Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Pháp luật về quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán ở việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.8 MB, 109 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THỊ THANH MINH

PHÁP LUẬT VỂ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Chuyên ngành: Luật Kinh tê
Mã số: 603850
THƯ VIÊ N
TRƯỜNG ĐAI HỌC LỦÂT h à
PHONG GV

...

nội

5-5 5

.

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC









NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Ts.

HÀ NỘI - 2004

Nguyễn Minh Mản


M ỤC LỤC
Trang
M ở đầu

1

CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ 'CHÚNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG

6

CHÚNG KHOÁN - NHŨNG VAN đ ề l ý l u ậ n c h u n g

1.1. Khái quát về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1.2. Khái quát về quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng

6
14

khoán

1.3. Lý luận chung về pháp luật quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị

23

trường chứng khoán
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

28

CHÚNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN

2.1. Quy định pháp luật đối với cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng

28

khoán và thị trường chứng khoán
2.2. Nội dung quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

41

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN

86

LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHÚNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN

3.1. Phương hướng chung

86


3.2. Một số giải pháp cụ thể:

89

Kết luận

ì 02

Danh mục tài liệu tham khảo

104


1

MỎ ĐẦU
............ * * * .............

1. Lý do chọn đề tài:
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức khởi động đánh dấu
bởi phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000.
Sau hơn 3 năm vận hành, trải qua nhiều biến động, thăng trầm nhưng
nhìn chung hoạt động của thị trường vẫn đảm bảo sự an toàn, tạo nên những
nhân tố mới cho sự phát triển.
Mặc dù vậy, thị trường chứng khoán - sản phẩm bậc cao của nền kinh tế
thị trường - một công cụ để hiện đại hoá nền tài chính nước nhà trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế lại vẫn chưa phát huy được hết vai trò tích cực của
mình. Từ cuối năm 2001 cho đến giữa năm 2003, chỉ số VN-Index liên tục
xuống dốc. Số lượng doanh nghiệp niêm yết và các công ty chứng khoán đếm

trên đầu ngón tay.
Bên cạnh những nguyên nhân về kỹ thuật, không thể không thừa nhận
vai trò tổ chức và quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với thị trường.
Hành lang pháp lý mà quản lý nhà nước đặt ra cho hoạt động của thị trường
chứng khoán được thiết lập từ trước khi có thị trường nên đã bộc lộ những bất
cập nhất định khi đi vào thực tiễn.
Có thể nói, ngay từ nhữns ngày đấu xây dựng khung pháp lý về chứng
khoán và thị trường chứng khoán, chúng ta đã cố gắng đảm bảo một môi
trường thông thoáng cho thị trường vạn hành đúng quy luật khách quan của nó.
Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn về quán lý loại hình hoàn toàn
mới này nên đôi khi chúng ta đã có những biện pháp can thiệp chưa phù hợp và


không thể tránh khỏi những hạn chế pháp luật về quản lý nhà nước đối với
chứng khoán và thị trường chứns khoán.
Cho tới thời điểm hiện nay, quản lý nhà nước về chứng khoán và thị
trường chứns khoán đã và vẫn là vấn đề có tính thời sự. Nghị định mới về
chứng khoán và thị trườne chứng khoán được ban hành vào cuối năm 2003
thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP song vẫn còn nhiều tranh luận, ý kiến khác
nhau xung quanh vấn đề này.
Muốn có một thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai,
minh bạch, thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả, trước hết chúng ta cần
xây dựng một môi trường pháp lý ổn định, thống nhất và đồng bộ trong quản
lý thị trường, tạo điều kiện cho các chủ thể khi tham gia thị trường. Cũng chính
vì lý do này, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Pháp luật về quản lý nhà nước
đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam - Thực trạng và
giải pháp hoàn thiện làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu:
Chứng khoán và thị trường chứng khoán cho đến nay vẫn còn khá mới
mẻ với nhiều người Việt Nam nhưng hoàn toàn không phải là vấn đề xa lạ với

nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển.
Mặc dù vậy, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã là
đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học ở Việt Nam từ trước khi
có thị trườns. Trong đó, ở phạm vi và mức độ khác nhau, có nhiều công trình
đã đề cập đến vấn đề pháp luật về quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị
trường chứng khoán. Có thể kể tên những công trình đề cập trực tiếp đến vấn
đề này như “Quản lý nhà nước về chứng khoán thị trường chứng khoán ở Việt
Nam” của ThS. Đặng Vũ Huân, đề tài luận án tốt nghiệp cao học Luật năm
1997 “Quản lý nhà nước về chứne khoán thị trường chứns khoán ở Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Thanh Binh. Tuy nhiên, những công trinh này đều được


