Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

LV Thạc sỹ_hoàn thiện các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.69 KB, 96 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

WB

Ngân hàng thế giới

DN XNK

Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

TCTD

Tổ chức tín dụng



BH RRTG

Bảo hiểm rủi ro tỷ giá


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1. So sánh giữa thị trường kỳ hạn và thị trường tương lai.....................24

BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. So sánh giữa thị trường kỳ hạn và thị trường tương lai.....................24


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi được gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO vào cuối năm
2006, Việt nam ngày càng tham gia và đóng góp nhiều hơn vào tiến trình toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn lớn của
thế giới. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất là kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu
phát triển không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn tiềm ẩn nhiều yếu tố
rủi ro về mặt tỷ giá ngoại hối, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Để giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam yên tâm tập
trung vào sản xuất và phát triển thị trường mà không phải lo lắng đến rủi ro tỷ giá,
các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá đã xâm nhập và ngày càng phát triển trong thị
trường tài chính Việt Nam.
Các dịch vụ sản phẩm ngành Ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối ưu lợi

nhuận cho khách hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM. Việc phát
triển các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá không những giúp doanh nghiệp loại bỏ
được yếu tố rủi ro tỷ giá trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà còn giúp các ngân
hàng Việt Nam phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình. Kể từ năm 1999,
khi những hợp đồng phái sinh đầu tiên được thực hiện giữa NHTM và doanh nghiệp
ở Việt Nam1 thì cho đến nay, số lượng các giao dịch này được thực hiện vẫn khá
khiêm tốn. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ở thị trường Việt Nam vẫn khá đơn giản,
chủ yếu là các sản phẩm ngoại tệ truyền thống mua bán giao ngay (spot). Vì vậy,
việc phát triển các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp không chỉ giúp
doanh nghiệp hạn chế được yếu tố rủi ro tỷ giá mà còn giúp thị trường ngoại tệ ở
Việt Nam phát triển theo xu hướng và mô hình hiện đại, chuyên nghiệp của thị
trường ngoại tệ quốc tế. Tuy nhiên, do nhận thức và sự tiếp cận về các công cụ này
1

Nguồn: www.sbv.gov.vn


5

còn quá nhiều hạn chế từ phía người cung cấp (các NHTM), người sử dụng (các
doanh nghiệp) và cả người hoạch định chính sách (NHNN) nên doanh số giao dịch
và hiệu quả sử dụng các công cụ phòng ngừa này chưa cao. Vậy trong tương lai,
chúng ta cần hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào để chuẩn
bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Điều này phù hợp với những đòi hỏi của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đang theo đuổi. Xuất phát từ tính
cấp thiết đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện các công cụ bảo hiểm
rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam”

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài sẽ tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:

- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá mà
tập trung vào các công cụ phái sinh ngoại hối cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt
Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về việc cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro
tỷ giá của các NHTM và việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá ở các DN
XNK.
- Đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá cho
doanh nghiệp cũng như phát triển các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hiện có rất nhiều các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá như: sử dụng các công
cụ phái sinh, sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành, lập quỹ dự phòng rủi ro
tỷ giá, hoặc đa dạng hoá ngoại tệ trong kinh doanh,... tuy nhiên đề tài chỉ tập trung
vào nghiên cứu các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá phái sinh dành cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá phái sinh
dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam tại các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến nay.


6

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên luận được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn là phương pháp tổng
hợp, phân tích, đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các
công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần lời cảm ơn, mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho
doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng áp dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá và hoàn thiện các công
cụ phái sinh bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam


7

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC CÔNG CỤ
BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ CHO DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự
phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã
có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá
nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ
đến giai đoạn cao của nó là nền kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng
ngày càng được hoàn thiện và trở thành định chế tài chính không thể thiếu được trên
thị trường.
Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm về NHTM. Ở Việt Nam, theo Luật
các tổ chức tín dụng năm 2010 do Quốc hội ban hành, quy định: Ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Trong đó Điều 98 - Mục 2 của Luật quy định hoạt động ngân hàng của NHTM gồm
có:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại
tiền gửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn
trong nước và nước ngoài.
- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết
khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh; phát hành thẻ tín
dụng; bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng
được phép thực hiện thanh toán quốc tế; các hình thức cấp tín dụng khác được
NHNN chấp thuận.


8

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
- Cung ứng các phương tiện thanh toán
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán: thực hiện thanh toán trong nước gồm séc,
lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ
thu hộ và chi hộ; thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán
khác được sau kh NHNN chấp thuận.
Các hoạt động khác của NHTM:
- Vay vốn ngân hàng nhà nước: NHTM được vay vốn của NHNN dưới hình
thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước
theo quy định của pháp luật.
- Mở tài khoản: NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN và duy trì trên
tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc; NHTM
được mở tài khoản thanh toán tại TCTD khác hoặc tài khoản tiền gửi, tài khoản
thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
- Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán: NHTM được tổ chức thanh
toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia hoặc tham gia hệ

thống thanh toán quốc tế sau khi được NHNN chấp thuận.
- NHTM được góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại luật.
- Tham gia thị trường tiền tệ: NHTM được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho
bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín
phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.
- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh sau khi được
NHNN chấp thuận.
- Nghiệp vụ ủy thác và đại lý: NHTM được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại
lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý
tài sản theo quy định của NHNN.
- Các hoạt động kinh doanh khác: Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng,
tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; Tư vấn tài


9

chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn
đầu tư; Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; Dịch vụ môi giới
tiền tệ; Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được NHNN chấp thuận
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài
chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn
cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao về sản
phẩm dịch vụ của xã hội.

