Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiếm soát nội bộ tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

NGUYỄN THỊ SƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

NGUYỄN THỊ SƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Văn Tùng

Đồng Nai – Năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn cảm ơn ban giám hiệu, lãnh đạo quý thầy cô khoa sau
đại học Trường Đại học Lạc Hồng và đặc biệt là PGS.TS. Trần Văn Tùng người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể lãnh đạo các Trường Trung học cơ sở
trên địa bàn Thành phố Biên Hòa đã cung cấp số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong
nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của tôi được
hoàn thiện hơn nữa.
Đồng Nai, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Sương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống kiếm soát nội bộ tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu thật sự nghiêm túc của tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Văn Tùng. Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu
này do tôi tự nghiên cứu thực hiện. Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn
gốc rõ ràng, được thu thập từ những nguồn gốc đáng tin cậy.

Đồng Nai, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Sương


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Biên Hòa là thành phố công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, nằm ở khu vực Đông
Nam Bộ, Việt Nam. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại I, là đầu mối giao thông quan
trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh
có dân số đông nhất cả nước .
Do vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm giáo dục của cả nước và thêm
nữa là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục của tỉnh Đồng Nai
nên thành phố Biên Hòa có rất nhiều trường Trung học cơ sở nổi bật, chất lượng cao
và phân bố rất nhiều khu vực trong thành phố, do nhu cầu dân số quá tải tăng đột biến
nên những năm gần đây có một số trường phải học ca 3, đây là vấn đề nan giải của
ngành giáo dục và đào tạo thành phố Biên Hòa. Dân số như hiện nay đang là thách
thức không chỉ của ngành giáo dục mà còn là vấn đề cho các ban ngành và Ủy ban
nhân dân thành phố.
Thực hiện chủ trương đa dạng hóa trường lớp, cấp trung học cơ sở hiện có 37
trường tại Thành phố Biên Hòa. Số học sinh tốt nghiệp THCS là 9.438/9.601 em, tỉ
lệ 98,30%.
Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là việc xây dựng một hệ thống kiểm soát
nội bộ tại các trường THCS hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Một hệ thống
KSNB vững mạnh sẽ giúp hệ thống trường học đạt được hiệu quả trong các hoạt
động. Do đó, để hệ thống KSNB phù hợp với điều kiện hiện nay của các trường THCS
trên địa bàn thành phố Biên Hòa là một yêu cầu thiết yếu .
Nhận thấy tầm quan trọng và bức thiết của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề
tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiếm soát nội bộ tại các
trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn

tốt nghiệp Thạc sĩ kế toán.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bao gồm phương
pháp quan sát, phương pháp điều tra, tiếp cận thu thập thông tin, phương pháp tổng
hợp, phân tích, đối chiếu với thực tế và chứng minh được có 5 nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai từ cao đến thấp, đó là Hoạt động kiểm soát; Môi trường kiểm
soát; Thông tin và truyền thông; Hoạt động giám sát và Đánh giá rủi ro, từ đó đề xuất
kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các trường THCS trên
địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..............................................................................................
MỤC LỤC ....................................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu .............................................................. 3
7. Kết cấu của luận văn................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................ 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 5

1.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 7
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu ..................................................... 9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 12
2.1.Tổng quan về kiểm soát nội bộ ........................................................... 12
2.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ ..................................................... 12
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ . 13
2.2. Kiểm soát nội bộ trong khu vực công................................................ 14


2.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB ở khu vực công .......... 14
2.2.2. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong khu vực công .................. 16
2.2.3. Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong khu vực công......... 18
2.2.4. Các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo
INTOSAI 2013 .................................................................................................. 19
2.2.4.1. Môi trường kiểm soát ............................................................... 19
2.2.4.2. Đánh giá rủi ro .......................................................................... 22
2.2.4.3. Hoạt động kiểm soát ................................................................. 23
2.2.4.4. Thông tin và truyền thông ....................................................... 27
2.2.4.5. Giám sát ..................................................................................... 28
2.3. Hoạt động kiểm soát nội bộ của các trường THCS ......................... 28
2.3.1 Đơn vị sự nghiệp giáo dục ................................................................ 28
2.3.2. Khái niệm các trường THCS ...................................................... 29
2.3.3. Hoạt động kiểm soát nội bộ của trường THCS ........................ 29
2.3.3.1 Kiểm tra nội bộ trường học ...................................................... 29
2.3.3.2. Giám sát trong giáo dục: .......................................................... 30
2.3.3.3. Đánh giá trong giáo dục ........................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 32
3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu ........................................................... 32

