Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.01 MB, 109 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC BÍCH

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỂ x ử LÝ HÀNH CHÍNH
VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Chuyên nganh : Lý luận nhà nước và pháp luật
Ma so : 50501

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC




«



THỮVIỆN
trường đai HỌCụiÂĨ ỊIA NÒI
PHONG GV
-----

ậrM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN K H O A HỌC



: TS. Nguyễn Văn Mạnh

HÀ NỘI - 2003


MỤC LỤC
Trang
Mơ đ ầ u .................................................................................................................
C h ư ơ n g I.

01

N H Ũ N G VẤN Đ Ê CHƯNG VÊ X Ử L Ý H ÀN H CH INH VỚI NGƯỜI
CHƯA T H À N H NIÊN CÓ HÀN H VI TRÁI PHÁ P LUẬT

1.1.

Khái niệm người chưa thành niên có hành vi trái pháp luật bị xử lý
hành c h í n h ...........................................................................................................

06

1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên trong pháp luật Việt N a m ................

06

1.1.2. Khái niệm người chưa thành niên có hành vi trái pháp luật bị xử lý
hành c h í n h ....................................................................................................................


10

1.2.

Thực trạng người chưa thành niên ihực hiện hành vitrái pháp l u ậ t .......

13

1.3.

Khái niệm xử lý hành chính, xử lý hành chính với người chưa
thành I i iẻ n ...........................................................................................................

21

1.3.1. Khái niệm xử lý hành c h í n h ...........................................................................

21

1.3.2. Xử lý hành chính với người chưa thành n i ê n .............................................

26

Chương II. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THựC TIẼN XỬLÝ

h à n h chính

VỚI NGƯỜI CHUA TH À N H N IÊN CÓ HÀN H VI TRÁI PHÁP LUẬT

2.1.


Quá trình phát triển của pháp luật về xử lý hành chính với
người chưa thành n i ê n ........................................................................................

35

2.2. * Quy định hiện hành và thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý
hành chính với người chưa thành n i ê n ...........................................................

39

2.2.1. Xử phạt vi phạm hành c h í n h ..........................................................................

39

2.2.2. Các biện pháp xử lý hành chính k h á c ..........................................................

50

2.2.3. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính trong xử lý hành chính
với người chưa thành n i ê n ............................................................................

67

2.3. í Đánh giá chung về các quy định của pháp luật hiện h à n h .....................

72


Chưưng III. Q U A N ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN TH IỆN

PH Á P LUẬT VỀ X Ử LÝ HÀNH CH ÍNH VÓI NGƯỜI CHƯA TH À N H NIÊN

3.1.

Quan điểm hoàn thiện pháp luật về xử lý hành chính với người
chưa thành niên có hành vi trái pháp luật....................................................

74

Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý hành chính với người
chưa thành niên có hành vi trái pháp luật....................................................

80

Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành về xử lý hành
chính với người chưa thành n i ê n ....................................................................

84

3.3.1. Hoàn thiện các quy định về đối tượng và các biện pháp cưỡng chế
hành chính với người chưa thành n i ê n .........................................................

84

3.3.2. Hoàn thiện các quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế
hành chính với người chưa thành n i ê n .........................................................

91

3.3.3. Hoàn thiện các quy định về tổ chức thực h i ệ n ...........................................


94

3.3.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật khác liên quan đến người chưa
Ihành niên trong xử lý hành c h í n h ................................................................

97

Ket l u ậ n ..........................................................................................................................

101

Danh mục tài liệu tham k h ả o .................................................................................

103

3.2.

3.3.


MỎ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Xử lý hành chính với người chưa thành niên là hoạt động cưỡng chế, áp
dụng các biện pháp hạn chế những quyền và lợi ích nhất định với người chưa thành
niên có hành vi trái pháp luật. Đây cũng là giai đoạn mà sự can thiệp của Nhà nước
còn nhằm mục đích giáo dục, quản lý, phòng ngừa với người chưa thành niên đã có
những biểu hiện sai lệch trong hành vi. Chính vì vậy, những quy định pháp luật phù
hợp, cụ thể, rõ ràng là cơ sở pháp lý để cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiến hành
những hoạt động của mình, góp phần đấu tranh phòng, chống có hiệu quả người

chưa thành niên lam trái pháp luật.
Tuy nhiên, pháp luật về xử lý hành chính nói chung và xử lý hành chính với
người chưa thành niên nói riêng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ
quan Nhà nước có liên quan trong công tác xây dựng pháp luật. Cho nên, mặc dù
có số lượng văn bản rất lớn ở các lĩnh vực khác nhau của quản lý nhà nước, nhưng
hệ thòng các văn bản liên quan đên xử lý hành chính vần thể hiện sự thiếu đồng bộ,
không khoa học, là biểu hiện của quy trình xây dựng pháp luật theo kiểu “sai đâu,
sứa đấy” .
Do chỉ nhìn nhận xử lý hành chính dưới góc độ như là một giai đoạn trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm quản lý, giáo dục, phòng ngừa
người chưa thành niên phạm tội, các nhà làm luật không thấy được tính độc lập của
xử lý hành chính với người chưa thành niên. Vì vậy, pháp luật về xử lý hành chính
với người chưa thành niên chưa có được một vị trí xứng với yêu cầu. Có thể nói cho
đến hiện nay một che định pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên
vẫn chưa hình thành, mà mới ch dừng lại ỏ các quy định riêng lẻ.
Thực tế khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật về xử lý hành chính
với người chưa thành niên còn nhiều, cần được làm rõ nguyên nhân và đưa ra các
đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà
nước có liên quan trong áp dụng pháp luật với đối tượng này. Đảm bảo xử lý hành
chính đúng người, đúng hành vi, bảo vệ quyền và lợi ích người chưa thành niên,


2

đám bảo quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt của người chưa thành
niên ngay cả khi họ có những hành vi trái pháp luật.
Để tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật về xử lý hành chính có tính
pháp điển cao, như một văn bản với hình thức luật về xử lý hành chính trong đó có
chế định về xử lý hành chính với người chưa thành niên, cần có những luận cứ khoa
học, những cơ sở thực tiễn định hướng.