1.1.2. Các dịch vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại
Nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có

hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Cho vay là hoạt
động sinh lời cao của ngân hàng, do đó các ngân hàng tìm kiếm mọi cách để huy
động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng nhất của ngân
hàng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng: một khoản tiền gửi tại ngân
hàng trong một khoảng thời gian nhất định (1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm,
…) và được hưởng mức lãi suất theo thỏa thuận.
Cấp tín dụng: là việc ngân hàng thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một
khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn
trả bằng các nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo
lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
Trong đó, Cho vay là hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, theo đó ngân
hàng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục
đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc và lãi. Ngân hàng sẽ kiểm soát quá trình sử dụng vốn của khách hàng.
Khách hàng vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử
dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay. Lợi nhuận thu được từ cho vay của


10

các ngân hàng là rất lớn đi cùng với mức độ rủi ro lớn. Ngân hàng có thể không thu
hồi được vốn vay hoặc khách hàng không trả nợ đúng hạn,… do đó khi cho vay các
ngân hàng thường sử dụng các biện pháp đảm bảo vốn vay: thế chấp, cầm cố,…
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua
hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các
khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp
đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, theo đó ngân hàng cam
kết với bên nhận bảo lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa

vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng theo thỏa thuận.
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các
công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn
thanh toán. Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có
giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
Thực hiện trao đổi ngoại tệ là việc một ngân hàng đứng ra mua bán một loại
tiền này để đổi lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Lịch sử cho thấy đây là
một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện. Trong thị trường tài
chính ngày nay hoạt động mua bán ngoại tệ là hoạt động có mức độ rủi ro cao, đồng
thời đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao.
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện
thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách
hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
Từ các hoạt động cơ bản trên của NHTM có thể cho thấy các NHTM ngày
nay kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Ngoài các nghiệp vụ ngân hàng mang tính
truyền thống như: tiết kiệm, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố, bảo lãnh L/C, chiết
khấu giấy tờ có giá, thanh toán bằng séc, chuyển khoản,…các ngân hàng đã có
nhiều sản phẩm mới như bao thanh toán, cho thuê tài chính, cho vay đồng tài trợ


11

hay các nghiệp vụ tài chính phái sinh,…Tuy các nghiệp vụ tài chính phái sinh
không phải là hoạt động cơ bản và đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động
của NHTM nhưng nó là sản phẩm tất yếu của thị trường tài chính hiện đại. Trong
đó, các nghiệp vụ phái sinh có vai trò rất quan trọng, giúp hạn chế thấp nhất những
rủi ro thua lỗ có thể xảy ra thông qua hoạt động bù trừ giữa các giao dịch; làm cho
sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thêm đa dạng phong phú, từ đó tăng hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng.


1.2. Các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại
cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Trong thị trường ngoại hối phát triển, có rất nhiều công cụ để bảo hiểm rủi ro
tỷ giá cho doanh nghiệp như: các công cụ phái sinh ngoại hối (Forward, Swap,
Futures, Option), hợp đồng xuất khẩu song hành, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ
giá, sử dụng thị trường tiền tệ,… Do đó, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải
tự nhận thức và hiểu biết tính chất rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu do biến
động tỷ giá để lựa chọn và sử dụng công cụ thích hợp nhất nhằm tối thiểu hóa chi
phí và tối đa hóa lợi nhuận.

1.2.1. Nội dung của các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá phái sinh
Công cụ tài chính phái sinh là một loại công cụ tài chính hoặc một hợp đồng
được sử dụng với mục đích ngăn ngừa rủi ro hoặc được nắm giữ vì mục đích
thương mại. Công cụ tài chính phái sinh có các đặc điểm:
- Giá trị của Công cụ tài chính phái sinh có thể bị thay đổi theo sự biến động
của tỷ giá hối đoái;
- Doanh nghiệp sử dụng Công cụ tài chính phái sinh có thể phải bỏ ra khoản
đầu tư ban đầu nhưng khoản đầu tư ban đầu đó nhỏ hơn giá trị của các hợp đồng
gốc mà những hợp đồng này có khả năng thay đổi do những biến động của các yếu
tố không chắc chắc trên thị trường;
- Hợp đồng phái sinh được thanh toán vào một ngày trong tương lai.
Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ các khoản lợi nhuận dự kiến thu được trong hoạt
động kinh doanh ngoại tệ cũng như các hoạt động khác có liên quan đến ngoại tệ và


12

phòng tránh những biến động bất ngờ về tỷ giá hối đoái trên thị trường, các sản
phẩm phái sinh ngoại hối ra đời.

