Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hoá ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.4 MB, 101 trang )


IỈỘ G IÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1JỘ T ư PHÁP

TRƯ Ờ NG Đ Ạ I H Ọ C LU Ậ T HÀ NỘI

PHẠM LÊ V Â N HÀ

MỘT SỐ VÂN ĐỂ PHÁP LÝ
VỂ HỢP ĐỔNG MƯA BÁN HÀNG HOÁ ở VIỆT NAM
TRONG ĐIỂU KIỆN HỘI NHẬP KINH TÊ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 50515

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. N guyễn Am Hiểu

THƯ VIỆN
' ĨRƯỞNG ĐẠI HOC lŨÂT HA N ỏ 1

ỉ PHÒNG ĐOC _
HÀ NỘI - 2002

I


Tác giả xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riênq
mình. C ác sô' liệu, thông tin đ ã nêu đều đ ã được công khai như trích đần và
chi sử dụng với m ục đích nghiên cứu.


Luận văn này dược hoàn thành với sự giúp đỡ quý báu của các lììảy cô
giao, bạn bè và gia đình, đặc biệt là sự hướng dẫn nghiêm l íc, khoa hục và
nliiệi lình của Tiếìì sỹ N guyễn A m H iểu, Phó Vụ trưởng Vụ P háp luật Dân sự Kinh lể, Bộ T ư pháp.


MỤC LIJC
Trang
Phấn mử đầu

1

Phan nội dung

Chương 1: Những vấn đề chung về hợp đồng mua bán hàng hoá

4

1. 1. Khái niệm hựp đồng mua bán hàng hoá

4

1.1.1. Hợp đồng mua bán hàng hoá

4

1.1.2. Hàng hoá

7

1. 1.3 . Mỏí quan hệ họp dồng mua bán hàng hoá, hợp đồng thưưng mại,


hợp đồng kinh lế, hợp đồng đán sự
1.2. Họp đổng mua bán hàng hoá quốc tế



11

1.2.1. Khái niệm họp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

11

1.2.2. Ngu ổn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hànghoá quốc tế

14

1.2.2*1. Điều ước quốc tế về thirong mại

14

1.2.2.2. Luât quốc gia

15

1.2.2.3. Tập quán thương mại

17

1.2.2.4. Tiền lệ pháp về thương mại


19

1 .2.2.5. Vấn đề xung đột pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoa

21

quốc tẽ
1 V Khái quát lịch sử phát triển của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng
hoá ở Việt nam

24

Chưưng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá

31

2.1. ơ ủ i thể của hựp đồng mua bán hàng hoá

30

2 .2 . Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá

33

2. Ầ Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá

36

2.4. Chào hàng và chấp nhận chào hàng


37

2.5. Thời điểm ký kết hợp dồní’ mua bán hàng hoá

45


2 A Sửa dổi, hổ sung, chám dưi hợp dồng mua bán hàng hoá

46

2.7. Chuyên quyền sở hữu hàng hoá

47

2.S. Giao hàng

50

2.1-). Trách nhiệm gánh chịu rủi ro

54

2.10. Thanh toán tiền hàng

56

2.11. Trách ahiêm do vi phạm hợp đồng mua bánhàng hoá

60


2 . 12 . Hợp đồng vỏ hiệu

67

Clurưng 3: Hội nhập kinh tế quôc tế và những vấn để đặt ra đối với pháp
luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - Một số kiến nghị
3.1. Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt nam

69

3.2. Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa Kỳ và một số vấn đề liênquan
đến mua bán hàng hoá giữa Việt nam và I loa kỳ

J2

v 2 . 1. Một số vấn đề đáng chú ý trong luật họp đồng Hòa Kỳ

72

3.2.2. Mua bán hàng hoá theo Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa Kỳ

84

3.V Một số kiến nghị

86

KỐI luận


94

Tài liệu Iham khảo

95


1

PHẨN MỞ ĐẤU

I. Tính cấp thiết của đề tài
Mua bán hàng hoá là một hoại dộng chủ yếu trong giao lưu thương mại. Khi sản
xiiai hàng, hoá càng phái iriển Ihì hoạt động giao lưu, mua bán hàng hoá càno phát Iriển
m;mh mẽ hưn, nó không chỉ dừng lại trong phạm vi buôn bán quốc gia mà dã vượt ra
IILMKÌÌ hiên giới.
Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hoá kinh tẽ nổi lên như inộl XII thế khách quan
lói cuốn ngày càng nhiêu quốc lỊÌa tham gia, vì vạ / nhu cầu hội nhập nền kinh tế quốc
lổ cànjt trở nên cap bách. Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và
liani; lạo ra mối liên hệ và sự phụ llmộc lẫn nhau giữa các nền kinh lế cỉia cac quốc gia
ilân lục. l)o dó việc n ề rộng quan hệ kinh tế giũa nước ta với các nước khác trở thành
■môt tiu yểu khách quan. Đáng ta chủ trương "chủ dộng f)ội ìhập kinh tế CỊIIỐC lế và khu
VIIV ilieo tinh ihần phát huy tối' đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm
ci(K' lập, tụ c h ủ và địn h lurớng XĨÍ hội c h ủ n g h ĩa , b ả o v ệ l ọ i íc h d ân tộ c , an nin h q u ố c

nia. niữ gìn bản sắc vãn hoa dân tộc, bao vệ môi trường" [17, tr. 43].
Toàn cáu hoa va hội nhập kinh lế cỏ tính chải lmi mạt, nỏ vừa là khả năng và điều
kiựn thuận lợi để phái triển kinh tế, đồng Ihưi vừa là thách ihức gay gãt đối với các
nước, nhái là những nước còn chậm phái triển như Việt nam. Chính vì vậy chúng ta chủ
d ương hội nhập từng bước, vững chắc và sâu lộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Tham gia hội nhập Linh tế quốc Lồ? sẽ lạo cho Việt nam cơ hội thâm nhập và khai
lliác IDỘI thị ư ư ờ n g t h ế g iớ i rộ n g m ở c ó t iề m n ă n g lớn v ề k h o a h ọ c và c ỏ n ị; n g h ê c ũ n g

I1ỈHI về vốn mà Việt nam đang rất cẩn cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hhịn đại hoá
đái nước. Tuy nhièn, những thách thức mà Việt nam phải dirưng ầầu khi Iham gia hội
nhập vào nén kinh tế chung đó là rấi lớn. Những thách Ihức đổ cần phải được nhìn nhận
VÍI đánh <
4 iá một cách nghiêm Uic, chính xác để có phương án vượt qua mội cách có
hiệu quả nhăm đảm b

LO quá

trình hội nhập kinh lế

CỊIIỐC

lố của Việt nam thành cỏnt’.

lYtụi irong nhữnu Ihách thúc cần phái nhắc tơi thuộc về thưựng lầng kiến Iriìc, đó là
Vici nam licn hành liội nhập kinh tố quốc lế írong điều kiện của một hệ ihốnt; pháp
luại nói cliunu chưa hoàn (.hỉnh. Tham gia hội nhập kinh tế khu vực va quốc tố đòi hỏi
nước Ị/hải



hệ Ihồni; p h a p luậl urơng đ ó n g , pliu h ợ p ven Ihónt^ lê q u ỏ c tế, bên

cạnh iló phải đảm bảo phù hợp với (liều kiện, hoàn cánh cụ thể cỉia mình.



