Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng franc và vị thế của các đồng franc trên thị trường ngoại hối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.45 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI

BÀI TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Đề tài
HỆ THỐNG TIỀN TỆ CỦA CÁC NƯỚC THEO HỆ THỐNG
ĐỒNG FRANC VÀ VỊ THẾ CỦA CÁC ĐỒNG FRANC TRÊN THỊ
TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Ngành:

TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn:

TS.NGUYỄN THỊ CÚC HỒNG

Sinh viên thực hiện:

MSSV

Lớp

1. Nguyễn Thị Huyền Trang

19DTCB4

2. Hồ Thu Trang



19DTCB4

3. Nguyễn Quỳnh Như

19DTCB4

4. Nguyễn Nhật Uyên

19DTCB4

5. Mai Thị Ánh Tuyết

19DTCB4

TP. Hồ Chí Minh, 2020


DANH SÁCH NHÓM 2 - LỚP 19DTCB4 - CA 2 THỨ 2,4
PHÂN CÔNG

ĐÁNH
GIÁ

STT

HỌ VÀ TÊN

1


Nguyễn Thị Huyền Trang

Tìm hiểu đồng franc CFP, lời mở
đầu và lời kết, sửa lỗi.

10/10

2

Hồ Thu Trang

Tìm hiểu đồng franc Pháp và làm
word.

10/10

3

Nguyễn Quỳnh Như

Tìm hiểu đồng franc CFA và làm
powerpoint.

10/10

4

Nguyễn Nhật Uyên

Tìm hiểu đồng franc CHF và một số

đồng khác.

10/10

5

Mai Thị Ánh Tuyết

Lý thuyết về hệ thống tiền tệ và thị
trường ngoại hối.

10/10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

NHTW

Ngân hàng Trung Ương

NHTM

Ngân hàng Thương mại

ECB

Ngân hàng Trung ương Châu Âu


USD

Đô la Mỹ

GBP

Bảng Anh

FPF

Franc Pháp

JPY

Yên Nhật

DEM

Mác Đức

GDP

Tổng sản phẩm quốc gia

IFM

Quỹ tiền tệ Quốc tế

SNB


Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ


CEDEAO

Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi

WAMU

Tám nước thuộc Liên minh Tiền tệ Tây Phi

DANH SÁCH CÁC BIỂU DỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ ra đời và tồn tại dưới
nhiều hình thái khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là
hoạt động sản xuất, lưu thông và trao đổi hàng hóa. Nó có vai trò quan trọng thúc
đẩy quá trình sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như trên
phạm vi toàn cầu, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường – nền kinh tế được tiền tệ
hóa cao độ. Cùng với sự phát triển năng động của nền kinh tế thị trường đã làm nảy
sinh nhu cầu thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để đầu tư và tạo lập vốn
kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu trong xã hội. Kinh tế ngày càng phát triển thì
quan hệ cung cầu nguồn tài chính ngày càng tăng.
Dựa theo nghiên cứu của Marx-Lenin về lịch sử và bản chất của tiền tệ:
“Tiền là loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật
ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và

biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.” Vì vậy, mỗi quốc gia hay
mỗi khu vực đều có một đồng tiền đại diện riêng. Đồng Franc từ khi xuất hiện đến
nay đã đóng một vai trò rất quan trọng trong thị trường tiền tệ của khu vực và cả thế
giới. Vậy tại sao lại nói đồng Franc có vai trò quan trọng trong thị trường ngoại hối?
Để hiểu rõ hơn Nhóm 2 đã có bài nghiên cứu về đề tài :” Hệ thống tiền tệ của các
nước theo hệ thống đồng Franc và vị thế của các đồng Franc trên thị trường ngoại


hối” nhằm mục đích có thể đi sâu vào nghiên cứu về lịch sử hình thành, quá trình
phát triển và vị thế của nó trong thị trường ngoại hối.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ VÀ
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

1.1 HỆ THỐNG TIỀN TỆ
1.1.1 Tổng quan về hệ thống tiền tệ
Tiền tệ ra đời như là một tất yếu của hoạt động trao đổi, tuy nhiên tiền tệ chỉ
thực sự phát triển trong điều kiện nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Kể từ khi ra đời
đến nay, tiền tệ đã tồn tại nhiều hình thái khác nhau bao gồm:
-

Vật ngang giá chung (hình thái cổ xưa).
Tiền kim loại: Vàng và bạc là phổ biến nhất. Vàng đại diện cho sự giàu
có và của cải và được gọi là kim loại quý. Do khối lượng vàng hạn chế
nên người ta sử dụng kim loại khác để đúc tiền ( đồng, nhôm ) những

-

đồng tiền kim loại đầu tiên được đúc do các địa chỉ, tầng lớp quý tộc.

Tiền giấy do sự phát triển của ngành in.
Tiền tín dụng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng giữa các nước với
nhau, trong hệ thống thanh toán đã xuất hiện tiền tín dụng. Việc sử dụng
tiền tín dụng rất thuận lợi và an toàn. Đối với bản thân nền kinh tế thì tất
cả đồng tiền của nền kinh tế được đưa vào lưu thông, tốc độ luân chuyển
nhiều nên tăng GDP.


Ngày nay chúng ta còn có các khái niệm phân biệt giữa tiền của một nước và
tiền thế giới như tiền tệ quốc gia và tiền tệ quốc tế. Về cơ bản, chúng đều là tiền, có
chức năng giống nhau là lưu thông, trao đổi, buôn bán. Tuy nhiên hai loại tiền này
có sự khác nhau về phạm vi: Tiền quốc gia được từng quốc gia thừa nhận còn tiền
quốc tế được nhiều quốc gia thừa nhận. Vậy để tiền tệ quốc gia trở thành tiền tệ
quốc tế dựa trên cơ sở là đồng tiền đó phải có khả năng chuyển đổi. Chính vì sự
cần thiết của việc trao đổi giữa các quốc gia với nhau trong một xã hội đã phát triển
vượt bậc, như một sự tất yếu, hệ thống tiền tệ quốc tế ra đời giải quyết những khó
khăn cho nền kinh tế.
Hệ thống tiền tệ quốc tế là một định chế chung, mà trong đó thực hiện những
hoạt động thanh toán quốc tế, điều tiết các giao dịch vốn và quyết định tỷ giá hối
đoái giữa các đơn vị tiền tệ. Nghĩa là hệ thống tiền tệ quốc tế là cơ chế tổ chức lưu
thông tiền tệ giữa các quốc gia, được thực hiện bằng những thỏa ước và quy định
ràng buộc của các quốc gia, có hiệu lực trong phạm vi không gian và thời gian nhất
định. Hệ thống tiền tệ quốc tế tập trung vào hai đặc điểm đó là chọn loại hình tiền
tệ làm đơn vị quốc tế và tổ chức lưu thông tiền tệ.
- Chọn loại hình tiền tệ làm đơn vị tiền tệ quốc tế. Đơn vị tiền tệ chung là
đơn vị thanh toán, đo lường và dự trữ giá trị của một cộng đồng kinh tế. Thông
thường các nước sử dụng một đồng tiền mạnh của một quốc gia nào đó trong khối
làm đồng tiền chung của khối. Các đồng tiền USD, GBP, FRF, JPY, DEM đã từng
là các đồng tiền quốc tế trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, sau này do sự phát
triển và hội nhập kinh tế, các liên minh kinh tế được hình thành hoàn toàn trên cơ sở

