Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Quản trị chuỗi cung ứng của Nestle sản phẩm cà phê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.63 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NESLE MẶT
HÀNG CÀ PHÊ
G.V hướng dẫn: Th.s Hoàng Thị Đoan Trang
Lớp: TMA305(20192).11
Sinh viên thực hiện: Nhóm 13
1. Nguyễn Thuý Hằng

:

1711110219

2. Nguyễn Phương Anh

:

1711110031

3. Bùi Thị Phương Dung

:

1711110131

4. Phạm Vũ Thanh Tú

:



1711110756

5. Lê Vũ Thuý Nga

:

1711110473

6. Hoàng Thị Hoa

:

1711110265

7. Lê Phương Nga

:

1711110472

8. Vũ Tuấn Thành

:

1711110635

Hà Nội, tháng 3 năm 2020



MỤC LỤC VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Mở đầu

Tran
g
3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG (TỔNG QUAN VỀ
NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM)
1.1 Thị trường cà phê.
1.2 Quá trình cung ứng cà phê.

4
6

PHỤ TRÁCH
Lê Phương
Nga
Nguyễn Thúy
Hằng

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG CÀ PHÊ CỦA NESTLE
2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty nestle
2.1.1 Các hoạt động tại Việt Nam
2.1.2 Một số sản phẩm nổi bật.
2.2 Quản trị chuỗi cung ứng cà phê của nestle
2.2.1 Chuỗi cung ứng cà phê của Nestle
2.2.2 Các thành phần trong chuỗi cung ứng của các công ty cà
phê Nestle

2.3 Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của Nescafe
2.3.1 Mục tiêu của thực hiện chiến lược.
2.3.2 Dự án Nescafé Plan.
2.3.3 Tác động của chiến lược đến chuỗi cung ứng Việt Nam
CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÀ
PHÊ VIỆT NAM
3.1 Tiềm năng.
3.2 Thách thức.
3.2.1 Cà phê vẫn chủ yếu sản xuất thô.
3.2.2 Năng suất cao nhất trên thế giới nhưng chất lượng kém xa
quốc tế
3.2.3 Trên thị trường hiện tại diễn ra tình trạng tranh mua, tranh
bán cà phê
3.3 Giải pháp
3.3.1 Xây dựng mô hình tổ hợp sản xuất, ổn định diện tích cà
phê.
3.3.2 Cải tiến thương mại và xuất khẩu.
3.3.3 Dự báo thị trường, chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt Nam
3.3.4 Cải tiến kỹ thuật công nghệ, đào tạo nhân lực cho ngành
cà phê
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Tổng hợp và chỉnh sửa file Word
Làm silde
2

7
9
9

11
12
13
13
14
17

Nguyễn
Phương Anh

Bùi Thị
Phương Dung
Phạm Vũ
Thanh Tú
Lê Vũ Thuý
Nga

18
19
20

Hoàng Thị
Hoa

20
21
22
22
25
27

28

Lê Phương
Nga
Vũ Tuấn
Thành
LP Nga
PV Thanh Tú
LV Thuý Nga


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc
trong sản xuất và xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Braxin, và là nước đứng đầu thế
giới về sản xuất cà phê vối (robusta) với chất lượng tốt trên thế giới. Cà phê trở
thành mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau gạo, sự phát triển
của ngành cà phê đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy
nhiên trong thị trường rộng lớn đó sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt, để không bị
thất bại và có cơ hội vươn ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải
không ngừng hoàn thiện, cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. Trước đây hàng hoá không ngừng được sản xuất ra nhưng
chỉ sản xuất những thứ doanh nghiệp có,việc sản xuất đúng nơi, đúng lúc, đúng nhu
cầu không được quan tâm. Bởi vậy gây ra chi phí sản xuất cao, cung lớn hơn cầu,
giá trị sản phẩm không cao, không thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng…làm
cho hiệu quả kinh doanh thấp.
Việc ra đời của logistic và hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm đã giúp cho
các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách tối ưu. Chính nhờ hoạt động hậu cần
mà giá trị sản phẩm được tăng lên, đồng thời nhờ sự kết hợp chặt chẽ từ khâu
nguyên liệu đầu vào tới khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra đã giảm thiểu chi phí sản
xuất kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh. Việc các doanh nghiệp xây dựng cho mình

một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
không cần thiết, nâng cao giá trị cho sản phẩm, đồng thời khẳng định thương hiệu
của mình.
Bởi vậy, để phân tích sự ảnh hưởng của hoạt động chuỗi cung ứng đối với
doanh nghiệp, đồng thời tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của các
doanh nghiệp cà phê Việt Nam., chúng em đã lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng của công ty Nestle đối với mặt hàng cà phê ở Việt
Nam” - một doanh nghiệp rất thành công ở thị trường nước ta với nhiều ngành hàng
mà cà phê là một điển hình trong số đó.

3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH
CÀ PHÊ VIỆT NAM
1.1 Thị trường cà phê Việt Nam
Trong ba thập kỷ qua, cà phê là một trong những đóng góp quan trọng nhất
cho doanh thu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc
gia nói chung. Ngành công nghiệp cà phê đã tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp
và gián tiếp, đồng thời là sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia đình trong các khu vực
sản xuất nông nghiệp. Giá trị xuất khẩu cà phê thường chiếm khoảng 15% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và tỷ trọng cà phê luôn vượt trên 10% GDP
nông nghiệp trong những năm gần đây. Ước tính của Tổng cục Thống kê cho biết
năm 2019 cả nước xuất khẩu đạt chừng 1,61 triệu tấn (tương đương 26,8 triệu bao),
trị giá 2,785 tỉ USD.
Việt Nam tự hào là nước xuất khẩu cà phê thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil.
với sản lượng khoảng 25 triệu bao vào năm ngoái. Nhưng sản phẩm cà phê của Việt
Nam vẫn chủ yếu là cà phê rang xay, có chất lượng thấp, giúp tạo việc làm nuôi
sống hơn 2,5 triệu nông dân chủ yếu là người dân tộc.
Việt Nam hiện có 5 vùng sản xuất cà phê chính là Tây Nguyên, Đông Nam

Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía Bắc. Tổng diện tích
trồng cà phê của cả nước đến cuối năm 2014 khoảng 600.000 ha. Nhưng riêng Tây
Nguyên có hơn 580.000 ha cà phê, chiếm gần 90% diện tích và sản lượng cà phê cả
nước, cụ thể Đăk Lăk (190.000 ha), Lâm Đồng (162.000 ha), Đăk Nông (135.000
ha), Gia Lai (82.000 ha) ) và Kon Tum (13.500 ha). Như vậy về cơ bản có thể nói
cà phê Việt Nam chủ yếu xuất xứ từ Tây Nguyên. Thống kê cho biết ngành cà phê
đã tạo việc làm cho khoảng nửa triệu hộ với 2,6 triệu nông dân, chủ yếu là người
dân tộc ở Tây Nguyên.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2019 xuất khẩu
cà phê ra thị trường nước ngoài ước đạt 92.347 tấn, tương đương 168,68 triệu USD,
giá 1.826,6 USD/tấn, giảm 19,1% về lượng, giảm 14,4% về kim ngạch nhưng tăng
5,8% về giá so với tháng 8/2019; so với tháng 9/2018 cũng giảm 23,5% về lượng,
giảm 20,5% về kim ngạch và tăng 11,9% về giá.
4