3
thực hiện trước khi thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức vận hành,
thậm chí trước khi thiết lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về chứng
khoán và thị trường chứns khoán nên nhìn chung chỉ còn ý nghĩa lịch sử mà
thiếu tính thời sự.
Ngoài ra, vấn đề pháp luật về quản lý nhà nước đối với chứng khoán và
thị trường chứng khoán còn được đề cập gián tiếp ở một số công trình nghiên
cứu khác với mức độ khác nhau.
Phải thừa nhận rằng, đề tài “Pháp luật về quản lý nhà nước đối với chứng
khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam” không phải là nội dung hoàn
toàn mới mẻ, song các công trình nghiên cứu như đã đề cập không còn đảm
bảo được tính thời sự. Kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt
động đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp vấn đề
này trong khi còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý nhà nước về
chứng khoán và thị trường chứng khoán. Mặt khác, khoa học nói chung, khoa
học pháp lý nói riêng là không có giới hạn nên chúng tôi quyết định chọn đề
tài “Pháp luật về quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng
khoán ở Việt N am ” để nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị

nhằm hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3.Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn thạc sỹ luật học với đề tài Pháp luật vê' quản lý nhà nước đối
vói chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam - Thực trạng và
giải ph áp hoàn thiện tập trung nghiên cứu các quy phạm pháp luật Việt Nam
hiện hành thuộc nhiều ngành luật, nhiều văn bản pháp luật khác nhau có liên
quan đến công tác tổ chức và thực hiện nội dung quản lý nhà nước về chứng
khoán và thị trường chứng khoán để rút ra những vấn đề bất cập trong các quy
phạm pháp luật và xây dựng phưưng hưứng cũng như các giải pháp để hoàn
thiện pháp luật về vấn đề này.


4
Tuy nhiên, trong giới hạn luận văn Thạc sỹ, tác giả chỉ đề cập những nội
dung chính của vấn đề quán lý nhà nước vẻ chứng khoán và thị trường chứng
khoán ở những văn bản pháp luật thuộc ngành luật kinh tế là chủ yếu.
N soài ra, luận văn cũns đề cập những vấn đề lý luận tổng quan nhất về
công tác quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán ở
nhiều nước trên thế giới. Việc nghiên cứu này nhằm tạo cơ sở cho quá trình tìm
hiểu pháp luật Việt Nam hiện hành về quản lý nhà nước đối với chứng khoán
và thị trường chứng khoán, thấy được những điểm đã và chưa phù hợp với
thông lệ, những điểm bất cập để từ đó khắc phục.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Vấn đề quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
nằm ở nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau. Do vậy,
trong luận văn này, thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống những
vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng
khoán, tác giả muốn làm sáng tỏ quan niệm, vai trò và nội dung của pháp luật
về quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trên cơ
sở đó tìm ra những phương hướng và xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện

pháp luật quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, về chứng khoán và thị trường
chứng khoán nói riêng.
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chứng khoán và thị trường chứng
khoán như là đối tượng của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
- Trình bày lý thuyết chung về công tác quản lý nhà nước như nguyên
tắc. tính tất vếu, vai trò của quản lý nhà nước. Đây là cơ sở để xác định nội
dung và giới hạn pháp luật đặt ra cho hoạt động quản lý nhà nước về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.


5
- Nshiên cứu, phàn tích, đánh giá thực trạng nội duns cơ bản của quản
lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định
pháp luật hiện hành.
- Đề ra n h ữ n s định hướng, giải pháp nhằm xây dựns và hoàn thiện pháp

luật về quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trườne chứng khoán ở Việt
Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng các neuyên tắc phương
pháp luận của triết học Mác - LêNin và theo tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường vốn ở Việt Nam.
Cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu và khái quát những
nội dung pháp lý cơ bản của công tác quản lý nhà nước về chứng khoán và thị
trường chứng khoán cũng như thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trong
lĩnh vực này.
- Phương pháp so sánh để hiểu rõ hơn quy định pháp luật quản lý nhà

nước về chứng khoán và thị. trường chứng khoán ở Việt Nam so với các nước
trên thế giới, thấy được những điểm giống và khác, những điểm đã và chưa phù
hợp với thông lệ quốc tế .
- Phươns pháp thống kê, khảo sát thực tiễn nhàm đưa ra những số liệu
thực tiễn phục vụ cho việc đánh giá của luận văn về hiệu quả áp dụng các quy
định pháp luật trên thực tế.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận ván bao
2ồm 3 chương.


6

Chương 1:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHÚNG KHOÁN VÀ
THI TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHÚNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN:

1.1.1. Chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán:
1.1.1.1. Khái niệm và bẩn chất pháp lý của chứng khoán:
Chứng khoán - đối tượng giao dịch hay hàng hoá của thị trường chứng
khoán là một khái niệm phức tạp bởi bản thân nó hàm chứa nhiều quan hộ kinh
tế. Theo Điều 2 Khoản 1 Nghị định 48/1998/NĐ - CP ngày 11 tháng 7 năm
1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định
48/CP), “chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi
ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ
chức phát hành”.
Có thể thấy, dấu hiệu pháp lý cơ bản của chứng khoán là xác nhận
quyền sở hữu tài sản nhất định và các quyền, lợi ích kèm theo hay quyền phát

sinh từ việc sở hữu chứng khoán.
Chứng khoán là loại hàng hoá mang tính đặc thù, thể hiện ở các đặc
trưng sau: khả năng sinh lời, tính thanh khoản và tính rủi ro.
Nếu khả năng sinh lời giúp người sở hữu chứng khoán được hưởng một
khoản lợi nhuận trong tương lai, tính thanh khoản tạo cho họ có thể chuyển đổi
dễ dàng từ chứng khoán sang tiền mặt thì tính rủi ro lại lường trước trường hợp
không thu hồi được vốn. Ba đặc trưng này của chứng khoán có mối quan hệ tác
độns lãn nhau. Ví như, tỷ lệ nshịch với khả năng sinh lời và tính rủi ro, tính
thanh khoán của chứng khoán càns trở nên thấp khi hai dặc trưng còn lại lên