tự nguyện do vậy, mà các nước châu Âu đã không chọn một đồng tiền nào của quốc
gia được làm đồng tiền chung, mà các nước trong liên minh tự định ra một đồng
tiền chung của cả khối. Chẳng hạn: Ngày 01/01/1999 Đồng tiền chung của châu Âu
là euro đã ra đời với tỷ giá ngay tại ngày ra đời là 1 EUR = 1,16675 USD.
- Tổ chức lưu thông tiền tệ: Chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ trong các hệ
thống tiền tệ quốc tế thông thường bao gồm những nội dung đặc trưng sau:
• Xác định tỷ giá giữa đồng tiền chung với các đồng tiền thành viên

của khối. Có thể theo tỷ giá cố định hoặc tỷ giá thả nổi.
• Quy định về lưu thông tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và


lưu thông các giấy tờ có giá khác ghi bằng đồng tiền chung của cả
khối.
• Quy định về tỷ lệ dự trữ ngoại hối: ấn định tỷ trọng giá trị của đồng

tiền chung trong tổng dự trữ ngoại hối của các nước thành viên, của
ngân hàng thuộc khối.
Tiền tệ quốc tế và hệ thống tiền tệ quốc tế đều là sản phẩm của các liên
minh kinh tế. Do vậy sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế phụ thuộc vào các
liên minh kinh tế. Tuy nhiên, các liên minh kinh tế thường không đứng vững trong
một thời gian dài do các nguyên nhân khác nhau cho nên khi các liên minh kinh tế
tan vỡ thì hệ thống tiền tệ quốc tế cũng bị ảnh hưởng theo.
Mỗi hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành đều xuất phát từ những mục
đích nhất định của các nước tham gia. Tuy nhiên có thể thấy các hệ thống tiền tệ
đều có một số mục đích chung như sau:
- Mở mang giao lưu về kinh tế quốc tế, tạo sự liên kết kinh tế giữa một số
nước đã có quan hệ gắn bó hoặc phụ thuộc lẫn nhau với ý định cạnh tranh hoặc
chống lại sự xâm nhập kinh tế – tài chính của các khối kinh tế khác.
- Có thể tạo ra các mối liên kết (liên minh) về chính trị giữa các quốc gia một

cách chặt chẽ hoặc ràng buộc lỏng lẻo giữa các nước dưới sự chỉ huy hoặc thao túng
của một quốc gia mạnh.
- Củng cố vai trò và vị trí kinh tế – tiền tệ của một số quốc gia trong khu vực.
1.1.2 Quá trình phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế đã hình thành từ tự phát đến tự giác. Ban đầu là tự
phát thể hiện một đồng tiền của quốc gia nào đó tự nó có đầy đủ các yếu tố trở
thành tiền tệ quốc tế. Dần dần hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành một cách tự
giác trên cơ sở các quốc gia thỏa thuận, thống nhất với nhau thông qua đàm phán,
ký kết văn bản hoặc thừa nhận một đồng tiền của một quốc gia nào đó làm đơn vị
tiền tệ quốc tế.
1.1.2.1

Hệ thống bản vị vàng (gold standard)

Từ trước dương lịch 300 năm, thời của các Pharaoh, vàng được xem là
phương tiện thanh toán và cất trữ. Hy Lạp và đế chế Roman dùng tiền vàng cho
đến thời kỳ khếch trương thương mại của thế kỷ 19. Khi sự gia tăng thương mại


lớn hơn đã đặt ra yêu cầu cần phải có hệ thống chính thức trong cán cân thương mại
quốc tế. Các quốc gia lần lượt thiết lập các mệnh giá cho các loại tiền tệ của quốc
gia mình theo giá trị của vàng và từ đó gắn với luật chơi đã đặt ra. Chế độ bản vị
vàng được xem là hệ thống tiền tệ quốc tế được Châu Âu thừa nhận từ những năm
1870. Mỹ là nước đi sau và chỉ thừa nhận hệ thống này đến năm 1879.
Theo bản vị vàng, tỷ lệ chuyển đổi giữa hai loại tiền bất kì xác lập dựa trên
giá trị của vàng của hai loại tiền đó ( tiền tệ lưu thông là tiền đúc bằng vàng ). Thí
dụ, hàm lượng vàng của 1 bảng Anh (GBP) là 2,488281 gram và của 1 đô la Mỹ
( USD) là 0,888671 gram do đó quan hệ so sánh giữa GBP và USD là:

Chế độ này ra đời có nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế tỷ giá giữa

các đồng tiền là cố định. Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển, lượng vàng cung ứng
không đáp ứng đủ cho lượng hàng hóa được làm ra từ đó gây áp lực nên nền kinh tế
vì vậy mà chế độ bản vị vàng đã sụp đổ sau hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc
Đại khủng hoảng năm 1930.
1.1.2.2

Hệ thống Bretton Woods: 1945 – 1972

Tháng 7/1944, đại diện 44 nước họp tại Bretton Woods, New Hampshire để
bàn bạc phác thảo hệ thống tiền tệ quốc tế thời hậu chiến. Sau nhiều lần tranh cãi,
thương lượng, các đại diện đã cùng dự thảo và ký kết Thỏa ước mang tên Bretton
Woods. Hiệp định Bretton Woods thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên đồng
Đô la Mỹ và thiết lập hai định chế mới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng
Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD). Theo đó, IMF chuyên hỗ trợ các quốc gia
thành viên trong cán cân thanh toán và vấn đề tỷ giá còn Ngân hàng Tái thiết và
Phát triển Quốc tế (IBRD) mà chúng ta thường gọi là Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ
trợ vốn tái thiết sau chiến tranh và tài trợ phát triển kinh tế các nước nghèo.
Hiệp định Bretton Woods thực chất là thỏa thuận hướng về việc giữ giá đồng
tiền các nước theo giá vàng và chống lạm phát giá cả. Đồng tiền của Hoa Kỳ
(USD) dựa trên thế mạnh của nền kinh tế phát triển vượt hơn và không bị tàn phá
trong chiến tranh đã được cố định ở mức 35 USD = 1OUNCE* vàng làm chuẩn cho
việc xác định tỷ giá đồng tiền của các nước còn lại tương ứng với đồng đô la Mỹ.


Các nước tham gia đồng ý duy trì giá trị của đồng tiền của mình trong vòng 1% (sau
này mở rộng đến 2.25%) của mệnh giá bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ hoặc vàng
khi cần thiết. Làm giảm giá đã không được sử dụng như một chính sách cạnh tranh
thương mại trong giai đoạn này, nhưng nếu một đồng tiền quá yếu và khi mất giá
quá 10% thì cần có sự can thiệp của IMF. Như vậy, có thể xem hệ thống Bretton
Woods là “hệ thống bản vị hối đoái vàng dựa trên Đô la Mỹ”.