Sản phẩm phái sinh là một sản phẩm bắt nguồn từ một sản phẩm gốc đã có từ
trước. Các sản phẩm phái sinh ngoại hối bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ; hợp
đồng hoán đổi tiền tệ; hợp đồng tương lai tiền tệ và hợp đồng quyền chọn tiền tệ.
Do các sản phẩm phái sinh có rủi ro thấp nên chúng thường được sử dụng cho mục
đích bảo hiểm và quản trị rủi ro.

1.2.1.1. Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ (FX forward)
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ
mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn
nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. Lý do xuất hiện loại giao dịch
này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do
sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra. Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro,
hợp đồng có kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ
giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: “Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ tài chính
để mua hoặc để bán một số lượng tiền nhất định, tại một tỷ giá nhất định, tại một
thời điểm xác định trong tương lai”1. Theo đó ta có thể hiểu hợp đồng kỳ hạn là hợp
đồng có các nghĩa vụ thanh toán phát sinh trong tương lai theo một tỷ giá và với
một số tiền đã được xác định tại thời điểm giao dịch.
Tỷ giá kỳ hạn được hình thành trên cơ sở chênh lệch lãi suất của hai đồng
tiền và thông thường không phụ thuộc vào dự báo của thị trường về chiều hướng
biến động của tỷ giá giao ngay trong tương lai. Ta có công thức sau:
Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn
Trong đó:
- Tỷ giá giao ngay là tỷ giá được thị trường quyết định tại thời điểm phát sinh
giao dịch

1

Nguyễn Văn Tiến (2003, trang 189) - “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại

hối”, NXB Thống Kê


13

- Điểm kỳ hạn được tính dựa trên cơ sở chênh lệch lãi suất. Trong thực tế,
các ngân hàng thường sử dụng công thức rút gọn như sau để tính điểm kỳ hạn:
FW point= S*(Rt-Rc)*T

(1)

Trong đó: - FW point: là điểm kỳ hạn
- S: tỷ giá giao ngay
- Rt: lãi suất của đồng định giá
- Rc: lãi suất của đồng yết giá
- T: kỳ hạn của hợp đồng trên cơ sở tính lãi suất - thông thường cơ
sở tính lãi suất được quy ước là 360 ngày, trừ phi nói rõ là 365 ngày.
Điểm kỳ hạn có thể mang dấu âm (discount Forward) hoặc dương (premium
forward) tùy theo chênh lệch lãi suất giữa đồng định giá và đồng yết giá là âm hay
dương.
Ví dụ 1: Ngày 01/10/2010, doanh nghiệp xuất nhập khẩu A muốn mua 1 triệu
USD kỳ hạn 1 tháng để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Tỷ giá USDVND ngày
01/10/2010 là: 19500; Lãi suất USD kỳ hạn 1 tháng là: 3%; Lãi suất VND kỳ hạn 1
tháng là: 10%. Trên cơ sở chênh lệch lãi suất, ngân hàng sẽ chào giá hợp đồng kỳ
hạn cho doanh nghiệp A như sau:
Giá kỳ hạn = 19500+ 19500*(10%-3%)*30/360= 19613.75
Đối với cặp USDVND, tỷ giá kỳ hạn thường cao hơn tỷ giá giao ngay do lãi
suất tiền VND thường cao hơn lãi suất USD.
Ở đây, có hai trường hợp xác định tỷ giá có kỳ hạn: tỷ giá mua có kỳ hạn và
tỷ giá bán có kỳ hạn. Để tiện việc tính toán, chúng ta đặt:

- Fm, Sm: lần lượt là tỷ giá mua có kỳ hạn và tỷ giá mua giao ngay
- Fb, Sb: lần lượt là tỷ giá bán có kỳ hạn và tỷ giá bán giao ngay
- Ltg(VND), Lcv(VND): lần lượt là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay VN
- Ltg(NT), Lcv(NT): lần lượt là lãi suất tiền gửi và cho vay ngoại tệ.
- N: là số ngày của hợp đồng có kỳ hạn
Chúng ta có các công thức xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán kỳ hạn thường
được áp dụng trong thực tiễn giao dịch như sau:


14

1. Tỷ giá mua có kỳ hạn
Fm = Sm +

Sm[ Ltg (VND ) − Lcv( NT )]N
100 * 360

(2)

2. Tỷ giá bán có kỳ hạn
Fb = Sb +

Sb[ Lcv(VND) − Ltg ( NT )]N
100 * 360

(3)

Trong công thức (2) và (3) trên đây, người ta giả định năm tài chính có 360
ngày và lãi suất được tính theo %/năm.
Ví dụ 2: Ngày 05/08/2010 tại Vietcombank có tỷ giá giao ngay và lãi suất kỳ

hạn 3 tháng trên thị trường tiền tệ như sau:
USD/VND: 19580 - 19582
VND: 14 - 17%/năm
USD: 4 - 6,6%/năm
Công ty A muốn mua trong khi công ty B muốn bán USD kỳ hạn 3 tháng.
Xác định tỷ giá kỳ hạn mà Vietcombank sẽ chào cho hai khách hàng này?
Công ty A muốn mua USD kỳ hạn 3 tháng nên ngân hàng chào tỷ giá bán có
kỳ hạn 3 tháng. Tỷ giá này được xác định theo công thức (3) đã trình bày trên đây.
Trong đó Sb = USD/VND = 19582, Lcv(VND) = 17%/năm, Ltg(USD) = 4%/năm,
và N = 3 tháng = 90 ngày.
Fb = Sb +

