Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.58 MB, 217 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THU HẠNH

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN
Cơ CHÊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH

vực

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tẻ
M ã sô

: 62 38 50 01
T H Ư VIỆ N

ĨRƯỜNG ĐẠI HOC LỮẬT HÀ NÔI
PHỎNG G V

L U Ậ N ÁN T IẾ N SĨ L U Ậ T HỌC







Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lè Hồng Hạnh

H À N Ộ I - 2004


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu ị:của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai
công b ố trong bất kì công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Thu Hạnh


NHỮNG Từ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1. ONMT

: Ô nhiễm môi trường

2. STMT

: Suy thoái môi trường

3. SCMT


: Sự cố môi trường

4. ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

5. OCED

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

6. BVMT

: Bảo vệ môi trường

7. NORAD

: Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy

8. ppp

: The Polluter Pays Principle

9. SACEP

: Chương trình Môi trường hợp tác Nam á

10. UNEP

: Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc


NGHĨA NHŨNG TỪ LA TINH s ử DỤNG TRONG LUẬN ÁN
1. ad hoc

: vụ việc

2. erga omnes

: nghĩa vụ chung đối với tất cả các chủ thể

3. inter partes

: mối quan hệ giữa các bênliên quan

4. inso facto

: từ Ihực tế


MỞ ĐÂU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, chất lượng môi trường
đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cuộc sống của con người/
Bên cạnh những biểu hiện xấu dễ nhận thấy đối với môi trường như ô nhiễm
môi trường, suy giảm tầng ôzôn, cạn kiệt tài nguyên rùng và đa dạng sinh học,
biến đổi khí hậu..., các mối quan hệ xã hội nảy sinh từ việc khai thác, hưởng
dụng, tác động đến các yếu tố môi trường cũng đang ngày càng trở nên phức
tạp, gây mâu thuẫn, xung đột tưởng chừng như không thể điều hoà được.
Phát triển bền vững mà đa số các quốc gia trên thế giới đang hướng tới
không chỉ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế kết hợp với bảo vệ môi
trường mà còn phải duy trì sự công bằng, ổn định trong các mối quan hệ xã

hội nói chung, quan hệ trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên nói riêng. Khái niệm phát triển bền vững ngày nay còn bao hàm cả khía
cạnh là sự phát triển không có xung đột và tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường/hoặc vì một lí do nào đó mà chúng vẫn xảy ra thì phải được kiểm
soát, giải quyết theo một cơ chế pháp lý thích hợp.
Tai Việt Nam, trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, tranh chấp
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây vgọi chung là tranh chấp môi
trường) nổi lên như một hiện tượng bức bách cụa đời sống xã hội, khiến cho
công luận hết sức quan tâm, lo ngại. Điển hình là những vụ xung đột liên quan
đến việc xử lý chất thải của nhà máy sản xuất mì chính Vedans; nhà máy sữa
Hà Nội; việc xây dựng bể chứa axit suníuaric đặc tại khu vực cảng Chùa Vẽ
(Hải phòng); xây dựng khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn (Sóc Sơn,
Hà Nội); xây dựng xa lộ Bắc - Nam (đoạn đi qua vùng đệm của vườn Quốc gia
Cúc Phương)... Gần đây nhất là tranh chấp nảy sinh sau sự cố tràn dầu tại Bà
Rịa - Vũng Tàu... Những phương án cụ thể để giải quyết từng vụ việc nêu trên
đã được tiến hành. Cụ thể Công ty Vedans chi khoảng 15 tỷ đồng cho việc


2

phục hồi chất lượng môi trường nước sông Thị Vải; Ban quản lý Khu Liên
Hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đã có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng
chịu ảnh hưởng chất lượng môi trường xung quanh khu bãi rác; Công ty suppe
photphat Lâm Thao đã ngừng việc xây dựng bể chứa axit... Tuy nhiên, điều dễ
nhận thấy đó mới chỉ là những giải pháp tình thế, thụ động, chưa tháo gỡ dứt
điểm những vướng mắc nảy sinh, do chưa dựa trên những cơ sở khoa học vững
chắc và cơ chế giải quyết xung đột phù hợp, thoả đáng.
Những khó khăn, lúng túng mà chính các bên đương sự cũng như các
cơ quan có thẩm quyền phải đối mặt khi xử lý các tranh chấp môi trường bắt
nguồn từ đặc thù của những mâu thuẫn, tranh chấp. So với các dạng tranh

chấp khác đã và đang nảy sinh khá phổ biến trong đời sống xã hội như tranh
chấp đất đai, tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động..., tranh chấp môi
trường có nhiều nét khác biệt cả về đối tượng tranh chấp, phạm vi chủ thể,
giá trị tranh chấp, và thời điểm nảy sinh tranh chấp... Tuy nhiên, cơ chế giải
quyết các tranh chấp môi trường chưa được định hình một cách phù hợp với
đặc thù của tranh chấp này. Hiện tại, các quy định của pháp luật Việt Nam
về giải quyết tranh chấp môi trường còn ở trong trạng thái sơ khai, chưa hoàn
chỉnh. Luật Bảo vệ môi trường (1993) cũng như Bộ Luật Dân sự mới chỉ có
những quy định chung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, về trách nhiệm
của người có hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, mà chưa có các
qui định cụ thể về qui trình và thủ tục giải quyết tranh chấp, quyền hạn và
trách nhiém của các cơ quan có liên quan, cách thức xác định giá trị các thiệt
hại về mòi trường... Bất cập này đã dẫn đến hệ quả là việc giải quyết tranh
chấp môi trường thường kéo dài, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không được bảo vệ, chất lượng môi trường
chậm đươc phục hồi, trật tự xã hội và trật tự pháp lý bị ảnh hưởng. Do vậy,
việc nghiên cứu một cơ chế thích hợp để giải quyết các tranh chấp môi
trường là đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn.


