Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đảng bộ huyện nam sách (tỉnh hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

TRẦN THỊ HƢỜNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM SÁCH (TỈNH HẢI DƢƠNG)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

TRẦN THỊ HƢỜNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM SÁCH (TỈNH HẢI DƢƠNG)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.03.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Thanh Loan



Hà Nội -2019
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan,
khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được công bố trong các công trình khác.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Tác giả

Trần Thị Hƣờng

3


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Đỗ Thị
Thanh Loan, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, định hướng để tôi có thể
tìm ra hướng nghiên cứu đúng đắn, khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới Ban Giám hiệu, phòng Sau
đại học, các thầy, các cô trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa
Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực

hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và tập thể Phòng Nông
nghiệp & phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Văn phòng
lưu trữ huyện ủy, phòng Thống kê huyện Nam Sách, Văn phòng lưu trữ Tỉnh ủy
Hải Dương, Cục Thống kê tỉnh Hải Dương,… đã giúp đỡ tôi trong quá trình sưu
tập, khai thác và tìm kiếm tư liệu.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo khoa Xây
dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Học viện An ninh nhân dân – nơi tôi đang
công tác, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn bên
cạnh động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Thị Hƣờng

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………..………….1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………..……….1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………………....2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………...…….....6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….............7
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu……………………………...…..…8

6. Đóng góp của luận văn……………………………………………………..…....8
7. Kết cấu của luận văn………………………………………………………….....8
Chƣơng 1..............................................................................................................................9
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM SÁCH ĐỐI
VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000…………..…9
1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở
huyện Nam Sách và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện………………………...…....9
1.1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở
huyện Nam Sách……………………………...………………………………….....9
1.1.2 Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Nam Sách
từ năm 1997 đến năm 2000..............................................................................................21
1.2 Sự chỉ đạo thực hiện từ năm 1997 đến năm 2000………………………………….25
1.2.1 Chỉ đạo tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp……………….26
1.2.1.1 Khai thác và phát huy các nguồn lực........................................................................26
1.2.1.2 Áp dụng khoa học kỹ thuật..........................................................................................32
1.2.1.3 Chuyên môn hóa sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.........................................33
1.2.1.4 Phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp...............................................................35
1.2.2 Chỉ đạo phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp..................................................38
1.2.2.1 Phát triển thị trường.....................................................................................................38
1.2.2.2 Xây dựng thương hiệu..................................................................................................39
Tiểu kết chương 1...............................................................................................................................40
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM SÁCH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010………...42
2.1 Những yêu cầu mới và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Nam Sách về đẩy
mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp…………………………………….………42
2.1.1 Những yêu cầu mới đặt ra.................................................................................................42
5


2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Nam Sách về đẩy mạnh phát triển

kinh tế nông nghiệp.......................................................................................................................46
2.2 Sự chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm
2010........................................................................................................................................................62
2.2.1 Chỉ đạo tối ưu hoá quá trình sản xuất nông nghiệp...................................................62
2.1.1.1 Khai thác và phát huy các nguồn lực........................................................................62
2.2.1.2 Áp dụng khoa học kỹ thuật..........................................................................................78
2.2.1.3 Chuyên môn hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.........................................................81
2.2.1.4 Phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp................................................................83
2.2.2 Chỉ đạo phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...................................................87
2.2.2.1 Phát triển thị trường.....................................................................................................87
2.2.2.2 Xây dựng thương hiệu..................................................................................................90
Tiểu kết chương 2................................................................................................................................92
Chƣơng III: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM……………………………...….94
3.1 Nhận xét……………………………………………………………………94
3.1.1 Ưu điểm……………………………………………………………....94
3.1.2 Hạn chế...............................................................................................................................106
3.2 Một số kinh nghiệm……………………………………………………110
Tiểu kết chương 3..............................................................................................................................116
KẾT LUẬN……………………………………………………………….……..118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………….....…………………121
PHỤ LỤC……………………………………………………..…………………130

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia, nhất là ở các quốc gia đang phát
triển trong đó có Việt Nam. Ở những nước này, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn

trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp
phát triển cao, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông
sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ
cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực
phẩm. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn
tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việt
Nam là một quốc gia đi lên từ nền nông nghiệp lúa nước do vậy kinh tế nông
nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển đất nước, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn đặt ngành nông nghiệp ở vị trí quan trọng trong hệ thống các
ngành kinh tế. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa từ năm 1960-1975 ở miền Bắc
và từ năm 1975-1985 trên phạm vi cả nước tập trung phát triển công nghiệp
nặng, chưa đánh giá đúng vị trí, vai trò của nông nghiệp, chưa thực sự phát huy
được tiềm năng to lớn của nông nghiệp là một trong những nguyên nhân làm
cho đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội VI với đường lối đổi
mới toàn diện đất nước, Đảng đã đưa ra 3 chủ trương kinh tế lớn: sản xuất lương
thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Chủ trương đúng
đắn của Đảng đã được triển khai sâu rộng trên thực tế, sớm đưa Việt Nam thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Nam Sách là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, có nhiều di tích lịch sử, văn
hóa nổi tiếng như: Đền thờ Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Chùa
Trăm Gian, đền thờ Vua Lê Đại Hành, di tích khảo cổ gốm Chu Đậu... Bên cạnh
đó, Nam Sách còn nằm ở vị trí giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế, có
tuyến đường huyết mạch 37 nối liền 3 trung tâm kinh tế Hà Nội – Hải Phòng –
1


