Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.63 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

HOÀNG THỊ NHƯ QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
CÔNG TY TNHH MTV SEYANG CORPORATION VIỆT
NAM, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

Hà Nội - Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

HOÀNG THỊ NHƯ QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
CÔNG TY TNHH MTV SEYANG CORPORATION VIỆT
NAM, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

Ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã ngành : 785 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG



Hà Nội - Năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến
các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quãng thời gian học
tập và rèn luyện tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Lê Đắc Trường - Giảng
viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã trực tiếp
hướng dẫn tận tình, chu đáo để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của
mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú cán bộ Công ty TNHH MTV
Seyang Corporation Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
khóa luận.
Mặc dù bản thân đã có cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
nhưng do vẫn còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi các
thiếu sót mà em chưa thấy được. Do đó, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của
các thầy, cô giáo để khóa luận tốt nghiệpcủa em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện đồ án

Hoàng Thị Như Quỳnh

LỜI CAM ĐOAN
1


Tôi xin cam đoan bản khóa luận tốt nghiệp này là cá nhân tôi thực hiện trên cơ sở

nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tế và dưới sự hướng dẫn khoa học của
ThS. Lê Đắc Trường - Giảng viên Khoa Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội.
Các số liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực, do Công ty TNHH MTV
Seyang Corporation Việt Nam cung cấp.
Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện đồ án

Hoàng Thị Như Quỳnh

MỤC LỤC

2


LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề..............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................3
1.1. Tổng quan về quản lý môi trường bằng công cụ pháp lý....................................3
1.1.1. Các khái niệm..............................................................................................3
1.1.2. Vai trò của công cụ pháp lý trong quản lý môi trường.................................4
1.2. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam...................4

1.2.1. Giới thiệu về Công ty...................................................................................4
1.2.2. Thông tin chung về công ty..........................................................................6
1.2.3. Hệ thống máy móc, trang thiết bị của công ty..............................................9
1.2.4. Quy trình sản xuất của Công ty..................................................................13
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan tới bảo vệ môi trường doanh nghiệp cần tuân thủ.......13
1.3.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường..................................................................................................................13
1.3.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến thủ tục về Báo cáo giám sát môi trường định
kỳ......................................................................................................................... 16
1.3.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến thủ tục về Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
............................................................................................................................. 18
1.3.4. Các quy định về công tác an toàn lao động – PCCC..................................19

3


1.4. Hiện trạng tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của ngành
may mặc tại Việt Nam..............................................................................................19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................21
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp........................................................21
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa......................................................22
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học................................................................22
2.2.4. Phương pháp so sánh.................................................................................24
2.2.5. Phương pháp thống kê và xử lý thông tin...................................................24
2.2.6. Phương pháp tổng hợp viết báo cáo...........................................................25
2.3.Quy trình đánh giá sự tuân thủ...........................................................................25

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................27
3.1. Hiện trạng thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường
của Công ty..............................................................................................................27
3.2. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại
Công ty.................................................................................................................... 30
3.2.1. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục Báo cáo đánh giá tác động môi trường.........30
3.2.2. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục Báo cáo giám sát môi trường định kỳ...........54
3.2.3. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
............................................................................................................................. 60
3.3. Đề xuất các giải pháp duy trì và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến
bảo vệ môi trường của Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam..........67
3.3.1. Nhận xét chung..........................................................................................67
3.3.2. Giải pháp duy trì và hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường.....67
3.3.3. Giải pháp duy trì và hoàn thiện Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.......68

4


3.3.4. Giải pháp duy trì và hoàn thiện Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy
hại........................................................................................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................70
1. Kết luận................................................................................................................ 70
2. Kiến nghị.............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................72
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hồ sơ các thủ tục hành chính về môi trường của Công ty
Phụ lục 2. Hình ảnh tại công ty
Phụ lục 3. Các mẫu phiếu điều tra
Phụ lục 4. Bảng xử lý điều tra xã hội học


