Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ở các kho bạc nhà nước huyện tại tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
* **

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ Ở CÁC KHO BẠC
NHÀ NƯỚC HUYỆN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
* **

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ Ở CÁC KHO BẠC
NHÀ NƯỚC HUYỆN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số:
8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH

Đồng Nai, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và bài luận văn này, tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ, động viên của quý thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin gửi lời tri ân đến quý thầy, cô khoa Sau Đại học trường Đại học Lạc Hồng
và các thầy, cô bộ môn đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt các kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian tham gia khóa học Cao học Kế toán tại trường, để tác giả
hoàn thành khóa học và hoàn thiện bản thân.
Đặc biệt tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hà Xuân Thạch đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả thực hiện tốt luận văn này cũng như hoàn thiện
kiến thức chuyên môn của mình.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các CBCC đang công tác tại các đơn vị
KBNN huyện tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả hoàn thành khảo sát và có
những ý kiến quý báu để tác giả thực hiện hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên giúp tác giả hoàn thành
khóa học và luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, với những cố gắng, sự nhiệt tình và năng
lực bản thân, tham khảo nhiều tài liệu cùng với việc trao đổi, tiếp thu các ý kiến đóng
góp của bạn bè, đồng nghiệp, quý thầy cô để tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả biết rằng, luận văn này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, vì
vậy rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày

tháng 12 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Hường


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của riêng
tác giả: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ở các
KBNN huyện tại tỉnh Đồng Nai”.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác.

Đồng Nai, ngày

tháng 12 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Hường


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: một là xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ở các KBNN huyện tại
tỉnh Đồng Nai, hai là đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát
nội bộ ở các Kho bạc Nhà nước huyện tại tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu được tiến hành
qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính xác định được 05 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của kiểm soát nội bộ ở các KBNN huyện tại tỉnh Đồng Nai: (1) Môi trường kiểm soát,
(2) Đánh giá rủi ro, (3) Hệ thống kiểm soát, (4) Thông tin và truyền thông, (5) Giám
sát,

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng
phân tích hồi qui đa biến thông qua phần mềm SPSS 20 với cỡ mẫu là 265 quan sát.
Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA tiến hành phân
tích tương quan, hồi qui bội cho thấy mô hình nghiên cứu lý thuyết hoàn toàn phù
hợp với dữ liệu.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng và tìm ra giải
pháp nhằm hoàn thiện KSNB ở các KBNN huyện tại tỉnh Đồng Nai, tác giả đã tiến
hành nghiên cứu các nội dung như sau:
Đầu tiên là tìm hiểu cơ sở lý luận KSNB dựa trên nền tảng báo cáo COSO đưa
ra năm yếu tố của KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động
kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát. Đây là các yếu tố cơ bản để đánh giá
thực trạng KSNB ở các KBNN huyện tại tỉnh Đồng Nai nhằm đưa các đơn vị KBNN
tại tỉnh Đồng Nai đạt được mục tiêu: Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả; Bảo đảm tính
trung thực và đáng tin cậy của báo cáo; Tuân thủ các luật lệ và quy định.
Tiếp đó tác giả tiến hành khảo sát thống kê tình hình thực tế ở các KBNN
huyện tại tỉnh Đồng Nai, từ đó đưa ra đánh giá thực trạng về KSNB, thấy được những
mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân tồn tại làm nền tảng đề xuất
các giải pháp hoàn thiện để giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quản lý quỹ ngân
sách tránh để tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp.
Đảm bảo mọi CBCC tuân thủ nội quy, quy chế của ngành cũng như các quy định của
pháp luật, kiểm tra giám sát chấn chỉnh, khắc phục triệt để nhằm đảm bảo an toàn tiền


và tài sản được nhà nước giao quản lý, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị và
của hệ thống Kho bạc Nhà Nước.
Nghiên cứu cũng còn một số hạn chế như kích thước mẫu chưa thực sự lớn,
tính đại diện chưa cao nên những đánh giá chủ quan của một nhóm đối tượng có thể
làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Các hạn chế này cũng là tiền đề cho những hướng
nghiên cứu tiếp theo.



MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do thực hiện đề tài................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ................................................................... 2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................... 2
2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................................................... 3
6. Những đóng góp của đề tài .......................................................................... 3
7. Kết cấu dự kiến của đề tài ............................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 5
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 5
1.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................... 6
1.3. Xác định khe trống nghiên cứu ................................................................. 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 10

2.1. Quá trình phát triển của kiểm soát nội bộ ............................................... 10
2.1.1. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ ....................................................... 10


2.1.2. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ của INTOSAI ................................ 11
2.1.3. Quá trình phát triển của kiểm soát nội bộ ........................................ 12
2.1.4. Kiểm soát nội bộ của Kho bạc Nhà nước ........................................ 15
2.2. Các yếu tố cấu thành của kiểm soát nội bộ ............................................. 15
2.2.1. Môi trường kiểm soát ....................................................................... 16
2.2.2. Đánh giá rủi ro ................................................................................. 17
2.2.3. Hoạt động kiểm soát ........................................................................ 18
2.2.4. Thông tin và truyền thông ................................................................ 20
2.2.5. Giám sát ........................................................................................... 21
2.3. Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ khu vực công ................................ 22
2.4. Vai trò của kiểm soát nội bộ. .................................................................. 23
2.5. Ưu và nhược điểm của KSNB................................................................. 24
2.5.1. Ưu điểm ............................................................................................ 24
2.5.2. Nhược điểm ...................................................................................... 24
2.6. Các lý thuyết nền liên quan đến kiểm soát nội bộ ................................. 25
2.6.1. Lý thuyết đại diện............................................................................. 25
2.6.2. Lý thuyết hành vi tổ chức................................................................. 26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 28
3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 28
3.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................... 30
3.3. Nghiên cứu định lượng........................................................................... 34
3.3.1. Chọn mẫu khảo sát chính thức ......................................................... 34
3.3.2. Phương pháp phân tích ..................................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................. 39
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................. 39
4.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận .............................................................. 44

4.2.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ................................................................ 44
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo .................................................. 46
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................... 50
4.2.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. ................................ 56
4.2.5. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính . 60
4.2.6. Kiểm định các giả thuyết ................................................................ 61


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 64
5.1. Kết luận ................................................................................................... 64
5.2. Các kiến nghị........................................................................................... 65
5.2.1. Về nhân tố môi trường kiểm soát ..................................................... 65
5.2.2. Về nhân tố đánh giá rủi ro ................................................................ 66
5.2.3. Về nhân tố hoạt động kiểm soát ....................................................... 68
5.2.4. Về nhân tố thông tin và truyền thông .............................................. 69
5.2.5. Về nhân tố giám sát .......................................................................... 71
KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AAA
ACCA

Nội dung

(American Accounting Association) Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ
(Association of Chartered Certified Accountants) Hiệp hội kế toán
công chứng Anh quốc

BCTC

Báo cáo tài chính

CBCC

Cán bộ công chức

CIMA

CMA

(Chartered Institute of Management Accountants) Học viện kế toán
quản trị công chứng Anh quốc
(Certified Management Accountant) Hiệp hội kế toán quản trị Hoa
Kỳ

CNTT

Công nghệ thông tin

COSO

(Committee of Sponsoring Organization) Ủy ban thuộc hội đồng quốc
gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính


EFA

(Exp loratory Factor Analysis) Phương pháp phân tích nhân tố khám
phá

IFAC

(International Federation of Accountant) Liên đoàn kế toán quốc tế

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KMO

(Kaiser-Meyer-Olkin) Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA

KSNB

Kiểm soát nội bộ

MAS

(Management Accounting System) Quản lý hệ thống kế toán

NPV

(Net Present Value) Hiện giá thuần

NSNN


Ngân sách Nhà nước

OLS

(Of Least Squares) Bình phương nhỏ nhất

SPSS

Phần mềm SPSS phân tích dữ liệu

TABMIS

Treasury And Budget Management Information System
Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc


Từ viết tắt

Nội dung

TCS

Chương trình thu ngân sách Nhà nước

VIF

(Variance Inflation Factor) Hệ số phóng đại phương sai



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thang đo chính thức .......................................................................... 31
Bảng 4.1. Bảng thống kê kết quả nghiên cứu định tính ..................................... 39
Bảng 4.2: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng ............................ 44
Bảng 4.3: Thống kê về giới tính ........................................................................ 45
Bảng 4.4: Thống kê về độ tuổi ........................................................................... 45
Bảng 4.5: Thống kê về trình độ học vấn ............................................................ 45
Bảng 4.6: Thống kê về vị trí hiện tại ................................................................. 45
Bảng 4.7. Kiểm định độ tin cậy của thang đo lần 1 ........................................... 46
Bảng 4.8. Kiểm định độ tin cậy của thang đo lần 2 ........................................... 47
Bảng 4.9. Kiểm định độ tin cậy của thang đo lần 3 ........................................... 48
Bảng 4.10. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần lần 1 ................. 50
Bảng 4.11. Bảng phương sai trích lần 1 ............................................................. 50
Bảng 4.12. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần lần 2 ................. 51
Bảng 4.13. Bảng phương sai trích lần 2 ............................................................. 52
Bảng 4.14. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần lần 3 ................. 53
Bảng 4.15. Bảng phương sai trích lần 3 ............................................................. 53
Bảng 4.16. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett của biến phụ thuộc ................... 54
Bảng 4.17. Bảng phương sai trích của biến phụ thuộc ...................................... 54
Bảng 4.18. Kết quả xoay nhân tố ....................................................................... 54
Bảng 4.19. Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình .................................. 56
Bảng 4.20. Bảng ANOVA ................................................................................. 57
Bảng 4.21. Trọng số hồi quy .............................................................................. 58


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................29
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu..................................................................................31


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4. 1: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa mô hình .............................................60


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Công tác thu NSNN ở nước ta hiện nay mặc dù đã đạt được những tiến bộ rõ
rệt. Thu NSNN nhìn chung đều đạt thậm chí là vượt dự toán đề ra, tuy nhiên hiệu quả
đạt được lại chưa được cao, vẫn còn thất thu ở một số khâu, ở một số lĩnh vực. Chi
NSNN cũng còn những khoản chi chưa đúng quy chế, làm lãng phí, thất thoát tiền
của Nhà nước. Nguyên nhân của những hiện tượng này là do việc quản lý ngân sách
còn hạn chế tạo ra nhiều khe hở, việc áp dụng các quy trình nghiệp vụ chưa đúng theo
quy định, vai trò kiểm soát quỹ NSNN của KBNN chưa được coi trọng đúng mức,
năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của đất
nước, việc thanh tra kiểm soát chưa được quan tâm, chưa được chú trọng đúng mức.
Kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác quản
lý, là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn, phòng ngừa, phát
hiện và xử lý các sai sót, những rủi ro có thể xảy ra, góp phần giảm thiểu những sai
sót, gian lận, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các
chính sách và quy trình được thiết lập. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải hoàn
thiện kiểm soát nội bộ. Kiểm soát nội bộ làm giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong
quản lý quỹ ngân sách, bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận.
Kiểm soát nội bộ không những góp phần tăng cường kỷ luật ngân sách tại các đơn vị
sử dụng NSNN mà còn góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công
vụ của công chức hệ thống KBNN và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của KBNN
đảm bảo mọi cán bộ công chức phải tuân thủ nội quy, quy chế của ngành cũng như

các quy định của pháp luật nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Việc hoàn
thiện kiểm soát nội bộ chính là xác lập một cơ chế giám sát trong đó phải quản lý
bằng những quy định rõ ràng nhằm giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động
của đơn vị nhằm góp phần giảm bớt những nguy cơ, rủi ro thất thoát trong công tác
quản lý nhà nước về quỹ Ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ
khác của nhà nước được giao quản lý. Đồng thời nâng cao chất lượng công tác kiểm
tra, kiểm soát hệ thống trên các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ; phục