3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu về cách thức đền bù
và đánh giá thiệt hại môi trường. Các công trình này trở thành căn cứ quan
trọng để đưa ra các quy định về giải quyết các khiếu kiện liên quan đến việc
đòi bồi thường thiệt hại về môi trường. Trong số này trước tiên cần kể đến
công trình “Đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường: Một s ố vấn đề về chính
sách và pháp lí đối với khu vực ASEAN” do Tiến sĩ Bradv Coleman - Trung
tâm Luật Môi trường châu Á - Thái Binh Dương, Đại học tổng hợp Singapore

thực hiện; “Khuôn khổ thể chế hiện hành về đền bù và đánh giá thiệt hại môi
trường tại M alayxia” của Amirul Arpin - Chuyên gia kiểm soát môi trường,
Cục Môi trường Malayxia; “Mô tả khuôn khổ hiện hành về đền bù và đánh giá
thiệt hại môi trường ở các nước thành viên ASEAN: Kinh nghiêm của Thái
Larì’ do Charit Tingabadh - Trung tâm kinh tế, sinh thái - Khoa kinh tế - Đại
học Tổng hợp Chulalongkom, Bangkok, Thai Lan thực hiện. Đặc biệt là ấn
phẩm "Compendium o f summaries o f ịudiciaỉ decisions in environment
related cases"' do Chương trình Môi trường Hợp tác Nam Á (SACEP) và
Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP) xuất bản năm 2001.
Tại nước ta, như trên đã đề cập, tranh chấp môi trường và giải quyết
tranh chấp môi trường là một vấn đề hoàn toàn mới. Trong một số lĩnh vực
khoa học có liên quan như xã hội học môi trường, kinh tế học môi trường,
khoa học quản lí về môi trường... cũng đã xuất hiện một số công trình nghiên
cứu về vấn để này, như: “Xúy dựng phương pháp xác định mức đền bù thiệt hại
bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ra” do Trung tâm
kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, trường Đại học xây dựng Hà
Nội thực hiện năm 1999; “Bước đầu tiếp cận công tác thanh tra giải quyết đền
bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây bởi các hoạt động của Nhà máy Nhiệt
điện Phả lại” do Nguyễn Thị Thanh Minh, sinh viên Khoa Môi trường, trường
Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2000,

1Tạm dịch là "Trích yếu tóm tắt các quyết định của toà án trong các vụ có liên quan đến môi trường".


4

"Chính sách quản lý môi trường đối với việc giải quyết xung đột môi trường",
luận văn cao học chuyên ngành chính sách khoa học và công nghệ của Lê
Thanh Bình... Song nhìn chung các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến các
giải pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế mà chưa đề cập đến một cơ chế hoàn

chỉnh để giải quyết tranh chấp.
Từ góc độ nghiên cứu khoa học pháp lí, chủ đề giải quyết các xung đột
trong lĩnh vực môi trường cũng đã bước đầu nhận được sự quan tâm nghiên
cứu của các luật gia, cũng như những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh
vực quản lý môi trường. Ở các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số
công trình và tài liệu đề cập đến vấn đề này, như: Giáo trình Luật Môi trường
của Trường Đại học Luật Hà Nội (1999); đề tài "Bước đầu nghiên cứu cơ chế
giải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam'' do Cục Môi trường, Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp
với Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2000; đề tài
"Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường" do Viện nghiên cứu
Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2002; các Báo cáo tổng kết
công tác thực tiễn giải quyết đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm
môi trường gây nên của Phòng quản lý môi trường các tỉnh, thanh tra môi
trường các địa phương, Cục bảo vệ môi trường... Ngoài ra, còn có các công
trình khác đề cập ở những mức độ khác nhau về những vướng mắc nảy sinh
trong quá trình giải quyết những dạng cụ thể của tranh chấp môi trường, như
chuyên khảo "Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn"
của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao...
Miìn chung, các bài viết, các công trình nêu trên đã đề cập đến nhiều
khía cạnh và ở các mức độ khác nhau về tranh chấp môi trường và giải quyết
tranh chấp môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay vãn chưa có công trình nào
nghiên ;ứu có hệ thống lý luận về tranh chấp môi trường và cơ chế giải quyết
tranh chấp môi trường, về những vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh
chấp, mững giải pháp xây dựng và hoàn thiện một cơ chế thích hợp để giải
quyết

C1C

tranh chấp môi trường xảy ra tại Việt Nam.



5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là phát hiện những biểu hiện khác nhau của xung
đột lợi ích liên quan đến các nguồn tài nguyên và môi trường; nghiên cứu
những biểu hiện đặc thù của tranh chấp môi trường; những đòi hỏi riêng của
việc giải quyết tranh chấp môi trường; từ đó tìm kiếm cách thức giải quyết hợp
lý những xung đột lợi ích trong lĩnh vực này.
Với mục đích nêu trên, các nhiệm vụ của luận án phải giải quyết là:
- Nghiên cứu làm rõ khái niệm tranh chấp môi trường, phân biệt tranh
chấp môi trường với xung đột xã hội khác, chỉ rõ những dấu hiệu đặc trưng
của tranh chấp môi trường.
- Nghiên cứu, lý giải những yêu cầu riêng đặt ra trong quá trình giải
quyết các tranh chấp môi trường trên cơ sở so sánh với các yêu cầu giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực khác. Từ đó tìm và phân tích các yếu tố cấu thành cơ
chế giải quyết tranh chấp môi trường.
- Phân tích, đánh giá các cách tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp môi
trường tại Việt Nam trong suốt thời gian qua, chỉ ra những điểm yếu của cơ
chế cũng như những bất cập từ thực tiễn áp dụng nó.
- Xác lập cơ sở lý luận và đề xuất những kiến nghị cụ thể về việc xây
dựng và hoàn thiện một cơ chế riêng để giải quyết các tranh chấp môi
trường, nhằm phúc đáp những yêu cầu mà thực tiễn đặt ra đối với việc giải
quyết loại tranh chấp này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do tranh chấp môi trường có biểu hiện rất đa dạng và phức tạp nên
những nội dung nghiên cứu của luận án có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực
pháp lý như dân sự, kinh tế, hành chính, quốc tế... Mỗi lĩnh vực nêu trên đều
có mối liên hộ nhất định đến những dạng cụ thể của tranh chấp môi trường,

cũng như phản ánh các cấp độ khác nhau của tranh chấp môi trường. Tuy
nhiên, luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu, xem xét các vấn đề dưới giác độ