Quảng Ninh. Nhưng nổi bật hơn cả, Nam Sách có tiềm năng phát triển kinh tế
nông nghiệp: nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai được hình
thành bởi sự bồi lắng phù sa của các sông Thái Bình, Kinh Thầy. Địa hình tương

đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và
phát triển một số ngành nghề khác.
Năm 1997, thực hiện Nghị định số 11/NĐ - CP ngày 17/2/1997 của
Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT - TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 2
108/KH - UB của Ủy ban nhân dân tỉnh, ngày 17/2/1997 huyện Nam Thanh
(tỉnh Hải Dương) đã được chia tách ra thành hai huyện: Nam Sách và Thanh Hà.
Sau khi tách Đảng bộ huyện Nam Sách đã nỗ lực lãnh đạo nhân dân thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, khai thác, phát huy được các tiềm năng, thế
mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là phát triển kinh
tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nam Sách đối với kinh tế
nông nghiệp, nhận thức rõ tiềm năng, tổng kết ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học
kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện là cần thiết. Cho đến
nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về huyện Nam Sách nhưng chưa có công
trình nào đề cập đến sự lãnh đạo của đảng bộ huyện Nam Sách với kinh tế nông
nghiệp.
Chính vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Đảng bộ huyện
Nam Sách (tỉnh Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm
1997 đến năm 2010” làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng
cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kinh tế nông nghiệp là vấn đề rất quan trọng vì có ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống kinh tế của con người, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, xã hội và các
hoạt động khác của mọi người dân. Bởi vậy, trong lịch sử đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu có đề cập đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và
kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đây là một mảng đề tài lớn thu hút nhiều nhà
2


nghiên cứu. Quá trình khảo sát tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả chia những

công trình nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp thành 2
nhóm chính sau:
Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp và kinh tế nông
nghiệp nói chung, tiêu biểu như:
Năm 1995, Nguyễn Sinh Cúc đã xuất bản cuốn “Nông nghiệp Việt Nam
1945 – 1995” [15]. Cuốn sách đã trình bày về điều kiện sản xuất, quan hệ sản
xuất, lực lượng sản xuất; kết quả và hiệu quả kinh tế của Việt Nam, từng vùng,
từng địa phương từ năm 1945 đến năm 1995 trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên
cạnh đó, Nguyễn Sinh Cúc còn nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn qua công
trình: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986-2002” [16]. Tác
giả đã khảo sát về thực trạng nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới,
các vấn đề đặt ra và các giải pháp, đặc biệt tác giả đã thống kê được số liệu nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam qua các năm.
Bùi Huy Đáp xuất bản cuốn Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi
mới năm 1996 [27]. Tác giả đã tổng kết quá trình phát triển của nông nghiệp
Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; nông nghiệp truyền thống và kinh nghiệm
làm nông nghiệp; quá trình đổi mới (công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền nông
nghiệp Việt Nam).
Đặng Phong đã chủ biên và cho xuất bản cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam
(1945 – 2000) tập 1 năm 2002 [51]. Tác giả đã khái quát tình hình phát triển kinh
tế Việt Nam nói chung, trong đó kinh tế nông nghiệp trong những năm 1945 –
1954.
Năm 2007, Nguyễn Văn Bích đã xuất bản cuốn Nông nghiệp, nông thôn
sau hai mươi năm đổi mới: Quá khứ và hiện tại [11]. Tác giả với cách nhìn khái
quát, công trình nghiên cứu như một bản tổng kết về lĩnh vực nông nghiệp Việt
Nam, phản ánh đầy đủ, toàn diện, thống kê số liệu qua các thời kỳ xây dựng và
phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