2. Tình hình nghiên cứu.
I mh hình nghiên cứu khoa học pháp lý trong những năm vừa qua cho thấy
đề tài về xử lý hành chính với người chưa thành niên không được quan tâm cả từ
phía các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ
em, cả từ phía các nhà khoa học. Trong khi có rất nhiều các công trình, các đề tài
nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính và về các quy định của pháp luật hiện
hành trong xử lý hành chính các vi phạm pháp luật, thì các nghiên cứu trong lĩnh
vực này với nhóm chủ thể là người chưa thành niên hầu như không có.
Xử lý hành chính với người chưa thành niên có hành vi trái pháp luật được đề
cập đến tiong số không nhiều các đề tài và công trình nghiên cứu về người chưa
thanh niên làm trái pháp luật và các quy định của pháp luật về áp dụng các biện
pháp cưỡng chế với đối tượng này. Như, Đề tài khoa học: “Tăng cường năng lực
hệ th ôn g tư p h á p người chưa thành niên tại V iệt N am ” do RADDA BERNEN tổ
chức Cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển và V iện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư
pháp phối hợp thực hiện; “Tài liệu tham khảo v ề công tác với trẻ em làm trái pháp
luật” , N xb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 của u ỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Việt N am và RADDA BERNEN tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển.
Các đề tài và công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về người chưa
thành niên phạm tội và các quy định của pháp luật hình sự với người chưa thành
niên. Nội dung nghiên cứu của các đề tài, công trình chỉ đề cập đến các biện pháp
xử lý hành chính với người chưa thành niên dưới góc độ đây là biện pháp phòng
ngừa người chưa thành niên phạm tội. Chính vì vậy nên việc nghiên cứu về xử lý
hành chính với người chưa thành niên vừa phiến diện lại vừa không chuyên sâu.


3

Cũng đã có một số Luận văn Cử nhân nghiên cứu về xử lý hành chính với
người chưa thành niên như: "Xử lý vi phạm hành chính người chưa thành niên”

của Nguyễn Thị Thu Thuỷ năm 2000. Nhưng với m ột Luận văn c ử nhân thì nội
dung nghiên cứu không thể đề cập một cách trọn vẹn, đầy đủ về các vấn đề có liên
quan.
Mặc dù, việc nghiên cứu về xử lý hành chính các vi phạm pháp luật luôn
được nhiều tác giả quan tâm nhưng xử lý hành chính với người chưa thành niên
vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Có thể khẳng định chưa có một công trình hay đề tài
nghiên cứu nào đề cập một cách hoàn chỉnh và toàn diện về xử lý hành chính với
người chưa thành niên làm trái pháp luật. Chính vì vậy mà các luận cứ khoa học
cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý hành chính với người chưa
thành niên vẫn đang cần được làm sáng tỏ. Bên cạnh đó, thực trạng về người chưa
thành niên làm trái pháp luật bị xử lý hành chính cũng cần được thống kê, đánh
giá, rút ra nhận xét quan trọng làm cơ sở thực tiễn cho hoạt động xây dựng và hoàn
thiện pháp luật.
Từ tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu trên, tôi chọn Đề tài: “Hoàn thiện
pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên” là đề tài Luận văn Thạc
sỹ, với mong muốn đóng góp những cơ sở lý luận và thực tiễn làm luận cứ khoa
học hoàn thiện pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên.

3. M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên cơ sở xem xét, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành, thực tiễn tổ
chức thực hiện pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên, mục đích
của đề tài là nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề khoa học về xử lý hành
chính với người chưa thành niên, cũng như tìm hiểu, đánh giá các quy định hiện
hành của pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên có hành vi trái
pháp luật. Qua đó xác định nhu cầu, cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện các
quy định của pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được luận văn đề xuất những giải pháp và
kiến nghị cụ thể hoàn thiện các quy định hiện hành về xử lý hành chính với người
chưa thành niên có hành vi trái pháp luật.



4

Xuất phái từ mục đích đó nhiệm vụ của đề tài là:
-

Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm người chưa thành niên làm trái pháp
luật bị xử lý hành chính. Đây là cơ sở để giới hạn phạm vi tác động của
pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên.

-

Nghiên cứu khái niệm xử lý hành chính và xử lý hành chính với người
chưa thành niên.

-

Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn xử lý hành
chính với người chưa thành niên thực hiện hành vi trái pháp luật.

-

Đề xuất những giải pháp và nội dung cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật
hiện hành.

Trong Luận văn này, tác giả cố gắng tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản
nhất liên quan đến xử lý hành chính với người chưa thành niên và pháp luật về xử
lý hành chính với chủ thể này, và đưa ra những quan điểm, giải pháp và những
kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật. Nhưng khuôn khổ hạn chế của một Luận
vãn cao học không cho phép tác giả đi sâu nghiên cứu toàn diện các vấn đề về xử

lý hành chính với người chưa thành niên.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc áp
dụng pháp luật trên thực tế, cũng như quan điểm về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và sự
can thiệp của pháp luật, của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước với những
trẻ em làm trái pháp luật.
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
phân tích biện chứng, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê, phương pháp lịch
sử cụ thể, .v.v. để làm rõ nội dung của đề tài.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Đề tài góp phần làm sáng tỏ các khái niệm như xử lý hành chính, người chưa
thành niên có hành vi trái pháp luật bị xử lý hành chính ... đây là cơ sở lý luận để


5

xác định giới hạn điều chỉnh của pháp luật về xử lý hành chính với người chưa
thành niên. Trên cơ sở đó đánh giá những hạn chế của pháp luật hiên hành và đề
xuất những quy định thay thế. Mặt khác, Luận văn cũng đưa ra và đánh giá những
số liệu có liên quan đến tình trạng người chưa thành niên làm trái pháp luật bị xử
lý hành chính, các quy định của pháp luật hiên hành về vấn đề này cũng như thực
tế áp dụng, đây là cơ sở thực tiễn để xác định tính cấp thiết phải hoàn thiện pháp
luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên có hành vi trái pháp luật.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng để phục vụ cho đề án xây
dựng Luật về xử lý hành chính các vi phạm pháp luật. Trước mắt các kiến nghị của
luận văn có giá trị tham khảo để Chính phủ xây dựng và ban hành các Nghị định
hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Các luận cứ của luận văn có độ tin cậy, có thể sử dụng trong công tác nghiên
cứu, giảng dạy trong các cơ sở có đào tạo luật. Ngoài ra những phân tích đánh giá
của Luận văn còn giúp các cơ quan, các cá nhân có liên quan trong việc giải quyết
các vụ việc người chưa thành niên làm trái pháp luật và áp dụng pháp luật để xử lý
hành chính với các đối tượng này.