2
vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và ngăn ngừa
các sai phạm đảm bảo ổn định hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Hiện nay các KBNN huyện tại tỉnh Đồng Nai đang còn gặp nhiều vấn đề sai
phạm, chưa quan tâm nhiều đến kiểm soát nội bộ. Một số CBCC còn yếu về chuyên
môn nghiệp vụ, quy trình kiểm soát còn lỏng lẻo, hoạt động theo dõi sau kiểm tra
chưa được thiết lập… dẫn đến kiểm soát nội bộ chưa chặt chẽ, tạo cơ hội cho một số
đơn vị sử dụng NSNN lợi dụng sơ hở chiếm đoạt tiền và tài sản của Nhà nước. Chính
vì thế kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước huyện cần phải tìm hiểu, hoàn thiện
và chỉ ra những sai phạm cần được khắc phục để hệ thống được hoạt động hữu hiệu
hơn. Để làm được điều này, tác giả tiến hành nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ở các Kho bạc Nhà nước huyện tại Tỉnh Đồng
Nai, từ đó có thể xác định các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB tại các
đơn vị để giúp các KBNN huyện hoạt động hiệu quả hơn, vì vậy tác giả lựa chọn đề
tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ở các Kho bạc
Nhà nước huyện tại tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đề tài nghiên cứu về các nhân tố cấu trúc kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ở các kho bạc Nhà nước huyện tại Tỉnh Đồng
Nai, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp tác động vào các nhân tố nhằm

nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ở các Kho bạc Nhà nước huyện tại
Tỉnh Đồng Nai.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ở
các Kho bạc Nhà nước huyện tại Tỉnh Đồng Nai
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của kiểm
soát nội bộ ở các Kho bạc Nhà nước huyện tại Tỉnh Đồng Nai.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố cấu trúc kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu kiểm
soát nội bộ ở các Kho bạc Nhà nước huyện tại Tỉnh Đồng Nai không?
- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ
ở các Kho bạc Nhà nước huyện tại Tỉnh Đồng Nai?


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của kiểm soát nội bộ ở các đơn vị công
- Đối tượng khảo sát: Là các cán bộ công chức đang làm việc ở các Kho bạc
huyện tại tỉnh Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu ở các Kho bạc Nhà nước huyện tại
tỉnh Đồng Nai
- Về thời gian: Từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhằm nhận diện các nhân tố cấu trúc
kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ ở các Kho bạc Nhà nước huyện
tại tỉnh Đồng Nai thông qua công cụ phỏng vấn chuyên gia.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhằm đánh giá và đo lường mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ở các Kho bạc Nhà
nước huyện tại tỉnh Đồng Nai. Các công cụ thực hiện:
+ Kiểm định độ tin cậy Conbach’s alpha
+ Khám phá nhân tố EFA
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng nhân tố qua phương trình hồi quy đa biến
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ở
các Kho bạc nhà nước huyện tại tỉnh Đồng Nai.
- Kiểm định mô hình đã nghiên cứu về các nhân tố là cấu trúc kiểm soát nội
bộ đến tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ trong khu vực công.
- Từ mức độ ảnh hưởng của nhân tố đo lường thực tế, đưa ra hàm ý chính sách
phù hợp để hoàn thiện tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ ở các Kho bạc Nhà nước huyện
tại tỉnh Đồng Nai
6. Những đóng góp của đề tài
- Đề tài làm nổi bật từng bộ phận KSNB ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống
KSNB tại các kho bạc NN ở Tỉnh Đồng Nai.