Sb[ Lcv(VND) − Ltg ( NT )]N
19582[17 − 4]90
= 19582 +
= 20218
100 * 360
100 * 360

Công ty B muốn bán USD kỳ hạn 3 tháng, Vietcombank sẽ xác định và chào
cho công ty B tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng. Tỷ giá mua kỳ hạn được xác định theo
công thức (2) vừa nêu trên đây, trong đó Sm = USD/VND = 19580, Ltg(VND) =
14%/năm, Lcv(NT) = 6,6%/năm và N = 90.
Fm = Sm +

19580[14 − 6,6]90
Sm[ Ltg (VND ) − Lcv( NT )]N
= 19580 +
= 19942
100 * 360

100 * 360

Nhìn chung, hợp đồng ngoại hối kỳ hạn là sản phẩm phái sinh khá đơn giản
cho nên doanh nghiệp và ngân hàng thường dễ áp dụng sản phẩm này trong hoạt
động kinh doanh phòng ngừa rủi ro tỷ giá của mình. Hợp đồng kỳ hạn không diễn ra
trên sở giao dịch, mà giống như hợp đồng giao ngay, đây là thị trường phi tập trung


15

(OTC) của các ngân hàng, các nhà môi giới và khách hàng. Đây có thể coi là sản
phẩm phái sinh hữu hiệu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc cố định
chi phí của doanh nghiệp đối với những hợp đồng xuất nhập khẩu mà thời điểm
thương lượng đàm phán và thời điểm thanh toán hợp đồng là hai thời điểm khác
nhau. Nếu sử dụng hợp đồng, mua/bán kỳ hạn, doanh nghiệp sẽ cố định được tỷ giá
ngoại tệ tại thời điểm thanh toán hợp đồng trong tương lại. Như vậy, mọi chi phí
liên quan đến giá thành sản phẩm đã được cố định tại thời điểm phát sinh hợp đồng
xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng về rủi ro biến động tỷ giá mà
chỉ tập trung vào nghiệp vụ chính của mình là hoạt động xuất nhập khẩu.
Ưu điểm:
- Hợp đồng kỳ hạn là công cụ sử dụng khá đơn giản trong các công cụ phái
sinh để các doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
- Đây là giao dịch mà ngân hàng mua/bán một ngoại tệ thời điểm hiện tại và
đảo ngược lại bán/mua ngoại tệ đó tại thời điểm trong tương lai. Do vậy, ngân hàng
có thể sử dụng công cụ này với mục đích cân bằng được trạng thái ngoại tệ của
mình hay tranh thủ đầu cơ để kiếm lợi nhuận.
Nhược điểm:
Giao dịch kì hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi
hay có lợi 2 bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. Do đó nếu bất lợi cho doanh nghiệp
thì chắc chắn doanh nghiệp phải chịu rủi ro lỗ tỷ giá.

Một điểm hạn chế nữa của hợp đồng kì hạn là hợp đồng kì hạn chỉ đáp ứng
được nhu cầu khi khách hàng mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại
không có nhu cầu mua bán ngoại tệ. Đôi khi trên thực tế, khách hàng vừa có nhu
cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ trong tương lai
(trường hợp các doanh nghiệp vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu). Chẳng hạn một nhà
xuất nhập khẩu hiện tại cần VND để thanh toán các khoản chi tiêu trong nước
nhưng đồng thời cần một ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập khẩu hai tháng nữa
sẽ đến hạn. Để đáp ứng nhu cầu này doanh nghiệp có thể liên hệ với ngân hàng để
thực hiện 2 giao dịch:


16

- Bán ngoại tệ giao ngay để lấy VND chi tiêu trong nước
- Mua ngoại tệ kì hạn để 2 tháng sau có ngoại tệ thanh toán hợp đồng nhập
khẩu đến hạn
Trong 2 giao dịch trên giao dịch thứ nhất là giao dịch hối đoái giao ngay,
giao dịch thứ hai là giao dịch hối đoái kì hạn. Trong tình huống này chỉ với giao
dịch hối đoái giao ngay hay giao dịch hối đoái kì hạn chưa thể đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Sự kết hợp này hình thành nên một giao dịch mới, giao dịch hoán đổi.

1.2.1.2. Hợp đồng hoán đổi (Swap)
Giao dịch hoán đổi (Swap) có rất nhiều loại: Giao dịch hoán đổi ngoại hối
(FX swap); Giao dịch hoán đổi lãi suất (Interest rate swap); Giao dịch hoán đổi
ngoại tệ chéo (cross currency swap); Giao dịch hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương
lai (Forward start interest rate swap/Forward start currency swap); Giao dịch hoán
đổi lãi suất cộng dồn (Accrual interest rate swap/ Accrual currency swap);… Với
mục đích nghiên cứu sản phẩm phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá ngoại hối cho
doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, luận văn tập trung vào tìm hiểu sản phẩm
hoán đổi ngoại hối (FX swap) và sản phẩm hoán đổi ngoại tệ chéo (cross currency

swap).
Giao dịch hoán đổi ngoại hối (FX swap)
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: “Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng
thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và
ngày giá trị bán ra là khác nhau”1. Từ khái niệm trên cho thấy, một hợp đồng hoán
đổi ngoại hối có những đặc điểm sau:
- Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký hết đồng
thời tại ngày hôm nay. Giống như trên thị trường giao ngay và giao kỳ hạn, nếu
không có thỏa thuận khác, thì khi nói mua một đồng tiền có nghĩa là mua vào đồng
tiền yết giá và bán một đồng tiền có nghĩa là bán ra đồng tiền yết giá.
- Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền yết giá là bằng nhau trong cả hai vế
mua và bán của hợp đồng hoán đổi ngoại hối.
1