6. Bỗ cục của luận văn.
Ngoài phần M ở đầu và phần Kết luận, Luận văn gồm có ba chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về xử lý hành chính với người chưa thành
niên có hành vi trái pháp luật.
Chương 2. Pháp luật hiện hành và thực tiễn xử lý hành chính với người chưa
thành niên có hành vi trái pháp luật.
Chương 3. Quan điểm, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý hành
chính với người chưa thành niên có hành vi trái pháp luật.


CHƯƠNG 1
KH ÁI QUÁT C H U N G VỂ x ử LÝ HÀNH CHÍNH VỚI
NGƯỜI CHƯA T H À NH N IÊN CÓ HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT

1.1. Khái niệm người chưa thành niên có hành vi trái pháp iuật bị xử lý
hành chính.
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam.
C ông ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em ghi nhận “Trong phạm vi của
Công ước này trẻ em là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng
với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn.” 1
Điều 65 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) quy định:
“Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” . Nhưng
Hiến pháp không chỉ rõ trẻ em là cồng dân trong độ tuổi nào.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, văn bản có giá trị pháp lý cao

nhất quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và cũng là văn bản thể hiện
cam kết của Việt Nam trong việc ghi nhận và thực hiện Công ước của Liên hiệp
quốc về Quyền trẻ em, định rõ: ‘T r ẻ em trong Luật này là công dân Việt Nam dưới
16 tuổi” (Điều 1). Việc xác định độ tuổi trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em chủ yếu dựa vào các quy định có tính truyền thống của pháp luật Việt Nam,
theo đó tuổi chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính đầy đủ là “từ đủ
16 tuổi” , đủ 16 tuổi cũng là thời điểm trẻ em hết tuổi thiếu niên bước vào tuổi
thanh niên. Như vậy, trẻ em bao gồm trẻ nhỏ từ lúc mới sinh cho đến dưới 16 tuổi.
Tuy nhiên, đủ 16 tuổi không phải là độ tuổi mà pháp luật Việt Nam ghi nhận
một cá nhân thành niên. Điều 20 Bộ luật Dân sự quy định: “ người từ đủ 18 tuổi trở
lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” . Quy
định của Bộ luật Dân sự được coi là quy định “gốc” để các văn bản khác viện dẫn
1 N g u y ê n v a n TiêVig A nh : “ F o r the p u r p o s e s o f the pre se n t C o n v e n tio n , a c h ild m e a n s e v e ry h u m a n
b e in g b e lo w the a g e o f e ig h te e n years u n le s s , u n d e r the law a p p lic a b le [o the child , m a jo rity is attain ed
e a r l ie r .”


7

khi có quy định về người chưa thành niên. Ví dụ, Điều 1 19 Bộ luật Lao động quy
định: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi” ; Bộ luật
Hình sự tại Điều 68 quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi phạm tội

hay Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính cũng thống nhất

người chưa thành niên vi phạm hành chính là người dưới 18 tuổi.
Khái niệm trẻ em và người chưa thành niên là hai khái niệm không đồng
nhất, mặc dầu vậy hai khái niộm này không mâu thuẫn mà thống nhất với nhau.
Thuật ngữ trẻ em được sử dụng rộng rãi vừa dưới góc độ xã hội, đạo đức vừa dưới

góc độ pháp lý. Khi pháp luật quy định về quyền, lợi ích của trẻ em; quy định
trách nhiệm của nhà nước, xã hội, gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
đối với trẻ nhỏ thường sử dụng thuật ngữ trẻ em. Trẻ em khi đó là một nhóm đối
tượng trong xã hội cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt.
Người chưa thành niên là một khái niộm pháp lý, “người chưa thành niên”
đối lập với “người thành niên” (trước đây người chưa thành niên thường được gọi
là vị thành niên). Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thành niên là đến tuổi được pháp luật
công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ” [16, tr 883] và “vị thành
niên là chưa đến tuổi đươc pháp luật cổng nhận là cồng dân với đầy đủ các quyền
và nghĩa vụ” [16, tr 1075].
Người thành niên là người đạt đến một độ tuổi nhất định mà từ độ tuổi đó
(trở lên) cá nhân được pháp luật thừa nhận có khả năng đầy đủ để tự nhận thức và
điều khiển hành vi thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình. Và chính vì
vậy, tất cả các quyền, nghĩa vụ mà một nhà nước dành cho công dân của mình đến
độ tuổi này sẽ được ghi nhận đẩy đủ. Ngược lại, người chưa thành niên là người
chưa đạt đến độ tuổi thành niên, có nghĩa là chưa đạt đến độ tuổi mà pháp luật quy
định có đầy đủ quyền và nghĩa vụ, cũng như là họ chưa được công nhận có đầy đủ
khá năng nhận thức và điều khiển hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
N hư vậy, người thành niên và người chưa thành niên là khái niệm được dùng để xác
định tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Cá nhân chỉ trở thành chủ thể quan hệ pháp lý khi có năng lực chủ thể. Trong
khoa học pháp lý, năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm hai yếu tố: năng lực pháp
luật và năng lực hành vi.


8

N ăng lực ph áp luật là khả năng có các quyền và nghĩa vụ ph áp lý được
nhà nước quy định [19, tr 438]. v ề nguyên tắc năng lực pháp luật của cá nhân xuất
hiện lừ khi cá nhân sinh ra và chỉ mất đi khi cá nhân đó chết. Nhưng năng lực pháp

luật không xuất hiện đầy đủ ngay khi cá nhân sinh ra mà được mở rộng dãn dần
theo độ tuổi, tuỳ thuộc vào sự phát triển thể lực và trí lực của cá nhân [19, tr 439].
N ăng lực hành vỉ là khả năng nhà nước thừa nhận cho cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ ph áp lý, cũng như
ph ải chịu trách nhiệm ph áp lý vê hành vi của mình [19, tr 438]. Năng lực hành vi
của cá nhân chỉ xuất hiện khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định và thoả mãn
được những điều kiện xác định. Đây là những căn cứ để pháp luật xét đoán cá nhân
có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ
pháp lý hay không.
Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân là một quá trình tích
lũy và phát triển tiến dần đến hoàn thiện. Do vậy, ở mỗi một lĩnh vực khác nhau
căn cứ vào độ đơn giản hay phức tạp của hoạt động xã hội trong lĩnh vực ấy, nhà
làm luật phải cân nhắc một độ tuổi thích hợp để cá nhân có thể trở thành chủ thể
của pháp luật. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định quyền bầu cử đối với công
dân từ đủ 18 tuổi, quyền ứng cử từ đủ 21 tuổi; độ tuổi thực hiện giao kết hợp đồng
lao động là từ đủ 15 tuổi; trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính bắt đầu từ
đủ 14 tuổi.
Khi đến tuổi thành niên thì cá nhân đã phát triển hoàn thiện cả về thể lực và
trí lực, điều đó cho phép họ có thể tham gia vào hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Chính vì thế pháp luật ghi nhận cho họ có đầy đủ và toàn diện
các quyền và nghĩa vụ trên tất cả các lĩnh vực cũng như thừa nhận họ có đầy đủ khả
năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ ấy.
Ngược lại, khi cá nhân chưa đến tuổi thành niên thì chỉ được hưởng một số
quyền và nghĩa vụ nhất định. Tuỳ vào độ tuổi cụ thể, những quyền và nghĩa vụ mà
người chưa thành niên được hưởng là khác nhau và pháp luật cũng chỉ thừa nhận họ
có khả năng thực hiện những quyền và nghĩa vụ này, ngoài ra họ chưa phải gánh
vác những nghĩa vụ và chưa được hưởng những quyền mà chưa được pháp luật ghi
nhận.