DANH MỤC BẢN

5


Bảng 1.1. Số lượng nhân viên các bộ phận của Công ty............................................7
Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng năng lượng......................................................................8
Bảng 1.3. Danh mục máy móc, trang thiết bị của công ty.........................................9
Bảng 2.1. Cỡ mẫu điều tra lý thuyết.........................................................................23
Bảng 2.2. Cỡ mẫu điều tra thực tế............................................................................23
Bảng 3.1. Các thủ tục hành chính về BVMT của Công ty Seyang.........................27
Bảng 3.2. Các công trình BVMT công ty cam kết thực hiện...................................31
Bảng 3.3. Nồng độ nước thải sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại (nhà máy cũ)...36
Bảng 3.4. Nồng độ nước thải sau xử lý bằng công trình xử lý nước thải tại chỗ
BASTAFAT................................................................................................................. 37
Bảng 3.5. Lượng CTR phát sinh tại công ty.............................................................39
Bảng 3.6. Thống kê CTNH phát sinh năm 2019......................................................40
Bảng 3.7. Kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực bên ngoài công ty..........................46
Bảng 3.8. Kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực bên trong công ty..........................46
Bảng 3.9. Đánh giá sự tuân thủ Báo cáo ĐTM.........................................................50
Bảng 3.10. Vị trí lấy mẫu...........................................................................................56
Bảng 3.11. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh..........................56
Bảng 3.12. Kết quả phân tích chất lượng không khí làm việc................................57
Bảng 3.13. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt...................................................58
Bảng 3.14. Đánh giá sự tuân thủ Báo cáo giám sát định kỳ....................................59
Bảng 3.15. Danh sách CTNH đã đăng ký phát sinh thường xuyên tại Công ty....61
Bảng 3.16. Thống kê CTNH phát sinh năm 2019....................................................62
Bảng 3.17. Đánh giá sự tuân thủ Sổ chủ nguồn thải CTNH...................................64
DANH MỤC HÌNH


6


Hình 1.1.Vị trí Công ty Seyang trong cụm công nghiệp Nhật Tân...........................5
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự Công ty Seyang......................................................6
Hình 1.3. Thống kê theo quốc gia...............................................................................9
Hình 1.4. Thống kê theo loại sản phẩm......................................................................9
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình sản xuất của Công ty......................................................13
Hình 3.1. Điểm xả nước thải của công ty ra cụm công nghiệp Nhật Tân...............33
Hình 3.2. Nồi hơi điện tại khu vực làm việctrong xưởng may................................34
Hình 3.3. Bể tự hoại 4 vùng phân bổ theo chiều sâu lớp nước................................35
Hình 3.4. Cụm công trình xử lý nước thải tại chỗ BASTAFAT..............................36
Hình 3.5. Hệ thống xử lý nước thải...........................................................................38
Hình 3.6. Kho chứa chất thải rắn của Công ty........................................................40
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát môi trường làm việc của công nhân
tại công ty Seyang......................................................................................................42
Hình 3.8. Sơ đồ hệ thống thông gió cưỡng bức........................................................42
Hình 3.9. Hệ thống quạt gió.......................................................................................43
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện tình hình vận hành quạt gió của công ty....................43
Hình 3.11. Công nhân làm việc tại xưởng................................................................44
Hình 3.12. Sơ đồ nguyên lý hệ thống thông gió tự nhiên.........................................44
Hình 3.13.Biểu đồ thể hiện tỉ lệ công nhân bị ảnh hưởng bởi khí thải và bụi thải 45
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện các bệnh mà công nhân mắc phải sau khi làm việc tại
công ty......................................................................................................................... 47
Hình 3.15. Hộp cứu hỏa khu xưởng..........................................................................48
Hình 3.16. Bình cứu hỏa khu văn phòng..................................................................48
Hình 3.17. Buổi tập huấn PCCC tại công ty............................................................48
Hình 3.18. Biểu đồ thể hiện công nhân được tham gia lớp tập huấn PCCC.........49
Hình 3.19. Công nhân làm việc tại nhà xưởng.........................................................49
Hình 3.20. Biểu đồ thể hiện tình tình được thăm khám sức khỏe công nhân tại

công ty......................................................................................................................... 50

7


Hình 3.21. Khu chứa CTNH của Công ty................................................................63
Hình 3.22. Biểu đồ thể hiện kết quả công nhân phân biệt được CTNH với CTR
thông thường..............................................................................................................63
Hình 3.23. Sử dụng đèn LED thay đèn huỳnh quang tại khu vực hành chính và
kho chứa thành phẩm................................................................................................64