6

pháp luật kinh tế. Điều này có nghĩa là, trên cơ sở tiếp cận toàn diện các vấn
đề liên quan đến tranh chấp môi trường, giải quyết tranh chấp môi trường, tức
xem xét từ các góc độ của các lĩnh vực pháp luật khác nhau, luận án nhấn
mạnh đến cách tiếp cận của pháp luật kinh tế, được thể hiện qua các định chế
pháp lý, các công cụ, phương tiện, các cách thức giải quyết tranh chấp môi
trường mang nội dung kinh tế, phản ánh các yêu cầu, quy luật kinh tế.
Trong khoa học pháp lý hiện đại, luật môi trường là lĩnh vực tương đối
phức tạp xét từ đối tượng điều chính của chúng, nhất là đối với khoa học pháp
lý nước ta vốn nặng về việc phân chia pháp luật theo các ngành độc lập. Chính
vì vậy, đề tài nghiên cứu tìm cách nhấn mạnh các yếu tố chức năng của vấn đề
chứ không nhấn mạnh các yếu tố kết cấu của nó. Tiếp cận từ phương diện này
và lấy các khía cạnh pháp luật kinh tế làm trung tâm như phân tích ở trên, đề
tài này được thực hiện trong phạm vi chuyên ngành Luật kinh tế. Đây cũng là
cách tiếp cận phù hợp với hướng nghiên cứu của các ngành khoa học có liên
quan đến bảo vệ môi trường, như khoa học quản lý môi trường, kinh tế học
môi trường, xã hội học môi trường... Đó là các môn khoa học được hình thành
trên cơ sở kết quả nghiên cứu liên ngành về các yếu tố môi trường (không phụ
thuộc vào đó là yếu tố tự nhiên hay vật chất nhân tạo, có đặc tính lý học, hoá
học hay sinh học), đồng thời từng bước thể hiện "màu sắc" riêng trong nội
dung khoa học của từng lĩnh vực.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là: 1) Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về
giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội; 2) Những quan điểm cơ bản của Đảng
và Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là các quan điểm về Phát triển bền
vững đất nước, đảm bảo quyền của người dân được sống trong môi trường trong
lành, trong xã hội ổn định; 3) Những thành tựu chung của nhân loại thông qua
các học thuyết, quan điểm pháp lý đã được các quốc gia đi trước vận dụng.


7

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp
phân tích và khái quát hoá. Luận án cũng sử dụng phương pháp luật học so sánh
để làm rõ một số khía cạnh của cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường được
thể hiện trong các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới và phân tích khả
năng ứng dụng các yếu tố thích hợp vào việc giải quyết tranh chấp môi trường
của Việt Nam. Ngoài ra, các phương pháp lịch sử, phương pháp mô hình hoá ...
cũng được sử dụng trong quá trình giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là luận án tiến sỹ đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ
thống về cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường cả từ phương diện lí luận
cũng như thực tiễn. Luận án có những đóng góp mới như sau:
Luận án thể hiện một nét mới trong tư duy pháp lý - một tư duy đa
ngành (một cách nhìn đa diện) về khoa học luật môi trường nói chung, cơ chế
giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng.
Luận án góp phần nhìn nhận khái niệm tranh chấp trong lĩnh vực môi
trường, làm rõ bản chất pháp lí của tranh chấp, các đặc điểm cơ bản của tranh
chấp và xác định các tiêu chí để nhận dạng các tranh chấp môi trường trong
đời sống xã hội.
Luận án xây dựng cơ sở phương pháp luận để phân định cơ chế giải
quyết tranh chấp môi trường với cơ chế giải quyết các tranh chấp khác, đồng
thời nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên cơ chế giải quyết tranh chấp môi
trường và phân tích mối tương tác liên hoàn giữa chúng.

Luận án thể hiện nội dung nghiên cứu về mặt lịch sử và thực tiễn triển
khai cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường trong suốt thời gian qua tại Việt
Nam, qua đó nêu bật lên những điểm hạn chế, bất cập của thực tiễn pháp lý về
vấn đề nàv, đồng thời khẳng định nhu cầu tất yếu của việc xây dựng và hoàn
thiện cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam.


8

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các
phương hướng tổng quát và các giải pháp cụ thể và khả thi nhằm hoàn thiện cơ
chế giải quyết tranh chấp môi trường, nâng cao hiệu quả áp dụng cơ chế giải
quyết loại tranh chấp này tại Việt Nam.
Luận án góp phần làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình
thành và không ngừng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp; củng cố các
quyền và lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của người dân;
góp phần nâng cao sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ thừa hành pháp luật cũng
như của dân chúng về pháp luật môi trường. Luận án có thể được dùng làm tài
liệu tham khảo trong công tác xây dựng pháp luật, trong công tác giảng dạy
hay trong hoạt động thực tiễn giải quyết tranh chấp môi trường.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án bao gồm 3 chương, 8 mục.