9

Mặc dầu vậy, cần phải phân biệt độ tuổi được pháp luật thừa nhận có tư cách
chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật trong nhiều lĩnh vực không trùng với
luổi thành niên. Như các ví dụ ở phần trên đã chỉ rõ, độ tuổi được ghi nhận có tư
cách chủ thể có thể sớm hơn nhưng cũng có thể muộn hơn tuổi thành niên. Chính vì
thế, có các khái niệm như: người lao động chưa thành niên; trách nhiệm pháp lý
của người chưa thành niên; .v.v. mà không có khái niệm: quyền bầu cử, quyền ứng
cử của người chưa thành niên.
Vậy, người chưa thành niên là người đ ã đạt đến m ột độ tuổi nhất định, độ
tuổi được p h á p luật xác nhận có tư cách chủ thê khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật, cho đến dưới 18 tuổi.
Người chưa thành niên không thể bao gồm cả trẻ nhỏ mới sinh ra. Trong các
lĩnh vực pháp luật khác nhau thì độ tuổi giới hạn thấp nhất của người chưa thành
niên là khác nhau. Nếu trong một lĩnh vực nào đó độ tuổi để xác định cá nhân có
đủ tư cách chủ thể tham gia quan hệ pháp luật sớm hơn 18 tuổi, thì văn bản pháp
luật trong lĩnh vực ấy có những quy định riêng với người chưa thành niên. Các quy
định của pháp luật hoặc dành cho người chưa thành niên những quyền và lợi ích có
lính chất ưu liên hoặc hạn chế những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với họ, thế
hiện nguyên tắc chung là bảo vệ người chưa thành niên, xác định trách nhiệm của
các cơ quan, cá nhân, tổ chức liên quan trong việc bảo vệ người chưa thành niên.

Người chưa thành niên trong xử lý hành chính là cá nhân dưới 18 tuổi bị áp
dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính. Người chưa thành niên trong xử lý hành
chính phải thoả mãn các dấu hiệu: M ột là, đạt độ tuổi mà pháp luật quy định đến
dưới 18 tuổi. H ai là, người đó có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành
vi. Ba lù, người đó đã thực hiện hành vi trái pháp luật mà theo quy định bị áp dụng
cưỡng chế hành chính.
Theo quy định Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, độ tuổi của đối tượng bị
áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khác nhau là khác nhau. Xử phạt vi

phạm hành chính áp dụng với chủ thể từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện vi
phạm hành chính do cố ý, từ đủ 16 tuổi trở lên với mọi vi phạm do mình thực hiện.

*


10

Áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng với người từ
đủ 12 tuổi; đưa vào cơ sở chữa bệnh với người bán dâm từ đủ 16 tuổi.
Khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người chưa thành
niên là yếu tố cần thiết thứ hai đế xác định tư cách chủ thể trong xử lý hành chính.
Thông thường, khi đạt đến độ tuổi pháp luật quy định thì các cá nhân có khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, trừ
trường hợp người đó “mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi ”(khoản 6 Điều 3 PLXLVPHC).
Người chưa thành niên có khả năng, điều kiện nhận thức và điều khiển hành
vi phù hợp với đòi hỏi của pháp luật, nếu họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì
phải gánh chịu các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Người chưa
thành niên cũng chỉ nhận biết được ý nghĩa của các biện pháp cưỡng ch ế áp dụng
với mình nếu có khả năng nhận thức.

1.1.2. Khái niệm người chưa thành niên có hành vi trái pháp luật bị xử
lý hành chính.
Khái niệm người chưa thành niên có hành vi trái pháp luật khác vời khái
niệm người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng ngược
lại, không phải mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Một hành vi chỉ
là vi phạm pháp luật khi thoả mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành, bao gồm các dấu
hiệu về hành vi vi phạm, về lỗi, về năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể và

hành vi đó phải được pháp luật quy định là vi phạm trong một văn bản quy phạm
pháp luật.
Hành vi trái pháp luật có thể cấu thành một tội phạm hình sự, hoặc là một vi
phạm hành chính, hoặc là hành vi gây thiệt h ạ i ... nhưng cũng có thể không phải là
một vi phạm pháp luật mà đơn thuần hành vi đó chỉ biểu hiện ra là các xử sự trái
với yêu cầu của pháp luật. Đây là những hành vi trái với các quy tắc xử sự chung
được pháp luật ghi nhận, biểu hiện bằng việc không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng các quy định của pháp luật; hoặc đã làm những việc mà pháp luật ngăn cấm
[22,tr 218].
í


t ]

Người chưa thành niên có hành vi trái pháp luật bị xử lý hành chính là khái
niệm dùng đế chỉ người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện
hành vi trái với các quy định của pháp luật mà theo quy định chủ thể phải bị áp
dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính thích hợp. Bao gồm người chưa thành
niên vi phạm hành chính bị xử phạt hành chính và người chưa thành niên thực hiện
hành vi trái pháp luật bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
Vi phạm hành chính là “hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt hành chính” (khoản 2 Đ iểu 1- PLXLVPHC). Vi phạm
hành chính được quy định trong các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý nhà nước. Theo Điều 6 Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị
xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử
phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra” .
Như vậy, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của
vi phạm hành chính với lỗi cố ý và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là chủ thể

của mọi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, vi phạm hành chính diễn ra trên nhiều lĩnh
vực khác nhau của quản lý nhà nước, có những lĩnh vực mà chủ thể tham gia quan
hệ không là các chủ thể thường mà chỉ là những cá nhân, tổ chức, cơ quan nhất
định. Trong lĩnh vực này, nếu chủ thể là cá nhân thì người đó về độ tuổi ít nhất phải
là người thành niên. Vì thế, người chưa thành niên không thể là chủ thể của các vi
phạm hành chính trong lĩnh vực này.

