Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

LV Thạc sỹ_phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty quản lý bay việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.46 KB, 105 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm
ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS … trong suốt quá trình
viết và hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội
đồng khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kế
toán, Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học
của tôi, có sự hỗ trợ từ PGS.TS ….. hướng dẫn và những người tôi đã
cảm ơn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả thể hiện trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nào.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADS



: Điều hành bay bằng giám sát phụ thuộc tự động.

AMHS

: Hệ thống xử lý điện văn hàng không

ATN

: Mạng viễn thông hàng không

AIS

: Thông báo tin tức hàng không

AIM

: Quản lý hàng không

CPDLC

: Liên lạc không địa bằng dữ liệu.

CNS

: Hệ thống thông tin dẫn đường giám sát.

DN

: Doanh nghiệp.


FIR

: Vùng thông báo bay

HĐKD

: Hoạt động kinh doanh

ICAO

: Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế

TCT

: Tổng công ty

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

VHF

: Sóng vô tuyến điện cao tần

PBN

: Hệ thống dẫn đường theo tính năng

XML


: Mã luật khí tượng

VATM

: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

VCSH

: Vốn chủ sở hữu.


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ

BẢNG BIỂU


i

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, phát triển
doanh nghiệp. Để khắc phục được những nhược điểm của mô hình tổ chức cơ chế
quản lý cũ, nhằm xây dựng Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thành một Tổng
công ty mạnh có thương hiệu, tính hội nhập và cạnh tranh Quốc tế cao, cung cấp tốt
các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho các hãng Hàng không trong và ngoài nước.
Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo sự phát triển
bền vững, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước góp phần thực hiện tốt công tác
đảm bảo an ninh quốc phòng. Vấn đề hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong

quá trình đổi mới cơ chế và hội nhập là vấn đề then chốt để khảng định thương hiệu,
vị thế của doanh nghiệp đối với thị trường Hàng không trong nước cũng như khu
vực và Quốc tế.
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tài
liệu không thể thiếu được trong việc cung cấp thông tin kinh tế, tài chính phục vụ
cho việc ra quyết định tài chính của các đối tượng quan tâm. Hệ thống báo cáo kế
toán Việt Nam ra đời ngày 01/12/1970 theo quyết định 233-CP, sau đó đã hoàn thiện
và phát triển phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế. Khi nền kinh tế nước ta
chuyển đổi hẳn sang cơ chế quản lý theo cơ chế thị trường, hệ thống báo cáo tài
chính đã hình thành riêng (Năm 1990). Tuy nhiên với mỗi loại hình doanh nghiệp,
mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có những đặc thù riêng đòi hỏi việc đánh giá hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có những điểm khác biệt.
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là một trong những doanh nghiệp có ngành
nghề đặc thù; sản phẩm dịch vụ cung cấp bảo đảm hoạt động bay yêu cầu là sản
phẩm hoàn hảo, không có phế phẩm, hơn nữa đang trong quá trình chuyển đổi sang
mô hình Tổng công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên với nhiều đơn
vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị hạch toán độc lập, công ty thương mại, đơn vị sự
nghiệp với mục tiêu "An toàn, điều hòa, hiệu quả ” việc phân tích hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản


ii

xuất kinh doanh là vấn đề mà các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, người lao động
trong và ngoài Công ty đều quan tâm.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng và tính thực tiến cấp thiết đã nêu
trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu của Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý
là: "Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý
bay Việt Nam".
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Hệ thống chuẩn mực kế toán và luật kế toán ban hành quy định bắt buộc về
nội dung và hình thức trình bày của báo cáo tài chính. Việc giám sát, đánh giá hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành
các quy chế bao gồm các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá. Chính vì vậy mục đích
nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, thông qua việc phân tích hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty dựa trên hệ
thống báo cáo Tài chính của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam,
Trên cơ sở những vấn đề lý luận nghiên cứu và thực trạng hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. Căn cứ vào kết
quả phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để
đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về
phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay
Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thông qua hệ thống báo cáo tài
chính các năm 2008, 2009, 2010.