3.2. Nội dung thực hiện nghiên cứu định tính ......................................... 33
3.2.1. Phương thức thực hiện ................................................................ 33
3.2.2. Kết quả đạt được ......................................................................... 36
3.3. Nội dung thực hiện nghiên cứu định lượng ...................................... 38
3.3.1.Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu .................................................... 38
3.3.2. Phân tích dữ liệu .......................................................................... 39
3.4. Mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu ....... 43
3.4.1. Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................. 43
3.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu........................................................... 43
3.4.2.1. Môi trường kiểm soát ............................................................... 44


3.4.2.2. Đánh giá rủi ro .......................................................................... 44
3.4.2.3. Hoạt động kiểm soát ................................................................. 45
3.4.2.4. Thông tin và truyền thông ....................................................... 45
3.4.2.5. Giám sát ..................................................................................... 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 48
4.1 Kết quả thống kê mô tả ....................................................................... 48
4.1.1 Thống kê mô tả các biến định tính .............................................. 48
4.1.2 Thống kê mô tả các biến định lượng ........................................... 49
4.2. Kết quả kiểm định mô hình................................................................ 52
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo - Cronbach’s Alpha ..................... 52
4.2.1.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến độc lập ............. 53
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................. 56
4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ................ 57
4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập ..................... 57
4.2.3. Tương quan Pearson ................................................................... 60
4.2.4. Kiểm định hồi quy mô hình tuyến tính đa biến. ....................... 61
4.2.5. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa

biến .................................................................................................................... 62
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................. 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 69
5.1. Kết luận ................................................................................................ 69
5.2. Một số kiến nghị .................................................................................. 71
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................... 73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AICPA:

American Institule of Certified Public Accountants

BCTC:

Báo cáo tài chính

BGH:

Ban giám hiệu

COSO :

Committee of Sponsoring Organization

CSVC:


Cơ sở vật chất

EFA:

Exploratory Factor Analysis

FEI:

Financial Executive Institute

GAO:

Chuẩn mực về kiểm toán của tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ

GV:

Giáo viên

HTKSNB:

Hệ thống kiểm soát nội bộ

INTOSAI:

Các tổ chức quốc tế của các tổ chức kiểm toán tối cao

KSNB :

Kiểm soát nội bộ


KTNB:

Kiểm tra nội bộ

KMO:

Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacy

NV:

Nhân viên

PHHS:

Phụ huynh học sinh

SEC:

Securities and Exchange Commission

THCS :

Trung học cơ sở

TP.HCM:

Thành Phố Hồ Chí Minh

VIF:


Variance Inflation Factor


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các biến được sử dụng cho nghiên cứu sơ bộ ..................................... 34
Bảng 3.2. Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu chính thức ............... 37
Bảng 4.1: Tỷ lệ thời gian làm ở trường học .......................................................... 49
Bảng 4.2: Tỷ lệ về chức vụ ...................................................................................... 49
Bảng 4.3: Bảng thống kê các biến quan sát .......................................................... 49
Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha của nhân tố môi trường kiểm soát (MTKS) ........ 53
Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố đánh giá rủi ro (DGRR) ... 53
Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Hoạt động kiểm soát (HDKS)
................................................................................................................................... 54
Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Thông tin truyền thông
(TTTT)...................................................................................................................... 54
Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Giám sát (HDGS) ................ 55
Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha của thang đo Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
(KSNB) ..................................................................................................................... 56
Bảng 4.10: Hệ số KMO và kiểm định Barlett. ...................................................... 57
Bảng 4.11: Phương sai trích biến phụ thuộc ....................................................... 57
Bảng 4.12: Hệ số KMO và kiểm định Barlett. ...................................................... 58
Bảng 4.13: Bảng phương sai trích của biến độc lập ............................................. 58
Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố EFA Rotated Component Matrixa ....... 59
Bảng 4.15: Tương quan các biến trong mô hình Correlations ........................... 60
Bảng 4.16: Thông số thống kê trong mô hình hồi qui bằng phương pháp
Enter ......................................................................................................................... 61
Bảng 4.17: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa
biến............................................................................................................................ 62
Bảng 5.1. Mức độ tác động của các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
trong mô hình .......................................................................................................... 70