8


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


MSDN

Mã số doanh nghiệp

MTV

Một thành viên

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

9


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Nền kinh tế đang
có những bước chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt; quá trình đô thị hóa phát triển không
ngừng cả về tốc độ lẫn quy mô, số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, tồn tại song song
với sự phát triển và tiến bộ đó là sự nảy sinh những vấn đề về môi trường: Chất lượng
môi trường đất, nước, không khí suy giảm, nguồn tài nguyên thiên nhiên suy giảm, cạn
kiệt,… Số lượng các nhà máy xí nghiệp đang ngày càng tăng lên cũng là một trong
những lý do gây nên những vấn đề này. Sự phát triển nhanh chóng và ồ ạt của các nhà
máy, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đang gây sức ép lên môi trường với các
loại chất thải tạo ra trong quá trình sản xuất.
Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 40 km về phía Nam, có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng trong vùng, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế đặc
biệt là phát triển các khu công nghiệp. Khu công nghiệp Nhật Tân nằm trên địa bàn
huyện Kim Bảng được xác định là một trong những nhân tố tiềm năng giúp thúc đẩy
sự phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ của
huyện. Theo đánh giá thực trạng môi trường trên địa bàn huyện trong những năm gần
đây, có thể thấy, các chỉ tiêu phân tích đối với nước mặt tại các vị trí quan trắc trên địa
bàn huyện có sự suy giảm qua các năm; nguồn phát sinh bụi, khí thải ngày càng nhiều,
ảnh hưởng trực tiếp đến người dân cũng như người lao động trực tiếp. Do đó cần phải
có những công cụ quản lý để làm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường cũng
như con người.
Công cụ pháp lý trong quản lý môi trường đang là một trong những công cụ hiệu
quả mà cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện đã và đang áp dụng trong việc
giám sát, kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường của doanh nghiệp. Việc thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục về bảo vệ môi
trường sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề, sự cố môi trường của doanh nghiệp. Hiện nay,
không phải doanh nghiệp nào cũng tuân thủ đúng và đầy đủ các thủ tục về bảo vệ môi
trường. Còn rất nhiều các doanh nghiệp chưa hoặc thực hiện không đúng những thủ
tục đã cam kết.
Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam đã được ban quản lý khu
công nghiệp Nhật Tân huyện Kim Bảng chính thức cấp giấy phép kinh doanh từ ngày

25/01/2013. Hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công hàng dệt may và quần
áo. Công ty đã tuân thủ thực hiện các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường trong
1


quá trình hoạt động. Tuy nhiên, việc thực hiện theo đúng các thủ tục đã cam kết của
doanh nghiệp cần được kiểm tra và đánh giá để có thể đảm bảo thực hiện đúng theo
quy định của pháp luật. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá sự tuân thủ
các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH MTV
Seyang Corporation Việt Nam, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” để nghiên cứu, đánh
giá việc thực hiện các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường của công ty, từ đó đưa
ra được những biệp pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về môi trường tại
công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại
Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp để duy trì, cải tiến và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên
quan đến môi trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của công ty trong
thời gian tới.
3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường của công ty.
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường đã
thực hiện tại Công ty.
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH;
+ Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Đề xuất giải pháp duy trì, cải tiến và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên
quan đến bảo vệ môi trường.

2



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về quản lý môi trường bằng công cụ pháp lý
1.1.1. Các khái niệm
 Các khái niệm liên quan tới môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014:
- Môi trườnglà hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đến
sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật.
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động gìn giữ, phòng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm; suy
thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành.
 Khái niệm liên quan đến đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên
quan đến bảo vệ môi trường
- Theo TCVN ISO 9000:2015, Đánh giá là quá trình có hệ thống, độc lập và
được lập thành văn bản để thu được bằng chứng khách quan và xem xét đánh giá
chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá.
- Sự tuân thủ là việc thực hiện đầy đủ các quy định, các yêu cầu trong các giấy
phép đã được cấp hoặc các văn bản, hiệp ước mà tổ chức đó đã cam kết hoặc tham gia.
- Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội nhằm bảo về chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh
tế xã hội quốc gia. Các mục tiêu chủ yếu của quản lý môi trường bao gồm khắc phục
và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con
người. Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng
lãnh thổ, thích ứng với từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư. Tính thống
nhất của hệ thống tự nhiên, con người và xã hội đòi hỏi việc giải quyết vấn đề môi

trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện và hệ thống. Chính
con người là tác nhân chủ yếu phá vỡ tất yếu khách quan, sự thống nhất giữa tự nhiên,
con người và xã hội.
- Pháp luật bảo vệ môi trường là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan
3


Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
việc khai thác, sử dụng, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên (tổ
chức quản lý hoạt động bảo vệ môi trường) nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo
quyền con người được sống trong môi trường trong lành, gắn kết hài hòa với sự phát
triển kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo
vệ môi trường toàn cầu.
- Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều
kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc
cụ thể liên quan đến cá nhân tổ chức.
1.1.2. Vai trò của công cụ pháp lý trong quản lý môi trường
Công cụ pháp lý bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản
dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa
phương.
Công cụ pháp lý hay pháp luật nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong công
tác quản lý môi trường.
- Pháp luật giúp định hướng hành vi của con người theo hướng có lợi cho môi
trường, đảm bảo không gây ra sự xâm hại tới môi trường, từ đó hạn chế những tác
động tiêu cực, ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường.
- Các quy định pháp luật, chế tài về hành chính, dân sự, hình sự mang tính chất
bắt buộc. Do đó, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ, trung thực các yêu cầu
của luật pháp trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố môi trường.
- Pháp luật giúp nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật
BVMT thông qua việc kiến tạo cơ chế hoạt động cho các tổ chức, cơ quan BVMT.

- Pháp luật tăng mức độ đảm bảo việc áp dụng và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường
của các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường, làm cơ sở pháp
lý cho việc xác định các vi phạm pháp luật môi trường và truy cứu trách nhiệm với các
hành vi vi phạm đó.
1.2. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam
1.2.1. Giới thiệu về Công ty
Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Công ty
Seyang) thành lập vào năm 2013, chịu trách nhiệm pháp lý công ty là ông Trần Văn
Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu ngày 25 tháng 01 năm

4


2013. Đến năm 2014, công ty được mua lại và trở thành công ty con của Công ty
Seyang Corporation (Hàn Quốc) do ông Park Chan Joon là Tổng giám đốc. Công ty
đặt tại lô số 54, Cụm công nghiệp Nhật Tân, xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam, đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 3 ngày 02 tháng 03 năm 2017 do Phòng
đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp phép.
Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam là một trong những công ty
đi đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt kim tại Hà Nam, chủ yếu là quần áo dệt kim,
đồ bơi. Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Seyang đã nhận được rất nhiều đánh giá
tốt của các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường may mặc như GAP/Old Navy, A&H
(US Importer), Nike, Janie & Jack, …
Vị trí của công ty trong cụm công nghiệp Nhật Tân:
+ Phía Đông giáp Công ty TNHH dệt Tuất Thịnh và doanh nghiệp tư nhân Văn
Ba (chuyên sản xuất đồ gỗ).
+ Phía Bắc giáp đường nội bộ cụm công nghiệp.
+ Phía Tây giáp Công ty TNHH MTV Kawafuji và Công ty TNHH Thanh Tùng.
+ Phía Nam giáp đường nội bộ cụm công nghiệp.


Hình 1.1.Vị trí Công ty Seyang trong cụm công nghiệp Nhật Tân
5


1.2.2. Thông tin chung về công ty
 Nguồn lực
Tổng giám
đốc

Giám đốc

Quản lý
xuất nhập
khẩu

Nhân viên
vệ sinh

Quản lý
nhân sự

Bảo vệ

Lấy mẫu &
kỹ thuật

Kế toán

Giám sát


Quản lý chất
lượng

QA/QC

Nhân viên
căng- tin

Cắt,
may

Hoàn
thiện

Bảo trì

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự Công ty Seyang
Bảng 1.1. Số lượng nhân viên các bộ phận của Công ty
Số lượng
STT

Bộ phận

Chức năng
(người)

1

Ban quản lý


2

Đại diện điều hành công ty

6

Kho


Số lượng
STT

Bộ phận

Chức năng
(người)

2

Giám sát

3

Giám sát việc thực hiện các khâu từ
lúc nhập nguyên liệu đến khi hoàn
thiện hàng vào kho