4
- Từ kết quả khảo sát, đề tài mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về
thực trạng kiểm soát nội bộ ở các KBNN huyện tại tỉnh Đồng Nai, đánh giá mức độ
hiệu quả hệ thông kiểm soát nội bộ hiện hành; đặc biệt trong việc kiểm soát nhằm
giảm thiểu rủi ro trọng yếu trong ngành Kho bạc.
- Từ kết quả nghiên cứu, tác giả có các kiế nghị thiết thực nhằm nâng cao tính
hữu hiệu KSNB các KBNN huyện tại tỉnh Đồng Nai với trọng tâm hướng đến kiểm
soát các rủi ro trọng yếu nhằm việc hoàn thành mục tiêu của các đơn vị.
7. Kết cấu dự kiến của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, luận văn gồm 5 chương.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu đi sâu nghiên cứu về
kiểm soát nội bộ, ví dụ điển hình một số tác giả và tác phẩm sau:
(1) Tác giả Joseph O.N & Albert & Byaruhanga P.J (2015) đã tập trung vào
tìm hiểu sự ảnh hưởng của hệ thống KSNB trong việc nhận diện và ngăn chặn gian
lận tại Kakamega, xác định 5 thành phần của hệ thống KSNB là môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát có ảnh
hưởng đến việc nhận diện và ngăn chặn gian lận, từ đó bài nghiên cứu đã đưa ra
những đề nghị nhằm góp phần làm ngăn chặn gian lận. Tuy nhiên bài nghiên cứu mới
chỉ tập trung vào mối quan hệ tích cực mà chưa tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hệ thống KSNB
(2) Tác giả Gamage et al (2014) khi nghiên cứu sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại ngân hàng thương mại ở Srilanka đã đưa ra kết luận là các biến độc lập là
môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông,
giám sát có sự tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ;
(3)Tác giả Wiliam & Kwasi (2013) trong quá trình nghiên cứu về tính hiệu
quả của hệ thống KSNB ở các ngân hàng khu vực phía đông Ghana đã làm sáng tỏ
rằng 3 yếu tố của hệ thống KSNB là kiểm soát quản lý, kiểm soát kế toán nội bộ và
kiểm toán nội bộ đã hộ trợ rất nhiều cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục
tiêu của đơn vị mình.
(4) Tác giả Badara M.S & Saudin S.Z (2013) nghiên cứu sự ảnh hưởng của hệ
thống KSNB đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong các cơ quan hành chính

địa phương. Bài nghiên cứu đã xây dựng một khung lý thuyết với hệ thống KSNB
bao gồm 5 thành phần là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,
thông tin và truyền thông, giám sát có tác động đến kiểm toán nội bộ tại khu vực
công. Điểm hạn chế của bài nghiên cứu là sự tổng hợp các lý thuyết nhưng lại thiết
lập được mô hình lý thuyết về mối quan hệ của hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ
mà các nghiên cứu chưa thực hiện được, làm tiền đề cho các nghiên cứu khác.
(5) Tác giả Sulatna và Haque (2011) khi nghiên cứu về sự đánh giá trong cấu
trúc của hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng ở Bangladesh đã chỉ ra rằng có 5
yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KSNB là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi


6
ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và 2 biến điều tiết là
quyền hạn và mối quan hệ công việc.
Như vậy trong giai đoạn hình thành và phát triển, hệ thống lý luận về KSNB
đã rút ra được khung lý thuyết căn bản và đầy đủ. Tuy nhiên trong giai đoạn kinh tế
ngày càng phát triển, môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi thì lý luận về KSNB
vẫn sẽ tiếp tục được nghiên cứu và phát triển chuyên sâu đa dạng ở nhiều ngành nghề
hơn.
(6) Tác giả Amudo, A. & Inanga, E.L (2009) khi nghiên cứu về sự đánh giá
về hệ thống KSNB tại Uganda đã đưa ra mô hình lý thuyết nhằm đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ tồn tại trong những dự án khu vực công ở Uganda mà được hỗ trợ
tài chính bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Mô hình thực nghiệm được tác giả phát
triển dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT. Trong mô hình này, các biến
độc lập bao gồm các biến độc lập chính (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các
hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát, công nghệ thông tin) và
12 biến độc lập phụ (được dùng để đo lường từng biến độc lập chính). Biến phụ thuộc
là sự hiệu quả của kiểm soát nội bộ và được đo lường trong mối quan hệ với mục tiêu
của tổ chức (sự hiệu quả và hiệu suất của hoạt động; sự tin cậy và chính xác của báo
cáo tài chính; tương thích với luật, chính sách). Biến điều tiết là Ủy quyền và Mối

