Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng, thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.16 MB, 127 trang )


BỘ T ư PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH CHI

PHÁP LUẬT VỂ BẢO LÃNH
9.

THỰC HIỆN HỢP ĐỔNG TÍN DỤNG
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 603850

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC








Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Giang Thu

THƯ VIỀN
TRƯỜNG ĐAI HOC LỦẬĨ HÀ NÔI


P H Ò N G G V ..

HÀ NỘI 2004


MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ PHÁP LUẬT

5

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỔNG TÍN DỤNG
1.1 KHÁI NIỆM BẢO LÃNH VÀ s ự CẦN THIẾT CỦA BẢO LÃNH

5

THỰC HIỆN HỢP ĐỔNG TÍN DỤNG
1.1.1 Khái niệm bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng
1.1.2 Sự phát triển của pháp luật bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín

5
14

dụng

1.1.3 Sự cần thiết của bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

17

1.2

19

NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỂ BẢO LÃNH THựC HIỆN HỢP ĐỔNG

TÍN DỰNG.
1.2.1 Các nguyên tác của bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

20

* 1.2.2 Chủ thể của quan hệ bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

22

1.2.3 Tài sản dùng để bảo lãnh
w1.2.4 Hình thức pháp lý của quan hệ bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh

22
25

1.2.5 Mối quan hệ giữa nghĩa vụ bảo lãnh và nghĩa vụ gốc

28

1.2.6 Những thoả thuận hoặc biện phảp bổ trợ đảm bảo thực hiện hoạt


29

động bảo lãnh

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỂ BẢO LÃNH

37

THỰC HIỆN HỢP ĐỔNG TÍN DỤNG
2.1 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO LÃNH THựC HIÊN HỢP ĐỔNG TÍN

37

DỤNG.
2.2 CHỦ THỂ CỦA QƯAiN HỆ BẢO LÃNH CHO HỢP ĐỔNG TÍN DỤNG

41


2.3 TÀI SẢN BẢO LÃNH

47

2-3.1 Các loại tài sản bảo lãnh và yêu cầu pháp lý của nó

47

2.3.2 Định giá tài sản bảo lãnh


54

2-4 HÌNH THỨC PHÁP LÝ CỦA QUAN HỆ BẢO LÃNH, PHẠM VI BẢO

57

LÃNH
2.4.1 Hình thức pháp lý của quan hệ bảo Iănh

57

2.4.2 Phạm vi bảo lãnh

65

2.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA NGHĨA v ụ BẢO LÃNH VÀ NGHĨA v ụ G ố c

66

2.6 NHỮNG THOẢ THUẬN HOẶC BIỆN PHÁP B ổ TRỢ ĐẢM BẢO

68

THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
2-6.1 Đăng ký giao dịch bảo đảm.

68

2-6.2 Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ


76

2.6.3 Đăng ký sở hữu các tài sản có thể tham gia bảo lãnh và cơ hội

85

chuyển nhượng

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

90

VỂ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỔNG TÍN DỤNG
3.1 CÁC YÊU CẦU CỦA PHÁP LUẬT VỂ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP

90

ĐỒNG TÍN DỰNG
3.1.1 Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật ngân

90

hàng và toàn bộ hệ thống pháp ỉuật nói chung.
3.1.2 Đảm bảo khả năng an toàn vốn cho các tổ chức tín dụng

91

3.1.3 Bảo đảm cơ hội vay vốn thuận lợi cho khách hàng, khả năng lưu

92


chuyên vốn cho các tổ chức tín dụng.
3.1.4 Đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong

93

lĩnh vực ngân hàng
3.2

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỂ BẢO LÃNH

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

94


3.2.1 Xây dựng pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng bảo

94

đảm tính đồng bộ, thống nhất.
3.2.2 Pháp luật về bảo lãnh thực hiện đồng tín dụng cần thể hiện được

103

nguyên tắc bình đẳng, tự do trong kinh doanh; bảo đảm cho khách >
hàng và các TCTD có quyền chủ động vay, cho vay và tự chịu trách
l

nhiệm.

3.2.3 Pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng đáp ứng nhụ

105

cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
3.3 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh

107

X thực hiện hợp đồng tín dụng ,
3.3.1 Bổ sung biện pháp bảo đảm bằng uy tín của các cá nhân, tổ chức.

107

3.3.2 Đa dạng hoá các tài sản bảo đảm-

108

3.3.3 Bổ sung các quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản tạo

109

cơ sở pháp lý an toàn cho việc thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp đồng
tín dụng
- 3.3.4 Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm

110

3.3.5 Hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm


112

PHẦN KẾT LUẬN

115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

117


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củ a riêng tôi. Các số liệu nêu
trcong luận văn là trung thực. N hững kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai
ccông bố trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Chi


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của nước ta được Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua và tiếp tục
được khẳng định trong hai kỳ đại hội tiếp theo là "đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá theo định hướng x ã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đ ể đến nám 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" [18, trl48 ]. Để thực hiện được
chiến lược này cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn đầu tư đồng thời tăng

cường hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật.
Thực tế tình hình đầu tư ở Việt Nam trong những năm qua cũng như hiện tại
cho thấy kênh huy động vốn chủ yếu và quan trọng là thông qua hộ thống ngân
hàng. Nói cách khác tín dụng ngân hàng đã và đang thực sự trở thành một phương
thức huy động vốn hữu hiệu phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên với tính chất là
một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng hoạt động tín dụng tiềm ẩn rất
nhiều rủi ro. Nếu rủi ro liên tiếp(slảy ra thì Ngàn hàng thương mại đó sẽ khó tránh
khỏi sự phá sản và dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống Ngân hàng, gây ảnh hưởng
lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đến cùng của người vay qua đó
bảo toàn vốn cho ngân hàng pháp luật Việt Nam cũng như các nước trên thế giới
đều quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng. Nhìn chung,
các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng được chia làm hai loại là bảo
đảm đối vật (ví dụ như cầm cố, thế chấp tài sản) và bảo đảm đối nhân (bảo lãnh).
Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo lãnh thực hiện hợp
đồng tín dụng một mặt đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cần thiết để điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh thực hiện hợp đồng
tín dụng; đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các chủ thể cũng như bảo đảm an
toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng đồna thời còn tồn tại không ít những
bất cập. Nhược điểm lớn nhất của pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín
dụng chính là tính tản mát, khỏng tập trung và không thống nhất. Các quy định về
bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dung nằm rải rác trong nhiều vãn bản pháp luật có
tính hiệu lực khác nhau nhưng chồng chéo, màu ±uẫn với nhau. Cơ chế bảo đảm
tiền vay nhìn chung dựa trẽn tư duy bảo đảm trẽn cơ sớ tài sản bảo đảm mà thiếu


2

đi một hình thức cơ bản là bảo đảm bằng uy tín. Pháp luật về biện pháp bảo đảm
tiền vay bằng hình thức bảo lãnh chưa thực sự phát huy được các ưu thế của mình.