Nguyễn Văn Tiến (2003, trang 293) - “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại
hối”, NXB Thống Kê


17

- Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và ngày giá trị của hợp đồng bán ra là
khác nhau
- Hợp đồng hoán đổi ngoại hối mặc dù phát sinh giao dịch mua/bán nhưng
không làm thay đổi trạng thái ngoại tệ của tổ chức vì 2 giao dịch mua và bán cùng
một số lượng ngoại tệ và mặc dù ngày đáo hạn của hai hợp đồng mua và bán là khác
nhau nhưng 2 giao dịch này có cùng ngày giao dịch (deal date)
Giao dịch hoán đổi ngoại hối bao gồm hai loại sau:
- Thứ nhất, giao dịch hoán đổi bao gồm một giao dịch giao ngay và một giao
dịch kỳ hạn (spot-forward swap). Ví dụ, hợp đồng hoán đổi giao ngay - kỳ hạn giữa
USD và VND như sau:

Mua/bán USD giao ngay

Bán/mua USD kỳ hạn

To

T1

- Thứ hai, giao dịch hoán đổi bao gồm hai giao dịch đều là giao dịch kỳ hạn
được ký kết hợp đồng tại ngày giao dịch nhưng có ngày giá trị khác nhau (ForwardForward Swap). Ví dụ: hợp đồng hoán đổi ngoại hối kỳ hạn - kỳ hạn giữa USD và
VND như sau:
Ký kết hợp đồng
To - hôm nay

Mua/bán USD kỳ hạn

Bán/mua USD kỳ hạn

T1- hợp đồng F1

To - hợp đồng F2

Ứng dụng giao dịch hoán đổi ngoại tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá:
Giao dịch hoán đổi tiền tệ thích hợp sử dụng tại các doanh nghiệp có cả hoạt động
xuất và nhập khẩu. Khi đó, doanh nghiệp sẽ hoán đổi được luồng tiền khi cần thiết
mà không phải chịu rủi ro về mặt tỷ giá. Ngoài ra sản phẩm hoán đổi ngoại hối cũng
được các nhà xuất khẩu và nhập khẩu sử dụng để kéo dài hay rút ngắn thời hạn các
hợp đồng kỳ hạn đã ký kết nhằm xử lý trạng thái dư thừa hay thiếu hụt tiền tệ.
Giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo - Cross currency swap
Giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo tương đối phức tạp so với giao dịch hoán đổi

ngoại tệ thông thường và ít được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Hoán đổi tiền tệ


18

chéo được hiểu là giao dịch hoán đổi lãi suất (thường có kỳ hạn dài trên 1 năm) với
việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng hai loại tiền khác nhau giữa hai
bên đối tác giao dịch. Trong giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo thường có việc trao đổi
lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền sang lãi suất (theo lãi
suất thả nổi hoặc cố định) của một đồng tiền khác. Số tiền gốc trong giao dịch có
thể được hoán đổi vào đầu kỳ (nếu có), và/hoặc giảm dần/tăng dần trong kỳ, và vào
cuối kỳ theo tỷ giá ngoại hối giao ngay được thống nhất tại thời điểm ban đầu khi
thực hiện giao dịch.
Cơ chế sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo:
- Kỳ hạn giao dịch: trung - dài hạn (trên 1 năm)
- Các trường hợp hoán đổi lãi suất: hoán đổi giữa lãi suất thả nổi và lãi suất
thả nổi; hoán đổi giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định; hoán đổi giữa lãi suất cố
định và lãi suất cố định
- Đồng tiền giao dịch: Một cặp đồng tiền (VNĐ và ngoại tệ hoặc ngoại tệ và
ngoại tệ)
- Trao đổi gốc: đầu kỳ (nếu thỏa thuận); giảm dần/tăng dần trong kỳ; hoán
đổi cuối kỳ.
- Trao đổi lãi (theo lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi) của một đồng tiền
san lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền khác.
- Tỷ giá hoán đổi gốc và lãi được thống nhất tại thời điểm ban đầu khi thực
hiện giao dịch.
Sản phẩm phái sinh tiền tệ chéo tuy phức tạp nhưng là sản phẩm có khả năng
bảo hiểm toàn bộ rủi ro cho các doanh nghiệp có khoản vay bằng một loại tiền theo
lãi suất cố định/thả nổi nhưng lại có thu nhập bằng một loại tiền tệ khác theo lãi suất
thả nổi/cố định.

