Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 14: 22.11.2010 – 26.11.2010
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010
ÂM NHẠC 4
Tiết 14: - Ôn tập 3 bài hát: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
& KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM & CÒ LẢ.
- Nghe nhạc: THIẾU NHI CHỌN LỌC
MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
nhịp, theo phách).
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa và tập biểu diễn bài hát.
- Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.
- Giáo dục: Học sinh yêu thích âm nhạc và yêu thích giai điệu thiếu nhi.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập 3 bài hát
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 4
- Giáo viên cho học sinh ôn luyện để hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, tồ
chức cho các em tham gia biểu diễn với các hình thức đơn ca, song ca , tam
ca, tốp ca, hợp ca … khi hát có động tác phụ họa.
* Bài Trên ngựa ta phi nhanh học sinh thể hiện động tác phi ngựa.
(Học sinh biểu diễn bài hát bằng hình thúc đơn ca, song ca hoặc tốp ca).
* Bài Khăn quàng thắm mãi vai em học sinh hát gọn tiếng, rõ lời với tình
cảm say sưa, nhiệt tình.
(Học sinh biểu diễn bài hát bằng hình thúc đơn ca, song ca hoặc tốp ca).
* Bài Cò lả học sinh hát chậm rãi, đúng những tiếng có luyến, thể hiện sự
mềm mại, uốn lượn của những cánh cò bay, đồng thời cũng thể hiện tình
cảm vui tươi, lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện trong bài
hát.
(Học sinh biểu diễn bài hát có phần Xướng, phần Xô . Hát kết hợp vỗ tay
hoặc gõ đệm theo bài hát. Giáo viên gợi ý học sinh thể hiện bài hát với hai
câu thơ lục bát khác để các em khắc sâu thêm kiến thức của làn điệu dân ca
của vùng đồng bằng Bắc Bộ).
HOẠT ĐỘNG 2: Nghe nhạc Thiếu nhi chọn lọc
- Giáo viên cho học sinh nghe Bài Ru em (Dân ca Xơ-đăng) và một vài bài
hát thiếu nhi chọn lọc trong băng đĩa nhạc giáo khoa của lớp.
- Giáo viên hỏi lại tên bài hát, dân ca vùng miền … nội dung ( với HS khá có
thể hỏi thêm về tính chất của giai điệu, nội dung giáo dục …).
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 14: 22.11.2010 – 26.11.2010
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học bài hát tự chọn.
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010
MĨ THUẬT 5
Tiết 1 4 : VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Học sinh biết cách vẽ đường diềm vào đồ vật (Chọn và sắp xếp họa tiết
đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí).
- Học sinh vẽ được đường diềm vào đồ vật.
- Giáo dục: Học sinh tích cực suy nghĩ, sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và hình tham
khảo ở SGK gợi ý:
* Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những đồ vật nào?
* Khi được trang trí bằng đường diềm, hình dáng của các đồ vật như thế
nào?
* Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào?
* Các em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm?
- Giáo viên tóm tắt:
* Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo, váy, chén, dĩa, quạt,
ấm, chén,…
* Đường diềm được trang trí để cho các đồ vật thêm xinh đẹp hơn.
* Họa tiết để trang trí đường diềm rất phong phú thường là hoa, lá,
chim, thú, hình tròn, hình vuông ,…
* Có rất nhiều cách sắp xếp họa tiết trong trang trí đường diềm như sắp
xếp nhắc lại, xen kẽ, xoay chiều,…
* Các họa tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu.
* Màu sắc hài hòa sẽ làm cho đường diềm càng thêm đẹp.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 14: 22.11.2010 – 26.11.2010
HOẠT ĐỘNG 2: Cách trang trí đường diềm
- Giáo viên giới thiệu một số hình vẽ, gợi ý cách vẽ:
* Tìm chiều dài, rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẽ hai
đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau vá vẽ các
đường trục.
* Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau cho cân đối, hài hòa.
* Tìm và vẽ họa tiết nhắc lại hoặc xen kẽ…
* Vẽ màu tùy thích có độ đậm nhạt (không nên sử dụng quá nhiều màu,
chỉ nên sử dụng từ 3 – 5 màu là vừa).
- Giáo viên vẽ lên bảng một hai cách sắp xếp họa tiết cho học sinh tham
khảo.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Học sinh vẽ theo cá nhân hoặc có thể cho một số em vẽ theo nhóm trên
giấy khổ lớn hoặc trên bảng.
- Học sinh tiến hàng bài tập như đã hướng dẫn.
- Giáo viên giới thiệu một số họa tiết đơn giảm, phù hợp khả năng học sinh
tham khảo và lựa chọn để vẽ.
- Giáo viên theo dõi, quan sát và hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập, lưu
ý giúp đỡ các em còn lúng túng (giáo viên nên có một số họa tiết cắt sẵn cho
các em tham khảo).
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn một số bài vẽ đã hoàn thành treo lên
bảng gợi ý học sinh nhận xét và sếp loại theo các tiêu chí:
* Sắp xếp bố cục phù hợp khổ giấy.