7
ngôi. Chính mối quan hệ qua lại này làm cho chứng khoán đáp ứng được nhu
cầu đa dạns của nhà đầu tư.
1.1.1.2. Phán loại chứng khoán:
Với tính chất là loại hàng hoá đặc thù, hình thức tồn tại của chứng khoán
khá đa dạns. Ví dụ Điều 2 Khoản 1 Luật Giao dịch chứng khoán Nhật Bản quy
định tới 21 loại chứng khoán khác nhau.
ở Việt Nam, cho tới thời điểm hiện tại, chứng khoán gồm cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ Quỹ đầu tư chứng khoán và các loại chứng khoán khác theo
quy định của pháp luật. Cụ thể, Điều 3 Nghị định 144/2003/NĐ - CP ngày 28
tháng 11 năm 2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt
là Nghị định 144/CP) đề cập đến một số loại chứng khoán phái sinh như chứng
quyền, quyền mua cổ phần, cổ phiếu quỹ...
Nhưng tựu trung lại, có hai loại chứng khoán chủ yếu được giao dịch là
trái phiếu và cổ phiếu.
Theo Thông tư số 01/1998/TT-UBCK ngày 13/10/1998 hướng dẫn Nghị
định 48/CP về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, “trái phiếu là một
loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành với người sở
hữu” còn “cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích

hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ
phần”.
Theo đó, có thể hiểu trái phiếu là giấy nhận nợ, được phân biệt với hình
thức nhận nợ khác ở khả năng trao đổi. Loại chứng khoán này mang lại cho
người sở hữu chúng một khoản lợi tức cố định và địa vị chủ nợ đối với tổ chức
phát hành.
Khác với trái phiếu, cổ phiếu là chứns chỉ 2Óp vốn vì thế còn được gọi là
chứng khoán vốn. Người sở hữu cổ phiếu là cổ đông, thành viên của công ty,


8
có quyền tham aia biếu quyết những vấn đề quan trọng của công ty. Mặt khác,
không phái lúc nào loại hình chứng khoán nàv cũng mang lại cho chủ nhân của
chúng một khoản lợi nhuận như mong muốn hay nói khác đi, lợi tức cổ phiếu
thay đổi phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán là loại chứng khoán do công ty quản
lý quỹ hoặc các quỹ đầu tư phát hành, xác nhận phần vốn góp và quyền hưởng
lợi của người đáu tư đối với quỹ. v ề bản chất, đây chính là loại chứng khoán
vốn.
1.1.2. Thị trường chứng khoán:
1.1.2.1. Khái niệm:
Thị trường chứng khoán - khu vực nhạy cảm của thị trường tài chính là
một hiện tượng lịch sử đã ra đời và tồn tại gần 5 thế kỷ. Khi nói đến sự xuất
hiện của thị trường chứng khoán, các nhà kinh tế thường lấy cái mốc là phiên
chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình
Vanber ở Bruges (Bỉ). Cùng với sự phát triển các quan hệ kinh tế - xã hội, thị
trường chứng khoán đã trở thành bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế
thị trường, trong đó khái niệm về thị trường chứng khoán cũng có sự thay đổi.
Thị trường chứng khoán được hiểu là nơi diễn ra hoạt động giao dịch
mua bán các loại chứng khoán. Song, về bản chất, thị trường chứng khoán

không chỉ phản ánh các quan hệ trao đổi mua bán một số lượng chứng khoán
đơn thuần mà là mua bán “quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn bằng
tiền”.[28 - trló ]
Đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán là thị trường tự do, luôn
tổn tại khâu trung gian. Trên thị trường này, mọi sự độc đoán hay cưỡng ép về
giá đều bị loại trừ. Phương thức mua bán chủ yếu áp dụng là đấu giá. Dù có
yêu cầu sons cả người mua và nsười bán đều khôns quvết định giá giao dịch
mà hoàn toàn do trunơ gian quyết định.


9
1.1.2.2. Các loại thị trường chứng khoán :
Về cơ cấu, thị trường chứng khoán gồm 2 bộ phận: thị trường sơ cấp và
thị trườns thứ cấp.
Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra quá trình mua bán lần đầu các chứng
khoán mới phát hành, vì thế còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường
phát hành. Ở đây, chức năng quan trọng nhất của thị trường chứns khoán được
thực hiện, đó là huy động vốn đầu tư cho tổ chức phát hành.
Thị trường thứ cấp - nơi mua bán các loại chứng khoán được phát hành
trên thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp hai. Với vẻ bề ngoài thật
sôi độns song thực tế là mọi giao dịch trên thị trường này lại không làm tăng
vốn đầu tư cho tổ chức phát hành.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gắn kết với nhau bởi mối quan hệ
nội tại. Thị trường sơ cấp là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Thị trường
sơ cấp quyết định sư tồn tại của thị trường chứng khoán. Bởi lẽ, nếu không có
thị trường sơ cấp, sẽ không có chứng khoán tức hàng hoá làm đối tượng giao
dịch trên thị trường. Ngược lại, thị trường thứ cấp có tác dụng đối với sự lưu
chuyển vốn giữa các nhà đầu tư và hoạt động, vị thế, đặc biệt là thị giá chứng
khoán.
Thông thường, thị trường thứ cấp thường được tổ chức theo 2 phương