Thực tế này vô hình chung tạo ra tâm lý cho cán bộ ngân hàng khi xét duyệt
khoản vay thường tập trung vào thẩm định tài sản bảo đảm mà không chú trọng
thẩm định phương án vay, thẩm định tiềm năng kinh doanh và uy tín của khách
hàng trong khi khả năng thực hiện phương án đầu tư mới là yếu tố quyết định để
chủ đầu tư thu hồi vốn và trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ chế xử lý tài sản bảo
đảm lại còn rất nhiều bất cập, chưa bảo đảm quyền lợi của ngân hàng với tư cách
là người cho vay. Tình trạng khách hàng vay có tài sản cầm cố, thế chấp tại ngân
hàng không có khả năng trả nợ nhưng ngân hàng cũng không thế xử lý được tài
sản không phải là trường hợp hiếm thấy. Thậm chí khi đã có bản án, quyết định
của toà án về việc xử lý tài sản bảo đảm thì việc xử lý tài sản thực tế để thu hồi
vốn cho ngân hàng không phải bao giờ cũng dễ dàng và khả th i...
Những bất cập trong thực tế thực hiện pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp
đồng tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình cấp tín dụng của các tổ chức túi
dụng cũng như quá trình lưu thông các nguồn vốn trong nền kinh tế. Thực trạng
này đặt ra yêu cầu phải có các công trình nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận
và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng. Đây
cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài "Pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp
đồng tín dụng ở Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện" làm luận văn
thạc sỹ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
đã và đang là nhu cầu tất yếu của Việt Nam. Cùng với quá trình phát triển này,
thực tế đặt ra nhiều yêu cầu đối với pháp luật trong đó có yêu cầu về đảm bảo các
điều kiện nhằm tăng cường huy động vốn cho phát triển kinh tế. Nắm bắt được các
yêu cầu này, trong thời gian qua giới khoa học pháp lý ở nước ta đã hướng sự quan
tâm tới vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và bảo đảm tiền vay nói
riêng. Đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực nàv trên các khía cạnh khác
nhau như Luận án thạc sỹ luật học của tác giả Trương Thị Kim Dung: Các biện
pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngàn hàng (1996); Luận án thạc sỹ luật

học của tác giả Trần Thu Thuỷ: Chế định bảo đảm hợp đồng tía dụng ngàn hàng Thực trạng và giải pháp (1998); Luận văn thạc sv luật học của tác giả Nguyễn Thi
Dung: Thế chấp giá trị quyền sử dung đất - Những vấn đề lý luận và thưc tiễn


3

(2003); Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Lê Thu Hiền: Bảo đảm tiển vay ngân
hàng - Thực trạng và giải pháp; TS Nguyễn Mạnh Bách: Nghĩa vụ trong luật dàn
sự Việt Nam (1998); TS Nguyễn Ngọc Điện: Một số suy nghĩ về bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trong Luật Dân sự Việt N am ...
Các công trình nêu trên đã góp phần tạo cơ sở lý luận cũng như phân tích được
những vấn đề thực tiễn của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân dự nói chung và bảo
đảm tiền vay nói riêng.
Tuy vậy các công trình này chủ yếu nghiên cứu tổng thể các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung hoặc bảo đảm tiền vay nói riêng. Có thể
nói, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về bảo lãnh thực hiện hợp
đồng tín dụng.
Trong quá trình thực hiện đề tài “Pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín
dụng - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, các công trình trên là nguồn tài
liệu tham khảo cần thiết cho chúng tôi.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về
bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng ở Việt Nam, đồng thời có tham khảo kinh
nghiệm pháp luật của các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số
phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật vể bảo lãnh thực hiện hợp đồng
tín dụng.

4. Phạm vi nghiên cứu
"Pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng ở Việt Nam" là một đề tài

phức tạp, có nội dung nghiên cứu tương đối rộng. Xuất phát từ yêu cầu của đề tài,
mục đích giải quyết tương đối sâu và cụ thể một vấn đề và yêu cầu của một luận
văn thạc sỹ luật học, luận văn này chỉ đi sâu làm rõ nội dung pháp luật liên quan
đến bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng. Luận văn này không nghiên cứu vấn đề
pháp luật về bảo lãnh ngân hàng nói chung, bảo lãnh thực hiện các hợp đồng liên
quan tới việc cấp túi dụng của các tổ chức tín dụng.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài dựa trẽn cờ phương pháp luận triết học duv vật biện chứna và duy vật
[ịch sử của chù nghĩa Mác - Lênin, tư tường Hồ Chí Minh và đườna lỏi. chính


4

sách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và Pháp luật cũng như
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như:
tổng hợp, hệ thống, so sánh, phân tích... để giải quyết các vấn đề của đề tài đặt ra.

6. Bố cục và nội dung cơ bản của luận vãn
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và
danh mục các văn bản pháp luật, luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín
dụng
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng ở
Việt Nam
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng
tín dụng

7. Các kết quả mới đạt được của luận vãn

- Luận văn trình bày một cách khoa học và có hệ thống những vấn đề lý luận
cơ bản về bảo lãnh thực hiện họp đồng tín dụng.
- Luận văn phân tích, đánh giá các ưu nhược điểm của pháp luật Việt Nam về
bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng, có phân tích nguyên nhân của thực trạng
pháp luật. Đồng thời so sánh với pháp luật của các nước trên thế giới quy định
về các vấn đề tương tự.
- Luân văn đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo
lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng
XHCN và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.


5

CHƯƠNG 1
NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ
PHÁP LUẬT BẢO LÃNH THựC HIỆN HỢP ĐỔNG TÍN DỤNG
1.1 KHÁI NIỆM BẢO LÃNH VÀ sự CẦN THIẾT CỦA BẢO LÃNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỔNG TÍN DỤNG
1.1.1 Khái niệm bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng
1.1.1.1 Bảo lãnh - Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Trong đời sống xã hội, con người bao giờ cũng tồn tại trong mối liên hệ với nhau
và với môi trường xung quanh. Chính nhờ mối liên hệ này, nghĩa vụ dân sự phát sinh
một cách khách quan. Theo nghĩa đơn giản nhất, nghĩa vụ dân sự được hiểu là quan
hệ pháp lý mà theo đó một người phải thi hành điều cam kết với người khác, người
được thi hành gọi là gọi là người có quyển còn người phải thi hành là người có nghĩa
vụ. Tuy vậy, việc thực hiện nghĩa vụ không phải bao giờ cũng theo đúng các cam kết
đó. Người có quyền thường đứng trước hai nguy cơ: thứ nhất là người có nghĩa vụ
không thực hiện cam kết (ví dụ như cam kết trả lại tài sản, cam kết hoàn thành một
công việc...), thứ hai là quyền ưu tiên thanh toán, bồi hoàn không được đảm bảo. Để
bảo đảm quyền lợi của người có quyền trong trường hợp người có nghĩa vụ không

thực hiện nghĩa vụ pháp luật các nước thường quy định các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ. Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nhln chung được chia thành hai loại là
bảo đảm đối vật và bảo đảm đối nhân. Bảo đảm đối vật có đặc trưng là người có nghĩa
vụ dùng một số tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ còn bảo đảm đối nhân có đặc trưng
là một người thứ ba đứng ra bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ. Thuộc loại bảo đảm
đối vật có các biện pháp như cầm cố, thế chấp. Bảo đảm đối nhân gồm biện pháp bảo
lãnh.
Mỗi biện pháp bảo đảm có những ưu, nhược điểm nhất định. Trên thực tế, tuỳ
thuộc vào nội dung của mỗi loại quan hệ nghĩa vụ và điều kiện cụ thể của các chủ thê’
mà các chủ thể lựa chọn biện pháp bảo đảm nào cho thích hợp. Chẳng hạn, nếu người
có quvền có sẵn các tài sản đủ điều kiện để đảm bảo họ có thể lựa chọn biện pháp bảo
đảm đối vật. Ngược lại nếu người có quyền không sẵn có tài sán bảo đảm nhưng có
người đứng ra bảo đảm cho nghĩa vụ thì biện pháp ưu tiên hàng đầu sẽ là bảo lãnh.