* Họa tiết cân đối, hài hòa.
* Màu sắc tươi vui.
* Học sinh xếp loại bài vẽ theo ý thích và cho biết bài nào đẹp, bài nào
chưa đẹp, tại sao?
- Giáo viên động viên, khen thưởng học sinh hoàn thành bài vẽ tại lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh học sinh chuẩn bị Bài Vẽ tranh
“Đề tài Quân đội”.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 14: 22.11.2010 – 26.11.2010
Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2010
ÂM NHẠC 1
Tiết 14: ÔN TẬP BÀI HÁT SẮP ĐẾN TẾT RỒI
(Nhạc và lời: Hoàng Vân)
MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm thep bài hát (Gõ đệm theo
nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca). và kết hợp vận động phụ họa đơn
giản.
- Học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu.
- Giáo dục: Niềm vui ngày Tết và qua bài hát các em biết kính trọng, yêu
thương ông bà.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài háti Sắp đến Tết rồi
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e e q | q Q \ e e q | q
Q
Sắp đến Tết rồi, đến trường rất vui…
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc của bài hát:
Bài hát viết ở nhịp
4
2
. Vào bài ngay từ phách mạnh đầu tiên “Sắp đến
Tết rồi. . .”. Giai điệu bài hát vui tươi, nhí nhảnh. Cấu trúc bài hát là một
đoạn đơn gồm 4 câu hát ngắn. Câu 1, 2 có tiết tấu giống nhau, câu 3 và 4
cũng gần giống nhau, chỉ khác ở ô nhịp thứ hai Trong bài không có dấu
luyến. Cuối mỗi câu hát thường nghỉ 1 phách. Câu kết bài mở rộng bằng
tiếng vỗ tay @ êÚ'êÚ'êê'ÚQ]
Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp
4
2
và
nghỉ ở cuối mỗi câu hát ngắn (chỗ dấu lặng đen). Tốc độ bài hát vừa phải
nhưng rất vui tươi, nhịp nhàng.
- Hướng dẫn ôn tập:
* Ôn tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Ôn tập theo nhóm, cá nhân.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 14: 22.11.2010 – 26.11.2010
- Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
* Giáo viên chú ý luyện tập học sinh cách vỗ tay ở câu cuối bài. Có thể
tách riêng ra rồi sau đó ghép lại vào bài khi đã hát thuộc.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời
ca:
@ é e q | Ú Q \ é e q | Ú
Q
Sắp đến Tết rồi, đến trường rất vui… (Theo nhịp)
@ é e Ú | Ú Q \ é e Ú | Ú
Q
Sắp đến Tết rồi, đến trường rất vui… (Theo phách)
@ é é Ú | Ú Q \ é é Ú | Ú
Q
Sắp đến Tết rồi, đến trường rất vui… (Theo tiết tấu)
- Hướng dẫn luyện tập:
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Hát kết hợp vận dộng phụ họa theo bài hát
- Giáo viên gợi ý một số động tác theo nội dung bài hát.
- Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1.
- Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp (nhóm, cá nhân).
- Giáo viên nhận xét tiết học và dặn học sinh chuẩn bị: Ôn tập 2 bài hát: Đàn
gà con & Sắp đến Tết rồi.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 14: 22.11.2010 – 26.11.2010
Thứ tư, ngày 24 tháng 11 năm 2010
ÂM NHẠC 3
Tiết 14: HỌC HÁT BÀI NGÀY MÙA VUI
( Dân ca: Thái & Lời : Hoàng Lân )
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu đúng với lời 1 của bài hát.
- Học sinh biết đây là một bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc.
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
tiết tấu lời ca, theo phách, theo nhịp).
- Giáo dục: Tình yêu quê hương đất nước, niềm vui ngày mùa và qua bài hát
biết yêu thích làn điệu dân ca.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
Bài Ngày mùa vui được đặt lời trên một làn điệu dân ca Thái vùng Tây
Bắc. Giai điệu bài hát giản dị, vui tươi, trong sáng. Nội dung bài hát ca ngợi
mùa lúa chín, tình cảm vui sướng của mọi người trong ngày được mùa, thóc
vàng đầy sân, ấm no trên khắp bản làng.
HOẠT ĐỘNG 1: Học hát Bài Ngày mùa vui
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
@ q \ q e e \ q E e \ q e e \
q E
Ngoài đồng lúa chín thơm. Con chim hót trong vườn …
- Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp
4
2
. Vào bài có nhịp lấy đà, phách mạnh đầu tiên rơi
vào tiếng thứ hai “ Ngoài đồng lúa chín thơm …”.
Giai điệu bài hát nhanh vui, rộn ràng. Cấu trúc bài hát gồm hai đoạn A –
B và A’ – B’ với hai lời ca trên một nền nhạc. Trong bài có ba dấu luyến:
“bỏ”, “ấm”, “có”.. Tiếng cuối bài ngân và nghỉ 2 phách hết bài.
Nguyễn Phước Thành () Trang