thức là thị trường giao dịch tập trung và thị trường phi tập trung.
Thị trường giao dịch tập trung là thị trường trong đó các hoạt động giao
dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn
giao dịch. Theo quy định tại Điều 2 Khoản 19 và Điều 20 Đoạn 1 Nghị định
48/CP “thị trường giao dịch tập trung là địa điểm hoặc hệ thống thông tin tại
đó các chứng khoán được mua, bán hoặc là nơi tham khảo để thực hiện các
giao dịch chứns khoán” và ở Việt Nam, “thị trườns giao dịch tập trung được tổ


10
chức từns bước từ Trung tâm giao dịch chứng khoán lên sở siao dịch chứng
khoán”.
Thị trường phi tập trung (Over the counter market - OTC) là thị trườns
trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán không diễn ra tại một địa điểm
tập trung. Ở thị trường này, các công' ty chứng khoán được phép thương lượng
và giao dịch trực tiếp với nhau. Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật truyền
thông, giao dịch trên thị trường phi tập trung được tiến hành dưới nhiều hình
thức: giao dịch nối mạng và giao dịch riêng lẻ.
Sự khác biệt cơ bản giữa thị trường giao dịch tập trung và thị trường
OTC thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
Tt

Nội dung so sánh

Thị trường GDTT Thị trường OTC

1

Địa điểm kinh doanh


Tập trung

Phân tán

2

Người điều hành

Sở giao dịch

Thường là hiệp hội

3

Quyết định giá

Bằng đấu giá

Bằng thương lượng

4

Chứng khoán

Đã niêm yết

Thường chưa niêm yết

5


Mức độ rủi ro

Thấp

Cao hơn

6

Điều kiện tham gia thị trường

Ngặt nghèo hơn

Nới lỏng hơn

Việc phân loại thị trường, nhận thức đầy đủ về tính chất cũng như tổ
chức hoạt động của từng loại giúp cơ quan quản lý nhà nước có những biện
pháp tác động phù hợp, thực sự đóng vai trò là đòn bẩy cho sự phát triển của
thị trường chứng khoán.
1.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán :
Như các thị trường hàng hoá khác, thị trường chứng khoán vận hành
theo những quy luật chung của quan hệ thị trường như quy luật cung - cáu, quy


11
luật giá trị,... Song do tính chất đặc thù của hàng hoá nên tổ chức và hoạt động
của thị trườns này còn phải tuân thủ những nguyên tắc riẻnơ. Đó là nauyên tắc
côns khai, nauyên tắc trung sian và nguyên tắc đấu ơiá.
Nguvên tắc công khai được áp dụng đối với mọi hoạt độnơ trên thị
trường chứng khoán. Chứng khoán, giá cả chứng khoán, tình hình tài chính, kết
quả kinh doanh, người lãnh đạo, cổ đông lớn của tổ chức phát hành hay số

lượng giao dịch,... tất cả đều phải được công bố rõ ràng. Không chỉ cụ thế hoá
trong các điều luật từ thông tin trước khi phát hành (Điều 13), công bố việc
phát hành (Điều 14) đến khi niêm yết (Điều 28), giao dịch, thanh toán,... Nghị
định 144/CP còn dành một chương riêng (chương VI) với 9 điều (Điều 51 đến
Điều 59) quy định về công bố thông tin. Nhờ đó, những thông tin cần thiết
được cung cấp kịp thời cho nhà đầu tư, giúp họ có sự lựa chọn đúng đắn. Đồng
thời, đây cũng là cơ sở cho việc quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường
chứng khoán, đảm bảo loại thị trường có tính rủi ro hệ thống này vận hành trôi
chảy.
Như đã trình bày, đặc trưng của thị trường chứng khoán là thị trường tự
do, mọi giao dịch đều qua trung gian, ở thị trường sơ cấp, chứng khoán được
phân phối dưới hình thức bảo lãnh hoặc đại lý phát hành. Trên thị trường thứ
cấp, người mua và người bán không trực tiếp gặp nhau mà thông qua người
môi giới. Được trang bị kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán,
có kỹ năng phân tích tình hình kinh tế cùng với sự đảm bảo về tài chính (ký
quỹ một số vốn nhất định ở Sở giao dịch chứng khoán), người môi giới là nơi
gửi gắm niềm tin của khách hàng. Nguyên tắc trung gian đặt ra không ngoài
mục đích bảo vệ người đầu tư, giúp họ tránh khỏi nhầm lẫn hoặc bị lừa gạt do
thiếu hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên nguyên
tắc này chỉ coi là bắt buộc đối với phát hành ra công chúng và giao dịch tại thị
trường tập truns.