9

Chương 1
NHŨNG VÂN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ TRANH CHÂP MÔI TRƯỜNG,
C ơ CHÊ GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP MÔI TRƯỜNG

1.1. TR AN H CHẤP M ÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NÓ
TRO NG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1.1. Khái niệm tranh chấp môi trường
“Tranh chấp” là hiện tượng xã hội. Sự khác nhau giữa các thành viên
trong xã hội về cách nghĩ, cách thể hiện, về nhu cầu cũng như khả năng đáp
ứng nhu cầu... là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Tranh chấp có thể nảy sinh
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau.
Ở cấp độ bộc lộ quan điểm, tranh chấp đơn thuần là sự bàn cãi, tranh luận hay
bất đồng ý kiến [67, tr. 989]. Ở cấp độ đòi hỏi quyền lợi, tranh chấp là việc
giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào [36, tr. 135].
Còn khi đấu tranh để giành phần thắng, tranh chấp là sự chống lại, kháng cự
lại đối phương [64, tr. 1685]. Xét từ góc độ cá nhân, tranh chấp là sự thể hiện
mong muốn chủ quan của mỗi người, song nhìn từ phương diện xã hội, tranh
chấp lại là hiện tượng mang tính khách quan và là một bộ phận hiển nhiên của
quá trình phát triển xã hội, "nó không phải là kết quả của sự sai lầm của con
người cũng không phải là sai lầm của hệ thống" [89, tr. 36].
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội trở nên sống
động và phức tạp hơn, lợi ích cũng đa dạng hơn. Vì vậy tranh chấp càng trở
nên phổ biến và gay gắt hơn. Hiện thực này phản ánh một điều có tính tất yếu
là “nếu như chẳng bao giờ có thể giải quyết dứt khoát vấn đề khan hiếm hay
bất bình đẳng xã hội thì cũng chẳng có thể đưa xung đột xã hội về một trạng
thái đứng yên hoàn toàn” [26, tr. 172 - 175].
Bảo vệ môi trường là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nét qui luật
nêu trên. Sự gia tăng nhu cầu hưởng thụ chất lượng môi trường sống, nhu cầu
khai thác các nguồn tài nguyên chống lại những giá trị hữu hạn của chúng là


10


nguyên nhân nội tại gây nên những mâu thuẫn trong lĩnh vực này. Tranh
chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi là tranh chấp môi
trường) đang nảy sinh ngày càng nhiều.
Ngay từ khi mới xuất hiện, tranh chấp môi trường đã được nhiều lĩnh vực
khoa học quan tâm nghiên cứu, với những tiếp cận ban đầu là xung đột môi
trường. Khái niệm xung đột được định nghĩa như là “một hoàn cảnh xã hội trong
đó ít nhất có hai bên đấu tranh với nhau trong cùng thời điểm để đạt được một
loại nguồn lực hiếm hoi nào đó” [83, tr. 120]. Định nghĩa này cũng có thể mang
lại những ứng dụng nhất định cho việc nhận dạng xung đột môi trường. Môi
trường với các yếu tố cấu thành của nó, theo nhận thức của nhiều người trước
đây, là tài nguyên. Thực tế, nước, không khí, rừng đều có giới hạn và có khi trở
thành hiếm hoi ở nơi này hoặc nơi khác. Trong bối cảnh đó, sự đấu tranh lẫn
nhau để giành lấy các yếu tố của môi trường, lợi ích của nó dẫn đến xung đột.
Từ giác độ xã hội học, xung đột môi trường được hiểu là “xung đột về
quyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng
nguồn tài nguyên môi trường. Nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác,
dẫn đến sự đấu tranh giữa các nhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên" [73].
Từ giác độ môi trường học, xung đột môi trường được nhìn nhận theo
hai khía cạnh. Một là, xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội với nhu
cầu bảo vệ môi trường sống trong lành của loài người; hai là, xung đột giữa
các nhóm cư dân khác nhau trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài
nguyên và môi trường. Trong đó khía cạnh thứ nhất của xung đột môi trường
được các nhà môi trường học minh hoạ bằng sơ đồ sau [8, tr. 3-5]:

Khởi kiện, khiếu nại


Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song các nhà xã hội học
và môi trường học đều thống nhất một số điểm chung về xung đột môi
trường như sau: Trước hết, xung đột môi trường là một hình thái của xung

đột xã hội, thể hiện dưới các dạng: xung đột về nhận thức, xung đột về mục
tiêu, xung đột về quyền lực, xung đột về nhu cầu, xung đột giữa các thế hệ,
giữa các nhóm xã hội hay các cộng đồng người... trong việc khai thác, sử
dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường; thứ hai, hệ quả tích cực
hay tiêu cực mà xung đột môi trường gây ra cho xã hội hoàn toàn phụ thuộc
vào quá trình quản lý, kiểm soát hay giải quyết xung đột; thứ ba, xung đột
môi trường trở thành tranh chấp môi trường khi đòi hỏi của các bên mang
tính pháp lý. Như vậy, xét từ khía cạnh lý luận thì xung đột môi trường là
phạm trù có nội hàm rộng hơn tranh chấp môi trường.
Trong khoa học pháp lý, tranh chấp môi trường (environmental dispute)
là thuật ngữ có nguồn gốc từ thông lệ quốc tế, được hình thành qua thực tiễn xét
xử các vụ khiếu kiện quốc tế về môi trường vào đầu thế kỷ XX. Ở phạm vi mỗi
quốc gia, tính đến cuối thập kỷ 70, thuật ngữ tranh chấp môi trường đã được sử
dụng khá phổ biến tại nhiều nước như Australia, Ấn độ, Hoa Kỳ, Singapore,
Canada, Bangladesh, Sri Lanka, Thái Lan, Malayxia, ~SingapeFe77. Ở các nước
này thường xuyên xuất hiện các vụ kiện liên quan đến việc khai thác quá mức
các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác,
cũng như các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, thiệt hại về tính
mạng, sức khoẻ và tài sản do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên. Thời kỳ
đầu, những vụ án nêu trên được gọi chung là án dân sự và giải quyết theo thủ
tục tố tụng dân sự. Sau này người ta nhận thấy khó có thể xử lý các tranh chấp
này đơn thuần theo phương pháp dân sự vì hầu hết các vụ kiện có nội dung liên
quan đến hành vi vi phạm pháp luật môi trường, xâm phạm quyền được sống,
quyền được hưởng dụng chung các thành phần môi trường của con người. Đồng
thời người ta còn nhận thức được rằng các mối quan hệ xung đột nêu trên
không chỉ thuần tuý xoay quanh các vấn đề tài sản hay tính mạng, sức khoẻ 'của