Tình huống 1: Công ty X vừa thu ngoại tệ 90.000USD từ một hợp đồng xuất
khẩu. Hiện tại công ty cần VND để chi trả tiền mua nguyên liệu và lương cho công
nhân. Ngoài ra, công ty biết rằng ba tháng nữa sẽ có một hợp đồng nhập khẩu đến
hạn thanh toán. Khi ấy công ty cần một khoản ngoại tệ 80.000USD để thanh toán


19

hợp đồng nhập khẩu. Để thoả mãn nhu cầu VND ở hiện tại và USD trong tương lai,
ở thời điểm hiện tại X có thể thoả thuận với ngân hàng hai loại giao dịch:
- Bán 90.000USD giao ngay để lấy VND chi tiêu ở thời điểm hiện tại.
- Mua 80.000USD kỳ hạn để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu sẽ đến
hạn sau ba tháng nữa.
Tình huống 2: Công ty Y đang cần ngoại tệ 90.000USD để chi trả cho một
hợp đồng nhập khẩu đến hạn. Ngoài ra, công ty biết rằng ba tháng nữa sẽ có một
hợp đồng xuất khẩu đến hạn thanh toán. Khi ấy công ty sẽ có một khoản ngoại tệ
thu về 80.000USD cần bán để lấy VND. Để thoả mãn nhu cầu USD ở hiện tại và
VND trong tương lai, ở thời điểm hiện tại Y có thể thoả thuận với ngân hàng hai
loại giao dịch:
- Mua 90.000USD giao ngay để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến
hạn.
- Bán 80.000USD kỳ hạn để có VND chi tiêu sau ba tháng nữa.
Khách hàng có thể thực hiện từng loại giao dịch riêng lẻ nhằm thoả mãn nhu
cầu ngoại tệ và VND. Tuy nhiên, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại giao dịch giao
ngay và giao dịch kỳ hạn thì ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận đến hai loại
hợp đồng, theo đó khách hàng bán giao ngay và mua kỳ hạn hoặc mua giao ngay và
bán kỳ hạn với cùng một loại ngoại tệ. Giao dịch riêng lẻ này khiến cho khách hàng
phải chịu thiệt hai lần do chênh lệch giữa giá bán và giá mua và những phiến toái
trong thoả thuận hợp đồng giao dịch. Thay vì thực hiện giao dịch giao ngay và giao
dịch kỳ hạn riêng biệt, ngân hàng kết hợp hai loại giao dịch này lại trong một hợp

đồng, gọi là hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Trong hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên
ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau một số nội dung chính như sau:
Thời hạn giao dịch: Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6
tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả
thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày
thực tế.


20

Điều kiện thực hiện: Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủ
các điều kiện sau: (1) có giấy phép kinh doanh, (2) xuất trình các chứng từ chứng
minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ, (3) mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND ở ngân
hàng, (4) trả phí giao dịch theo qui định, (5) duy trì một tỷ lệ đặt cọc tối đa không
quá 5% trị giá hợp đồng để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng, và (6) ký hợp đồng
giao dịch hoán đổi với ngân hàng.
Ngày thanh toán: Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai
loại ngày khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực
hiện thanh toán giao dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh
toán giao dịch có kỳ hạn.
Xách định tỷ giá hoán đổi: Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ
giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng
niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thoả thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính
trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày
thực tế của hợp đồng.
Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi: Tại NHTM quy trình thực hiện giao
dịch hoán đổi tiến hành qua các bước sau đây:
- Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến liên hệ với phòng
kinh doanh tiền tệ của ngân hàng
- Căn cứ vào cung và cầu ngoại tệ, phòng kinh doanh tiền tệ sẽ chào giá và

kỳ hạn cụ thể cho khách hàng
- Nếu khách hàng đồng ý giá cả thì hai bên sẽ ký hợp đồng hoán đổi.
Có hai trường hợp xảy ra hợp đồng hoán đổi như vừa trình bày trong hai tình
huống trên đây. Ở tình huống 1 ngân hàng mua giao ngay và bán có kỳ hạn. Ở tình
huống 2 ngân hàng bán giao ngay và mua có kỳ hạn.
Để thực hiện giao dịch hoán đổi với khách hàng, ở ngày hiệu lực ngân hàng
phải thu thập thông tin tỷ giá và lãi suất để xác định tỷ giá và chào cho khách hàng.
Giả sử vào ngày hiệu lực tỷ giá và lãi suất như sau:
S (USD/VND) = 20520/20525


21

RUSD= 4,6 - 5,2
RVND=11 - 11,5
Nếu Công ty X và Công ty Y đồng ý thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân
hàng với trị giá hợp đồng hoán đổi là 80.000USD, các giao dịch diễn ra như sau:
- Vào ngày hiệu lực:
Ngân hàng bán giao ngay 80.000USD cho Y theo tỷ giá giao ngay
USD/VND = 20530 và nhận được: 80.000 x 20525 = 1.642.000.000VND trong khi
Y nhận 80.000USD.
Ngân hàng mua giao ngay 80.000USD của X theo tỷ giá mua USD/VND =
20520 và nhận 80.000USD trong khi X nhận được: 80.000 x 20520 =
1.641.600.000VND.
Ngân hàng xác định và chào tỷ giá mua kỳ hạn (F B) cho Y và tỷ giá bán kỳ
hạn (FO) cho X