3



Năm 2008, tác giả Nguyễn Kim Sơn xuất bản cuốn Nông nghiệp, nông
dân, nông thôn Việt Nam– hôm nay và mai sau [69], đã làm rõ thực trạng về
nông nghiệp, nông dân và nông thôn, những thành tựu, những khó khăn còn tồn
tại. Và từ thực tiễn đó, tác giả Nguyễn Kim Sơn đã đề xuất, kiến nghị nhằm đưa
nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển.
Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, Đảng bộ địa phương trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn:
Năm 2002, Lê Đình Thắng đã chủ biên và cho xuất bản cuốn Chính sách
phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (Sách
tham khảo) [71]. Tác giả đã phân tích và xác định được tầm quan trọng của sản
xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam trong giai đoạn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau Nghị quyết 10, từ đó có những kiến nghị,
phương hướng và những giải pháp để đổi mới, phát triển kinh tế nông thôn trong
giai đoạn tiếp theo.
Năm 2004, tác giả Đào Thị Vân có luận văn thạc sĩ Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa giai đoạn 1997-2003 [90]. Luận văn trình bày quá trình Đảng bộ Hưng Yên
vận dụng đường lối của Đảng để lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa
phương từ 1997-2003, chỉ rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của quá trình
đó. Tổng kết một số kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
Đảng bộ Hưng Yên làm cơ sở cho việc hoạch định công tác này trong thời gian
tới.
Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2005 với cuốn Đảng Cộng sản Việt Nam
với phong trào Hợp tác xã (tập 2) [20]. Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị
quyết số 26 – NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa X về vấn
đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn,…
Năm 2005, Đào Thị Bích Hồng với luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Bạc Liêu lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm
2003 [30]. Luận án trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu vận dụng chủ

4


trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn vào thực tiễn địa phương,
từ đó đưa ra những đánh giá và bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế
nhằm phát triển hơn nữa về nông nghiệp và nông thôn trong thời gian tới
Trần Thị Minh Châu năm 2007 đã xuất bản cuốn Về chính sách đất nông
nghiệp ở nước ta hiện nay [14]. Tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản về
chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng đã nêu
ra tác động của chính sách đất nông nghiệp và vấn đề đặt ra, đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp.
Năm 2009, Nguyễn Tuấn Thành với luận văn Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh
đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1997 – 2006 [70]. Luận
văn khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cũng như chủ trương xây
dựng nông nghiệp, nông thôn của đảng bộ tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu quá trình
chỉ đạo xây dựng nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ Bắc Giang theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phân tích, đánh giá kết quả phát triển nông nghiệp,
nông thôn của tỉnh qua giai đoạn từ 1997-2000, từ 2001-2006. Nêu những mặt đạt
được và những mặt còn hạn chế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó đưa ra một số bài học kinh
nghiệm.
Năm 2011, tác giả Đặng Kim Oanh với luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996-2006)
[50]. Luận án đã trình bày và phân tích quan điểm, chủ trương, đường lối
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng từ năm 1996 đến năm 2006.
Trình bày quá trình chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996
đến năm 2006 gắn với những kết quả cụ thể trong thời gian cụ thể. Đánh giá ưu
điểm và hạn chế của Đảng; bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình
Đảng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về tỉnh Hải Dương và
huyện Nam Sách, tuy nhiên các công trình nghiên cứu về địa phương này chủ
5


yêu là các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ như: Trần Việt Dũng với luận văn
Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm
2009 năm 2010 [19]; Luận văn của tác giả Phạm Thị Thanh Thủy Phát triển bền
vững nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương năm 2012 [75]; Vũ Thị Lương với Luận
văn Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 năm 2014 [49]; Đỗ Hồng Thịnh với
luận văn Tác động của thu hổi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng
kinh tế của hộ gia đình ở huyện Nam Sách (nghiên cứu trường hợp ở xã Ái Quốc
và xã Đồng Lạc) năm 2014 [74]; Nguyễn Huy Hải với luận văn Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương năm 2015 [28];
Luận văn của tác giả Lê Thị Lan Phương Quản lý hoạt động kinh doanh của hợp
tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương năm
2015 [66]; Luận án tiến sĩ của tác giả Chu Thị Thu Thủy, Tình hình kinh tế nông
nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883-1945 năm 2016 [76]; Trần Văn Triệu với
luận văn Đảng bộ Thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế
từ năm 2006 đến năm 2015 năm 2017 [80].
Đã có một số công trình nghiên cứu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh hoặc một số huyện ở Hải Dương (không phải là Nam Sách) về lãnh đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp. Những công trình này đã đề cập đến chủ trương
của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển kinh tế nông
nghiệp. Tác giả đã kế thừa được những kết quả nghiên cứu này. Tuy nhiên, cho
đến nay chưa có một công trình cụ thể nào đi sâu nghiên cứu, phân tích cụ thể,
chi tiết, có hệ thống về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nam Sách
đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ, toàn diện và khách quan sự lãnh đạo
và chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nam Sách đối với vấn đề phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010; đánh giá những thành tựu và hạn chế trong
6


quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện; bước đầu rút ra một
số kinh nghiệm của Đảng bộ huyện Nam Sách trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế
nông nghiệp trong những năm 1997 - 2010.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp và hệ thống hóa lại các nguồn tư liệu liên quan đến sự lãnh đạo
của Đảng bộ huyện Nam Sách đối với kinh tế nông nghiệp
- Trình bày chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ huyện Nam Sách trong thời gian từ năm 1997 đến năm
2010
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Nam Sách đồng thời rút ra
một số kinh nghiệm phục vụ hiện tại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nam Sách đối với kinh tế nông
nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
* Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Luận văn tìm hiểu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Nam Sách đối với vấn đề kinh tế nông nghiệp trong những năm 1997 –
2010 trên các nội dung: tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp và phân phối,
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Về mặt thời gian: luận văn lấy mốc thời gian nghiên cứu là từ năm 1997
đến năm 2010. Sở dĩ đề tài lấy mốc 1997 là điểm khởi đầu vì ngày 17/2/1997