12


từng con người cụ thể mà sâu xa hơn đó chính là xung đột giữa bảo tồn và phát
triển, xung đột giữa lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường. Tên gọi tranh chấp
dân sự dường như không phản ánh đúng bản chất của những mối bất hoà trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường, cũng như thủ tục tố tụng dân sự không đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu mà việc giải quyết loại tranh chấp này đặt ra. Ý tưởng về một
tên gọi mới cùng với các nguyên tắc và cách thức giải quyết các tranh chấp
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng được hình thành từ đây.
“Những vấn đề môi trường đã thúc ép các thẩm phán làm việc hết
sức mình, không chỉ bởi vì tính mới lạ, mà còn bởi tính cấp bách và ảnh
hưởng sâu rộng của chúng. Khi đã thất bại trong tất cả các phương thức
khác, các nạn nhân phải nhờ đến toà án để đòi bồi thường, nhưng các
nguyên tắc pháp lý mà chúng ta k ế thừa từ quá khứ thường không mấy
thích hợp, bởi các vấn đề gặp phải đều hoàn toàn mới” [16, tr. 9 - 10].
Như vậy, có thể hình dung thuật ngữ tranh chấp môi trường xuất hiện phổ
biến tại các quốc gia có quan hệ pháp luật môi trường hình thành và phát triển
sớm. Sự tách biệt tên gọi tranh chấp môi trường nói riêng, quan hệ pháp luật môi
trường nói chung ra khỏi các quan hệ dân luật cũng là điều dễ lí giải và hợp quy
luật vận động của xã hội. Lịch sử đã từng trải qua những giai đoạn mà dân luật
điều chỉnh gần như hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến con người như: quan hệ
tài sản, quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại... v ề
sau, do sự phát triển của xã hội mà các quan hệ nói trên đã dần tách ra và tồn tại
một cách độc lập, song song với quan hệ có tính "gốc rễ" này.
Ngày nay, các quy định pháp luật về tranh chấp môi trường, giải
quyết tranh chấp môi trường đã được nhiều nước ban hành, song từ phương
diện lý luận thì vẫn có sự khác nhau nhất định giữa các hệ thống pháp luật
trong cách tiếp cận hiện tượng xã hội này.
Một số nước theo hộ thống luật dân sự (civil law system) như Pháp,
Đức, Nhật... tiếp cận tranh chấp môi trường theo hướng định tính hoá [78];
[80]. Theo cách này người ta không chỉ rõ các dạng cụ thể của tranh chấp mà



13

dựa vào tiêu chí chủ thể tham gia tranh chấp, yếu tố tài sản (hàng hoá - tiền tệ)
trong các quan hệ xung đột để xác định tính chất dân sự hay “phi dân sự” của
tranh chấp môi trường, lấy đó làm căn cứ cho việc áp dụng các thủ tục tố tụng
tương ứng để giải quyết tranh chấp. Chẳng hạn, thủ tục tố tụng dân sự sẽ được
áp dụng để giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân
với tổ chức hay giữa các tổ chức với nhau nảy sinh từ việc đòi khôi phục các
quyền và lợi ích về tài sản bị xâm hại do làm ô nhiễm môi trường gây nên, còn
thủ tục tố tụng hành chính sẽ được áp dụng đối với các tranh chấp nảy sinh từ
hoạt động quản lý hành chính về môi trường hoặc các tranh chấp đòi phục hồi
trật tự công cộng trong lĩnh vực môi trường...
Theo chúng tôi, cách tiếp cận này thường chỉ phù hợp với những quan
hệ xung đột có tính chất thuần tuý dân sự hoặc hành chính, cũng như chỉ phù
hợp với những xung đột hoặc là lợi ích tư hoặc là lợi ích công. Còn đối với các
quan hệ xung đột có biểu hiện phức tạp về tính chất, đa dạng về chủ thể, khác
biệt về cơ sở phát sinh như trong lĩnh vực môi trường (sẽ được phân tích sau
đây) thì cách tiếp cận này sẽ vấp phải những trở ngại đáng kể. Thực tế không
phải trong trường hợp nào cũng xác định được một cách chính xác tính chất
dân sự hay phi dân sự trong một vụ tranh chấp môi trường và vì thế các cơ chế
giải quyết tranh chấp thích hợp sẽ khó được xác định.
Các nước theo hệ thống luật án lệ (common law system) lại tiếp cận
tranh chấp môi trường theo phân loại và lượng hoá, tức là chỉ rõ các dạng cụ
thể của loại tranh chấp này thông qua việc xác định những hình thức hợp pháp
của các vụ kiện về môi trường [70]; [80]. Những hình thức đó là:
1.