Tính chung, trong 9 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 1,27 triệu tấn cà
phê, thu về gần 2,17 tỷ USD, giá trung bình 1,718 USD/tấn, giảm 12,6% về lượng,
giảm 21% về kim ngạch và giảm 9,6% về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Đức đạt 185.262
tấn, tương đương 289,28 triệu USD, giá 1.561,5 USD/tấn, chiếm trên 14,6% trong
tổng lượng và chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước,
giảm 3,9% về lượng, giảm 16% về kim ngạch và giảm 12,6% về giá so với 9 tháng
đầu năm 2018.
Xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2019 ở một vài nước
9 tháng đầu năm 2019
Thị trường

Lượng


+/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Đông Nam Á

149.507

296.754.813

-25,89

23,06

Đức

185.262

289.283.388

-3,85

-15,98

Mỹ


111.273

185.946.812

-20,73

-29,7

Italia

107.140

171.643.536

-0,55

-12,54

Tây Ban Nha

98.925

158.199.110

7,63

-5,27

Philippines


59.870

138.231.342

-6,68

15,01

Nga

68.582

129.847.933

-0.73.

-10,22

Nhật

70.074

124.788.003

-11,16

-23.71

(*Tính toán theo số liệu của TCHQ)
Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang

xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê
hòa tan. Theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử
dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7
lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng
5


sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng
là nữ (52%).

1.2 Quá trình cung ứng cà phê
Đối với cà phê, chuỗi cung ứng thường phức tạp và khác nhau ở các nước
khác nhau, nhưng thường bao gồm:
- Người trồng cà phê – thường trồng cà phê trên thửa đất nhỏ chỉ từ 1 hoặc 2
hécta. Nhiều người thực hiện luôn cả khâu sơ chế (phơi khô và tách vỏ).
- Người trung gian – những người trung gian có thể tham gia vào nhiều mảng
của chuỗi cung ứng. Họ có thể mua cà phê ở bất kỳ giai đoạn nào giữa trái cà phê
chín và cà phê non (xanh), sau đó tiến hành sơ chế, hoặc thu gom đủ lượng cà phê
từ nhiều hộ nông dân, rồi vận chuyển bán cho người chế biến, cho trung gian khác
hoặc cho thương lái.
- Người chế biến – là những hộ nông dân có thiết bị chế biến cà phê, hoặc
nông dân trồng cà phê và người chế biến hợp tác để mua thiết bị chế biến cà phê.
- Đại lý chính phủ - ở một số nước, việc mua bán cà phê do chính phủ kiểm
soát, có lẽ bằng cách mua cà phê từ những nhà chế biến với mức giá cố định và bán
đấu giá cho nhà xuất khẩu.
- Nhà xuất khẩu – mua cà phê từ các đối tác hoặc đấu thầu và sau đó bán cho
các thương lái. Kiến thức chuyên môn về khu vực địa phương và nhà sản xuất cho
phép họ đảm bảo chất lượng của chuyến hàng.
- Thương lái – cung cấp trái cà phê cho những người rang cà phê với đúng số
lượng, đúng lúc và mức giá có thể chấp nhận cho người mua và người bán.

- Nhà sản xuất – ví dụ như Nestlé có chuyên gia chế biến hạt cà phê tươi
thành thức uống được khách hàng ưa chuộng. Công ty cũng có thể tăng thêm giá trị
cho sản phẩm thông qua các hoạt động marketing, làm thương hiệu và đóng gói.
- Người bán lẻ - là những người bán cà phê trong siêu thị lớn, cho đến khách
sạn và các cửa hàng ăn uống, tạp hóa.
- Khách hàng - người mua cà phê ở các siêu thị hay cửa hàng…

6


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
CÀ PHÊ CỦA NESTLE
2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Nestle
Nestlé là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại
Vevey, Thụy Sĩ. Phạm vi các dòng sản phẩm của công ty từ café, nước, kem, và
thức ăn trẻ em đến thực hiện và chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng, chăm sóc vật nuôi,
bánh kẹo và dược phẩm.
Công ty Nestle được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestlé, một dược sĩ
người Thụy Sĩ gốc Đức. 1860 Ông đã phát minh ra một loại sữa bột dành cho
những trẻ sơ sinh không thể bú mẹ, nhằm giảm tỉ lệ trẻ sinh tử vong vì suy dinh
dưỡng. Thành công của ông với sản phẩm này là đã cứu sống một trẻ sinh non
không thể bú sữa mẹ hoặc bất kỳ loại thực phẩm thay thế sữa mẹ nào khác. Nhờ
vậy, sản phẩm này sau đó đã nhanh chóng được phổ biến tại Châu Âu.
Nestle hiện có hơn 2000 nhãn hiệu khác nhau, từ các thương hiệu biểu tượng
toàn cầu cho đến các thương hiệu địa phương được yêu thích, và đang hiện diện tại
191 quốc gia trên toàn thế giới. Nestle không ngừng nghiên cứu và cho ra đời
những sản phẩm không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn đưa ra những giải pháp
dinh dưỡng co sức khỏe dành cho mọi lứa tuổi, mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.
2.1.1. Các hoạt động tại Việt Nam
+ 1912: Nestle thành lập văn phòng đại diện đầu tiên tại Sài Gòn. Từ đó, biểu

tượng tổ chim nổi tiếng của Nestle đã trở nên thân thuộc với biết bao thế hệ gia đình
người Việt Nam suốt hơn 100 năm qua
+ 1992: Thành lập Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel (thuộc
Tập đoàn Nestlé) và Công ty thương mại Long An
+ 1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam khi mở văn phòng đại diện tại
Thành phố Hồ Chí Minh

7


+ 1995: Thành lập Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và khởi công xây dựng
Nhà máy Đồng Nai
+ 1998: Khánh thành Nhà máy Nestlé Đồng Nai tại Khu công nghiệp Biên
Hòa II, Tỉnh Đồng Nai
+ 2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên
+ 2009: Mở rộng dây chuyền sản xuất MAGGI tại Nhà máy Nestlé Đồng Nai
+ 2011: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Trị An và mua lại Nhà máy
Nestlé Bình An từ Gannon
+ 2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé có mặt tại Việt Nam
+ 2013: Khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất NESCAFÉ
+ 2014: Mở rộng dây chuyền sản xuất Nestlé MILO uống liền trị giá 37 triệu
USD
+ 2015: Khánh thành Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine trị giá 80 triệu
USD
+ 2016: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên trị giá
70 triệu USD
+2017: Khánh thành Nhà máy Bông Sen tại Hưng Yên và Trung tâm phân
phối hiện đại tại Đồng Nai
+ 2018: Khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto
tại Nhà máy Trị An