6

Khái niệm bảo lãnh dưới góc độ kinh tế xã hội và góc độ pháp lý được hiểu theo
các cách khác nhau. Đồng thời, bảo lãnh theo quy định của pháp luật các nước khác
nhau cũng có những điểm khác biệt.
Theo từ điển tiếng Việt bảo lãnh được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, bảo lãnh là
bảo đảm người khác thực hiện một nghĩa vụ và chịu trách nhiệm nếu người đó không
thực hiện; thứ hai là việc dùng tư cách, uy túi của mình để bảo đảm cho hành động, tư
cách của người khác. Từ định nghĩa trên cho thấy dưới góc độ kinh tế xã hội, bảo lãnh
chính là việc một người đứng ra đảm bảo về việc thực hiện nghĩa vụ của người khác.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện được thì người bảo lãnh phải
chịu trách nhiệm cho việc không thực hiện đó [40, tr 37].
Theo phương dịên pháp lý, nhìn chung khái niệm bảo lãnh được quy định tương
đối giống nhau trong pháp luật của các nước.
Theo quy định của pháp luật Mỹ, bảo lãnh được hiểu là thoả thuận trong đó người

bảo lãnh đồng ý sẽ thực hiện nghĩa vụ nợ của bên nợ chỉ khi bên nợ không trả nợ; bảo
lãnh là việc bên bảo lãnh bảo đảm hoặc hứa thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ
trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện [52, tr 487].
Trong luật Pháp bản chất của bảo lãnh là “người nhận bảo lãnh một nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền nếu chính người có nghĩa vụ không thi
hành” [2, Điều 2011].
Theo pháp luật Trung Quốc bảo lãnh được hiểu là hành vi mà căn cứ vào thoả
thuận giữa người bảo lãnh và chủ nợ, người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc
chịu trách nhiệm nếu con nợ không trả được nợ [22, Điều 6].
Còn Luật Việt Nam quy định “bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo
lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có
thể thoả thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo
lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình” [3, Điều 366].
Như vậy, mặc dù có những định nghĩa khác nhau nhưng bảo lãnh được hiểu chung
nhất chính là cam kết của bèn thứ 3 với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa
vụ thay cho bên được bảo lãnh và sự vi phạm nghĩa vụ của bèn được bảo lãnh chính là
điều kiện cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Với tư cách là một trong những biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ, bảo lãnh mang
đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ như phát sinh từ sự thoá


7

thuận của các bên, mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính, có mục đích nhằm
nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, có phạm vi bảo đảm
không vượt quá phạm vi của nghĩa vụ chính và chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm
nghĩa vụ. Ngoài ra bảo lãnh còn có đặc điểm riêng của biện pháp bảo đảm đối nhân.
Chính nhờ những đặc điểm riêng biệt này, người ta có thể dễ dàng phân biệt bảo lãnh

với các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, thế chấp. Dưới đây chúng tôi tập trung
vào phân tích một số điểm đặc trưng của bảo lãnh:
Thứ nhất, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân. Bảo lãnh thuộc loại bảo đảm
đối nhân, theo đó người thứ ba đứng ra bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ. So sánh
với các biện pháp bảo đảm đối vật có sự khác biệt rất cơ bản. Trong bảo đảm đối vật,
bên nhận bảo đảm có quyền đối với tài sản bảo đảm và quyền ưu tiên thanh toán từ tài
sản bảo đảm. Quyền năng này giúp chủ thể luôn có được tài sản nếu cần để bảo đảm
cho nghĩa vụ. Trong trường hợp nghĩa vụ không thực hiện được, chủ nợ có thể chủ
động thu nợ từ tài sản bảo đảm bằng nhiều cách thức khác nhau như tự bán tài sản,
nhận chính tài sản để trừ nợ hay tổ chức bán đấu g iá... Để thực hiện được quyền năng
này, chủ nợ thường giữ tài sản bảo đảm (cầm cố tài sản). Trong trường hợp vì các lý
do kinh tế hay điều kiện thực tế của các bên, chủ nợ không nhất thiết phải giữ tài sản
bảo đảm nhưng vẫn có cơ chế để chủ nợ giữ quyền kiểm soát với tài sản. Chẳng hạn,
giữ giấy giờ sở hữu tài sản đó trong trường hợp thế chấp tài sản. Đối với bảo lãnh, bên
có quyền (bẽn nhận bảo lãnh) được quyền yêu cầu đối với chính bên cam kết thực
hiện nghĩa vụ trả thay (bên bảo lãnh) chứ không được quyền ưu tiên thu nợ từ một tài
sản cụ thể nào của bên có nghĩa vụ. Để bảo đảm quyền năng này, người bảo lãnh phải
bảo đảm cho nghĩa vụ bằng toàn bộ tài sản của mình, chứ không phải chỉ giới hạn
trong phạm vi một số tài sản nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế còn có hình thức “bảo
lãnh đối vật”, nghĩa là người bảo lãnh chỉ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ được
bảo lãnh trong phạm vi giá trị tài sản đem thế chấp hoặc cầm cố.
Điều 9 Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm quy
định “bèn bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có quyền thoả thuận bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh bằng tài sản quy định tại điều 7 và điều 8 nghị định này”. Ngoài ra,
Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 có quv định biện pháp bảo lãnh bằng
tài sản của bên thứ 3. Với các quy định nàv có thể dẫn tới nhầm lẫn rằng bảo lãnh
bằng tài sản cụ thể của bèn thứ 3 (bảo lãnh bằng cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ
3) là bảo đảm đối vật. Nhưng thực chất quyển năng mà người nhận bảo đảm có được ở
đây vẫn là quyền yêu cầu người bảo lãnh bảo đàm cho khoản nợ được thực hiện. Còn
người đứng ra bảo lãnh cầm cố hav thế chấp tài sản của minh cho nghĩa vụ bảo lãnh là