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB khu vực công .......................... 17
Hình 2.2: Các yếu tố cấu thành Môi trường kiểm soát ....................................... 22
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................... 32
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................ 43


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát
triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, để hoạt động của các đơn vị sự nghiệp này thực sự vận hành theo cơ
chế thị trường thì phải có phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý phù hợp. Phát triển Giáo Dục và Đào Tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn
lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững. Theo đó, các trường THCS đóng vai trò không nhỏ cho sự phát triển này.
Ở Việt Nam, KSNB đã được nghiên cứu, ứng dụng trong thực tiễn ở các đơn
vị trong thời gian dài, tuy nhiên phần lớn còn tồn tại nhiều yếu kém, chưa phát huy
hết vai trò của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm về việc xây dựng, hoàn thiện
và triển khai hoạt động KSNB của các nước trên thế giới để vận dụng là điều cần thiết
đối với Việt Nam hiện nay, qua đó hoàn thiện hệ thống KSNB của mình để phục vụ
tốt hơn trong công tác quản lý.
Trong quá trình học tập và làm việc, tôi nhận thấy rằng nếu các đơn vị xây
dựng được hệ thống KSNB tốt thì có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế được những rủi ro
có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, cũng như giúp nhà quản lý có thể ngăn ngừa

và phát hiện những sai phạm, yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt
động giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hệ thống KSNB là một công cụ
quản lý hữu hiệu để kiểm soát và điều hành hoạt động của đơn vị nhằm đảm bảo đạt
được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất.
Mặt khác, trong những năm gần đây do Thành phố Biên Hòa phát triển nhanh,
dân số tăng đột biến, thành phố Biên Hòa có rất nhiều trường THCS mới đưa vào
hoạt động, việc kiểm soát các hoạt động cũng khó khăn và ngày càng phức tạp trong
bối cảnh đòi hỏi các trường phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo với điều kiện
nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế và việc gặp phải sai sót hoặc rủi ro trong hoạt động
của các trường là không thể tránh khỏi. Do vậy, để hạn chế, ngăn ngừa rủi ro và sai
sót thì các trường cần phải có các quy trình kiểm soát nội bộ phát huy được tính hữu
hiệu của mình. Theo đó, căn cứ vào hướng dẫn của INTOSAI 2013 về vệc triển khai


2
vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ của các đơn vị trong khu vực công đạt được sự
hữu hiệu thì cần quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động của các yếu tố cấu thành nên
hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, bao gồm Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi
ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát.
Mặt khác, các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
là các đơn vị hoạt động theo quy định là các đơn vị sự nghiệp công lập, do vậy để
nâng cao tính hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các trường THCS trên địa bàn
thành phố Biên Hòa, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: "Các nhân tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiếm soát nội bộ tại các trường THCS trên địa bàn
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" làm Luận văn thạc sĩ cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Mục tiêu cụ thể:

+ Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
+ Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai như thế
nào?
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống KSNB và các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp, cụ thể tại các trường THCS
trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi nghiên cứu:


3
+ Phạm vi không gian: Các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai.
+ Phạm vi thời gian: 09 tháng (từ tháng 02 đến tháng 10 năm 2018)
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính
và định lượng, bao gồm phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, tiếp cận thu
thập thông tin, phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu với thực tế, kiểm định mô
hình nghiên cứu nhằm chứng minh làm rõ vấn đề.
Phương pháp định tính:
- Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các yếu tố của hệ

thống KSNB trong khu vực công (Chương 1 và Chương 2), từ đó làm cơ sở để xây
dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Chương
3). Từ đó xây dựng dàn bài thảo luận nhằm xin ý kiến các chuyên gia nhằm đề xuất
mô hình nghiên cứu chính thức với các biến và thang đo phù hợp với điều kiện hiện
tại của các trường (Chương 3). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của mô hình đã được
kiểm định, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, nội suy nhằm đề xuất các hàm
ý quản trị để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các trường THCS trên
địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Chương 5).
Nghiên cứu định lượng:
- Khảo sát các công chức, viên chức tại các trường THCS trên địa bàn thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang
đo 5 likert nhằm thu thập số liệu và bằng việc sử dụng mô hình nhân tố khám phá để
kiểm định mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
thông qua phần mềm SPSS 22.0 (Chương 4).
6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Về khái cạnh thực tiễn: Trên cơ sở kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, tác giả đề xuất một số
hàm ý chính sách phù hợp để nâng cao tính hữu hiệu hệ thống KSNB cho các trường
THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu


4
còn là tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức có quan tâm trong cùng lĩnh vực
nghiên cứu và hoạt động.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài này dự kiến gồm phần mở đầu và 5 chương, các chương này
có mối quan hệ logic để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các chương bao
gồm:

Phần mở đầu: Trình bày lý do hình thành đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi
nghiên cứu; đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý
nghĩa khoa học của đề tài và kết cấu của đề tài nghiên cứu.
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu. Trình bày các nghiên cứu nước ngoài
và các nghiên cứu trong nước có liên quan đến luận văn. Qua đó xác định được hướng
nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Trình bày cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB trong
khu vực công, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các
trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày phương pháp nghiên cứu để
kiểm định mô hình, lý thuyết cùng các giả thuyết nghiên cứu đề ra của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Mô tả, phân tích, thống kê dữ
liệu khảo sát; kiểm định mô hình nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Trình bày kết luận dựa trên kết quả nghiên
cứu Chương 4, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
[1] Amudo và Inanga (2009) cho rằng có 6 nhân tố tác động đến sự hữu hiệu
của HTKSNB bao gồm: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi ro, (3) hệ thống
thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) Giám sát, (6) công nghệ thông
tin. Karagiogos, Drogalas, Dimou (2011) đã nghiên cứu sự tương tác giữa các thành
phần của KSNB và hiệu quả của kiểm toán nội bộ. Nghiên cứu cho thấy 05 thành
phần của KSNB bao gồm (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi ro, (3) hệ thống
thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) Giám sát tác động tích cực

đến hiệu quả kiểm soát và chất lượng cung cấp thông tin kế toán tài chính, quản trị
của doanh nghiệp.
[2] Nghiên cứu của Gerrit Sarens và cộng sự (2010) với đề tài “Risk
Management and Internal Control in the Public Sector: An In-Depth Analysis of
Belgian Social Security Public Institutions” đã tiến hành khào sát và nghiên cứu trong
15 tổ chức an sinh xã hội công cộng với 4.289 nhân viên về hệ thống KSNB trong
khu vực Công. Kết quả cho thấy: kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng thực hành
KSNB được liên kết chặt chẽ hơn với các khuôn khổ quốc tế, chủ yếu là với các yếu
tố của khung Coso cơ bản (1992). Hơn nữa, mục tiêu chính của KSNB trong các tổ
chức an sinh xã hội công cộng Bỉ dường như là để đảm bảo tuân thủ pháp luật và các
quy định. Điều này khẳng định rằng kiểm soát nội bộ truyền thống là tập trung mạnh
mẽ vào sự phù hợp thay vì hiệu suất đó sẽ là phù hợp hơn với sự mong đợi của các
thỏa thuận thực hiện hợp đồng. Nói cách khác, thực tế là triết lý truyền thống kiểm
soát nội bộ (tập trung mạnh mẽ vào sự phù hợp) là rộng rãi hơn so với triết lý quản
lý rủi ro gần đây (hơn tập trung vào hiệu suất).
[3] Vijayakumar and Nagaraja (2012) với đề tài nghiên cứu “Internal Control
Systems: Effectiveness of Internal Audit in Risk Management at Public Sector
Enterprises” chỉ ra rằng các đơn vị thuộc khu vực công nên đảm bảo cho sự hiệu quả
cho hệ thống KSNB vì đó là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của tổ chức và là một phần thiết yếu để đạt được mục tiêu trong quản lý, từ đó
dẫn đến thành công của tổ chức. Có một hệ thống KSNB trong một tổ chức là chưa
đủ, vấn đề là phải xây dựng các quy trình để nó thật sự phát hiệu quả trong khi triển
khai và thực hiện.