Các biện pháp xử lý hành chính khác áp dụng với người chưa thành niên có
hành vi trái pháp luật trong hai trường hợp:
Thứ n h ất, áp dụng với người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình
sự. Đây là trường hợp người chưa thành niên đã thực hiện hành vi trái với quy định
của pháp luật, xâm hại đến những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng
chủ thể chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.


12

Hành vi của người chưa thành niên, về mặt khách quan biểu hiện ra là các xử
sự trái với quy định của pháp luật, có tính nguy hiểm cho xã hội của một tội phạm
và hành vi được thực hiện khi người chưa thành niên có khả năng, điều kiện để
nhận thức và thực hiện những xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật, tuy nhiên
chủ thể thực hiện hành vi không thoả mãn dấu hiệu về tuổi của chủ thể tội phạm
hình sự (Điều 12 BLHS). Vì vậy, hành vi không cấu thành tội phạm hình sự nên
không thể áp dụng hình phạt hay các biện pháp tư pháp khác với người chưa thành
niên thực hiện hành vi đó. Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác trong
trường hợp này là nhằm đặt người chưa thành niên vào môi trường có sự quản lý
chặt chẽ để họ không có điều kiện để tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật đồng
thời tạo cơ hội để người chưa thành niên có điều kiện nhận ra và sửa chữa sai lầm.
T hứ h a i, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác với người chưa thành

niên từ đủ ỉ 2 tuổi trở lên thường xuyên có các hành vi như trộm cắp vặt, lừa đảo
nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng hoặc người chưa thành niên từ đủ 16
tuổi bán dâm có tính chấl thường xuyên. Với các đối tượng này từng lần thực hiện
hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ hay bán dâm có thể cấu thành hoặc
không Cấu thành vi phạm hành chính (căn cứ vào Điồu 6 PLXLVPIĨC về độ tuổi
của chủ thê vi phạm hành chính).
Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác là cưỡng chế với một người
chưa thành niên có các dấu hiệu về nhân thân cho thấy người đó có thể tiếp tục thực
hiện những hành vi trái pháp luật nếu không có các biện pháp quản lv hữu hiệu đối
với họ. Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác không có ý nghĩa như là các
biện pháp “trừng phạt” đem lại hậu quả pháp lý bất lợi với chủ thể của một vi phạm
pháp luật.
Tóm lại, người chưa thành niên có hành vi trái ph áp luật bị xử lý hành
chính là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính và người từ đủ
12 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi trái với các quy định của ph áp luật bị áp
dụng các biện p h á p xử lý hành chính khác.


13

1.2. Thực trạng người chưa thành niên có hành vi trái pháp luật.
Tinh hình người chưa thành niên làm trái pháp luật hiện nay rất đáng lo ngại.
Thực tế cho thấy, người chưa thành niên có hành vi trái pháp luật tăng về số lượng,
nghiêm trọng về tính chất hành vi và độ tuổi chủ thể vi phạm ngày càng thấp.
Tuy nhiên, hiện nay việc theo dõi và thống kê người chưa thành niên có hành
vi trái pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế. Không có một cơ quan nào chịu trách
nhiệm chính trong việc thống kê và xử lý kết quả thống kê một cách toàn diện,
cũng như dự báo tình hình người chưa thành niên làm trái pháp luật, trên cơ sở đó
hoạch định chính sách trong việc ngăn chặn và phòng chống tình trạng người chưa
thành niên làm trái pháp luật. Ưỷ ban Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (nay là ư ỷ

ban Dân số, gia đình và trẻ em) là cơ quan được giao trách nhiệm thực hiện việc
này, song cơ quan này không nhận được sự hợp tác cần thiết từ phía các cơ quan có
thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật (như Bộ Công an, Toà án, Viện kiểm sát). Các
cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật tuỳ vào công việc và mục đích của
cơ quan mình tiến hành thống kê về tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp
luật nhưng mỗi cơ quan lại đề ra chỉ số và phương pháp thống kê khác nhau. Đặc
biệt chún^ ta mới chỉ chú trọng và thực hiện tương đối tốt việc thống kê người chưa
thành niên phạm tội. Người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính
hoặc chưa được thống kê hoặc được thống kê không đầy đủ.
Từ các lý do nêu trên việc đánh giá tình hình người chưa thành niên vi phạm
pháp luật chỉ mang tính chất gợi ý trên cơ sở đó đề ra các phương hướng và nhiệm
vụ cụ thể để hoàn thiện pháp luật về người chưa thành niên và xử lý người chưa
thành niên làm trái pháp luật.
Q ua xem xét, đánh giá các số liệu thống kê về tình hình người chưa thành
niên làm trái pháp luật chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

T h ứ n h ấ t, sô lượng người chưa thành niên có hành vi trái p h á p luật ngày càng
tăng.
Số liệu thống kê do Bộ Công an tổng hợp về việc áp dụng giáo dục tại cơ sở
đối với người chưa thành niên của 30 tỉnh, thành phố từ năm 1982 đến năm 1996
(bảng la) chúng ta thấy trong những năm từ 1982 đến 1985 số lượng trẻ em có


14

hành vi trái pháp luật dao động không lớn, cá biệt năm 1983 con số này còn giảm.
Nhưng từ năm 1985 cho đến 1996 số lượng này tăng liên tục năm sau luôn cao hơn
năm trước, tất cả các độ tuổi đều tăng nhưng tăng nhiều nhất vẫn là nhóm từ 16 đến
dưới 18 tuổi [5, tr 22].