Hệ thống Bretton Woods được duy trì đến năm 1971 thì sụp đổ. Nguyên
nhân của sự sụp đổ này lạm phát quá mức ở Mỹ, biểu hiện ở sự mất giá rõ rệt của
đồng đô la Mỹ, nhất là trong tương quan với đồng mark Đức và yên Nhật. Tổng
thống Richard M. Nixon đã tuyên bố chấm dứt việc chuyển đổi đô la ra vàng vào
ngày 15/8/1971.
1.1.2.3

Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện đại – chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt
(Flexible Exchange Rate) : từ 1973 đến nay

Đầu tháng 2/1973, một cuộc công kích ồ ạt mang tính đầu cơ vào đồng đô la
Mỹ lại bắt đầu dẫn tới thị trường ngoại hối phải đóng cửa. Sau khi các NHTW châu
Âu mua 3,6 tỷ đô la vào 1/3/1973 để ngăn chặn đồng tiền của họ lên giá, thị trường
ngoại hối lại đóng cửa một lần nữa. Khi thị trường ngoại hối mở lại vào 19/3, đồng
yên của Nhật và phần lớn các đồng tiền của các nước châu Âu được thả nổi so với
đồng đô la. Giá thị trường tăng từ 38 lên 42 USD/ounce vàng. Việc thả nổi tỷ giá
trao đổi đô la của các nước công nghiệp khi đó được xem như một phản ứng tạm
thời đối với việc di chuyển vốn mang tính đầu cơ và không quản lý được. Nhưng,
những thỏa thuận tạm thời được chấp nhận vào tháng 3/1973 đã trở thành lâu dài và
đánh dấu sự kết thúc tỷ giá trao đổi cố định của hệ thống Bretton Woods và sự bắt
đầu của một thời kỳ mới sôi động trong quan hệ tiền tệ quốc tế. Từ đó tỷ giá hối
đoái giữa những đồng tiền mạnh như Đô la, Mác, Bảng và Yên đều dao động so với
các ngoại tệ khác.
1.2 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.2.1 Tổng quan về tỷ giá hối đoái
1.2.1.1

Khái niệm

Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau.

Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ


của nước khác. Ví dụ: Tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày
12/03/2005 là 1 USD = 15804VND.
1.2.1.2

Ý nghĩa kinh tế của tỷ giá hối đoái

- So sánh sức mua giữa các đồng tiền: Tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan
giá trị giữa hai đồng tiền, thông qua đó có thể so sánh giá cả tại thị trường trong
nước và trên thế giới, đánh giá năng suất lao động, giá thành sản phẩm trong nước
với các nước khác.
- Vai trò kích thích và điều chỉnh xuất nhập khẩu: Thông qua cơ chế tỷ
giá, chính phủ sử dụng tỷ giá để tác động đến xuất nhập khẩu
trong từng thời kỳ, khuyến khích những ngành hàng, chủng loại
hàng hóa tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, hạn chế nhập
khẩu nhằm thực hiện định hướng phát triển cho từng giai đoạn.
-Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Phân phối lại thu nhập
giữa các ngành hàng có liên quan đến kinh tế đối ngoại và giữa các nước có liên
quan về kinh tế với nhau. Khi tỷ giá cao, tức là giảm sức mua của đồng tiền trong
nước so với đồng tiền nước ngoài. Điều này có tác dụng giúp cho nhà xuất khẩu có
thêm lợi thế để cạnh tranh tăng thêm thu nhập cho nhà xuất khẩu.
-Tỷ

giá còn là công cụ sử dụng trong cạnh tranh thương mại, giành giật thị

trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguyên liệu của nước khác với giá rẻ. Đó là
biện pháp phá giá đồng tiền. Điển hình là nước Mỹ đã dùng công cụ tỷ giá để cản
trở sự xuất khẩu các hàng hóa của Nhật sang Mỹ (đặc biệt là xe hơi). Việc làm này

đã gây thiệt hại cho Nhật, làm giảm thu nhập từ xuất khẩu của Nhật. Phá giá đồng
tiền là việc chính phủ đứng ra tuyên bố giảm giá nội tệ so với ngoại tệ.
1.2.1.3

Tác động của tỷ giá đến các quan hệ kinh tế quốc tế

Tác động đến thương mại quốc tế: Khi tỷ giá hối đoái tăng theo nghĩa là
đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ sẽ có tác động bất lợi cho
nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu. Khi tỷ giá giảm có tác động hạn chế xuất
khẩu, khuyến khích nhập khẩu.
Tác động đến hoạt động đầu tư: Khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ hạn chế việc
đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư trong nước, vì họ sẽ không có lợi nếu chuyển
vốn bằng đồng nội tệ ra nước ngoài để đổi lấy ngoại tệ tăng giá. Các khoản vốn đầu


tư này nếu được tái đầu tư hoặc để mua hàng hóa trong nước thì sẽ đem lại hiệu quả
cao hơn và ngược lại.
1.2.2 Chế độ tỷ giá hối đoái
1.2.2.1

Chế độ tỷ giá cố định

Tỷ giá cố định là tỷ giá được cố hoặc chỉ được cho phép dao động trong một
phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá bắt đầu dao động quá nhiều thì các chính phủ có thể
can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của phạm vi này. Chế độ tỷ
giá hối đoái cố định là một chế độ tỷ giá hối đoái được nhà nước công bố sẽ duy trì
không thay đổi tỷ giá giữa đồng nội tệ với một đồng ngoại tệ nào đó.
Đặc điểm của chế độ tỷ giá cố định về cơ bản, những lực cung - cầu vẫn tồn
tại trong thị trường ngoại tệ và chi phối số lượng cung - cầu ngoại tệ trên thị trường
nhưng Nhà nước cam kết sẽ duy trì tỷ giá hối đoái ở mức độ cố định. Nếu cung trên

thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ gía cố định thì nhà nước đảm bảo mua hết số dư
cung ngoại tệ. Nếu cung trên thị trường nhỏ hơn c ầu ở mức tỷ giá cố định đó thì
Nhà nước sẽ đảm bảo cung cấp một lượng ngoại tệ bằng đúng lượng dư cầu. Nhà
nước sẽ thực hiện hoạt động mua bán lượng dư cung hay cầu đó với tư cách là
người mua bán cuối cùng, người điều phối. Những dự báo thay đổi tỷ giá trên thị
trường gần bằng không trừ trường hợp nhà nước thay đổi mức tỷ giá cố định. Ví
dụ, Pháp đã áp dụng tỷ giá cố định lên các nước thuộc địa của mình khi cho cho ra
đời đồng Franc tại thuộc địa nhằm kiểm soát chặt chẽ các nước thuộc địa.
1.2.2.2

Chế độ tỷ giá thả nổi

Tỷ giá thả nổi là hối đoái được xác định và thay đổi hoàn toàn tùy thuộc vào
tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Nhà nước hoàn toàn không có bất cứ
một tuyên bố, một cam kết nào về điều hành và chỉ đạo tỷ giá. Nhà nước không có
bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào vào thị trường ngoại tệ.
1.2.2.3

Chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước

Chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của Nhà nước về cơ bản tỷ giá do thị
trường quyết định nhưng có sự can thiệp của nhà nước vào những lúc cần thiết
nhằm tránh những cơn sốc về tỷ giá, hạn chế sự biến động. Tỷ giá được xác định và
thay đổi hoàn toàn phụ thuộc tình hình quan hệ cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên,
Ngân hàng Nhà nước sẽ tuyên bố một mức biến động cho phép đối với tỷ giá và chỉ


can thiệp vào thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng khi tỷ giá có sự
biến động mạnh vượt mức cho phép. Nếu tình hình kinh tế có những thay đổi lớn thì
mức tỷ giá hối đoái, biên độ dao động cho phép được nhà nước xác định và công bố

lại.
1.3 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1.3.1 Tổng quan về thị trường ngoại hối
1.3.1.1

Khái niệm

Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi ngoại
tệ thông qua quan hệ cung cầu. Việc trao đổi bao gồm việc mua một đồng tiền này
và đồng thời bán một đồng tiền khác. Như vậy, các đồng tiền được trao đổi từng
cặp với nhau (ví dụ: USD/DEM). Ở các nước phát triển các quan hệ cung cầu ngoại
hối đều tập trung ở thị trường ngoại hối. Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị
trường liên ngân hàng, thông qua thị trường liên hàng mọi giao dịch mua bán ngoại
hối có thể tiến hành trực tiếp với nhau.
Quá trình hình thành thị trường ngoại hối đã hình thành hai hệ thống tổ chức
khác nhau gồm hai hệ thống bao gồm hệ thống hối đoái Anh - Mỹ và hệ thống hối
đoái Châu Âu:
- Theo hệ thống Anh-Mỹ, thị trường hối đoái có tính chất biểu tượng, chỉ
giao dịch ngoại hối thường xuyên giữa một số ngân hàng và nhà môi giới qua các
phương tiện thông tin hiện đại, tức loại thị trường không qua quầy. Thị trường
ngoại hối thực chất không phải là một địa điểm cụ thể, tức không phải là một văn
phòng nơi mọi người ngồi lại với nhau mà đó là một mạng lưới thông tin liên lạc
ngân hàng nối mạng điện tử với nhau, liên kết với người môi giới ngoại hối.
-Theo hệ thống Châu Âu lục địa (không bao gồm nước Anh), thị trường hối
đoái có địa điểm giao dịch nhất định, hàng ngày những người mua bán ngoại hối tới
đó để giao dịch và ký hợp đồng, nhưng chủ yếu qua điện thoại, fax, telex và hệ
thống Reuters.
Hiện nay các thị trường ngoại hối lớn trên thế giới gồm có nhiều thị trường lớn với
doanh số cao như : London, NewYork, Tokyo, Singapore, HongKong, Frankfurt…
1.3.1.2


Đặc điểm của thị trường ngoại hối

- Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế:


- Thị trường hối đoái hoạt động liên tục suốt ngày đêm 24 giờ/ngày trên các
khu vực khác nhau của thế giới.
- Không có địa điểm cụ thể. Các giao dịch mua bán được thực hiện thông
qua các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như: telex, điện thoại, máy vi tính..
- Trong bất cứ giao dịch ngoại hối nào thì ít nhất có một đồng tiền đóng vai
trò làm ngoại tệ.
- Ngôn ngữ sử dụng trên thị trường rất ngắn gọn, mang nhiều quy ước nghiệp
vụ rất khó hiểu với người thường.
- Doanh số hoạt động trên thị trường ngoại hối rất lớn.
- Giá cả hàng hoá của thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đoái được hình
thành một cách hợp lý, linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Do đó, thị trường ngoại hối rất nhạy cảm với các chỉ số kinh tế như tổng sản phẩm
xã hội., mức tăng sản xuất, tỷ lệ lạm phát, sự biến động của lãi suất và chịu sự tác
động của các sự kiện chính trị - xã hội như: biểu tình, thiên tai, chiến tranh...
1.3.1.3

Hàng hóa của thị trường hối đoái

Hàng hóa được mua bán trên thị trường hối đoái gọi là ngoại hối. Ngoại hối
là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các
quốc gia. Tùy theo quan niệm của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối sẽ khác nhau.
1.3.2 Các thành phần tham gia
- Các ngân hàng thương mại: NHTM tiến hành giao dịch ngoại hối với hai
mục đích: Thực hiện kinh doanh cho chính mình và cho khách hàng.

Các NHTM là hạt nhân và giữ vai trò quan trọng trên thị trường hối đoái.
Các NHTM lớn có chi nhánh, đại lý ở nước ngoài, họ kinh doanh ngoại hối là chủ
yếu, còn các ngân hàng khác đóng vai trò phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh dưới
sự chỉ đạo của các ngân hàng thương mại lớn. Các ngân hàng này có nhiệm vụ điều
chỉnh mức dự trữ của từng loại ngoại tệ khác nhau. Các NHTM chủ yếu là mua đi
bán lại các loại ngoại tệ hoặc là các giao dịch có tính chất đầu cơ.
- Các ngân hàng trung ương: Với tư cách là người canh giữ hệ thống tiền tệ ngân hàng và là người chủ của dự trữ ngoại hối quốc gia, các NHTW là thành phần
cơ bản trên thị trường hối đoái thông qua hành vi can thiệp trên thị trường.


-Các cá nhân hay các nhà kinh doanh (khách hàng mua bán lẻ): gồm những
công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
để phục vụ cho hoạt động đầu tư, cho vay, đi công tác hay đi du lịch ở nước ngoài
hoặc khi nhận được các khoản lợi tức đầu tư hay chuyển tiền.
-Các nhà môi giới ngoại hối: Người môi giới thực hiện các lệnh mua bán
ngoại hối theo yêu cầu của khách hàng và hưởng phí.
- Các doanh nghiêp: Chủ yếu là các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh
xuất nhập khẩu, vừa là có nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng thương
mại quốc tế, vừa cung ngoại tệ khi có các khoản thu về việc xuất khẩu hàng hoá
dịch vụ…và được xem như là chủ thể hình thành nên khối lượng mua và bán ngoại
hối lớn nhất trên thị trường ngoại hối.
1.3.3 Vai trò của thị trường ngoại hối
1.3.3.1

Cân đối các nhu cầu mua bán ngoại tệ

Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại
tệ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác. Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục và mang tính toàn cầu đáp ứng
ngay lập tức nhu cầu về ngoại tệ của bất kỳ người mua, người bán nào. Sự tham dự

của các ngân hàng và các nhà đầu cơ cũng góp phần giải quyết sự mất cân đối cung
cầu ngoại tệ thông qua việc điều chỉnh tỷ giá cân bằng của thị trường hoặc thông
qua đầu cơ ngoại tệ.
1.3.3.2

Phòng chống rủi ro tỷ giá

Ngày nay đa số các nước trên thế giới đều áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi nên
tỷ giá hối đoái luôn luôn biến động, ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể.
Các công ty xuất nhập khẩu, công ty đa quốc gia và các cá nhân có nguồn thu, chi
ngoại tệ trong tương lai chịu ảnh hưởng rủi ro rất lớn về sự biến động của tỷ giá hối
đoái. Do vậy, các chủ thể này cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế,
phòng ngừa rủi ro thông qua các nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, quyền chọn… của thị
trường ngoại hối.
1.3.3.3

Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ

Các NHTM tham gia vào thị trường ngoại hối chủ yếu là giao dịch cho chính


mình, tiến hành các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá giữa các thị trường để thu
lời
qua việc mua ở thị trường giá rẻ hơn và bán lại ở thị trường giá cao hơn.
Không chỉ có các ngân hàng mà các doanh nghiệp và cá nhân cũng có thể thu
lời thông qua hoạt động đầu cơ ngoại tệ. Ngoài ra,thị trường ngoại hối còn giúp các
nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho việc đầu tư vào thị trường có mức lãi
dự tính cao.



CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG CÁC NƯỚC THEO HỆ THỐNG ĐỒNG FRANC VÀ
VỊ THẾ CỦA CÁC ĐỒNG FRANC TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
2.1 Cộng hòa Pháp – đồng franc Pháp
2.1.1 Tổng quan
Đồng franc Pháp, còn gọi là franc , biểu tượng là F hoặc Fr, là đơn vị tiền tệ
của Pháp sử dụng từ năm 1936 và bị thay thế bởi đồng Euro vào năm 2002.
Mã tiền tệ ISO 4217 của franc Pháp là FRF, con số 250, số mũ 2.
2.1.2 Đồng franc Pháp qua các thời kỳ
2.1.2.1

Ra đời: năm 1360 đến 1641

Đồng franc đầu tiên là một đồng tiền vàng được giới thiệu vào năm 1360 để
trả tiền chuộc của Vua John II của Pháp trong Chiến tranh Trăm năm, đồng xu này
bảo đảm sự tự do của nhà vua. Trong khoảng thời gian từ năm 1360 đến 1641,
những đồng xu có giá trị một tourreis đã được đúc và được gọi là francs (tên đến từ
dòng chữ "Johannes Dei Gratia Francorum Rex", tức "John, bởi ân sủng của Thiên
Chúa” Vua của Pháp). Ở trên mặt đồng tiền là nhà vua cưỡi một con ngựa được
trang trí phong phú, nên người ta đặt cho đồng tiền này tên franc à cheval (có nghĩa
là "tự do trên ngựa" trong tiếng Pháp). Sau cái chết của John II, con trai của
John, Charles V, tiếp tục loại tiền này với chính sách cải cách, bao gồm tiền đúc ổn
định. Sắc lệnh ngày 20 tháng 4 năm 1365 đã thiết lập một đồng tiền vàng chính
thức được gọi là denier d'or aux fleurs de lis có hình dáng đứng của nhà vua trên
mặt đối diện của nó, được vẽ dưới tán cây. Giá trị của nó bằng một tourreis, giống
như franc à cheval , và đồng tiền này được biết đến rộng rãi như một đồng franc à
pied.

Năm 1641


Pháp thay

thế

louis d'or vàng.



khi Louis XIII của
bằng

bạc écu




Hình 2-1: Đồng Franc vàng đầu tiên năm 1360
2.1.2.2

Từ 1795 đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất

Theo Công ước Cách mạng Pháp năm 1795 "Franc" thập phân được trở
thành đơn vị tiền tệ quốc gia (1 franc = 10 décimes = 100 centimes). Đồng xu bạc
hiện có mệnh giá rõ ràng là "5 FRANCS" và bắt buộc phải báo giá bằng đồng
franc. Điều này đã chấm dứt hoạt động của các đồng tiền không có mệnh giá rõ
ràng chẳng hạn như Louis d'or , định kỳ ban hành các sắc lệnh hoàng gia để thao
túng giá trị của chúng về mặt tài khoản, tức là Livre tournois. Đồng franc trở thành
tiền tệ chính thức của Pháp vào năm 1799.
Năm 1803, Franc germinal (được đặt tên theo tháng Germinal trong lịch cách
mạng ) được thành lập, tạo ra một đồng franc vàng chứa 290,034 mg vàng nguyên

chất. Từ thời điểm này, các đơn vị vàng và bạc lưu thông thay thế cho nhau trên cơ
sở tỷ lệ 1: 15,5 giữa các giá trị của hai kim loại (lưỡng kim). Đồng tiền này bao
gồm các đồng tiền vàng hiện đại đầu tiên có mệnh giá bằng đồng franc, lần đầu tiên
được mô tả là "Lãnh sự Bonaparte" và với quốc gia được mô tả là "République
Française"
2.1.2.3

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ khiến Pháp rời khỏi tiêu chuẩn vàng
của Liên minh tiền tệ Latinh. Chiến tranh làm suy yếu nghiêm trọng sức mạnh của
đồng franc: chi tiêu chiến tranh, lạm phát và tái thiết sau chiến tranh, được tài trợ
một phần bằng cách in thêm tiền, giảm 70% sức mua của franc trong khoảng thời
gian từ 1915 đến 1920 và giảm thêm 43% trong khoảng thời gian từ 1922 đến 1926.
Đồng tiền tiếp tục trượt, cho đến năm 1959, sức mua có giá trị dưới 2,5% giá trị
năm 1934.
2.1.2.4

Chiến tranh thế giới thứ hai

Trong thời Đức Quốc xã chiếm đóng Pháp (từ năm 1940- năm 1944), đồng
franc là một loại tiền tệ phụ thuộc vào Reichsmark của Đức với tỷ giá hối đoái là 20
franc cho Reichsmark. Các đồng tiền đã được thay đổi, với các từ Travail, famille,
patrie (Công việc, Gia đình, Tổ quốc) thay thế cho bộ ba Cộng hòa Liberté, égalité,
huynh đệ (Liberty, Equality, Frhood), với biểu tượng của chế độ Vichy được thêm


vào.Sau giải phóng, Hoa Kỳ đã cố gắng áp đặt việc sử dụng đồng “flag ticket” franc
của Hoa Kỳ lên Pháp nhưng đã bị Tướng De Gaulle ngăn chặn.
2.1.2.5


Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1999

Sau Thế chiến thứ II, Pháp đã phá giá tiền tệ của mình trong hệ thống
Bretton Woods trong nhiều lần. Bắt đầu từ năm 1945 với tỷ giá 480 franc so
với bảng Anh (119,1 đô la Mỹ ), đến năm 1949, tỷ giá là 980 đến bảng Anh (350
đến đô la). Điều này đã giảm hơn nữa vào năm 1957 và 1958, đạt 1382,3 đến bảng
Anh (493,7 đô la, tương đương với 1 franc = 1,8 mg vàng nguyên chất).
Sau hai thế kỷ lạm phát với những rắc rối vẫn tiếp thục từ thời hậu chiến, vào
tháng 1 năm 1960, Tướng de Gaulle quyết định đồng franc Pháp đã được định giá
lại, với 100 franc hiện có bằng một franc nouveau. Chữ viết tắt "NF" (new franc)
đã được sử dụng trên tiền giấy thiết kế năm 1958 cho đến năm 1963. Tiền cũ một
và hai franc tiếp tục lưu hành. Đồng xu một xu không lưu hành rộng rãi. Lạm phát
tiếp tục làm xói mòn giá trị của đồng franc: giữa năm 1950 và 1960, mức giá tăng
72% (trung bình 5,7% mỗi năm); giữa năm 1960 và 1970, nó đã tăng 51%.
Sau khi Pháp kí kết Hiệp định Maastricht tạo ra Liên minh Châu Âu vào
07/02/1992 và Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) đã cho ra đời đồng tiền
chung Châu Âu gọi là Euro. Đồng franc Pháp bị thay thế bởi đồng Euro với tỷ giá
hối đoái được đặt ở mức ngang giá cố định € 1 = 6,55957 F. Tất cả các đồng tiền
franc và tiền giấy đã không còn được đấu thầu hợp pháp vào tháng 1 năm 2002, khi
đồng euro chính thức được thông qua.
2.1.3 Vị thế trên thị trường ngoại hối
Ra đời năm 1360, dù bị ngắt quãng sử dụng trong thời gian khá dài (từ năm
1641 đến 1795), đồng franc vẫn để lại dấu ấn mạnh mẽ hơn nhiều so với đồng livre
trước đó khi gắn liền với lịch sử thực dân của Pháp. Những đồng franc đầu tiên
được phát hành với mục đích chủ yếu là giúp vua John II chuộc lại sự tự do của
chính mình do nền kinh tế Pháp đã hết sức suy yếu. Tuy nhiên, đồng franc đã được
duy trì tiếp sau đó với giá trị tính bằng tiền của nó là một livre tournois cho đến năm
1577. Vào thời gian này, dòng chảy của vàng và bạc từ Tây Ban Nha và Mỹ đã gây
ra lạm phát trên toàn thế giới, các vị vua của Pháp - những người không nhận được

nhiều của cải này - khiến mọi thứ tồi tệ hơn khi gán giá trị cho đồng franc của họ.


Henry III đã định giá một đồng xu franc bạc có giá trị bằng một livre tournois khiến
đồng franc mất giá nghiêm trọng. Đồng xu này và các phân số của nó lưu hành cho
đến năm 1641 khi Louis XIII của Pháp thay thế nó bằng bạc écu.
Cũng cùng thời gian này, Pháp bắt đầu xây dựng thuộc địa ở châu Mỹ, biển
Ca-ri-bê và Ấn Độ. Việc mở rộng thuộc địa giúp đồng franc Pháp mở rộng ảnh
hưởng đến các khu vực này và giúp mở rộng sự giao thương của Pháp, thúc đẩy sản
xuất buôn bán. Tuy nhiên sau đó các thuộc địa này phần lớn bị mất hoặc bị bán.
Đồng franc trở lại vào năm 1795 và chính thức thành tiền tệ của Pháp vào
năm 1799 với kĩ thuật tiền tệ thập. Việc lưu thông tiền tệ kim loại này giảm trong
Séc, những đồng xu vàng và bạc cũ được đưa ra khỏi lưu thông và trao đổi cho in
tiền giấy assignats, ban đầu phát hành như trái phiếu được hỗ trợ bởi giá trị của
hàng hóa bị tịch thu của nhà thờ, nhưng sau đó khai báo là tệ hợp pháp. Những
đồng tiền vàng và bạc rút ra được dùng để tài trợ cho các cuộc chiến tranh và nhập
khẩu lương thực, vốn đang thiếu hụt. Như trong " Bong bóng Mississippi " năm
1715 - 1720, quá nhiều tiền chuyển nhượng đã được đưa vào lưu hành, vượt quá giá
trị của "tài sản quốc gia", và tiền xu, cũng do quân đội trưng dụng và tích trữ, hiếm
khi trả cho các nhà cung cấp nước ngoài. Với khoản nợ của chính phủ quốc gia vẫn
chưa được thanh toán, và sự thiếu hụt bạc và đồng thau để đúc tiền xu khiến niềm
tin vào đồng tiền mới giảm sút, dẫn đến siêu lạm phát, nhiều bạo loạn lương thực,
bất ổn chính trị nghiêm trọng. Sau một cuộc đảo chính dẫn, Lãnh sự quán dần dần
giành được quyền lập pháp duy nhất với chi phí của các tổ chức tư vấn lập pháp
không ổn định và mất uy tín khác.
Đến năm 1850, thực dân Pháp tập trung chủ yếu xây dựng thuộc địa ở Châu
Phi cũng như Đông Dương và Nam Thái Bình Dương. Dưới đế chế thực dân Pháp,
các mối quan hệ ưu tiên giữa những đồng tiền của các lãnh thổ và đồng franc Pháp
cho phép xác định một khu vực tiền tệ đặc trưng. Theo nghĩa rộng, một khu vực
tiền tệ được xác định chủ yếu bởi sự cùng tồn tại của một đồng tiền thống trị và

nhiều đồng tiền vệ tinh, sự thống nhất của toàn khối được bảo đảm nhờ khả năng
chuyển đổi của tất cả các đồng tiền này với nhau trên cơ sở các ngang giá cố định.
Việc tổ chức nhiều nước thành một khu vực tiền tệ thường nằm trong khuôn khổ
rộng hơn, với đặc điểm là có các mối quan hệ chính trị và kinh tế ưu tiên. Vì vậy, vị


thế quan trọng của đồng franc đã được khẳng định trên thị trường tiền tệ, tạo ra sự
đảm bảo một tỷ giá hối đoái cố định cho các đồng tiền trong khu vực cùng các nước
cùng sử dụng đồng franc và cũng giúp Pháp kiểm soát chặt chẽ chính trị và kinh tế
của các nước thuộc địa.
Kể từ thế kỷ 19, Pháp đã quyết định tổ chức phát hành tiền tệ tại các nước
thuộc địa và ưu tiên cho một số ngân hàng tư nhân đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ
về tỷ giá của chính quyền Pháp như Ngân hàng Angiêri, Ngân hàng Đông Dương,
Ngân hàng Tây Phi, Ngân hàng Ăng-ti,... Những đồng tiền này đã được phát hành
để rút dần các đồng tiền bản địa (tiền mani, ốc tiền) hoặc các đồng tiền nước ngoài
đang lưu thông trên các lãnh thổ thuộc địa. Để bảo đảm chất lượng của việc lưu
thông tiền tệ, các ngân hàng phát hành của địa phương phải chịu sự kiểm soát của
chính quyền Pháp nhất là khi trao đổi giữa Pháp và các nước thuộc địa ngày càng
tăng.
Theo hiệp ước ngày 23/12/1865, Pháp, Bỉ, Ý và Thụy Sĩ đã thành lập Liên
minh tiền tệ Latinh qua đó thiết lập tiêu chuẩn trao đổi dựa trên các thông số kỹ
thuật của đồng franc vàng của Pháp, việc gia nhập Liên minh tiên tệ Latinh giúp
franc Pháp tạo vị thế mạnh, được sử dụng rộng rãi và chiếm tỷ trọng lớn trong quỹ
dự trữ không chỉ đối với các nước tham gia mà còn là các nước tham gia không
chính thức cùng các thuộc địa.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với tư thế là nước thắng cuộc, Pháp có
thêm cơ hội mở rộng hơn nữa các hệ thống thuộc địa của mình nhưng nạn khủng
hoảng do thiếu vàng tồn tại trong chiến tranh khiến tiền giấy cưỡng bách lưu hành
mất 80% giá trị, lạm phát tăng cao. Để thoát khỏi tình trạng bế tắc này, Pháp đã
dùng biện pháp thay vì đổi tiền giấy trực tiếp ra vàng, người ta chỉ cho đổi lấy thứ