Huyện Nam Sách được tách ra từ huyện Nam Thanh, trở thành một huyện độc
lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của tỉnh Hải Dương. Năm 2010
đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ XXVI của Đảng bộ huyện Nam Sách.
Về mặt không gian: phạm vi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Tuy
nhiên, để thấy được quá trình phát triển nông nghiệp huyện Nam Sách từ năm

7


1997 đến năm 2010, đề tài có đề cập ở mức độ nhất định đến thời gian trước
năm 1997, trong phạm vi huyện Nam Thanh.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chính của luận văn là các Nghị quyết Đại hội, Hội nghị của
tỉnh ủy Hải Dương, Nghị quyết Đại hội, Hội nghị của huyện ủy Nam Sách; các
Báo cáo tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện Nam Sách, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Sách; niên giám thống kê các năm
của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2010. Ngoài ra, đề
tài còn sử dụng những tư liệu thông qua sách, tạp chí, đặc biệt là các sách viết về
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng, Nhà nước có
liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
Với nội dung và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn sử dụng những
phương pháp nghiên cứu lịch sử truyền thống như phương pháp lịch sử, phương
pháp logic, ngoài ra còn có các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh để làm rõ nội dung nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần trình bày và làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng
bộ huyện Nam Sách đối với kinh tế nông nghiệp
- Khẳng định những thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại và rút ra một

số kinh nghiệm cho quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng
bộ huyện Nam Sách
- Làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho hoạt động giảng dạy, tuyên
truyền về địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
kết cấu làm 3 chương:

8


Chương 1. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nam Sách đối
với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2000
Chương 2. Đảng bộ huyện Nam Sách lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh
tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010
Chương 3. Nhận xét và một số kinh nghiệm

9


Chƣơng 1.
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM
SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM
2000
1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp ở huyện Nam Sách và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện

1.1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp ở huyện Nam Sách
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Nam Sách là huyện nằm ở phía bắc của thành phố Hải Dương - Trung
tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội hơn 60 km về
phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 40 km về phía Đông. Nam Sách có diện
tích tự nhiên là 132.270 ha, được giới hạn bởi tọa độ địa lý trong khoảng từ
20055 đến 21000’28” vĩ Bắc và 106017’ đến 106023’ kinh Đông. Phía Bắc giáp
huyện Chí Linh; phía Đông giáp huyện Kinh Môn và huyện Kim Thành; phía
Nam giáp thành phố Hải Dương; phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện
Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh).
Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên tính đến tháng 4 năm 1997 là 13.270
ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.195,3 ha. Cơ cấu thành phần các loại
đất chủ yếu như sau: Phân theo thành phần cơ giới của đất: Đất thịt nặng là
7.696,6 ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên; Đất thịt nhẹ là 1.592,4 ha, chiếm
12%; Các loại đất khác là 3.981 ha, chiếm 30%. [58, tr 3]
Như vậy, có thể khẳng định đất đai của huyện Nam Sách chủ yếu là là đất
thịt nặng, ít chua có hàm lượng dinh dưỡng lân trung bình đến giàu, thích hợp để
trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai lang, các loại rau, đậu, đỗ,
lạc và trồng một số loại cây ăn quả, các loại cây vụ đông như hành, tỏi,…
Huyện Nam Sách về cơ bản cả bốn phía đều có sông bao bọc, gồm sông
Thái Bình và sông Kinh Thầy. Do vậy, nguồn phù sa màu mỡ cộng với nguồn
nước khá dồi dào, phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của
10


dân cư. Tuy nhiên, đây cũng là một khó khăn cho huyện do có nguy cơ ngập lụt
về mùa mưa. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm của huyện khoảng 1.770 mm,
năm cao nhất lên tới 2.311 mm và năm thấp nhất là 1.264 mm và phân bố không
đều theo thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8 (tháng 8
có lượng mưa cao nhất 476mm) nên thường gây ra tình trạng úng lụt vào những
tháng này. Một số xã ven sông như Thái Tân, Thượng Đạt, Nam Tân, Nam Hưng,
Minh Tân, Cộng Hòa… có nguy cơ ngập úng cao, nhiều năm chịu thiệt hại nặng