12
Nguyên tắc đấu giá - nguyên tắc nhằm đảm bảo sự công bằng cho các
bên đòi hỏi việc định giá chứng khoán phải thực hiện thông qua phương thức
đấu giá. Theo đó, nhu cầu về giá chứng khoán của cả người bán và người mua
được đáp ứng một cách tối ưu nhất, tạo ra sự bình đẳng giữa các chủ thể. Cho
đến nay, có 3 phương thức đấu giá cơ bản là đấu giá trực tiếp giữa các nhà môi
giới, đấu giá gián tiếp qua hệ thống nối mạng máy tính và đấu giá tự động do

máy chủ tự động chốt giá trên cơ sở các lệnh mua bán được truyền đến.
Sự tồn tại của nguyên tắc trên đây phản ánh một đòi hỏi khách quan.
Lịch sử tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán cho thấy mọi biểu hiện
vi phạm nguyên tắc ở mức độ ít nhiều đều phá vỡ tính ổn định thị trường. Vì lẽ
đó, nhà nước với “bàn tay hữu hình” cần có những tác động phù hợp, linh hoạt,
bảo đảm tôn trọng nguyên tắc. Chỉ có như vậy, hoạt động của thị trường chứng
khoán mới diễn ra trôi chảy, thế mạnh của thị trường chứng khoán mới được
khơi nguồn.
1.1.2.4. Chủ th ể tham gia thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán, từ thưở sơ khai cho đến khi trở thành sản phẩm
bậc cao của nền kinh tế thị trường, luôn có 2 loại chủ thể chủ yếu tham gia là
nhà phát hành chứng khoán và nhà đầu tư chứng khoán.
Theo quy định tại Điều 3 Khoản 6, Khoản 7 Nghị định 144/CP, tổ chức
phát hành là tổ chức đã đăng ký chào bán một đợt chứng khoán có thể chuyển
nhượng được cho ít nhất 50 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành. Tuỳ theo quy
mô thị trường, quy định về số lượng các nhà đầu tư có thể nhiều hoặc ít hơn.
Nhà đầu tư là người mua chứng khoán, được phân thành 2 nhóm: nhà
đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá thể, trong đó nhà đầu tư có tổ chức thường
có tiềm năng lớn hơn. Ngoài ra, xét theo khía cạnh quốc tịch, nhà đẩu tư còn
được phân thành nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nhàm mục
đích bảo đảm an toàn cho nền kinh tế quốc dân, thông thường pháp luật các


13
quốc gia đều có hạn chế nhất định với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài
vào thị trườns chứng khoán.
Nói tóm lại, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động giao dịch,
mua bán chứng khoán giữa các chủ thể, có cơ cấu phức tạp và vận hành theo
những nguyên tắc nhất định. Trong các bộ phận thị trường, thị trường giao dịch
tập trung có giá trị như “bộ mặt” thị trường chứng khoán quốc gia. Do đó, các

quốc gia đều có biện pháp kiểm soát chặt chẽ bộ phận thị trường này.
1.1.2.5. Vai trò của thị trường chứng khoán:
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Là một bộ phận của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán đồng
thời là kênh huy động vốn hiệu quả, dẫn nguồn vốn tạm thòi nhàn rỗi cho hoạt
động phát triển sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của
công ty, thị trường chứng khoán có tác động quan trọng đối với sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và
chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục
đích sử dụng và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ nhu cầu chung của xã
hội.
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng môi trường đầu tư
lành mạnh với cơ hội lựa chọn phong phú. Tuỳ thuộc vào khả năng tài chính và
mục tiêu của mình, nhà đầu tư có thể lựa chọn loại chứng khoán phù hợp, tránh
tình trạng “vốn chết”, qua đó góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc
gia.
-

Là công cụ đánh giá hoạt động doanh nghiệp, khuyến khích doanh

nghiệp sử dụng vốn hiệu quả


14
Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản
ánh một cách tổng hợp và chính xác, siúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt
độnơ của các doanh nghiệp được nhanh chóng, từ đó cũng tạo ra một môi
trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nàng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích
áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.

-

Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô

Thị t r ư ờ n s chứng khoán là “phong vũ biểu” của nền kinh tế qua việc
phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác bằng các
chỉ báo của thị trường. Giá chứng khoán tăng cho thấy đầu tư đang mở rộng,
nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại giá chứng khoán giám chứng tỏ nền kinh
tế có dấu hiệu tiêu cực, cần có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ qua chính
sách kinh tế vĩ mô. Mặt khác, thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ có
thể bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát bằng việc mua và bán trái
phiếu. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách tác động
vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư, đảm bảo cho sự phát
triển cân đối nền kinh tế.
1.2. K H Á I Q U Á T VỂ Q U Ả N LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚ I C H Ứ N G K H O Á N
VÀ T H Ị T R Ư Ờ N G C H Ứ N G KHO ÁN :

1.2.1. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán:
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên
đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng,
các cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của
môi trường.
Quản lý nhà nước là hoạt động quản lý vĩ mô thuộc hệ thống tổ chức
quốc gia, là sự quản lý của nhà nước với các hoạt độns kinh tế- chính trị - xã
hội theo hướng điều tiết và định hướng.