Bảng la.
s ố LIỆU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TRẺ EM LÀM TRÁI PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 1982 - 1996

(Thống kê trên 31 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
Năm

Tổng sỗ

Dưới 14 tuổi

Từ 14 tuổi đến

Từ 16 tuổi đến

dưới 16 tuổi

dưới 18 tuổi

1982

756

139 (18,39%)

206 (27,25%)

411 (54,36%)

1983


690

137 (19,85%)

213 (30,87%)

340 (49,27%)

1984

799

146(18,27%)

224 (28,04%)

429 (53,69%)

1985

875

101 (11,54%)

291(33,26%)

483 (55,20%)

1988


1.135

158 (13,92.%)

358 (31,54%)

619(54,54% )

1989

1.427

241 (16,89%)

402 (28,17%)

784 (54,94%)

1990

2.244

344(15,33% )

573 (25,53%)

1.327 (59,14%)

1994


3.672

438 (11,94%)

1.068 (29,09%)

2.158 (58,77%)

1995

4.625

467 (10,10%)

1.287 (27,83%)

2.871(62,07% )

1996

5.214

599(11,49% )

1.518 (29,11%)

3.097 (59,40%)

Mguồn: Dự án tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người c iưa thành niên
tại Việt Nam, Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển và Bộ Tư pháp thực hiện)


Tuy nhiên, những năm gần đây con số thống kê cho thấy số lượng người
chưa thành niên làm trái pháp luật lại giảm (bảng lb). Việc giảm này có nguyên
nhân là N hà nước ta thay đổi chính sách hình sự với người chưa thành niên. Các
quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 1999 về người chưa thành niên và về chủ
thể của những tội phạm cụ thể không những làm giảm số lượng người chưa thành
niên phạm tội mà còn kéo theo việc giảm số lượng người chưa thành niên bị áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính [15].


15

Số liệu thống kê giảm không đồng nghĩa với việc số lượng người chưa thành
niên làm trái pháp luật giảm, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và pháp luật được
tôn trọng. Bởi vì, số liệu thống kê chỉ phản ánh số nhóm đối tượng bị áp dụng một
số biện pháp cưỡng chế hình sự hoặc hành chính nhất định theo quy định mới của
pháp luật. Thực tế cho thấy những năm gần đây tình trạng người chưa thành niên có
những xử sự trái yêu cầu của pháp luật đã tăng cao ở hầu hết các địa phương trong
cả nước. Nếu trước kia trẻ em hư chỉ tập trung ở thành phố, thị xã lớn thì ngày nay
cả ở thành thị lẫn nông thôn hiện tượng này đều phổ biến.
Mặt khác, tính chất các vụ việc do người chưa thành niên thực hiện ngày
càng trở nên nguy hiểm thể hiện ở tính côn đồ trắng trợn trong hành vi, ở thái độ
bất cần đời xem thường pháp luật và mọi giá trị đạo đức. Chính điều này đã làm
cho quần chúng nhân dàn e ngại, không dám đứng ra đấu tranh với các hành vi vi
phạm, lối sống “đèn nhà ai nhà nấy rạng” đang trở nên phổ biến. VI thế công tác
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với người chưa thành niên, công tác quản
lý, giáo dục, phòng ngừa với đối tượng này không nhận được sự hưởng ứng rộng rãi
trong nhân dân.

Bảng lb .

s ố LIỆU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TRẺ EM LÀM TRÁI PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 1999 - 2001

(Thống kê trên 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
Năm

T ổng sỗ

Từ 12 đến dưới

Từ 14 đến dưới

Từ 16 đến dưới

14 tuổi

16 tuổi

18 tuổi

1999

14.346

1.603 (11,16%)

4.780 (33,44%)

7.654 (53,32%)

2000


11.538

1.567 (13,57%)

4.142 (35,89%)

5.548 (48.08%)

2001

11.376

1.328 (11,68%)

4.046 (35,55%)

5.732 (50,38%)

(Nguồn: Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, năm 2001).

T h ứ hai, tình trạng người chưa thành niên có hành vi trái ph áp luật gắn liền
với sự gia tăng sô người chưa thành niên nghiện ma tuý.
Theo số liệu của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh
và xã hội cho thấy số người nghiện ma tuý trong cả nước đã tăng lên không ngừng


16

với xu hướng trẻ hoá người nghiện. Người chưa thành niên sử dụng ma tuý không

còn là irường hợp đơn lẻ, mặc dù số người chưa thành niên nghiện ma tuý năm
2001 chỉ chiếm 5,8% tổng số người nghiện ma tuý nhưng con số này đã tăng gấp
đôi so với năm 1995 là 2,66%, đặc biệt có 0,02% số người nghiện dưới 12 tuổi
(1 lem ) [8J. Đây là một vấn đề đáng báo động bởi vì khi nghiện ma tuý thì sức
khoẻ, trí tuệ và tinh thần của người nghiện đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với
người chưa thành niên khi thể chất và trí tuệ đang trong giai đoạn hình thành và
phát triển thì ảnh hưởng của các chất ma tuý còn để lại những di chứng xấu lâu dài.
Phạm pháp là “bạn đồng hành” với hành vi sử dụng các chất ma tuý, vì khi
đã mắc nghiện người nghiện bị lệ thuộc vào chất ma tuý không còn sức khoẻ, sự
tính láo để lao động kiếm tiền. Nếu có công ăn, việc làm thì thu nhập của một
người lao động chân chính cũng không thoả mãn được những cơn nghiện. Trong
tổng số 47.727 số người nghiện ma tuý được hỏi tại 35/61 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có tới 83,2% đã từng một lần thực hiện hành vi vi phạm như trộm
cắp, cướp, cướp giật, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng [8].
Với người chưa thành niên cũng không phải là ngoại lệ, nhất là đối tượng
nàỵ không có thu nhâp, sống phụ thuôc vào gia đình. Hành vi trái pháp luật của
người chưa thành niên nghiện ma tuý chủ yếu là các hành vi xâm phạm sở hữu như
trộm cắp, cướp, cướp giật để có tiền sử dụng ma tuý hoặc là các hành vi gây rối do
trạng thái quá khích khi sử dụng ma tuý, đáng lo ngại hơn cả là chính người chưa
thành niên bị lôi kéo tham gia buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý. Bất
kể là hành vi vi phạm gì đều thể hiện tính liều lĩnh, bất chấp tất cả để có tiền mua
ma tuý sử dụng.
Một ví dụ điển hình, tháng 2 năm 2003 Công an quận Đống Đa đã phá vụ án
Trần Văn T (sinh năm 1987), Nguyễn Văn c (sinh năm 1989), Nguyễn Văn T (sinh
năm 1986, là anh ruột C), Hà Huy L (sinh năm 1988) và Trần Tuấn V (sinh năm
1987) chuyên trấn lột các em học sinh trường Trung học cơ sở Văn Chương. Cho
đến thời điểm bị bắt, các đối tượng này đã cưỡng đoạt tài sản của các em học sinh
gần một năm rưỡi mới bị phát hiện. Mặc dù, các đối tượng này đều có hộ khẩu
thường trú cùng gia đình tại Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội nhưng đã bỏ nhà
sống lang thang ngoài đường phố và nghiện ma tuý. Đặc biệt trong nhóm có