nề trong sản xuất nông nghiệp. [88, tr 9]
Bên cạnh đó, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng
nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông, cuối mùa thường có gió
bão ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp là điều không tránh khỏi. Mùa đông
khô lạnh, có những ngày nhiệt độ xuống thấp xuất hiện sương muối gây tác
động lớn tới sản xuất các loại cây vụ đông như: hành, tỏi, dưa hấu,…
Qua khái quát điều kiện tự nhiên, có thể nói Nam Sách là một trong
những huyện hội tụ được những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nông
nghiệp của tỉnh Hải Dương. Đảng bộ huyện Nam Sách cũng đã từng bước đưa ra
những chủ trương, chính sách tận dụng, phát huy tối đa những điều kiện thuận
lợi và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu của điều kiện tự nhiên đến
quá trình phát triên nông nghiệp trên địa bàn huyện. Trong xu thế chung của cả
nước về hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đảng bộ và nhân dân huyện
Nam Sách đã và đang từng bước đưa nông nghiệp phát triển tương xứng với các
huyện có nông nghiệp phát triển trong tỉnh Hải Dương nói riêng và trong khu
vực đồng bằng sông Hồng nói chung.
Điều kiện kinh tế - xã hội: Nam Sách là huyện có lịch sử phát triển lâu
đời, con người đến sinh cơ lập nghiệp khá sớm. Đây là vùng quê đã sinh ra
nhiều danh nhân văn hóa của đất nước: Lĩnh vực văn học nổi tiếng với hai trạng
nguyên họ Mạc là Mạc Hiển Tích và Mạc Đĩnh Chi (người xã Nam Tân).
Huyện Nam Sách còn nổi tiếng bởi truyền thống hiếu học và khoa bảng. Theo
số liệu thống kê, Nam Sách có 125 tiến sỹ, nhiều nhất cả nước tính theo địa bàn
11


cấp huyện, chiếm 25% tổng số tiến sỹ của cả tỉnh Hải Dương (Hải Dương là
tỉnh đứng đầu cả nước về số người đỗ đạt cao với 498 tiến sĩ nho học, trong đó
có 11 trạng nguyên, một người (Nguyễn Thị Duệ) hiện được coi là nữ tiến sĩ
đầu tiên trong lịch sử dân tộc). Chỉ tính riêng ba triều đại Lý, Trần, Lê thì
huyện Nam Sách đã có hơn 60 người thi đỗ đại khoa, góp phần làm rạng rỡ cho

xứ Đông văn hiến. Bên cạnh đó, Nam Sách cũng là địa phương có nhiều di tích
lịch sử đền, chùa, miếu, trong đó có 11 di tích đã được Nhà nước xếp hạng, nổi
bật là một số di tích như Chùa Trăm Gian (xã An Bình), Đền thờ Lưỡng quốc
Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (xã Nam Tân), Đình thờ Phạm Chiêm, Đình Nhân
Lý (Thị xã Chí Linh)... [88, tr 17]Với cơ cấu dân số trẻ, Nam Sách có nguồn lao
động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động năm 1997 là 69.107 người, chiếm
khoảng 59,2% dân số toàn huyện. Tổng số lao động đang làm việc trong các lĩnh vực
kinh tế là 59.404 người, chiếm 50,9% tổng dân số. Trong đó, lao động của khu vực
nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng gần 52,2% tổng lao động đang làm việc
năm 1997. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt mức cao so với
mặt bằng chung của tỉnh. Năm 1997, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 22%
tổng lực lượng lao động đang làm việc. [58, tr 8]

Như vậy, có thể thấy chất lượng lao động của Nam Sách còn khá thấp. Do
đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới,
đặc biệt khi đẩy mạnh phát triển khu vực công nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo
trong tổng lực lượng lao động của huyện cần tiếp tục được nâng lên (theo
phương pháp phân loại lao động qua đào tạo mới) đòi hỏi huyện phải có giải
pháp và kế hoạch để chuẩn bị lực lượng nhân lực sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Nhìn chung, người dân Nam Sách có truyền thống cần cù, chịu khó và có
kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, cây lương thực, cây thực
phẩm cây công nghiệp, chăn nuôi). Trong thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình
sản xuất kinh tế trang trại, gia trại… giúp người dân vươn lên làm giàu, xoá đói
giảm nghèo. Đây là những nhân tố mới, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển.
Tuy nhiên, mặc dù nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tỷ lệ lao động trong
12