15
Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là hoạt
động quản lý ở tầm vĩ mô của cơ quan nhà nước đối với loại hàng hoá đặc biệt

là chứng khoán và thị trường giao dịch của nó - thị trường chứng khoán, nhằm
mục đích phát huy hiệu quả, vai trò tích cực của loại hình thị trường này.
Quản lý nhà nước nói chung là một hệ thống lớn gồm hai phân hệ: nhà
nước - chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt
động trong những môi trường nhất định (khách thể quản lý).
Vì vậy, muốn quản lý thành công, phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và
khách thể quản lý, phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối
tượng và chủ thể. Song trước hết phải biết định hướng đúng từ đó tạo ra mục
tiêu đúng. Mặt khác, chủ thể quản lý phải nắm được các quy luật có liên quan
đến hoạt động của hệ thống. Nhận thức vấn đề này, ngay từ Đại hội Đảng cộng
sản Việt Nam lần thứ VI đã xác định: “ Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực
tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và
hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng”. Bài học đó liên tục được các kỳ đại hội sau khẳng định.
Trong quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, có
những quy luật kinh tế cơ bản như: quy luật tăng lợi nhuận, quy luật cung - cầu
giá cả, quy luật về người mua và quy luật ý chí tiến thủ của chủ doanh
nghiệp,..
Vận dụng quy luật vào quản lý, trước hết là việc đề ra các nguyên tắc
quản lý. Nghệ thuật của việc này là ở chỗ biến được đòi hỏi của quy luật khách
quan thành nội dung của các nguyên tắc chỉ đạo, các tiêu chuẩn hành vi. Nhìn
chung ở các quốc gia, quản lý nhà nước thường dựa trên năm nguyên tắc:
nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích, nguyên
tắc sử dụng toàn diện các phương pháp quản lý, nguyên tắc nắm bao quát, chú
ý toàn diện, tập trung xử lý khũu yếu và nguyên tắc hiệu quả. Bên cạnh việc
tuân thủ các nguyên tắc nói trên, quản lý nhà nước về chứng khoán và thị


16
trường chứng khoán còn phải tôn trọng các nguyên tắc hoạt động đặc thù của

thị trường chứng khoán như nguyên tắc công khai, nguyên tắc trung gian và
nsuvên tắc đấu giá. Đây chính là kim chỉ nam để nhà nước thực hiện tốt các
chức năng quản lý của mình, từ định hướng đến tổ chức, điều khiển, kiểm tra
và cuối cùng là điều chỉnh sao cho đạt được mục tiêu quản lý.
1.2.2. Tính tất yếu của quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường
chứng khoán.
Quản lý nói chung, quản lý nhà nước nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống kinh tế - xã hội và do đời sống kinh tế - xã hội đòi hỏi. Các Mác
đã chỉ ra rằng: “ Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ
đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung
phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của
những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển
lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [3 - tr480]
Nhìn lại quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới có thể thấy rằng
“bàn tay vô hình” với những quy luật kinh tế “vô định” theo lý thuyết của
Adam Smith đã không thể đảm bảo điều kiện ổn định cho sự phát triển kinh tế.
Bằng chứng là cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933 mà khởi
điểm là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán New York vẫn còn in đậm dấu
ấn trong lịch sử nhân loại. Rõ ràng là nhà nước không thể đứng ngoài cuộc,
không thể chỉ dừng lại ở vai trò “canh gác”, bảo vệ trật tự xã hội hay nói cách
khác quản lý nhà nước về kinh tế trong đó có quản lý về chứng khoán và thị
trường chứng khoán là đòi hỏi khách quan.
Hơn nữa, thị trường chứng khoán, như đã phân tích, có vai trò vô cùng
quan trọng. Đây là nơi tập trung nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do
đó có tác động rất lớn đến môi trường dầu tư nói riêns và nền kinh tế nói
chung.


17

Mặt khác, thị trư ờ n g chứng khoán là một thị trường cao cấp, nơi tập
trung nhiểu đối tượng tham gia với mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau;
các giao dịch và các sản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn. Đặc
tính này khiến thị trườnơ chứng khoán cũng là môi trường dễ xảy ra những
hoạt đ ộ n s kiếm lời không chính đáng, những hành vi gian lận, không công
bằng gây tổn thất cho các nhà đầu tư và nguy hiểm hơn cả là gây náo loạn thị
trường, làm ảnh hưởnơ tới toàn bộ nền kinh tế qua phản ứns dây chuyền. Hẳn
nhân loại chưa quên ngày 29/10/1929, ngày thứ “Năm đen tối” của thị trường
chứng khoán Tây, Bắc Âu, Nhật Bản và tiếp đến là ngày thứ “Hai đen tối” đã
gày ra cơn lốc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng. Gần gũi hơn với
chúng ta là hình ảnh một thị trường chứng khoán Philippin kém hiệu quả do
thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất 2 sở giao dịch Makita và Manila hay
một thị trường chứng khoán Indonesia trì trệ qua thời gian dài do thiếu hàng
hoá và không được sự quan tâm đúng mức.
Ở Việt Nam, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội đất nước, việc tạo dựng các kênh huy động vốn cho đầu tư mở rộng sản
xuất càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trong đó thu hút vốn qua thị
trường chứng khoán là một hình thức mới mẻ và hiệu quả cần được chú trọng.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nêu rõ: “Phát
triển thị trường vốn bằng nhiều hình thức, thu hút tiền gửi trung, dài hạn qua
ngân hàng và các công ty... Mở rộng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu và
xúc tiến chuẩn bị về thể chế, cán bộ và các điều kiện cần thiết cho việc thiết
lập thị trường chứng khoán và đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của thị trường
này” [ 5 - tr236]. Nhận thức được tầm quan trọng này, ngay từ những năm đầu
thập kỉ 90, Chính phủ đã xúc tiến công tác chuẩn bị cho sự ra đời của thị
trường chứng khoán. Đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức
đi vào hoạt động được hơn 4 năm, cũng trải qua bao bước thăng trầm. Từng có
lúc thị trường “đóng băng” một thời gian dài tưởng khó “hàm nóng”. Nhưng