2

( 'ác nưứe, kể cả các mrưc phát triển đểu coi cải cách hệ thống pháp kútl là vấn dề
kho khăn, phức tạp và cần rất nhiều lliời gian, công xức. Hon nữa đây cũng là vấn đề
mà bãi kỳ quốc gia nào khi hội nhập dếu phải giải quyết, nhất là những nước mới bước
viu> quá trình hội nhập và đang chuyển sang kinh tế thị Irường.
Mỏt thực tế là pháp luật diều chỉnh hoạt động mua bán hang hoá ở Việt nam hiện
na\ còn nhiều bất cập, không rõ ràng, gây tâm lý lúng túng và cảm giác khổng an toàn
cho các nhà đầu tư trong nước cúng nhu' nước ngoài. Điều đó sẽ gây trỏ ngại rất lớn
dio \ i “ nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế hiện nay.
Bởi vậy, di sâu tìm hiểu những vấn đồ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hoá ở
Yiii nam trong điều kiện hội nhập, để ur đó đánh giá và đưa ra những kiến nghị nhằm
liep tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hoá là hết sức cần thiết, cả
trẽn phương diện lý luận và thực tiễn.
II. Mục đích, đối tưọiig và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích của luận vãn là tìm hiểu những quy định của pháp luật vé hợp đồng
mua hán hàng hoá ( Việt nam hiện nay và những vấn ãấ dặt ra trong quá trình Việt
nam hội nhập kinh tố quốc lế, phân lích chỉ ra những bất cập, đồng thừi nêu mộl số
kiên nuliị góp phần xây dựng và hoàn ihiên pháp luật về mua hán hàng hoa <) nuức la
- Pháp luật về mua bán hàng hoá hiểu theo nghĩa chung nhất là tát cả các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành về hoạt động mua bán hàng hoá. Hiểu theo
nuhĩa hẹp, pháp luật về mua bán hàng hoá bao hàm các quy phạm pháp luật do Nhà
nước han hành nhằm trực liếp điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trinh giao kết
và Iliực hiện hợp dồng mua bán hàng hoá. Trong phạm vi nghiên cứu của luận vãn, tác
ui á chí đi sâu tìm hiểu pháp luật về mua bán hàng hoá theo nghĩa hẹp.
III. Phương pháp nghiên cứu
Tronu quá trình nghiên cứu đề lài, tác giả sử dụng tổng hợp cdc plnrưim pháp
nuhiẽn cứu sau: phương pháp duy vậl biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương
pháp phân lích tổng hợp, phương pháp so sánh.
IV. Những đóng góp mới của luận văn

Luân văn đă đề cập đến những vấn dề lý luân chung về hợp đồniỊ, mua ban hàng
hoá. đổne thời phân tích ilụrc Irạng pháp luật về hợp đồng mua bán han” hoa hiện nay
ớ Yiặi nam Irên cư sử so sánh dối chiếu với các quy định của pháp luật quốc lế .


3

Luận văn cũng dã đề cập đến xu thế tất yếu của viêc hội nhập kinh tế quốc tế,
nlũmg cơ hội và thách Ihức trôn con đường hội nhập từ đó đưa ra nhữngyêu cầu do hội
nhập kinh tế quốc tế đặt ra đối với việc xây dựng và hoàn thiện phápluật về hợp đồng
mua hán hàng hoá hiên nay ở Việt nam.
Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị ban dầu cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn
Ihiện pháp luật về mua bán hàng hoá ở Việt nam trong diều kiện hội nhập.
V. Bô cục của luận văn
Luận văn gồm ba phần chính: phần mở dầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó phán nội dung được bố cục bởi ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về Hợp đổng mua bán hàng hoá.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về Hợp đồng mua bán hàng hoá.
Giương 3: Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật về
hợp dỏng mua bán hàng hoá ử Việt nam - Một số kiến nghị.


4

P H Ẩ N NỘI D U N G
('HƯƠNG I
NHỦNG v ấ n đ ể c h u n g v ể h ợ p đ ồ n g m u a b a n H à n g h o á

1.1. Khấi niệm hợp đồng m ua bán hàng hoá
1.1.1. Hợp đồng m ua bán hàng hoá

Vào thời kỳ sơ khai của lịch sử loài người, con ngưưi sóng thành từng hẩy dể cùng
nh;m doi chọi với lliiên nhiên. Với những công cu lao động thô sơ người La lự cung cấp
dii) nhau số sản phẩm ít ỏi Ihu về từ săn bắn, hái lượm. Cùng với Bự phái triển của xã
hội, COI1 người có kha nãng nhạn biết và cải tạo ihiên nhiên, họ đã biêt trồng trọt và

chí 111 nuoi. Trong lao động và cùng với lao động, con người ngày càng phái triển. Họ đã
b.i 'I chế tạo công cụ lao động làm cho năng suất lao động tăng lên. Trong xã hội bắl
dầu xuất hiện sản phẩm dư thừa và có sự chiếm hữu sản phẩm dư tlùra đổ làm của
ria lì: Sự phân công lao động xã hội giữa ngưưi sản xuãt và việc chiếm hữu s;-.n phẩm
liu Ihừa làm của riêng đã làm nảy sinh một nhu cầu tất yếu khách quan, đó là phải có
sự Hao dổi sản phẩm giữa những người sản xuất. Đây là một bước tiến lớn để xã hội
cun li xã ihoáL ra khỏi tình trạng tự cung tụ cấp. Tuy nhiên đây mới chỉ là sự irao đổi
ák' vậi phẩm một cách trực tiếp, đưn giản. Chỉ đốn khi xuất hiện mục đícli kiếm lời từ
quá trình trao đổi này thì các vật phẩm mới được coi là hàng hoá.
Về vấn dề irao dổi hàng hoá, Các-Mác đã viết:
Tự cliúng, hàng hoá không thể đi tới thị trường và trao đổi với nhau được.
Muốn cho những vật dó quan hê với nhau như những hang hoá thì nhũng người
giữ hàng hoá phải đối xừ với nhau nhu' những người mà ý chí nằm trong các
vật đó... Mới quan hệ ý chí đó, mà hình thức caa nó là bản giao kèo dù có được
củng cố thêm bằng pháp luậl hay không cúng vậy - là một mối quan hệ ý chí
phản ánh mối quan hệ kinh tế [18, ir. 163,164].
Như Ihế “bản giao kèo” được thiết lập trên cơ sở lự do ý chí giữa những người giữ
liànu hoá trong quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá ấy. Mối quan hệ kinh tế này khi
đưi >'c pháp luật tác động đến sẽ trở thành quan hệ pháp luật và “bản giao kèo” Irở thành
hình tliức pháp lý của nó. "Bản giao kèo" còn đưực gọi là “Hựp dồng” hay “Khế ước”.
Trao đổi sản phẩm hàne hoá dẫn tới sự ra dời của họp đổng, do đổ co íhể khảng
ilịnh răn” những điếu kiện ra đời của nền sản xuất hàng hoá cũng chính là nhung điều