+ Tháng 3/2019: Vận hành Trung tâm Phân phối Nestlé Bông Sen áp dụng
công nghệ kho vận 4.0
+ Tháng 9/2019: Hoàn thành Giai đoạn 2 dự án mở rộng Nhà máy Nestlé
Bông Sen tại Hưng Yên
+ Tháng 10/2019: Khai trương không gian làm việc hiện đại và sáng tạo tại
Văn phòng TP.HCM
8


Tính đến nay, Nestlé đang điều hành 6 nhà máy và gần 2300 nhân viên trên toàn
quốc. Với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD, Nestlé không chỉ thể hiện cam kết
phát triển lâu dài của Công ty tại Việt Nam, mà còn mong muốn nâng cao chất
lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho các thế hệ gia
đình Việt
2.1.2. Một số sản phẩm nổi bật
+ Thức uống Milo
Thức uống lúa mạch hương sôcôla Milo được giới thiệu lần đầu tại Úc vào năm
1934 và sau đó được xuất khẩu sang các thị trường khác sau thành công của sản
phẩm này. Cái tên MILO được đặt theo tên một huyền thoại thể thao đến từ
Crotona, Ý với sức khỏe phi thường đã đoạt chức vô địch liên tiếp ở 6 kỳ Olympics
quốc tế.
Sữa Milo của Nestle đã có mặt và liên tục phát triển tại thị trường Việt Nam từ
hơn 25 năm qua và là nhãn hiệu uy tín, dẫn đầu về chất lượng và thị phần trong
ngành hàng thức uống cacao dinh dưỡng dành cho trẻ em từ 6-12 tuổi. Từ năm 1994
đến 2019, Nestlé MILO đã dầu tư gần 5.500 tỷ đồng để nghiên cứu, phát triển và
sản xuất các sản phẩm tại Việt Nam.
+ Nước tương Maggi
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà máy sản xuất của Maggi bị tàn phá
nặng nề. Vì thế, từ năm 1947, khi vừa đúng 50 tuổi, Công ty Maggi do Julius Maggi
sáng lập đã được sáp nhập với Tập đoàn Nestlé, tập đoàn thực phẩm Thụy Sĩ hàng

đầu trên thế giới. Thương hiệu Maggi với toàn bộ các sản phẩm nổi tiếng của mình
vẫn được giữ lại, duy trì và tiếp tục phát triển đến ngày nay. Hiện tại Maggi có trên
300 sản phẩm khác nhau, doanh số đạt hơn 800 triệu sản phẩm trên toàn cầu.
Các sản phẩm nước tương Maggi đã được người Pháp đưa vào Việt Nam từ năm
1935. Người tiêu dùng nước ta từ lâu đã biết đến cụm từ Magi hay Maggi như một
loại nước chấm màu nâu đen thường làm từ những nguyên liệu có chứa nhiều chất
đạm. Maggi đã dần chinh phục người Việt nhờ hương vị thơm ngon, cung cấp
nguồn bổ sung chất đạm quan trọng và đến nay đã được phát triển thành nhiều loại
9


như nước tương, dầu hào, hạt nêm, sốt kho… Maggi hiện là thương hiệu độc quyền
quốc tế của Tập đoàn Nestlé (Thụy Sĩ), được cấp đăng ký và bảo hộ tại 156 quốc
gia và vùng lãnh thổ, đồng thời được sử dụng rộng rãi tại gần 200 quốc gia trên thế
giới.
+ Nước khoáng Lavie
Lavie là thành viên của tập đoàn Nestlé Waters – tập đoàn nước uống đóng chai
lớn nhất thế giới với 72 nhãn hiệu và đã có mặt ở hơn 130 quốc gia. Thành lập
tháng 9 năm 1992, Lavie là công ty liên doanh giữa Perrier Vittel – Pháp (sở hữu
65% vốn), thuộc tập đoàn Nestlé Waters, một công ty hàng đầu thế giới trong ngành
nước đóng chai và công ty thương mại Long An Việt Nam.
Lavie lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 7 năm 1994 và đã nhanh
chóng phát triển thành nhãn hiệu dẫn đầu trong ngành nước uống đóng chai tại Việt
Nam. Lavie là nhãn hiệu nước đóng chai duy nhất có mặt trên toàn quốc.
Lavie là công ty nước giải khát đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9000 về đảm bảo chất lượng năm 1999
Lavie là kết quả quá trình thăm dò, khảo sát tìm kiếm các nguồn nước khắp
đồng bằng song Cửu Long của Corporation Franco – Asiatique Holding Pte. Ltd
(CFAH) trong suốt 3 năm 1990 – 1992. và nhà máy đầu tiên của Lavie được đặt tại
Long An.

Công ty TNHH La Vie chính thức trở thành thành viên của tập đoàn Nestlé
Water từ năm 1992. Trong suốt 25 năm qua, công ty nước khoáng thiên nhiên La
Vie không ngừng nỗ lực phát triển cung ứng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khác
hàng. Theo BC Neilsen 2016, nước khoáng thiên nhiên La Vie dẫn đầu thị phần
nước uống đóng chai tại Việt Nam.
+ NESCAFE
Vào năm 1929, do hậu quả của Cuộc khủng hoảng Phố Wall, chính phủ Brazil
ngỏ ý muốn Nestlé tìm ra giải pháp cho một lượng lớn cà phê bị dư thừa ở Brazil.
Và Nestlé đã chấp nhận thách thức này. Chuyên gia cà phê của chúng tôi là Max
10