iii

4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những luận điểm khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
những lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin để nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng
như các vấn đề thực tiễn một cách logic và có cơ sở khoa học. Đồng thời vận dụng
các phương pháp phân tích, thống kê, diễn giải, quy nạp... để phân tích khái quát
hóa và tổng hợp đưa ra kết luận cần thiết.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Hệ thống hóa, góp phần tổng kết lại mặt lý luận về phân
tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, làm tiền đề áp
dụng lý luận vào thực tiễn.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, khảo sát, phân tích hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, nhằm đánh giá hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty QLBVN từ đó đưa ra các kiến nghị,
biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo kết cấu của
luận văn gồm những nội dung chính sau đây
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty Quản lý bay Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
Có thể khái quát, tóm tắt nội dung của luận văn như sau:
Chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung; khái niệm và bản
chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số quan điểm của các nhà
kinh tế, nghiên cứu cũng như các học giả về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh


iv

doanh trong doanh nghiệp qua đó tác giả để tài thống nhất và cho rằng: “Hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các yếu tố sản xuất và các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu

với kết quả cao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhất”. Tác giả đưa ra các nguyên
tắc cần áp dụng khi phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp. Từ đó áp dụng hệ thống các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:
Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn; chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng
chi phí, và một số chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch công ích, nhiệm
vụ an ninh quốc phòng Nhà nước giao, trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu cần phân
tích đưa ra một số phương pháp phân tích cơ bản cần áp dụng như: Phương pháp so
sánh; Phương pháp loại trừ: Phương pháp đồ thị; Phương pháp Dupont và một số
phương pháp khác... trình tự các bước phân tích và việc tổ chức thực hiện các bước
phân tích.
Chương 2, trên cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp tác giả tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và
phát triển của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức bộ máy của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. Các yếu tố nguồn lực và các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty,
Căn cứ vào hệ thống báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2007, 2008, 2009 đi
sâu phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Quản lý bay Việt Nam thông qua việc tính toán, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả sử dụng tài sản. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Hiệu quả sử dụng chi phí, và một
số chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện kế hoach công ích, nhiệm vụ an ninh quốc
phòng Nhà nước giao.
Cụ thể tác giả đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng của tài sản thông qua các chỉ
tiêu. Và sự ảnh hưởng và tác động của các chỉ tiêu liên quan đến tỷ suất sinh lời của
tài sản (ROA). Thông qua bảng phân tích và biểu đồ.


v

Bảng 2.3: Bảng phân tích sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu tới ROA

STT
1
2
3

Chỉ tiêu
ROA
ROS
SOA

2007
0.062
0.169
0.365

2008
0.076
0.200
0.378

2009
2008 so 2007 2009 so 2008
0.073
0.014
-0.003
0.190
0.031
-0.010
0.383
0.013

0.005

Biểu đồ 01: Hiệu quả sử dụng tài sản
0.400
0.350
0.300
Giá trị

0.250
0.200

2007
2008
2009

0.150
0.100
0.050
0.000
ROA

ROS
Chỉ tiêu đánh giá

SOA

Qua phân tích ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) năm 2008 so 2007
tăng 0,014 là do tỷ suất sinh lời của doanh thu và số vòng quay tài sản đều tăng.
Còn năm 2009 so 2008 tỷ suất sinh lời của tài sản giảm là do tỷ suất sinh lời của
doang thu giảm 0,01.

Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến tỷ suất
sinh lời của nguồn vốn (ROE)


vi

Bảng 2.5: Bảng phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến ROE
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
ROE
ROS
SOA
AOE

2007
0.075
0.169
0.365
1.212

2008
0.092
0.200
0.378
1.217


2009
0.089
0.190
0.383
1.221

2008 so 2007 2009 so 2008
0.017
-0.003
0.031
-0.010
0.013
0.005
0.005
0.004

Biểu đồ 02: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn
1.400
1.200
1.000
0.800
Giá trị

2007
2008
2009

0.600
0.400

0.200
0.000

ROE

ROS
SOA
Chỉ tiêu đánh giá

AOE

Nhận xét: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE năm 2008 so 2007 tăng
là do tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) tăng, số vòng quay của tài sản (SOA)
tăng, hệ số tài sản so vốn chủ sở hữu (AOE) tăng. Còn tỷ suất sinh lời của vốn chủ
sở hữu (ROE) năm 2009 so 2008 giảm là do tỷ suất sinh lời của doanh thu giảm.
Điều này chứng tỏ giá vốn hàng bán tăng cần đưa ra các biện pháp giảm chi phí.


vii

Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.
Bảng 2.7 : Phân tích so sánh hiệu quả sử dụng chi phí qua các năm 2007, 2008,
2009
Năm
2007

Nội dung
1. Tỷ suất lợi nhuận
so với giá VHB
2. Tỷ suất lợi nhuận

KTTT so tổng chi phí

Năm
2008

Năm
2009

Năm 2008 so
2007
+%

Năm 2009 so
2008
+%

0.216

0.311

0.281

0.095 144.037 -0.030 90.274

0.216

0.308

0.279


0.093 142.908 -0.029 90.505

Biểu đồ 03: Hiệu quả sử dụng chi phí

0.350
0.300
0.250
0.200
Giá trị

2007
2008
2009

0.150
0.100
0.050
0.000

Tỷ suất lợi
nhận so với giá
vốn hàng bán

Tỷ suất lợi nhuận
so với tổng chi
phí

Chỉ tiêu đánh giá



viii

Nhìn chung việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp có hiệu quả tỷ suất lợi
nhuận so giá vốn hàng bán năm 2008 tăng so năm 2007 ( 0,310>0,215).Tuy nhiên
năm 2009 giảm so 2008 ( 0,280<0,310). Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với
tổng chi phí năm 2008 cũng tăng so năm 2007 ( 0,308>0,215). nhưng năm 2009 so
2008 giảm ( 0,279<0,308). Việc quản lý và sử dụng chi phí năm 2009 tăng cần đi
sâu phân tích chi tiết các khoản mục chi phí để đưa ra giải pháp hoàn thiện.
Phân tích hiệu quả xã hội.
Bảng 2.8: Phân tích so sánh một số chỉ tiêu tình hình thực hiện kế hoạch và
nhiệm vụ với ngân sách nhà nước năm 2007, 2008, 2009
ST
T
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
III
1
2
3
4
IV
1

2
3
4
V
1
2
3
4

Nội dung

Đơn vị

tính
TỔNG SẢN LƯỢNG DIỀU HÀNH BAY
L/c
Kế hoạch được giao
L/c
Kết quả thực tế
Tỷ lệ %
So với kế hoạch năm
Tỷ lệ %
So với TH năm trước

2007

280.330
299.399
106,78
112,14


2008

2009

314.294
315.323
100.33
105,32

309.096
312.214
101.02
99,02

TỔNG THU
Triệu VND
Kết quả được giao
Triệu đồng
Kết quả thực tế
Tỷ lệ %
So với kế hoạch năm
Tỷ lệ %
So với TH năm trước
NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Triệu VND
Kế hoạch được giao
Triệu VND
Số nộp ngân sách
Tỷ lệ %

So kế hoạch năm
Tỷ lệ %
So với TH năm trước
DOANH THU NGOÀI CÔNG ÍCH
Triệu VND
Kế hoạch được giao
Kết quả thực tế
Triệu

1.574.614 1.751.470 1.806.339
1.662.823 1.841.290 1.857.447
105,60
105,13
102,41
110,03
110,73
100,87
896.328 1.005.686
937.939
950.317 1.015.035 1.022.615
103,86
100,93
108,33
116,55
106,81
100,74
8.183
7.932