6
[4] Gamage và cộng sự (2014) trong nghiên cứu với tựa đề: “Energy in Africa:
Policy, Management and Sustainability” với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng đã xác định rằng có 5 nhân
tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB của các đơn vị hoạt động trong khu

vực công bao gồm: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi ro, (3) Hệ thống thông
tin và truyền thông, (4) Hoạt động kiểm soát, (5) Giám sát, trong đó nhân tố môi
trường kiểm soát có tác động mạnh nhất và nhân tố giám sát có tác động yếu nhất đến
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các đơn vị.
[5] Afiah N.N & Azwari P.C (2015), với đề tài “The effect of the
Implementation of Government internal control system on the Quality of Financial
reporting of The local Government and its impact on the Principles of good
Governance: A Research in District, city, and Provincial Government in south
Sumatera” - Hiệu quả của việc thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Chính phủ về
chất lượng báo cáo tài chính của Chính quyền địa phương và những ảnh hưởng của
nó tới các nguyên tắc quản trị tốt: Một nghiên cứu ở chính quyền huyện, thành phố
và tỉnh ở Nam Sumatera. Nhóm tác giả nghiên cứu sự ảnh hưởng của KSNB đến chất
lượng BCTC và ảnh hưởng của nó đến việc quản lý tốt của khu vực công. Nghiên
cứu được tiến hành tại 18 tỉnh, quận, thành phố và đối tượng khảo sát là các lãnh đạo
của phòng tài chính, quản lý tài sản và phòng thanh tra ở South Sumatra. Biến độc
lập gồm 05 biến là: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông
tin truyền thông, giám sát. Biến phụ thuộc là chất lượng BCTC. Với việc phân tích
thông qua bảng khảo sát, kết quả chỉ ra rằng, KSNB có ảnh hưởng tốt hơn đến chất
lượng BCTC và chất lượng BCTC tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý của đơn vị. Do đó, thông qua chất lượng BCTC, KSNB và quản lý tốt
trong khu vực công có mối quan hệ tích cực. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là
chưa phân tích và đề xuất được giải pháp cụ thể để nâng cao tính hựu hiệu của hệ
thống KSNB.
[6] Aziz, Said & Alam (2015) với đề tài nghiên cứu “Assessment of the
Practices of Internal Control System in the Public Sectors of Malaysia” đã thực hiện
một đánh giá về thực hiện KSNB ở khu vực công ở Malaysia, nghiên cứu đã tiến
hành khảo sát việc thực hiện KSNB thông qua đo lường bằng 10 biến được đánh giá
bởi những người đang làm việc ở khu vực công. Tác giả sử dụng các kiểm định để



7
đánh giá dữ liệu có đảm bảo có phân phối chuẩn và tiến hành phân tích nhân tố xem
xét kết quả các đơn vị có thực hiện hệ thống KSNB hay không thực hiện KSNB. Kết
quả thu thập được cho thấy phần lớn người làm việc khu vực công đồng ý rằng đang
có thực hiện KSNB ở các đơn vị, có sự ưu tiên trong việc có được sự phê chuẩn của
nhà quản lý cấp cao trong việc thiết kế chính sách và các thủ tục hồ sơ hoạt động nội
bộ nhằm cho các giao dịch và báo cáo tuân theo luật lệ, theo quy định. Tuy nhiên lại
có ít sự quan tâm đối với vấn đề hiểu biết về vai trò của cá nhân và các hoạt động có
liên quan khác, về sự bảo đảm cho từng luật và các quy định được áp dụng, có hướng
dẫn, giải thích.
[7] Liu, Lin, Wei, Shu (2017) trong nghiên cứu “Employee quality, monitoring
environment and internal control” đã điều tra và nghiên cứu về sự tác động của nhân
viên KSNB (ICEs) đến chất lượng KSNB. Sử dụng dữ liệu khảo sát đặc biệt từ các
công ty Trung Quốc được liệt kê, chúng tôi thấy rằng chất lượng đội ngũ nhân viên
có ảnh hưởng tích cực quan trọng về chất lượng KSNB. Nghiên cứu tiến hành kiểm
tra hiệu quả của giám sát nội bộ và thấy rằng hiệu quả rõ nét hơn cho công ty đã thực
hiện nghiêm ngặt, đặc biệt là khi các công ty thực hiện hệ thống quy chế kiểm soát
nội bộ Trung Quốc (CSOX), các doanh nghiệp có sở hữu tổ chức cao sẽ đánh giá tầm
quan trọng lớn hơn của soát nội bộ. Những phát hiện của nghiên cứu cũng đề nghị
rằng ICEs đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện hệ thống
KSNB.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
[1] Phạm Thị Hoàng (2013), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường
Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế
Tp.HCM. Luận văn đã khái quát được lý luận kiểm soát nội bộ theo INTOSAI. Tác
giả nghiên cứu dựa trên phương pháp định tính, thông qua khảo sát, thống kê dữ liệu
thực tế tại trường kết hợp với lý thuyết đã đưa ra những nhận xét, đánh giá, giải pháp,
kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường. Bên cạnh đó, luận
văn đã thiết lập lại các quy trình KSNB còn nhiều thiếu sót, đồng thời thiết lập các
quy trình kiểm soát nội bộ mới phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà trường. Tuy