Morgenthaler có nhiệm vụ pha một cốc cà phê thơm ngon chỉ đơn giản bằng cách
rót thêm nước. Max và nhóm của mình đã làm việc cật lực với mong muốn tìm ra
một cách mới để pha cà phê uống liền mà vẫn giữ nguyên hương vị tự nhiên của các
loại cafe. Năm 1938, họ tìm thấy câu trả lời và NESCAFÉ được sinh ra từ đó. Tên
gọi này xuất phát từ ba chữ cái đầu tiên của Nestlé và nối tiếp bằng chữ ‘café’,
NESCAFÉ trở thành thương hiệu cà phê mới.
Ra mắt lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 4 năm 1938 tại Thụy Sỹ, NESCAFÉ được
dự đoán sẽ trở thành một thành công lớn. Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới thứ II nổ
ra vào năm 1939. Trong suốt cuộc chiến tranh, NESCAFÉ là thức uống chính trong
khẩu phần lương thực của quân đội Hoa Kỳ và được các quân nhân yêu thích. Các
loại cafe hòa tan thơm ngon được pha chế dễ dàng và nhanh chóng.
Sau chiến tranh, NESCAFÉ đã được xuất khẩu sang Pháp, Anh và Hoa Kỳ,
đồng thời quân đội Hoa Kỳ cũng trở thành đại sứ thương hiệu của chúng tôi, truyền
bá tình yêu của họ với NESCAFÉ. Những năm còn lại trong thập kỷ 1940, độ phổ
biến của NESCAFÉ ngày càng tăng. Ngày nay, NESCAFÉ xuất hiện tại hơn 180
quốc gia và trở thành loại cà phê được yêu thích trên toàn thế giới.
NESCAFÉ được chính thức sản xuất tại Việt Nam khi tập đoàn Nestlé chính
thức đưa nhà máy Đồng Nai vào hoạt động vào năm 1998. Kể từ đó, nhãn hàng

NESCAFÉ ngày càng trở nên thân thiết với nhiều gia đình Việt Nam, và NESCAFÉ
luôn nỗ lực để mang đến cho người Việt Nam tách cà phê thơm ngon để thưởng
thức hàng ngày.
Những nỗ lực của Nestle không chỉ vì chất lượng của tách cà phê, mà còn vì
những người nông dân trồng cà phê ở Việt Nam và sự phát triển của cộng đồng địa
phương bao gồm những hoạt động thu mua và sản xuất một cách có trách nhiệm.
Truyền đạt cho người nông dân những phương pháp cải tiến trong canh tác cà phê
và tiết kiệm nguồn nước tưới chỉ là vài ví dụ minh chứng cho ý nghĩa vượt trội của
chất lượng trong tách NESCAFÉ, để tiếp tục nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của
khách hàng.
2.2. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ CỦA NESTLE
11


2.2.1. Chuỗi cung ứng cà phê của Nestle

2.2.2. Các thành phần trong chuỗi cung ứng của các công ty Nescafe
a. Nhà cung cấp, nhà cung ứng.
Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi
doanh nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, hoạt
động có ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra.
Với các công ty cà phê, cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết, công ty có
2 hình thức mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua
trực tiếp từ nông dân. Các công ty cũng có các nhà cung cấp bao bì và các công ty
cung cấp máy móc thiết bị.
Mỗi năm, Công Ty Nestlé Việt Nam thu mua từ 20-25% tổng sản lượng cà
phê của Việt Nam phục vụ sản xuất và xuất khẩu, trở thành nhà thu mua cà phê
hàng đầu Việt Nam.
b.


Nhà sản xuất

Gồm các nhà máy cà phê rang xay, nhà máy chế biến cà phê. Nestlé hiện sở
hữu tổng cộng sáu nhà máy ở Việt Nam, với hơn 2.500 nhân công trong tổng số
328.000 nhân công trên toàn thế giới.
c.

Nhà phân phối

Có 2 hình thức phân phối


Hình thức phân phối truyền thống : sản phẩm sau khi hoàn thiện sản phẩm

được phân phối đến nhà phân phối, các siêu thị bán lẻ, nhà bán lẻ, rồi đến tay người
tiêu dùng


Hình thức phân phối hiện đại : Trung gian phân phối , hoặc mở ra hệ

thống siêu thị để phân phối sản phẩm của chính mình
12


d.

Khách hàng
Khách hàng các công ty cà phê là các khách hàng cá nhân, những người

mua hàng tại những điểm bán lẻ hoặc là thưởng thức cà phê trong chuỗi cửa hàng

của công ty.
2.3 CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NESCAFE
Là một tập đoàn đa quốc gia, với bề dày lịch sử về kinh nghiệm và nguồn tài
chính hùng mạnh, khi thâm nhập vào các thị trường, Nescafe không giấu tham vọng
là luôn muốn chiếm đầu bảng về nắm giữ thị phần, so với các đối thủ cạnh tranh
trong ngành, tại từng khu vực, từng quốc gia, địa phương khác nhau. Vì thế mà
chiến lược phân phối luôn được công ty đề cao chú trọng. Với tôn chỉ:
“WHEREVER – WHENEVER - HOWEVER”, Nescafé vào bất cứ thị trường nào
đều xây dựng mạng lưới phân phối chặt chẽ với các nhà phân phối và bán lẻ nhằm
phủ sóng thị trường với mật độ cao. Đồng thời chiến lược của Nescafe khi phân
phối với cho các nhà bán lẻ là “tăng chiết khấu cho sức mua lớn”. Thực tế cho thấy,
với 6 nhà máy trong nước, Nescafe đã cung ứng rất rốt đối với nhu cầu tiêu dùng
trong nước. Những hộp café Nesle lúc nào cũng có trên các kệ khắp các của hàng từ
Bắc và Nam.
Bên cạnh vấn đề phân phối, trong quản trị nguồn cung ứng ở Việt Nam,
Nescafe còn tập trung vào chất lượng với mức chi phí thấp. Để cụ thể hóa chiến
lược này, ngay từ năm 2010, nescafe đã cho ra mắt dự án Nescafe Plan. Đây là dự
án giúp Nestlé tối ưu hóa hơn nữa chuỗi cung ứng cà phê của Tập đoàn ngay từ
khâu đầu vào, bao gồm tăng cường thu mua trực tiếp, phân phối giống cây cà phê
mới cũng như những chương trình hỗ trợ và quản lý kỹ thuật cho người nông dân
trồng cà phê.
2.3.2. Mục tiêu của thực hiện chiến lược
Đối với chuỗi cung ứng, mục tiêu của chiến lược này đầu tiên là để tạo uy tín
và gia tăng giá trị thương hiệu thông qua các hoạt động hỗ trợ nông dân và môi
trường. Trong suốt 10 năm triển khai dự án, Nescafe đã trở thành người bạn, thành
đối tác tin cậy đối với mỗi hộ dân trồng café ở Việt Nam.
13