11.012

17.658

40.582
56.288

VND
So kế hoạch năm
Tỷ lệ %
96,93
160,35
138,70
So với TH năm trước
Tỷ lệ %
90,98
222,61
318,76
TỔNG SỐ LAO ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Lao động thời điểm 31/12
Người
2.130
2.393
2.590
Thu nhập bình quân đầu người
Đồng
5.880.000 6.686.000 8.090.000
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm
Tỷ lệ %
99
99,8
99,5

Triệu
VND
Nộp ngân sách bq/người/năm
446,2
424,2
394,8


ix

Biểu đồ 4: Một số chỉ tiêu hiệu quả xã hội

2,000,000
1,800,000

SLĐHB kế hoạch
(lần chuyến)
Tổng SLĐHB thực hiện
(lần chuyến)
Tổng thu kế hoạch
Tổng

1,600,000
1,400,000
1,200,000

(triệu đồng)

1,000,000
800,000

600,000
400,000
200,000
0

2007

2008

2009

Tổng thu thực hiện
(triệu đồng)
Nộp ngân sách kế hoạch
(triệu đồng)
Nộp ngân sách thực hiện
(triệu đồng)
DT ngoái công ích kế hoạch
(triệu đồng)
DT ngoài công ích thực hiện
(triệu đồng)


x

Nhận xét: Tổng sản lượng điều hành bay tăng hàng năm so với kế hoạch đề
ra và so thực hiện năm trước. Từ đó tổng thu của công ty cũng tăng tương ứng. Vì
vậy tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước các năm đều hoàn thành
và hoàn thành vượt mức.nhưng cần xem xét chỉ tiêu số nộp ngân sách bình quân
đầu người hàng năm giảm điều đó chứng tỏ tốc độ tăng lao động lớn hơn tốc dộ

tăng doanh thu. Cần nghiên cứu rõ về chất lượng và số lượng lao động cho hợp lý
đảm bảo hiệu quả.
Ngoài ra doanh thu ngoài công ích của Công ty cũng tăng điều này tạo điều
kiện cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực mà công ty có thế
mạnh. Do đó kết quả thu nhập của người lao động trong Tổng công ty tăng.
Từ kết quả của các chỉ tiêu tính toán, phân tích được tác giả đưa ra nhận xét
đánh giá chung hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh về những thành tích đạt
được, những tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại.
Chưong 3, Trên cơ sở mục tiêu, phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và những nhận xét đánh giá về kết
quả đạt được cũng như chưa đạt được về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. Tác giả đề tài đưa ra một số biện pháp
nhằm năng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đó là:
Tiếp tục mở rộng thị trường, tăng doanh thu; Tăng cường quản lý và kiểm soát chi
phí; Tăng cường đầu tư đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ, tăng chất lượng dịch
vụ. Trên cơ sở các biện pháp tác giả đưa ra một số điều kiện để thực hiện các biện
pháp về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng, về phía Tổng công ty Quản lý
bay Việt Nam.


xi

KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế tài chính ngày
càng phong phú đa dạng, cùng với sự hội nhập kinh tế Quốc tế đan xen phức tạp,
mạnh mẽ và sâu rộng. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và phát triển bền
vững thì vấn đề hiệu quả kinh tế hay hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày
càng phải được nâng cao vì đó là một trong những điều kiện tiên quyết để doanh
nghiệp cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc phân tích đánh giá hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở thành công cụ quản lý cực kỳ