8

để giới hạn nghĩa vụ bảo lãnh trong phạm vi tài sản nhất định. “Bảo lãnh đối vật”
hoàn toàn không phải là bảo đảm đối vật.
Thứ hai, bảo lãnh là nghĩa vụ phụ. Có thể nói, các biện pháp bảo đảm nói chung
và bảo lãnh nói riêng không thể tồn tại nếu không có nghĩa vụ chính. Khi nghĩa vụ
chính không còn thì bảo lãnh cũng không còn cơ sở tồn tại. Bên cạnh đó, do bảo lãnh
để đảm bảo cho một nghĩa vụ nhất định nên giá trị của nghĩa vụ bảo lãnh phụ thuộc
vào giá trị của nghĩa vụ được bảo lãnh và phạm vi bảo lãnh không thể vượt quá phạm
vi nghĩa vụ được bảo lãnh.
Tuy vậy, xét dưới góc độ bảo lãnh là cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo
lãnh thì bảo lãnh vẫn có tính độc lập tương đối1.
Thứ ba, phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Bảo lãnh
xuất phát từ sự thoả thuận, tự do ý chí của các bên do vậy pháp luật không thể có quy
định cứng nhắc về phạm vi bảo lãnh. Các bên có thể thoả thuận bảo lãnh cho một
phần hay toàn bộ nghĩa vụ. Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, “người bảo lãnh có thể
cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho người được bảo lãnh”. Việc lựa
chọn bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụ hay chỉ một phần phụ thuộc vào điều kiện của các
chủ thể. Trong trường hợp hợp đồng không nêu rõ bảo lãnh cho một phần nghĩa vụ cụ
thể thì có thể hiểu là bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụ. Tuy vậy, việc quy định cụ thể
phạm vi bảo lãnh sẽ giúp các chủ thể tránh được các tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ
có thể phát sinh.
Thứ tư, bảo lãnh chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Với tính chất là
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bảo lãnh có chức năng dự phòng. Theo đó, bảo
lãnh chỉ được áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm nghĩa vụ, nghĩa là khi nghĩa vụ
chính không được thực hiện.
Ví dụ ngân hàng A cho bà B vay tiền với bảo lãnh của ông c . Trường hợp đến hạn
khoản vay nếu bà B tự nguyện trả nợ thì ngân hàng khổng thể đòi tiền ông c . Trái lại

nếu bà B không trả được nợ thì ngân hàng sẽ đòi ông c căn cứ vào thoả thuận trong
hợp đồng bảo lãnh.
Vấn đề đặt ra, trong trường hợp xảv ra sự vi phạm nghĩa vụ thì người nhận bảo
iãnh có thể yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngay mà không cần
yêu cầu người được bảo lãnh trước hav không? Điều 366 Bộ luật Dân sự Việt Nam
quy định các bên có thể thoả thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
khi người được bảo lãnh ìchông có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Như vậv

1 Tính độc !âp này sẽ được phàn cích cu thể ở phần 1.2.5 - mối quan hệ giữa nghĩa vụ báo lãnh và nghĩa vụ

OQC.


9

nếu không có thoả thuận thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho người
được bảo lãnh ngay cả trong trường hợp người được bảo lãnh có khả năng nhưng
không thực hiện nghĩa vụ. Khác với quy định của luật Việt Nam, Bộ luật Dân sự Pháp
không buộc người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh
trong trường họp người được bảo lãnh có khả năng thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp
các bên có thoả thuận về bảo lãnh liên đới.
Cả hai giải pháp quy định nêu trên đều có ưu nhược điểm riêng đối với các chủ
thể. Tuy nhiên việc lựa chọn giải pháp nào còn phải xét tới cơ chế thi hành. Cụ thể là
cơ chế để xác định người được bảo lãnh không có khả năng trả nợ. Luật Việt Nam
chưa có quy định thế nào là “người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ của mình”. Trong luật Pháp, “Người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ đối với
người có quyền khi người có nghĩa vụ vắng mặt mà trước đó, tài sản của người này đã
được kê biên và bán, trừ phi người bảo lãnh đã từ bỏ quyền yêu cầu người có quyền
phải kê biên và bán tài sản của người có nghĩa vụ chính, hoặc trừ phi người bảo lãnh
phải liên đới chịu trách nhiệm với người có nghĩa vụ” [2. Điều 2021].

Tóm lại, có thể thấy bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự nói chung có nhiều đặc điểm
đặc thù so với các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ khác. Các đặc điểm đặc thù này
chính là bảo lãnh là bảo đảm đối nhân, bảo lãnh là nghĩa vụ phụ, phạm vi bảo lãnh là
một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ và bảo lãnh chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm
nghĩa vụ

1.1.1.2 Khái niệm bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng
Có thể nói, chức năng chính của ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Ngân hàng tập trung các nguồn tiền tiết kiệm trong dân cư, từ đó cấp tín dụng cho các
dự án đầu tư phát triển hay tiêu dùng, tạo ra thu nhập cho xã hội. Nghiệp vụ cơ bản và
giữ vai trò quan trọng nhất của ngân hàng chính là nghiệp vụ cấp tín dụng.
Tín dụng ngân hàng có nội hàm tương đối rộng và ngày càng được bổ sung cùng
với sự phát triển của kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, v ề cơ bản, tín
dung ngân hàng bao gồm các hình thức như cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính và
chiết khấu các giấy tờ có giá.
Với nội hàm của khái niệm tín dụng như trên thì hợp đổng tín dụng có thể bao
gồm hợp đổng cho vav. bảo lãnh, cho thuè tài chính. Trong phạm vi đề tài này chúng
tôi chi giới hạn hợp đổng tín dụng theo nghĩa hẹp, chính là hợp đồng cho vay. Theo
Điéu 51 Luật các Tổ chức tín dụng việc cho vay phải được lập thành hợp đổng tín


10

dụng. Hợp đồng tín dụng được hiểu là thoả thuận giữa ngân hàng và bên đi vay theo
đó ngân hàng giao cho bên vay một khoản tiền, khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả
tiền vay và lãi theo thoả thuận. Hợp đồng tín dụng ngân hàng chính là hình thức pháp
lý của quan hệ tín dụng ngân hàng, nó phản ánh sự thoả thuận trực tiếp của các bên
trong việc xác lập một quan hệ tín dụng, xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể
của các bên trong việc vay và hoàn trả vốn vay.
Hợp đồng tín dụng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng và bên đi

vay trong đó ngân hàng cam kết giao cho người đi vay một khoản tiền còn người đi
vay cam kết sẽ hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời hạn nhất định. Cơ sở để ngân hàng
quyết định cho vay chính là phương án kinh doanh khả thi và khả năng trả nợ của
khách hàng. Tuy nhiên việc triển khai phương án cụ thể thì ngân hàng và chính bản
thân khách hàng cũng chưa chắn chắn. Nói cách khác việc cho vay thường tiềm ẩn rủi
ro khách hàng có thể sử dụng tiền trái với mục đích hoặc sử dụng đúng mục đích
nhưng không đem lại hiệu quả mong đợi. Trong nền kinh tế thị trường các hoạt động
kinh tế diễn ra rất sôi động và đang dạng, mọi dự đoán về rủi ro đều mang tính tương
đối. Với điều kiện môi trường kinh doanh như vậy, bảo đảm tín dụng là tiêu chuẩn
khắc phục hạn chế của quản trị túi dụng cũng như phòng ngừa diễn biến không thuận
lợi của môi trường kinh doanh.
Với tính chất là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng túi
dụng nhằm mục đích dự phòng rủi ro tín dụng và nâng cao trách nhiệm của các bên
trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng túi dụng được hiểu là
cam kết của bên thứ 3 với ngân hàng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay
(bên được bảo lãnh) trong trường hợp bên đi vay không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ của người đi vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Nhìn chung pháp luật các nước trên thế giới không có sự phân chia thành bảo đảm
tiền vay và các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự. Có nghĩa là bảo lãnh thực
hiện hợp đồng tín dụng cũng được điều chỉnh bằng luật chung như đối với bảo lãnh
cho các nghĩa vụ dân sự khác. Chẳng hạn ở Pháp, Nhật Bản, Thái L an... các quy định
về bảo lãnh nằm trong Bộ luật Dân sự, còn ở Mỹ thì nằm trong Bộ luật Thương mại.
Tại Việt Nam, Bộ luật Dân sự là vãn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất quy
định về bảo đảm thực hiện dán sự nói chung và bảo lãnh nói riêng. Để hướng dẫn Bộ
luật Dân sự về giao dịch bảo đảm Chính phủ đã ban hành Nghị định 165/1999/NĐ-CP
ngày 19/11/1999. Ngoài ra, để hướng dẫn về bảo đảm tiền vay trong việc cấp tín dụng
của các tổ chức tín dụng với khách hàng vay theo quy định của Luàt các tổ chức tín
dụng, Chính phủ còn ban hành Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, Nghị