nhiên, hạn chế của đề tài là sử dụng INTOSAI 2004 làm cơ sở lý thuyết để giải quyết
mục tiêu nghiên cứu do vậy tính cập nhật chưa cao; đồng thời tác giả chỉ sử dụng


8
phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống để thực hiện đề tài do vậy độ tin cậy
của kết quả nghiên cứu không cao.
[2] Nguyễn Thị Thu Hậu (2014) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
trường Đại Học Bạc Liêu" Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh. Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ ở đơn vị
công, đã cập nhật INTOSAI, đưa ra được bài học kinh nghiệm từ các sự kiện có liên
quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong nước ở đơn vị công; tác giả sử dụng phương
pháp khảo sát, quan sát kết hợp phỏng vấn để đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát
nội bộ tại trường Đại học Bạc Liêu với những mặt chưa làm được, tìm ra nguyên nhân
tồn tại; từ đó đưa ra được giải pháp đề nghị giải quyết, xây dựng biểu mẫu, tiêu chí
cụ thể để ứng dụng ngay cho nhà trường.
[3] Nguyễn Thị Hoàng Anh (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Trường Cao đẳng GTVT Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM)”. Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả
đã vận dụng lý thuyết về kiểm soát nội bộ theo hướng dẫn của INTOSAI 2004 để tìm
hiểu, đánh giá những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ
tại trường Cao đẳng GTVT Tp.HCM từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống KSNB tại trường. Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB chung của toàn trường chứ không đi sâu vào nghiên
cứu và hoàn thiện một quy trình nhất định tại trường. Bên cạnh đó, những giải pháp
mà tác giả đưa ra là dựa trên những đánh giá về thực trạng hoạt động của hệ thống
KSNB của nhà trường và quan điểm của một số lãnh đạo khi tác giả thực hiện trao
đổi chứ chưa thử nghiệm những giải pháp này vào một số hoạt động quản lý tại nhà
trường bởi hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện. Phương pháp nghiên cứu của
tác giả là phương pháp định tính, sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng việc

thực hiện KSNB tại trường; sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ; trao đổi với lãnh đạo các phòng ban và Ban giám hiệu để
định hướng giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường. Tồn tại của nghiên cứu
này là tác giả chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải quyết mục tiêu
nghiên cứu do vậy độ tính cậy của kết quả nghiên cứu không cao; đồng thời tác giả
sử dụng INTOSAI 2004 nên tính cập nhật chưa cao.


9
[4] Lê Đoàn Minh Đức, Hà Hữu Phước, Nguyễn Cao Ngọc Thảo (2016) với
nghiên cứu “Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ quan hành chính”, Tạp chí
tài chính kỳ I, số tháng 8/2016. Nghiên cứu những hướng dẫn của tổ chức quốc tế các
cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) về hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) cho khu
vực công. Kết quả là các thành phần trong hệ thống KSNB cũng đang tồn tại trong
cơ chế hoạt động tại các cơ quan hành chính nhưng chưa được hệ thống lại, cũng như
chưa được ban hành bằng văn bản cụ thể. Trên cơ sở đó, bài viết có những đánh giá
khái quát và đưa ra những kiến nghị mang tính định hướng góp phần cho công việc
tại các cơ quan hành chính có sự phối hợp, hoạt động hiệu quả, hữu hiệu và có kỷ
cương; sử dụng hiệu quả và bảo vệ các nguồn lực; góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ
nhà nước giao và tuân thủ đúng quy định quản lý tài chính. Hạn chế của đề tài là tác
giả sử dụng INTOSAI 2004 làm cơ sở lý thuyết để giải quyết mục tiêu nghiên cứu
nên tính cập nhật và tính thời sự không cao.
[5] Lê Nguyễn Trường An (2017), “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Để thực hiện đề tài
tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên
cứu định lượng. Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện
hệ thống KSNB của trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật TP. HCM và xác định có 5
nhân tố bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông
tin truyền thông, giám sát đều có tác động, trong đó nhân tố Môi trường kiểm soát có