hữu ích, cung cấp những căn cứ khoa học cho việc ra quyết định của các nhà quản
lý, nhà kinh doanh và người lao động trong và ngoài doanh nghiệp. Giúp cho các
doanh nghiệp chủ động được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế thấp
nhất các rủi ro trong kinh doanh, chủ động dưa ra các quyết định kinh doanh mang
lại hiệu quả để doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Từ nội dung nghiên cứu của đề tài: "Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam" Tác giả đã làm sáng tỏ những
những vấn đề lý luận cơ bản cũng như thực trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp cơ bản, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nói chung và của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam nói riêng, đòi hỏi
Tổng công ty phải có những phương hướng, mục tiêu giải pháp cụ thể sát thực với
tình hình hoạt động hơn nữa để hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một
phát triển, gia tăng xứng đáng là một trong những ngành kinh tế kinh tế mang lại
hiệu quả cao cho đất nước.
Mặc dù đã rất cố gắng song với sự hiểu biết của bản thân còn có hạn cùng
với sự hạn chế về điều kiện kỹ thuật, vật chất và thời gian nên bản luận văn chắc
chắn còn có những tồn tại và hạn chế nhất định. Vì vậy tác giả rất mong nhận được
sự đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô, các đồng nghiệp và những người
quan tâm để bản luận văn hoàn thiện hơn...


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, phát triển
doanh nghiệp. Để khắc phục được những nhược điểm của mô hình tổ chức cơ chế

quản lý cũ, nhằm xây dựng Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thành một Tổng
công ty mạnh có thương hiệu, tính hội nhập và cạnh tranh Quốc tế cao, cung cấp tốt
các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho các hãng Hàng không trong và ngoài nước.
Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo sự phát triển
bền vững, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước góp phần thực hiện tốt công tác
đảm bảo an ninh quốc phòng. Vấn đề hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
quá trình đổi mới cơ chế và hội nhập là vấn đề then chốt để khảng định thương hiệu,
vị thế của doanh nghiệp đối với thị trường Hàng không trong nước cũng như khu
vực và Quốc tế.
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tài
liệu không thể thiếu được trong việc cung cấp thông tin kinh tế, tài chính phục vụ
cho việc ra quyết định tài chính của các đối tượng quan tâm. Hệ thống báo cáo kế
toán Việt Nam ra đời ngày 01/12/1970 theo quyết định 233-CP, sau đó đã hoàn thiện
và phát triển phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế. Khi nền kinh tế nước ta
chuyển đổi hẳn sang cơ chế quản lý theo cơ chế thị trường, hệ thống báo cáo tài
chính đã hình thành riêng (Năm 1990). Tuy nhiên với mỗi loại hình doanh nghiệp,
mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có những đặc thù riêng đòi hỏi việc đánh giá hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có những điểm khác biệt.
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là một trong những doanh nghiệp có ngành
nghề đặc thù; sản phẩm dịch vụ cung cấp bảo đảm hoạt động bay yêu cầu là sản
phẩm hoàn hảo, không có phế phẩm, hơn nữa đang trong quá trình chuyển đổi sang
mô hình Tổng công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên với nhiều đơn
vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị hạch toán độc lập, công ty thương mại, đơn vị sự
nghiệp với mục tiêu "An toàn, điều hòa, hiệu quả ” việc phân tích hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản


2

xuất kinh doanh là vấn đề mà các nhà lãnh đạo các nhà quản lý, người lao động

trong và ngoài Công ty đều quan tâm.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng và tính thực tiến cấp thiết đã nêu
trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu của Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý
là: " Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý
bay Việt Nam".

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống chuẩn mực kế toán và luật kế toán ban hành quy định bắt buộc về
nội dung và hình thức trình bày của báo cáo tài chính. Việc giám sát, đánh giá hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành
các quy chế bao gồm các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá. Chính vì vậy mục đích
nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, thông qua việc phân tích hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty dựa trên hệ
thống báo cáo Tài chính của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam,
Trên cơ sở những vấn đề lý luận nghiên cứu và thực trạng hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. Căn cứ vào kết
quả phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để
đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về
phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay
Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thông qua hệ thống báo cáo tài
chính các năm 2008, 2009, 2010.