18
với nỗ lực của các nhà quản lý, thị trường chứng khoán đã dần trở lại trạng thái
hoạt đônơ bình thườna.


.

o

*—-

Vậy là, từ lý thuyết đến thực tiễn, tất cả đều chỉ ra rằng, quản lý nhà
nước đối với chứng khoán và thị trườno chứng khoán là tất yếu, xuất phát từ
vai trò của nhà nước cũng như đặc tính của chứng khoán và thị trường chứng
khoán.
1.2.3. Tiếp cận các quy định về quản lý nhà nước đối với chứng khoán và
thị trường chứng khoán:
Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là đòi hỏi
cưa bất kì quốc gia nào có nền kinh tế thị trường. Theo đó, bàn về vấn đề này,
người ta thường đề cập đến 2 phương diện chủ yếu:
- Chủ thể quản lý nhà nước hay cơ quan quản lý nhà nước về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
- Những nội dung cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
1.2.3.1. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng
khoán:
Thông thường, mỗi quốc gia đều thành lập một cơ quan chuyên trách
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng
khoán. Tuỳ từng nước, cơ quan này có những tên gọi và mô hình tổ chức, quản
lý khác nhau.

Về tên gọi, tại Đức, có Cục Chứng khoán thuộc Ngàn hàng Liên bang
dưới sự lãnh đạo của Ngân hàng trung ương.
Ỏ Mỹ, Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC - Securities
and Exchange Commission) là một cơ quan của liên bang có tư cách pháp lý


19
thực hiện việc kiểm soát thị trường chứng khoán . Cơ quan này chịu sự lãnh
đạo của Tổng thống. Tất cả các tổ chức hoạt độna trons ngành chứns khoán
đều phải đăníĩ ký, báo cáo và chịu sự kiểm tra giám sát của Uỷ ban chứns
khoán và giao dịch chứng khoán.
Tại Nhật Bản, Uỷ ban giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán
(ESC - Exchange Surveillance Commision) được thành lập từ năm 1992 với
chức năng cơ bản là tiến hành điều tra và xử lý các giao dịch gian lận trên thị
trường chứng khoán. Những chức năng quản lý thị trường chung do Bộ Tài
chính đảm nhiệm.
ở Anh, có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB - Securities Invesment
Board). Đây là một tổ chức chịu sự thống lĩnh của Bộ Tài chính, được thừa
nhận trong đạo luật về các dịch vụ tài chính ban hành năm 1986. Đến nay, cơ
quan này được đổi tên là cơ quan quản lý các dịch vụ tài chính (FSA Financial Services Authority).
Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Pháp có tên gọi là Ưỷ ban điều hành sở giao dịch do Thủ tướng thống lĩn h ...
Tuy có tên gọi khác nhau ở mỗi nước song các cơ quan này đều là
những tổ chức quan trọng. Thể chế hoạt động của chúng khá mềm dẻo với
những hệ thống chi nhánh để có thể thích ứng với sự thay đổi thường xuyên
của thị trường.
Về mô hình tổ chức, quản lý, trên thế giới chủ yếu áp dụng ba mô hình
là mô hình ngân hàng, mô hình phi ngân hàng và mô hình hỗn hợp.
Mô hình ngân hàng còn được gọi là mô hình quản lý thị trường chứng
khoán “kiểu Đức” , được áp dụng phổ biến ở châu Âu. Theo đó, mọi hoạt động

phát hành và giao dịch chứng khoán đều thông qua hệ thống ngân hàng. Điểm
mạnh của mô hình này là ở chỗ cho phép khai thác một cách triệt để nhất
những lợi thế về nghiệp vụ lưu ký, thanh toán đa phương qua mạng lưới ngùn