độ tuổi có trình độ học vấn ở mức tương đối nhưng trình độ chuyên môn vẫn

còn rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, vì vậy khi có nhu cầu về lao động
có trình độ tay nghề cao sẽ gây ra khó khăn cho huyện.
Ngoài canh tác nông nghiệp, Nam Sách còn được nhắc đến với tư cách là
một trong những huyện có thủ công nghiệp khá phát triển. Nam Sách có nhiều
nghề thủ công truyền thống và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã tạo nên
những sản phẩm khá nổi tiếng trong quá khứ như xã Phú Điền có nghề làm nồi,
ấm đất nung; xã Quốc Tuấn có nghề làm hương; xã Minh Tân và Thái Tân còn
có nghề dệt chiếu; đặc biệt nghề gốm sứ ở thôn Chu Đậu, xã Thái Tân. Đây là
trung tâm sản xuất gốm sứ cao cấp, phục vụ trong nước và xuất khẩu ra nước
ngoài từ thời Lê. Ngoài ra, một số nghề truyền thống đang được phục hồi và
phát triển.
Khu công nghiệp Nam Sách có vị trí địa lý thuận lợi, tập hợp các doanh
nghiệp sản xuất tương đối lớn đã góp phần không nhỏ giải quyết vấn đề việc làm
cho người dân địa bàn huyện. Những năm gần đây, tỉ trọng lao động sản xuất
trong các ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng, lao động trong các
ngành nông nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm đi đáng kể. Điều này phù hợp
với xu thế chung của toàn tỉnh và cả nước. Trong tương lai, đảng bộ huyện tạo
điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển, đồng thời
phát huy những thế mạnh về nguồn lao động, vị trí địa lý tạo đà chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, không chỉ ở các ngành công nghiệp mà còn chuyển biến nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Thực trạng nông nghiệp huyện trước năm 1997
Quý I năm 1997 ngoài việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, toàn huyện
đã tập trung chỉ đạo và hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm thực hiện việc chia tách
huyện Nam Thanh thành hai huyện Nam Sách và Thanh Hà. Từ ngày 1 tháng 4
năm 1997 huyện Nam Sách chính thức đi vào hoạt động theo địa giới hành chính
mới.

13



Tính đến năm 1996, diện tích đất nông nghiệp toàn huyện Nam Thanh đạt
28.136,28 ha, trong đó diện tích trồng cây lương thực là 26.084 ha. Trong số
diện tích trồng cây lượng thực thì diện tích trồng lúa chiếm 24.964 ha chiếm
95,7% [65, tr8].
Như vậy, xét trong tổng số diện tích đất nông nghiệp thì diện tích trồng
lúa chiếm đại đa số. Tính đến năm 1996 Nam Thanh vẫn là một huyện thuần
nông, lấy lúa nước là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh việc phát triển lúa nước, trong những năm 1991-1996, Đảng bộ
huyện đã chú trọng phát triển rau đậu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Tính đến
tháng 10/1996, kết quả gieo trồng cây rau màu, cây công nghiệp vụ đông của
toàn huyện đạt: 1380 ha. So với năm 1994, diện tích trồng cây rau màu, công
nghiệp vụ đông đã tăng 90 ha (năm 1994 là 1290 ha). Sản lượng cây ăn quả
cũng có sự biến động không nhỏ, ngoài diện tích trồng vải thiều lâu năm tại các
xã Thanh Xuân, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Trường Thành, Vĩnh Lập..., thì diện
tích cây ăn quả cũng được mở rộng với một số giống cây mới như: nhãn, bưởi,
ổi,... Đảng bộ huyện cũng đề ra chiến lược phát triển cây ăn quả, do cây ăn quả
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa và cây rau màu, đồng thời được bà
con nông dân hưởng ứng nhiệt tình. Tuy nhiên, để phát triển cây ăn quả cần có
đội ngũ chuyên gia kỹ thuật hướng dẫn, tập huấn bà con cách trồng, chăm sóc và
xử lý khi cây bị sâu bệnh. Đây cũng là vấn đề không nhỏ đặt ra đối với đảng bộ
huyện.
Với ngành chăn nuôi, đây cũng là một thế mạnh của huyện vì chăn nuôi di
liền với trồng các loại cây lương thực, thực phẩm. Diện tích trồng các loại cây
lương thực, thực phẩm lớn kéo theo chăn nuôi phát triển. Tính đến tháng 10 năm
1996, toàn huyện có tổng số đàn lợn là 65.610 con, đàn trâu 8.500 con, đàn bò
9.500 [65, tr 11]. Thực hiện theo chủ trương của Tỉnh ủy về cải tạo, nâng cao
chất lượng gia súc, gia cầm huyện ủy Nam Thanh đã đề ra nhiều biện pháp thiết
thực nhằm cải tạo chất lượng con giống: nhập các loại lợn siêu nạc thay cho lợn
Móng Cái trước, sind hóa đàn bò,…