tiền giấy ngoại quốc có thể đổi ra vàng. Chính phủ Pháp cũng cắt giảm thuế, và vào
cuối những năm 1920, nền kinh tế Pháp đã phục hồi trở lại.
Nhờ sự thay đổi từ kim bản vị thành kim hoán bản vị, các nước châu Âu đã
thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, chế độ này cũng chỉ được thi hành trong thời
gian ngắn đến năm 1931. Sau khi NHTW Anh đã bãi bỏ tính chuyển đổi của đồng
bảng Anh và giảm giá đồng bảng Anh khoảng 30%, tất cả các nước theo Anh cũng
từ bỏ khả năng chuyển đổi tiền sang vàng khiến tiền tệ sụt giảm. Khi giá vàng trên


thế giới giảm sút sau các đợt giảm giá đồng tiền trên toàn bộ thế giới, một số nước
thuộc hệ thống đồng franc như Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ vẫn giữ nguyên không giảm giá
các đồng tiền của mình khiến cho vàng của Pháp quá cao so với thế giới. Các nhà
xuất khẩu Pháp gặp khó khăn, nhâp khẩu tăng thái quá, tình hình thương mại xấu đi.
Sự sợ hãi vào tương lai của đồng
franc bao trùm. Một số vốn tìm các chạy ra nước ngoài. Đồng thời, cùng
lúc đó tại các nước thuộc địa, các quy chế mới đã áp đặt những nghĩa vụ khắt khe
hơn đối với các cơ quan phát hành, tạo ra các cơ chế cho phép trao đổi đồng tiền
ngang giá với những đồng tiền do Ngân hàng nước Pháp phát hành. Do vậy, đồng
franc đã thay thế các đồng xu tại các nước thuộc địa và trở thành đồng tiền duy nhất
được lưu thông tại châu lục đen và trong những vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương.
Các “tài khoản nghiệp vụ” đầu tiên đã được tạo ra để giữ vai trò trung tâm trong
việc tổ chức các mối quan hệ tài chính tại khu vực đồng franc.
Để thiết lập lại tình hình, giá vàng Pháp cũng cần giảm đi. Chính phủ đã
thay đổi chính sách của mình và đi theo con đường của những nước khác, nghĩa là
xóa bỏ khả năng chuyển đổi của đồng bản tệ sang vàng và tiến hành giảm giá đồng
tiền từ năm 1936. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, Pháp đã đầu hàng Đức từ
tháng 6/1940, chính vì vậy đã tạo điều kiện cho các nước thuộc địa đấu tranh giải
phóng dân tộc. Tuy không thành công nhưng các nước thuộc địa đã cho ra đời các
đồng tiền của mình tồn tại song song với tiền franc của Pháp và tiền Pháp phát hành
tại đây, giảm sự ảnh hưởng của đồng franc Pháp lên các khu vực này.

Khi Đại chiến thế giới thứ II kết thúc, Pháp phê chuẩn Hiệp định Bretton
Woods vào tháng 12 năm 1945, đồng franc Pháp bị mất giá để thiết lập một tỷ giá
hối đoái cố định với đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, đồng franc vẫn giữ được vị thế của
mình là một đồng mạnh trên thị trường, trong Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) số franc
chiếm tương đương số cổ phần là 5,05%. Tại các thuộc địa của Pháp, đồng franc
vẫn giữ vị thế quan trọng trong việc giao thương với các lãnh thổ khác.
Sau hai thế kỷ lạm phát với những rắc rối vẫn tiếp thục từ thời hậu chiến, vào
tháng 1 năm 1960, đồng franc Pháp đã được định giá lại, với 100 franc hiện có bằng
một franc nouveau. Tuy nhiên, lạm phát tiếp tục làm xói mòn giá trị của đồng


franc: giữa năm 1950 và 1960, mức giá tăng 72% (trung bình 5,7% mỗi năm); giữa
năm 1960 và 1970, nó đã tăng 51%.

Hình 2-2: Giá trị của đồng Franc Pháp mới tính theo Euro ( 1960 – 2002 )
Nguồn :INSEE ( Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia)
Sau khi Pháp kí kết Hiệp định Maastricht tạo ra Liên minh Châu Âu vào
07/02/1992 và Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) đã cho ra đời đồng tiền
chung Châu Âu gọi là Euro. Đồng franc Pháp bị thay thế bởi đồng Euro với tỷ giá
hối đoái được đặt ở mức ngang giá cố định € 1 = 6,55957 F. Điều này đánh dấu cho
sự kết thúc của đồng franc Pháp trên thị trường ngoại hối cũng như kết thúc vị trí là
một trong những đồng tiền mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Tuy nhiên,
dù chính thức bị loại bỏ trong lưu thông nhưng đồng franc Pháp vẫn ảnh hưởng
không nhỏ đến các nước thuộc địa của nó ví dụ như khu vực đồng franc Tây Phi và
khu vực đồng franc Thái Bình Dương.
Trên thực tế, dù đã chính thức chuyển qua sử dụng đồng euro từ năm 2002
nhưng từ thời điểm đó tới nay, người dân vẫn có thể mang giấy bạc franc ra ngân
hàng đổi thành euro, còn tiền xu thì đã "cáo chung" từ năm 2005. "Sự ra đi" của
đồng franc đã tạo ra những phản ứng trái ngược của người dân Pháp. Trong khi một
số người cảm thấy nhẹ nhõm vì thoát khỏi hệ thống tiền tệ song song thì phần lớn



cảm thấy nuối tiếc. Thậm chí, có người còn cho rằng, việc từ bỏ đồng franc là một
mất mát lớn của bản sắc dân tộc. Đến 17/02/2012, thời điểm chia tay đồng franc
cũng là lúc người dân nước này đánh dấu 10 năm chính thức đưa vào lưu hành đồng
euro. Tuy nhiên, thay vì nhớ đến ngày này như là một ngày đáng tự hào cho sự liên
kết và sức mạnh của các nước Châu Âu, dư luận Pháp lại tỏ ra hoài nghi về những
lợi ích đồng euro mang lại. Trên nhiều thời báo lớn trong thời gian gần đây, không
hiếm những dòng tít như "Đồng euro - biểu tượng cho sự sụt giảm sức mua" hay
"Cơ sở cho 10 năm tồn tại của đồng euro tại Pháp là sự tăng giá". Nhiều người dân
đổ lỗi cho đồng euro về tình trạng giá cả leo thang của các mặt hàng tiêu dùng hằng
ngày lên thêm từ 20-40%, cản trở xuất khẩu hàng hóa của Pháp. Thậm chí, cũng
giống như người dân ở một số nước Châu Âu khác, người Pháp đã đặt giả thuyết
quay trở lại với đồng franc. Đó là những lý do còn tới 50 triệu tờ giấy bạc, tổng trị
giá khoảng 4 tỷ franc, vẫn được lưu thông trên thị trường Pháp. Nhà chức trách
Pháp cho rằng, nhiều khả năng chỉ thu lại được 1/6 số này. Phần còn lại có thể được
giữ làm kỷ niệm hoặc cũng có thể vì nhiều người không tin tưởng vào tương lai
đồng euro nên trữ tiền cũ để đề phòng về một thay đổi có thể.
2.2 Thụy Sĩ – CHF
2.2.1 Tổng quan
Đơn vị tiền tệ: CHF
Tỉ giá : 1 CHF= 25.255,29 VND
Thụy sỹ: Mặc dù đã xuất hiện ở Thụy Sỹ vào năm 1798 nhưng mãi đến năm
1850 đồng franc mới trở thành tiền tệ chính thức của Thụy Sĩ. Đồng franc Thụy Sĩ
(CHF) xuất hiện lần đầu vào năm. Năm 1848, chính phủ liên bang là thực thể duy
nhất được phép sản xuất tiền tệ ở Thụy Sỹ. Đồng franc trở thành tiền tệ chính thức
của Thụy Sĩ vào năm 1850. Và cùng năm đó, đồng franc Thụy Sĩ được phát hành
lần đầu và ngang bằng với đồng franc Pháp. Từ năm 1865 đến những năm 1920,
Thụy Sĩ Bỉ, Pháp và Ý đã thành lập Liên minh tiền tệ Latinh, giá của cả bốn loại
tiền tệ đều được liên kết với giá bạc. Đồng franc Thụy Sĩ là một phần của hệ thống