FB = S B +

S B ( RBVND − ROUSD ).t

1 + ROUSD.t

FB = 20520 +

20520 * (0.11 − 0.052) * 1 / 4
1 + 0.052 * 1 / 4

FB = 20814

FO = S O +

S O ( ROVND − RBUSD ).t
1 + RBUSD.t

FO = 20525 +

20525 * (0.115 − 0.046) * 1 / 4
1 + 0.046 * 1 / 4

FO = 20875
- Vào ngày đáo hạn:
Ngân hàng nhận lại 80.000USD và chi cho Y:
80.000 x 20814 = 1.665.120.000VND
Ngân hàng giao lại 80.000USD cho Y và nhận lại:
80.000 x 20875 = 1.670.000.000VND


22

Kết luận:

Ưu điểm
Trong giao dịch hoán đổi, các bên tham gia bao gồm ngân hàng và doanh
nghiệp đều có những lợi ích nhất định. Với doanh nghiệp, doanh nghiệp thỏa mãn
được nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại, tức là vào ngày
hiệu lực, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ vào ngày đáo
hạn. Điều này giống như hợp đồng kỳ hạn, do đó doanh nghiệp có thể phòng ngừa
được rủi ro biến động tỷ giá.
Đối với ngân hàng, một mặt ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng góp phần nâng cao uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu của mình. Mặt khác,
ngân hàng có thể tận dụng trạng thái ngoại tệ, kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch
giá mua và bán ngoại tệ. Giao dịch hoán đổi là một sự kết hợp giữa giao dịch giao
ngay và giao dịch kỳ hạn. Bản thân giao dịch hoán đổi chỉ giải quyết được nhược
điểm của hợp đồng giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở
thời điểm tương lai, đồng thời khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở
chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại.
Nhược điểm
Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi
đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điền này có
mặt lợi là bảo hiểm được rủi ro ngoại hối cho doanh nghiệp nhưng đồng thời đánh
mất đi cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng.
Hợp đồng hoán đổi chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu
lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt
quảng thời gian giữa hai thời điểm đó. Chẳng hạn trong tình huống của Công ty X ở
ví dụ trên, nếu vào một thời điểm nào đó sau khi thỏa thuận hợp đồng giao dịch,
USD lên giá so với VND, X có lợi vì đang có trạng thái dương USD kỳ hạn 3 tháng.
Thế nhưng lúc này X vẫn không được hưởng lợi vì hợp đồng chưa đến hạn. Đến khi
hợp đồng đến hạn có thể lợi ích đó không còn vì có thể lúc bấy giờ USD lại xuống
giá so với VND.



23

Chính hạn chế này khiến hợp đồng hoán đổi chỉ có thể là công cụ bảo hiểm
rủi ro và thích hợp với nhu cầu bảo hiểm rủi ro của doanh nghiệp hơn là nhu cầu
kinh doanh hay đầu cơ kiếm lời từ sự biến động tỷ giá.

1.2.1.3. Hợp đồng tương lai tiền tệ (currency futures)
Hợp đồng tương lai tiền tệ là một thỏa thuận về việc mua/bán một loại ngoại
tệ trong tương lai tại một mức giá cố định. Nói một cách ngắn gọn giá cả được thỏa
thuận ngày hôm nay nhựng việc thực hiện thanh toán xảy ra trong tương lai. Hợp
đồng tương lai được giao dịch trên nhiều sở giao dịch khác nhau trên phạm vi toàn
thế giới. Sở giao dịch lớn nhất và nổi tiếng nhất là sở giao dịch Chicago, ngoài ra
còn có nhiều sở giao dịch khác ở các thành phố khác nhau như: Newyork, London,
Paris, Singapore, Tokyo, Osaka và Sydney.
Về bản chất hợp đồng tương lai tiền tệ tương đối giống với hợp đồng kỳ hạn
nhưng hợp đồng tương lai gắn liền với các sàn giao dịch tập trung và được hoạt
động theo những nguyên tắc chung do sàn giao dịch đề ra còn hợp đồng kỳ hạn tiền
tệ là hợp đồng được thỏa thuận riêng giữa các tổ chức với nhau và được giao dịch
qua thị trường phi tập trung (OTC). Để phân biệt rõ hơn về hợp đồng tương lai tiền
tệ và hợp đồng kỳ hạn tiền tệ ta có thể đưa ra những tiêu chí so sánh trong bảng sau:


24

Bảng 1.1. So sánh giữa thị trường kỳ hạn và thị trường tương lai
Tiêu chí
Các thị trường kỳ hạn
Địa điểm giao Phi tập trung, có mạng lưới toàn
dịch
cầu, các thành viên giao dịch với

nhau bằng điện thoại, telex, hay hệ
thống giao dịch điện tử
Giá trị một Không được tiêu chuẩn hóa và là
hợp đồng
một giá trị tủy ý; giá trị giao dịch
được thỏa thuận giữa người mua
và người bán
Các đồng tiền Tất cả các đồng tiền nếu có thể
giao dịch
mua bán được
Điều
khoản Hàng ngày giá cả biến động theo
biến động tỷ cùng cầu thị trường, không có giới
giá hàng ngày hạn, trừ khi có can thiệp của ngân
hàng trung ương
Ngày đến hạn Vào bất cứ ngày làm việc nào nếu
được thỏa thuận giữa người mùa
và người bán