tác động mạnh nhất. Hạn chế của đề tài này là tác giả chưa tổng quan các công trình
nghiên cứu và chưa xây dựng được các thang đo của biến phụ thuộc của mô hình
nghiên cứu.
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu những công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài
nước liên quan tương đối đến đề tài của luận văn, tác giả có một số nhận xét cơ bản
như sau:
Các công trình nghiên cứu trên đã nêu được thực trạng KSNB tại các đơn vị
trong khu vực công và thực trạng của hoạt động quản lý trong các đơn vị sự nghiệp,
đặc biệt là tại các cơ sở giáo dục. Qua các nghiên cứu đã nhận thấy mặt tồn tại trong
việc tổ chức và vận hành hệ thống KSNB của đơn vị, từ đó đề ra các giải pháp để


10
hoàn thiện. Tuy nhiên, để thực hiện công trình, hầu hết các tác giả chủ yếu sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính do vậy kết quả nghiên cứu có độ tin cậy chưa cao;
đồng thời họ chủ yếu sử dụng INTOSAI 2004 trở về trước làm cơ sở lý thuyết để giải
quyết mục tiêu nghiên cứu do vậy tính cập nhật và phù hợp còn hạn chế.
Tuy có nhiều nghiên cứu về việc hoàn thiện hệ thống KSNB chung tại các
trường học nói riêng và tại các đơn vị trong khu vực công nói chung đã được công bố
nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể và chi tiết về tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai nào được thực hiện. Vì vậy, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố
ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiếm soát nội bộ tại các trường THCS trên
địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”.


11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chính của chương này nhằm đánh giá một cách tổng quan về bức

tranh tổng thể các nghiên cứu khác nhau trong nước cũng như ngoài nước có liên
quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến những đề tài kiểm soát nội bộ và hoạt động của
các trường học mà tác giả nghiên cứu qua để thực hiện luận văn. Từ đó giúp tác giả
nhận thấy hướng nghiên cứu của luận văn cần nghiên cứu và làm nền tảng thực hiện
các bước tiếp theo của luận văn.
Việc tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày
theo hai phần là ngoài nước và trong nước trên cơ sở chọn lọc các công trình tiêu biểu
đã công bố có liên quan đến nội dung của luận văn. Qua những công trình nghiên cứu
có liên quan đã trình bày ở trên cho thấy nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai là cần thiết và đó chính là hướng nghiên cứu của luận văn.


12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.Tổng quan về kiểm soát nội bộ
2.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ
Theo COSO (1992): “ Kiểm soát nộ bộ là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi
hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết
kế để cung cấp mọi sự bảo đảm hợp lý trong việt thực hiện các mục tiêu mà hội đồng
quản trị mong muốn là: Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động”.
Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu KSNB đã dẫn đến
hình thành nhiều định nghĩa khác nhau.
Điều 39, Luật kế toán Việt Nam năm 2015 nêu rõ: “Kiểm soát nội bộ là việc
thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy
trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa,
phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”
- Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS 400)
KSNB là các quy định và thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây
dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để

kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính
trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý có hiệu quả tài sản của đơn vị.
- Theo quan điểm của Liên đoàn kế toán quốc tế ( IFAC)
“KSNB là một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn
vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý
và đảm bảo hiệu quả của hoạt động” (Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC))
- Theo quan điểm của AICPA
“ Kiểm soát nội bộ là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực
hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính
xác trong ghi chép của sổ sách” (Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA)).
- Theo Ủy Ban Tổ Chức Kiểm Tra (COSO) 1992
KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên
của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực
hiện ba mục tiêu dưới đây:
• Báo cáo tài chính đáng tin cậy.
• Các luật lệ và quy định được tuân thủ.