17

Nguyễn Văn

c

mặc dù chưa đủ 14 tuổi đã nghiện ma tuý nặng và rất thản nhiên tra

lời về hành vi cua mình khi bị các cán bộ, chiến sĩ công an lấy lời khai.
Một mặt, pháp luật vẫn coi hành vi sử dụng các chất ma tuý là hành vi trái
pháp luật, có thể bị xử lý hình sự' hoặc xử lý hành chính2, song với người chưa
thành niên khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bắt buộc cai nghiện lại không
bị coi là xử lý hành chính. Quy định này của pháp luật thể hiện tính nhân đạo, coi
tình trạng nghiện ma tuý là tình trạng bệnh lý, người nghiện trước hết là bệnh nhân,
nhất là với người chưa thành niên thường không ý thức được hết hành vi của mình.
Nhưng thực trạng người chưa thành niên nghiện ma tuý đã đặt ra những khó khăn
rất lớn cho các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc tổ chức cai nghiện, và
nhất là quản lý, giáo dục để họ không thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội
nhằm thoả mãn cơn nghiện của mình.
Chính vì thế, muốn đấu tranh phòng, chống làm giảm số người chưa thành
niên làm trái pháp luật trước hết phải giảm được tỷ lệ người chưa thành niên nghiện
ma tuý và quản lý, cai nghiện có hiệu quả với số đối tượng đã mắc nghiện.

Bảng 2.
s ố LIỆU SO SÁNH GIỮA NĂM 1995 VÀ 2001
VỀ SỐ NGƯỜI NGHIỆN MA TƯÝ CHIA THEO LỨA TUổI.

N ăm


Dưới 18 tuổi

Từ 18 - 30 tuổi

Trẽn 30 tuổi

1995

2,66%

39,72%

57,62%

2001

5,8%

64,9%

29,3%

(Nguồn: Báo cáo Kết quả điều tra người nghiện ma tuý năm 2001, Cục Phòng
chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội)

THƯVIbN
TRƯỞNGf)Ại MỌC LUẬTHẢ NÔ!
PHỎNG GV


ế&

1 T h e o Đ iề u 199 Bộ luật Hình sự n ă m 1999.
2 T h e o Đ iề u 22 N g hị đ ịn h 4 9 /C P n g ày 15 /8/1996 về Xứ phat vi p h ạm h àn h c h ín h trong lĩnh vực an ninh
trật tự.


18

T h ứ ba, tính đa dạng của các hành vi trái ph áp luật do người chưa thành niên
thực hiện.
Nển kinh tế thị trường với cơ chế thông thoáng đã tạo điều kiện cho giao lưu
phát triển kinh tế, nhưng cũng chính là cơ hội cho lối sống hưởng thụ, cách sinh
hoạt vốn xa lạ với đại bộ phận người dân có dịp len lỏi phát triển và theo đó các
hành vi phạm pháp cũng phát triển không ngừng. Người chưa thành niên cũng bị lôi
kéo vào các hoạt động phạm pháp để có tiền thoả mãn các thú chơi mới.
Một bộ phận người chưa thành niên bị lôi kéo, dụ dỗ làm “đầu sai” đắc lực
cho hành vi vi phạm của người lớn, như tham gia vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới, vận chuyển trái phép các chất ma tuý hay tham gia vào hoạt động
của các băng nhóm tội p h ạm ...M ặt khác, bản thân các em đã “học” người lớn khi
thực hiện các hành vi trái pháp luật. Chính vì vậy, nếu như trước kia hành vi của
các em chỉ tập trung ở một vài loại vi phạm như trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản, gây
rối trật tự công cộng thể hiện sự nông nổi, bột phái của trẻ con thì nay hành vi trái
pháp luật đã có ở hầu hết các lĩnh vực từ hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, vi
phạm quy chế biên giới cho đến những hành vi vi phạm gắn liền với công nghệ, kỹ
thuật cao. Các hành vi trái pháp luật của người chưa thành niên cũng thể hiện tính
có tổ chức và chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, các hành vi trái pháp luật của người chưa thành niên vẫn tập trung
nhiều nhất, với diễn biến phức tạp và đáng báo động nhất ở một vài nhóm sau.
ĨD N hóm các hành vi xâm phạm sở hữu, đây là nhóm hành vi trái pháp luật

do người chưa thành niên thực hiện có số lượng đối tượng nhiều nhất. Trong nhóm
này những đối tượng từ 16 tuổi trở xuống, chủ yếu thực hiện hành vi như trộm cắp
vặt, lừa đảo nhỏ, cưỡng đoạt tài sản (trấn lột), chỉ có một số rất nhỏ các đối tượng ở
lứa tuổi này có những hành vi như cướp tài sản, cướp giật. Ngược lại, các đối tượng
từ 16 đến 18 tuổi thì hành vi vi phạm bao gồm cả trộm cắp, lừa đảo, cướp, cướp
giật, cưỡng đoạt tài sản và hành vi do các đối tượng này có mức độ nguy hiểm cho
xã hội cao hơn so với hành vi của các đối tượng dưới 16 tuổi nên phần lớn hành vi
trong số này đã cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự [5, tr 27].


19

TU Các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực an ninh, trật tự cũng là nhóm

hành vi mà đối tượng là người chưa thành niên có số lượng nhiều. Ví dụ như các
hành vi đánh nhau, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng... Chỉ riêng
trong dịp Tết nguyên đán Quý Mùi vừa qua đã có khoảng 30 vụ gây rối, đánh nhau
gây thương tích có người chưa thành niên tham gia trong phạm vi cả nước. Đáng lo
ngại là trong các vụ gây rối này rất nhiều loại hung khí, vũ khí có khả năng gây
thương tích cao được sử dụng.
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh trật tự, vừa thể hiện tính dễ bị lôi
kéo, kích động của người chưa thành niên, đồng thời cũng là hổi chuông báo động
về một bộ phận người chưa thành niên sớm thể hiện thói côn đồ, liều lĩnh, coi
thường trật tự kỷ cương, pháp luật.
Ĩ0 Các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn giao thông: Ớ các thành phố và đô
thị lớn các hành vi trái pháp luật của người chưa thành niên trong lĩnh vực giao
thông đang trở nên phổ biến. Các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực này tương
đối đa dạng nhưng đều xuất pháp từ việc các em được gia đình cho sử dụng xe mô
tô, xe gắn máy khi chưa đến tuổi. Mặc dù, nhiều trường trung học phổ thông và
trung học cư sở dã kiểm tra chặt chẽ, tích cực phối liựp với lực lượng công an song