Bên cạnh đó, việc chủ động tiếp cận với nguồn nguyên liệu đầu vào ngay từ

khi còn là hạt giống đã giúp công ty này rút ngắn chuỗi cung ứng của mình đi đáng
kể, giúp Nescafe chủ động hơn trong việc quản lý nguồn cung ổn định trong tình thế
cạnh tranh với nhiều hãng café lớn như Trung Nguyên, Vinacafe,… Đây cũng là cơ
hội tốt để công ty có được mức giá thu mua nguyên liệu đầu vào ưu đãi hơn, kiểm
soát được chất lượng đầu vào để sản phẩm đầu ra có chất lượng cao hơn với giá
thành rẻ hơn, không những đem lại lợi thế cạnh tranh cho chính mình mà còn thỏa
mãn nhu cầu khách hàng.
Dự án Nescafe ngay từ bước đầu tiên công ty đã xác định là một dự án dài hơi,
đòi hỏi sự kiên trì và đầu tư lớn. Trải qua 10 năm, thời gian đã thực sự chứng minh
chiến lược khôn ngoan và bền bỉ này thực sự là một quyết định đầu tư sáng suốt.
2.3.2. Dự án Nescafé Plan
Tháng 8/2011, Nestlé tối ưu hóa các khâu trong chuỗi cung ứng cà phê của tập
đoàn bằng cách xây dựng nhà máy cà phê mới tại Đồng Nai Việt Nam, tập trung
cho thị trường trong nước và xuất khẩu , với mức đầu tư được công bố là 270 triệu
USD, đi vào hoạt động năm 2013. Nhà máy mới đã tạo ra 200 việc làm mới và
nhiều việc làm gián tiếp. Nhà máy mới có công nghệ chế biến cà phê hiện đại và
giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và nguồn nước. Cụ thể, trong sản xuất, bã cà
phê sẽ được sử dụng để đốt nóng nồi hơi, góp phần giảm thiểu 70% lượng khí thải
CO2. Tái sử dụng hơn 1/2 lượng nước thải, góp phần giảm thiểu lượng nước sử
dụng xấp xỉ 100.000 m3/năm.
Tháng 9/2012, Nestle tìm cách rút ngắn chuỗi cung ứng để đến gần nông dân
hơn, giúp tăng thu nhập của họ, cũng như biết rõ nguồn gốc cà phê. Tập đoàn thực
phẩm Thụy Sỹ này đã cử 8 chuyên gia tới khu vực cao nguyên miền Trung của Việt
Nam để giúp những nông dân trồng cà phê ở đây nâng cao chất lượng hạt cà phê
và sản lượng thu hoạch. Với sự trợ giúp của hơn 300 nông dân địa phương, Nestlé
đã chuyển giao kỹ thuật gieo trồng cà phê cho khoảng 21.000 nông dân vào năm

14



2014. Chương trình nay đã góp phần làm cho thu nhập của người nông dân tăng lên
14% /ha, tương đương 16 triệu đồng/ha/năm.
Đi cùng với hoạt động hỗ trợ cây giống, trong khuôn khổ dự án NESCAFÉ
Plan các dịch vụ hỗ trợ miễn phí cho nông dân cũng được triển khai, bao gồm tập
huấn kỹ thuật và cung cấp kiến thức chuyên môn canh tác cà phê bền vững, tập
huấn về thu hoạch và sau thu hoạch, tưới tiết kiệm, làm phân vi sinh từ vỏ cà phê...
Các chuyên gia của WASI, Nestlé, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh và nhiều đối tác đã tham gia hướng dẫn các buổi tập
huấn này.
Tiêu biểu như việc giới thiệu phương pháp tưới tiết kiệm nước, giúp nông dân
tiết kiệm nước tưới từ 700 lít/cây xuống còn 400 lít/cây. Dự án Nescafé Plan hỗ trợ
tập huấn và các biện pháp khoa học kỹ thuật với nền tảng là bộ quy tắc 4C(Các
nguyên tắc áp dụng trong sản xuất café, từ người nông dân, người làm thuê, tài
nguyên thiên nhiên,hóa chất công nghiệp và năng lượng,…) sản xuất cà phê bền
vững của Tổ chức 4C cho hơn 100.000 lượt nông dân.
Áp dụng những kỹ thuật canh tác của NESCAFÉ Plan, người nông dân không
chỉ đạt được hiệu quả kinh tế cao từ cây cà phê mà còn góp phần bảo vệ môi trường,
tiết kiệm nguồn nước
Tháng 3/2016, Nestle đẩy mạnh hơn nữa chuỗi cung ứng bằng cách xây thêm
nhà máy mới tại Hưng Yên tại khu công nghiệp Thăng Long II tỉnh Hưng Yên. Đây
là nhà máy thứ 6 của tập đoàn Nestlé tại Việt Nam và là nhà máy thứ hai đặt tại tỉnh
Hưng Yên. Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, giáp Hà Nội, Bắc
Ninh, Hải Dương, Thái Bình… có nguồn lao động dồi dào, gần cảng Hải Phòng,
sân bay Nội Bài, đặc biệt là có hệ thống quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Nhờ
đó, việc vận chuyển, tiếp thị, cung ứng cà phê Nestlé không chỉ thuận lợi tại các
tỉnh phía Bắc mà còn dễ dàng, nhanh chóng đến thị trường miền Trung. Điều đặc
biệt tại nhà máy này là một phần gạch để xây dựng được làm từ phế thải cà phê của
vùng Tây Nguyên mà Nestlé đang thu mua của bà con nông dân. Theo lãnh đạo
Nestlé Việt Nam, quy trình để tạo ra sản phẩm tái chế này khá công phu, sau khi thu
mua hạt cà phê đạt chuẩn của nông dân, nguyên liệu rang xay chế biến tạo nên

15


những sản phẩm đồ uống. Phế thải cà phê sẽ được thu gom chiết xuất, xử lý thành
tro và ép thành những viên gạch. Những viên gạch chuyển từ nhà máy đầu tiên của
công ty tại Đồng Nai ra tận Hưng Yên như biểu tượng về sự tự lập cũng như cam
kết của Nestlé rằng, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, Nestlé muốn
góp phần tạo nên một môi trường trong sạch bền vững tại Việt Nam.
Từ năm 2016 đến 2019, Nesle phối hợp với Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt
Nam (VICOFA) và UBND tỉnh Gia Lai, tổ chức Ngày Cà phê Việt Nam 2019 từ 810/12 tại TP Pleiku (Gia Lai). Trong ngày hội này, Nestlé Việt Nam đã tổ chức Hội
thi “Nông dân sản xuất cà phê bền vững” thu hút sự tham gia của 90 trưởng nhóm
nông dân xuất sắc tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng, với mục tiêu tạo
sân chơi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong thực hành nông nghiệp bền vững.
dự án NESCAFÉ Plan đóng góp hết sức tích cực trong việc hỗ trợ nông dân kể cả
trong thời điểm thị trường bấp bênh với năng suất vườn cà phê tham gia vào dự án
đạt 4,5 tấn - 5 tấn/ha, cao hơn năng suất trung bình của cả nước là 2,6 tấn/ha.
Hoạt động hỗ trợ tái canh của dự án cũng đóng góp rất lớn vào mục tiêu tái
canh tổng diện tích cà phê già cỗi cần trồng thay thế và chuyển đổi là 130 ngàn ha
trên tổng diện tích cà phê gần 650 ngàn ha.
Trong số các nước đang triển khai dự án, cùng với Brazil, NESCAFÉ Plan tại
Việt Nam được đánh giá là dự án có quy mô lớn và thành công nhất.
Bên cạnh Nescafe plan, ngày 12/3/2019, Trung tâm phân phối lớn nhất miền
Bắc (tại Hưng Yên) được đưa vào hoạt động, sử dụng công nghệ tự động hóa tiên
tiến Obiter Robot vào hệ thống trung tâm phân phối ở Việt Nam. Cùng với Hệ
thống SAP (phần mềm quản lý doanh nghiệp), các công nghệ này giúp tối ưu hóa
diện tích, tăng sức chứa hàng hóa lên gấp đôi. Bên cạnh đó, hệ thống giá đỡ Radio
Shuttle sẽ đem lại giải pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với
các hệ thống kệ truyền thống...
Nhờ có trung tâm phân phối ngay sát nhà máy Nestlé Bông Sen, các sản phẩm chất
lượng của Nestlé sẽ đến được với người tiêu dùng tại khu vực phía Bắc và Bắc