13
• Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.”
- Tài liệu hướng dẫn của INTOSAI (2013)
"Kiểm soát nội bộ là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản
lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và
cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức".
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ
Đầu thế kỷ XX, khái niệm KSNB bắt đầu được sử dụng trong các tài liệu về
kiểm toán nhưng nó chỉ được nhắc đến như một “công cụ bảo vệ tiền” khỏi sự biển
thủ của nhân viên.
Năm 1929, trong một công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal
Reserve Bulletin), thuật ngữ KSNB đã được đề cập chính thức, được định nghĩa là

một công cụ bảo vệ tiền và các tài sản khác.
Năm 1936, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA – American
Institule of Certified Public Accountants) (1936) đã mở rộng khái niệm KSNB:
“KSNB…là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một
tổ chức để bảo vệ tiền và tài sản khác cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép
sổ sách”.
Từ thập niên 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ đã
xuất bản một loạt các báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu KSNB trong các
cuộc kiểm toán.
Đến thập niên 1970, KSNB được quan tâm đặc biệt trong các lĩnh vực thiết kế
hệ thống và kiểm toán, chủ yếu hướng vào cách thức cải tiến hệ thống KSNB và vận
dụng trong các cuộc kiểm toán.
Năm 1977, trong Đạo luật chống hành vi hối lộ ở nước ngoài và trong các báo
cáo của Cohen Commission và FEI (Financial Executive Institute) đều đề cập đến
việc hoàn thiện hệ thống kế toán và KSNB. Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC
Securities and Exchange Commission) cũng đưa ra các điều luật bắt buộc các nhà
quản trị phải báo cáo về hệ thống KSNB của tổ chức.
Năm 1979, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã thành lập
một Ủy ban tư vấn đặc biệt về kiểm toán nội bộ nhằm đưa ra các hướng dẫn về việc
thiết lập và đánh giá hệ thống KSNB. Từ năm 1980 đến 1985, AICPA đã tiến hành
sàng lọc, ban hành và sửa đổi các chuẩn mực về sự đánh giá của kiểm toán viên độc


14
lập về KSNB và báo cáo về KSNB. Hiệp hội kế toán nội bộ (IIA –Institute of Internal
Auditor) cũng ban hành chuẩn mực và hướng dẫn kiểm toán viên nội bộ về bản chất
của kiểm soát và vai trò của các bên liên quan trong việc thiết lập, duy trì và đánh giá
hệ thống KSNB.
Từ năm 1985 về sau, sự quan tâm tập trung vào KSNB càng mạnh mẽ hơn.
Năm 1985, hội đồng quốc gia chống gian lận về báo cáo tài chính (Ủy ban Treadway)

được thành lập. Hội đồng này đã đưa ra một loạt các vấn đề về KSNB, nhấn mạnh
tầm quan trọng của mội trường kiểm soát, các quy tắc về đạo đức, các Ủy ban kiểm
toán và chức năng của kiểm toán nội bộ. Treadway đã lưu ý rằng có nhiều quan điểm
và khái niệm khác nhau liên quan đến KSNB. Do vậy, Ủy ban tổ chức đồng bảo trợ
(COSO – Committee of Sponsoring Organization) đã được thành lập vào năm 1985
nhằm nghiên cứu và thống nhất định nghĩa về KSNB để phục vụ cho nhu cầu của các
đối tượng khác nhau, cung cấp đầy đủ một hệ thống tiêu chuẩn nhằm giúp các đơn vị
có thể đánh giá hệ thống KSNB để đưa ra giải pháp hoàn thiện. Báo cáo COSO năm
1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về KSNB đã tạo lập
một nền tảng lý luận cơ bản về KSNB. Đặc biệt, trong báo cáo này, KSNB không chỉ
còn là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà còn mở rộng ra cho tất cả các
phương diện hoạt động và tuân thủ.
Trong lĩnh vực công, kiểm soát nội bộ rất được xem trọng, là một đối tượng
được quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nước. Một số quốc gia như Mỹ,
Canada đã có những công bố chính thức về kiểm soát nội bộ áp dụng cho các cơ quan
hành chính sự nghiệp. Chuẩn mực về kiểm toán của tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ
(GAO) 1999 có đề cập đến vấn đề kiểm soát nội bộ đặc thù trong tổ chức hành chính
sự nghiệp. GAO đưa ra 5 yếu tố về kiểm soát nội: Môi trường kiểm soát, Đánh giá
rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin - truyền thông và Giám sát.
2.2. Kiểm soát nội bộ trong khu vực công
2.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB ở khu vực công
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước do Tổ chức Quốc tế các cơ quan
kiểm toán tối cao (INTOSAI – International Organization of Supreme Audit
Institutions) ban hành. Tổ chức này được thành lập vào năm 1953 tại Havana, Cuba.


×