11

định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi bổ sung Nghị định 178 và hàng loạt
các thông tư hướng dẫn. Xét dưới góc độ nguyên tắc áp dụng pháp luật, Bộ luật Dân
sự được coi là đạo luật gốc trong hệ thống pháp luật kinh tế, dân sự. Do đó các quy
định về giao dịch bảo đảm nói chung và bảo lãnh nói riêng trong Bộ luật Dân sự phải
là các quy định mang tính cơ sở, nền tảng cho các quy định chuyên ngành. Tuy nhiên,
trên thực tế, sự phân chia bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự và bảo lãnh thực hiện hợp
đồng tín dụng trong pháp luật Việt Nam chưa thực sự đảm bảo được nguyên tắc này.
Các chủ thể áp dụng pháp luật thường chỉ căn cứ vào luật chuyên ngành để điều chỉnh
quan hệ bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng. Còn pháp luật chuyên ngành về bảo
lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng lại chưa đảm bảo tính đồng bộ với quy định Bộ luật
Dân sự về bảo lãnh. Vấn đề này sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể hơn trong Chương
2 - thực trạng pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng.
Theo quy định tại Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 và Nghị định
85/1999/NĐ-CP ngày 25/10/2002, có hai hình thức bảo lãnh là bảo lãnh bằng tài sản
của bên thứ ba và bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức đoàn th ể chính trị xã hội.
Cụ thể, “bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (gọi là bèn bảo lãnh) là việc bên bảo
lãnh cam kết với tổ chức túi dụng về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị
quyền sử dụng đất của mình, đối với doanh nghiệp nhà nước là tài sản thuộc quyền
quản lý, sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn
trả nợ mà khách hàng vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ” [12, Khoản 3 Điều
2], còn “bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội là biện pháp bảo
đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ
chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho cá nhân
và hộ gia đình nghèo vay một khoản nhỏ tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh,
làm dịch vụ” [12, Khoản 10 Điều 2]. Khác với luật Việt Nam, bảo lãnh trong Luật
Dân sự Pháp buộc người bảo lãnh phải bảo đảm bằng toàn bộ tài sản của mình chứ
không giới hạn trong một tài sản cụ thể nào. Tuy nhièn người bảo lãnh phải là người
có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, khả năng này được đánh giá bằng những bất

động sản của họ trừ các bất động sản được sử dụng vào mục đích thương mại và cũng
không tính tới những bất động sản đang có tranh chấp hoặc bất động sản mà việc kê
biên và bán gập nhiều khó khăn do ở xa. Các bất độns sản đều được đãng ký sở hữu,
các hợp đổng liên quan đến bát động sản do còng chứng viên lập và phải được đăng
ký mới có hiệu lực. Cơ chế nàv đảm bảo cho việc bảo lãnh bằng toàn bộ tài sản của
người bảo lãnh có tính khả thi. Tương tự luật Pháp, luật về bảo đảm của Trung Quốc


12

cũng không quy định người bảo lãnh phải bảo đảm bằng một tài sản cụ thể. Việc bên
thứ ba đứng ra bảo đảm bằng một tài sản cụ thể được coi là cầm cố hoặc thế chấp.
So với các quy định về bảo lãnh cho nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam có một số đặc điểm đặc thù như sau:


V ề nghĩa vụ được bảo đảm

Nghĩa vụ được bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự là các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ
hợp đồng dân sự, hành vi dân sự đơn phương... ví dụ như nghĩa vụ giao hàng, bảo
hành, nghĩa vụ vận chuyển... Trong khi đó bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng
nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ duy nhất là trả nợ theo hợp đồng vay. Theo Nghị định
178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay bao gồm gốc
vay, trong trường hợp có thoả thuận về bảo lãnh cho cả lãi vay, lãi quá hạn và phí thì
phạm vi bảo lãnh sẽ gồm cả các khoản này.


Về chủ thể

Chủ thể hợp đồng bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự là các cá nhân, tổ chức có đầy đủ

năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Bộ luật Dân sự Việt Nam không có quy định
riêng về điều kiện của chủ thể quan hệ bảo lãnh, đặc biệt là điều kiện của bên bảo
lãnh. Theo Điều 366 khoản 2, người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở
hữu của mình hoặc bằng việc thực hiện công việc. Từ đây, có thể suy đoán điều kiện
của người bảo lãnh là phải có tài sản hoặc khả năng thực hiện công việc theo thoả
thuận của các bèn.
Xuất phát từ đặc điểm đặc thù về nghĩa vụ bảo đảm mà phạm vi chủ thể bảo lãnh
thực hiện hợp đồng tín dụng hẹp hơn. Bên cho vay (đồng thời là bên nhận bảo lãnh)
phải là các tổ chức túi dụng được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Khách hàng vay bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân,
công ty hợp danh, pháp nhân Việt Nam và các cá nhàn, pháp nhàn nước ngoài có đủ
điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng. Người đứng ra bảo lãnh thực hiện hợp đồng túi
dụng là người có tài sản cầm cố, thế chấp cho khách hàng vay tại tổ chức túi dụng
(đối với trường hợp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3) hoặc là tổ chức đoàn thể
chính trị xã hội (đối với trường hợp bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức tín chính trị xã hội).
Cùng với sự phát triển của các hoạt động tín dụng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín
dụng cũng ngày càng phong phú, đáp ứng điều kiện của các chủ thể vay vốn. Có thế
chia bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng thành nhiểu loại dựa trên các tiêu chí khác
nhau:


13



Dựa vào tính chất bảo đảm bằng tài sản hay không có bảo đảm bằng tài sản
có hai loại là bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và bảo lãnh bằng tín chấp
của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội [11].




