc sử dụng ma tuý là tạo ra sự lộ thuộc và lệ thuộc ngày càng tăng
vào ma tuý. Vì vậy, nhu cầu về ma tuý tăng, và gắn liền với nó là đòi hỏi cần có
tiền để mua chất ma tuý. Người ta trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác
có chứa chất ma tuý (có thể phạm tội theo Đ.192 BLHS 1999) để đáp ứng nhu
cầu của tiêu dùng hoặc để bán kiếm lời. Không có điều kiện trồng, người ta tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (là tội phạm
theo Đ.194 BLHS 1999). Để đáp ứng nhu cầu về ma tuý, hàng loạt các hành vi
bất hợp pháp được thực hiện như sản xuất trái phép các chất ma tuý (là tội phạm
theo Đ.197 BLHS 1999)...
Thứ hai, có thể thấy rất rõ, trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2001, tốc
độ gia tăng bình quân một năm số người phạm tội về ma tuý (132,2%) tăng tuyệt


×