14


Nhìn chung, kinh tế xã hội huyện Nam Thanh tính đến tháng 12 năm 1996
có sự chuyển biến lớn so với giai đoạn trước, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện còn tồn tại những vấn đề khó
khăn không nhỏ cần phải nhanh chóng khắc phục. Canh tác nông nghiệp vẫn
còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên không thuận lợi như
hạn hán, lũ lụt tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
(trận bão tháng 8 năm 1996 gây ngập úng lớn dẫn tới xóa sổ diện tích trồng rau
màu vụ thu đông ở các xã: Nam Hưng, Hợp Tiến, Thượng Đạt). Diện tích đất
nông nghiệp chưa được quy hoạch, ruộng đất các hộ nông dân sở hữu còn tình
trạng manh mún, nhỏ hẹp. Trung bình 1 hộ nông dân có từ 8-10 mảnh ruộng,
thuộc các khu gieo trồng khác nhau gây khó khăn cho việc canh tác. Phân tầng
địa chất không giống nhau dẫn đến độ màu mỡ các khu vực không đồng đều, có
nhiều diện tích đất sử dụng gieo trồng các cây lương thực cằn cỗi, nông dân phải
mất nhiều thời gian, công sức vài chi phí để tăng độ màu mỡ, cải tạo đất. Trình
độ nhận thức của nông dân còn hạn chế, chủ yếu vẫn canh tác theo thói quen, tập
quán, chưa có áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất dẫn tới năng suất
thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Tư duy kinh tế hàng hóa chưa phát triển, chủ
yếu là tự cung tự cấp, dư thừa mới mang bán, chưa có quy hoạch vùng chuyên
canh, sản xuất mang tính thương mại chưa có chỗ đứng. Các giống cây trồng
trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là nông dân tự lựa chọn và canh tác, chưa có quy
hoạch của chính quyền cơ sở như các giống lúa thì chủ yếu vẫn là giống lúa dài
ngày, năng suất thấp, giá thành không cao.
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, hệ thống
kênh mương dẫn nước tưới tiêu vẫn còn chủ yếu là bờ đất, nông dân tự đắp và
nạo vét qua các năm, chưa được đầu tư, quan tâm đúng mực. Các khu vực đồng
xa khó khăn hơn nhiều trong việc canh tác, sử dụng. Các trạm bơm ở các xã
chưa được đầu tư xây dựng, sửa chữa có những khu vực 2 xã phải chung nhau 1

trạm bơm do vậy việc phát huy hiệu quả để phục vụ nông nghiệp chưa cao.

15


Ở một số xã trên địa bàn huyện, hiện tượng bỏ hoang ruộng đất vẫn còn
tồn tại. Các vùng đất này chủ yếu do điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất không
thuận lợi như: quá xa khu dân cư, không có hệ thống tưới tiêu phục vụ canh tác.
Những khó khăn cơ bản này chủ yếu không phù hợp với việc trồng lúa nhưng
người nông dân lại chưa biết chuyển đổi mục đích canh tác sang các loại cây
trồng khác. Trách nhiệm của chính quyền cơ sở cũng chưa thực sự được nêu
cao. Hàng năm các hiện tượng sâu bệnh phá hoại mùa màng, các dịch bệnh
trong chăn nuôi vẫn diễn ra mà chưa có sự chủ động của chính quyền cũng như
các hộ nông dân, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Các hội thảo
chuyển giao kỹ thuật có được tổ chức nhưng quá thưa thớt, một năm chỉ được 1
hoặc 2 lần, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học hỏi, nâng cao trình độ của người
dân. Các trạm bảo vệ thực vật của huyện chưa phát huy được vai trò của mình
trong sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn huyện còn xuất hiện các loại thuốc bảo
vệ thực vật giả, kém chất lượng. Ngành chăn nuôi thì nhỏ lẻ, manh mún theo hộ
gia đình, chưa có quy mô trang trại lớn, người nông dân chủ yếu vẫn tự tìm đầu
ra cho sản phẩm, chưa có sự quan tâm, can thiệp giúp đỡ của chính quyền địa
phương. Việc tiêm phòng bệnh cho các đàn gia súc, gia cầm ở một số xã còn
thiếu quan tâm, hiệu quả tiêm phòng thấp.
Để hạn chế những khó khăn, phát huy lợi thế, Đảng bộ huyện Nam Sách,
Thanh Hà cần phát huy vai trò lãnh đạo của mình. Trong điều kiện thay đổi địa
giới hành chính, mỗi địa bàn lại có những thế mạnh riêng, Đảng bộ huyện cần
phân tích cụ thể tình hình, đề ra những chủ trương phù hợp nhằm hạn chế, khắc
phục hiệu quả nhất những khó khăn và phát huy tối đa thế mạnh đưa kinh tế
nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc.
- Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tầm
quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi
mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi
dậy nguồn động lực to lớn của nhân dân. Đến năm 1996, công cuộc đổi mới do
16


Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tiến hành được 10 năm, thu
được những thành tựu quan trọng về mọi mặt, đất nước từng bước thoát khỏi
khủng hoảng, kinh tế đã có bước phát triển mới tạo ra nhiều tiền đề cần thiết cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn tiếp theo. Trong
những năm 1988 - 1998, sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện,
liên tục, với tốc độ cao (bình quân tăng 4,3%/năm). Cơ cấu kinh tế nông thôn
bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tăng nhanh, một số mặt hàng có giá trị
xuất khẩu lớn (gạo, cà phê, cao su, tôm...). Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ
lợi được tăng cường. Đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện. Nhiều
nhân tố mới trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới xuất hiện. Những
thành tựu đó góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội
đất nước, đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí rất quan trọng của nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam. Những kết quả đạt được sau 10 năm đổi mới đất nước đã
khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, tuy nhiên, tình hình thế giới và trong
nước đã có những chuyển biến không nhỏ đặt ra cho Đảng những nhiệm vụ và
bước đi mới.
Trong hoàn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã diễn ra từ
ngày 28/6/1996 đến ngày 1/7/1996 tại Hà Nội. Đại hội tổng kết 10 năm đổi mới;
khẳng định Việt Nam đã chấm dứt khủng hoảng kinh tế xã hội, bắt đầu bước vào
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đề ra mục tiêu,
phương hướng, giải pháp thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại
hội xác định nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những

năm còn lại của thế kỷ XX là đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với
công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản,…
Trong định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, Nghị quyết Đại hội VIII
nhấn mạnh:

17


“Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp hình thành các vùng tập
trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng
hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng đảm bảo an toàn về lương thực trong xã
hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và yêu cầu của thị trường
trong, ngoài nước… [21, tr 371]”.
Hoàn thành cơ bản việc giao đất, khoán rừng cho hộ nông dân. Điều chỉnh
việc phân bổ vốn và huy động thêm nhiều nguồn vốn cho phát triển nông, lâm,
ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Có chính sách khuyến khích và trợ giúp nông
dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ và giải quyết các
khó khăn về vốn, về giá cả vật tư nông nghiệp và hàng nông sản, về thị trường
tiêu thụ sản phẩm,… [21, tr 372].
Để cụ thể hóa chủ trương của Đại hội VIII đối với vấn đề nông nghiệp,
nông dân và nông thôn, ngày 10/11/1998 Bộ Chính trị đã họp và ra Nghị quyết
số 06 NQ/TW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trên cơ sở
đánh giá tình hình, Bộ Chính trị đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những
tồn tại, yếu kém trong phát triển nông nghiệp giai đoạn trước, từ đó Nghị quyết
đã đưa ra 4 quan điểm, 6 mục tiêu và 6 chính sách lớn đối với nông nghiệp,
nông thôn trong đó có những nội dung đề cập trực tiếp đến kinh tế nông nghiệp.
Về mục tiêu phát triển, Nghị quyết nhấn mạnh: trong quá trình lãnh đạo
phải coi trọng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng
nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ

cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức. Đặc biệt coi trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông
nghiệp phải đi đôi với phát triển công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị
trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay
trên địa bàn nông thôn; phát triển nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông
thôn mới. Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ
khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng, đáp ứng ngày
18


càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh
ra xuất khẩu.
Để tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp, Nghị quyết đã đưa ra một
số chủ trương lớn. Trong đó, về khai thác và phát huy các nguồn lực cho phát
triển kinh tế nông nghiệp, Trung ương Đảng nhấn mạnh:
Có chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn của dân cư, các
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, dành một tỷ lệ quan trọng
các nguồn vốn nhà nước huy động được để đầu tư cho phát triển nông nghiệp,
nông thôn hình thành các tổ hợp công - nông nghiệp - dịch vụ ở những địa
bàn có điều kiện [22, tr 538].
Mở rộng tín dụng, tăng dần vốn vay trung và dài hạn, đáp ứng yêu cầu
vốn cho công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; thực hiện chính sách ưu đãi
về lãi suất và có thời hạn trả nợ riêng đối với tín dụng cho các chương trình ưu
tiên về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thời hạn cho vay vốn phải phù hợp
với chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng và thời gian khấu hao máy móc
nông nghiệp [22, tr 538].
Về áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình
sản xuất, Trung ương Đảng cũng chỉ rõ: Hỗ trợ, khuyến khích sản xuất và sử
dụng các loại máy móc thiết bị cơ khí sản xuất trong nước phục vụ sản xuất, chế

biến nông, lâm, thuỷ hải sản. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền
thống. Khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều lao động
và vật liệu tại chỗ [22, tr 538].
Để chuyên môn hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, Trung ương Đảng đã đưa
ra chủ trương:
“Đẩy mạnh thâm canh lúa, từng bước hình thành các vùng tập trung sản
xuất lúa năng suất, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản sau
thu hoạch để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo và đẩy mạnh xuất khẩu [22, tr
537]”.

19


×