5


kiện ra đò'i cua hợp dồng. Hợp đồng Là hình ilúrc biểu hiện của quan hệ trao dổi sản
plúim hàng hoá giữa các chủ sở hữu.
Khi nền sản xuất hàng hoá càng phái triển thì nhu cầu trao đổi hàng hoá không chỉ
(.lìniii lại Irong phạm vi một quốc gia nữa mà nó đã vượt ra ngoài biên giới. Hình Ihức
cf.i;i quan hệ trao dổi hàng hoá này dược gọi là hựp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Hợp đồng nói chung là sự thoả thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hay
cliáin dứt quyền và nghĩa vụ.
"Họp dồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay dổi hoặc
chàm dứi quyền, nghĩa vụ dân sự" (Điều 394 Bộ luật dân sự 1995). Trên
IU!\

CO'

sở quy định

họp đồng mua bán lài sản đirợc hiểu là sự thoả thuận giữa các bên, iheo đó bên

bán co nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho bên mua và nhận
liền, LOI1 bên mua có nghĩa vụ nhận lài sản và trả tiền cho bên bán (xem Điều 421 Bộ
li II dân sự).
Điều 1 Pháp lệnh Hựp dồng kinh tế 1989 đưa ra khái niệm hợp đồng kinh tế: "Hợp
(tổn” kinh tế là sự thoả thuận băng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về
việc Ihực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng
khoa học - kỹ Ihuật và các Ihoả Ihuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ
rnnu quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình".
Luậi Ilurưng mại I c)97 không có định nghĩa về Hợp đồng mua bán hàng hoá. Điều
4y Luật thương mại chỉ quy định: "việc mua bán hàng hoá được thực hiện trên cơ sờ
hợp dồng". Theo Điều 46, mua bán hàng hoá được hiểu là hành vi thương mại, theo đó
người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và

nhặn liền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận
của bai hên. Như vậy mặc dù Luật thương mại không trực tiếp đưa ra khái niệm hợp
đồnu mua bán hàng hoá nhưng trên co' sử các quy định chung về Hợp đồng mua bán tài
■-an trong Bộ luật dân sự, kết họp những quy định tại các Điều 46 và 49 Luật thương
mại ihì Họp đồng mua bán hàng hoá có thể hiểu là sự thoả thuận giữa các bèn, theo đó
11‘4ười bán có niỊlíĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá đó cho người mua

va nhận liền, còn người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người hán và nhận hàn<>.
Như vậy dể hình thành một họp đổng thì dứt khoát phải có sự thoả thuận giữa các
ben [ham gia, hơn nữa sự íhoả thuận này phải làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các
bên. Sự thoả thuận này cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:


6

Thứ libấl, sự ihoà llìuận này phui là sự thông nhất Vchí của các hồn. Ý chí đó phải
l;ì Ý ch í tự nguyện của các hên tham gia giao kết họp dồng.
Một hạp dồng nói chung (hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng) đưực hình thành
phái hoàn loàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữa các chủ thể - đó là tự do ý chí,
kliòn : Ihổ chịu bất kỳ một áp lực nào lừ bên ngoài. Khi xác lập quan hệ hợp dồng, các
bòn hoàn loàn tự nguyện trong việc thoả thuận, bày tỏ ý chí và thống nhất ý chí nhằm
đại dược mục đích của mình.
Điều 7 Bộ luật dân sự t®95 ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyên cam kết, thoả
thuận Irong giao lưu dân sự: “Quyền tự do cam kết, thoả thuận phù hợp với quy định
Lũa pháp luật trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự đưực pháp luật bảo đảm.
Trong giao lưu dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào đưực áp đặt,
ứim đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
Mọi cam kết, thoả thuận hợp pháp cỏ hiêu lực bắl buộc thực hiện dối với các bên”.
Thứ hai, sự thoả thuận này phú làm phái sinh quyền và nghĩa vụ. Nghĩa


là từ

những Ihoả thuận này mà người ta có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên.
Chí khi đó thoả thuận trôn mới đưực coi là hợp đồng.
Họp đồng mua ban hàng hoá và hợp đồng mua bán tài sản là hai khái niệm có nét
mưng đổng. Tuy nhiên khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá có phạm vi hẹp hơn so
với hợp đổng mua bán tài sản. Đối tưựng của họp đồng mua bán hàng hoá được liệt kê
tại Khoản 3 Điều 5 Luật thương mại 1997, bao gồm: máy móc, thiết bị, nguyên liệu,
Iihian liệu, vât liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác đưực lưu thông trên thị trường,
nhà ớ dùng để kinh doanh dưới hình Ihức cho thuê, mua, bán. Luật thưưng mại 1997
khunu, diều chỉnh những họp đồng liên quan đến quyền tài sản hoặc những giấy tờ có
ui;> Còn đối với hựp dồng mua bán tài sản, đối lượng của hợp đồng là lài sản đưực quy
tlịnli lại Điều 422 Bộ luật dân sự 1995, bao gồm vật và quyềa tài sản (có lliực và được
phép oiao dịch). Như vậy phạm vi điều chỉnh viêc mua bán tài sản quy định trong Bộ
luại dân sự mang tính chất bao Irùm hơn mua bán hàng hoá quy định trong Luật
ihtrơng mại. Hưn nữa theo quy định của Luật thưưng mại thì chủ thể của hợp dồng mua
luin hàng hoá chỉ có thể là thưưng nhân hoặc mội bên là thương nhím, nghĩa ]à trong
(ỊUiin hệ mua bán hàng hoá luôn luôn phải có ít nhất một bên là thương nhân theo quv
ilịnh của pháp lu ạt. Còn đối với hơp đồng mua bán tài sản, điều kiện chủ thể chỉ đòi hỏi
li' nanụ lực pháp luật dán sự và nan li lực hành vi dân sư.


7

1.1.2. H àng hoá
Luật Ilurưng mại thống nhất Hoa Kỳ (ƯCC) đưa ra khái niêm hàng hoá với tư cách
là dối lượng của Hợp đồng mua bán hàng hoá, theo đó "Hàng hoá là mọi vật (bao gồm
cả những hàng hoá được sản xuất đặc biệt) được đưa vào trong hợp đồng bán hàng tại
thơi điểm xác định chứ không phải là khoản tiền sẽ được thanh toán trong hợp đồng,
không phải là cổ phiếu đầu tư và những vật khác" [23, tr. 19]. Với định nghĩa này, hàng

hoá được hiểu là vật đang tồn tại và phải di chuyển được vào thời điểm diễn ra quan hệ
mua bán hàng hoá. Như vậy hàng hoá là đối tượng của hợp dồng mua bán hàng hoá
theo pháp luật Hoa kỳ có phạm vi rất rộng.
Đề cập đến vấn đề này, Luật mua bán hàng hoá của nước Anh năm 1893 (Tu chỉnh
năm 1973) quy định hàng hoá là tất cả mọi động sản ngoại trừ dịch vụ và liền (xem
inủu 62.1).
Cồng ước Viên 1980 của Liên họp quốc về họp đồng mua bán hàng hoá quốc tế lại
cổ cách quy định khác về hàng hoá là dối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế, hằng cách loại trừ. Theo Điều 2 của Công ước thì chỉ các hàng hoá sau sẽ không
được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá:
+ Hàng hoá dùng cho cá nhân, gia đình, trừ các trường hợp mà người bán trong bất
kỳ thời gian nào trước hoặc tại thời điểm ký kết hợp đổng không biết hoặc không buộc
phải biết rằng hàng mua do việc sử dụng như vậy.
ỉ Hàng bán đấu giá.