quan hệ công tác.
Bài nghiên cứu đã thiết lập được mô hình lý thuyết về mối quan hệ của các
nhân tố tác động đến tính hữu hiệu HTKSNB. Tuy nhiên, bài nghiên cứu thực hiện
bằng các hình thức quan sát, phân tích tài liệu, xếp hạng, chưa có sự phân tích định
lượng về các con số thống kê để đưa ra kết luận mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Từ đó, có thể nhận biết được những chỗ yếu kém để hoàn thiện và nâng cao trong
HTKSNB, hỗ trợ việc quản lý ngân sách trong khu vực công tốt hơn.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Khi nghiên cứu các nghiên cứu trong nước, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu
có liên quan, gồm các bài nghiên cứu như sau:
(1) Phạm Huyền Trang (2017), Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN trên địa bàn TPHCM, luận văn thạc sĩ kinh tế
chuyên ngành kế toán trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.


7
Luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến những nội dung về
hệ thống kiểm soát nội bộ. Phân tích làm rõ hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá
thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu đã xác định 5 nhân tố và mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ các Kho
bạc Nhà nước trên địa bàn TPHCM, đó là: đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát,
thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát. Phân tích hồi quy đa biến,
khẳng định: Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các KBNN trên địa bàn
TPHCM chịu sự tác động của 5 nhân; trong đó, nhân tố thông tin và truyền thông có
ảnh hưởng lớn nhất. Từ đó tác giả xây dựng giải pháp cụ thể và các kiến nghị để nâng
cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN trên địa bàn TPHCM.
(2) Trần Thị Ngọc Trang (2017), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, luận văn thạc
sĩ chuyên ngành kế toán trường đại học công nghệ TPHCM.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến nội dung về hệ thống

kiểm soát nội bộ. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các KBNN
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và xây dựng mô hình nghiên cứu. Đo lường và đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra những kiến nghị và hàm ý
nhằm nâng cao hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh.
(3) Th.s Đỗ Thị Thoa (2016), Hệ thống Kiểm soát nội bộ Kho bạc Nhà nước
một số quốc gia trên thế giới với kiểm soát hoạt động thu, chi Ngân sách Nhà nước
và bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Việt Nam, bài báo Đăng trên Tạp chí
kế toán và kiểm toán, số T11/2016.
Bài viết của tác giả đã phân tích các đặc điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ
của kho bạc nhà nước với kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nước ở một số quốc gia
trên thế giới. Bài viết cho thấy việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ
của kho bạc nhà nước đối với kiểm soát thu chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà
nước cần được triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống và có sự phối hợp chặt chẽ của
nhiều bên liên quan đến giao dịch thu, chi ngân sách nhà nước.


8
(4) Nguyễn Thanh Hiếu (2015), Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà
nước trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp hoàn thiện, luận văn thạc
sĩ kinh tế chuyên ngành kế toán trường đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn xác định được ý nghĩa quan trọng trong công tác kiểm tra kiểm soát
thông qua việc phân tích những cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ, những
mặt hạn chế, các nhân tố ảnh hưởng, các thủ tục và trình tự kiểm soát nội bộ tại các
KBNN. Luận văn đã nêu được thực tế những mặt đã đạt được, những mặt còn tồn tại
của công tác kiểm soát nội bộ tại các đơn vị KBNN, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
giảm thiểu các sai sót, gian lận.
(5) Lê Thị Phương Nam (2014), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà

nước Bình Thuận, luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kế toán trường đại học công
nghệ TPHCM.
Luận văn đã trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống các vấn đề liên quan
đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Bằng việc đi từ lý luận chung nhất về hệ thống kiểm
soát nội bộ, kế đến là việc nghiên cứu các đề tài về hệ thống kiểm soát nội bộ của các
tác giả trong nước. Phần chính là việc khảo sát và đánh giá thực trạng tại đơn vị để
đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN
Bình Thuận.
Và một số nghiên cứu khác về hoàn thiện thiện KSNB tại các kho bạc NN huyện,
tỉnh nhưng nghiên cứu theo phương pháp định tính.
1.3. Xác định khe trống nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan, tác giả thấy được các
nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan để hoàn thiện KSNB và
thực hiện khảo sát phân tích các yếu tố cấu thành của KSNB. Các nghiên cứu trong
nước chủ yếu thiên về hoàn thiện theo phương pháp định tính, khảo sát và đánh giá
thực trạng đề xuất các giải pháp hoàn thiện với các bộ phận cấu thành KSNB của các
đơn vị. Các nghiên cứu định lượng được sử dụng gần đây chủ yếu là sử dụng mô hình
để nghiên cứu, đưa ra hàm ý chính sách. Các nghiên cứu nước ngoài thì chủ yếu tập
trung nghiên cứu sự hữu hiệu của KSNB theo hướng phục vụ quản trị, phục vụ kiểm
toán độc lập và kiểm toán nội bộ.
Từ những kết quả rút ra từ các nghiên cứu đã công bố, tác giả nhận thấy mỗi
địa phương có những đặc điểm khác nhau về trình độ quản trị nhân sự, về đặc điểm


9
vùng miền, về hiểu biết của lãnh đạo, ... mà các nhân tố của KSNB có tác động khác
nhau đến tính hữu hiệu KSNB tại các kho bạc NN huyện ở mỗi tỉnh khác nhau.
Nghiên cứu sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ
tại các Kho bạc Nhà nước huyện tại tỉnh Đồng Nai đến nay chưa có nghiên cứu nào
theo phương pháp nghiên cứu định lượng, cho nên tác giả đi sâu vào nghiên cứu các

nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố này tới sự hữu hiệu của KSNB
ở các kho bạc nhà nước huyện tại tỉnh Đồng Nai.
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 đề cập đến các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài,
những đóng góp của họ cũng như những hạn chế, những khía cạnh chưa được nghiên
cứu để từ đó làm cơ sở để thực hiện nghiên cứu.


10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Quá trình phát triển của kiểm soát nội bộ
2.1.1. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về KSNB, dưới đây là một số quan
điểm về KSNB:
Theo quan điểm của tổ chức COSO (1992, trang 186): “KSNB là quá trình do
người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết
lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự tin
cậy của của báo cáo tài chính; đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; đảm bảo
các hoạt động được thực hiện hiệu quả”.
Tác giả Robert R. Moeller (2009, trang 24) khi nghiên cứu KSNB ứng dụng
cho mục đích kiểm toán nội bộ đã phát triển thêm lý luận của tổ chức COSO và bổ
sung thêm một số mục tiêu của KSNB cần đạt được, cụ thể “KSNB là một quá trình
được thiết kế bởi nhà quản lý và áp dụng trong đơn vị nhằm cung cấp sự đảm bảo
hợp lý về: độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin hoạt động; tuân thủ các
chính sách, thủ tục, nội quy, quy chế và luật pháp; bảo vệ tài sản; thực hiện được sứ
mệnh, mục tiêu và kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị; đảm bảo
tính chính trực và giá trị đạo đức”.
Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là các hoạt động, biện pháp, kế hoạch,
quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm
bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý.