3

4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những luận điểm khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
những lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin để nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng
như các vấn đề thực tiễn một cách logic và có cơ sở khoa học. Đồng thời vận dụng
các phương pháp phân tích, thống kê, diễn giải, quy nạp... để phân tích khái quát
hóa và tổng hợp đưa ra kết luận cần thiết.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Hệ thống hóa, góp phần tổng kết lại mặt lý luận về phân
tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm tiền đề áp dụng
lý luận vào thực tiễn.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, khảo sát, phân tích hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, nhằm đánh giá hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty QLBVN từ đó đưa ra các kiến nghị,
biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam.

6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo kết cấu của
luận văn gồm những nội dung chính sau đây
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty Quản lý bay Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.



4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị
trường có liên quan trực tiếp tới các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả
kinh doanh cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, của mọi đối tượng,
bởi vì nó là tiêu chuẩn, là thước đo của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên hiện nay vẫn còn khá nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, xét ở các góc độ khác nhau.
- Quan điểm Kinh tế học của Adam Smith, hiệu quả đạt được trong hoạt
động kinh tế là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Ông đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu
phản ánh kết quả kinh doanh, do đó không phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh.
Nếu như kết quả sản xuất kinh doanh tăng do việc mở rộng chi phí các nguồn sản
xuất thì theo quan điểm này rất khó lý giải. Hơn nữa, nếu cùng một kết quả có hai
mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng ta lại có cùng một hiệu quả
kinh tế nên không thể phân biệt được kỳ kinh doanh nào có hiệu quả hơn.
Hiệu quả kinh doanh còn được xét theo quan hệ so sánh tương đối giữa kết
quả đạt được bổ sung và chi phí tiêu hao bổ sung. Vậy hiệu quả kinh doanh được
định nghĩa là: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết
quả và phần tăng thêm của chi phí. Quan điểm này mới chỉ dừng lại ở mức độ xem
xét sự bù đắp chi phí bỏ ra tăng thêm trong quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm
có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố sẵn có. Các yếu tố lao động trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động lên quá trình sản xuất kinh doanh và làm thay đổi kết quả kinh doanh.
Như vậy, phân tích hiệu quả kinh doanh là sự so sánh kết quả đầu ra và yếu tố đầu
vào của một tổ chức hoạt động.



5

- Theo quan điểm của các nhà Kinh tế học hiện đại, hiệu quả kinh doanh là
hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. So với khái niệm trình
bày ở trên thì khái niệm này lại có ưu điểm là đã xem xét hiệu quả kinh doanh trong
sự vận động của tổng thể các yếu tố. Quan điểm này đã gắn kết hiệu quả với chi phí,
coi hiệu quả kinh doanh là phản ánh trình độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Tuy
nhiên xét ở khía cạnh nào đó, quan điểm này vẫn chưa biểu hiện được tương quan
về lượng và chất giữa kết quả và chi phí.
Để hiểu được khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giáo
sư, tiến sỹ Ngô Đình Giao cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế
theo " Hiệu qủa kinh tế của một hiện tượng hay một quá trình kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( Nhân lực, tài lực, vật lực, tiền
vốn…) để đạt được mục tiêu xác định. " [8]
Theo giáo trình phân tích báo cáo Tài chính của PGS-TS Nguyễn Năng Phúc
trường đại học Kinh tế quốc dân thì: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ
tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất.
Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị doanh
nghiệp giữa lý luận và thực tế nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản
xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận. "Vậy
hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất." [5]
- Trong từ điển kinh tế cho rằng hiệu quả (efficiency) là mối tương quan giữa
đầu vào của các yếu tố khan hiếm với đầu ra của hàng hoá, dịch vụ; mối quan hệ
này có thể đo lường theo hiện vật được gọi là hiệu quả kỹ thuật (technical
efficiency) hoặc theo chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế (econmic efficiency).
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn
lực khan hiếm.
Cùng với quan điểm này giáo trình Phân tích kinh doanh của Học viên tài

chính cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình
độ lợi dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu xác định. [7]


6

Qua nghiên cứu các quan điểm về hiệu quả kinh doanh, tác giả để tài thống
nhất và cho rằng: “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất và các nguồn lực của doanh nghiệp
để đạt được các mục tiêu với kết quả cao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhất”.