Các thị trường tương lai
Tập trung trên sàn của sở giao dịch,
các thành viên giao dịch với nhau
theo phương thức mặt đối mặt
Được tiêu chuẩn hóa, cố định và
không thương lượng được. Các giao
dịch có độ lớn bằng bội số của giá
trị một hợp đông
Hầu hết chỉ là các đồng tiền chính
Mức biến động tỷ giá hàng ngày có
thể được giới hạn bởi sở giao dịch


Những ngày đến hạn được tiêu
chuẩn hóa. Thông thường là vào
ngày thứ tư của tuần thứ 3 của
tháng 3;6;9;12
Thời hạn tối Không hạn chế. Có những hợp Tối đa là 12 tháng
đa
đồng có kỳ hạn tới 20 năm
Rủi ro tín Phụ thuộc vào bên đối tác. Rủi ro Rủi ro tín dụng gắn với sở giao
dụng
được phòng ngừa bằng các hạn dịch. Rủi ro được phòng ngừa bằng
mức tín dụng và ngày nay yêu cầu biện pháp ký quỹ. Tài khoản kỹ quỹ
ký quỹ cũng đang được thịnh hành được điều chỉnh hàng ngày theo
mức lãi hay lỗ của hợp đồng
Luồng tiền
Luồng tiền không phát sinh cho Hàng ngày, các luồng tiền lãi hay lỗ
đến khi hợp đồng đến han
phát sinh đều được phản ánh trên tài
khoản ký quỹ. Sử dụng phương
thức kỹ quỹ bổ sung và được rút lãi
ra khỏi tài khoản ký quỹ. Thanh
toán khi hợp đồng đến hạn.
Giờ giao dịch
24giờ/ngày
4-8 giờ/ngày. Các sở giao dịch được
nối với nhau để tạo ra thị trường
toàn cầu
Các thành viên Về mặt hình thức là không có hạn Phải là thành viên của sở giao dịch.
đủ tư cách
chế nào

Những người không phải là thành
viên muốn giao dịch phải sử dụng
nhà môi giới.
Nguồn: Giáo trình “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại
hối” của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Nhà xuất bản thống kê, năm 2003, trang 395.


25

Giao dịch tương lai như đã trình bày trên đây được thực hiện phổ biến ở các
nước có thị trường tài chính phát triển. Ở đó giao dịch tương lai không chỉ được
thực hiện trên thị trường ngoại hối mà còn được thực hiện trên thị trường chứng
khoán và thị trường hàng hoá. Nhờ vậy thị trường có thêm một loại công cụ để đầu
cơ và phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá. Do tính chất quy chuẩn cao nên hợp đồng
tương lai tiền tệ vẫn chưa được sử dụng nhiều ở thị trường ngoại hối Việt Nam.
Hợp đồng tương lai chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ và một vài
ngày thanh toán trong năm nên khả năng phòng chống rủi ro của nó rất hạn chế. Tuy
nhiên hợp đồng tương lai lại là trung gian phòng chống rủi ro rất tốt. Nguyên lý
chung là khi có một khoản phải trả bằng ngoại tệ và lo sợ rằng ngoại tệ đó sẽ lên giá
khi khoản phải trả đến hạn thì nên mua một hợp đồng tương lai ngoại tệ đó. Bằng
cách này có thể tạo ra hai trạng thái ngoại tệ trái ngược nhau: trạng thái âm khi nợ
một khoản phải trả và trạng thái dương khi mua hợp đồng tương lai với cùng loại
ngoại tệ đó. Hai trạng thái ngoại tệ trái chiều nhau ấy sẽ tự hóa giải rủi ro. Trường
hợp có một khoản phải thu, thay vì khoản phải trả thì làm ngược lại.
+ Quản lý rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả
Hợp đồng giao sau tuy không dễ thoả thuận giao dịch như hợp đồng kỳ hạn
nhưng cũng có thể sử dụng để quản lý rủi ro ngoại hối đối với một số ngoại tệ có
giao dịch trên thị trường giao sau. Để có thể phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với
một khoản phải trả bằng ngoại tệ, doanh nghiệp có thể thực hiện mua ngoại tệ theo
hợp đồng giao sau có trị giá và thời hạn tương đương với khoản phải trả. Khi đáo

hạn, có hai khả năng xảy ra:
- Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do biến động tỷ
giá từ hợp đồng giao sau, nhưng bị thiệt từ sự gia tăng chi phí của khoản phải trả.
Khi ấy, doanh nghiệp lấy lợi từ hợp đồng giao sau bù đắp cho thiệt của khoản phải
trả. Nhờ vậy tổn thất do rủi ro ngoại hối được giảm thiểu hay có thể kiểm soát.
- Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt do mua hợp
đồng giao sau, nhưng có lợi từ khoản phải trả do biến động tỷ giá làm giảm chi phí
của khoản phải trả. Khi ấy doanh nghiệp lấy lợi từ khoản phải trả bù đắp cho thiệt


×