3

QA


3

Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng
cho công ty

4

QC

56

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

5

Văn phòng

13

Soạn thảo văn bản, phụ trách hồ sơ
giấy tờ hành chính

6

Kho

9

Quản lý xuất nhập hàng hóa


7

Lấy mẫu và kỹ thuật

11

Tạo sản phẩm mẫu

8

Cắt

27

Cắt vải theo mẫu

9

May

390

May vải đã được chuẩn bị theo thiết
kế sẵn có

10

Hoàn thiện


43

Rà soát lại hàng trước khi nhập vào
kho

11

Bảo trì

6

Bảo dưỡng máy móc, thiết bị điện

12

Bảo vệ

10

Giữ trật tự chung công ty

7

Làm sạch khu văn phòng, vệ sinh, bếp
ăn, không gian chung; phục vụ nhu
cầu ăn uống cho công nhân

13

Vệ sinh + căng-tin


Tổng nhân viên

580
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam)
7


 Nhu cầu sử dụng điện, nước
Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng năng lượng
STT

Nhu cầu sử dụng

Đơn vị

Số lượng

1

Điện

KWh/tháng

46580

2

Nước


m3/tháng

389

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam)
 Cơ sở hạ tầng
- Toàn bộ nhà máy: 7.820 m2
- Diện tích sản xuất: 2.339 m2
+ Xưởng cắt: 336 m2
+ Xưởng may: 1.600 m2
+ Khu đóng gói: 150 m2
+ Khu bắn thẻ bài: 100 m2
+ Phòng sấy khô: 76 m2
+ Kho: 1.419 m2
+ Khu hoàn thiện: 500 m2
+ Kho chứa vải: 525m2;
+ Kho chứa phụ kiện: 100m2
- Diện tích văn phòng: 175 m2
- Căng- tin: 290 m2
 Danh mục sản phẩm & công suất
- Danh mục sản phẩm:
+ Sản phẩm chính: Quần bơi, sản phẩm dệt kim, quần áo lót
+ Loại vải: dệt kim
+ Vải có xuất xứ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Hồng Kông

8


Thống kê sản phẩm (%)


15.00%

5.00%

80.00%
Mỹ
Liên minh châu Âu
Nước khác

Thống kê sản phẩm (%)

20.00%

40.00%

40.00%

Đồ nữ

Đồ nam

Đồ trẻ em
- Công suất: 550.000 chiếc/tháng

Hình 1.3. Thống kê theo quốc gia

Hình 1.4. Thống kê theo loại sản phẩm

1.2.3. Hệ thống máy móc, trang thiết bị của công ty
Bảng 1.3. Danh mục máy móc, trang thiết bị của công ty

STT

Loại máy

Hãng sản xuất

Số lượng

1

Máy vắt sổ chun

SIRUBA

60

2

Máy vắt sổ thường

SIRUBA

47

3

Máy vắt sổ 4 chỉ

PEGASUS


42

9


STT

Loại máy

Hãng sản xuất

Số lượng

4

Máy vắt sổ 4 chỉ

SIRUBA

36

5

Máy vắt sổ 5 chỉ

MANDA

6

6


Máy trần điện tử

PEGASUS

101

7

Máy trần điện tử

SIRUBA

5

8

Máy trần cơ

PEGASUS

4

9

Máy trần cơ

SIRUBA

6


11

Máy trần Zăc lăng 4k6c điện tử

PEGASUS

32

13

Máy trần Zăc lăng 4k6c cơ

YAMATO

1

14

Máy trần xén via

PEGASUS

3

15

Máy 1 kim điện tử

SIRUBA


105

16

Máy 1 kim điện tử

MANDA

36

17

Máy 1 kim điện tử

SANTAR

2

18

Máy 1 kim

PROTEX

2

19

Máy 1 kim thường


SANTAR

8

20

Máy 1 kim dao xén

MANDA

8

21

Máy 1 kim dao xén

SUNELY

4

22

Máy 1 kim (bơi)