1.1.2. Bản chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng nhất của mọi sự lựa chọn cho các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Bất kỳ hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn đạt được hiệu quả cao
nhất trên các phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh
doanh trong cơ chế thị trường yêu cầu đạt hiệu quả càng đòi hỏi cấp bách. Vì nó là
động lực thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp chủ yếu xét trên phương diện kinh tế có quan hệ với hiệu quả xã hội
và môi trường.
Theo giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh của Đại học kinh tế Quốc
dân cho rằng tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà doanh nghiệp hướng
đến, dó đó khi nghiên cứu hiệu quả kinh doanh chúng ta cũng thấy vai trò quan
trọng của trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Việc hình thành và thực hiện
hiệu quả của hoạt động quản lý thường diễn ra trong một thời gian dài. Hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp phải thể hiện cả về mặt định tính và định lượng. [9]
Để hiểu rõ bản chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần phân biệt
ranh giới phạm trù kết quả và hiệu quả.
Kết quả là phạm trù phản ánh những gì thu được sau một quá trình sản xuất

kinh doanh hay một khoảng thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Kết
quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị
hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản
xuất, kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất
lượng của sản phẩm, dịch vụ. Cần chú ý rằng không phải chỉ kết quả định tính mà
kết quả định lượng của một thời kỳ kinh doanh nào đó là rất khó xác định bởi nhiều


7

lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm.
Trong khi đó, hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
sản xuất. Trình độ sử dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay
giá trị mà là phạm trù tương đối, nó được tính bằng tỷ số giữa kết quả và hao phí
nguồn lực. Chênh lệch gữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối, phạm trù này chỉ
phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất của kết quả
của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và không bao giờ phản ánh được trình
độ sử dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất,
kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để đạt được mục tiêu đó.
Hiệu quả kinh doanh của việc thực hiện mỗi quyết định thường gắn với các
yếu tố xã hội được biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ
ra. Nếu xét về định lượng, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi nào kết quả
lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Song khi đánh giá
về mặt định tính cần phải xem xét nó với các yếu tố chính trị, xã hội như; nạn thất
nghiệp, bảo vệ môi trường, ổn định chính trị, an ninh, an toàn... Vậy hiệu quả kinh
doanh cũng thực sự đòi hỏi cần sự nỗ lực của các cấp quản trị trong quá trình giải
quyết những yêu cầu thực tiễn.
Hai mặt định tính và định lượng của phạm trù hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong những biểu hiện về mặt định lượng

phải nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế nhất định. Trong những biểu hiện về
mặt định tính phải đạt được những mục tiêu xã hội, chính trị, an ninh. Do vậy xem
xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo các nhân tố định lượng và định tính
theo quan điểm này tương đối toàn diện.
Từ khái niệm chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp ta thấy khi thiết lập mối quan hệ giữa “đầu vào (lao động, máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, tiền vốn…)’’ và “đầu ra ( sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho xã hội
doanh nghiệp phải tiêu thụ được và thu tiền về.)” sẽ có một dãy các hệ thống giá trị
khác nhau phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc


8

phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần
phải xem xét một cách tổng thể cả về mặt không gian, thời gian, trong mối quan hệ
chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả xã hội trách nhiệm bảo vệ môi
trường và nguồn tài nguyên của đất nước.
Trong thực tế có rất nhiều chỉ tiêu được sử dụng đánh giá hiệu quả kinh
doanh, nhưng để thuận tiện cho việc thu thập số liệu, thông tin, tính toán, phân tích
và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả trước hết cần chọn lọc để sắp xếp vào danh mục
hai loại chỉ tiêu này. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đó là sự so sánh giữa kết quả thu
về với chi phí bỏ ra hoặc ngược lại.
Bảng 1.1
Các chỉ tiêu kết quả đầu ra và đầu vào của một doanh nghiệp sử dụng để
phân tích hiệu quả kinh doanh
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra
1. Tổng giá trị sản xuất