+ Hàng thuộc vụ án dang xét xử hoặc đang chịu sự quản lý theo pháp luật.
+ Giấy tờ chứng khoán, cổ phiếu, giấy bảo đảm chứng từ và tiền lưu thông.
+ Phương tiện vận tải đường thuỷ, đường không cũng như phương tiên vận tải bằng
khinh khí cầu.
+ Điên năng.
Ở Việt nam, theo từ điển tiếng Việt thì hàng hoá được hiểu là “sản phẩm do lao
độn <4 làm ra dùng để buôn bán trên thị trường” [19, tr. 405]. Theo định nghĩa này, một
sản phẩm được gọi là hàng hoá khi nó thoả mãn hai yôu cầu: thứ nhất, sản phẩm đó
phái do lao động làm ra; và ihứ hai, sản phẩm đó phải được dùng vào mục đích buôn
ban Irên thị trường. Trong kinh tế chính trị học, hang hoá được hiểu là một vật mà,

"một là, nó có thể thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người; hai là, nó được sản
xuâì ra không phải đổ người sản xuất ra nó tiêu dùng, mà là để bán" [31, tr. 42].



8

Giữa các khái niệm sản phẩm, tài sản và hàng hoá có quan hệ rất gần nhau. Sản
phẩm được hiểu là "cái do lao động cua con người tạo ra" [19, tr. 815], là "kết quả của
san xuấi. No đưực sản xuấl ra nham Ihoả mãn nhu cầu của con người" [31, tr. 27]. Tài
si ì được hiểu là "của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng" [19, tr.
85 ->]. Như vây tài sản và hàng hoá là hai khái niệm bắt nguồn từ khái niệm sản phẩm,
Irong đổ hàng hoá Ihì đirực dùng cho mục đích buôn bán, còn tài sản được dùng cho
mục đích sản xuất hoặc liêu dùng. Khi tài sản được đem ra mua bán thì nó lại trỏ' thành
lùm ì; hoá.
Luật thương mại Việt nam 1997 không đưa ra khái niệm hàng hoá. Khoản 3 Điều
5 chỉ giải thích hàng hoá thông qua hình thức liệt kê với 8 loại hàng hoá. Với quy định
này co Ihể thấy rằng hàng hoá trong phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại phải là
vật cỏ Ihực. Như vậy ngoài 8 loại hàng hoá đưực liệt kê sẽ có nhiều loại tài sản không
được xem là hàng hoá trong hoạt động thương mại.
Điều 172 Bộ luật dân sự 1995 quy định: "tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ
irị niá dược bằng tiền và các quyền tài sản". Đối chiếu với quy định cùa Luật thương
mại có thể thấy rằng các loại giấy tờ có giá (chẳng hạn cổ phiếu) và các quyền tài sản
(chẳng hạn quyền sử dụng đất) sẽ không đirực coi là hàng hoá trong các giao dịch
thirơng mại.
Hàng hoá với tư cách là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá phải hựp pháp.
Về nguyên tắc, hàng hoá hợp pháp phải là hàng hoá không thuộc danh mục cấm lưu
thông trong nước hoặc cấm xuất nhập khẩu. Hậu quả pháp lý của việc mua bán kinh
doanh hùng hoá bất hợp pháp là họp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu, hàng hoá vi phạm sẽ
bị XII lý tịch thu và hơn thế nữa tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc, các
đương sự sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 155 Bộ
luật hình sự 1999 quy định tội buôn bán hàng cấm. Khoản 2 điều luật này quy định
nhữne tình tiết tăng nặng (đó là phạm tội có tổ chức, hay lợi dụng chức vụ quyền

hạn...), phạm tội trong những trường hợp đó sẽ bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Tóm lại, có nhiều cách hiểu khác nhau về hàng hoá với tư cách là đối tượng của
hợp đồnq mua bán nhưng khái quát lại có thể hiểu hàng hoá là vật có thực và có thể
lỉiam gia vào giao dịch mua bán (nghĩa là được lưu Ihổng trên thị trường vào thòi điểm
điền ra quan hê mua bán hàng hoá).


9

1.1.3.

Mòi quan hệ hợp đồng m ua bán hàng hoá, hợp đồng thương mại, hợp

(long kinh tế, hợp đòng dân sự
Hợp đồng dân sự là hình thức pháp lý của quan hệ hàng hoá - tiền lệ. Trong nền
kinh tố kế hoạch hoá Lập trung trước đây ở nước ta, các quan hệ hợp đồng giữa các tổ
diuv kinh lế không chỉ mang tính chất hàng hoá - liền tệ, mà còn mang cả yếu tố tổ
chức - kế hoạch. Do đó hình thức pháp lý của những hợp đồng này mang đặc tính mới,
đó là hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế được coi là một loại hợp đồng tôn tại độc lập
và song song bên cạnh hợp đổng dân sự. Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế thì hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận của các bên nhằm thực hiện các hoạt động
kinh doanh theo nghĩa rộng.
Hợp đồng Ihirưng mại không phải là một loại hợp đồng có vị trí độc lập như hợp
đổng kinh tế và hợp đồng dân sự. Luật thương mại 1997 không có một quy dịnh cụ thể
nào về hợp đồng thương mại. Để hiểu được hợp dồng thương mại, chúng ta đi từ các
quy định có liên quan.
Điều 1, Điều 2 Luật thương mại l c)97 dưa ra phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp
dụng của Luật thương mại. Theo đó, Luật thương mại điều chỉnh các hành vi Ihương
mại cùa các thương nhân hoại dộng thương mại tại Việt nam.
Hành vi thương mại lìưực giải thích tại Điều 5 Luật thương mại, đó là hành vi của

thương nhân trong hoạt độnẹ thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các
lhương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bôn có liên quan. Tiếp Iheo, Điều
45 Luật thương mại liệt kê mười bốn loại hành vi Ihưcmg mại, trong đó có mua bán
hàn ụ hoá. Tại Khoản 2 Điều 5 Luật thương mại, hoạt động thương mại đirực hiểu là
việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến Ihưưng mại
nhăm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Luật thương mại không trực tiếp định nghĩa Họp đổng thương mại. Tuy nhiên trên
co' sở các quy định về hành vi thương mại, hoạt động thương mại, thương nhân, có thể
hiểu hợp dồng thương mại là sự thoả thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
(Ịiivcn và nghĩa vụ trong hoại động thương mại giữa thưưng nhân với thương nhân,
hoặỉ,giữa thưưng nhân với các bên có liên quan.
Như đã trình bày ở trên thì khái niệm hoạt dộng thương mại được hiểu Iheo nghĩa
hẹp, chỉ giới hạn bởi các hnạt động mua bán hàng hoá và các dịch vụ liên quan đến