16


Trung Bộ nhanh hơn. Ngoài ra, việc trung tâm phân phối cạnh nhà máy cũng thể
hiện tư duy “one-touch,” giữ cho chi phí phân phối cạnh tranh trong khi cung cấp
sản phẩm chất lượng cao nhất cho khách hàng.
2.3.3. Tác động của chiến lược đến chuỗi cung ứng Việt Nam
-

Nhà cung cấp, nhà cung ứng: cụ thể là với nông dân trồng cà phê
+ Được hỗ trợ kỹ thuật trồng hiện đại
+ Giúp tiết kiệm nước tưới, đất trồng
+ Tăng sản lượng cà phê thu hoạch
+ Bảo vệ môi trường, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật
+ Người dân có thu nhập ổn định và ngày càng tăng

-

Nhà sản xuất:
+ Có nguồn cung chất lượng tốt, ổn định
+ Mở rộng quy mô, phát triển sản xuất

-

Nhà phân phối
+ Vận chuyển, tiếp thị, cung ứng cà phê thuận lợi đến các tỉnh miền Bắc
và miền Trung
+ Công nghệ bảo quản tốt hơn và phân phối hàng hóa hợp lý hơn

-


Khách hàng
+ Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành phải chăng
+ Dễ tiếp cận sản phẩm hơn

17


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
CÀ PHÊ VIỆT NAM
3.1 Tiềm năng
Trong 30 năm qua, Việt Nam đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm về tổ
chức sản xuất, chế biến, quản trị thương mại. Riêng về công đoạn sản xuất, hiện nay
rất nhiều vùng ở Tây Nguyên, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông hình thành những
mô hình quy mô cấp xã, thậm chí nhóm xã áp dụng đầy đủ, triệt để các biện pháp
khoa học, đưa năng suất cà phê nhân có mô hình lên đến 6 tấn/ha, cá biệt 8 tấn/ha.
Nếu chúng ta có thể áp dụng rộng rãi các mô hình này thì năng suất và sản lượng sẽ
tăng lên nhanh chóng.
Về thị trường nội địa, trong những năm gần đây, nhu cầu dùng sản phẩm liên
quan đến cà phê tăng trưởng từ 2 - 2,5%. Rõ ràng về mặt thị trường đây là tiềm
năng lớn. Cùng với đó, nước ta có gần 100 triệu dân, tốc độ đô thị hóa chiếm 40%,
đặc biệt, tỷ lệ dân số trẻ chiếm từ 60 - 65%, như vậy thị trường nội địa cũng là một
thị trường cần được quan tâm.
Về nhu cầu thế giới đối với sản phẩm cà phê vào khoảng 500 tỷ USD. Đây là
tiềm năng rất lớn trong khi chúng ta xuất khẩu nhân cà phê mới chỉ đạt 3,4 tỷ USD.
Như vậy, ở phân khúc này, giá trị cà phê Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ
trong tiềm năng phát triển ngành Cà phê.
Về công tác đàm phán mở cửa thị trường, để phát triển thị trường xuất khẩu
cho hàng hóa nông sản nói chung và cà phê nói riêng,từ sau giai đoạn gia nhập

WTO,Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành đàm
phán, ký kết và thực thi 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa
phương, góp phần tạo thuận lợi về thuế quan, quy tắc xuất xứ… qua đó tạo ra một
khu vực thị trường rộng lớn cho ngành cà phê Việt Nam có cơ hội được tiếp cận và
thâm nhập tốt hơn (đối với các FTA đã ký kết, mức thuế suất thuế nhập khẩu đối
với cà phê nhân của Việt Nam vào các nước nhập khẩu đều bằng 0, phần lớn mức
18


thuế suất thuế nhập khẩu đối với cà phê đã chế biến bằng 0, trừ một số nước còn
duy trì mức thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 5 – 10% đến năm 2020). Bộ Công
Thương sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác đàm phán mở cửa thị trường cho mặt hàng
cà phê thông qua các FTA đang triển khai như Việt Nam – Cuba, Việt Nam – Israel,
Việt Nam – EFTA, RCEP, CPTPP…, đồng thời tận dụng tiến trình rà soát các FTA
đã được đưa vào thực thi để đề nghị các đối tác mở cửa thêm cho cà phê xuất khẩu
của ta.
Thêm vào đó, xuất khẩu từ Việt Nam hoặc những nhà sản xuất khác trong khu
vực chỉ mất khoảng một nửa khoảng cách vận chuyển cà phê arabica được vận
chuyển từ châu Mỹ Latinh. Và trong số các nhà sản xuất cà phê Đông Nam Á, diện
tích sản xuất lớn hơn của Việt Nam mang lại nguồn cung ổn định hơn
Mặt khác, vì nhiệt độ tăng và hạn hán tăng cường, việc trồng cà phê chất
lượng tốt trở nên khó khăn hơn. Một số dự báo rằng một nửa vành đai cà phê, nơi
những hạt cà phê arabica chất lượng cao được trồng, có khả năng không thể sản
xuất vào năm 2050, đây chính là cơ hội để gia tăng thị phần của cà phê robusta,
trong đó có cà phê Việt Nam.
Với sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành trong công tác nâng cao năng lực chế
biến, mở rộng thị trường, tổ chức lại xuất khẩu…, cùng sự chủ động, nỗ lực của các
doanh nghiệp Việt Nam trong công tác quảng bá, marketing, định vị thương hiệu sẽ
giúp các sản phẩm cà phê của Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí trên thị
trường quốc tế.