tỷ giá hối đoái được thành lập sau hậu quả của Thế chiến II và tồn tại đến đầu
những năm 1970. Tỷ giá hối đoái của tiền tệ được gắn với giá vàng cho đến khi
trưng cầu dân ý vào tháng 5 năm 2000.


Đồng Franc đã được chốt bằng Đô la Mỹ với giá 4.375 Francs = 1 USD. Từ
2003 đến 2006, Franc Thụy Sĩ đã ổn định so với Euro. Năm 2008, Franc Thụy Sĩ
được định giá cao hơn USD. Năm 2011, Liên minh châu Âu tuyên bố rằng Franc
Thụy Sỹ là mối đe dọa đối với nền kinh tế, và điều này khiến Franc Thụy Sỹ lao
dốc. Từ khi phát hành đến hiện nay đã có tới 9 loạt tiền giấy Thụy Sỹ được in.
2.2.2 Đồng franc Thụy Sỹ qua các thời kỳ
2.2.2.1

Trước và trong thời kì Cộng hòa Helvetic

Vào cuối thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19, hầu hết các loại tiền Thụy Sĩ lúc
này chỉ là các đơn vị tiền không được quản lý, có đến khoảng 860 đồng tiền khác
nhau đang lưu hành, với các giá trị, mệnh giá và hệ thống tiền tệ khác nhau. Các
khoản thanh toán lớn hơn được thực hiện thông qua các đồng tiền thương mại nước
ngoài như tiền của Đức hoặc tiền của Pháp. Pháp vãn chưa có tiền tệ cố định vào
thời gian này.

Hình 2-3: Đồng Bernese Rollbatzen (thế kỷ 15)

Hình 2-4: Đồng Zürich Taler

(1768)
Năm 1798, Cộng hòa Helvetic đã giới thiệu đồng franc, được chia thành 10
centimes hoặc 100 centimes. Đồng franc này được phát hành cho đến khi kết thúc
Cộng hòa Helvetic vào năm 1803, nhưng được dùng làm mô hình cho các loại tiền

tệ của một số bang trong thời kỳ Hòa giải. Sau năm 1815, Liên minh Thụy Sĩ được
khôi phục đã cố gắng đơn giản hóa hệ thống tiền tệ một lần nữa. Tính đến năm
1820, tổng cộng 8.000 đồng franc đã có mặt ở Thụy Sĩ, những đồng tiền này được


phát hành bởi các bang, thành phố, tu viện,… trộn lẫn với các đồng tiền còn sót lại
của Cộng hòa Helvetic và Cộng hòa Helvetic trước 1798.
2.2.2.2

Franc của Liên minh Thụy Sĩ

Mặc dù 22 bang và nửa bang đã phát hành tiền từ năm 1803 đến 1850, nhưng
chưa đến 15% số tiền lưu hành ở Thụy Sĩ vào năm 1850 được sản xuất tại địa
phương, nó vẫn phải sản xuất ở nước ngoài. Ngoài ra, một số ngân hàng tư nhân
cũng bắt đầu phát hành tiền giấy đầu tiên, do đó tổng cộng ít nhất 8000 đồng tiền
khác nhau đang được lưu hành tại thời điểm đó, khiến hệ thống tiền tệ trở nên vô
cùng phức tạp. Trong thực tế, chỉ có các đồng tiền thương mại như tiền của Đức
hoặc tiền của Pháp được công
nhận để thanh toán các khoản thanh toán lớn trong và ngoài Thụy Sĩ.
Để giải quyết vấn đề này, Hiến pháp Liên bang Thụy Sĩ mới năm 1848 quy
định rằng chính phủ liên bang sẽ là tổ chức duy nhất được phép phát hành tiền ở
Thụy Sĩ. Được Hội đồng liên bang thông qua vào ngày 7 tháng 5 năm 1850, giới
thiệu đồng franc là đơn vị tiền tệ của Thụy Sĩ. Đồng franc được giới thiệu ngang
bằng với đồng franc Pháp. Nó đã thay thế các loại tiền tệ khác nhau của các bang
Thụy Sĩ. Năm 1865, Pháp, Bỉ, Ý và Thụy Sĩ đã thành lập Liên minh tiền tệ Latinh,
trong đó họ đồng ý định giá đồng tiền quốc gia của họ theo tiêu chuẩn đúc riêng.
Ngay cả sau khi liên minh tiền tệ biến mất vào những năm 1920 và chính thức kết
thúc vào năm 1927, đồng franc Thụy Sĩ vẫn duy trì tiêu chuẩn đúc đó cho đến năm
1936. Khi franc bị mất giá duy nhất vào ngày 27 tháng 9 trong cuộc Đại khủng
hoảng đồng tiền đã bị mất giá 30% sau sự mất giá của đồng bảng Anh, đô la Mỹ và

đồng franc Pháp. Năm 1945, Thụy Sĩ đã tham gia hệ thống Bretton Woods và chốt
đồng franc Thụy Sỹ với tỷ giá 1 đô la = 4.30521 CHF (tương đương với CHF 1 =
0,206418 gram vàng). Điều này đã được đổi thành $ 1 = CHF 4.375 (CHF 1 =
0,203125 gram vàng) vào năm 1949. Đồng franc Thụy Sĩ trong lịch sử đã được coi
là một loại tiền tệ trú ẩn an toàn. Đến tháng 3 năm 2005, sau chương trình bán
vàng, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã nắm giữ 1.290 tấn vàng dự trữ, tương đương
với 20% tài sản của mình.
Vào tháng 3 năm 2011, đồng franc đã vượt qua mốc 1,10 đô la Mỹ (0,91
CHF mỗi đô la Mỹ). Vào tháng 6 năm 2011, đồng franc đã vượt qua mức 1,20 đô la


×