10

mua hán hàng hoá. Như vậy cỏ lliê kết luận rằng hợp đồng mua bán hàn” hoá là mộl
bò phận của hợp đồng Ihirơng mại nói chung.
Hợp đồng thương mại là một kliái niệm dùng dể chỉ một loại hợp đồnẹ được ký kết
Iroim mội lĩnh vực hoạt động kinh doanh, cụ thể là lĩnh vực hoạt động thưưn^ mại mà
Ihỏi. Hợp đồng kinh tê không chỉ bao hàm các hợp đổng mang tính chấl thương mại
(hợp dồnq mua bán hàng hoá và các hựp đồng dịch vụ liên quan đến mua bán hàng
hoa), mà con bao hàm cá các họp đồng liên quan đến sản xuất và các dịch vụ khác. Bản
Ihãn hựp đồng thương mại có thể là hợp đồng kinh tê hoặc họp dồng dân sự, điều đó
luV thuộc vào thành phần chủ thể, hình thức ký kết và mục đích của hợp đồng. Nếu
bièu điền hợp đổng dân sự và hợp đồng kinh tế là hai hình tròn cắt nhau thì phần giao
nhau đó sẽ là hựp đồng thirưng mại.
Tóm lại, từ sự phân tích trên cỏ thể kết luận rằng hợp dồng mua bán hàng hoá là

mội loại hợp đồng thương mại, và suy rộng ra ihì hợp đồng mua bán hàng hoá cũng là
mọi loại hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định của Pháp lệnh hựp dồng, kinh tế
1989 và Luật thương mại 1997 thì phạm vi chủ thể của hợp đổng mua bán hàng hoá
dược mủ rộng hơn so với phạm vi chùi thể của họp dồng kinh lế. Chủ thể của họp đồng
mua hán hàng hoá là thương nhân hoặc một bên là thương nhân (Điều 47 Luật thương
mại). Thương nhân theo Khoản 6 Điều 5 Luật thương mại bao gồm cá nhân (đủ 18 tuổi
và có năng lực hành vi dân sự đẩy đủ), pháp nhân, tổ hựp tác, hộ gia đình có đăng ký
kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên. Trong khi đó theo
quy định tại Điều 2 Pháp lệnh họp đồng kinh tế thì chủ Ihể hợp đổng kinh tế chỉ gồm
c;te pháp nhân với nhau hoặc mộl bên là cá nhân cỏ dăng ký kinh doanh.
1.2. Hợp đồng m ua bán hàng hoá quốc tế
1.2.1. K hái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế trước hết cổ dặc điểm của một hợp đồng mua
Inín hàn <4 hoá trong nước, cụ Ihể:
+ Họp đồng mua bán hàng hoá là SỊÍ tlioả thuận theo đó người bán cỏ nghĩa vụ
chuyến quyền sở hữu cho người mua một tằi sản nhất định gọi là hàng hoá - đối tượng
ciiii hợp đổng, còn người mua cổ nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngími> bằng trị
iịiỉí của hàng .
+ Họp đổng mua bán hàng hoá là sự thoả Ihuận giữa ít nhất là hai bên. Sư thoả
Ihuạn này có thể bằng miệng hoặc bằng vãn bản.


11
+ Qiủ Ihể của hợp dồng mua bán hàng hoá là ngưừi bán và người mua. Người bán
và người mua có thể là thể nhân, pháp nhân hoặc có thể là Nhà nước.
+ Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển
giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua, xung quanh việc làm thế
nào để người bán lấy được tiền và người mua lấy được hàng.
Xét về tính chất pháp lý, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng là loại hợp
dồng song vụ, có bồi hoàn và là hợp đồng ước hẹn.

Luật pháp các nước trên thế giới cũng thống nhất quan điểm như trên.
*Khác với hợp dồng mua bán hàng hoá trong nước, hợp đổng mua bán hàng hoá
quốc t ể có tính chất quốc tế. Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
dưực hiểu không giống nhau tuỳ thuộc vào quan điểm của luật pháp mỗi quốc gia:
+ Theo Công lĩớc Lahaye (1964) về mua bán quốc tế những động sản hữu hình, tại
Điều 1 quy định: "hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá
trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hoá được
chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao dổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các
hôn ký kết được lập ở những nước khác nhạụ". Theo đó, tính chất quốc tế thể hiện:
• Chủ thể ký kết là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
• Hàng hoá (đối tượng của hợp đồng) được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước
này sang nước khác


Hoặc chào hàng và chấp nhận chào hàng được lập ở những nước khác nhau.
Nếu các bên ký kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ.

Vấn dề quốc tịch không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế.
+ ở Pháp, tính chất quốc tế đòi hỏi một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải
"tạo ra sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước (thể
hiện quyền lợi thương mại quốc tế) và bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều
quốc gia, đó là quốc tịch của các bên, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiên nghĩa vụ
hợp đồne, ... " [26, tr. 102 ].
+ Theo quy định của Công ước Viên Ỉ980 của Liên hợp quốc về hợp dồng mua
hán hàng hoá quốc tế thì tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chỉ
bao gồm một tiêu chuẩn duy nhất, đó là các bên ký kết hợp đồng phải có trụ sò thương


12

mại đặl ở các nước khác nhau ( xem Điều ĩ). Vấn đề quốc tịch, sự lưu thông hàng hoá,
... không có ý nghĩa trong việc xác định tính chất quốc tế. Với quy định này cho thấy
khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của Công ước Viên 1980
có phạm vi rất rộng.
* Quan điểm về hợp đổng mua bán hàng hoá quốc t ế ở Việt nam:
Điều 80 Luật thương mại 1997 định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hoá với thương
nhan nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa thương nhân Việt
nam với thương nhân nước ngoài. Yếu tố thương nhân nước ngoài được xác định trên
cơ sở pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.
Thực tế xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu đa dạng. Ví dụ như
hình thức kinh doanh chuyển khẩu hay hình thức nhập để tái xuất. Chuyển khẩu là việc
mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) không để sử dụng mà để bán cho một nước
khác (nưức nhập khẩu) mà không làm thủ tục nhập khẩu hàng vào Việt nam, cũng như
không làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đó từ Việt nam.
Tạm nhập tái xuất cũng là mua hàng hoá của một nước để bán cho nước khác mà
không qua gia công chế biến. Song có khác hình thức chuyển khẩu, ở đây doanh
nghiệp Việt nam có làm thủ tục nhập khẩu hàng vào Việt nam và làm thủ tục xuất khẩu
hàng từ Việt nam.
Ở hai hình thức kinh doanh trên đều tồn tại hai hợp đồng riêng biệt: một hợp đồng
mua hàng do doanh nghiệp Việt nam ký với bên bán và một hợp đồng bán hàng do
doanh nghiệp Việt nam ký với bên mua lại hàng. Cả hai hình thức này đều là hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế.
So với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế có những đặc điểm phân biệt sau:
± V ề chủ thể:
Điều 80 Luật thương mại quy định hợp dồng mua bán hàng hoá quốc tế dược ký
kết giữa thương nhân Việt nam và thương nhân nước ngoài.
Theo Điều 81 Luật thương mại, chủ thể bên phía Việt nam chỉ cần là thương nhân
được hoạt động thương mai trực tiếp với nước ngoài. Ngày 31/7/1998 Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP quy đinh chi liết thi hành Luật thương mại về hoạt

động kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với thương
nhân nước ngoài. Theo đó, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được thành lập


13

ihci) quy định của pháp luậỉ được XLIát nhập khẩu hàng lioá theo ngành n«hề đã đăng

kv Iroim giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các chi nhánh Tổng công ty, Công ty
được xuấi nhập khẩu hàng hoá theo uỷ quyền của Tổng giám dốc, Giám đốc, phu họp
với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng cồng ty, Công ty (Điều 8 ).