Nếu làm tốt cả 3 khâu, tổ chức lại sản xuất trên cơ sở ứng dụng biện pháp kỹ
thuật đồng bộ, chế biến, tổ chức thương mại, chúng ta hoàn toàn có điều kiện nâng
giá trị ngành hàng Cà phê gấp rưỡi hoặc gấp đôi từ nay đến 2030 mà vẫn giữ diện
tích như hiện nay, thậm chí có thể giảm một phần diện tích.
3.2 Thách thức
3.2.1 Cà phê vẫn chủ yếu sản xuất thô
Cà phê vốn là một sản phẩm nông nghiệp gắn liền với cuộc sống của hàng
triệu người dân VN. Chúng ta xây sựng được những thương hiệu nổi tiếng như
19


Trung Nguyên, Café Moment, BMT… Tuy nhiên, dù VN là một nước sản xuất,
xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế
giới nhưng có một thực tế đáng buồn là trên 90% lượng cà phê vẫn là cà phê nhân
thô.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng
đầu năm 2017 cả nước xuất khẩu trên 1,02 triệu tấn cà phê, thu về trên 2,29 tỷ USD
(tuy giảm 18,9% về lượng nhưng tăng 3,6% về kim ngạch so với 8 tháng đầu năm
2016).
Riêng trong tháng 8 xuất khẩu 95.033 tấn cà phê, trị giá 222.3 triệu USD
(giảm 5,73% về lượng và giảm 5,86% về trị giá so với tháng 7/2017). Giá xuất khẩu
trung bình trong tháng 8/2017 đạt 2.338 USD/tấn (giảm 0,13% so với tháng
7/2017).
3.2.2 Năng suất cao nhất trên thế giới nhưng chất lượng kém xa quốc tế
Theo công ty Giám định cà phê là Nông sản xuất nhập khẩu CafeControl, việc
đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của VN hiện được mô tả đơn giản hơn hẳn tập
quán quốc tế, và lại tồn tại đã 10 năm. Chất lượng không được nâng cao trong khi
hàng hóa qua các nhà nhập khẩu trung gian vẫn đi thẳng tới thị trường tiêu thụ. Đến
lúc này, các điểm yếu của chất lượng cà phê VN mới bộc lộ, gây hậu quả lớn về
kinh tế lẫn uy tín cho ngành cà phê VN. Bởi thế, người mua thường mua hàng VN

với giá thấp hơn cà phê Braxin, Indonesia
3.2.3 Trên thị trường hiện tại diễn ra tình trạng tranh mua, tranh bán cà
phê
Xảy ra tình trạng tranh mua, bán, dễ bị khách nước ngoài ép giá. Do tiềm lực
tài chính mạnh, nhiều hãng nước ngoài tiến hành mua cà phê tại thời điểm giá rẻ,
sau đó đưa vào kho ngoại quan tại VN để chờ xuất khẩu. Thậm chí, DN VN không
đủ chân hàng phải nhập khẩu lại cà phê từ kho ngoại quan với giá cao hơn để thực
hiện các hợp đồng xuất khẩu khác.

20


Ngoài ra, các khâu tổ chức mua trong nước chưa tốt, dẫn đến đầu vụ, nhiều hộ
nông dân, nhất là các hộ nghèo thường phải bán vội cà phê với giá thấp để trang trải
chi phí. Nếu không bán được sẽ tồn đọng
Mặt khác, các DN VN vẫn phổ biến bán cà phê theo phương thức trừ lùi, chốt
giá sau. Đây là một hình thức đầu cơ giá nên có rất nhiều rủi ro. Trong khi đó, giá
giao dịch cà phê diễn biến từng ngày, từng giây, từng phút, đòi hỏi người giao dịch
quyết định mua bán hết sức nhạy bén, vì từng lô hàng mua bán có giá trị lớn, thậm
chí khiến DN bị lỗ, phá sản ngay lập tức.
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng cà phê
3.3.1 Xây dựng mô hình tổ hợp sản xuất, ổn định diện tích cà phê
Chủ thể quan trọng nhất của chuỗi giá trị cà phê là người nông dân. Nông dân
phải là người chủ trang trại gia đình sản xuất mặt hàng cà phê có quy mô lớn, nhờ
tích tụ ruộng đất, cơ giới hóa sản xuất và áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến từ
khâu giống đến quá trình canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản theo tiêu chuẩn và
quy trình Global GAP. Bởi vậy, bước đầu tiên cho giải pháp này là xây dựng được
mô hình liên kết sản xuất cho các nông hộ, thành lập được các hợp tác xã chuyên
canh về cây cà phê, vận động người trồng cà phê tham gia vào hợp tác xã đó và cam
kết tạo ra giá trị tăng thêm cho cà phê của họ làm ra. Khi tham gia mối liên kết này,

chỉ những nông dân sản xuất cà phê hàng hóa lớn mới cần và có thể giữ chữ tín
trong các hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở cả đầu vào và
đầu ra của sản xuất.
Từ đó đưa các mô hình sản xuất bền vững cho cây cà phê như chứng chỉ 4C,
VietGap, UTZ… mà các nước đã và đang được áp dụng.
Bước thứ hai, khi đã thành lập được các Hợp tác xã chuyên canh cây cà phê
và các hộ nông dân tham gia vào thì từng bước áp dụng các quy chuẩn, áp dụng
khoa học kỹ thuật, thành lập được tổ kỹ thuật có trách nhiệm tham gia tập huấn
cũng như hướng dẫn nông dân theo quy trình. Việc các hộ nông dân sản xuất cà phê
nhỏ lẻ và ít áp dụng kỹ thuật vào sản xuất gây thiệt hại về mặt năng suất cũng như
tuổi đời của cây cà phê.
21


Bước cuối cùng là ổn định diện tích trồng cà phê trên mỗi nông hộ, để việc
chăm sóc và thu hoạch được diễn ra một cách tốt nhất mang lại hiệu quả cao nhất
cho các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Chỉ nên mở rộng diện tích khi nhu cầu
thị trường tăng và thực hiện việc tái canh khi vườn cà phê già cỗi cho năng suất
thấp.
3.3.2

Cải tiến thương mại và xuất khẩu

Kiểm soát đầu mối sản xuất cà phê, nhất là doanh nghiệp nhỏ ít vốn, thiếu
kinh nghiệm xuất khẩu, không có nhà máy chế biến và kho chứa đủ lớn, thiếu thông
tin về ngành cà phê. Các doanh nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ cà phê phải
được trang bị công nghệ tiên tiến, đồng thời phải trở thành “nhạc trưởng” trong
chuỗi giá trị ngành hàng cà phê, tổ chức lại nền sản xuất của nông dân theo hướng
hiện đại.
Hỗ trợ các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cà phê, đào tạo cán bộ có

nghiệp vụ chuyên môn giỏi, ngoại ngữ thành thạo, hoạt động xúc tiến thương mại,
hội chợ, xây dựng website cho doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với các nhà rang
xay trong nước và trên thế giới.
Khuyến khích các công ty xuất khẩu đầu tư liên kết với các nông hộ trồng cà
phê, lập đại lý thu mua, nâng cấp hệ thống kho bãi, nhà máy chế biến cà phê nhân
xô hiện đại đạt chất lượng để xuất khẩu trực tiếp với các nhà rang xay quốc tế.
Chủ động để có đơn hàng dài hạn ổn định: Doanh nghiệp từng bước chuẩn
hóa từng khâu trong chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu và uy tín của mình để
có đơn hàng ổn định dài hạn. Trong tầm trung và dài hạn, phải đẩy mạnh cổ phần
hóa các doanh nghiệp Nhà nước, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ
phần và đầu tư vào vùng nguyên liệu, công nghệ xay xát... tận dụng lợi thế vốn có
của họ để thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối ở thị trường mục tiêu.
3.3.3. Dự báo thị trường, chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt Nam
Thế giới:

22


Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu cà phê thế giới dự
kiến giảm 4,7 triệu bao xuống còn 115,4 triệu chủ yếu do các lô hàng từ Brazil và
Honduras giảm.
Với dự báo tiêu thụ toàn cầu ở mức kỉ lục 166,4 triệu bao, lượng hàng tồn kho
sẽ giảm 400.000 bao xuống còn 35,0 triệu bao.
Giá cà phê, được xác định bằng chỉ số giá tổng hợp hàng tháng của Tổ chức
Cà phê Thế giới (ICO), đã giảm xuống 0,93 USD/pound vào tháng 5/2019, mức
thấp nhất kể từ tháng 9/2006, nhưng đã tăng 15% lên 1,07 USD/pound vào tháng
11/2019 khi nguồn cung bị thắt chặt.

Nguồn: USDA
Việt Nam:

Sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo ở mức kỉ lục 32,2 triệu bao, tăng 1,8
triệu so với năm trước do tiếp tục mở rộng diện tích trồng cũng như thời tiết thuận
lợi giúp tăng năng suất.

23


Trong 4 tháng đầu năm 2019, các vùng trồng cà phê chính ở Tây Nguyên trải
qua thời tiết khô và nắng. Mùa mưa đến muộn hơn mọi năm nhưng ổn định trong
tháng 7 và tháng 8, hỗ trợ cho việc ra hoa và đậu quả.
Với giá tiêu đen giảm trong 3 năm qua, nông dân không còn thay thế cây cà
phê bằng cây hồ tiêu. Tuy nhiên, một số nông dân đã bắt đầu trồng sầu riêng, xoài,
bơ và cây ăn quả.
Xuất khẩu cà phê dự báo tăng 800.000 bao lên 25,5 triệu bao trong khi lượng
dự trữ trong kho sẽ tăng hơn hai lần lên 4,1 triệu bao vì giá thấp khiến người dân
găm hàng không muốn bán.
Chỉ dẫn địa lý:
Về công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu, với chức năng
quản lý nhà nước, Bộ Công Thương luôn chú trọng việc phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tăng cường quảng bá
về sản phẩm cà phê Việt Nam ở thị trường nước ngoài thông qua các chiến dịch
truyền thông, tuyên truyền, biên tập cẩm nang cung cấp thông tin phục vụ xuất
khẩu, các chương trình xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm (cà phê nằm
trong nhóm hàng nông sản được ưu tiên hỗ trợ từ Chương trình XTTM quốc gia
trong suốt thời gian qua, kinh phí triển khai bình quân hàng năm chiếm từ 6 - 7%
tổng kinh phí dành cho nhóm hàng nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ định kỳ tổ chức
Ngày Cà phê Việt Nam, Lễ hội Cà phê Việt Nam cũng như các Hội chợ chuyên
ngành lớn trong nước và quốc tế...).
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường đổi mới công tác quản lý xúc
tiến thương mại theo hướng đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao năng lực thực hiện

xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, tạo cơ chế để huy động kinh phí hoạt
động XTTM từ các nguồn lực của xã hội, định hướng XTTM đối với ngành hàng cà
phê mang tính chiến lược trung - dài hạn, có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường sự
phối hợp giữa cấp Bộ và các địa phương, các tổ chức XTTM phi Chính phủ và các
doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã và
đang thường xuyên chú trọng tới các hoạt động xúc tiến thương mại tại một số thị
24


trường trọng điểm nhiều tiềm năng tăng trưởng như Trung Quốc, Liên bang Nga,
ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Bắc Phi, Nam Phi, Trung Đông... để nâng dần sản lượng cà
phê chế biến xuất khẩu, từng bước tạo dựng nền tảng vững chắc cho các thương
hiệu cà phê chế biến của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Các giải pháp mà Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai như đã
nêu trên hy vọng sẽ đem lại những thay đổi tích cực về mặt cơ cấu thị trường đối
với các sản phẩm cà phê trong thời gian tới, theo đó thị trường xuất khẩu của Việt
Nam dần dần được mở rộng và đa dạng hóa, đồng thời cũng sẽ định hướng cho sự
phát triển sản xuất cà phê trong nước, bao gồm việc chú trọng nâng cao chất lượng
sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
thị trường, đặc biệt là những thị trường mới có tiềm năng.
3.3.4. Cải tiến kỹ thuật công nghệ, đào tạo nhân lực cho ngành cà phê
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật là then chốt
Trong nghề trồng cà phê, vấn đề tạo hình được xem như một biện pháp kỹ
thuật bắt buộc với mục đích tạo cho cây cà phê có bộ tán cân đối, khai thác triệt để
không gian riêng có của mỗi cây, tạo sự cân bằng giữa sinh trưởng, ra hoa và đậu
quả, đồng thời, ổn định được sản lượng của vườn cây.
Áp dụng tạo hình đơn thân, cây được hãm ngọn. Khi được tạo hình đơn thân,
cây cà phê được hãm ngọn ở độ cao khoảng 1.5 mét, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc chăm sóc, cắt cành, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch.
Giống luôn là yếu tố kỹ thuật quan trọng hàng đầu, tạo ra bước đột phá trong

việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng cũng như các đặc tính chống chịu sâu
bệnh. Từ năm 2000 trở về trước, hầu hết diện tích cà phê của Việt Nam đều trồng
bằng hạt, trong đó, phần lớn là người nông dân tự chọn giống là chính. Do trồng
bằng hạt không qua quy trình chọn lọc, tỷ lệ cây cho năng suất thấp, hạt bé, bị
nhiễm bệnh gỉ sắt trong vườn khá cao, trung bình từ 5% đến 10%.
Những năm gần đây, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên
đã lai tạo, tuyển chọn thành công 16 giống cà phê mới phục vụ tốt yêu cầu phát
triển cà phê bền vững. Các giống cà phê mới này không những cho năng suất cao,
đạt từ 4,5 đến 7 tấn cà phê nhân/ha, kháng cao với bệnh gỉ sắt, mà còn có kích cỡ
hạt được cải thiện​. Khuyến cáo, hướng dẫn cho các nông hộ, các doanh nghiệp kỹ
25


×