JUKI

3

23


Máy 2 kim

MANDA

17

24

Máy 2 kim chỉ tết

SIRUBA

5

25

Máy Zich Zắc

ZOJE

3

26

Máy Zich Zắc

SINGER

5


27

Máy Zich Zắc

JUKI

1

28

Máy di bọ

JUKI

25

29

Máy di bọ

SUOTE

1

10


STT


Loại máy

Hãng sản xuất

Số lượng

31

Máy đính cúc

JUKI

2

32

Máy thùa đầu bằng

JUKI

2

33

Máy thùa đầu tròn

SUOTE

1


35

Máy quấn chân cúc

LOVIA

1

36

Máy san chỉ

YONGGONG

1

37

Máy hút chỉ

JIANGNAN

1

38

Máy cắt vòng

LASTAR


4

39

Máy cắt vòng

KM OTECH

3

40

Máy cắt viền

WELJIE

1

41

Máy cắt đầu bàn

LONGWEI

1

42

Máy cắt đầu bàn


ENYSEW

2

43

Máy cắt đầu bàn

OKITO

1

44

Máy cắt đầu bàn

HIKARI

2

45

Máy cắt phá

UNICAFE

2

46


Máy cắt phá

ZOJE

2

47

Máy ép mác

FIBLCN

5

48

Máy ép nhiệt

MECHINERY

7

49

Máy dò kim

BESTA

2


51

Máy cắt kim loại để bàn

VN

1

52

Máy nén khí

FUSHENG

1

53

Máy nén khí

HANSIN

1

54

Máy mài kim loại, cắt kim l

VN


1

55

Máy tẩy bẩn

JIANGXIN

1

56

Máy kiểm vải

SALOON

1

11


STT

Loại máy

Hãng sản xuất

Số lượng

58


Máy in sơ đồ

GERBER

1

60

Nồi hơi điện

PRODUCT NAM

15

63

Cầu là nhỡ

VN

15

64

Cầu là to

KWANGSUNG

4


65

Cầu là to

HITAL

2

66

Cầu là to

VIRON

2

67

Cầu là nhỏ

KWANGSUNG

12

68

Cầu là nhỏ

HITAL


8

69

Bàn là to

WEIJIE

20

70

Bàn là nhỏ

WEIJIE

20

71

Máy phát điện

DOOSAN

1

72

Máy hút ẩm


HARISON

3

74

Máy đo nhiệt độ

SATO

1

75

Máy siêu âm

HQ

40

76

Máy soi mã vạch

HQ

1

77


Máy in tem

HQ

1

78

Máy test độ bền màu

HQ

1

79

Máy thử độ PH

HQ

1

80

Máy lắc

SATO

1


81

Máy thử độ co dãn của cổ

IMANDA

1

82

Máy scan Symbol

VIRON

1

83

Khác/Other

190
TỔNG

974

(Nguồn:Danh sách tổng hợp tài sản công ty năm 2020)

12



1.2.4. Quy trình sản xuất của Công ty
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình sản xuất của Công ty
Nhập các nguyên phụ
Nghiên cứu kỹ thuật và may
liệu
mẫu

Cắt

May

Kiểm tra

Bắn thẻ bài

Dò kim

Chống ẩm

Đóng gói

Xuất hàng
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Seyang Corporation Việt Nam)
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan tới bảo vệ môi trường doanh nghiệp cần tuân thủ
1.3.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường
 Luật
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua và ban
hành ngày 23 tháng 06 năm 2014. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

+ Khoản 1, điều 18, chương II quy định về Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác

13


động môi trường.
+ Khoản 1, điều 19, chương II quy định về Thực hiện đánh giá tác động môi
trường.
+ Khoản 1, điều 20, chương II quy định về Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
+ Điều 26, chương II quy định về Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo
cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
+ Điều 27, chương II quy định về Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trước khi
đưa dự án vào vận hành.
+ Điều 68, chương VII quy định về Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ.
+ Điều 86, chương IX quy định về Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải.
+ Khoản 1, điều 87, chương IX quy định về Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
+ Điều 95, chương IX, quy định về Trách nhiệm phân loại chất rắn thông thường.
+ Điều 96, chương IX quy định về Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông
thường.
+ Khoản 2, điều 100, chương IX quy định về Thu gom, xử lý nước thải.
+ Điều 101, chương IX quy định về Hệ thống xử lý nước thải.
+ Khoản 1 điều 102, chương IX quy định về Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải.
+ Khoản 1, điều 103, chương IX quy định về Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ
rung, ánh sáng, bức xạ.
 Nghị định
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định
về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm

2015.
+ Điều 12, chương IV quy định về Thực hiện đánh giá tác động môi trường.
+ Điều 13, chương IV quy định về Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá tác
động môi trường.
+ Điều 15, chương IV quy định về Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

14


×