Quv định này cho Ihấy chỉ có các Lhưưng nhân là doanh nghiệp mới dược trực tiếp
quan hệ mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài.
Đổi với ch lì thể bên nước ngoài: cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều HI Luật
thương mại 1997 thì chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý cùa họ
được xác định căn cứ theo pháp luật mà thương nhân đỏ mang quốc tịch.
Vế nguyên tắc, pháp luậl của hầu hết các nước không dặt ra vấn đề cấp giấy phép
đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên các bên tham gia ký kết hợp dồng phải có
năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực chủ thể này được xác định theo luật
của nước mà người đó mang quốc tịch.
Một vấn đề đặt ra là xác định tư cách thương gia của họ. Một số nước quy dịnh
ilnrơng gia phải đãng ký kinh doanh, tuy nhiên án lệ của nhiều nước lại cho ràng
Ihirưng gia không buộc phải đãng ký kinh doanh.
+ V ề dối tư ơm của hơp đ ồ m mua bán hàtìM ho á guốc tế:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật thương mại thì hàng hoá là đối tượng của
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải là hàng hoá được phép mua bán theo quy
định cùa pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.
Việc mua bán một số loại hàng hoá, đặc biệt là mua bán


quốc tế có ảnh hường rất

lớn đến quá trình thực hiện chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy pháp
luật các nước có những quy định danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc
hạn chế xuất nhập khẩu thông qua việc cấp quota hoặc cấp giấy phép xuất nhập khẩu
đối với một số mặt hàng. Danh mục hàng hoá này có những thay đổi trong từng thời kỳ
phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
ở Việt nam, danh mục hàng hoá này được ban hành kèm theo Nghị định số
57/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại.
+ V ề hình thức hơp dồns. mua bán hàng hoá quốc tế:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Luật thương mại thì

hợp đồng mua

bánhàng

hoá CỊUỐC tế bắt buộc phải dược lập ihành văn bản. Hình thức văn bản ở đây baơ gổm cả
điện báo, telex, fax, thư điên tử và các hình thức thông tin điện tử khác. Quy định chặt


14

chẽ này xuấl phát từ việc nhận thức dược tính chất phức tạp của hợp dồng mua bán có
yếu lố nước ngoài (cách xa về địa lý, bất đồng về ngôn ngữ, tập quán, hê thống pháp
luật, ... ), do vây sẽ là không an loàn nếu không đề ra một hình thức cụ thể cho hợp
dỏng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp có thể nảy sinh, đảm bảo quyền
lợi cho các bôn trong hợp đồng.
Theo Công ước Viên thì không có quy định bắt buộc nào cho hình thức của hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Công ước Viên luôn thể hiện sự tôn trọng quyền tự
định đoạt, quyền tự do hợp đồng, tự do thoả thuận của các bên. Điều 11 Cổng ước quy

định: "hợp đồng mua bán không nhất thiẽt phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn
bản hay phải luân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có
thể dược chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng". Các bên
cũng có thể thoả thuận ký kết hợp đông bằng lời nói hoặc bằng hành vi khi thấy sự tiện
ích của nó trong từng trường hợp cụ thể.
1.2.2. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng m ua bán hàng hoá quốc
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán



quốc tế các bên tham

” ia quan hệ cổ toàn quyền trong việc thoả ihụận chọn ra nguồn luật áp dụng cho quan
hệ hợp đổng của mình. Nguồn luậl đó có thể là luật quốc gia, có thể là điều ước quốc tế
về Ihưong mại, có thể là tập quán thương mại quốc tế hoặc thậm chí có thể là án lệ về
Ihirong mại (tiền lệ xét xử).
1.2.2.1. Điều ước quốc tế về thương mại
Điều ước quốc tế về thương mại là sự thoả thuận bằng văn bản giữa các quốc gia
ký kết trên cơ sờ tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền
và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế.
Có hai loại điều ước quốc tế về thương mại:
* Loai thứ nhất: bao gồm những điều ước chỉ đề ra những nguyên lắc pháp lý
chung làm cơ sở cho hoạt động mua bán quốc tế. Loại điều ước này không điều chỉnh
trực tiếp các vấn đề về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của các bên trong hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế. Ví dụ các hiệp định thương mại trong đó các quốc gia ký
dưa ra những nguyên tắc như tối huệ quốc về thương mại, nguyên tắc đãi ngộ quốc
dân, nguyên tắc có đi có lại, ...
* Loai lìxừ hai: bao gồm những điều ươc quốc tế trực tiếp điều chỉnh những vấn để
liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiêm của các bên trong việc ký kết và thực hiên



15

hợp đồng mua bán hàng hoá quỏc tế. Loại điều ước này có vai trò quan trọng giúp các
bèn giải quyet tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kv kết. Điển hình loại điều ước này là
Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc lế, quy định cụ thể thủ tục
ký kết hợp đổng, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hựp d ồ n g ,...
Đối với những điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc tham gia thì chúng có
giá Irị hắt buộc đối với hựp đồns; mua bán hàng hoá quốc tế có liên quan, chúng được
xem là nauồn luật. Do vậy cho dù có được hai bên dẫn chiếu hay không thì những diều
ước đạnsí này vẫn được áp dụng. Còn những điều ước quốc tế về thưưng mại mà Nhà
I1UƠC

ta không

ký,

chưa ký hoặc không thừa nhận thì không có giá trị bắt buộc đối với

Việt nam. Chúng sẽ chỉ trở thành nguồn luật diều chỉnh quan hê hợp đổng mua bán
hàng hoá quốc tế khi các bên có thoả thuận dẫn chiếu trong hợp đồng. Chẳng hạn, cho
đốn nay Việt nam chưa ihain gia Cõng ước Viên 1080 về hựp đồng mua hán hàng hoá
quòc lè do vậy cỏng ước này sẽ chỉ áp dụng để điều chỉnh quan hệ hựp đổng mua bán
lV'!ig hoá quốc tế hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có dẫn chiếu đến nỗ.
1.2.2.2. Luật quốc gia
Trong thực tiễn ký kết và thực hiện hựp dồng mua bán hàng hoá quốc tế, luật quốc
g ia

co vai trò khá quan trọng và trong nhiều trường họp là nguồn luật điều chỉnh các


quan hệ hợp đồng. Khi không có điều ước quốc tế hoặc có nhưng không quy định dầy
đủ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hựp đồng, thì các chủ thể của hựp dồng có
thể dựa vào luật pháp của một quốc gia nào đó để giải quyết những vấn đề phát sinh.
Luạt quốc gia sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế trong các
lrường hợp sau:
Thứ nhất, khi các bên ký kết hợp đổng thoả thuận trong điều khoản luật áp dụng
ciia hợp đồng về việc chọn luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng. Ví dụ, trong họp
đổng mua bán gạo giữa cồng ty X (Việt nam) và công ty Y (Pháp) có điều khoản quy
định: “mọi vấn đề khồng được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng
này sẽ được giải quyết theo luật của Việt nam”. Như vậy luật Việt nam sẽ được chọn là
luậi áp dụng, bổ sung cho những quy định không đầy dủ của hợp đồng đó.
Thứ hai, các bên thoả thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp dồng sau khi hợp đồng
mua hán hàng hoá quốc tế đã dược ký kết. Đó là trường hợp các bên đã ký kết hợp
đổng mua bán hàng hoá quốc tế nhưng vì một lý do nào đó (chẳng hạn lìựp đồng soạn
tháo quá đơn giản để cho kịp thời gian, bản thân các bên tham gia cũng chưa nhận thức