Yêu cầu cưỡng chế dân sự các nghĩa vụ luật định. Yêu cầu này


được hiểu là quyền bất kì một người dân nào thông qua toà án cưỡng chế
dân sự (thông qua các tuyên bố hoặc lệnh cấm của toà) đối với một người
có hành vi vi phạm các quy định của luật môi trường, gây ảnh hưởng chất
lượng môi trường sống của họ. Mức độ nghiêm khắc nhất của cưỡng chế


14

dân sự là buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải đóng cửa nhà máy để chặn đứng
các tác hại có thể xảy ra đối với môi trường.
2. Yêu cầu xem xét lại theo thủ tục tư pháp tính hợp pháp của các
quyết định hành chính về môi trường. Một quyết định hành chính về môi
trường đã được ban hành có thể bị tuyên là vô hiệu qua việc xem xét lại
quyết định đó theo thủ tục tư pháp. Các quyết định bị xem xét theo thủ tục
này thường có liên quan đến hoạt động thẩm định và đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án phát triển. Sai phạm phổ biến trong trường hợp này
là thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không đúng thẩm
quyền, sai quy trình hoặc bỏ sót nhiều chi tiết quan trọng trong quá trình
đánh giá, thiếu căn cứ khi quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động
môi trường hay cấp phép hoạt động cho các dự án.
3. Kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây
nên. Bất kỳ người nào là nạn nhân của hành vi làm tổn hại đến môi trường có
quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của mình.
4. Yêu cầu kiểm tra tính hợp lí trong nội dung của các quyết định về
môi trường. Hình thức này được hiểu là bất cứ người dân nào (thường là đối
tượng tiếp nhận các quyết định về môi trường) được quyền yêu cầu xem xét lại
tính phù hợp với thực tế (tính hợp lý) của một quyết định về môi trường hợp
pháp khi họ có cơ sở cho rằng những điểm bất hợp lý trong quyết định đã làm
ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của họ. Những quyết định về môi trường bị
yêu cầu xem xét lại tính hợp lý thường có liên quan đến các qui hoạch, kế

hoạch phát triển, các loại giấy phép về môi trường như giấy phép xả thải, giấy
phép về săn bắt và vận chuyển các loài vật hoang dã, quí hiếm.
5. Yêu cầu cưỡng chế hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật
gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và quyền lợi hợp pháp của công dân.
Cách tiếp cận tranh chấp môi trường theo hướng này khá hiện đại và
có giá trị khoa học và thực tiễn hơn. Thay vì căn cứ vào yếu tố chủ thể, yếu
tố tài sản để xác định tính chất của tranh chấp môi trường, các nước theo hộ


15

thống luật Anh - Mỹ đã căn cứ vào yếu tố khách thể xung đột để xác định
các dạng cụ thể của tranh chấp. Nếu khách thể xung đột là các quyền và lợi
ích liên quan đến việc khai thác, hưởng dụng, tác động đến các yếu tố môi
trường thì cho dù tranh chấp đó nảy sinh giữa bất kỳ ai, có bất cứ tính chất
nào cũng được xác định là tranh chấp môi trường và cơ chế giải quyết tranh
chấp môi trường sẽ được triệt để áp dụng.
Ưu điểm lớn nhất của cách tiếp cận này là cho phép người ta dễ dàng
nhận diện các tranh chấp môi trường trong đời sống xã hội và phân biệt chúng
với các dạng tranh chấp khác, từ đó có cơ sở để áp dụng cơ chế xử lý thích hợp
đối với từng loại. Cũng theo cách này, những trở ngại trong quá trình giải
quyết tranh chấp do không thể xác định được một cách chính xác tính chất
dân sự hay phi dân sự trong một vụ khiếu kiện về môi trường sẽ được loại trừ.
Thêm nữa, tiếp cận tranh chấp theo tiêu chí khách thể xung đột còn là tiền đề
tốt để chuyên môn hoá việc giải quyết tranh chấp. Ngoài trình độ pháp lý
chung, trình độ chuyên môn và kinh nghiêm thực tiễn của các thẩm phán
chuyên trách theo từng lĩnh vực là yếu tố quan trọng chi phối đáng kể kết quả
xử lý các xung đột trong xã hội, đảm bảo tính khoa học, tính chuyên nghiệp
trong hoạt động giải quyết tranh chấp.
Những ưu điểm nêu trên đã phần nào lí giải cho sự hình thành và

phát triển mạnh của hệ thống các Toà môi trường (Environmental Courts)
và tính chuyên môn hoá cao độ của các thẩm phán môi trường tại nhiều
nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ.
Tại Việt Nam, từ giữa thập kỷ 80 trở lại đây, xung đột trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường đã nảy sinh và có chiều hướng gia tăng trên phạm vi cả
nước. Nhiều đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường gây nên, cũng như yêu cầu xem xét lại các dự án phát triển kinh tế,
xã hội có nguy cơ tác động xấu đến môi trường được gửi tới các cấp có thẩm
quyền. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường cũng đã được đề cập
trong một số văn bản pháp luật, như Luật bảo vệ môi trường (1993); Nghị


16

định 175/CP ngày 18/10/1994 qui định hướng dãn thi hành Luật bảo vệ môi
trường (1993), Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Thông tư 2262/TT-MTg ngày
29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng
dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu... Song hiện tại vẫn chưa có định nghĩa
chính thức về tranh chấp môi trường, chưa có qui định xác định tranh chấp
nào được coi là tranh chấp môi trường. Từ góc độ nghiên cứu, vấn đề này
cũng mới chỉ được một số ít luật gia quan tâm đề cập.
Theo nhóm tác giả thuộc Bộ môn Luật Môi trường trường Đại học Luật
Hà Nội thì tranh chấp môi trường là "những mâu thuẫn, những bất đồng ý kiến
của các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm" [59, tr. 195].
Theo nhóm chuyên gia nghiên cứu Vụ Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thì
tranh chấp về môi trường là "thể hiện cụ thể của việc tranh chấp dân sự ngoài
hợp đồng trong lĩnh vực sử dụng các thành phần môi trường” [7, tr. 6, 7J.
Theo ông Lê Văn Kiều - Chánh thanh tra Bộ Khoa học, Công nghệ và

Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) thì tranh chấp về môi trường
thường là tranh chấp về quyền sử dụng thành phần môi trường; tranh chấp về
trách nhiệm của cá nhân, tổ chức gây ra suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường;
tranh chấp về trách nhiệm phải xử lý khi môi trường bị ô nhiễm do nhiều tổ
chức cùng gây ra; tranh chấp trong việc thực hiện nghĩa vụ phải bồi thường
thiệt hại về vật chất, sức khoẻ do nhiều tổ chức cùng gây ra [14].
Theo chúng tôi, cả ba cách định nghĩa nêu trên đều đã xác định được
đối tượng của tranh chấp môi trường là các quyền và lợi ích có liên quan đến
lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhưng chúng đều chưa phản ánh hết được các
thuộc tính cơ bản của các tranh chấp trong lĩnh vực này. Cách định nghĩa thứ
nhất chỉ mới bước đầu khái quát những mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia
vào quan hệ pháp luật môi trường, song do quan hệ pháp luật môi trường rất
đa dạng nên định nghĩa này sẽ khó giúp xác định được tranh chấp nào là tranh


17

chấp mồi trường. Thêm nữa, nếu cho rằng tranh chấp môi trường chỉ nảy sinh
khi các quyền và lợi ích về môi trường bị xâm hại thì quan điểm này đã bỏ qua
một dạng tranh chấp, hay nói khác đi bỏ qua một nhóm quan hệ xã hội hết sức
quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đó là các quan hệ phát sinh từ
lĩnh vực phòng ngừa sự xâm hại đến môi trường. Cách thứ hai mới chỉ nhận
dạng được một loại cụ thể của tranh chấp môi trường, đó là tranh chấp dân sự
ngoài hợp đồng trong lĩnh vực sử dụng các thành phần môi trường mà chưa
bao quát hết được các dạng tranh chấp khác. Trên thực tế tranh chấp môi
trường còn thể hiện dưới các dạng tranh chấp kinh tế, tranh chấp hành chính,
tranh chấp quốc tế hoặc có biểu hiện đen xen giữa các dạng tranh chấp nêu
trên. Cách thứ ba đã đề cập đến khá nhiều dạng tranh chấp môi trường, kể cả
những tranh chấp liên quan đến trách nhiệm giải quyết hậu quả, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về môi trường, về vật chất, sức khoẻ do nhiều đối tượng

cùng gây ra..., nhưng lại bỏ sót một dạng tranh chấp phổ biến và phức tạp nhất
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đó là tranh chấp giữa những người là nạn
nhân của hành vi làm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi
trường với những người có hành vi gây hại cho môi trường...
Với tất cả những lí do nêu trên, chúng tôi cho rằng khái niệm tranh chấp
môi trường cần bao quát được một số nội dung sau: Một là, tranh chấp có thể
xảy ra giữa những ai? Hai là, tranh chấp nảy sinh khi nào? Ba là, tranh chấp
về cái gì?. Nội dung thứ ba được xem là khó xác định nhất và cũng là dấu hiệu
quan trọng nhất để phân biệt tranh chấp môi trường với các tranh chấp khác.
Trả lời câu hỏi tranh chấp về cái gì cũng có nghĩa là phải xác định
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có những quyền, lợi ích nào được pháp luật
ghi nhận và bảo vệ trước sự xâm hại từ người khác. Việc xác định này phải
được đặt trong sự phân tích, đánh giá một cách có hệ thống mối quan hệ
giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và môi trường,
trong đó môi trường được xem là tổng hợp các điều kiện sống của con
người. Để tồn tại và phát triển thì mỏt lẽ tự nhiên con người luôn quan tâm
THƯ VI ÊN
TRƯỜNG ĐẠI HOC WẬJ HA NOI

PHONG GV

—ầùU t----


18

đến những yếu tố đảm bảo cho sự sống của minh. Con người được quyền
sống trong điều kiện chất lượng môi trường như thế nào? được quyền sử
dụng môi trường vào những mục đích gì, đến mức độ nào? có quyền gì khi
chất lượng môi trường sống cũng như tính mạng, sức khoẻ, tài sản của mình

bị xâm hại?... Đó là những câu hỏi thường xuyên được đặt ra trong quá trình
con người tham gia vào quan hệ pháp luật bảo vệ môi trường.
Đáp ứng mối quan tâm kể trên, ngày nay, pháp luật quốc tế cũng như pháp
luật của mỗi quốc gia đều ghi nhận và bảo hộ rộng rãi một số quyền của con
người trong lĩnh vực môi trường: Một là, con người được quyền sống trong môi
trường trong lành; hai là, con người được quyền khai thác và sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường; ba là, con người có quyền được bảo
vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên.
Tại Việt Nam, các quyền nêu trên đều được ghi nhận một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp trong các văn bản pháp luật có giá trị cao như Hiến pháp
(1992), Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989), Bộ Luật hàng hải (1990), Luật
bảo vệ và phái triển lừng (1991), Luật đất đai (1993), Luật Bảo vệ môi trường
(1993), Luật dầu khí (1993), Bộ luật dân sự (1995), Luật khoáng sản (1995),
Luật tài nguyên nước (1998), Bộ luật hình sự (1999)...
Kết hợp các quan điểm khoa học về xung đột môi trường từ nhiều lĩnh vực
khác nhau với những kinh nghiệm thực tiễn pháp lý của các quốc gia đi trước và
kết quả của việc xác định rõ quyền và lợi ích của con người đối với môi trường
nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm chung về tranh chấp môi trường như sau:
Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá
nhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng
ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác,
sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; vê quyền được sống
trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ,
tài sản du ô nhiễm môi trường gây nên.


19

Yới định nghĩa nêu trên, tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có
thể đượ: nhận biết dưới các dạng chủ yếu sau:

- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản xuất trong
việc kh ù thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố môi trường.
- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các tổ
chức, ca nhân khác về việc đòi bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
gây nêĩi. Dạng này bao gồm cả những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây
ra từ các sự cố môi trường (ngoại trừ những sự cố do thiên tai).
- Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gây
ảnh hương (hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng) đến các yếu tố môi trường thuộc
quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ thể khác.
Ngoài ra, cũng cần từng bước tiếp cận đến tranh chấp môi trường theo
hướng xác định các mối quan hệ xung đột giữa tổ chức, cá nhân với các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về yêu cầu xem xét lại tính hợp pháp và/hoặc
tính hợp lý trong các quyết định về môi trường (đặc biệt là các quyết định có
liên quan đến quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên);
các xung đột liên quan đến việc xét duyệt các dự án phát triển, thẩm định, phê
chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường...
1.1.2.