hiện tượng này không hề giảm, bởi chúng ta làm không đồng bộ và không thường
xuyên. Lực lượng công an, nhà trường, gia đình chưa phối hợp với nhau trong việc
tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông đến học sinh, bản thân các bậc phụ huynh
không thấy hết tác hại và ngăn chặn con em mình sử dụng mô tô, xe gắn máy khi
chưa đủ tuổi.
Ngoài ra, khi các gia đình cho phép con, em mình quản lý và sử dụng xe gắn
máy đi học cũng chính là đã tạo những điều kiện thuận lợi cho nhiều hành vi trái
pháp luật nguy hiểm nữa phát sinh như cướp giật hay đua xe. Theo Phòng c ả n h sát
giao thông, Công an thành phố Hà Nội, vào buổi chiều khoảng từ 18h rất nhiều các
em học sinh vẫn còn mặc nguyên đồng phục chạy xe trên các tuyến phố như Thanh
niên, Hùng Vương, Điện Biên Phủ, Bà Triệu...chờ khi có điều kiện thuận lợi để đua
xe. Gần đây khi các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát thì hiện
tượng đua xe đã giảm đáng kể nhưng chưa chấm dứt hẳn.


20

TĨJ Người chưa thành niên tham gia vào tệ nạn mại dâm: Một trong những tệ
nạn xã hội rất đáng báo động, đó là ngày càng có nhiều người chưa thành niên bị
lôi kéo vào tệ nạn mại dâm. Theo thống kê của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ
Lao động, thương binh và xã hội đến tháng 12/2000 số gái mại dâm thường xuyên
có hồ sơ quản lý là 14.032 người, kể cả số không thường xuyên là 42.400 người
trong đó người chưa thành niên chiếm 13,5% (riêng tại thành phố Hồ Chí Minh tỉ
lệ này là 18,4%) [24].
Với độ tuổi của người chưa thành niên khi tham gia vào tệ nạn mại dâm, các
bé gái chưa nhận thức được đầy đủ rằng mình trở thành mặt hàng bán mua trong
tay các chủ chứa, bị lợi dụng về thể xác, bị xúc phạm danh dự nhân phẩm, đằng sau
mại dâm còn là ma tuý, là HIV/AIDS. Nhưng số tiền kiếm được từ mại dâm các em
lại tiêu xài hết cho những thú chơi “thời thượng” như ma tuý, “chát”, mua sắm
quần áo, điện thoại di động đắt tiền.

Râì khó thuyết phục, giáo dục hoàn lương khi mà nguyên nhân chính dẫn
các cô gái chưa thành niên đến mại dâm là do cần tiền ăn chơi, tiêu xài không
muốn lao động, học tập ngày càng trở nên phổ biến. Ngược lại, với những em tham
gia Yào hoạt động mại dâm do bị lừa đảo, dụ dỗ, ép buộc; do hoàn cảnh, khó khăn
về kinh tế xô đẩy rất cần động viên, giúp đỡ tạo việc làm phù hợp để các em có thể
dễ dàng quay trở lại con đường lương thiện.

Tinh trạng người chưa thành niên làm trái pháp luật không đơn thuần thể
hiện sự thiếu hiểu biết pháp luật của lứa tuổi này mà nó còn thể hiện việc các em
không nhận được sự quan tâm đúng mực của gia đình, nhà trường, của xã hội. Đây
cũng là nguyên nhân lý giải cho tỷ lệ rất cao trẻ em lang thang, trẻ em đường phố,
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong số liệu thống kê về người chưa thành niên phạm
pháp.
Mặt khác, trong những năm qua chúng ta đã triển khai nhiều biện pháp nhằm
hạn chế sự gia tăng số người chưa thành niên có hành vi trái pháp luật song kết quả
không đạt được như mong muốn. Điểu đó có thể lý giải bằng nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó có một nguyên nhân là chúng ta chưa có các quy định pháp
luật chặt chẽ, khoa học, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; cũng như trong thực tế


21

xử lý hành chính chưa kết hợp có hiệu quả giữa xử lý nghiêm để răn đe, đồng thời
với áp dụng các biện pháp giáo dục, quản lý không cho người chưa thành niên có
diều kiện thực hiện hành vi trái pháp luật.

1.3. Khái niệm xử lý hành chính, xử lý hành chính với người chưa thành niên.
1.3.1. Khái niệm xử lý hành chính.
Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định:
“ Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện

pháp xử lý hành chính khác”. Theo quy định này, xử lý vi phạm hành chính là áp
dụng hai nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính được quy định trong Pháp lệnh, đó
là các hình thức xử phạt vi phạm hành chính (quy định tại Điều 12) và các biện
pháp xử lý hành chính khác (quy định tại Điều 22) với chủ thê của m ột vỉ phạm
hành chính. Tuy nhiên, như phần trên chúng tôi đã trình bày, chỉ có các hình thức
xử phạt được áp dụng với chủ thể vi phạm hành chính, còn các biện pháp xử lý

hành chính khác không áp dụng với chủ thể của một vi phạm hành chính.
Theo chúng tôi xử lý hành chính là một quá trình trong đó bao gồm nhiều
hoạt dộng cụ thể của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nhằm xem xét và giai
quyếl một vụ việc trái pháp luật theo quy định của pháp luật hành chính [16, tr
978]. Q uá trình này bắt đầu từ việc xác định có hay không có hành vi trái pháp luật
bị xử lý hành chính, nếu có hành vi trái pháp luật thì cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền tiến hành đánh giá tính chất, mức độ hành vi và quyết định áp dụng những
biện pháp cưỡng chế thích hợp với chủ thể đã thực hiện hành vi đó và giải quyết
toàn diện những vấn đề có liên quan đến vụ việc vi phạm.
Trong xử lý hành chính, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền được áp dụng
nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau, mỗi giai đoạn của quá trình xử lý những
biện pháp cường chế thích hợp sẽ được quyết định tuỳ vào mục đích cụ thể đặt ra ở
giai đoạn đó.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính
khác chỉ áp dụng với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật và đây là những biện
pháp cưỡng chế trung tâm của quá trình xử lý hành chính. Ngoài hai nhóm cưỡng
c h ế này cơ quan, người có thẩm quyền còn áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế


×