16
dược lầm quan trọng của điều luật áp dụng ...), do vậy đã không có điều khoản về luật
áp tlụng. Lúc này thường là tranh chấp đã xảy ra, tuy nhiên các bên vẫn có thể tự do
(làm phán với nhau để thoả thuận chọn luật áp dụng. Thực tế cho thấy, xuất phát từ
quyền lợi của bản thân nên bên nào cũng muốn chọn luật nước mình để áp dụng. Do
vậy khó có một sự nhất trí trong việc chọn luật của một trong những nirớc liẽn quan.
Song dể giải quyết mâu thuẫn này, các bên có thể thoả thuận để chọn ra luật của
mội nước khác (luật của nước thứ ba) hoặc dẫn chiếu đến một điều ước quốc tế (chẳng
hạn Công ước Viên 1980). Trường hợp hai bên không đạt được bất kỳ sự thoả thuận
nào về luật áp dụng, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ chọn luật áp
dụng căn cứ vào quy phạm xung đột pháp luật của nước mình. Khi cơ quan có thẩm
quyền Í5iải quyết tranh chấp là Toà án Việt nam thì luật áp dụng cho họp đồng mua bán
hàn^ hoá quốc tế sẽ trôn CO' sở những quy định của các điều trong phần thứ 7 Bộ luật

d;in sự 1995, phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, quyền và nghĩa vụ
của các hên được xác định theo luật của nước nơi thực hiện hợp đồng.
Trường hợp thứ ba, luật quốc gia dược áp dụng khi luật đó được quy định trong
các diều irức quốc tế hữu quan. Điều này C(\nghĩa là nếu trong các điều ước quốc tế mà
quốc gia mình đã tham gia (ký kết hoặc thừa nhận) có quy định điều khoản về luật áp
dụniỊ cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là luật quốc gia thì luật đó đương nhiên
được áp dụng.
Luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thirờng là luật của
nước bên bán, nhưng cũng có thể là luậl của nước bên mua, luật của nước thứ ba, luật
noi ký kết họp đồng, luât nơi thực hiện nghĩa vụ họp đồng, ...
Việc chọn luật của nước nào hoàn loàn do các chủ thể của họp đồng quyết định.
Viẹe Ihoả thuận lựa chọn luật quốc gia áp dụng cho họp đổng mua bán hàng hoá quốc
tế là một vấn đề phức tạp, vì vậy để có Ihể tránh được những tranh chấp xảy ra khi áp
d 11n «4 luật thì các chủ thể ký kết không những phải thông thạo luật nước mình mà còn
phai hiểu kỹ luật của bên đối tác. Trong trường hợp buộc phải thoả thuận chọn luật của
nước thứ ha thì cần phải tương đối am hiểu luật nước đó.
Khi nói luật quốc gia là nguồn luậl điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế thì chỉ những văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá
quoc lế dược áp dụng. Ở Việt nam, khi được chọn là luật áp dụng thì sẽ cãn cứ vào
nliĩrng quy định của Bộ luật dân sự 1995, Luật thương mại 1997. Ngoài ra còn các quy


17

tlụih Irong luật và các văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, chỉ thị, ...)
có licn quan đến hoạt dộng mua bán hàng hoá quốc tế cũng đưực áp dụng.
L2.2.3. Tập quán thương mại
Tập quán thương mại được áp dụng thường xuyên trong quan hệ mua bán hàng
liiKỈ quốc tế. Các tập quán thường được hình thành lâu dời Irong các quan hệ thương
mại quốc tẽ. Khi tập quán thương mại được các chủ thể ký kết hợp đổng mua bán hàng

hoií quốc tế chấp nhận áp dụng, thì sẽ trở thành nguồn luậl hoặc có giá trị như pháp
luậi cliéu chỉnh các hợp dồng giữa các chủ thể đó với nhau. Một thói quen thương mại
sẽ được công nhận là tập quán thương mại quốc tế khi thoả mãn ba yêu cẩu sau:
+ Thứ nhất, thói quen thưưng mại đó phải là phổ biến, dược nhiều nirớc áp dụng và
áp (.lụn” thường xuyên.
+ Thứ hai, đó là thỏi quen độc nhất về từng vấn dề và ở từng địa phương. Bởi vì
nốu ngoài Ihói quen đó ra còn có những thói quen khác về cùng một vấn đề và ở cùng
mội địa phương thì khi áp dụng sẽ không thể có sự thống nhát, vì vậy vụ việc sẽ không
ihè iliáo gỡ.
+ Thứ ba, thói quen thương mại đó phải, hàm chứa nội dung rõ ràng, theo đó người
la xac định được quyền và nghĩa vụ của các bên. Một hợp đồng luôn phải xác định
được một cách cụ thể, rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, do vây việc vận
dụng các quy định mang tính chất bổ trợ cũng cần phải chứa đựng những quyền và
nghĩa vụ.
Tập quán thương mại được chia làm ba nhóm:
+ Tập quán thương mại có tính chất nguyên tắc: đây là những tập quán cơ bản, có
tính chất bao trùm, được hình thành trên cơ sở của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền
quốc gia và bình đẳng giữa các dốn tộc. Ví dụ: Toà án hoặc Trọng tài của nước nào thì
có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó khi giải quyết tranh chấp về hợp
đổng mua bán hàng hoá quốc tế, dây là một tập quán có tính chất nguyên tắc.
+ Tập quán thương mại quốc tế chung là tập quán thương mại được nhiều nước
công nhận, được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Một tập quán rất thông dụng trong
mua bán hàng hoá quốc tế được Phòng thương mại Quốc tế tập hợp, soạn thảo và ban
hành là các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms), trong đó quy định 13 điều kiên
Ihưững mại khác nhau. Incoterms kể ùĩ khi ban hành lần đầu vào nam 1036 đến nay đã

THƯ VIỆN
ÌR Ư O N G Đ A IH O C L Ũ À ĨH A n ô i

PHONG ĐỌC ~JẲụ


-


18

qua nhiều lần sửa đổi bô sung, hiện nay là Incoterms 2000. Incoterms được rất nhiều
nước irên Thế giới thừa nhận và áp dụng.
+ Tập quán thương mại khu vực hay còn gọi là tập quán thương mại dịa phương là
lập quán Ihưưng mại quốc tế đirợc áp dụng ở từng nirớc, từng khu vực hoặc Lừng cảng.

Uuum hạn, điều kiện FOB của Mỹ là một tập quán thương mại khu vực. "Theo điều
kiện FOB Mỹ thì nghĩa vụ của người bán sẽ nặng hơn hon so với nghĩa vụ của người
bán trong Incoterms 2000, ví dụ người bán có nghĩa vụ thuê tàu hộ người mua" [26, tr.
1IX]. Hay như điều kiện FOB Bỉ - Hà lan cũng là lập quán thương mại khu vực, nó
khác F()B trong Incolerms 2000 (là rập quán Ihương mại quốc lế chung). Theo điều
kiện FOB Bỉ - Hà lan thì người bán khong có nghĩa vụ phải Ihồng báo giao hàng, còn
theo FOB Incoterms 2000 thì người bán lại có nghĩa vụ đó.
Tập quán thương mại quốc tế không phải là bắt buộc, nó chỉ là một nguồn phụ trợ
dể điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế. Tập quán thương mại sẽ chỉ được áp
dụng irong các trường hợp sau:
Thứ nhất, khi chính hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế do các bên ký kết dã Lhoả
ihuán Ihõng nhất chọn tập quán thương mại quốc tế là nguồn luật điều chỉnh.
Thứ hưi, khi các điều ước quốc tế liên quan quy định.