Các chỉ tiêu phản ánh đầu vào
1. Tổng tài sản bình quân đầu tư


2. Tổng doanh thu bán hàng

2. Tổng vốn kinh doanh bình quân đầu tư

3. Tổng doanh thu thuần

3. Tổng vốn chủ sở hữu bình quân đầu tư

4. Lợi nhuận gộp tiêu thụ

4. Tổng vốn vay bình quân đầu tư

5. Lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ

5. Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ

6. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

6. Tổng giá vốn hàng bán trong kỳ

7. Lợi nhuận từ hoạt động khác

7. Tổng chi phí bán hàng trong kỳ

8. Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 8. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong
trước thuế thu nhập DN

kỳ


9. Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 9. Tổng tài sản dài hạn bình quân đầu tư…
sau thuế thu nhập doanh nghiệp…

Nguồn: [7]
Kết quả kinh doanh là sự phản ánh kết cục cuối cùng của mọi hoạt động, trị
số của chỉ tiêu thường thông qua số tuyệt đối. Kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu
mang tính chất định lượng có thể là cân, đong, đo, đếm được và cũng có thể là một
khối lượng công việc hoàn thành, số lượng sản phẩm tiêu thụ của mỗi loại, thị phần
hoặc doanh thu bán hàng, lợi nhuận,... Trong các chỉ tiêu kết quả này chỉ có lợi


9

nhuận là kết quả cuối cùng còn các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu... chỉ là kết quả
trung gian.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả kinh doanh, các nhà khoa học
đã trình bày quan điểm khác nhau khi đánh giá hiệu quả kinh doanh. Theo các quan
điểm ở trên thì mục đích cuối cùng của hiệu quả kinh doanh so sánh giữa kết quả
thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên nếu xét hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ cao hay thấp, tốt hay xấu còn phụ thuộc vào trình
độ tổ chức sản xuất và trình độ quản lý hay cụ thể hơn chính là khả năng điều phối
các nguồn lực đầu vào của mỗi doanh nghiệp để đạt được mục tiêu. Mặc dù hiệu
quả kinh doanh có thể xem xét thông qua một hay một vài chỉ tiêu nhưng bản chất
của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là xét đến bản chất của quá
trình vận động, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp trong mối
quan hệ xâu chuỗi của tất cả các đối tượng liên quan.
Xuất phát từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh nói chung
của các nhà kinh tế học, cũng như căn cứ vào những điểm nổi bật khi đánh giá hiệu
quả kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần thấy rằng chỉ có thể đạt được hiệu quả cao
khi các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đều được sử dụng có hiệu quả. Mặt

khác nếu xem xét các quan điểm về hiệu quả kinh doanh được nêu ở trên thi hầu hết
đều nặng về góc độ định tính, chưa xác định rõ những yếu tố tạo nên giá trị hiệu quả
cho doanh nghiệp. Căn cứ trên nhu cầu và định hướng phát triển của tương lai, toàn
bộ nền kinh tế đang dần chuyển dịch sang chiều sâu của quá trình đầu tư và thước
đo hiệu quả càng khẳng định vị trí quan trọng của mình khi đánh giá hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Mặc dù đã có rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau
về hiệu quả kinh doanh nhưng suy cho cùng mục tiêu mang về là tối đa hoá lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện tối
thiểu nhất thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tạo ra thu
nhập về tiêu thụ hàng hoá, đủ bù đắp chi phí đã chi ra để sản xuất lượng hàng hoá
ấy. Còn mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi quá trình sản xuất kinh doanh
vừa đảm bảo bù đắp chi phí, vừa có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Sự phát triển


×