Dựa vào mối quan hệ ràng buộc trách nhiệm đối với nghĩa vụ của người bảo
lãnh và người có nghĩa vụ có hai loại:

Bảo lãnh liên đới'. Là trường hợp bảo lãnh mà người bảo lãnh và người được bảo
lãnh (người có nghĩa vụ) cùng chịu trách nhiệm liên đới đối với khoản nợ. Nếu đến
hạn trả nợ vay khách hàng có thể yêu cầu người có nghĩa vụ hoặc người bảo lãnh thực
hiện nghĩa vụ.
Ví dụ: Ngân hàng A cấp cho khách hàng B một khoản tín dụng có bảo lãnh của c.
Khi đáo hạn khoản vay, ngân hàng có quyền đòi B hoặc c thực hiện nghĩa vụ.
Luật Việt Nam không quy định cụ thể về bảo lãnh liên đới nhưng qua Điều 366 Bộ
luật Dân sự có thể thấy các bên có thể thoả thuận về bảo lãnh không liên đới. Còn nếu
không có thoả thuận thì bảo lãnh đương nhiên là liên đới. Trong luật Pháp, bảo lãnh
về nguyên tắc không liên đới. Còn luật về giao dịch bảo đảm của Trung Quốc cũng
quy định 2 loại bảo lãnh là bảo lãnh thông thường và bảo lãnh liên đới; nếu các bên
liên quan không có thoả thuận về hình thức bảo lãnh hoặc có thoả thuận nhưng không
rõ ràng thì áp dụng hình thức bảo lãnh liên đ ớ i.
Bảo lãnh không liên đới: là trường hợp bảo lãnh mà người bảo lãnh chỉ phải thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ. Khi đến hạn ngân hàng chỉ có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
nếu người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Ví dụ: Ngân hàng A cấp cho khách hàng B một khoản tín dụng có bảo lãnh của c.
Khi đáo hạn khoản vay, nếu B không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì Ngân hàng A
mới được quyền đòi c thực hiện nghĩa vụ.


Dựa vào s ố lượng chủ th ể đứng ra bảo lãnh có hai loại:

Một bên bảo lãnh', là trường hợp bảo lãnh trong đó chỉ có một chủ thể đứng ra bảo
lãnh cho nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.

Ví dụ: Ngân hàng A cấp cho khách hàng B một khoản tín dụng có bảo đảm bằng
bảo lãnh của c.
Đồng bảo lãnh: là trường hợp bảo lãnh trong đó có nhiều chủ thể đứng ra bảo lãnh
cho nghĩa vụ trả nợ ngàn hàng. Các bên đồng bảo lãnh có thể thoả thuận liên đới bảo
lãnh hoác bảo lãnh theo từng phần nghĩa vu.


14

Ví dụ: Ngân hàng A cấp cho khách hàng B một khoản tín dụng có bảo lãnh của c
và D . c và D có thể thoả thuận bảo lãnh theo từng phần nghĩa vụ hoặc liên đới.
Trường hợp c và D thoả thuận mỗi bên chịu trách nhiệm về một nửa nghĩa vụ của B
thì khi đến hạn, nếu B không thực hiện nghĩa vụ, Ngân hàng A chỉ có quyền yêu cầu
c và D thực hiện một nửa nghĩa vụ của B. Trường hợp c và D thoả thuận chịu trách
nhiệm liên đới về khoản nợ của B thì khi đến hạn, nếu B không thực hiện nghĩa vụ trả
nợ, Ngân hàng A có quyền đòi c hoặc D thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ.

1.1.2 Sự phát triển của pháp luật bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng
Tương tự các yếu tô' thuộc thượng tầng kiến trúc khác, pháp luật xuất phát từ cơ sở
kinh tế xã hội và bao giờ cũng có tính kế thừa, phát triển. Một hệ thống pháp luật tốt
là hệ thống biết chắt lọc những giá trị tinh tuý của cái cũ và tiếp thu phù hợp những
cái mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn đòi hòi. Để tìm hiểu pháp luật bảo lãnh thực hiện
hợp đồng tín dụng hiện đại không thể không xuất phát từ những quy định ban đầu của
pháp luật về bảo lãnh.
• Thời kỳ phong kiến
Quy định về bảo đảm cho nghĩa vụ nói chung cũna như bảo lãnh trong luật Việt
Nam xuất hiện chưa lâu. Thực tế này xuất phát từ chính điều kiện kinh tế xã hội của
Nhà nước Việt cổ đại. Nền tảng xã hội của Nhà nước phong kiến là các cộng đồng
làng xã mang tính độc lập, tự trị cao, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sản xuất
nhỏ và tự cung tự cấp. Về hệ tư tưởng lại chịu ảnh hường khá nặng của quan niệm

nhân trị trong Nho giáo, chỉ chú trọng tới sự tu dưỡng đạo đức và điều chỉnh hành vi
của con người theo lễ giáo phong kiến. Chính vì vậy luật hình sự phát triển rất mạnh
còn luật dân sự và thương mại ít có cơ sở để tồn tại.
Thời nhà Lè (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18) đánh dấu bước phát triển mới vể kinh tế
với hàng loạt các chính sách tiến bộ như trọng nông khuyến thương, chính sách lộc
điền, quân đ iền ... Chính trên cơ sở kinh tế này mà pháp luật dàn sự bắt đầu được phát
triển đáng kể. Sản phẩm có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật thời Lê là Bộ
quốc triều hình luật. Trong bộ luật này nhà Lê đã có quv định rất độc đáo về bảo lãnh.
Điều 590 quy định: “ Người vay nợ trốn mất thì người đứng bảo lĩnh phải trả thay tiền
gốc thôi; nếu trong văn tự có nói người nào sẽ trả thay, thì người ấy phải trả như người
măc nợ, trái luật thì xử phạt 80 trượng; nếu kẻ mắc nợ có con thì được đòi ờ con”.
Qua điều luật nàv, có thể rút ra một số nhận xét như sau:


15

- Nếu người mắc nợ có con thì con của người đó liên đới chịu trách nhiệm với
cha/mẹ mình, nghĩa là người cho vay có thể đòi ở chính người mắc nợ hoặc con
của anh ta.
- Nếu trong khế ước bảo lãnh các bên xác định rõ phạm vi bảo lãnh thì người trả
thay phải trả như người mắc nợ, nghĩa là cả gốc và lãi theo thoả thuận. Trái lại,
trường hợp khế ước không xác định rõ phạm vi bảo lãnh và người vay nợ lại bỏ
trốn mất thì người bảo lãnh chỉ phải trả tiền gốc mà thôi.
Thời nhà Nguyễn là thời đại phong kiến cuối cùng ờ Việt Nam. Mặc dù đã có
nhiều biện pháp tích cực nhằm phát triển kinh tế nhưng chính sách mà nhà Nguyễn đề
ra là nhằm xây dựng nền nông nghiệp tự cung tự cấp, bế quan toả cảng và hạn chế
công thương nghiệp. Bên cạnh đó do thiên tai liên tục xảy ra cộng với chính sách thuế
bất hợp lý nên kinh tế vẫn đình trệ và rơi vào khủng hoảng.
Với nền tảng kinh tế lạc hậu như vậy, pháp luật dân sự thời kỳ này rất kém phát triển.
Sản phẩm pháp luật cao nhất của thời kỳ này - Bộ luật Gia long (hay còn gọi là

Hoàng Triều luật lệ) chỉ là bản sao chép Bộ Đại Thanh luật lệ của Trung Quốc. Bộ
luật Gia Long tại Điều 134 có nhắc đến một nhân vật gọi là “người bảo lãnh” nhưng
không quy định về căn cứ xác lập và phạm vi nghĩa vụ của người bảo lãnh.