20
hàng. Mặt khác, sự quan lý, giám sát của ngân hàng cũng là tiền đề cho sự ổn
định về vốn. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là sự hạn chế vể dun2
lượng của thị trư ờ n g chứns khoán, sự lạc hậu đối với việc khai thác sản phẩm
mới của thị trường tài chính do chỉ sử dụng hệ thống ngân hàng. VI vậy, trên
thế giới chỉ có khoảng 10% thị trường chứng khoán áp dụng mô hình này.
Mô hình phi ngàn hàng được điển hình bời mô hình quản lý thị trường
chứng khoán “kiểu M ỹ”, được áp dụng trên gần 45% thị trường chứng khoán
thế giới. Mồ hình này có ưu điểm ở chỗ hoạt động rất linh hoạt, năng động,
cho phép thị trường chứng khoán có dung lượng lớn, phát triển với tốc độ cao
nhờ sự đa dạng hoá thành viên, thu hút được các tổ chức tài chính phi ngân
hàng như công ty tài chính, bảo hiểm, các quỹ đầu tư, ... tham gia trực tiếp vào
thị trường. Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những nhân tố dẫn đến hoạt
động đầu cơ chứng khoán, làm tăng mức độ rủi ro trong đầu tư chứng khoán và
làm thị trường thiếu ổn định.
Mô hình hỗn hợp với tên gọi khác là mô hình quản lý thị trường chứng
khoán “kiểu N hật” là sự kết hợp của hai mô hình ngân hàng và phi ngân hàng.
Vì vậy, mô hình này cho phép khai thác, phát huy được những điểm mạnh,
khắc phục những hạn chế của mỗi mô hình nêu trên. Khoảng 45% thị trường
chứng khoán thế giới áp dụng mô hình này, chủ yếu ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương do chịu sự ảnh hưởng của thị trườnơ chứng khoán Nhật Bán. Ngày
nay, các quốc gia châu Âu đang có xu hướng áp dụng mô hình này.
Ở Việt Nam, cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành về chứng
khoán là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Việc lựa chọn mô hình tổ chức, quản
lý của cơ quan này là một trong những vấn đề về chiến lược phát triển thị

trường tài chính. Vì vậy, sự lựa chọn ấy một mặt phải xuất phát từ những đặc
điểm kinh tế - xã hội, vị trí địa lý của nước ta, mặt khác phủi phù hợp với các
nước trong khu vực và khuynh hướng phát triển của thị trườns tài chính thế
giới.


21
I.2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước vê' chứng khoán và thị trường chứng
khoán:
Xét theo đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước về chứng khoán
và thị trường chứng khoán gồm 2 bộ phận cơ bản là quản lý nhà nước đối với
chứng khoán (xét ở khía cạnh nguồn hàng hoá và chất lượng hàng hoá) và quản
lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán (thị trường giao dịch hàng hoá).
Theo đó, hoạt động này bao gồm các nội dung chính sau đây:
* Thứ nhất: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán
và thị trường chứng khoán; hoạch định chính sách, kế hoạch, chiến lược phát
triển thị trường chứng khoán.
Pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu đối với bất kì nhà nước nào. Do
đó, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung chính của quản
lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Đồng thời, để thị trường phát triển ổn định, đúng hướng, việc quản lý
phải dựa trên cơ sở các chính sách, kế hoạch và chiến lược đã được đề ra.
* Thứ hai: Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép liên quan
đến việc phát hành, niêm yết, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán và thu lệ phí
cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
Đây thực chất là cơ chế quản lý việc tham gia hoạt động phát hành, niêm
yết, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của các chủ thể thông qua một trong
hai cơ chế: cơ chế đăng ký và cơ chế cấp phép.
Cơ chế đăng ký thường được áp dụng ở những nước có thị trường chứng
khoán phát triển ở trình độ cao như Anh, Mỹ, Nhật Bản. ở những nước này, cơ

quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán chỉ đưa ra
những tiêu chuẩn nhất định, chủ thể nào đáp ứng đủ tiêu chuẩn đó thì thực hiện
thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.


22
Cơ chế cấp phép đặt ra các điều kiện và thủ tục chặt chẽ nhằm đảm bảo
sự an toàn cho thị trườnơ chứng khoán. Cơ chế này thường được áp dụng ở
những nước có thị trường chứng khoán mới phát triển.
ở Việt Nam, cơ chế quản lý hoạt động phát hành chứng khoán ra công
chúng của các chủ thể là cơ chế đăng ký còn việc tham gia niêm yết, kinh
doanh và dịch vụ chứna khoán thực hiện theo chế độ cấp phép.
* Thứ ba: Tổ chức và quản lý thị trường giao dịch chứng khoán có tổ
chức và các tổ chức trung gian, tổ chức phụ trợ hoạt động trên thị trường chứng
khoán.
Để thị trường có thể vận hành nhịp nhàng, việc tổ chức và quản lý thị
trường giao dịch là điều tất yếu. Mặt khác, để đảm bảo nguyên tắc trung gian
được tôn trọng, đem lại sự công bằng cho các nhà đầu tư, vấn đề quản lý các tổ
chức trung gian và tổ chức phụ trợ trên thị trường chứng khoán cũng cần được
quan tâm.
* Thứ tư: Thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
Như đã đề cập, thị trường chứng khoán là nơi dễ xảy ra những hoạt động
kiếm lời không chính đáng, những hành vi gian lận. Vì vậy, công tác thanh tra,
giám sát và xử lý vi phạm là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho thị trường
hoạt động minh bạch, công khai và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể
tham gia thị trường.
Với mục đích trên, hoạt động thanh tra được tập trung chủ yếu vào vấn
đề tuân thủ quy định pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường.
* Thứ năm: Đào tạo nghiệp vụ, tuyên truyền phổ biến kiến thức về

chứng khoán và thị trường chứng khoán.


×