Những biểu hiện đặc thù của tranh chấp môi trường trong

đòi sống kinh tế - xã hội
Tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật có nội dung khác nhau
thì khác nhau. Sự khác nhau giữa chúng trước hết bị chi phối bởi đặc trưng của .
các quan hệ pháp luật nội dung và thường bộc lộ ở những khía cạnh như: cơ sở
làm phát sinh tranh chấp, chủ thể tham gia tranh chấp, lợi ích mà các bên
tranh chấp hướng tới, giá trị tranh chấp, thời điểm nảy sinh tranh chấp... So với
các tranh chấp khác, tranh chấp môi trường có một số nét đặc thù sau:
Một là, tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích tư và
lợi ích công thường gắn chặt với nhau. Có thể xem đây là nét đặc trưng cơ



20

bản nhất của tranh chấp môi trường. Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ lợi ích
mà các bên tham gia quan hệ pháp luật môi trường hướng tới mang tính đa
chiều. Khác với các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, lao động, đất đai,
hôn nhân gia đình - lợi ích mà các bên đương sự hướng tới thường có tính
chất đơn nhất (một loại lợi ích - lợi ích tư). Trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, các bên tham gia quan hệ, dù tham gia vì lợi ích tư thì vẫn hướng tới
lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Lợi ích của cộng đồng, của xã hội
mà mỗi người quan tâm là chất lượng môi trường sống chung của con người,
gồm: chất lượng không khí, chất lượng nước, đất, âm thanh, hệ sinh vật...
Khi lợi ích này bị xâm hại thì yêu cầu trước tiên mà người thụ hưởng đưa ra
là chất lượng môi trường sống của họ phải được phục hồi, cải thiện. Bên
cạnh đó, từng cá nhân trong cộng đồng, ngoài mối quan tâm kể trên còn là
những lợi ích gắn liền với tình trạng sức khoẻ, tài sản của họ bị ảnh hưởng
bởi chất lượng môi trường sống giảm sút. Họ yêu cầu được đền bù những
tổn thất mà họ phải gánh chịu.
Như vậy, có thể thấy ngay điểm khác biệt giữa tranh chấp môi trường
với các tranh chấp trong lĩnh vực khác là trong mỗi vụ tranh chấp môi trường
thường có sự gắn kết hai loại lợi ích chung - riêng (công - tư).
Trên bình diện quốc tế, lợi ích chung - riêng trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường được hiểu là lợi ích của từng quốc gia và lợi ích chung của toàn nhân loại.
Các lợi ích đó không chỉ gắn liền với yếu tố môi trường mà còn gắn liền với các
yếu tố kinh tế, chính trị - quân sự...
Hai là, tranh chấp môi trường thường xảy ra với qui mô lớn, liên quan
đến nhiều tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc
gia. Do môi trường là một thể thống nhất không thể tách rời, không bị giới hạn
bởi không gian, thời gian, nên các tác động xấu đến thành phần môi trường
này sẽ ảnh hưởng xấu đến thành phần môi trường khác (theo hiệu ứng đô mi



21

nô). Các tác động đến môi trường thường diễn ra trên qui mô lớn, phạm vi ảnh
hưởng rộng, liên quan trực tiếp đến điều kiện sống của nhiều người.
Tương ứng với phạm vi và mức độ của những tác động xấu tới môi
trường là phạm vi và cấp độ của tranh chấp môi trường. Tranh chấp có thể nảy
sinh trong phạm vi khu dân cư, tại một địa phương, hoặc nhiều địa phương,
trong phạm vi khu vực và quốc tế. Điều này có nghĩa là tranh chấp môi trường
có thể nảy sinh giữa bất cứ chủ thể nào, không phụ thuộc vào cá nhân hay tổ
chức, công quyền hay dân quyền, người trong nước hay người nước ngoài,
quốc gia phát triển hay đang phát triển, và giữa họ có hay không có quan hệ
ngoại giao, quan hệ hợp đồng hay công vụ... Sự đa dạng về chủ thể tham gia
tranh chấp cộng với trách nhiệm pháp lý chủ yếu phát sinh ngoài hợp đồng
khiến cho tranh chấp môi trường trở nên khó kiểm soát, khó dung hoà và dễ
chuyển hoá thành các xung đột có qui mô lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
trật tự xã hội và an toàn pháp lý, thậm chí cả những mối quan hệ bang giao
giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia láng giềng.
Sự đa dạng về chủ thể dẫn đến việc khó xác định số lượng cụ thể các
đương sự trong mỗi vụ tranh chấp môi trường. Đối với các tranh chấp trong
lĩnh vực khác, số lượng các bên tham gia tranh chấp luôn được xác định và
thường không quá hai hoặc ba bên. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, do
tranh chấp liên quan đến nhiều loại lợi ích, nhiều chủ thể khác nhau, như: lợi
ích của những người làm công tác bảo tồn, các nhà sản xuất kinh doanh, các
cấp chính quyền, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các cộng đồng dân cư...
khiến cho tranh chấp môi trường khó được định lượng về hậu quả.
Ba là, “vị thế” của các bên trong tranh chấp môi trường thường không
cân bằng. Phần lớn tranh chấp môi trường có một bên là chủ các dự án phát
triển hoặc các cơ quan quản lí, trong khi phía bên kia chỉ là những thường dân

với những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con
người. Điều dễ nhận thấy là bên thứ nhất thường ít có động cơ hơn trong việc


×