Thời kỳ Pháp thuộc

Nửa sau thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhà Nguyễn thoả hiệp và dần
dần chuyển giao quyền cai trị. Thời kỳ này Việt Nam bị chia làm 3 Kỳ: Bắc kỳ,
Trung kỳ và Nam kỳ. Để thiết lập bộ máy quản lý vững chắc ở đất thuộc địa thực dân
Pháp đã ban hành Bộ Dân luật giản yếu (Bộ Dân luật Nam kỳ) và Bộ Dân luật Bắc Kỳ.
Hai bộ luật này vay mượn rất nhiều điều khoản của Bộ luật Dân sự Naponeon của
Pháp, đồng thời có phản ánh các đặc điểm về phong tục, tập quán của người Việt. Đối
với các tỉnh ở Trung kỳ văn bản pháp luật được áp dụng là Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ
do ban Tư pháp Huế soạn thảo. Bộ luật này sao chép lại hầu hết Bộ Dân luật Bắc tuy
nhiên có quy định về khế ước kỹ càng hơn Bộ dần luật Bắc [51, tr 292].
Quyển thứ 4, thiên thứ 2, chương thứ 12 Bộ Hoàng Việt Trung kỳ dành riêng để
quy định về khế ước đảm bảo. Điều 1493 quy định “bảo lãnh một khoản nợ tức là cam
đoan với chủ nợ rằng hễ người mắc nợ không trả được thời mình phải trả thay”. Có thể
nói Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ đã có rất nhiều điểm mới về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
dân sự so với pháp luật phong kiến trước đàv. Không chỉ dừng lại ở khái niệm bảo
lãnh, Bộ luật còn có quy định việc đồng bảo lãnh [1. Điéu 1494], hình thức bảo lãnh
(báo lãnh có thể làm bằng giấy có còng chứng, thị thưc, hoặc làm giấy tư với nhau) [1,


16

Điều 146], phạm vi bảo lãnh (phạm vi bảo lãnh không vượt quá món nợ và có thể bảo
lãnh một phần hoặc toàn bộ món nợ) [1, Điều 1497, 1498], thủ tục đòi nợ... Một sô'
quy định về bảo lãnh trong Bộ luật như phạm vi bảo lãnh, hlnh thức bảo lãnh đã được

Bộ luật Dân sự kế thừa và phát triển.


Thời kỳ trước đổi mới:

Sau chiến tranh chống Pháp và Mỹ, nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ phát
triển kinh tế xã hội chủ nghĩa với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Bảo lãnh được
nhắc tới lần đầu tiên trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989. Pháp lệnh
cũng chưa đề cập tới khái niệm cũng như nội dung của bảo lãnh. Kế đó Pháp lệnh
Hợp đồng dân sự ngày 7/5/1991 cũng chỉ quy định về khái niệm và hình thức của hợp
đồng bảo lãnh. Nhìn chung các quy định về bảo lãnh trong hai văn bản này còn hết
sức sơ sài, đơn giản.
Hiến pháp 1992 ra đời đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế với phương
hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hàng loạt các văn bản về giao dịch bảo đảm nói chuns và bảo lãnh nói riêng lần lượt
ra đời, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội của các chủ thể.
Có thể kể tới các văn bản như Bộ luật Dân sự năm 1995; Quyết định 217/QĐ-NH1
ngày 17/8/1996 ban hành quy chế thế chấp, cầm cố? bảo lãnh vay vốn ngân hàng;
Luật Đất đai; Nghị định 86/CP ngày 19/12/1996 về bán đấu giá tài sản; Luật các Tổ
chức tín dụng năm 1997; Nghị định 165/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo
đảm; Nghị định 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng; và Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm ...
Nhìn chung các văn bản được ban hành đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cần thiết để
điểu chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp
đồng tín dụng; đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các chủ thể cũng như bảo đảm an
toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó không thể phủ nhận những
bất cập đang tồn tại trong hệ thống pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng túi dụng.
Nhược điểm lớn nhất của pháp Luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tứ) dụng chính là
tính tản mát, khồng tập trung và không thống nhất. Bộ luật Dân sự là vãn bản pháp
luật có hiệu lực pháp lý cao đầu tiên quy định tươna đối đầy đủ về bảo lãnh nhưng

chưa thực sự đóng vai trò là luật cơ bản định hướng cho việc điều chỉnh các quan hệ
về bảo lãnh thực hiện hợp đổng tín dụng. Các vãn ban dưới luật hướng dẫn Bộ luật
Dàn sự và Luật các Tổ chức tín dụng (cụ thể là Nshị định 165/1999/NĐ-CP ngày
19/11/1999 và 178/19.99/NĐ-CP ngày 29/12/1999) vô hình chung tạo thành hai hướng


17

tách biệt trong điều chỉnh quan hệ về bảo lãnh cho nghĩa vụ nói chung và bảo lãnh
thực hiện hợp đồng tín dụng nói riêng. Hàng loạt các văn bản dưới luật về bảo lãnh
được ban hành thậm chí mâu thuẫn hoặc mở rộng phạm vi của luật, vi phạm nguyên
tắc pháp chế. Tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn cho cả cơ quan áp dụng pháp
luật, cơ quan ban hành pháp luật lẫn các chủ thể trong quan hệ vay vốn với các tổ
chức tín dụng ... ở tầm vĩ mô thực trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả thực thi
pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng cũng như toàn bộ hệ thống pháp
luật nói chung, ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư nước
ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy vậy, việc phát hiện ra những bất cập trong hệ thống pháp luật về bảo lãnh thực
hiện hợp đồng tín dụng chính là bước đi tích cực đầu tiên nhằm hoàn thiện hộ thống
đó. Phát hiện ra những thiết sót không phải để phê phán hay sợ hãi mà để góp phần
sửa đổi, hoàn thiện. Trong thời kỳ phát triển mới, pháp luật không thể đứng ngoài
cuộc chơi mà phải cùng vận động với thực tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội.