Nói cách khác, đây là tập hợp tất cả những việc mà một công ty cần làm để có được
những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Hệ thống này không đo đếm
kết quả dựa trên các con số tăng trưởng, mà chỉ giám sát nhân viên, chính sách, hệ
thống, phòng ban của công ty đang vận hành ra sao và nếu vẫn giữ nguyên cách làm
đó thì có khả năng hoàn thành kế hoạch không. Ngoài ra, thiết lập được một hệ thống
kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc thất thoát tài sản công
ty.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, thay thế cho chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 400 trước đây đã định nghĩa cụm từ KSNB thay vì HTKSNB như
trước đây như sau: “KSNB là quy trình do ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân


11
khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả
năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài
chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có
liên quan” (VSA 315, 2012, trang 1).
Nhìn chung, các khái niệm về KSNB của các tác giả đều thống nhất nhau ở
những các điểm chung là: nó là một quá trình; nó được thiết kế và vận hành bởi các
nhà quản lý và các nhân viên; nó đảm bảo thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
2.1.2. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ của INTOSAI
Hướng dẫn chuẩn mực của KSNB của INTOSAI 1992 đưa ra định nghĩa về
KSNB như sau:
Kiểm soát nội bộ là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp,
quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được
các mục tiêu của tổ chức:
- Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cương cũng như chất
lượng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức.
- Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô và vi
phạm pháp luật.

- Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nước và nội bộ.
- Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động và lập báo cáo đúng
đắn kịp thời.
Tài liệu hướng dẫn của INTOSAI được cập nhật lại vào năm 2001, trình bày
về định nghĩa về KSNB như sau:
KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các
cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp
một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức. Sau đây là những mục tiêu
cần đạt được:
- Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế,
hiệu quả và thích hợp.
- Thực hiện đúng trách nhiệm.
- Tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các nguyên tắc, quy định.
- Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất.


12
Ngân sách Nhà nước được phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có các kiểm soát
nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoát
hay lãng phí. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm quan trọng
trong KSNB đối với khu vực công.
2.1.3. Quá trình phát triển của kiểm soát nội bộ
2.1.3.1. Giai đoạn sơ khai
Vào những năm cuối thế kỷ 19, khi nền kinh tế bắt đầu phát triển mạnh mẽ,
quyền sở hữu của các cổ đông tách rời chức năng điều hành của những nhà quản lý,
các kênh cung cấp vốn cũng phát triển kịp thời để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô
của các doanh nghiệp. Các công ty kiểm toán độc lập ra đời nhằm đảm nhiệm chức
năng xác nhận tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC, là cơ sở để các
kênh cung cấp vốn có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Khi thực hiện kỹ thuật lấy mẫu, các kiểm toán viên tin tưởng vào hệ thống

KSNB do đơn vị được kiểm toán sử dụng trong việc xử lý, tập hợp các thông tin để
lập BCTC. Vì vậy các kiểm toán viên bắt đầu quan tâm đến KSNB. Thuật ngữ “kiểm
soát nội bộ” bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này. Hình thức ban đầu của KSNB là kiểm
soát tiền và từ cuộc cách mạng công nghiệp.
Đến năm 1905, Robert Montgomery là sáng lập viên của công ty kiểm toán
Lybrand, Ross Bros & Montgomery, đã đưa ra ý kiến về một số vấn đề liên quan đến
KSNB trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm toán”.
Đến năm 1929, thuật ngữ “kiểm soát nội bộ” được đề cập chính thức trong
một Công bố của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin).
Năm 1936, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) trong một
công bố cũng đã định nghĩa KSNB. Đặc biệt là sau vụ phá sản của các công ty lớn có
cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán như MC Kesson & Robbins, Drayer
Hanson...mà Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) chỉ trích công ty kiểm toán đã không
chú trọng đúng mức về hệ thống kiểm tra và KSNB, thì việc nghiên cứu và đánh giá
về KSNB ngày càng được chú trọng.
2.1.3.2. Giai đoạn hình thành
Vào năm 1949, AICPA công bố công trình nghiên cứu đầu tiên về KSNB với
nhan đề là: “Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc
quản trị doanh nghiệp và với kiểm toán viên độc lập”. Sau đó, AICPA đã soạn thảo


×