Thứ ba, khi luật nội dung (luật quốc gia) do các bên thoả thuận lựa chọn không có
hoặc cỏ nhưng quy định không đầy đủ về vấn đề tranh chấp, về vấn đề cần được điều
chỉnh, thì sẽ áp dụng tập quán thương mại quốc tế (tham chiếu Khoản 4 Điều 827 Bộ
luật dân sự 1995 của Việt nam).
Trong quá trình áp dụng tập quán thương mại quốc tế cần lưu ý tránh những nhầm

làn huạc hiểu không thống nhất về một tập quán nào đó vì thực tế tập quán Ihưưng mại
có nhiều loại. Ví dụ, nếu chỉ thoả thuận trong hợp đồng rằng, giao hàng theo điều kiện
FOB thì sẽ là chưa đủ, FOB có thể là diều kiện FOB khu vực (chẳng hạn FOB Mỹ,
F()B Rỉ - Hà lan) hoặc có thể là điều kiện FOB trong Incoterms. Hơn nữa FOB
Incoterms cũng cần phải được thoả thuận rõ, cụ thể là FOB Incoterms 2000, như vậy sẽ
chiếu theo bản quy tắc của Phòng thương mại Quốc tế, bản sửa đổi năm 2000. Khi áp
dụng Incoterms cũng cần phải nắm vững những quy định có tính nguyên tắc sau:
Thứ nhất, Incoterms không có giá trị bất buộc đối với các bên tham gia quan ht
mua hán hàng hoá quốc tố. Cần phải hiểu ràng, Lncoterms chỉ có giá trị bổ sung cho


19

hợp dỏng, do đó nó chỉ dược áp dụng khi các bên khồng có thoả thuận quy định cụ Ihể

Imnụ hợp đổng về mộl vấn đề nào do.
Thứ hai, trong hợp dồng cán phải ghi rõ là áp dụng lncoierms nào. Ví dụ,
Incoierms 1c>36, Incolerms 1953, IncoLerms 1967, Incoterms 1980, Incoierms 1990,
hicoicrm s 2000 .

Tliứ ba, Incoterms có giá trị luỳ ý, do vậy ngay cả khi hợp đồng đã có sự dẫn chiếu
lói Incoterms, các bên của hợp đồng vẫn có thể thoả thuận với nhau thay đổi một số nội
dunu Irong Incoterms đỏ, đây là những biến dạng của Incoterms. Ví dụ, giao hàng theo
điêu kiện “EXW đã bốc” (giao tại xirởng) Incoterms 2000. Giao hàng theo điều kiện
EXW là điều kiện mà theo đó người bán có nghĩa vụ tối thiểu, người bán khồng phải
làm gì thêm ngoài việc đặt hàng hoá dưới quyển định đoạt của người mua tại địa điểm
quy định (thông thường là tại cơ sở của người bán). Như vậy với thoả thuận “EXW dã

hốc” như trên thì có nghĩa là người bán đảm nhận thêm nghĩa vụ bốc hàng lên phương
tiện liếp nhận của người mua. Tuy nhiẻn thoả thuận trôn cũng là chưa đủ. Sẽ không thể

có một sự thông hiểu hoặc giải thích thống nhất rằng nghĩa vụ của người bán chỉ là
phải chịu chi phí cho tới khi hàng được bốc lên phương tiện chuyên chở của người mua
hay còn cộng thôm trách nhiêm chịu rủi ro về tổn thất ngẫu nhiên và hư hại đối với

hàng hoá trong quá trình bốc hàng. Do vậy các bên cần phải có sự thoả thuận cụ thể
hưn về điều này để tránh những phiền phức và tốn kém về sau.
Thứ tư, Incoterms chỉ giải quyết 4 vấn đề:
1.

"Thời điểm chuyển giao rủi ro

2.

Ai lo liêu chứng từ hải quan

3.

Ai trả chi phí bảo hiểm

4.

Ai chịu trách nhiêm về chi phí vận tải" [26, tr.120].

Điều này có nghĩa là ngoài 4 vấn đề nêu trên, tất cả những vấn đề có liên quan đến
quyền, nghĩa vụ, trách nhiêm của các bên cần phải dược thoả thuận cụ thể.
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp Việt nam
thirừns xuyên áp dụng tập quán thương mại quốc tế với ý nghĩa là hình thức biểu hiên
của pháp luật trong các giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế.
1.2.2.4. Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại
Các quy tắc pháp luật hình thành lừ thực tiẽn xét xử của toà án được gọi là tiền lê

pháp. Thực tiễn buôn bán của các nước trên thế giới còn thừa nhận những án lệ, các


20

bán điều kiện chung, các hựp đồng mẫu chuyên nghiệp làm nguồn luật áp dụng cho
hợp dồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Tại các nước theo hệ Ihống Ihông luật (Common law), mà điển hình là Anh - Mỹ
thì các án lệ dược coi là nguồn luật chủ yếu, còn vai trò của pháp luật quy phạm không
được nhìn nhận một cách xác dáng. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của Common
l;iv\ Tại nước Mỹ, quê hương thứ hai của Common law, ngay trong lĩnh vực hiến pháp
Ihì nuoài bản Hiến pháp Ihành văn còn có 600 cuốn tuyển tập án lệ bổ sung cho Hiến
pháp, ở những nước theo hồ thống thông luật, vai trò của Toà án rất quan trọng do đó
Ihóng luật còn là luật của thực tiễn xét xử hay còn gọi là pháp luật của Quan toà.
Khác với luật châu Âu lục địa, "Common law xuất phát từ thực tiẽn và hướng tới
Uụrc tiễn. Quan toà “làm” ra luật và cũng chính họ là người áp dụng luật. Thậm chí các
văn bản pháp luật thực định nhiều khi chỉ mang tính chất bổ sung cho luật của thực tiễn
xét xử mà thôi" [28, tr. 126]. Hàng năm, cùng với việc ban hành các văn bản thực định,
các nước theo hệ thống thông luật cho xuất bản các tập bản án và văn bản của thực tiễn
xét xử, đó là nguồn luật căn bản sẽ được đưa ra áp dụng sau này. Khi có tranh chấp xảy
ra, các Toà án sẽ sử dụng các phán quyết £Ủa Toà án đã được công bố để làm khuôn
mẫu áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp tương tự.
Thực tế thương mại quốc tế cho tháy, việc công nhận và sử dụng các phán quyết
của Toà án cũng như thừa nhận vai trò tích cực của các án lệ đang có xu hướng gia
tăng, không chỉ ờ các nước theo hệ thống thông luật mà còn lan ra các nước theo hệ
thống pháp luật khác.
Ở Việt nam, tiền l£ pháp không được thừa nhận là nguồn luật điều chỉnh. Tuy
nhiôn các văn bản luật và dưới luật không bao quát hết được thực tế. Do vậy trong
những trường hợp không được quy định cụ thể thì việc xét xử các tranh chấp về kinh tế
- Ihương mại nói chung, tranh chấp về mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng Ihường phải

dựa vào các Ihông tư hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao để làm cơ sở giải quyết
cúc iranh chấp tương lự. Điều 14 Bộ luật dân sự ỉ 995 của Việt nam cho phép áp dụng
tương tự pháp luật trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có
thoả thuận.


×