1.1.3 Sự cần thiết của bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng có vai trò rất quan trọng, không chỉ tác động
tới hành vi của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng tín dụng mà còn ảnh hưởng tới
việc bảo đảm an toàn của toàn hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, với tư cách là một biện
pháp bảo đảm đối nhân, bảo lãnh có những ưu điểm nhất định so với các biện pháp
bảo đảm đối vật khác, bảo lãnh có tác dụng đa dạng hoá các biện pháp bảo đảm tiền

vay, thúc đẩy việc cho vay vốn đầu tư phát triển của các tổ chức tín dụng.
Thứ nhất, bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của
các bên trong quan hệ tín dụng ngân hàng và bảo đảm an toàn cho tín dụng ngân
hàng. Trong hợp đồng tín dụng, các chủ thể bao gồm bên cho vay là các tổ chức tín
dụng và bên đi vay là các cá nhân hoặc tổ chức. Nghĩa vụ chính của tổ chức tín dụng
là cấp tiền cho vay và quyền lợi của ngàn hàng là được bồi hoàn lại khoản tiền vay
cộng với lãi trên khoản vay đó. Ngược lại, quyền của bên đi vay là nhận tiền vay và
nghĩa vụ là bồi hoàn tiền vay và thanh toán tiền lãi phát sinh theo thời hạn đã thoả
thuận. Như vậv, quyền của người cho vay hoàn toàn phụ thuộc vào việc thực hiện
nghĩa vụ của người đi vay. Trên thực tế. việc thưc hièn nghĩa vụ thanh toán nợ này có
thể không được bảo đảm vì những lý do chủ quan và khách quan. Trong trường hợp
người đi vav không thưc hiện việc thanh toán nơ. nauy cơ gặpiphải rủi re-mất-vj)tĩ eủaT H Ừ VI ẸN'
ĨRUONG
\IG ĐAí
ĐAt HOC
HO LUẬT HA NO
P HÒ NG GV _

íã


18

tổ chức tín dụng sẽ rất lớn. Song nếu tổ chức túi dụng, khách hàng và người bảo lãnh
đã thoả thuận về bảo lãnh thực hiện hợp đổng tín dụng thì tổ chức tín dụng có thể trực
tiếp yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp khách hàng không
trả được nợ. Hơn nữa, người bảo lãnh lại là chủ thể có khả năng bảo đảm cho khoản
vay bằng tài sản cụ thể hoặc uy tín (đối với trường hợp bảo lãnh bằng uy tín của các tổ
chức chức chính trị - xã hội). Nếu người bảo lãnh không thực hiện việc trả nợ thay
cho người được bảo lãnh thì tổ chức tín dụng có toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm theo

thoả thuận. Theo cách này, tổ chức tín dụng tăng cường được quyền chủ động thu hồi
nợ còn khách hàng có thêm động lực để trả nợ.
Tuy vậy, không chỉ đơn thuần là việc nâng cao trách nhiệm của các bên như bảo
đảm cho các nghĩa vụ thông thường, bảo đảm tiền vay nói chung và bảo lãnh thực
hiện hợp đồng tín dụng nói riêng còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bảo đảm
an toàn cho hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Rõ ràng, đặc điểm đặc trưng của
kinh doanh ngân hàng là kinh doanh trên cơ sở niềm tin. Tình trạng tài chính của một
ngân hàng phụ thuộc vào niềm tin của khách hàng vào giá trị tài sản, vào tiềm năng
tài chính của ngân hàng đó. Nếu các khoản vay của ngân hàng không được bảo đảm
thì mức độ rủi ro với khoản vay đó sẽ rất lớn. Kết quả là nguy cơ thất thoát tài sản có
thể gày ảnh hưởng trực tiếp đến uy túi của chính ngàn hàng đó rồi tác động dây truyền
đến cả hệ thống ngân hàng.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng tạo thêm khả năng và cơ hội cho ngân hàng
thu nợ và bảo toàn vốn qua đó cũng gián tiếp bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Ngoài nguồn tiền thu được từ phương án sử dụng vốn vay, thu nhập của khách hàng,
tài sản bảo đảm của người bảo lãnh chính là một nguồn hoàn vốn vay quan trọng
trong trường hợp các nguồn kể trên không đủ hoặc không có. Tất nhiên, để bảo lãnh
thực sự hiệu quả thì pháp luật cần phải tạo ra một cơ chế hữu hiệu để tài sản bảo lãnh
có thể chuyển thành giá trị một cách nhanh chóng với mức cao nhất có thể. Có như
vậy, ngân hàng mới tránh được tình trạng ứ đọng vốn; đồng thời khách hàng có thể
tránh được việc trả lãi suất quá hạn trong thời gian chờ xử lý tài sản. Hoạt động kinh
doanh của ngàn hàng được an toàn, lành mạnh lại có tác động trở lại tới nền kinh tế,
giúp tăng cường lưu chuyển vốn cho đầu tư phát triển.
Thứ hai, bảo lãnh thực hiện hợp dồng tín dụng giúp đa dạng hoá các biện pháp
bảo đảm tiền vay nhầm tăng cường huy động vốn. Trong quan hệ tín dụng, lòng tin và
uy tín là tiêu chí được đật lên hàng đầu. Ngàn hàng chi có thể quyết định cho vay khi
có cơ sở tin rằng người vay tiền sẽ sử dung tiền vav theo phương án khả thi và có khá


19


năng trả nợ. Tất nhiên lòng tin này phải được bảo đảm bằng những căn cứ cụ thể,
chẳng hạn như tài sản, năng lực, trình đ ộ ... của người vay tiền. Trên thực tế, không
phải bao giờ người cần vốn cũng chứng minh được khả năng trả nợ ngân hàng của
mình. Nói cách khác, họ không có đủ cơ sở để ngân hàng đặt niềm tin mà giao phó
tiền vay mặc dù có thể họ sẽ thực hiện rất thành công phương án vay. Trong trường
hợp đó, nếu có một bên thứ 3 đủ uy tín đứng ra bảo lãnh cho người vay tiền thì ngân
hàng sẽ sẵn sàng chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng. Nếu không có bảo lãnh thực
hiện hợp đồng tín dụng, ngân hàng có thể mất đi một nguồn thu quan trọng từ một bộ
phận không nhỏ khách hàng có khả năng kinh doanh nhưng thiếu vốn; đồng thời
người cần vốn cũng không có cơ hội đầu tư kinh doanh, phát triển.
Lợi thế của bảo lãnh so với các biện pháp bảo đảm tiền vay khác như cầm cố, thế
chấp là không buộc chính người đi vay phải có tài sản bảo đảm. Trong điều kiện kinh
tế ở Việt Nam với phần lớn các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ; tài sản chưa có
nhiều nhưng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn thì bảo lãnh thực hiện hợp
đồng tín dụng chính là một giải pháp hữu ích .
Tóm lại, bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng không chỉ giúp cho ngân hàng bảo
đảm an toàn tín dụng mà còn thúc đẩy lưu thông các nguồn vốn trong nền kinh tế.

1.2 NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỂ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỔNG TÍN
DỤNG.
N ội dung pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng chính là tổng thể các
quy định pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng. Các quy định này rất
phong phú và nằm trong các văn bản pháp luật khác nhau nhưng tựu chung lại có thể
chia thành các nhóm quy định vể các nguyên tắc của bảo lãnh, chủ thể của quan hệ
bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng, tài sản bảo lãnh, hlnh thức pháp lý của quan hệ
bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh, mối quan hệ pháp lý giữa nghĩa vụ bảo lãnh với nghĩa vụ
gốc và những thoả thuận hoặc biện pháp bổ trợ đảm bảo thực hiện hoạt động bảo lãnh.

1.2.1 Các nguyên tác của bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

Các nguyên tắc của bảo lãnh thực hiện hợp đồns tín dụng chính là những quan
điểm, tư tưởng chỉ đạo định hướng cho việc xây dựna và áp dụng pháp luật vể bảo
lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng.
Bảo lãnh thực hiện hơp đồng tín dụng vể bản chất là sự thoả thuận của các chủ thế
trong quan hệ bảo lãnh. Do vậy, các nguvẻn tắc của bảo lãnh trước tiên không thể


×